Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Phân tích tình trạng sử dụng chính sách tài khóa trong việc điều tiếtchu kỳ kinh tế tại Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.86 KB, 21 trang )

Phân tích tình trạng sử dụng chính sách tài khóa trong việc điều tiết
chu kỳ kinh tế tại Việt Nam. Việc sử dụng chính sách tài khóa có tác
động đến hoạt động đầu tư ở Việt Nam như thế nào?
I. Một

số vấn đề lý luận chung.

1. Chính

sách tài khóa và phân loại chính sách tài khóa.

1.1 Chính sách tài khóa là gì?
Các nền kinh tế thị trường thường xuyên biến động, đều từng trải qua các thời kỳ tăng
trưởng nóng, lạm phát cao và tỉ lệ thất nghiệp thấp hoặc chậm tăng trưởng, lạm phát thấp
và tỷ lệ thất nghiệp cao. Một trong những chính sách ổn định nhất mà Chính phủ xây
dựng là chính sách tài khóa.
- Chính sách tài khóa có thể hiểu là các biện pháp can thiệp của chính phủ đến hệ thống
thuế khóa và chi tiêu của chính phủ nhằm đạt được các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô
như tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm hoặc ổn định giá cả và lạm phát.
- Các cơng cụ của chính sách tài khóa bao gồm:
+ Thuế trực thu là thuế đánh trực tiếp lên giá trị tài sản hoặc thu nhập của người nộp thuế,
ngược lại thuế gián thu là thuế đánh lên giá trị của hàng hóa, và dịch vụ trong q trình
lưu thơng thơng qua hành vi sản xuất, và tiêu dùng trong nền kinh tế.
+ Chính sách chi tiêu cơng rất đa dạng nhưng ta có thể phân chia thành hai nhóm chính
bao gồm chi thường xun và chi tiêu cho đầu tư phát triển.
+ Các công cụ nhằm tài trợ cho thâm hụt ngân sách hay vay nợ của Chính phủ (tạm gọi là
nợ cơng) cũng được xem như là một phần của chính sách tài khóa.
1.2 Phân loại chính sách tài khóa.
Có 2 loại:



Chính sách tài khóa mở rộng.

Chính sách tài khóa mở rộng là chính sách mà Chính phủ sẽ
- Tăng chi mua hàng hóa và dịch vụ sẽ trực tiếp làm tăng tổng cầu.
- Giảm thuế sẽ làm tăng thu nhập khả dụng cho hộ gia đình. Thu nhập khả dụng tăng sẽ
kích thích tiêu dùng tăng theo và từ đó cũng sẽ làm tổng cầu tăng.

1






Khi tổng cầu tăng, đường cầu dịch chuyển lên trên, sẽ làm cho sản lượng tiến về
sản lượng tiềm năng và thất nghiệp giảm xuống bằng thất nghiệp tư nhân.

Chính sách tài khóa thắt chặt.

Chính sách tài khóa thắt chặt là chính sách mà Chính phủ sẽ:
- Giảm chi mua hàng hóa và dịch vụ, sẽ trực tiếp làm giảm tổng cầu.
- Tăng thuế sẽ làm giảm thu nhập khả dụng cho hộ gia đình nên thu nhập khả dụng giảm.
Khi đó, hộ gia đình sẽ hạn chế tiêu dùng, dẫn đến tổng cầu giảm.


Khi tổng cầu giảm, đường tổng cầu dịch chuyển xuống dưới làm cho sản lượng
tiến về sản lượng tiềm năng và lúc đó sẽ khắc phục được tình trạng lạm phát
cao.

2.Chu kỳ kinh tế

1.1 Khái niệm
Chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế theo trình
tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh.
Các pha của chu kỳ kinh tế và đặc điểm.







Suy thối là pha trong đó GDP thực tế giảm đi.
Phục hồi là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái.
Điểm ngoặt giữa hai pha này là đáy của chu kỳ kinh tế.
Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái, nền
kinh tế đang ở pha hưng thịnh. Kết thúc pha hưng thịnh lại bắt đầu pha suy thoái mới.
2


Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái là:











Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bên trong các doanh
nghiệp tăng lên ngồi dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo
theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm
sút.
Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm xuống
tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất giảm bởi
nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng không nhanh
trong giai đoạn kinh tế suy thoái.
Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán thường giảm theo
khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh.
Cịn khi nền kinh tế hưng thịnh thì các dấu hiệu trên biến thiên theo chiều ngược lại.

2.1 Ảnh

hưởng của chu kỳ kinh tế.

Khi có suy thối, sản lượng giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các thị trường từ hàng
hóa dịch vụ cho đến thị trường vốn thu hẹp dẫn đến những hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội.
3. Sự

tác động của Chính sách tài khóa đến chu kỳ kinh tế.

Trong nền kinh tế thị trường, nhược điểm lớn nhất là tự động tạo ra chu kì kinh tế, sản lượng
thực tế dao động lên xuống xoay quanh sản lượng tiềm năng nên nền kinh tế có xu hướng bất ổn.
Vì vậy,chính phủ cần sử dụng Chính sách tài khóa để điều hịa hoạt động của nền kinh tế.


Chính sách tài khóa ngược chu kỳ.


Theo học thuyết Keynes, chính sách tài khóa được sử dụng để chống lại chu kỳ kinh tế. Khi
các nước tiến hành chính sách tài khóa thu hẹp để kiềm chế lạm phát hay tiến hành chính sách
tài khóa mở vào lúc có suy thối thì người ta gọi các chính sách tài khóa đó là ngược chu kỳ.
Một nghiên cứu của Kaminsky, Reinhart và Vegh (2004) cho thấy, về các chính sách tài khóa,
đa số các nước phát triển thường là ngược chu kỳ do có các cơng cụ bình ổn tự động, bao gồm
thuế lũy tiến và trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp xã hội.


Chính sách tài khóa thuận chu kỳ.

Khi các nước tiến hành chính sách tài khóa mở rộng vào lúc có lạm phát hay tiến hành chính
sách tài khóa thu hẹp vào lúc có suy thối thì người ta gọi các chính sách tài khóa đó là thuận
chu kỳ.
3


Chính sách tài khóa ở các nước đang phát triển thường có xu hướng thuận chu kỳ do các nước
đang phát triển thường ít có các cơng cụ bình ổn tự động. Một lý do khác là các nước này có sự
phụ thuộc lớn vào đầu tư nước ngồi.

