PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TĂNG TRƯỞNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2010
I. CÁC XU HƯỚNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2006 – 2010.
1. Xu hướng chuyển dịch phát triển ngành Dệt – May
Ngành công nghiệp Dệt May được hình thành và phát triển vào cuối thế kỷ
18 đầu thế kỷ 19, ban đầu là ở nước Anh. Sự chuyển dịch lần thứ nhất diễn ra từ
nước Anh sang các nước Châu Âu khác. Sự chuyển dịch lần thứ hai là Châu Âu
sang Nhật Bản vào những năm 1950 trong thời kỳ hậu chiến tranh thế giới lần
thứ hai.Từ những năm 1960, khi chi phí sản xuất Nhật Bản tăng cao và thiếu
nguồn lao động, công nghiệp Dệt May lại được dịch chuyển lần thứ ba sang các
nước công nghiệp mới (NICs) ở Châu Á như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc.
Cho đến những năm 1980, khi các nước Đông Á dần chuyển sang sản xuất các
mặt hàng có công nghệ kỹ thuật cao hơn như ô tô, điện lạnh, điện tử…lợi thế so
sánh của ngành Dệt May mất đi, song song với đẩy mạnh quá trình đầu tư vốn
ra nước ngoài, các nước NICs, và các nước phát triển đã buộc chuyển dịch
ngành này sang các nước đang phát triển như ASEAN, Trung Quốc và sang các
nước Nam Á. Quá trình dịch chuyển ngành Dệt May cũng được thực hiện giữa
các vùng trong nội bộ một quốc gia. Ban đầu công nghiệp Dệt May được tập
trung tại các đô thị nhờ các lợi thế về cơ sở hạ tầng, trình độ lao động, thương
mại…Song sau đó do mất dần ưu thế về lao động và giá cả nhân công, để tiếp
tục giữ lợi thế so sánh, Công nghiệp Dệt May buộc phải dịch chuyển dần về các
vùng đô thị kém phát triển hơn và các vùng nông thôn.
Như vậy có thể thấy các nước công nghiệp lớn đều dùng lợi thế sử dụng
nhiều lao động của ngành Dệt May làm bàn đạp phát triển công nghiệp và quá
trình dịch chuyển của ngành Công nghiệp Dệt May là một tất yếu. Đối với các
nước có ngành Dệt phát triển, họ sẽ tập trung vào đổi mới công nghệ để nâng
cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu và sản xuất các mặt hàng mới có hàm
lượng công nghệ cao phục vụ nhu cầu phát triển của ngành và các ngành công
nghiệp khác. Khi ngành Dệt mất dần lợi thế cạnh tranh, họ sẽ thực hiện việc
chuyển giao công nghệ sang các nước khác có lợi thế hơn và có trình độ công
nghệ thấp hơn.
Đối với Việt Nam, một nước đang phát triển, xu hướng chuyển dịch ngành
dệt may trong giai đoạn hiện nay đang tạo ra nhiều điều kiện hết sức thuận lợi.
Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác có cơ hội tiếp nhận việc
chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến để đổi mới và phát triển công nghệ
hiện có, nâng cao năng lực sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm nhằm đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
Việc tận dụng được quá trình dịch chuyển của ngành công nghiệp Dệt May
là một lợi thế và điều kiện cơ bản để phát triển công nghiệp Dệt May của Việt
Nam trong tương lai. Vấn đề đặt ra là Việt Nam cần thực hiện chính sách, biện
pháp “đi tắt đón đầu”, một mặt tiếp nhận nhanh chóng quá trình dịch chuyển
ngành từ các nước, mặt khác phải tích cực đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề,
đầu tư khoa học công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm có hàm lượng trí tuệ
cao, sản phẩm cao cấp như trong giai đoạn phát triển cao của ngành Dệt May tại
các nước phát triển.
2. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế
Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, là động lực phát triển của lực lượng
sản xuất. Quá trình toàn cầu hóa hiện nay là quá trình vừa hợp tác vừa cạnh
tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế thế giới mới, đảm bảo phân phối lợi ích
công bằng hơn, hợp lý hơn. Kết quả thế nào còn phụ thuộc vào tương quan lực
lượng giữa các nước, nhóm nước.
Trong quá trình toàn cầu hoá, các nước thành viên WTO phải mở cửa về thị
trường, về đầu tư và về dịch vụ và phải tuân thủ các nguyên tắc:
- Không phân biệt đối xử giữa hàng hoá của các nước, các doanh nghiệp trong
các nước thành viên về thuế, giá hàng hoá dịch vụ và các biện pháp tiếp cận thị
trường theo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) và nguyên tắc đối xử quốc
gia.
