Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Luận văn thạc sĩ đh điều dưỡng đánh giá hiệu quả của chương trình giáo dục sức khỏe tới sự tự tin về cho con bú của bà mẹ tại bệnh viện trung ương thái nguyên năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.27 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ SƠN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
SỨC KHỎE TỚI SỰ TỰ TIN VỀ CHO CON BÚ CỦA BÀ MẸ
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NAM ĐỊNH - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ SƠN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
SỨC KHỎE TỚI SỰ TỰ TIN VỀ CHO CON BÚ CỦA BÀ MẸ
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
Mã số: 60.72.05.01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Tiến sĩ. Vi Thị Thanh Thuỷ

NAM ĐỊNH - 2016


TÓM TẮT
Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả của chương trình giáo dục sức khỏe tới sự tự
tin về cho con bú của bà mẹ tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm
2016
Mục tiêu của nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả của chương trình giáo dục sức
khỏe trước sinh tới sự tự tin cho con bú của bà mẹ.
Đối tượng nghiên cứu: 60 bà mẹ mang thai ở tuổi thai từ 28 tuần đến 37 tuần
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu can thiệp có đối chứng. Các
đối tượng tham gia nghiên cứu ở nhóm chứng hay nhóm can thiệp được lựa
chọn ngẫu nhiên bằng phương pháp chọn ngày chẵn, lẻ.
Địa điểm nghiên cứu: Phòng khám Sản phụ khoa – khoa Khám bệnh - Bệnh
viện Trung Ương Thái Nguyên.
Kết quả: Chương trình can thiệp giáo dục sức khỏe tác động tích cực đến
niềm tin của bà mẹ về cho con bú. Cụ thể: Điểm trung bình về sự tự tin cho
con bú trước can thiệp ở nhóm chứng và nhóm can thiệp lần lượt là 36,96 ±
5,69; 39,63 ± 6,79 với p > 0,05. Ở giai đoạn sau can thiệp, điểm trung bình về
sự tự tin cho con bú của bà mẹ nhóm can thiệp 58,07 ± 4,52 cao hơn nhóm
chứng 41,13 ± 4,93 với p < 0,001. Hiệu quả can thiệp giáo dục sức khỏe đạt
35,6%.
Kết luận: Chương trình can thiệp giáo dục sức khoẻ đã cải thiện sự tự tin của
bà mẹ về cho con bú, với hiệu quả can thiệp đạt 35,6%.
Khuyến nghị: Tăng cường giáo dục sức khỏe để nâng cao mức độ tự tin của
bà mẹ cho con bú là cần thiết trong thực hành điều dưỡng.
Từ khoá: Sự tự tin về cho con bú, Chương trình giáo dục sức khoẻ, Thái

Nguyên, 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành bản luận văn này tơi xin trân trọng cảm ơn:
Đảng ủy - Ban giám hiệu, phịng Đào tạo sau đại học, các khoa phịng
bộ mơn, trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
Đảng ủy - Ban giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp, khoa Khám bệnh,
Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
Tiến sĩ Vi Thị Thanh Thủy - người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, luôn
tận tâm dạy dỗ, giúp đỡ tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian học tập
và tiến hành nghiên cứu, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi học tập và hồn
thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành tới toàn thể cán bộ, nhân viên
khoa Khám bệnh, Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên đã luôn giúp đỡ, động
viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới những người thân yêu trong
gia đình, các bạn đồng nghiệp đã hết lịng giúp đỡ động viên tơi trong suốt
q trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 04 năm 2017

Nguyễn Thị Sơn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Đánh giá hiệu quả của chương trình giáo
dục sức khỏe tới sự tự tin về cho con bú của bà mẹ tại Bệnh viện Trung ương
Thái Ngun năm 2016” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,

kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất
kỳ một cơng trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Sơn


MỤC LỤC
TÓM TẮT
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 4
1.1. Tổng quan về nuôi con bằng sữa mẹ .................................................... 4
1.1.1. Khái niệm, lợi ích của ni con bằng sữa mẹ................................. 4
1.1.2. Những bất lợi của việc không nuôi con bằng sữa mẹ ..................... 7
1.1.3. Cho con bú đúng cách.................................................................... 9
1.2. Thực trạng về vấn đề nghiên cứu trên thế giới, khu vực và Việt Nam 11
1.2.1. Thực trạng về vấn đề cho con bú.................................................. 11
1.2.2. Sự tự tin về cho con bú ................................................................. 12
1.2.3. Hiệu quả của các can thiệp giáo dục sức khỏe ............................. 14
1.3. Học thuyết áp dụng trong nghiên cứu ................................................. 15
1.4. Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu ............................................ 18
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................... 20

2.3. Thiết kế nghiên cứu............................................................................ 21
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ......................................................... 22
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 23
2.6. Các biến số nghiên cứu ...................................................................... 24
2.7. Khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá.......................... 24


2.7.1. Khái niệm .................................................................................... 24
2.7.2. Thang đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá.................................... 24
2.7.3. Tính giá trị và độ tin cậy của bộ công cụ ..................................... 26
2.8. Phương pháp phân tích số liệu............................................................ 27
2.9. Đạo đức của nghiên cứu ..................................................................... 27
2.10. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................... 27
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 29
3.1. Thực trạng sự tự tin về cho con bú của các bà mẹ ............................. 29
3.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu............................................. 29
3.1.2. Đặc điểm về sự tự tin cho con bú của bà mẹ trong nghiên cứu.... 33
3.2. Đánh giá hiệu quả của chương trình can thiệp nâng cao sự tự tin của bà
mẹ về cho con bú ..................................................................................... 34
Chương 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 38
4.1. Thực trạng sự tự tin về cho con bú của các bà mẹ trong nghiên cứu ... 38
4.1.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu ............................................... 38
4.1.2. Đặc điểm về sự tự tin cho con bú của bà mẹ trước can thiệp ở
nhóm can thiệp và nhóm chứng ............................................................. 39
4.1.3. Đặc điểm về sự tự tin cho con bú của bà mẹ trước và sau can thiệp
ở nhóm chứng ........................................................................................ 40
4.2. Đánh giá hiệu quả của chương trình can thiệp nâng cao sự tự tin về cho
con bú của bà mẹ ...................................................................................... 42
KẾT LUẬN ................................................................................................. 49
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................... 50