Một số tác động như:
Thứ nhất, chính sách tài khóa trên lí thuyết là một công cụ nhằm khắc phục thất bại của
thị trường, phân bổ có hiệu quả, sử dụng các nguồn lực trong nền kinh tế thơng qua việc
chi chính sách, chi tiêu và thuế khóa.
Thứ hai, chính sách tài khóa có chức năng như một cơng cục phân phối và tái phân
phối tổng sản phẩm quốc dân.
Thứ ba, chính sách tài khóa hướng tới mục tiêu tăng trưởng và định hướng phát triển.
Thứ tư, chính sách tài khóa có thể được áp dụng nhằm ổn định tăng trưởng kinh tế.

II. Thực trạng sử dụng chính sách tài khóa trong điều kiện chu kỳ kinh tế

nước ta giai đoạn 2008-2018
1. Tình hình chung của kinh tế Việt Nam
Đến năm 2017 - 2018, nhiều chuyên gia kinh tế dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
có thể rơi vào chu kỳ 10 năm. Tuy nhiên, kết thúc năm 2018, GDP của Việt Nam đã đạt mức
tăng trưởng ấn tượng, vượt kế hoạch đề ra đầu năm là 6,7% và đạt mức 7,08%.
Giai đoạn năm 2008 – 2018, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng khá cao so với
nhiều nước trên thế giới, đạt mức bình quân 6,1%, nhưng tăng thấp hơn so với giai đoạn 19862006 trước đó, GDP bình quân tăng 6,8%.
Tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn cịn nhờ nhiều vào tín dụng ngân hàng nhưng giảm
dần phụ thuộc. Nếu những năm 2008 – 2010, mức bơm tín dụng của ngân hàng vào nền kinh tế
ln trên 30% (năm 2009 là 37,7%) nhưng GDP tăng trưởng chưa tương xứng, chỉ ở mức 5,66 6,42%. Từ năm 2013 trở đi, mức "bơm" tín dụng đã chậm lại nhưng vẫn ở hai con số 13-18%,
tăng trưởng GDP cũng tăng mạnh mẽ trở lại luôn trên mức 6,2% (trừ năm 2014 là 5,98%), đạt
cao nhất trong 10 năm qua ở mức 7,08% cho năm 2018.
Tín dụng hỗ trợ tăng trưởng GDP nhưng cũng làm lạm phát tăng cao. Chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) rất cao 22,97% năm 2008, giảm dần nhưng tăng trở lại mức hai con số 18,58% vào năm
2011 do tín dụng vẫn tăng mạnh năm 2009 (37,7%) và năm 2010 (27,6%).
Mức "bơm" tín dụng giảm mạnh từ năm 2011 còn 10,9% và 8,85% năm 2012 khiến lạm
phát những năm sau đó lao dốc và về mức rất thấp 0,63% năm 2015 khiến nhiều chuyên gia kinh
tế lo ngại giảm phát xuất hiện. Tuy nhiên, điều này đã khơng xảy ra khi lạm phát được kiểm sốt
dưới 4% cho đến năm 2018 nhờ tiền được "bơm" ở mức 14-18%.
4


Sau giai đoạn mấp mơ giữa tăng trưởng tín dụng, tăng lạm phát và tăng GDP, các yếu tố
này đã tăng trưởng hài hoà trở lại từ năm 2016 – 2018 với mức GDP luôn tăng trên 6% và lạm
phát dưới 4%.
Với việc bơm vốn nhiều vào nền kinh tế đã giúp GDP tăng trưởng, nhưng cũng khiến cho
quy mô tín dụng ln cao hơn quy mơ GDP. Tỷ lệ tín dụng trên GDP ở mức 125% đạt được vào
năm 2010 với quy mô GDP là 116 tỷ USD, năm 2011 là 124% với quy mô GDP là 135,5 tỷ
USD.
Đặc biệt, năm 2017 và 2018 quy mơ tín dụng đã lên đến 130% - 134% GDP, tương ứng với

quy mô GDP ở mức 223,9 tỷ USD và 240 tỷ USD.
Ngoài ra, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên GDP cũng khá cao, mức trên 40% cho những
năm 2008 – 2010. Từ năm 2011 đến 2018, tỷ lệ này đã giảm về mức 30%, thấp nhất là năm 2013
chỉ ở mức 30,4% GDP (tương ứng 1,091 triệu tỷ đồng) và năm 2014 là 31% GDP (tương ứng
1,22 triệu tỷ đồng).
Từ năm 2016 – 2018, tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội trong khoảng 33% GDP, tương ứng với
mức 1,5 – 1,8 triệu tỷ đồng.
Quy mô GDP của Việt Nam năm 2018 khoảng 240 tỷ USD, gấp 2,4 lần quy mô GDP năm
2008 là 99,13 tỷ USD.
Trong khoảng 10 năm qua, dân số Việt Nam cũng tăng thêm 9,55 triệu người, tính bình
qn mỗi năm tăng thêm gần 01 triệu người từ mức 85,12 triệu dân năm 2008 tăng lên 94,67
triệu dân năm 2018.
Theo ước tính của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến năm 2025, dân số Việt Nam sẽ
đạt mức 101 triệu người và ở mức 110 triệu người vào năm 2035.
Song song đó, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng 3,3 lần từ mức 17,3 triệu
đồng/người/năm của năm 2008 và đưa Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp,
đến năm 2018 mức thu nhập bình quân tăng lên mức 58,5 triệu đồng/người/năm. Nhiều chuyên
gia kinh tế cho rằng Việt Nam cần nhiều nỗ lực để thoát “bẫy thu nhập trung bình”.
Dù thu nhập bình quân đầu người tăng lên, nhưng tỷ giá USD/VND cũng đã tăng trên 30%
trong 10 năm qua từ mức 17.000 - 18.000 USD/VND cuối năm 2008 đầu năm 2009 lên mức
23.200 USD/VND cuối năm 2018, tức VND đã mất giá trên 30% so với USD.
Trong giai đoạn 2008 - 2018, Việt Nam đã nỗ lực giảm tỷ lệ thất nghiệp. Nếu như năm
2008, tỷ lệ này tới 4,65% thì những năm tiếp theo về mức quanh 2% - 2,4%.
Năng suất lao động của người dân Việt 10 năm qua đã liên tục tăng tịnh tiến. Nếu như năm
2008, năng suất lao động trung bình của người dân Việt chỉ ở mức 35 triệu đồng/người, đến năm
2018 đã tăng lên 102 triệu đồng/người, gấp 3 lần.