- Thực hiện minh bạch, công khai trong cơ chế chính sách để mọi thương nhân,
mọi người có quyền và cơ hội tiếp cận thông tin như nhau, tạo ra điều kiện bình
đẳng trong hoạt động kinh doanh.
- Thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
- Tuân thủ cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và sự phán xử của cơ quan tài
phán quốc tế do tổ chức này thiết lập.
Ngoài các nguyên tắc này các nước thành viên còn phải tuân thủ hàng chục
Hiệp định khác của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Do đó khi hội nhập
WTO, ngành Dệt May Việt Nam vốn nhỏ bé về cơ sở vật chất kỹ thuật lại phải
nhập khẩu phần lớn nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng, hoá chất, thuốc
nhuộm…sẽ đứng trước những thách thức lớn đòi hỏi phải nỗ lực vượt qua.
Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình vừa hợp tác phát triển vừa đấu
tranh gay gắt dưới nhiều hình thức. Nó tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít
thách thức.
Về cơ hội, ngành Dệt May Việt Nam sẽ:
- Có một thị trường rộng lớn để có thể tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá, cũng như tiếp cận dễ dàng hơn với các
nguyên phụ liệu chưa có điều kiện sản xuất.
- Thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài, các nguồn viện trợ phát triển
của các nước và các đinh chế tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB),
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)…
- Có điều kiện để tiếp nhận công nghệ sản xuất và kinh nghiệm quản lý thông qua
các dự án đầu tư
Đồng hành với các cơ hội, nền kinh tế nước ta và các doanh nghiệp cũng
phải đối đầu với các thách thức lớn, là sự cạnh tranh quyết liệt trên cả 3 cấp độ
do hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ, do phải thực hiện chế độ đãi ngộ tối huệ quốc
và đối xử quốc gia nên các sản phẩm của Việt Nam phải cạnh tranh bình đẳng
với các sản phẩm nước khác không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay cả trên
thị trường nội địa.
Việc Việt Nam cam kết, đàm phán gia nhập tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) có tầm quan trọng sống còn với sự phát triển của ngành Dệt May Việt
Nam. Trong bối cảnh đó, các cơ chế chính sách của chính phủ nói chung và hỗ
trợ cho các doanh nghiệp dệt may nói riêng phải phù hợp với các quy định của
WTO. Nhiều chính sách hỗ trợ cho ngành dệt may trước đây không còn phù hợp
với những thoả thuận với các nước trong quá trình đàm phán sẽ bị loại bỏ. Sự
giảm các mức thuế nhập khẩu vải, quần áo và nguyên phụ liệu dệt may theo
cam kết đàm phán hội nhập sẽ mở cửa hơn nữa thị trường dệt may trong nước,
đồng thời gia tăng áp lực cạnh tranh với các doanh nghiệp dệt may trong nước,
đặt biệt là các doanh nghiệp dệt, do Việt Nam phải thực hiện giảm thuế nhập
khẩu còn 0% - 5% để hội nhập hoàn toàn vào AFTA. Cạnh tranh ngày càng gay
gắt và không bình đẳng trong bối cảnh Việt Nam chưa gia nhập WTO; hàng dệt
may xuất sang Mỹ - thị trường quan trọng nhất - vẫn còn phải chịu rào cản hạn
ngạch.
Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Thách
thức là sức ép trực tiếp, còn cơ hội tự nó không chuyển thành lực lượng vật chất
trên thị trường mà phải thông qua hoạt động của chủ thể. Cơ hội và thách thức
cũng luôn vận động, biến đổi không ngừng. Tận dụng được cơ hội sẽ đẩy lùi
thách thức và tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngược lại, không tận dụng được cơ hội
thì thách thức sẽ lấn át và làm triệt tiêu cơ hội, Chính vì vậy mà vai trò chủ thể
của doanh nghiệp, của nhà nước là quyết định. Doanh nghiệp là người xung trận
là lực lượng trực tiếp đi đầu trong cạnh tranh nhưng nhà nước phải là người mở
đường, người chỉ lối, tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Với nền kinh tế đã được
toàn cầu hoá, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng sâu, sự phối
hợp giữa các quốc gia có vai trò ngày càng lớn, chức năng của nhà nước trong
quan hệ kinh tế đối ngoại ngày càng được tăng cường.