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 51
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................. 56
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................. 60


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTWTN

: Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

CSHQ

: Chỉ số hiệu quả

GDSK

: Giáo dục sức khỏe

HQCT

: Hiệu quả can thiệp

STTVCCB

: Sự tự tin về cho con bú

SCT

: Sau can thiệp


TCT

: Trước can thiệp

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Khung lý thuyết của nghiên cứu .............................................. 18
Sơ đồ 2.2. Thiết kế nghiên cứu ................................................................. 21
Biểu đồ 3.1. Phân bố dân tộc của bà mẹ ở hai nhóm ................................ 30
Biểu đồ 3.2. Phân bố trình độ học vấn của bà mẹ ở hai nhóm .................. 30
Biểu đồ 3.3. Phân bố nghề nghiệp của bà mẹ ở hai nhóm ......................... 31
Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi của bà mẹ ở hai nhóm ................................ 29
Bảng 3.2. Một số đặc điểm nhân khẩu học của bà mẹ ở hai nhóm............ 32
Bảng 3.3. Đặc điểm thai nghén của bà mẹ ở hai nhóm ............................. 33
Bảng 3.4. Đặc điểm về sự tự tin cho con bú của bà mẹ ở hai nhóm giai
đoạn trước can thiệp ................................................................................. 33
Bảng 3.5. Đặc điểm về sự tự tin cho con bú của bà mẹ ở hai nhóm giai
đoạn sau can thiệp ................................................................................... 34
Bảng 3.6. So sánh về sự tự tin cho con bú của bà mẹ giữa hai nhóm giai
đoạn trước can thiệp ................................................................................ 34
Bảng 3.7. So sánh về sự tự tin cho con bú của bà mẹ giữa hai nhóm giai
đoạn sau can thiệp ................................................................................... 35
Bảng 3.8. So sánh về sự tự tin cho con bú của bà mẹ ở nhóm chứng giai
đoạn trước và sau can thiệp ..................................................................... 35
Bảng 3.9. So sánh về sự tự tin cho con bú của bà mẹ ở nhóm can thiệp giai
đoạn trước và sau can thiệp ..................................................................... 36

Bảng 3.10. So sánh sự tự tin về cho con bú của bà mẹ ở giai đoạn trước và
sau can thiệp giữa hai nhóm .................................................................... 36
Bảng 3.11. Chỉ số hiệu quả can thiệp cải thiện sự tự tin về cho con bú của bà
mẹ trước và sau can thiệp ........................................................................ 37


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi con bằng sữa mẹ là một hành vi sức khỏe quan trọng mang lại
nhiều lợi ích cho cả bà mẹ, trẻ sơ sinh, gia đình và cộng đồng. Sữa mẹ là thức
ăn phù hợp nhất cho trẻ sơ sinh, sữa mẹ cũng là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và
đầy đủ nhất cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh [29]. Vì vậy,
nhiều tổ chức đã khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
[40],[41],[45]. Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, nuôi con bằng sữa mẹ tác
động rất lớn đến sức khỏe, dinh dưỡng và phát triển của một đứa trẻ. Sữa mẹ
cũng cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng, Vitamin và khoáng chất cần thiết
cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ trong 6 tháng đầu [40]. Sữa mẹ còn
mang kháng thể từ mẹ giúp trẻ chống đỡ với bệnh tật. Cho con bú sẽ tạo ra
mối liên hệ đặc biệt giữa mẹ và con, làm giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong
của mẹ, cũng như giảm tỷ lệ ung thư vú trước khi mãn kinh và ung thư buồng
trứng, loãng xương và bệnh mạch vành [25]. Ni con bằng sữa mẹ cịn giúp
giảm tốn kém về thời gian và tiền bạc.
Lợi ích của việc ni con bằng sữa mẹ được biết đến rất rõ ràng nhưng
tỷ lệ phụ nữ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu trên toàn thế giới chiếm
tỷ lệ tương đối thấp 38% và ở Đông Nam Á 47% [39]. Tỷ lệ này rất khác
nhau ở các nước trên thế giới được ước tính từ 1% đến 85% [44]. Ở Việt Nam
tỷ lệ trẻ em từng được bú sữa mẹ khá cao 98 % tuy nhiên tỷ lệ trẻ được bú sữa
mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tương đối thấp 17% [4]. Ở thành phố lớn như
thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ này rất thấp 4% vào năm 2014 [5].