5



Tuy nhiên, theo Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành uỷ TP.HCM, năng suất lao
động của người Việt đang thấp hơn Singapore 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần, thấp hơn Hàn
Quốc 10 lần, thấp hơn Malaysia 5 lần và thấp hơn Thái Lan 2,5 lần.
Theo ông Nhân, một trong những ngun nhân chính là cơng nghệ sản xuất của các doanh
nghiệp Việt đã quá lạc hậu vì khơng chịu đầu tư khi có tới gần 60% doanh nghiệp sử dụng công
nghệ lỗi thời, 28% sử dụng công nghệ trung bình, 10% trên trung bình và chỉ có 2% doanh
nghiệp sử dụng cơng nghệ tiên tiến. Do đó, sản phẩm của các doanh nghiệp có giá trị thấp.
2. Sự tác động của chính sách tài khóa đến chu kì kinh tế ở Việt Nam
2.1 Biểu đồ tăng trưởng GDP

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Qua biểu đồ, từ năm 2007 cho đến nay, Nước ta trải qua 3 giai đoạn:

a) 2007-2008: Giai đoạn hậu tăng trưởng
b) 2009-2012: Giai đoạn suy thoái
c) 2013-2018: Giai đoạn phục hồi và tăng trưởng. Từ năm 2017 cho đến nay, Việt Nam
có thể đang ở đỉnh của chu kỳ kinh tế.
Như vậy, nước ta đã trải qua một thời kỳ khủng hoảng kéo dài tận 4 năm và do đó Chính
phủ đã sử dụng nhiều công cụ đề giảm thiểu được rủi ro mà từ cuộc khủng hoảng kinh tế đem
lại. Một trong chính sách hay được sử dụng nhất là chính sách tài khóa năng động khác nhau để
kích thích kinh tế, như cải cách thể chế kinh tế vận hành theo kinh tế thị trường, mở cửa thu hút
vốn đấu tư và thúc đẩy thương mại quốc tế; đẩy mạnh tự do hóa hệ thống tài chính và phát triển
thị trường tài chính năng động… Để hiểu một cách cụ thể, sâu sắc hơn chúng ta sẽ đi vào từng
giai đoạn.
6


2.2 Tác động chính sách tài khóa và kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007-2008
Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn giữ ổn định ở mức 8,44%. Do nền kinh tế tăng
trưởng cao nên thu chi ngân sách nhà nước cân đối, bội chi ngân sách trong phạm vi cho phép.

Tổng thu ngân sách năm 2007 đạt 287.900 tỷ đồng, tổng chi ngân sách nhà nước cả năm là
56.500 tỷ đồng, chiếm 5% GDP.
Cuối năm 2007 và đầu năm 2008, kinh tế thế giới biến động mạnh và bước vào thời kỳ
suy thối, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam. Thị trường tài chính trong nước
không ổn định, lãi suất và tỷ giá biến động mạnh, lạm phát liên tục leo thang lên tới xấp xỉ 13%.
Tuy nhiên, để chống lạm phát, Bộ Tài chính đã thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng (6/2007
đến 9/2008), duy trì mức bội chi. Chính vì điều này đã tạo ra áp lực lạm phát và làm lãi suất
ngày càng tăng. Năm 2008, tỷ lệ lạm phát lên tới 23%.
Về chính sách thuế, hầu hết đều được sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung theo hướng miễn giảm
các loại thuế như: giảm thuế TNDN từ 28% xuồng 25%, điều chỉnh, bổ sung thuế GTGT, thuế
TTĐB. Tăng cường các chính sách ưu đãi thuế đối với các nhà đầu tư vào các khu công
nghiệp,khu chế xuất, khu công nghệ cao..Nhờ đó, đã khuyến khích chính sách sản xuất kinh
doanh phát triển, khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu và đảm bảo an sinh xã hội.
Tuy nhiên, để hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế, Chính phủ đã tăng chi tiêu đầu tư công
dẫn đến bội chi ngân sách, điều này là cần thiết nhưng việc chi đầu tư khơng minh bạch dẫn dến
tình trạng tham nhũng gia tăng, nhiều cơng trình đầu tư khơng hiệu quả, đầu tư cịn dàn trải.
Năm 2007,2008 một số hàng hóa là yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất như : điện, xăng, dầu,
than tăng giá là nguyên nhân gây ra lạm phát.
2.3. Tác động chính sách tài khóa đến kinh tế Việt Nam giai đoạn 2009-2012
Kinh tế Việt Nam cũng hứng chịu những tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới, đặc biệt là tại thời điểm đầu năm 2009. Tăng trưởng sụt giảm thể hiện ở hầu hết tất cả các
ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp chế biến, điện, ga và nông nghiệp

7


Ý thức được tính chất nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng, Chính phủ Việt Nam đã nhanh
chóng ban hành những chính sách kích thích kinh tế quy mơ lớn. Chính phủ đã ban hành Nghị
quyết 30/2008/NQ-CP, đề ra các giải pháp hỗ trợ kinh tế, trong đó chính sách Tài khóa được nới
lỏng.

Sang đến q I/2009, Chính phủ ban hành hai gói kích thích kinh tế quy mơ lớn: Gói kích
cầu đầu tiên trị giá khoảng 1 tỷ USD hỗ trợ lãi suất; Gói kích cầu thứ hai trị giá khoảng 8 tỷ
USD gồm các nội dung: tăng chi đầu tư, tăng chi an sinh xã hội, giảm thuế.
Chính sách cắt giảm thuế: giảm thuế VAT cho một loạt các mặt hàng, giảm 30% cho
thuế thu nhập doanh nghiệp vừa và nhỏ, miễn trừ thuế thu nhập cá nhân trong nửa đầu năm
2009. Tổng số thuế miễn giảm khoảng 20.000 tỷ đồng
Sang đến năm 2010-2011, nền kinh tế đã có những bước hồi phục tương đối rõ nét, chính
sách của Bộ Tài chính tập trung thực hiện các chính sách kích thích kinh tế trong năm 2009 và
kéo dài sang năm 2010-2011. Đồng thời chú trọng vào các giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ
mô, kiềm chế lạm phát.
Chính sách kinh tế trong năm 2009 đều năm 2010 đã thu được thành công nhất định. Sau
quý I/2009, nền kinh tế đã trải qua 4 quý tăng trưởng liên tiếp và quý sau cao hơn quý trước, nền
kinh tế có khả năng bước ra khỏi giai đoạn thu hẹo của một chu kỳ kinh tế.
2.4 Tác động chính sách tài khóa đến kinh tế Việt Nam giai đoạn 2013-2019
Từ năm 2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 06/NQ-TW về chủ trương, giái
pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ cơng để đảm bảo nền tài chính quốc gia an tồn, bền vững,
trong đó đề ra hàng loạt các chủ trương, giải pháp quan trọng thực hiện đến năm 2020.
Với những biện pháp cụ thể triển khai trong thời gian qua, Chính phủ đã thành cơng trong
việc giảm tốc độ tăng nợ cơng, cùng với duy trì tốt tốc độ tăng trưởng, kiểm soát và giảm dần
8