3. Xu hướng phát triển khoa học công nghệ
Xu hướng phát triển của khoa học công nghệ đang tạo cho ngành dệt may
không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả mà còn mang lại nhiều tính
năng sử dụng mới, hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con người. Các
tiến bộ kỹ thuật trong các ngành công nghệ tin học, điện tử; công nghệ vật liệu;
công nghệ chế tạo và môi trường đã tạo ra những thay đổi cách mạng trong việc
tạo ra những nguyên liệu mới: Xơ sợi với các tính năng mới, các loại thuốc
nhuộm, chất trợ dệt, hoá chất xử lý tạo ra các tính năng mới cho hàng dệt may,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường; các sản phẩm dệt may không chỉ dùng cho nhu
cầu mặc của con người mà mở rộng phục vụ các nhu cầu khác như vải địa, vải
kỹ thuật, tấm lọc, thấm…
Các tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật có khả năng tác động vào ngành
dệt may gồm:
Công nghệ tin học điện tử:
• Công nghệ tin học phục vụ việc thiết kế mẫu, xây dựng và lưu trữ các thông số
nhân trắc, mẫu mốt, chủng loại hàng hoá…
• Công nghệ tin học, điện tử phục vụ sản xuất, lập và điều khiển tự động chương
trình sản xuất, kết nối từ xa cho phép xử lý tình huống kịp thời. Xây dựng các
thông số kỹ thuật để hoàn thiện công nghệ
• Công nghệ tin học trong giao dịch điện tử, thị trường mua bán trên mạng
Công nghệ chế tạo:
• Công nghệ chế tạo máy móc, trang thiết bị trong dây chuyền sản xuất
• Công nghệ chế tạo phụ tùng, chi tiết cho dệt may
• Công nghệ chế tạo các dụng cụ đo đạc, quan trắc, nghiên cứu, dụng cụ phòng
thí nghiệm nhất là trong các khâu kiểm tra nguyên liệu, bán thành phẩm và
thành phẩm, kiểm tra các tính năng lý hoá của sản phẩm.
Công nghệ vật liệu, phụ liệu cho ngành dệt may:
• Công nghệ tiên tiến sản xuất các loại xơ sợi biến tính, các loại vải có tính năng
mới: chống co, chống nhàu, chống cháy, chống vi khuẩn, nấm mốc, mùi hôi…
• Công nghệ chế tạo nguyên vật liệu như xơ sợi tổng hợp, hoá chất thuốc nhuộm,
phụ liệu dệt may, nhất là may xuất khẩu…
Các lĩnh vực công nghiệp vật liệu trên đều quan trọng đối với công nghiệp
dệt may vì nó có thể làm gia tăng thêm từ 20 -25% giá trị hàng hoá và tạo ra sức
cạnh tranh mới cho hàng dệt may. Trong những năm gần đây đã có một số dây
chuyền kéo sợi mới, sử dụng công nghệ bông chải liên hợp tự động cao, các
máy ghép tự động khống chế chất lượng, ứng dụng các kỹ thuật vi mạch điện tử
vào hệ thống điều khiển tự động và kiểm tra chất lượng sợi. Trong khâu dệt vải
bông, nhờ sử dụng các thiết bị xe, hấp, giảm trọng lượng…nhiều sản phẩm giả
tơ, giả len, sản phẩm từ microfiber đã bắt đầu được sản xuất và tạo được uy tín
trên thị trường.
Công nghệ sinh học trong ngành dệt may:
• Công nghệ sinh học tạo ra các tính năng sử dụng đặc biệt của sản phẩm để tiêu
dùng như bông có màu tự nhiên không cần nhuộm, vải có tính thấm mồ hôi, khử
mồ hôi, chống vi khuẩn…Công nghệ gen tạo giống cho năng suất cho năng
suất, chất lượng với các nguyên liệu tự nhiên của ngành dệt như bông, dâu tơ
tằm, len cừu…
• Công nghệ sinh học phục vụ xử lý hoá học hàng dệt may và xử lý chất thải bảo
vệ môi trường
Xu hướng phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật tạo nhiều điều kiện
thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam phát triển, nhưng bên cạnh đó cũng đặt
cho ngành công nghiệp dệt may Việt Nam nhiều vấn đề đáng lo ngại. Một mặt
Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất,
khắc phục sự yếu kém về chất lượng trong các sản phẩm của Việt Nam, dần đáp
ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của các thị trường khó tính trên thế giới. Tuy
nhiên sẽ là một thách thức đầy khó khăn nếu Việt Nam không đủ các điều kiện
về vốn hay nguồn nhân lực để chuyển giao công nghệ hiện đại, khoảng cách
giữa ngành công nghiệp dệt may Việt Nam với các nước khác sẽ ngày càng tăng
lên. Ngay cả khi Việt Nam đã chú ý tới việc đầu tư vào việc tận dụng nguồn
công nghệ từ các nước tiên tiến khác nhưng trong quá trình hoạch định chính
sách mắc nhiều sai lầm cũng sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
II. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
1. Dự báo thị trường nội địa
Thị trường nội địa đầy tiềm năng với số dân hiện tại hơn 82 triệu người và
khoảng 95 triệu người vào năm 2010, cùng với dân số trẻ chiếm tỷ trọng lớn.