Sự tự tin của bà mẹ về cho con bú đóng vai trị quan trọng trong việc bà
mẹ cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu [21], [30]. Sự tự tin của bà mẹ về
cho con bú được định nghĩa là sự nhận định của bà mẹ về khả năng thực hiện
hành vi cho con bú của mình [14]. Sự tự tin của bà mẹ có ảnh hưởng đến dự


2

định về thời gian cho bú. Bà mẹ có sự tự tin về cho con bú sẽ tác động tích
cực đến việc duy trì thời gian cho bú và quyết định cho trẻ bú mẹ hoàn toàn
trong 6 tháng đầu [21], [30]. Niềm tin về khả năng thực hiện hành vi là rất
quan trọng trong việc thúc đẩy các hành vi nhằm nâng cao sức khỏe, khi
người ta có động lực và kiên trì để duy trì một hành vi sức khỏe, chứ khơng
chỉ đơn giản là có kiến thức về các lợi ích của sức khỏe [7], [29]. Sự tự tin của
bà mẹ về cho con bú góp phần làm nên thành công của việc nuôi con bằng
sữa mẹ. Chính vì vậy để đảm bảo trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu,
một số nghiên cứu đã chỉ ra việc cải thiện sự tự tin của bà mẹ về cho con bú là
cần thiết [27].
Những năm gần đây, các nghiên cứu liên quan đến sự tự tin của bà mẹ
về cho con bú ở Việt Nam nói chung và Tỉnh Thái Ngun nói riêng cịn khá
khiêm tốn. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành với mục đích là đánh giá
sự tự tin về cho con bú của bà mẹ sau can thiệp giáo dục sức khỏe tại bệnh
viện Trung ương Thái Nguyên.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng sự tự tin về cho con bú của các bà mẹ mang thai từ 28 –
37 tuần tại Phòng Khám Sản – Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Trung Ương

Thái Nguyên năm 2016.
2. Đánh giá hiệu quả của chương trình giáo dục sức khỏe trước sinh tới sự tự
tin về cho con bú của bà mẹ.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về nuôi con bằng sữa mẹ
1.1.1. Khái niệm, lợi ích của ni con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ là cách để cung cấp cho trẻ nhỏ những dưỡng
chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ [45]. Nuôi con bằng sữa
mẹ là một hành vi thúc đẩy sức khỏe hết sức quan trọng và mang đến rất
nhiều lợi ích cho bà mẹ, trẻ sơ sinh, gia đình và cộng đồng. Sữa mẹ là thức ăn
phù hợp nhất cho trẻ sơ sinh [29], nó là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và đầy đủ
nhất cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh. Vì vậy, nhiều tổ chức đã
khuyến cáo nên bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu [40],[41],[45].
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc [40], nuôi con bằng sữa mẹ cũng
được nói đến là mang lại những lợi ích to lớn cho cả mẹ và con. Đối với lợi
ích cho trẻ, ni con con bằng sữa mẹ tác động sâu sắc đến sức khỏe, dinh
dưỡng và phát triển của trẻ. Sữa mẹ cũng cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng,
vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ trong
6 tháng đầu và phòng chống suy dinh dưỡng. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng
hồn hảo, dễ tiêu hóa, hấp thu đối với trẻ. Sữa mẹ có số lượng protein (đạm) ít
hơn sữa động vật vì vậy rất phù hợp với chức năng đào thải khi thận của trẻ
chưa trưởng thành. Bên cạnh đó protein trong sữa mẹ chủ yếu là protein dạng
lỏng hòa tan, còn gọi là protein sữa (Whey protein) nên phù hợp với khả năng
tiêu hóa và hấp thu của trẻ; còn protein trong sữa bò chủ yếu là casein (85%)
nên khi vào dạ dày của trẻ nhỏ sẽ tạo thành các cục đơng vón làm trẻ khó tiêu

hóa và hấp thu, trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa. Whey protein chứa các protein
kháng khuẩn giúp trẻ có khả năng chống đỡ lại các bệnh nhiễm khuẩn. Lipid
(chất béo) trong sữa mẹ chiếm 50% năng lượng, thành phần acid béo không


5

no nhiều hơn acid béo no. Sữa mẹ có đủ các acid béo cần thiết, giúp cho q
trình hồn thiện não bộ, võng mạc và làm vững bền mạch máu, như: acid béo
không no một nối đôi (acid oleic), acid béo không no đa nối đôi (acid αlinoleic, acid linoleic), tiền tố của DHA (Decosahexaenoic acid) và ARA
(arachidonic acid). Trong sữa động vật khơng có các acid béo này.
Carbonhydrat (glucid và đường) trong sữa mẹ nhiều hơn sữa bò, cung cấp
năng lượng, 85% là lactose tăng cường hấp thu calci và 15% là oligosaccharid
hỗ trợ cho sự phát triển vi khuẩn có lợi cho trẻ. Sữa mẹ có đủ các vitamin (A,
B1, B2, C …), khoáng chất (Calci, phospho …) và các nguyên tố vi lượng
(sắt, kẽm, đồng, selen …) đáp ứng đủ nhu cầu trẻ nhỏ, giúp trẻ phòng chống
thiếu vi chất và bảo vệ cơ thể chống quá trình oxy hóa [2].
Sữa mẹ cịn mang kháng thể từ mẹ giúp trẻ chống đỡ với bệnh tật. Sữa
mẹ chứa các tế bào bạch cầu (lympho bào, đại thực bào), globulin miễn dịch
(IgA, IgG, IgM), một số yếu tố kích thích sự phát triển của vi khuẩn
Lactobacillus Bifidus (Lactose, Oligosaccharid, yếu tố Bifidus), giúp trẻ
chống lại các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp, viêm tai,
viêm màng não và nhiễm khuẩn tiết niệu. Sữa mẹ cũng chứa những kháng thể
chống các bệnh nhiễm khuẩn mà bà mẹ đã từng mắc bệnh. Khi bà mẹ bị
nhiễm khuẩn, các tế bào bạch cầu hoạt động và sản xuất kháng thể để bảo vệ
người mẹ, một số tế bào bạch cầu đi tới vú và sản xuất kháng thể tại đó, các
kháng thể này được tiết vào sữa để bảo vệ trẻ chống nhiễm khuẩn. Vì vậy khi
mẹ bị bệnh nhiễm khuẩn thì vẫn có thể cho con bú, khơng nên cách ly mẹ và
con. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (2002), nhiều nghiên cứu ở các
nước phát triển đã chứng minh tỷ lệ mắc tiêu chảy, hô hấp, viêm tai giữa và dị