bội chi ngân sách. Tỷ lệ nợ cơng/GDP tính đến cuối năm 2017 đã giảm. Dư nợ công đến năm
2017 ở mức 61,4% GDP (năm 2016 là 63,8% GDP), nợ chính phủ ở mức 51,8%GDP (năm 2016
là 52,8% GDP), trong giới hạn được Quốc hội cho phép.
Năm 2018, Bộ Tài chính tiếp tục tổ chức điều hành dự tốn chi NSNN tích cực, chủ động,
chặt chẽ, tiết kiệm, hạn chế mua sắm ô tô công và trang thiết bị đắt tiền, hạn chế chi ứng trước
và chuyển nguồn dự toán sang năm sau đồng thời tăng cường công tác thu, tạo sự chuyển biến rõ
nét trong việc quản lý thu, nhất là khu vực kinh tế phi chính thức, mở rộng cơ sở thuế, quản lý
chặt chẽ giá tính thuế; chống thất thu, chống buôn lậu; giảm tỷ lệ nơ đọng thuế xuống dưới 5%

tổng thu NSNN.
Năm 2019, mục tiêu của chính sách tài khóa sẽ là huy động nguồn lực, cần duy trì ổn định
tỷ trọng thu thuế, phí; Đơn giản hóa các chính sách, đơn giản mục tiêu, có thể hiểu là mỗi chính
sách thuế chỉ cần đạt được một mục tiêu; Thu ngân sách nên bình đẳng, cơng bằng, cịn hỗ trợ
nên chuyển sang phần chi ngân sách.Bên cạnh đó, cần đánh giá lại thị trường trái phiếu chính
phủ; Huy động mạnh mẽ nguồn lực tài chính nhà nước; Tiếp tục có chính sách huy động nguồn
vốn FDI, ODA có chọn lọc kỹ càng hơn; cơ cấu lại chi NSNN; phân bổ nguồn lực tài chính rõ
ràng, hiệu quả hơn…
3. Nhận xét về chính sách tài khóa giai đoạn 2008-2018
Từ phân tích trên đây, có thể đánh giá một số các thành cơng của chính sách tài khóa như
sau:
Hệ thống các chính sách tài khố (thu - chi NSNN) trong đã khơng ngừng được hồn thiện
theo hướng đảm bảo tính pháp lý ngày càng được nâng cao. Những văn bản quan trọng như Luật
NSNN, các Luật thuế đều được nghiên cứu ban hành và hoàn thiện dưới hình thức văn bản Luật.
Các chính sách thu - chi NSNN đã liên tục được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu
của cải cách nền kinh tế cũng như đổi mới công tác quản lý kinh tế theo hướng thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa của Việt nam hiện nay.
Các chính sách thu - chi NSNN được ban hành đã thực hiện tốt vai trò động viên tốt nguồn
thu cho NSNN và thực hiện điều tiết kinh tế vĩ mô. Thể hiện rất rõ là, trong giai đoạn 2001
-2007, chính sách thu đã động viên được nguồn lực tài chính lớn để đảm bảo nhiệm vụ chi thực
hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh. Cịn trong giai đoạn 2008 - 2012, chính sách tài
khố đã trở thành cơng cụ có hiệu quả trong thực hiện các mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mơ, vượt qua suy thối và những khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính thế
giới tác động tới. Các điều hành chính sách tài khố lúc thắt chặt, lúc mở rộng và những chính
sách thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp để giải quyết những vấn đề về thiếu vốn, thiếu thị
trường, giải quyết công nợ... tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.
Những chính sách tài khóa giai đoạn 2012 - 2017 đã đem lại thành tựu đáng kể: Nâng cao hiệu
quả phân bổ nguồn lực gắn với quá trình tái cơ cấu đầu tư công. Vốn đầu tư công, nhất là đầu tư
từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ được bố trí tập trung hơn, ưu tiên tập trung
9



cho các cơng trình dự án quan trọng, cấp thiết, sớm hoàn thành, đưa nhanh vào sử dụng để phát
huy hiệu quả, khắc phục một bước tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, thất thốt, lãng phí; đã tập
trung xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản và thanh toán vốn ứng trước; tăng cường quyền tự chủ, chủ
động đi đôi với tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc phê duyệt dự án đầu
tư, lựa chọn danh mục và phân bổ vốn cho từng dự án cụ thể theo đúng các mục tiêu, định hướng
phát triển; phân bổ vốn đầu tư bảo đảm tính cơng khai, minh bạch.
Thực hiện tích cực những cải cách, đổi mới theo hướng đơn giản hố các thủ tục hành
chính (quy chế một cửa, tự kê khai nộp thuế), đơn giản hố chính sách quản lý, minh bạch chính
sách mở rộng dân chủ tạo điều kiện cho các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh dễ dàng thực
hiện, từng bước đáp ứng yêu cầu công tác quản lý.
Không ngừng hiện đại hố cơng tác quản lý thu - chi, tiết giảm chi phí và thời gian cho các
đối tượng được quản lý thực hiện thuận lới các nghĩa vụ và quyền lợi của mình (đăng ký thuế, kê
khai thuế điện tử, tuyên truyền chính sách thuế qua các phương tiện thơng tin đại chúng...).
Chính sách thu - chi NSNN được ban hành, hồn thiện khơng ngừng đã đảm bảo và phục
vụ tốt cho công tác hợp tác quốc tế về tài chính. Việc bổ sung, sửa đổi, hồn thiện khơng ngừng
chính sách thu - chi, quản lý vay, trả nợ nước ngồi... đã thúc đẩy phát triển có hiệu quả các hoạt
động hợp tác kinh tế quốc tế, đặc biệt là hoạt động tự do hoá đầu tư và thương mại.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành cơng nói trên, hệ thống các chính sách tài khố NSNN
cũng cịn một số các hạn chế là:
Hệ thống các chính sách thường xuyên có biến động và chưa thật sự ổn định trong trung và
dài hạn, vì thế cho nên các doanh nghiệp thường gặp khó khăn khi chính sách thay đổi.
Các chính sách chạy theo việc xử lý thực tiễn quá nhiều; tính bền vững thấp và hiệu lực,
hiệu quả khơng cao.
Chính sách vẫn còn mang đặc thù của việc can thiệp hành chính vào nền kinh tế mà chưa
phải hồn tồn là dựa trên các cơ sở lý thuyết để gián tiếp điều tiết nền kinh tế.
Kinh tế Việt Nam vẫn chưa là nền kinh tế thị trường hoàn thiện nên cơ chế dẫn truyền
chính sách tài khố chưa hồn thiện và làm hiệu quả can thiệp chính sách khơng cao.
4. Kết luận chung