Với GDP bình quân đầu người khoảng 600 – 800 USD/năm vào năm 2005 và
dự kiến đạt 900 – 1000 USD/năm vào năm 2010 và với mức chi phí cho các mặt
hàng tiêu dùng năm 2005 từ 250 – 350 USD/năm và 400 – 450 USD/năm vào
năm 2010, trong đó chi phí cho hàng dệt may trung bình từ 6-8% cho thấy dung
lượng của thị trường nội địa ước đạt 1,72 tỷ USD năm 2005 và đạt 2,82 tỷ USD
vào năm 2010. Theo dự báo của trung tâm thông tin thương mại, dung lượng thị
trường bán lẻ trong giai đoạn 2006-2010 tăng ở mức 15%/năm. Mặc dù với
dung lượng thị trường dệt may nội địa đầy tiềm năng như trên song cần phải
thấy một thực tế là sự cạnh tranh ngày càng trở nên khó khăn với các doanh
nghiệp dệt may Việt Nam, nhất là mặt hàng dệt do:
- Từ 1/1/2006 thuế nhập khẩu hàng dệt may từ EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada...còn
12%
- Năm 2006, hàng hoá nhập khẩu từ các nước ASEAN sẽ giảm mức thuế xuống
dưới 5%
- Hàng dệt may giá rẻ nhập lậu từ Trung Quốc vẫn chưa được khắc phục
Như vậy mặc dù phát triển thị trường nội địa là định hướng lâu dài của
ngành Dệt May Việt Nam nhưng trong giai đoạn 2006-2010 doanh số của hàng
dệt may Việt Nam vẫn quyết định bởi kim ngạch xuất khẩu.
2. Dự báo thị trường quốc tế
Thị trường nhập khẩu hàng dệt may của thế giới khá tập trung. Trong tổng số
395,36 tỷ USD thị trường xuất khẩu hàng dệt may toàn cầu năm 2003 thì có tới
67,7% xuất vào 3 trung tâm kinh tế lớn là EU, Mỹ và Nhật Bản (44,8% đối với
hàng dệt và 85% đối với hàng may).
Trong những năm qua, Việt Nam đã chuyển hướng thành công thị trường
xuất khẩu từ thị trường Đông Âu truyền thống sang thị trường Mỹ, EU và Nhật
Bản. Đến nay, Việt Nam là nước xuất khẩu hàng may lớn thứ 5 vào thị trường
Nhật Bản và thứ 17 vào thị trường EU. Tuy nhiên thị phần của hàng dệt may
Việt Nam trên thị trường thế giới còn rất nhỏ bé (3,2% thị trường Mỹ; 0,95% thị
trường EU và 2,9% thị trường Nhật Bản) và đang đứng trước sự cạnh tranh
quyết liệt của một số nước khác trong vùng như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn
Quốc, Thái Lan, Inđônêsia, Malaysia, Philippines…
Những thị trường có tác động lớn đến Dệt May Việt Nam bao gồm thị
trường Mỹ, EU, Nhật và các thị trường khác.
- Thị trường Mỹ
Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của thế giới, mỗi năm
nhập khoảng 70 tỷ USD. Mỹ là một thị trường rộng lớn, có sức mua cao. Chi
tiêu của người Mỹ cho hàng dệt may khá cao, chiếm khoảng 20% tổng số tiền
chi cho tiêu dùng. Bên cạnh đó, do có nhiều tầng lớp dân nên nhu cầu sản phẩm
đa dạng và yêu cầu về chất lượng cũng rộng rãi, không quá khắt khe như thị
trường EU hay Nhật Bản.