ứng... ở trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 7 tháng đầu thấp hơn trẻ nuôi hỗn
hợp. Kết quả nghiên cứu điều tra ban đầu của dự án Alive & Thrive tiến hành
năm 2010 tại 15 tỉnh ở Việt Nam cũng chỉ ra rằng: Trẻ được bú mẹ hoàn toàn


6

trong 6 tháng đầu ít bị tiêu chảy hơn (5,7%) so với trẻ có bú mẹ và ăn thêm
các loại thức ăn, đồ uống khác [2]. Bên cạnh đó, bà mẹ cho con bú sẽ tạo ra
mối liên hệ đặc biệt giữa mẹ và con. Bà mẹ thường xuyên tiếp xúc, gần gũi
con sẽ giúp gắn bó tình cảm mẹ và con, bà mẹ cảm thấy thoải mái tinh thần,
yên tâm và giảm được sự lo âu, trầm cảm sau sinh. Trẻ được tiếp xúc gần gũi
mẹ, được âu yếm sẽ ít khóc hơn, cảm giác an tồn hơn, tinh thần, trí tuệ trẻ
phát triển tốt hơn. Sự tương tác giữa người mẹ và trẻ trong khi bú có ảnh
hưởng tích cực đối với cuộc sống, sự kích thích hành vi, lời nói, hạnh phúc,
an tồn và giúp trẻ hiểu làm thế nào để tương tác với những người khác [2].
Phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong của
mẹ, cũng như giảm tỷ lệ ung thư vú trước khi mãn kinh và ung thư buồng
trứng, loãng xương và bệnh mạch vành [25]. Hành động cho con bú cũng
giúp kích thích sự co bóp của tử cung giúp tử cung trở lại trạng thái bình
thường như trước khi có thai. Đồng thời nuôi con bằng sữa mẹ cũng làm giảm
và thay đổi q trình phát triển nang nỗn vì vậy ni con bằng sữa mẹ với
những điều kiện cụ thể là một trong các biện pháp có thể ngăn ngừa sự thụ
thai. Đây được gọi là biện pháp cho bú vô kinh [2], [3]. Ngồi ra, ni con
bằng sữa mẹ cịn góp phần bảo vệ sức khoẻ của trẻ trong quá trình trưởng
thành: Sữa mẹ bảo vệ trẻ không tăng cân quá mức (thừa cân, béo phì)nhất là
trong hai năm đầu đời và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khi trưởng
thành (tiểu đường, tim mạch, huyết áp …). Do sữa mẹ có các hormone Leptin,
Ghrelin, IGF-1 (Insulin Growth Factor 1) tham gia điều chỉnh ăn uống và cân
bằng năng lượng [2].

Nuôi con bằng sữa mẹ cũng mang lại những lợi ích rõ rệt cho cộng
đồng như: Cho con bú sữa mẹ là hình thức tiết kiệm tiền bạc và thời gian [2].
Trẻ em khơng được ni bằng sữa mẹ có nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc
sức khỏe nhiều hơn. Cho con bú sữa mẹ vừa tiện lợi vừa không tốn tiền, trong


7

khi mua sữa bột và những vật dụng cần thiết lại tốn kém. Nuôi con bằng sữa
mẹ không gây ảnh hưởng xấu cho môi trường (không thải rác, không thải hóa
chất). Chi phí y tế của bà mẹ khơng ni con bằng sữa mẹ sẽ cao hơn. Người
mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ sẽ có nguy cơ phải nghỉ làm thường xun
hơn để chăm sóc cho con vì trẻ không bú mẹ nguy cơ mắc bệnh cao hơn với
trẻ được bú mẹ đầy đủ. Theo nghiên cứu của Bartick & Reinhold chỉ ra rằng
trẻ sơ sinh bú mẹ sẽ có tác động ý nghĩa đến nền kinh tế Hoa Kỳ. Dự kiến nếu
90% các gia đình ở Hoa Kỳ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, điều
này sẽ tiết kiệm được 13 tỷ USD chăm sóc sức khỏe hàng năm [8].
Chính vì những lợi ích rõ rệt của nuôi con bằng sữa mẹ mà tất cả quốc
gia trên thế giới đều đặt mục tiêu nâng cao tỷ lệ cho con bú bằng sữa mẹ và
cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là một trong những mục tiêu
quan trọng của chương trình y tế quốc gia. Cụ thể là đảm bảo các cơ sở y tế
thực hiện trách nhiệm bảo vệ, khuyến khích và hỗ trợ bà mẹ ni con bằng
sữa mẹ hồn toàn trong 6 tháng đầu, tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 2 tuổi hoặc lâu
hơn và hướng dẫn các bà mẹ đến các cơ sở y tế khi họ cần [2].
1.1.2. Những bất lợi của việc không nuôi con bằng sữa mẹ
Thức ăn thay thế sữa mẹ được chế biến từ nhiều loại sữa khác nhau
(sữa động vật, sữa đậu nành và dầu thực vật). Các loại sữa này mặc dù đã
được điều chỉnh, chế biến để giống với thành phần sữa mẹ nhưng vẫn khơng
thể hồn hảo như sữa mẹ. Vì vậy ni trẻ bằng sản phẩm thay thế sữa mẹ, cho
trẻ bú bình và vú ngậm nhân tạo sẽ có nhiều bất lợi. Những bất lợi khi ni

trẻ bằng sản phẩm thay thế sữa mẹ đó là hạn chế gắn bó mẹ và con, giảm mối
quan hệ gần gũi yêu thương giữa mẹ và con; trẻ dễ bị tiêu chảy và tiêu chảy
kéo dài, do đặc điểm protein trong sữa động vật không phù hợp với khả năng
tiêu hóa và hấp thu của trẻ; trẻ dễ bị nhiễm khuẩn, nhất là nhiễm khuẩn hơ
hấp, vì thức ăn nhân tạo khơng có yếu tố kháng khuẩn; trẻ dễ bị dị ứng như