CSTK thời gian qua đã góp phần khơng nhỏ cho việc điều tiết tăng trưởng kinh tế và lạm
phát. Hệ thống chính sách thu chi ngân sách nhà nước khơng ngừng được hồn thiện. Quy mơ
thu chi ngân sách ngày càng tăng nhưng tổng chi luôn lớn hơn tổng thu làm cho thâm hụt ngân
sách tăng. Chi NSNN được điều chỉnh theo hướng giảm chi tiêu đầu tư công và tăng chi thường
xuyên. Đây là xu hướng điều chỉnh cơ cấu chi nhằm làm tăng hiệu quả đầu tư của nền kinh tế và
tạo cơ sở để quá trình tái cơ cấu đầu tư. Tuy nhiên, xu hướng này nếu tiếp tục mở rộng thì sẽ
khơng tốt cho nền kinh tế do tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam vẫn chủ yếu phụ thuộc vào tăng
trưởng theo chiều rộng. Tuy nhiên, để CSTK có hiệu quả ngày càng cao trong điều tiết kinh tế vĩ
10


mơ thì rất cần phải có một sự minh bạch cao trong thu chi ngân sách và quản lý ngân sách. Chỉ
có như vậy, CSTK mới chặt chẽ, hiệu quả và triệt để tiết kiệm như định hướng về thực hiện
CSTK nhằm duy trì mơi trường kinh tế vĩ mơ thuận lợi và ổn định như trong Đề án tổng thể về
tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng mà Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt.
Kết quả cho thấy chính sách tài khóa của Việt Nam trong việc ổn định chu kỳ kinh tế khá
tương đồng với các nước đang phát triển khác là mang tính thuận chu kỳ, và tiềm ẩn nhiều bất
ổn vĩ mơ. Chính sách phản chu kỳ trong giai đoạn suy thối thường có ảnh hưởng tích cực đến
tăng trưởng kinh tế. Cũng lưu ý rằng, chính sách phản chu kỳ cũng có độ trễ, nghĩa là thường
khơng có phản ứng tích cực tức thời. Do đó việc triển khai chính sách tài khóa cần được thực
hiện khẩn trương nhằm phát huy tối đa tác dụng kích thích của chính sách tài khóa với các cơng
cụ tài khóa được sử dụng linh hoạt theo mức độ ảnh hưởng. Nên sử dụng chính sách tài khóa mở
rộng khi nền kinh tế đang ở dưới mức sản lượng tiềm năng. Tuy nhiên việc áp dụng chính sách
tài khóa mở rộng liên tục trong thời gian dài dễ gây ra bất ổn, dẫn đến suy thối.Tuy nhiên thực
tiễn và nghiên cứu cho thấy tính phức tạp trong vai trị của chính sách tài khóa đối với ổn định
chu kỳ kinh tế vĩ mô, do bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi môi trường kinh tế trong nước, khu vực và
quốc tế. Ngồi ra, vai trị này cũng bị ảnh hưởng bởi mạng lưới ảnh hưởng đan xen của các biến
số kinh tế vĩ mô khác. Mục tiêu tăng trưởng thay đổi ảnh hưởng đến vai trị của chính sách tài
khóa đối với ổn định chu kỳ kinh tế. Vai trò ổn định chu kỳ kinh tế thông qua tác động đến sản

lượng thực tế được được quyết định bởi nhiều yếu tố, phụ thuộc vào chính sách tài khóa cũng
như các chính sách vĩ mơ khác.

III. Chính sách tài khóa ảnh hưởng đến đầu tư tại Việt Nam
A. Giai đoạn 2007 – 2008
Việc chính phủ áp dụng chính sách tài khóa mở rộng vào tháng 6/2007 cho đến tháng 9/2008
đã làm cho tình hình đầu tư trong nước có sự thay đổi:

1. Đầu tư của các doanh nghiệp trong nước
Theo Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số doanh nghiệp đăng ký
mới vẫn tiếp tục tăng cao. Trong năm 2008, toàn quốc có 65.318 doanh nghiệp thành lập
và vốn đăng ký 569,533 nghìn tỷ đồng, tăng 12,24% về số lượng và 20,77% về vốn đăng
ký so với cùng kỳ năm 2007. Tuy nhiên từ tháng 6 năm 2008, số doanh nghiệp đăng ký
kinh doanh có chiều hướng giảm sút so với các tháng đầu năm. Tổng số doanh nghiệp đã
thành lập và đăng ký kinh doanh đến hết tháng 12-2008 khoảng 376.644 doanh nghiệp.
Số vốn đăng ký bình quân là 8,7 tỷ đồng/doanh nghiệp (năm 2007, số vốn đăng ký kinh
doanh bình qn là 8,1 tỷ đồng/doanh nghiệp). Tính trung bình, mỗi tháng có khoảng
5.443 doanh nghiệp, mỗi ngày có trên 180 doanh nghiệp mới ra đời (năm 2007, các con
số này lần lượt là 4.850 doanh nghiệp và 161 doanh nghiệp). Các doanh nghiệp đã đăng
ký và đang hoạt động cịn huy động thêm 209,6 nghìn tỷ đồng vốn kinh doanh.