Khi chưa là thành viên của tổ chức thương mại thế giới thì hàng dệt may
Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ phải có hạn ngạch với 25 mặt hàng. Vì vậy song
song với việc chính phủ đàm phán song phương về hạn ngạch thì việc các doanh
nghiệp đẩy mạnh việc sản xuất các mặt hàng phi hạn ngạch, sử dụng có hiệu
quả hạn ngạch là điểm then chốt để tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt
may vào Mỹ. Đối với Việt Nam, mặc dù bị cạnh tranh không cân sức, nhưng thị
trường Mỹ hiện và sẽ là thị trường lớn nhất, có tiềm năng nhất quyết định dung
lượng và sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu. Kể từ khi thị trường Mỹ mở
ra từ năm 2002 tốc độ tăng trưởng bình quân về kim ngạch xuất khẩu ở thị
trường là 61,25%. Từ 1/1/2005 mặc dù vẫn phải chịu hạn ngạch song kim ngạch
xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này năm 2005 vẫn duy trì
mức tăng trưởng dự kiến 9,5% so với năm 2004 và khả năng vẫn có thể duy trì
trong những năm tiếp theo, nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO.
- Thị trường EU
EU là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ hai trên thế giới. Đây là
một thị trường đông dân, thu nhập bình quân đầu người cao, khoảng 25.000
USD/năm, mức tiêu dùng hàng dệt may rất lớn và là thị trường có yêu cầu cao
về chất lượng, đòi hỏi đáp ứng các rào cản kỹ thuật về môi trường, an toàn, vệ
sinh, nhãn mác, bao bì…là loại thị trường đã được phân chia, được quản lý chặt
chẽ và nghiêm ngặt. Hệ thống chính sách, biện pháp quản lý xuất nhập khẩu của
EU phức tạp, đa dạng, chi tiết đối với từng nước, từng mặt hàng, từng thời kỳ và
luôn được bổ sung, thay đổi theo sát các diễn biến chính trị, kinh tế, thương mại
của từng nước.
Từ khi thị trường Mỹ mở ra vào năm 2002, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt
may của Việt Nam vào EU lúc đầu giảm và sau đó tăng đều. Năm 2005 kim
ngạch xuất khẩu vào EU tăng 15% so với năm 2004
- Thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn của thế giới. Tuy nhiên,
thị trường này đòi hỏi rất khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, từ nguyên phụ liệu
đến quy trình sản xuất đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn chất lượng
JIS, cũng như các điều luật, các quy định ứng dụng với sản xuất và nhập khẩu
hàng hoá. Do đó muốn xâm nhập sâu hơn nữa thị trường này, vấn đề cốt yếu
nhất là phải nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và kiểm tra
chất lượng sản phẩm.
Mặc dù không có sự tăng trưởng mạnh trong những năm qua, nhưng năm
2005, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Nhật Bản đã tăng trở lại
với mức dự kiến 14%.
- Thị trường SNG và Đông Âu
Đây cũng là thị trường đã quen với sản phẩm dệt may Việt Nam và không
đòi hỏi chất lượng cao như 3 thị trường nêu trên. Do vậy Dệt May Việt Nam có
thể khai thác và thâm nhập sâu hơn vào thị trường này.
Bên cạnh đó là thị trường các nước Trung Đông, Châu Mỹ La Tinh, Châu
Phi với số dân tương đối đông cũng là những thị trường đầy tiềm năng cho hàng
dệt may xuất khẩu của Việt Nam.
Ba thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản là 3 thị trường chính (chiếm 85% kim
ngạch xuất khẩu DMVN) quyết định kim ngạch xuất khẩu và động lực phát
triển ngành dệt may thời gian qua cũng như trong thời gian tới. Tốc độ tăng
trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 dự
báo đạt 12%.
III. PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG
NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
1. Những quan điểm phát triển ngành Dệt May
- Phát triển ngành Dệt – May theo hướng hiện đại hoá và đa dạng hoá về sản
phẩm. Công nghệ hiện đại ngày càng phát triển và ảnh hưởng tới mọi mặt của
đời sống xã hội, đưa toàn nhân loại bước sang một thời đại mới. Vì vậy nhanh
chóng nắm bắt những công nghệ tiên tiến của thế giới là yêu cầu cấp thiết để
các quốc gia chậm phát triển có thể theo kịp thời đại.