8

chàm, hen suyễn và không dung nạp sữa; trẻ dễ bi suy dinh dưỡng, thiếu vi
chất, thiếu vitamin đặc biệt là vitamin A, do trẻ ăn quá ít hoặc sữa quá loãng;
trẻ ăn quá nhiều sữa nhân tạo sẽ gây thừa cân, béo phì; trẻ sẽ tăng nguy cơ
mắc các bệnh mạn tính khi trưởng thành (tiểu đường, tim mạch...); chỉ số
thông minh của trẻ thường thấp hơn so với trẻ nuôi bằng sữa mẹ; bà mẹ
không nuôi con bằng sữa mẹ dễ có thai sớm; dễ có nguy cơ bị thiếu máu sau
sinh và tăng nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng sau này [2].
Những bất lợi khi cho trẻ bú bình và vú ngậm nhân tạo: bình bú và vú ngậm
nhân tạo dễ bị nhiễm khuẩn vì khó vệ sinh làm cho trẻ có nhiều nguy cơ mắc
nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. trẻ quen với núm vú cao su và vú ngậm nhân
tạo nên sẽ từ chối vú mẹ khi cho trẻ bú mẹ. Vì vậy trẻ sẽ bú ít đi, làm giảm
khả năng tạo sữa, dẫn đến bà mẹ sẽ không đủ sữa nuôi trẻ [2].
Việc không nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe
mà cịn có thể ảnh hưởng tới sự sống của bà mẹ và trẻ sơ sinh. Sữa non hay
sữa đầu cung cấp cho trẻ những miễn dịch đầu tiên bằng cách mang những
kháng thể cần thiết và các yếu tố phát triển truyền từ mẹ sang con, ngăn ngừa
tử vong sớm và bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại các bệnh truyền nhiễm. Tiếp xúc
da kề da và cho con bú sớm trong giờ đầu tiên sau đẻ có ý nghĩa làm giảm
đáng kể tỷ lệ tử vong [13],[19],[32].
Thực hành cho con bú khơng hồn tồn chiếm gần 12 % tất cả các
trường hợp trẻ tử vong dưới 5 tuổi, tương đương khoảng 800.000 ca tử vong

năm 2011 [9].
Trẻ sơ sinh khơng được bú mẹ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm
trọng đã được xác định bởi một số nghiên cứu trước đó trên thế giới. Trẻ
khơng bú mẹ có nguy cơ cao mắc các bệnh như nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
hoặc tiêu chảy, hen phế quản và dị ứng [6], [25], [42] và các bệnh mạn tính
như tăng huyết áp, tiểu đường khi trưởng thành [25], [42]. Bà mẹ không cho


9

con bú không những ảnh hưởng tới sức khỏe của con mà còn ảnh hưởng tới
sức khỏe của mẹ như làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh, làm chậm sự
trở lại về cân nặng của bà mẹ như lúc trước khi mang thai [6], [25].
Kết quả nghiên cứu điều tra ban đầu của dự án Alive & Thrive tiến
hành năm 2010 tại 15 tỉnh ở Việt Nam cũng chỉ ra rằng: Trẻ được bú mẹ hoàn
toàn trong 6 tháng đầu ít bị tiêu chảy hơn so với trẻ có bú mẹ và ăn thêm các
loại thức ăn, đồ uống khác [2].
1.1.3. Cho con bú đúng cách
1.1.3.1. Kỹ thuật bế trẻ
Bốn điểm then chốt để bế trẻ khi cho trẻ bú (đặt trẻ vào vú mẹ): Đầu và thân
trẻ nằm trên cùng một đường thẳng; Toàn thân trẻ sát vào người mẹ, bụng trẻ
áp sát vào bụng mẹ; Mặt trẻ quay vào vú mẹ, mũi trẻ đối diện với núm vú; Đối
với trẻ sơ sinh, bà mẹ không những đỡ đầu, vai trẻ mà cịn phải đỡ mơng trẻ[2].
Kỹ thuật đặt trẻ vào vú mẹ
Bà mẹ có thể cho con bú ở nhiều tư thế khác nhau tùy theo hoàn cảnh
của bà mẹ và trẻ. Dù ở tư thế nào, việc đặt trẻ và bế trẻ ở tư thế đúng và trẻ
ngậm bắt vú tốt là điều quan trọng để trẻ bú có hiệu quả [2].
* Bà mẹ bế trẻ ở tư thế thông thường:
- Bà mẹ ngồi thoải mái, bế trẻ sát vào người mình, mặt trẻ đối diện với
vú và bà mẹ đỡ toàn thân trẻ. Bà mẹ nhìn vào trẻ và biểu lộ tình yêu thương.

- Bà mẹ nên tránh các lỗi sau: Bà mẹ ngồi khơng thoải mái, khơng ơm
trẻ sát vào lịng và để cổ trẻ bị vẹo. Khơng đỡ tồn thân trẻ [2].
* Bà mẹ nằm cho con bú
- Bà mẹ nằm cho con bú trong các trường hợp sau: Khi bà mẹ muốn
ngủ vẫn có thể cho con bú mà khơng cần ngồi dậy; Sau khi mới mổ đẻ, nằm
ngửa hoặc nằm nghiêng có thể giúp bà mẹ cho con bú thoải mái hơn.