11


2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh
Trong năm 2008, tổng số dự án FDI được cấp mới vào Việt Nam cả năm là 1.171 dự án
với tổng số vốn đăng ký đạt trên 60,3 tỷ USD (bên Việt Nam chiếm khoảng 10%) tăng
322% so với năm 2007. Số dự án FDI tăng vốn cũng rất lớn: 311 dự án đăng ký tăng vốn
với tổng số vốn đăng ký tăng thêm trên 3,7 tỷ USD. Chỉ tính riêng số vốn tăng thêm của
các dự án đang hoạt động tại Việt Nam trong năm nay đã tương đương với tổng số vốn

đăng ký mới trong một năm của đầu những năm 2000. Tính chung cả vốn đăng ký cấp
mới và vốn đăng ký tăng thêm, tổng số vốn FDI đăng ký tại Việt Nam năm 2008 đạt trên
64,0 tỷ USD, gấp gần 3 lần năm 2007. Vốn giải ngân trên cả nước trong năm 2008 của
các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam lên con số 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn ODA ký kết trong cả năm 2008 ước đạt mức
4.058 triệu USD. Mức giải ngân vốn ODA năm 2008 đạt khoảng 2,2 tỷ USD, cho thấy
việc thực hiện nguồn vốn ODA đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên theo khuyên
cáo của các nhà tài trợ, Việt Nam cần chú trọng vào việc cải cách hành chính và tinh giản
quy trình, thủ tục trong việc tiếp nhận và thực hiện nguồn vốn ODA ở các cấp1.
Như vậy, việc sử dụng chính sách tài khóa mở rộng trong giai đoạn này làm cho thị trường đầu
tư của Việt Nam trở nên sôi động hơn. Số lượng doanh nghiệp và vốn đầu tư đều tăng rõ ràng so
với các năm trước đó.

B. Giai đoạn 2009-2012
1. Đầu tư trong nước:
Năm 2009, vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới, chiếm 45,1% tổng vốn đăng ký mới;
tiếp đến là lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống 5 tỷ USD, chiếm 30,5%; công nghiệp chế biến, chế
tạo với 2,2 tỷ USD, chiếm 13,6%.
12


Từ 2010-2012, ICOR có xu hướng giảm dần, chứng tỏ được hiệu quả đầu tư của khu
vực KTNN đã dần được cải thiện theo hướng tích cực. Tuy nhiên, tính chung cho giai
đoạn 2005-2012, hiệu quả đầu tư của khu vực KTNN vẫn rất thấp khi giá trị hệ số ICOR
là 8,58.
Do có những chính sách giảm thuế nên số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập trong
gia đoạn từ năm 2009 đến 2010 tăng lên. Tuy nhiên bước sang năm 2011 đến 2012 số
lượng doanh nghiệp đăng ký lại giảm xuống bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp dừng
hoạt đọng có xu hương tăng.


2. Đầu tư nước ngồi:
Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 2009 đạt thấp do ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế thế giới, Tuy nhiên so với năm 2008 có cải thiện hơn và tăng lên theo chiều
hướng tích cực 201- 2012

 Tình hình hoạt động:
Ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 10 tỷ USD, bằng
87% so với năm 2008.
Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu khí) năm 2009 đạt 29,9 tỷ USD, bằng 86,6 %
so với năm 2008 và chiếm 52,7 % tổng xuất khẩu cả nước. Nếu khơng tính dầu thơ, khu
vực ĐTNN xuất khẩu 23,6 tỷ USD, chiếm 41,7 % tổng xuất khẩu và bằng 98 % so với
năm 2008. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN năm 2009 đạt 24,8 tỷ USD, bằng 89,2 % so
với năm 2008 và chiếm 36,1% tổng nhập khẩu cả nước. Trong năm 2009, khu vực ĐTNN
xuất siêu 5,03 tỷ USD.
 Tình hình cấp GCNĐT
Theo các báo cáo nhận được đến 15/12/2009, trong năm 2009 cả nước có 839 dự án
mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 16,34 tỷ USD. Tuy chỉ bằng 24,6 % so với

13


năm 2008 nhưng đây là cũng là con số khá cao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện
nay.
Trong năm 2009, có 215 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng
thêm là 5,13 tỷ USD, bằng 98,3% so với năm 2008.
 Theo lĩnh vực đầu tư:
Dịch vụ lưu trú và ăn uống vẫn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà
đầu tư nước ngoài với 8,8 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm. Trong đó, có 32 dự án cấp
mới với tổng vốn đầu tư là 4,9 tỷ USD và 8 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 3,8 tỷ
USD.

Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm.
Trong đó có một số dự án có quy mô lớn được cấp phép trong năm như Khu du lịch sinh
thái bãi biển rồng tại Quảng Nam, dự án Công ty TNHH thành phố mới Nhơn Trạch
Berjaya tại Đồng Nai và dự án Công ty TNHH một thành viên Galileo Investment Group
Việt Nam có tổng vốn đầu tư lần lượt là 4,15 tỷ USD, 2 tỷ USD và 1,68 tỷ USD
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có quy mơ vốn đăng ký lớn thứ ba trong năm
2009 với 2,97 tỷ USD vốn đăng ký, trong đó có 2,22 tỷ USD đăng ký mới và 749 triệu
USD vốn tăng thêm.
 Theo đối tác đầu tư:
Trong năm 2009, có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, các
nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là Hoa Kỳ với tổng vốn đăng ký là 9,8 tỷ USD chiếm 45,6%
tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, Cayman Islands đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký 2,02 tỷ
USD chiếm 9,4%, đứng thứ 3 là Samoa với tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD chiếm 7,9%;
Hàn Quốc đứng thứ 4 với 1,66 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 7,7% tổng vốn đầu tư đăng
ký.
 Theo địa bàn đầu tư:
Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất trong năm 2009 với
6,73 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Tiếp theo là Quảng Nam, Bình Dương, Đồng
Nai và Phú Yên với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 4,1 tỷ USD; 2,5 tỷ USD; 2,36 tỷ USD
và 1,7 tỷ USD.
Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, năm 2012, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào
Việt Nam 16,3 tỷ USD, tăng 4,7% so với năm 2011.

14


C. Giai đoạn 2013-2018
1. Đầu tư trong nước

Trong thời gian qua, số lượng doanh nghiệp (DN) mới được thành lập của Việt Nam

ngày càng tăng. Trong năm 2017, cả nước có 126.859 DN thành lập mới, với số vốn đăng
ký là 1.295.911 tỷ đồng, tăng 15,2% về số DN và tăng 45,4% về số vốn đăng ký so với
năm 2016. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một DN trong năm 2017 đạt 10,2 tỷ
đồng, tăng 26,2% so với năm trước. Số DN đăng ký thành lập mới tiếp tục xu hướng tăng
trong 6 tháng đầu năm 2018, khi cả nước có 64.531 DN đăng ký thành lập mới với tổng
vốn đăng ký là trên 649 nghìn tỷ đồng, tăng 5,3% về số DN và tăng 8,9% về số vốn đăng
ký so với cùng kỳ năm 2017; vốn đăng ký bình quân một DN thành lập mới đạt 10,1 tỷ
đồng.
Mơi trường kinh doanh Việt Nam tiếp tục có những bước cải thiện đáng kể. Việt Nam
được đánh giá đứng thứ 55/137 quốc gia về năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2017. Theo
đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm 2017, môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng
14 bậc (từ 82/189 lên 68/190 của bảng xếp hạng).
Trong thời gian qua, đặc biệt từ năm 2011 cho đến nay, DN được hỗ trợ, tạo điều kiện
để có thêm nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua giảm tỷ lệ
động viên vào ngân sách nhà nước (NSNN) trong chính sách thuế

15


Thời gian qua, tổng vốn đầu tư toàn xã hội liên tục tăng mạnh, tỷ lệ tăng bình quân
12,7%/năm. Trong đó, vốn đầu tư NSNN mỗi năm đều tăng, đóng góp tích cực vào q
trình phát triển kinh tế. Tuy vậy, việc giải ngân, sử dụng nguồn vốn này vẫn còn chậm,
làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả tăng trưởng. Theo báo cáo thực hiện nhiệm vụ chi NSNN
của Chính phủ, năm 2018, số chi đầu tư phát triển (ĐTPT) theo dự tốn gần 400 nghìn tỷ
đồng, thực hiện trong chín tháng chỉ đạt 50,9% dự tốn. Tuy nhiên, ước chi cả năm lại đạt
418,36 nghìn tỷ đồng, tăng 4,7% so với dự toán, do được bổ sung từ nguồn dự phịng
ngân sách đã bố trí trong dự tốn đầu năm. Số chi trả nợ lãi dự toán là 112,5 nghìn tỷ
đồng, thực hiện chín tháng đạt 71,5% dự tốn; ước chi cả năm trong phạm vi dự toán
Kết quả thực hiện cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2015 - 2018 cho thấy, thể chế ĐTC
từng bước được hồn thiện thơng qua các văn bản pháp luật quan trọng đã được ban hành

như: Luật ĐTC, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng. Qua đó, cơng tác quản lý ĐTC được tăng
cường theo hướng công khai, minh bạch và bước đầu được cải thiện, tỷ trọng đầu tư nhà
nước trong tổng đầu tư được kiểm soát; Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP đã giảm
từ 38,4% (giai đoạn 2007-2011) xuống 31,9% (giai đoạn 2012-2017).

16


Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2018 đạt rất thấp. Từ
năm 2016 đến ngày 31-10-2018, giải ngân mới đạt 368 nghìn tỷ đồng, chỉ đạt 72% kế
hoạch đã giao. Năm 2017, kế hoạch vốn đầu tư ngân sách T.Ư là 175 nghìn tỷ đồng, giải
ngân đạt 135 nghìn tỷ đồng, bằng 77,1% kế hoạch. Riêng năm 2018, kế hoạch 176 nghìn
tỷ đồng, đến ngày 31-10 giải ngân mới đạt 88 nghìn tỷ đồng, bằng 50% kế hoạch.
2. Đầu tư từ nước ngoài
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 2013 - 2018
Năm

Số dự án

Tổng vốn đăng ký
(Triệu đô la Mỹ)

2013
2014
2015
2016
2017
2018

1.530,0

1.843,0
2.120,0
2.613,0
2.741,0
3.147,0

22.352,2
21.921,7
24.115,0
26.890,5
37.100,6
36.368,6

Tổng số vốn thực
hiện (Triệu đô la
Mỹ)
11.500,0
12.500,0
14.500,0
15.800,0
17.500,0
19.100,0

Năm 2018 ghi nhận những thành công nổi bật của Việt Nam trong thu hút FDI, với
tổng vốn đầu tư cấp mới, tăng thêm và cả vốn đầu tư qua góp vốn, mua cổ phần là trên 36
tỷ USD. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) (2018), vốn đầu tư nước
ngoài giải ngân đã đạt mức kỷ lục, với 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Tính đến năm 2018, Việt Nam đã tiếp nhận 80 tỷ USD nguồn vốn ODA, vốn vay ưu
đãi, trở thành một trong những nước tiếp nhận nguồn vốn này nhiều nhất trên thế giới.
Trong đó, 7 tỷ USD là viện trợ khơng hồn lại, trên 70 tỷ USD là vốn vay với lãi suất

dưới 2% và 1,62 tỷ USD vốn vay kém ưu đãi nhưng lãi suất vẫn thấp hơn vốn vay thương
mại.
Hiệu quả của các dự án đã giảm rất nhiều kể từ giai đoạn 2014 – 2015. Tỷ lệ giải ngân
đã giảm từ mức 23,1% trong năm 2014 xuống chỉ còn 11,2% trong năm 2018, thấp hơn
nhiều so với mức trung bình tồn cầu của nhóm 6 ngân hàng, trong đó tỷ lệ giải ngân tồn
cầu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2018 lần
lượt là 21% và 20,2%. Năm 2018, mức giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi cấp phát từ
ngân sách TW chỉ đạt 53,6% kế hoạch Quốc hội giao.

D. Kết luận
Như vậy, chính sách tài khố được Chính phủ thay đổi linh hoạt để phù hợp với từng
giai đoạn trong chu kỳ kinh tế từ năm 2007-2018. Trong thời gian đó, Việt Nam và nhiều
quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng không nhỏ từ biến động của nền kinh tế toàn cầu,
như khủng hoảng kinh tế 2007- 2009 và khủng hoảng nợ Châu u 2010. Mặc dù vậy, chính
phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc duy trì nền kinh tế ổn định và thúc đẩy hoạt động đầu
tư cả trong và ngoài nước. Cụ thể, số doanh nghiệp đăng ký mới ngày càng có xu hướng
tăng và đặc biệt tăng mạnh trong giai đoạn 2013-2018. Hơn nữa, nhờ chính sách tài khố
17


nới lỏng thơng qua chính sách giảm thuế, đã thúc đẩy, kích thích đầu tư và doanh nghiệp
phát triển. Tuy nhiên bên cạnh những cố gắng của Chính phủ thì tình trạng điều hành
chính sách tài khóa Việt Nam đúng như nhận định của IMF: “... trong các nền kinh tế
đang phát triển, chính sách tài khóa có đặc thù là thuận chu kỳ - đó là, tăng thêm kích
thích trong thời gian kinh tế tăng trưởng và tháo dỡ trong thời kỳ suy thoái”. Điều này
gợi lên vấn đề, chính sách tài khóa đó có khuynh hướng gây bất ổn định hơn là góp phần
giảm biến động chu kỳ kinh tế. Vì thế, cần có những biện pháp khắc phục những vấn đề
bất cập đó.

IV. Dự đốn về CSTK trong tương lai và lợi ích/hạn chế của nhà đầu tư

do CSTK đem lại.
1. Dự đốn về Chính sách tài khóa

Nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh và được nhà nước khuyến khích đầu
tư. Theo cổng thơng tin điện tử chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về
chiến lược giai đoạn 2015-2020: “Tiếp tục thực hiện mở cửa thị trường tài chính một cách
hiệu quả, phù hợp với cam kết quốc tế; chủ động tham gia thị trường tài chính quốc tế.
Hồn thiện hệ thống cơ chế, chính sách tài chính nhằm tăng cường thu hút và khai thác tối
đa nguồn vốn nước ngoài phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn.” Như
vậy có thể thấy, năm 2020 có thể chính phủ vẫn thực hiện chính sách tài khóa mở rộng.
Tuy nhiên, tình trạng nợ cơng của Việt Nam vẫn cịn cao. Số liệu của Bộ Tài chính cho
thấy, nhu cầu trả nợ gốc tăng nhanh trong một vài năm gần đây, năm 2017 là 144.000 tỷ
đồng, 2018 là hơn 146 nghìn tỷ đồng. Năm 2019 dự kiến là 181.970 tỷ đồng, nếu tính cả
chi trả nợ gốc của ngân sách địa phương, tổng số chi trả nợ gốc năm 2019 là xấp xỉ 200
nghìn tỷ đồng. Vì vậy, có thể chính phủ sẽ giảm chi đầu tư cơng trong tương lai cũng như
thực hiện mở rộng chính sách tài khóa hạn chế hơn so với các năm trước đó

2. Chính sách tài khóa ảnh và lợi thế - hạn chế của nhà đầu tư
Cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp chậm được đổi mới dẫn đến hiệu quả sử
dụng nguồn lực tài chính ngân sách nhà nước trong khu vực sự nghiệp còn hạn chế, việc
thực hiện lộ trình giá dịch vụ, xã hội hóa đối với các dịch vụ sự nghiệp cơng cịn nhiều khó
khăn, vướng mắc.
Những rủi ro của ngân sách nhà nước; chủ sở hữu là nhà nước, rủi ro của tài chính
quốc gia từ khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn cịn tiềm ẩn do tình hình tài chính của
nhiều doanh nghiệp nhà nước quá khó khăn, rủi ro từ các khoản vay có bảo lãnh của
Chính phủ, các khoản Chính phủ vay về cho vay lại, vay ưu đãi có hỗ trợ lãi suất, trái
phiếu doanh nghiệp... của doanh nghiệp nhà nước. Tiến độ cổ phần hóa, thối vốn đầu tư
ngồi ngành, xử lý nợ xấu thực hiện cịn chậm so kế hoạch, mục tiêu đề ra, hoặc có cổ
phần hố nhưng chỉ mang tính hình thức, biểu tượng do tỷ lệ vốn nhà nước chiếm giữ còn
18



quá cao, không thu hút được các nhà đầu tư chiến lược để thay đổi cơ bản về quản trị và
chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới vào phát triển doanh nghiệp…
Khi Nhà nước thực hiện CSTK mở rộng đồng nghĩa với việc giảm thuế, các nhà đầu tư
sẽ gia tăng được lợi nhuận và ngược lại, khi CSTK thắt chặt được sử dụng, chính phủ hạn
chế chi đầu tư hoặc tăng thuế dẫn đến khó khăn trong việc kinh doanh.
Khi điều hành chính sách tài khóa hài hịa với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ
mơ khác giúp duy trì ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn
hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh và tăng trưởng. Điều đó giúp cho các nhà đầu tư có cái
nhìn tích cực về nền kinh tế trong tương lai dẫn đến việc mạnh dạn trong việc ra quyết
định đầu tư.
Kết luận: Chính sách tài khóa là một nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Việc chính sách tài khóa thay đổi kéo theo sự thay đổi của một nhóm loại tài sản. Việc
nhìn nhận được thị trường và các chính sách giúp cho các nhà đầu tư có tầm nhìn và chiến lược
phù hợp để phát triển.

V. Tài liệu tham khảo
/> /> />fbclid=IwAR3XBy8dhXKFpo3nSTVP_B3AmNeV0GkQzKDAP8CsjziL9Ud9WwGwCQZ4dY
Tổng cục thống kê (2011), Sách tình hình kinh tế xã hội Việt Nam mười năm 2001-2010
Kinh tế Việt Nam: 10 năm thăng trầm
/>Tạp chí tài chính
/> />Chính sách tài khóa của Việt Nam trong những năm gần đây, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam,
số 1(74) – 2014, Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Ngọc Tuyến.

19


Mục lục
Một số vấn đề lý luận chung.


I.
1.

Chính sách tài khóa và phân loại chính sách tài khóa……………………. 1

2. Chu kỳ kinh tế…………………………………………………………….. 2
3.

Sự tác động của Chính sách tài khóa đến chu kỳ kinh tế………………..3

Thực trạng sử dụng chính sách tài khóa trong điều kiện chu kỳ kinh
tế nước ta giai đoạn 2008-2018

II.

1. Tình hình chung của kinh tế Việt Nam ……………………………………………4
2. Sự tác động của chính sách tài khóa đến chu kì kinh tế ở Việt Nam……………... 6
3. Nhận xét về chính sách tài khóa giai đoạn 2008-2018 ……………………………9
4. Kết luận chung …. ……………………………………………………………….10

Chính sách tài khóa ảnh hưởng đến đầu tư tại Việt Nam

III.

E. Giai đoạn 2007 – 2008 …………………………………………………... 11
F. Giai đoạn 2009-2012……………………………………………………… 12
G. Giai đoạn 2013-2018……………………………………………………… 15

H. Kết luận ………………………………………………………………...........…17


Dự đoán về CSTK trong tương lai và lợi ích/hạn chế của nhà đầu tư
do CSTK đem lại.

IV.

1. Dự đốn về Chính sách tài khóa………………………………………………… 18

2. Chính sách tài khóa ảnh và lợi thế - hạn chế của nhà đầu tư …………………. 18
V.

Tài liệu tham khảo…………………………………………….. 19

20


21



×