Xu hướng chung của toàn cầu là cùng với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, đời sống của con người ngày càng được nâng cao. Vì thế nhu cầu tiêu
dùng hàng hoá cũng từ đó tăng theo, đặc biệt là những hàng hoá thông thường
và cao cấp. Thị hiếu và những yêu cầu của khách hàng ngày một nâng cao và
khắt khe hơn. Điều này đòi hỏi ngành Dệt – May cần phải phát triển theo hướng
hiện đại hoá và đa dạng hoá về sản phẩm.
Muốn vậy ngành Dệt May phải không ngừng đầu tư chiều sâu, thay thế dần
các thiết bị và công nghệ lỗi thời, tăng tốc phát triển bằng việc đầu tư các công
nghệ mới nhất, với thiết bị hiện đại nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng và
sản lượng. Mặt khác ngành Dệt May có thể tận dụng các loại thiết bị đã qua sử
dụng, với công nghệ tiên tiến từ các nước công nghiệp phát triển, song luôn phải
tính đến tính đồng bộ của các thiết bị được đầu tư mới với các thiết bị sẵn có.
- Phát triển ngành Dệt – May theo hướng kết hợp thay thế nhập khẩu với
hướng về xuất khẩu. Kinh nghiệm của các nước NICs cho thấy chiến lược
hướng về xuất khẩu, thay thế nhập khẩu là một bước đi quan trọng không thể
thiếu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ hiện nay, Việt Nam cần phải tận dụng lợi thế
so sánh của mình về lao động và tài nguyên để phát triển hơn nữa những ngành
công nghiệp xuất khẩu như công nghiệp Dệt May. Thực tế ngành Dệt May Việt
Nam đã đạt có những bước tiến quan trọng khi luôn đứng thứ hai về xuất khẩu
với kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, song song với đẩy
mạnh xuất khẩu, Dệt May Việt Nam cần chú ý đến sản xuất nguyên liệu - phụ
liệu nhằm tiến tới thay thế nhập khẩu. Có như vậy mới nâng cao chất lượng tăng
trưởng ngành Dệt May, đưa Dệt May Việt Nam phát triển một cách bền vững.
- Phát triển ngành Dệt – May theo hướng đa dạng hoá sở hữu, tập trung phát
triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo định hướng của Đảng và do những
đòi hỏi của thị trường, ngành Dệt May bao gồm các doanh nghiệp quốc doanh
trung ương và địa phương, các công ty cổ phần, các công ty tư nhân, các công ty
có vốn đầu tư nước ngoài, và một phần nhỏ các hộ gia đình. Trong những năm
tới ngành Dệt May cần tiếp tục được phát triển theo hướng đa dạng hoá sở hữu
nhằm huy động mọi nguồn lực có thể cho ngành. Đẩy mạnh kêu gọi đầu tư nước
ngoài, kể cả đầu tư nước ngoài cho phát triển cây bông và trồng dâu nuôi tằm.
Mặt khác nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia sẽ tạo ra một môi trường cạnh
tranh mạnh mẽ, tạo động lực thúc đẩy phát triển.
Kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy việc tổ chức các doanh nghiệp
vừa và nhỏ trong ngành Dệt May là vô cùng hợp lý. Các doanh nghiệp vừa và
nhỏ thường năng động, ứng xử linh hoạt hơn với những biến đổi của thị trường.
Ngành Dệt là ngành cần vốn đầu tư lớn và công nghệ phức tạp, lại khó hấp dẫn
các nhà đầu tư nước ngoài và các thành phần kinh tế khác nên Nhà nước cần tập
trung đầu tư vào lĩnh vực Dệt.
- Phát triển các vùng nguyên - phụ liệu một mặt cung ứng đầu vào cho ngành
Dệt – May, mặt khác góp phần thúc đẩy quá trình phát triển các ngành
khác. Đó là các vùng nguyên liệu như bông, tơ sợi, xơ sợi tổng hợp (phát triển
công nghiệp hoá dầu). Chúng ta cần phải tận dụng lợi thế về tài nguyên để phát
triển các vùng nguyên liệu. Đồng thời phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ
cho ngành Dệt May, hướng tới thay thế nhập khẩu, tăng tỷ lệ nội địa hoá để
nâng cao tính chủ động trong sản xuất và khả năng cạnh tranh, giảm giá thành.
Đầu tư cho nguyên phụ liệu dệt may còn góp phần phát triển các ngành khác.
Cụ thể là nguyên liệu bông, tơ tằm gắn liền với sự phát triển của ngành nông
nghiệp, các nguyên liệu tổng hợp, hoá chất, thuốc nhuộm…gắn liền với sự phát
triển của các ngành công nghiệp hóa chất, công nghiệp hóa dầu, các ngành sản
xuất phụ liệu, bao bì.