10

- Kỹ thuật đặt trẻ vào vú mẹ khi bà mẹ nằm cho con bú như sau: Bà mẹ
nằm nghiêng, ở tư thế có thể ngủ được để cho trẻ bú bà mẹ sẽ cảm thấy thư
giãn, thoải mái. Nếu bà mẹ nằm gối đầu lên khuỷu tay để cho trẻ bú thì đa số
thấy khơng được thoải mái; Nếu có gối, bà mẹ nên sử dụng một gối kê dưới
đầu và một gối kê dưới cánh tay bà mẹ để cho trẻ bú; Thực hiện chính xác 4
điểm then chốt về cách đặt trẻ vào vú là rất quan trọng đối với bà mẹ nằm cho
con bú; Bà mẹ có thể giữ trẻ bằng cẳng tay ở dưới. Nếu cần thiết bà mẹ có thể
nâng bằng cẳng tay ở trên; Nếu bà mẹ khơng cần nâng vú thì có thể ơm trẻ
bằng cẳng tay phía trên; Khi bà mẹ nằm cho con bú mà trẻ ngậm bắt vú khó
thi nguyên nhân thường là do để trẻ nằm quá cao, sát với vai bà mẹ và đầu
của trẻ phải cúi về trước để với đến núm vú [2].
1.1.3.2. Kỹ thuật cho trẻ ngậm bắt vú
Kỹ thuật đưa miệng trẻ ngậm bắt vú mẹ:
- Bà mẹ để núm vú chạm vào mơi trẻ, khi miệng trẻ mở rộng, nhanh
chóng đưa miệng trẻ vào vú sao cho hướng môi dưới của trẻ ở dưới núm vú;
- Quan sát cách đáp ứng của bà mẹ và hỏi cảm giác của bà mẹ khi cho
trẻ bú. Tìm các dấu hiệu ngậm bắt vú đúng, nếu trẻ ngậm bắt vú sai thì bà mẹ
cần cố gắng làm lại [2].
Dấu hiệu ngậm bắt vú đúng:
- Miệng trẻ mở rộng, ngậm sâu vào quầng vú và cả các mơ ở phía dưới

vào miệng vì các ống dẫn sữa lớn (hay là các xoang chứa sữa) nằm trong các
mơ ở phía dưới quầng vú. Trẻ phải kéo mơ vú ra để tạo thành một “đầu vú
dài”, như vậy là trẻ bú từ vú chứ không phải từ núm vú;
- Cằm chạm vào vú mẹ;
- Môi dưới của trẻ hướng ra ngồi;
- Quầng vú ở phía trên miệng trẻ cịn nhiều hơn ở phía dưới;


11

- Lưỡi của trẻ đưa ra qua lợi dưới và ở dưới các xoang sữa, lưỡi của trẻ
sẽ chụm quanh đầu vú, khi đó lưỡi sẽ ép sữa ra từ các xoang sữa và chảy vào
miệng của trẻ (điều này có thể nhìn thấy khi quan sát trẻ bú);
- Nếu trẻ ngậm bắt vú đúng thì miệng và lưỡi của trẻ không cọ xát vào
da vú và núm vú, không gây tổn thương da và núm vú bà mẹ; trẻ sẽ dễ dàng
nhận được nhiều sữa và trẻ bú có hiệu quả [2].
1.1.3.3. Kỹ thuật giữ bầu vú khi cho trẻ bú
- Bà mẹ đặt 4 ngón tay áp vào thành ngực ở dưới vú.
- Ngón tay trỏ nâng vú.
- Ngón tay cái để ở phía trên.
- Các ngón tay của bà mẹ không nên để quá gần núm vú.
- Lưu ý: Các ngón tay bà mẹ khơng nên khum lại như chiếc gọng kìm
để đỡ vú vì sẽ chặn dòng sữa chảy ra [2].
1.2. Thực trạng về vấn đề nghiên cứu trên thế giới, khu vực và Việt Nam
1.2.1. Thực trạng về vấn đề cho con bú
Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ và hậu quả của việc không nuôi
con bằng sữa mẹ được biết đến rõ ràng. Phụ nữ cho con bú hoàn toàn trong 6
tháng trên toàn thế giới chiếm tỷ lệ tương đối thấp 38% và ở Đông Nam Á
47% [39]. Tỷ lệ trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu rất khác nhau ở các
nước trên thế giới với tỷ lệ dao động từ 1% đến 85%. Ở Vương Quốc Anh và

phía Bắc Ailen tỷ lệ phụ nữ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu năm 2010
chỉ 1%, ở Rwanda năm 2010 tỷ lệ này cao nhất 85%, Mỹ năm 2011 là 19 %.
Nhật Bản năm 2002 tỷ lệ này là 21%. Ở Trung Quốc năm 2008 là 28%, ở
Thái Lan năm 2012 tỷ lệ này thấp hơn chỉ 12% [44]. Theo một báo cáo của
Tổng cục Thống kê, ở Việt Nam tỷ lệ trẻ em từng được bú sữa mẹ khá cao
98% tuy nhiên tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tương đối


12

thấp chỉ 17% và trong đó cao nhất là ở Trung du và miền núi phía Bắc chiếm
37,6% và thời gian duy trì bú sữa mẹ trung bình16,7% [4]. Ở thành phố lớn
như thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ này rất thấp 4% vào năm 2014 [5].
Nhằm cải thiện thời gian nuôi con bằng sữa mẹ và bú mẹ hoàn toàn
trong 6 tháng đầu, việc nâng cao sự tự tin của bà mẹ về cho con bú là một giải
pháp quan trọng. Hiện nay, ở Việt Nam các nghiên cứu nhằm thúc đẩy sự tự
tin về cho con bú cịn hạn chế. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là cải
thiện sự tự tin về cho con bú thơng qua chương trình can thiệp giáo dục sức
khỏe tại phòng khám Sản phụ khoa, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Trung Ương
Thái Nguyên.
1.2.2. Sự tự tin về cho con bú
Sự tự tin về cho con bú được biết là một trong các yếu tố quan trọng có
thể thay đổi được thực trạng về tỷ lệ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu ở
trên thế giới cũng như Việt Nam. Sự tự tin được định nghĩa là sự nhận định của
một người về khả năng thực hiện một hành vi cụ thể [7]. Người mẹ có sự tự tin
về cho con bú sẽ tác động tích cực đến thời gian cho bú và bú mẹ hoàn toàn
trong 6 tháng đầu đã được tìm thấy trong rất nhiều nghiên cứu điều dưỡng.
Meedya, Fahy, and Kable (2010) [30] đã tìm ra yếu tố có tác động tích
cực trong đó sự tự tin là yếu tố thay đổi đáng kể tới hành vi nuôi con bằng sữa
mẹ trong 6 tháng đầu.

Hathamleh (2012) [21] tiến hành nghiên cứu trên 37 phụ nữ đo lường độ
tự tin về cho con bú của bà mẹ ở ba giai đoạn (trước sinh, sau sinh 2 tuần, và
sau sinh 6 tuần). Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra sự tự tin về cho con bú của
bà mẹ có mối tương quan thuận với thời gian cho bú sau đẻ ở giai đoạn 2 và
giai đoạn 3 với kết quả lần lượt như sau (r = 0.531, p = 0.01; r = 0.370, p =
0.05).


13

Blyth và cộng sự (2004) [11] đã cho biết sự tự tin về cho con bú của bà
mẹ thấp liên quan tới việc cai sữa sớm cũng tương tự như một số nghiên cứu
trước đó[17], [20], [34]. Nghiên cứu mơ tả của O’campo trên198 phụ nữ
mang thai, cho thấy người phụ nữ có sự tự tin về cho con bú thấp có nguy cơ
ngừng cho con bú trước 6 tháng sau đẻ cao hơn 3,1 lần so với người phụ nữ
có độ tự tin về cho con bú cao [34].
Dennis và Faux (1999) [14] đã xây dựn và sử dụng bộ công cụ
Breastfeeding Self efficacy (BSES) để đo lường độ tự tin về cho con bú của
bà mẹ. Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy sự tự tin về cho con bú của bà mẹ
có tương quan có ý nghĩa thống kê với việc nuôi con bằng sữa mẹ trong 6
tuần sau đẻ. Tương tự, Forster và cộng sự năm 2006 [20] đã chỉ ra mối tương
quan có ý nghĩa thống kê giữa điểm số về sự tự tin về cho con bú của bà mẹ
và thời gian cho con bú trong 4 tháng. Trong một nghiên cứu khác của Dykes
& Williams (1999) [18], tác giả cũng cho biết bà mẹ khơng có sự tự tin về cho
con bú trong suốt thời kỳ hậu sản là yếu tố chính trong việc quyết định ngừng
nuôi con bằng sữa mẹ.
Blyth và cộng sự (2002) [10], Dennis (1999) [15] đã chỉ ra những bà
mẹ có kinh nghiệm ni con bằng sữa mẹ có tác động tốt đến sự tự tin. Bà mẹ
có tinh thần và thể chất tốt có sự tự tin về cho con bú. Nghiên cứu cũng cho
thấy những bà mẹ có nhận thức tốt về việc cho con bú hồn tồn trong 6 tháng

đầu có độ tự tin cao hơn. Hector và cộng sự (2004) [22] chỉ ra trong nghiên
cứu của ơng là những bà mẹ có mức thu nhập thấp, ít được tiếp cận với giáo
dục về ni con bằng sữa mẹ thì mức độ tự tin và cam kết nuôi con bằng sữa
mẹ trong 6 tháng đầu ít đạt được kết quả. Các ảnh hưởng tích cực trong việc
hỗ trợ sự tự tin về cho con bú cũng được báo cáo trong nhiều nghiên cứu
[11],[12],[23],[24],[43]. Những kinh nghiệm về nuôi con bằng sữa mẹ trong
quá khứ là chủ đề của nghiên cứu mô tả 300 phụ nữ ở thành phố Brisbane bởi


14

Blyth và cộng sự (2002). Họ tìm ra sự khác nhau có ý nghĩa về điểm số về độ
tự tin cho con bú ở tuần đầu và 4 tháng sau đẻ giữa người phụ nữ khơng có
kinh nghiệm về ni con bằng sữa mẹ và người phụ nữ có kinh nghiệm ni
con bằng sữa mẹ trước đó [10].
Loke & Chan (2013) [28] nghiên cứu trên 199 phụ nữ ở thời kỳ hậu sản
sử dụng bộ công cụ đo lường sự tự tin về cho con bú (MBSES-SF) kết quả chỉ
ra người phụ nữ có điểm số cao hơn về sự tự tin cho con bú sẽ có dự định cho
con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhiều hơn. (OR = 7.77, 95% CI = 2.54,
23.74, < 0.001).
Tóm lại, các nghiên cứu trước đây đều chỉ ra rằng sự tự tin về cho con
bú của bà mẹ ảnh hưởng đến dự định về thời gian cho bú và sự thành công về
nuôi con bằng sữa mẹ. Những can thiệp điều dưỡng nhằm nâng cao sự tự tin
về cho con bú là giải pháp cấp thiết.
1.2.3. Hiệu quả của các can thiệp giáo dục sức khỏe
Trên thế giới các can thiệp nhằm nâng cao sự tự tin về cho con bú đã
được thực hiện và mang lại những hiệu quả nhất định. Otsuka và cộng sự năm
2014 [35] nghiên cứu can thiệp trên 781 phụ nữ mang thai được tuyển chọn từ
2 bệnh viện của Nhật Bản. Trong đó nhóm can thiệp được nhận sách bài tập
về sự tự tin cho con bú ở 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén, họ được khuyến

khích để hồn thành sách bài tập trước khi sinh. Kết quả chỉ ra rằng chương
trình can thiệp giúp cải thiện cả sự tự tin về cho con bú và bú mẹ hoàn toàn
trong 4 tuần sau đẻ.
Kingston, Dennis, & Sword năm 2007 [27] thực hiện nghiên cứu mô tả
trên 63 phụ nữ Canada thu được kết quả cho thấy việc quan sát thực hành cho
con bú thơng qua các băng video và tranh ảnh có ý nghĩa làm tăng sự tự tin về


15

cho con bú của bà mẹ hơn những bà mẹ khơng xem các băng video và hình
ảnh.
Tác giả Somayeh, Parvin, Shirin và Soheila năm 2014 [37] nghiên cứu
về hiệu quả của chương trình can thiệp giáo dục sức khỏe tới sự tự tin về cho
con bú và thời gian cho bú mẹ hoàn toàn ở phụ nữ mang thai ở Ahvaz, Iran
chỉ ra rằng sự tự tin của người phụ nữ về cho con bú ở nhóm can thiệp cao
hơn những người phụ nữ ở nhóm chứng. Đồng thời họ cũng chỉ ra mối tương
quan có ý nghĩa thống kê giữa sự tự tin về cho con bú và thời gian bú mẹ
hoàn toàn.
Mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm tra sự tự tin về cho con bú của bà
mẹ bằng chương trình can thiệp nhằm nâng cao sự tự tin về cho con bú.
Chương trình này được xây dựng dựa trên học thuyết sự tự tin về cho con bú
của Dennis năm 1999 [15]. Chương trình can thiệp bao gồm giáo dục sức
khỏe về nuôi con bằng sữa mẹ ở giai đoạn trước sinh và đo lường sự tăng lên
về sự tự tin về cho con bú của bà mẹ. Hiệu quả của can thiệp trên sự tự tin về
cho con bú của người phụ nữ mang thai, người đang nhận chăm sóc trước
sinh tại phịng khám Sản – phụ khoa, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Trung
Ương Thái Nguyên. Can thiệp bao gồm các hoạt động của điều dưỡng ở giai
đoạn trước sinh. Can thiệp này không chỉ cung cấp các kiến thức về nuôi con
bằng sữa mẹ mà còn tập trung vào việc nâng cao sự tự tin về cho con bú của

bà mẹ.
1.3. Học thuyết áp dụng trong nghiên cứu
Theo học thuyết sự tự tin về cho con bú, khi bà mẹ có niềm tin về việc
cho con bú sữa mẹ hoàn toàn là cơ sở để người mẹ cho con bú đủ theo thời
gian quy định. Những bà mẹ có sự tự tin cao về cho con bú có thể sẽ đặt ra
mục tiêu về nuôi con bằng sữa mẹ và suy nghĩ một cách hợp lý khi gặp phải


16

các vấn đề trong quá trình cho con bú để từ đó tìm ra cách giải quyết thích
hợp. Họ sẽ thấy được kết quả khi họ nỗ lực cho con bú bất kể những khó chịu
hoặc những bất tiện cá nhân [15]. Những bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ sẽ tiêu
tốn một lượng năng lượng lớn để duy trì việc ni con bằng sữa mẹ và sẽ có
khả năng thành công trong việc nuôi con bằng sữa mẹ bất chấp những khó
khăn gặp phải. Những bà mẹ có sự tự tin về cho con bú cao sẽ có khả năng
thư giãn trong việc nuôi con bằng sữa mẹ hơn, điều này sẽ thúc đẩy phản xạ
xuống sữa và tăng tạo sữa. Bà mẹ sẽ đối phó một cách bình tĩnh với những
vấn đề phát sinh và sử dụng các nguồn lực thích hợp khi họ cần giúp đỡ và cố
gắng ni con bằng sữa mẹ bởi vì họ biết nuôi con bằng sữa mẹ là lựa chọn
tốt nhất trong việc nuôi dưỡng trẻ. Các nghiên cứu trước cũng cho thấy bà mẹ
có sự tự tin thấp có mối tương quan nghịch đến sự thành công trong nuôi con
bằng sữa mẹ. Những bà mẹ có quan điểm “Tơi sẽ cố gắng” thì họ có nỗ lực
ni con bằng sữa mẹ thấp hơn so với những bà mẹ có quan điểm tin chắc
rằng “Tơi sẽ thành cơng”. Điều đó chứng tỏ rằng những bà mẹ có sự tự tin
thấp sẽ khơng cố gắng tìm ra giải pháp để giải quyết khó khăn trong q trình
ni con bằng sữa mẹ. Từ đó, bà mẹ có thể chọn phương án là ngừng cho con
bú thay vì đối mặt với những khó khăn. Sự mong đợi về sự tự tin cho con bú
chịu ảnh hưởng bởi 4 nguồn thông tin: thành tựu của việc tự thực hiện, những
kinh nghiệm do người khác làm, thuyết phục bằng lời nói, và phản ứng tâm

sinh lý [15].
Thành tựu của việc tự thực hiện
Thành tựu của việc tự thực hiện liên quan đến việc học tập, đặc biệt là
nhấn mạnh đến làm chủ hành vi của bà mẹ được đúc rút từ kinh nghiệm cá
nhân. Khái niệm này được coi là hình thức thành cơng nhất góp phần trong
việc nâng cao sự tự tin về cho con bú. Chính sự thành cơng này phụ thuộc vào
việc làm chủ và việc tự định hướng của bà mẹ. Khi được định hướng đúng sẽ


×