2. Quan điểm về lựa chọn những lĩnh vực mũi nhọn và ưu tiên
Việc xác định các sản phẩm chủ lực và mức độ ưu tiên phát triển các sản
phẩm này cho phù hợp là một nội dung quan trọng của chiến lược phát triển.
Các mặt hàng chủ lực của ngành dệt may vẫn là các sản phẩm truyền thống như:
nguyên liệu bông, xơ sợi tổng hợp, sợi các loại, vải dệt thoi, vải dệt kim và các
sản phẩm may mặc. Tuy nhiên thứ tự và mức độ ưu tiên của các sản phẩm chủ
lực là khác nhau.
1. Thứ nhất , Trước mắt thứ tự ưu tiên trong phát triển của ngành dệt may phải
được đặt vào việc tập trung phát triển và tăng cường cho ngành may xuất khẩu.
Tại sao sản phẩm may cần được tập trung nhất:
- Sản phẩm may mặc là mặt hàng xuất khẩu chủ lực chiếm từ 80 – 85% tổng kim
ngạch xuất khẩu dệt may. Chỉ có ngành may xuất khẩu mới có thể tăng nhanh
kim ngạch xuất khẩu đảm bảo mục tiêu tăng trưởng của ngành dệt may.
- Ngành may là ngành tạo ra nhiều việc làm nhất trong ngành dệt may.
- Sản phẩm may xuất khẩu là sản phẩm có lợi thế so sánh, có khả năng cạnh tranh
cao nhất khi xuất khẩu hiện nay của ngành dệt may Việt Nam và có khả năng
tăng cường hơn nữa sức cạnh tranh này.
- Sự phát triển của ngành may xuất khẩu sẽ mở ra thị trường và là cơ sở trực tiếp
thúc đẩy ngành dệt phát triển, góp phần tăng cường mối liên hệ sản xuất giữa
các ngành, góp phần tạo cơ hội hấp hẫn để thu hút đầu tư ( kể cả đầu tư trong
nước và đầu tư nước ngoài) do đây là ngành cung cấp nguyên phụ liệu cho
ngành may.
Hướng phát triển ngành may và các vấn đề ưu tiên
- Trước hết ngành may phải tăng cường khả năng cạnh tranh hơn nữa nếu giải
quyết được những trở ngại trong quản lý sản xuất để nâng cao năng suất lao
động. Mặc dù ngành may là ngành có sức cạnh tranh xuất khẩu tương đối do giá
gia công thấp, song như đã phân tích ở Phần thực trạng, năng suất lao động của
các doanh nghiệp may vẫn ở mức thấp. Với năng lực hiện tại của ngành may,
các doanh nghiệp cũng cần quan tâm nhiều hơn nữa tới công tác đào tạo, quản
lý nguồn nhân lực, quản lý chất lượng, tăng cường công tác thị trường. Và quan
trọng nhất là phải có sự liên kết, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp
tránh bị ép giá gia công và tăng năng lự giao hàng.
- Đa dạng hoá và nâng cao đẳng cấp mặt hàng; phát triển các mặt hàng có giá trị
gia tăng cao; những mặt hàng không chịu áp đặt hạn ngạch. Các nhà máy Việt
Nam còn sản xuất phần lớn các mặt hàng sản phẩm trung bình như sơ mi, áo
jacket, thể thao…từ vải bông, vải pha T/C, vải polyeste; tỷ lệ các mặt hàng có
giá trị gia tăng thấp. Để đa dạng hoá và nâng cao đẳng cấp mặt hàng cần nâng
cao kỹ năng quản lý về phát triển sản phẩm và giao hàng, chú trọng khâu thiết
kế và công nghệ phù hợp.
- Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cho ngành may trong các hoạt động, tạo các
nguồn lực hỗ trợ nguồn nguyên liệu, phụ liệu cho ngành may xuất khẩu. Các hoạt
động này có thể thực hiện thông qua việc xây dựng các trung tâm cung cấp
nguyên phụ liệu; đầu tư mới một số nhà máy sản xuất phụ liệu; tăng cường các
hoạt động thương mại; cung cấp thông tin thị trường, tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật
trong kiểm tra phân tích nguyên phụ liệu; tư vấn các rào cản kỹ thuật có thể gặp
phải, cũng như từng bước phát triển công tác thiết kế mẫu mã, thúc đẩu ngành
may xuất khẩu theo phương thức FOB và đồng thời mỏ rộng thị phần tại thị
trường nội địa.
2. Thứ hai , ưu tiên thứ hai là sản xuất vải và phụ liệu phục vụ may xuất khẩu.
Trong sản xuất vải, khâu nhuộm – hoàn tất đóng vai trò quan trọng trong việc
cung ứng vải đáp ứng được yêu cầu của thị trường về giá cả và chất lượng, làm
tăng lòng tin của khách hàng.
- Cạnh tranh về cung cấp hàng dệt sẽ ngày càng tăng. Từ sau năm 2005, thuế
hàng dệt sẽ giảm, vải của các nước thuộc ASEAN có sức cạnh tranh sẽ được sử
dụng tại Việt Nam. Chỉ những sản phẩm dệt có sức cạnh tranh quốc tế mới có
thể tồn tại.
- Đầu tư vào sợi dệt là phải lựa chọn công nghệ nâng cao chất lượng, tạo ra các
sản phẩm có chất lượng tốt, đặc biệt là khâu nhuộm.
- Với ngành dệt nhuộm, bên cạnh đầu tư thiết bị cần đặc biệt quan tâm tới việc
chuyển giao công nghệ quản lý và vận hành máy. Trong giai đầu cần có tư vấn
quốc tế, sau đó thay thế bằng các chuyên gia Việt Nam. Điều này xuất phát từ
thực trạng thiếu hụt trình độ kỹ thuật trong nước đối với công đoạn nhuộm hoàn
tất. Trong khi vải dệt sản xuất tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài có khả
năng cạnh tranh tương đối thì vải của các doanh nghiệp dệt trong nước sản xuất
ra lại không ổn định về chất lượng sản phẩm trong công đoạn nhuộm hoàn tất
trong đó một phần là do chất lượng vải mộc bị biến động từ khâu nguyên liệu,
kéo sợi và dệt vải. Sự thiếu tích luỹ kỹ thuật trong nước này là một trở ngại
mang tính quyết định đến sự phát triển của ngành dệt Việt Nam.
Công đoạn nhuộm hoàn tất đóng một vai trò rất quan trọng để ra đời những
sản phẩm dệt có giá trị cao. Công đoạn nhuộm hoàn tất của Việt Nam mắc phải
những hạn chế về màu sắc không đồng đều giữa các lô hàng, trong cùng một
tấm vải, độ bền mầu còn thấp; và cả những hạn chế trong công đoạn hoàn tất để
tạo ra các đặc tính chức năng và hình thức ngoại quan của vải.
Xuất phát từ những hạn chế trên có thể thấy rằng ngành dệt không nên tập
trung vào việc mở rộng về số lượng mà nên tập trung vào các khu vực trọng yếu
làm tăng chất lượng sản phẩm và lòng tin khách hàng, ví dụ như khâu nhuộm và
hoàn tất.
3. Thứ ba , về phát triển nguồn nguyên liệu bông, xơ sợi tổng hợp
Phát triển nguyên liệu bông xơ cũng cần được quan tâm song phải dựa trên
khả năng phát triển của thị trường, cơ sở hạ tầng về tưới tiêu và năng lực sản
xuất thực tế. Do còn những khó khăn chưa thể giải quyết về cơ sở hạ tầng cho
sản xuất bông có tưới, chủ yếu dựa vào nước trời, cạnh tranh với các cây trồng
khác ngày càng gay gắt nên giai đoạn 2006 – 2010 vừa phục hồi sản xuất bông
ở các vùng truyền thống, vừa đẩy mạnh sản xuất ở các vùng có lợi thế. Khả
năng phát triển diện tích bông xơ khả thi ở mức 20.000 tấn bông xơ vào năm
2010, với doanh thu khoảng 400 tỷ (25 triệu USD).
Trong bối cảnh giá dầu mỏ tăng cao và năng lực cung xơ sợi tổng hợp quá
cao so với nhu cầu sử dụng, việc đầu tư sản xuất xơ sợi tổng hợp chỉ hiệu quả ở
mức đầu tư lớn và đi từ sản xuất chip, nên chỉ đầu tư nhà máy sợi Polyeste công
suất khoảng 120.000 tấn hoặc kêu gọi đầu tư nước ngoài.
3. Một số mục tiêu và phương hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng
ngành Dệt May
a. Mục tiêu chung:
Phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp
trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng
trong cả nước; tạo nhiều việc làm trong xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh,
hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.
Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành dệt may nhằm đạt các mục tiêu: