Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tham van nhom tiep can hanh vi Hành vi phản ứng và hành vi tạo tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.13 KB, 27 trang )

THAM VẤN NHÓM THEO CÁCH TIẾP CẬN HÀNH VI
Tham vấn hành vi trong nhóm thường phức tạp bởi vì thực tế là nó bao gồm
một loạt các phương pháp nhóm chứ không chỉ là một hệ thống cố kết. Dựa theo
định hướng lí thuyết, việc trình bày các vấn đề của khách hàng, và mơi trường tham
vấn nhóm thì những phương pháp này rất đa dạng. Do đó, trước hết chúng ta sẽ đi
thảo luận những đóng góp lí thuyết chính trong tham vấn hành vi được xem như nền
tảng cho các kỹ thuật tham vấn nhóm mà chúng ta sẽ giải thích trong những phần
sau.
Liệu pháp nhóm hành vi là hướng tiếp cận mới có liên quan đến lĩnh vực giúp
đỡ y tế. Nó xuất hiện từ tâm lí học thực nghiệm, mà trước hết có một tác động giới
hạn lên lĩnh vực tham vấn và trị liệu tâm lí. Liệu pháp hành vi có nguồn gốc từ các
cơng việc thực nghiệm trong phịng thí nghiệm của Sechenov và Pavlov, đã chứng
minh làm thế nào mà động vật phản ứng với sự kích thích có hệ thống kết hợp với
phần thưởng. Những phản ứng có điều kiện đã được xem như là yếu tố trung tâm
trong học tập của cả động vật và con người.
John B. Watson đã đưa ra thuyết học tập bằng việc xây dựng hướng tiếp cận
hành vi để hiểu về hành vi của người và con vật. Kể từ những năm 1920, các nhà trị
liệu và tham vấn hành vi đã sử dụng những khái niệm “tác nhân kích thích”, “phần
thưởng”, “củng cố”, và “sự dập tắt” để hiểu một cách hệ thống và thay đổi hành vi
của khách hàng. Họ tin rằng hành vi có thể được tập nhiễm, và do đó hành vi của con
người hoặc các vấn đề có thể được hiểu như là kết quả của tất cả những trải nghiệm
trong quá khứ. Về phương diện này, những nhà hành vi học giống với các nhà phân
tâm học; quan điểm quyết định của họ rằng quá khứ là nguyên nhân dẫn đến những
hành vi trong hiện tại. Nhà hành vi học khác với các học giả khác ở chỗ họ hình thành
ý nghĩ quá khứ và hiện tại như thế nào. Con người từ khi sinh ra đều phải chịu tác
động của những kích thích từ bên trong cơ thể và những kích thích đến từ mơi trường
bên ngồi, tri giác kích thích và phản ứng theo những đặc tính của kích thích, tình
huống, trạng thái cá nhân..... Thơng qua việc được đặt vào trong một loạt các kích
Mailbox:



thích và phản ứng của chúng ta với những kích thích này, học tập sẽ xuất hiện. Một
đứa trẻ học nói và những phản ứng cảm xúc ngun thủy thơng qua tương tác với cha
mẹ trẻ; khi đứa trẻ nói ra những từ mà cha mẹ trẻ sử dụng, hành vi này của trẻ sẽ
được củng cố và có khả năng xuất hiện thường xuyên hơn. Nếu trẻ bị phạt vì nói theo
cái cách khơng được chấp nhận, trẻ có thể trở nên lo lắng và, trong tương lai, việc học
ngơn ngữ có thể đi kèm với sự khơng thoải mái. Điều này có lẽ sẽ gây cho trẻ những
trở ngại về trường học hay học tập. Bản thân nhà tham vấn hành vi sẽ có một vài
chiến lược để xử lí tình huống này. Một hướng tiếp cận giả định rằng một cá nhân tại
cùng một thời điểm không thể vừa thư giãn vừa lo lắng trong những tình huống mà
trước đây gây ra sự lo lắng; có nghĩa là, đòi hỏi phải học một phản ứng mới đối với
kích thích. Với trẻ em học cách làm thể nào để thả lỏng khi học nói được kỳ vọng là sẽ
mang lại những khả năng tốt hơn ở trường khi các em được u cầu giải thích bằng
khả năng ngơn ngữ.
Tiêu chuẩn kích thích – phản ứng, hoặc điều kiện cổ điển, làm mẫu được
Skinner – người đề xuất hướng tiếp cận tạo tác hay tiếp cận công cụ đề hiểu về hành
vi - thách thức sau này. Hướng tiếp cận này cần một hành động theo sau đó bởi một
phần thưởng nào đó khi kích thích xuất hiện. Tác nhân kích thích này khơng phải là
ngun nhân gây ra hành vi; nó chỉ đơn giản là ở đó, và một người học được rằng một
hành vi đặc biệt sẽ tự tạo ra cho mình phần thưởng. Một đứa trẻ có lẽ sẽ bắt đầu sử
dụng những từ mà người lớn sử dụng mà khơng hề có sự dạy bảo trẻ, và thấy rằng khi
trẻ sử dụng những từ này, người lớn sẽ đưa cho trẻ một cái bánh. Trong trường hợp
này, tự trẻ sẽ thực hiện hành động khi có sự xuất hiện của tác nhân kích thích, những
từ mà người lớn nói, và hành động của trẻ sẽ được thưởng một chiếc bánh. Nếu đột
nhiên trẻ bị chuyển đến một gia đình khác mà khơng chú í đến những gì trẻ nói, hoặc
khơng thưởng cho trẻ, khơng lâu sau trẻ có thể sẽ khơng nói những từ nữa, do vậy,
hành vi của trẻ có thể bị dập tắt.
Mơ hình của Skinner có thể được áp dụng trong cơng việc nhóm ở trường học
hay trong các tổ chức bằng việc sử dụng các đơn vị thưởng quy đổi, với những hành vi
Mailbox:



mong muốn thì được thưởng tiền quy ước là cái có thể dùng để đổi những đặc quyền
khác sau này.
Trong số những hướng tiếp cận trị liệu, phương pháp hành vi được nghiên cứu
kỹ càng nhất để củng cố cho những kỹ thuật và quan điểm của các nhà hành vi. Một
mối quan hệ chặt chẽ với tâm lí học thực nghiệm đã tạo tiếng vang cho các nghiên
cứu và xu hướng cho tính đặc thù và chi tiết của các kỹ thuật. Các nhà hành vi học
đánh giá tính đặc thù như là những triệu chứng và vấn đề, và lựa chọn những kỹ
thuật trị liệu chính xác về mặt phương pháp. Nhà tham vấn và khách hàng làm việc
cùng với nhau để quyết định những mục tiêu tham vấn. Khách hàng phải quyết định
họ muốn thay đổi điều gì trong cuộc sống của mình; trách nhiệm của nhà tham vấn là
sử dụng những phương pháp và kỹ thuật để mang lại sự thay đổi trong hành vi. Một
khi q trình tham vấn bắt đầu, cơng việc hướng đến việc mang lại sự thay đổi trong
hành vi. Các nhà hành vi học thường bị buộc tội là lạnh lùng và máy móc trong q
trình trị liệu, nhưng dù sao đa số các nhà hành vi cho rằng mối quan hệ tốt đẹp với
khách hàng là rất quan trọng. Các buổi gặp gỡ đầu tiên tập trung vào việc thu thập
thông tin và phát triển mối quan hệ tin tưởng.
Tham vấn và trị liệu hành vi có một số điểm phân biệt với các hình thức trị liệu
tâm lí khác, một trong số chúng là nguyên nhân của sự nhấn mạnh và một số là độc
nhất:
Nghiên cứu hành vi có thể đo lường và quan sát được, mục tiêu của tham vấn
là giảm tần số xuất hiện hoặc thay đổi hành vi.
Việc chấp nhận rằng hành vi có thể học được cung cấp cho chúng ta quá trình
của nghiên cứu. Nếu chúng ta biết con người học như thế nào, chúng ta có thể
dạy những hành vi mong muốn.
Phương pháp khoa học được áp dụng khắt khe hơn trong tham vấn. Nhà tham
vấn và khách hàng nỗ lực để hiểu cái mà khách hàng đã học là có vấn đề, sau
đó sử dụng các bước và kỹ thuật có hệ thống để đạt được các mục tiêu đặc
biệt và có thể đạt tới.
Mailbox:



Rất nhiều kỹ thuật có cấu trúc sẵn có để giải quyết những hành vi khơng thích
hợp.
Chúng ta giả sử rằng hiểu biết có í thức về hành vi của một ai đó, khi đối lập với
những động lực vơ thức và nhu cầu dành cho “sự thấu suốt”.
Khơng có học thuyết hành vi nào về nhân cách được xây dựng tốt.
Những tài liệu nghiên cứu về kỹ thuật tham vấn xây dựng lên sự tinh tế của các
phương pháp để sử dụng với các vấn đề của khách hàng.

Những cấu trúc lý thuyết
Hành vi phản ứng và hành vi tạo tác
Hành vi của con người có hai loại. Loại thứ nhất có thể được gọi là hành vi phản ứng
hay hành vi phản xạ: một loại phản ứng đặc biệt được tạo bởi một kiểu tác nhân kích
thích thường diễn ra trước phản ứng đó. Những thực nghiệm của Pavlov đã chứng
minh điều kiện của hành vi phản ứng. Nếu như một người sợ chó (tác nhân kích thích
khơng điều kiện) và con chó xuất hiện trước mặt người này tại cùng thời điểm bạn
huýt sáo (tác nhân kích thích có điều kiện), thì người này sẽ học được phản ứng sợ hãi
(phản ứng có điều kiện) khi nghe tiếng sáo mặc dù khơng có sự xuất hiện nào của con
chó.
Mặt khác hành vi tạo tác khơng có sự đi kèm của tác nhân kích thích. Nếu một
hành vi được theo sau bởi một tác nhân củng cố, thì khả năng xuất hiện của hành vi
có thể lại tăng lên.

Sự củng cố
Bất kỳ một sự kiện nào mà kéo dài hành vi quan sát được thì được xem như là một
tác nhân củng cố. Phản ứng được kéo dài theo cách mà nó có thể lặp lại. Trong tham
vấn, chúng ta nỗ lực để củng cố những hành vi mong muốn bằng cách đánh dthời thơ
ấu điểm nào và như thế nào để đưa ra tác nhân củng cố.


Mailbox:


Sự tăng cường
Khi một phản ứng xuất hiện thì những kết quả điều kiện sẽ xuất hiện cùng với một tác
nhân kích thích mà củng cố hành vi này. Gương mặt mỉm cười của người mẹ (tác
nhân kích thích) xuất hiện khi đứa con trai của cô mỉm cười (phản ứng). Nếu như
gương mặt của người mẹ đóng vai trị như một tác nhân củng cố, thì con trai của cơ
có khả năng mỉm cười nhiều hơn mỗi khi có sự xuất hiện của mẹ mình trong tương
lai.
Trong hành vi tạo tác, sự gia tăng tỷ lệ của những hành vi được củng cố được
gọi là sự tăng cường (conditioning). Khi một đứa trẻ đến lớp ngày càng chăm chỉ bởi
mỗi một lần đến lớp trẻ nhận được kẹo (tác nhân củng cố), sau đó hành vi này của trẻ
sẽ được tăng cường.

Sự dập tắt
Khi phản ứng có điều kiện giảm cường độ bởi tác nhân củng cố khơng cịn, chúng ta
thấy được sự dập tắt. Hành vi sẽ quay trở lại mức được chờ đợi mà khơng có tác nhân
củng cố. Nếu như khơng có kẹo đứa trẻ sẽ quay trở lại với hành vi không đến lớp trừ
khi có một tác nhân củng cố khác thay thế cho kẹo, như sự chú ý của các bạn học.

Khái quát hóa
Sau một phản ứng đã được tăng cường bằng một tác nhân kích thích đặc biệt, sự kích
thích giống vậy có thể gợi lên phản ứng khái quát tương tự. Một người bị cha mình
trừng phạt (tác nhân kích thích) có thể sẽ trải nghiệm nỗi sợ hãi (phản ứng) hướng
đến người cha của mình, sau đó những người đàn ông trưởng thành khác cũng có thể
gợi ra ở trẻ phản ứng sợ hãi. Phản ứng sợ hãi hướng đến những người đàn ông
trưởng thành này là sự khái quát hóa. Tác nhân kích thích càng giống với kích thích
ban đầu bao nhiêu thì phản ứng càng mạnh bấy nhiêu. Sự khái quát hóa có một số sự
chỉ định kèm theo; đối với một ai đó, con người có thể tránh những tình huống mà ở

đó sự khái qt hóa có thể mang lại sự khơng thoải mái. Do đó, những người đàn ông
Mailbox:


trẻ tuổi có thể cố gắng tránh mối liên kết gần gũi với những người trưởng thành, phản
ứng sợ hãi tiềm ẩn có thể gây trở ngại cho cuộc sống hằng ngày. Thứ hai, khi một quy
trình dập tắt được áp dụng với tác nhân kích thích khái quát, dập tắt sẽ xuất hiện
nhanh hơn khi tác nhân kích thích ít giống với ban đầu. Bởi vậy, những người đàn ông
trưởng thành khác xa về tuổi tác cũng như hình dáng bên ngoài với cha của cậu bé,
việc dập tắt phản ứng sợ hãi với những người đàn ông này có thể trở nên dễ dàng
hơn. Quy trình này là nền tảng cho một số kỹ thuật thay đổi hành vi.
Sự khái quát hóa là cần thiết bởi vậy chúng ta không phải học một phản ứng
mới trong tất cả các tình huống có tác nhân kích thích. Mặt khác, chúng ta và phải
thực hiện hoạt động học tập để phản ứng với các kích thích giống và khác nhau trong
một số trường hợp theo những cách khác nhau. Sự phân biệt xuất hiện khi khi hành vi
(phản ứng) được củng cố khi có sự xuất hiện của một kích thích nhưng khơng có sự
xuất hiện của một kích thích khác. Phản ứng sợ hãi của đứa trẻ trai được củng cố khi
đứa trẻ ở một mình cùng với cha mình, nhưng sẽ khơng được củng cố khi có sự xuất
hiện của những người đàn ông khác; bởi vậy, đứa trẻ trai này được củng cố phân biệt.
Quá trình củng cố phân biệt cuối cùng sẽ dẫn đến phản ứng khác nhau, bởi vậy khi
đứa trẻ trai phản ứng với cha mình là khác biệt với những người đàn ơng khác, đứa
trẻ này đang phân biệt giữa họ. Rõ ràng là, tham vấn hành vi sẽ bao gồm cả việc dạy
phân biệt sự khác nhau của mơi trường.

Điều kiện hóa ngược
Trong trường hợp một cậu bé bị cha mình trừng phạt nghiêm khắc (tác nhân kích
thích có điều kiện), người ta có thể sẽ mong muốn mang đến một phản ứng khác hơn
là sự sợ hãi khi có sự xuất hiện của người đàn ông lớn tuổi. Tất nhiên điều này rất có
ích, người đàn ơng lớn tuổi sẽ khơng trừng phạt cậu bé nữa (tác nhân kích thích
khơng điều kiện) hoặc gây ra sự không thoải mái ở đứa trẻ và thậm chí điều này sẽ có

ích hơn khi người đàn ông lớn tuổi cư xử theo cách nào đó có thể gợi ra phản ứng hài
lịng ở đứa trẻ. Họ có thể mời người đàn ơng này một ly cà phê (tác nhân kích thích
Mailbox:


không điều kiện mới). Việc thay thế một tác nhân kích thích khơng điều kiện mới thay
vì một phản ứng cũ và hiệu quả (sự thoải mái) hồn tồn khơng phù hợp với phản
ứng có điều kiện ban đầu (sợ hãi) được gọi là điều kiện ngược. Sự thao tác một kích
thích mới của nhà tham vấn sẽ đẩy mạnh sự loại bỏ những phản ứng khơng mong
muốn và có thể đạt hiệu quả khi những quy trình dập tắt đơn giản khơng hoạt động.
Ví dụ, khơng có sự trải nghiệm hành vi tích cực từ những người đàn ơng trưởng
thành, đứa trẻ có thể sẽ tiếp tục sợ hãi thậm chí dù là những người đàn ơng này chưa
bao giờ làm hại đứa trẻ.

Sự củng cố từng phần
Các bài kiểm tra thử nghiệm đã chứng minh rằng những phản ứng bắt đầu trở nên
mạnh hơn với những tác nhân củng cố khơng thích hợp hơn là với những tác nhân
củng cố liên tiếp. Nếu một đứa trẻ nhận được kẹo vì tham gia trên lớp học, nó sẽ
tham gia thường xuyên hơn nếu như trẻ nhận được kẹo một cách gián đoạn hơn là
mỗi khi trẻ tham gia. Con người thường phản ứng thích hợp hơn đối với những người
chỉ thỉnh thoảng chú ý tới họ hơn là thường xuyên. Sau đó, sự củng cố từng phần có
tác dụng ngăn cản tác nhân củng cố ở thời điểm này và địi hỏi nó ở một thời điểm
khác.

Định hình
Định hình xuất hiện khi ai đó về phương diện cá nhân mong muốn một phản ứng đặc
biệt nhưng lại quyết định củng cố những hành vi khác, những hành vi được củng cố
dần dần sẽ gần giống với phản ứng mong muốn. Người ta củng cố “vùng gần đúng”
(successive approximations) của hành vi mong muốn. Issacs, Thomas, và
Golddiamond (1960) đã sử dụng kỹ thuật để khiến cho những bệnh nhân căng trương

lực ở viện có hành vi ngơn ngữ. Trong trị liệu nhóm, đầu tiên hai bệnh nhân căng
trương lực khơng nói bất cứ điều gì. Người lãnh đạo nhóm chú ý đến một bệnh nhân
hướng ánh mắt đến một cái bã kẹo cao su; sau đó, nhà trị liệu giơ bã kẹo cao su lên.
Mailbox:


Khi bệnh nhân này phản ứng lại bằng cách di chuyển ánh mắt theo bã kẹo cao su, nhà
trị liệu đã đưa cho bệnh nhân cái bã kẹo như một tác nhân củng cố. Trong những
buổi gặp gỡ tiếp theo, từng bước một, mấp máy môi, phát ra âm thanh, và cuối cùng
là sự thể hiện của ngôn ngữ được củng cố. Nhà trị liệu phải rất thận trọng trong việc
lựa chọn những hành vi đúng và những tác nhân củng cố quan trọng.

Củng cố tiêu cực
Củng cố tiêu cực là sự di chuyển những nhóm nhỏ kích thích gây khó chịu với một
phản ứng. Hành vi mà xuất hiện khi tác nhân kích thích gây khó chịu được loại bỏ là
sự trốn thốt. Ví dụ, khi một đứa trẻ đang tức giận (kích thích gây khó chịu) sau khi
khơng được cha mẹ cho phép xem ti vi và sau đó cịn bảo “Thơi cứ xem tiếp đi” (phản
ứng chạy trốn), hành vi của cha mẹ trẻ đang bị kiểm sốt bởi củng cố tiêu cực. Hành
vi gây khó chịu của trẻ được củng cố. Mặc dù cha mẹ trẻ có thể tin rằng họ đã và
đang thay đổi hành vi của con mình, nhưng sự thật thì họ đơn giản là thốt khỏi hành
vi gây khó chịu của trẻ tạm thời và bị đứa trẻ kiểm soát. Đầu tiên, khi cha mẹ trẻ
không nhượng bộ nhưng sau này họ lại nhượng bộ trẻ hoặc ngay tại thời điểm đó,
hành vi gây khó chịu của trẻ sẽ được củng cố mạnh mẽ hơn.
Hành vi tránh né khác với hành vi trốn thoát. Hành vi trốn thoát, người ta phản
ứng để chấm dứt tình huống gây khó chịu đang diễn ra; khi chúng ta phản ứng để trì
hỗn hoặc ngăn cản một tình huống diễn ra, chúng ta tạo ra hành vi tránh né. Thơng
qua việc khám phá những hồn cảnh mà người bệnh muốn tránh né, Ayllon và
Michael (1959) đã làm cho các bệnh nhân tâm thần có thể tự ăn uống. Họ muốn
những bộ quần áo sạch sẽ, bởi vậy những người hộ lý được yêu cầu làm đổ thức ăn
lên người bệnh khi họ cho bệnh nhân ăn. Để “trốn khỏi” tình huống gây khó chịu này,

cuối cùng những người bệnh đã tự ăn uống để “tránh” thức ăn đổ lên người lần nữa.
Lovaas, Schaeffer và Simmon (1965) đã sử dụng những cú sốc điện gây đau như là
một tác nhân kích thích gây khó chịu để ép những đứa trẻ mơ mộng thực hiện các
hành vi xã hội. Trong cuộc sống hàng ngày, rất nhiều người chỉ làm việc để tránh xa
Mailbox:


tình huống gây khó chịu hơn, như khơng có đủ tiền cho các chi phí về lương thực, chỗ
ở, bị gia đình từ bỏ, hay phạm tội. Miễn là những tình huống khơng mong muốn khác
được né tránh, hành vi làm việc sẽ được củng cố.

Mơ hình mẫu
Phần lớn hành vi của con người là học được thông qua việc củng cố những hành vi
bắt chước. Ví dụ như sự phát triển của ngôn ngữ, những kỹ năng sử dụng xe mơ tơ,
và kỹ năng xã hội thì bị ảnh hưởng rất nhiều bởi củng cố của người trưởng thành đối
với những hành vi bắt chước của trẻ. Người trưởng thành sẽ hành động như những
“người làm mẫu”. Chúng ta học nhảy thông qua việc bắt chước những bước di chuyển
của người khác. Chúng ta cũng biết rằng những hậu quả của hành vi mẫu ảnh hưởng
đến các mức độ hành vi mẫu được bắt chước (Bandura, 1965). Nếu như những thanh
thiếu niên bán ma túy có thể mua những bộ quần áo hóa trang và được các nhóm
xung quanh coi trọng, thì những đứa trẻ khác có thể cư xử theo cách giống như vậy.
Nếu các bậc phụ huynh được cộng đồng kính trọng, thì những đứa trẻ càng có khả
năng bắt chước hành vi của họ.

Những lợi thế của tham vấn hành vi nhóm
Người ta đã buộc tội những nhà tham vấn hành vi một cách sai lầm rằng họ sử dụng
nhóm một cách đơn giản bởi vì nó mang tính kinh tế và ít khi sử dụng từng kỹ thuật
một trong mơi trường của một nhóm. Tuy nhiên, nhóm có thể tạo ra những ưu điểm
cho từng tình huống một. Trong nhóm, người lãnh đạo khơng phải là người duy nhất
đưa ra những gợi ý các hành vi lựa chọn hoặc củng cố những hành vi mong muốn;

trên thực tế các thành viên khác trong nhóm cũng có thể đóng vai trị như là những
tác nhân củng cố tiềm năng.
Nhóm cũng tạo ra những cơ hội cho các thành viên mà trong tham vấn cá nhân
khơng có được. Người tham gia có thể cảm thấy tự do hơn để thử những hành vi gây
Mailbox:


khó chịu hoặc hành vi xã hội hóa với một số những thành viên khác và những lợi ích
từ việc có nhiều mơ hình mẫu để bắt chước. Tại cùng một thời điểm, mỗi một thành
viên đều có cơ hội để cư xử với vai trò như một người làm mẫu hoặc dạy các kỹ năng,
cả hai vai trò này đều có thể được thưởng.
Những tương tác xã hội giữa các thành viên trong nhóm tạo cơ hội cho người
lãnh đạo nhóm quan sát hành vi và đánh giá các kỹ năng và những thiếu hụt. Các
thành viên tham gia tạo ra các phản ứng hướng tới các thành viên khác điều mà sẽ
khơng có khả năng xuất hiện trong tham vấn cá nhân. Khi mỗi một thành viên thử
những hành vi khác nhau, hoặc học kỹ năng, người lãnh đạo nhóm có thể quan sát và
đánh giá sự tiến bộ của họ. Mỗi thành viên sẽ nhận được phản hồi về hành vi tại thời
điểm xuất hiện. Nhà tham vấn cần lưu ý rằng thay đổi hành vi ở bên ngồi mơi trường
nhóm thường khơng được gia đình, bạn bè và những người cùng công tác chấp nhận,
bởi vậy nhóm sẽ tạo ra sự ủng hộ bằng việc tiếp tục củng cố những thay đổi hành vi
tích cực.
Những ưu điểm này có thể áp dụng trước hết đối với nhóm cần giải quyết các
vấn đề tương tác xã hội. Nhóm này thường có số thành viên hỗn tạp và cấu trúc kém
hơn những nhóm cần giải quyết hành vi cá biệt như ám ảnh sợ. Goldsten và Wolpe
(1971) tin rằng những nhóm cấu trúc kém sẽ tạo ra được những khả năng độc đáo
cho cả phân tích hành vi và can thiệp trị liệu. Tuy nhiên, Lazarus (1968) cho rằng cơng
việc nhóm hiệu quả với những nhóm đồng nhất, tức là những nhóm đang phải đối
mặt với các vấn đề về sự bất lực, lãnh đạm, ám ảnh sợ, và nhu cầu được khẳng định.

Các phương pháp và quy trình nhóm

Các kỹ thuật là nền tảng trong cơng việc của các nhà tham vấn hay trị liệu hành vi.
Một học thuyết nhân cách có lẽ là khơng cần thiết và người ta không cần biết nguyên
nhân của những hành vi hiện tại. Người ta đơn giản chỉ cần hiểu những vấn đề hiện
tại – liệu đó là những hành vi không mong muốn, hành vi mới, hay là những hành vi
Mailbox:


thích ứng – và lựa chọn một kỹ thuật để thay đổi hành vi. Những nhà hành vi học vẫn
chưa phát triển đầy đủ những kỹ thuật để giải quyết tất cả các vấn đề của con người,
nhưng trong vòng hai mươi năm qua một loạt các kỹ thuật hữu dụng đã phát triển
mạnh.
Người đóng góp lớn cho kỹ thuật hành vi là Joseph Wolpe (1958), ông đã gợi ý
rằng hành vi nhiễu tâm bị tập nhiễm khi có sự xuất hiện của kích thích tạo ra sợ hãi.
Mục đích của liệu pháp hành vi là để đảo ngược phản ứng sợ hãi bằng việc tạo ra
những phản ứng cảm xúc mới với kích thích. Từ giả định của ơng, tại cùng một thời
điểm người ta không thể vừa cảm thấy sợ hãi vừa thả lỏng cơ thể, Wolpe đã phát
triển giải mẫn cảm có hệ thống. Ơng đã dạy cho khách hàng thư giãn, sau đó khuyến
khích họ tiếp tục thả lỏng khi đối mặt với kích thích tạo ra sợ hãi trước đây.
Liệu pháp gây khó chịu (xem thêm Rachman và Teasdale, 1969) sử dụng một
cách thức kỹ thuật khác để thay đổi hành vi, bao gồm một số trải nghiệm khó chịu.
Những nghiên cứu trước đây đã sử dụng tác nhân kích thích điện cực mạnh lên
những người nghiện rượu để giúp họ từ bỏ rượu (Kantorovich, 1929), và những cú
sốc mạnh lên những người đồng tính để xua đi suy nghĩ mù quáng của họ (Max,
1935). Sốc điện là lựa chọn gây khó chịu cho đến khi Cautel (1966) phát triển kỹ thuật
“nhạy cảm bên trong”. Với kỹ thuật này, khách hàng tưởng tượng ra hình ảnh cực kỳ
khó chịu phù hợp với thời điểm phải chịu sốc điện những hành vi không mong muốn.
Những kỹ thuật gây khó chịu đã được áp dụng cho những hành vi không được xã hội
mong đợi như nghiện rượu và lệch lạch về giới tính.
Một hướng tiếp cận khác nữa là hướng tiếp cận của nhà học thuyết học tập xã
hội (Bandura, 1969). Thuyết học tập được áp dụng cho những tình huống liên nhân

cách xã hội (social – interpersonal situations) để hiểu về những thành quả của những
hành vi mong muốn và không mong muốn về mặt xã hội. Đóng góp nổi bật nhất của
những nhà học thuyết này nằm ở chỗ nhận thức hành vi “làm mẫu” như là một cách
để học tập các kỹ năng xã hội. Học tập có thể nảy sinh từ những trải nghiệm trực tiếp,

Mailbox:


củng cố đại diện, hoặc từ việc bắt chước, và nhóm tham vấn là một nơi lý tưởng cho
khn mẫu hành vi diễn ra.

Giải mẫn cảm có hệ thống
Arnold Lazarus (1961) đã áp dụng gây tê có hệ thống của Wolpe trong mơi trường
nhóm. Hãy nhớ rằng người ta khơng thể cùng một lúc vừa sợ hãi vừa thả lỏng; về mặt
sinh học chúng ta không thể cùng tồn tại ở hai trạng thái. Sợ hãi “bị ức chế qua lại bởi
sự thả lỏng dẫn đến điều kiện ngược (counterconditioning) hoặc sự dập tắt”. Nhà trị
liệu đưa ra tác nhân kích thích gây sợ hãi, như rắn, và ở cùng thời điểm đó dạy khách
hàng quy trình thả lỏng cơ thể mang đến trạng thái sinh lí học tích cực. Đối với kích
thích khó chịu sự xuất hiện phải từ từ; ví dụ, nhà trị liệu dạy cách thả lỏng các cơ, và
nếu tác nhân kích thích gây khó chịu là một con rắn, nhà trị liệu phải tạo ra một loạt
sự xuất hiện theo mức độ, đầu tiên phải dạy khách hàng thả lỏng với kích thích gây
khó chịu nhỏ nhất. Khách hàng sẽ được đưa đến trước bức tranh rắn cho đến khi sự
thả lỏng xuất hiện, sau đó sẽ được đưa đến chỗ con rắn qua cửa sổ xa mười tám mét.
Các bước sẽ được tiếp tục cho đến khi khách hàng có thể đứng gần hoặc thậm chí là
sờ vào con rắn mà khơng sợ hãi. Tất nhiên, khách hàng phải muốn vượt qua nỗi sợ hãi
này. Phương pháp này rất có hệ thống, ở đó nhà tham vấn quyết định tác nhân kích
thích gây khó chịu, lập kế hoạch xuất hiện theo mức độ cho các kích thích, và hướng
dẫn khách hàng thả lỏng cơ thể; do vậy, nó khơng tạo ra phản ứng sợ hãi nữa.
Lazarus đã thành lập ra các nhóm khách hàng bất lực về tình dục, nhóm khách
hàng sợ chỗ kín, sợ độ cao cho giải mẫn cảm có hệ thống. Hệ thống phân cấp thứ bậc

của kích thích gây khó chịu sẽ bắt đầu khi tất cả các thành viên trong nhóm đều sẵn
sàng cho điều này. Đầu tiên, mỗi nhóm được thành lập bởi các thành viên có cùng
một vấn đề. Sau đó, Lazarus sẽ tham vấn với nhóm các thành viên có những ám ảnh
sợ rất khác nhau. Sau khi dạy thao tác thả lỏng, ông đã đưa cho mỗi người một danh
sách những thứ có liên quan đến hệ thống thứ bậc sợ hãi của họ. Họ được yêu cầu
phải đọc bản mô tả và tưởng tượng khi nhắm mắt lại và thả lỏng hết sức có thể. Mỗi
Mailbox:


thành viên có thể tiếp tục nhịp chân trong lúc tưởng tượng. So sánh kỹ thuật này với
một nhóm định hướng sáng suốt (insight – oriented group) và đóng vai về kiểm sốt.
Lazarus chỉ ra rằng khơng thay đổi triệu chứng của nhóm kiểm sốt, trong khí đó 2/3
nhóm hành vi có thay đổi.
Một nhóm khác bao gồm những người đàn ơng bất lực có nỗi sợ hãi về thất bại
trong tình dục đốn trước được. Các buổi trị liệu bắt đầu bằng việc cung cấp thông tin
cho họ và đối tác của họ một cách riêng rẽ, những bài tập thư giãn và giải mẫn cảm
nhóm bắt đầu ở buổi gặp thứ ba. Hệ thống cấp bậc các điều kiện bắt đầu bằng việc
hôn và kết thúc trong việc thay đổi vị trí trong q trình giao hợp. Mười ngày sau,
từng thành viên của ba nhóm báo cáo trải nghiệm tình dục thành cơng của họ. Sau
một buổi trị liệu nữa, các thành viên cho biết đã có những thành cơng thích hợp
trong hoạt động tình dục của họ. Quy trình tương tự cũng được sử dụng với những
phụ nữ lãnh cảm. Mười buổi trị liệu là cần thiết để hồn thành hệ thống mơ hình
tháp này. Sau mười bốn buổi trị liệu, một phụ nữ cho biết đã có những khối cảm
thỏa mãn thích hợp, trong khi hai người khác đã đạt được điều này trong hơn một
nửa số lần quan hệ.
Những báo cáo khác của liệu pháp giải mẫn cảm bao gồm ứng dụng của Paul
(1966). Ông đã chọn những người sợ nói trước đám đơng và đưa họ vào 5 kiểu nhóm:
giải mẫn cảm hệ thống, liệu pháp tâm lí định hướng sáng suốt, nhóm thuốc chấn an
(giả) chú ý, kiểm soát danh sách chờ đợi, và một nhóm kiểm sốt khơng liên kết. Kỹ
thuật giải mẫn cảm là đạt hiệu quả nhất, và giải mẫn cảm nhóm có được hiệu quả

chung tích cực hơn liệu pháp giải mẫn cảm cá nhân. Thời gian trị liệu trung bình của
mỗi một khách hàng ít hơn 2 giờ. Những áp dụng thành công khác cũng được tiến
hành bởi McManus (1971), Di Loreto (1971), và Sloane, Staples, Cristal, Yorston và
Whipple (1975).

Làm mẫu

Mailbox:


Hầu hết những nhà lý thuyết học tập truyền thống tin rằng sự giảm bớt và sự phát
triển nỗi sợ hãi có nguyên nhân từ những lần thử trực tiếp và trải nghiệm sai. Con
người phát triển những nỗi sợ hãi từ một trải nghiệm đau buồn hoặc hoàn cảnh của
trải nghiệm kích thích gây khó chịu. Những kỹ thuật trị liệu như giải mẫn cảm cho
bệnh nhân tiếp xúc với tác nhân kích thích để giảm sự sợ hãi. Bandura (1971a, 1971b)
gợi ý rằng thử - sai không giải thích hành vi của con người cũng như thuyết học tập xã
hội của ơng. Ơng tin rằng học tập qua quan sát (làm mẫu, bắt chước, học tập xã hội,
điều kiện đại diện) sẽ giải thích con người học ngơn ngữ, các nét văn hóa gia đình, vai
trị nghề nghiệp và những thói quen tơn giáo như thế nào. Một đứa trẻ học dẫn bóng
rổ thơng qua việc xem những người lớn hơn chơi bóng và thơng qua thử - sai cậu bé
sẽ tự mình học được nó. Bandura tin rằng sự sợ hãi được tập nhiễm theo những cách
khá giống nhau. Hầu hết mọi người đều không trải qua những trải nghiệm gây khó
chịu trực tiếp có thể dẫn đến sợ hãi; thay vì đó, học học nó thơng qua những trải
nghiệm xã hội. Ví dụ, một vài người sợ rắn là bởi vì đã bị rắn cắn, nhưng một số người
lại bị tập nhiễm nỗi sợ hãi đó bởi vì thấy những người khác bị rắn cắn.
Ba kiểu hành vi hoặc học tập có nguyên nhân từ việc làm mẫu. Một người có
thể tiếp thu những kỹ năng mới hoặc những mơ hình phản ứng, như những kỹ năng
giải trí, ngoại ngữ, kỹ năng xã hội hoặc kỹ năng phỏng vấn xin việc bằng việc bắt
chước những người khác. Thứ hai, một người có thể học cách khơng phản ứng theo
một số cách bằng việc quan sát những hậu quả tiêu cực mà một ai đó gây ra. Việc học

tập này sẽ dẫn đến một phản ứng bị hạn chế trong hành vi. Đưa ra một bộ phim về
những hành vi gây hấn và những hậu quả của sự không chấp nhận của xã hội sẽ khiến
cho các thành viên của nhóm hay gây hấn thái quá một cơ hội để biết rằng hành vi
của họ sẽ khiến cho họ bị xã hội cô lập như thế nào. Một loại phản ứng khác là giải ức
chế, là kiểu hành vi hồn tồn có khả năng thực hiện nhưng thường ức chế lại. Sau đó
là mơ hình mẫu mà có thể gợi ra hoặc ức chế, hành vi thường bị kiểm sốt. Một người
lớn bị ốm và có thể bị ảnh hưởng rất lớn bởi hành vi phụ thuộc quá mức đã được giải
ức chế ở cô con gái 20 tuổi khi cô bị ốm. Kết quả của hành vi thứ ba là sự thúc đẩy
Mailbox:


phản ứng, trong đó một người sẵn sàng thực hiện một số hành vi, tại thời điểm hiện
tại anh ta sẽ thực hiện những hành vi này theo cách khác biệt hoặc chúng sẽ được gợi
ra trong một số hoàn cảnh nào đó, bởi vì mơ hình mẫu đóng vai trị như là một tác
nhân kích thích phân biệt. Nói cách khác, một hành vi có thể được “thúc đẩy và
chuyển hướng” bởi những hành động khác; khán giả vỗ tay khi một ai đó bắt đầu vỗ
tay một cách thích đáng, hoặc thành viên trong một nhóm bắt đầu đặt ra những câu
hỏi khi một thành viên bắt đầu.
Một cá nhân sợ hãi sẽ ức chế hành vi tiếp cận của cơ ấy, và những hành vi này
hồn tồn nằm trong khả năng của cơ. Mặc dù cơ có thể trèo lên một cái cầu thang
cao, hoặc đứng bên cạnh con rắn, hoặc nói chuyện với người khác giới, nhưng cơ ức
chế những hành vi này bởi vì sợ hãi. Sự ức chế phản xạ có điều kiện và cuối cùng là sự
dập tắt nỗi sợ xuất hiện khi một cá nhân quan sát người làm mẫu trong tình huống có
tác nhân kích thích gây khó chịu mà khơng có hậu quả tiêu cực nào xảy ra. Những
thơng tin chính xác về tác nhân kích thích gây khó chịu sẽ làm giảm sự sợ hãi; người ta
sẽ tích cực thử một hành vi sau khi xem người khác làm nó mà khơng gây ra hậu quả
tiêu cực nào; và sự dập tắt phản ứng sợ hãi diễn ra khi một ai đó quan sát tương tác
giữa kích thích gây khó chịu và người làm mẫu, hoặc sự dập tắt thay thế (vicarious
extinction). Những kỹ thuật này và hướng tiếp cận của học thuyết học tập xã hội đặc
biệt phù hợp cho các tình huống trong nhóm bởi vì (1) nhiều nhóm được thành lập

bởi vậy các thành viên có thể học được các hành vi xã hội, và (2) những người làm
mẫu ở bên trong hay bên ngồi nhóm có thể được sử dụng trong mơi trường nhóm.
Mơi trường nhóm là lí tưởng cho nhiều kỹ thuật của học thuyết học tập xã hội.
Nhà tham vấn để chuẩn bị cho khách hàng hoặc các sinh viên bước vào cuộc phỏng
vấn xin việc có thể hướng dẫn họ những hành vi và cách trò chuyện phù hợp cho một
cuộc phỏng vấn thành cơng, nhưng khơng quan trọng những giải thích chi tiết như
thế nào, khách hàng sẽ có thể khơng bao giờ hiểu hoặc học được toàn bộ những
hành vi này. Việc làm mẫu rất lí tưởng cho nhiều tình huống; nhà tham vấn có thể sử
dụng những đoạn phim về phỏng vấn xin việc hoặc trị chơi đóng vai. Nhà tham vấn
Mailbox:


có thể chỉ ra những hành vi phù hợp bởi vậy mà các thành viên trong nhóm có thể
quan sát cũng như lắng nghe nhà tuyển dụng chờ đợi gì ở họ, tập luyện những hành
vi này và nhận được phản hồi tích cực (sự củng cố) cho việc học thành công những
hành vi mới. Sự chấp nhận của xã hội và những phản hồi ngay tại thời điểm đó sẽ làm
cho quá trình học tập dễ dàng hơn. Sự sợ hãi quá trình phỏng vấn sẽ được ức chế và
những hành vi mới sẽ được học. Người lãnh đạo nhóm phải có những kế hoạch cho
kiểu nhóm này, đầu tiên là phải xác định những hành vi nghề nghiệp đặc trưng để dạy
cho các thành viên (đầu tóc sạch sẽ, ăn mặcvà phát ngơn phù hợp), sau đó đảm bảo
rằng chúng được thể hiện cho các thành viên của nhóm. Cuốn băng ghi lại những
hành vi được mong chờ và việc đóng vai của các thành viên có vai trị như một hình
thức phản hồi dường như là đặc biệt hiệu quả (Webster – Stratton, 1982).
Bandura và Menlove (1968) đã ghi lại những mơ hình mẫu một người và nhiều
người cho những đứa trẻ sợ chó. Trong một khoảng thời gian dài, những đứa trẻ tiếp
xúc với hình mẫu nhiều người sẽ thể hiện những hành vi tích cực với chó nhiều hơn là
những đứa trẻ tiếp xúc với hình mẫu một người, và cả hai loại hình mẫu này thì đều
hiệu quả hơn những bộ phim về chó. Một nghiên cứu khác, những đứa trẻ thôi học
mẫu giáo thay đổi hành vi của chúng sau khi xem các băng ghi hình mẫu của nhiều
người được củng cố vì những tương tác xã hội (O’Conner, 1969).

Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu khám phá kiểu hành vi mẫu nào có ảnh hưởng
tốt nhất. Trong hình mẫu quyền lực, một người có thể cư xử theo cách thể hiện sự tự
tin cao trong việc vượt qua tác nhân kích thích gây khó chịu; trong hình mẫu bắt
chước, một người có thể làm theo với một vài sự ngần ngại, do dự và sự giảm dần lo
lắng đối với tác nhân kích thích gây sợ hãi. Meichenbaum (1971) đã so sánh những
mơ hình mẫu này trong việc vượt qua nỗi sợ rắn và tìm ra rằng quan trọng là những
nhóm tiếp xúc với mơ hình mẫu bắt chước sẽ thể hiện những hành vi tiếp cận nhiều
hơn là những nhóm tiếp xúc với mơ hình mẫu quyền lực. Mặc dù những kết quả này
có thể được củng cố bởi thực tế là các thành viên của nhóm xem mơ hình mẫu bắt

Mailbox:


chước giống với chính họ, giống như là mỗi thành viên học kỹ năng bắt chước từ
người làm mẫu điều này làm cho họ thấy dễ dàng để tiếp cận với những con rắn.
Học thuyết học tập xã hội và làm mẫu phù hợp cho hầu hết những tình huống
và rất nhiều các vấn đề như một phương pháp tham vấn căn bản hoặc như một phần
bổ sung cho các hướng tiếp cận khác.

Điều chỉnh nhận thức hành vi và sự tự kiểm sốt
Hai chỉ trích lớn của liệu pháp hành vi đó là sự chú ý của học thuyết đến việc sửa đổi
hành vi hơn là ngăn ngừa và chất lượng thuộc về cơ chế của hành vi. Những kỹ thuật
gần đây liên quan đến khách hàng trong việc phát triển những kỹ năng áp dụng bên
ngồi mơi trường trị liệu, do đó giải quyết việc ngăn ngừa thơng qua việc giúp khách
hàng bắt chước những kỹ năng trong cuộc sống hàng ngày của họ và giảm chất lượng
thuộc về cơ chế hành vi bằng cách buộc khách hàng phải dựa vào những quá trình
nhận thức và sáng kiến của họ.
Những nhà trị liệu hành vi đã đối phó với khách hàng như là những người phản
ứng bị động với kích thích và bỏ qua các q trình nhận thức bởi vì việc cụ thể hóa và
định lượng những q trình này gặp khó khăn. Bằng việc nhấn mạnh vào tính quan

sát được của hành vi, thật dễ hiểu khi các nhà hành vi học tránh những nghiên cứu về
hành vi mà cần được suy luận hay tự thể nghiệm. Sự thành cơng bước đầu của điều
kiện hóa dẫn đến nhiều người tin rằng hành vi có thể thay đổi và định hình với sự
tham gia của khách hàng, nhưng nó cũng trở nên rõ ràng rằng kỹ thuật tạo tác không
thường xuyên đem lại hiệu quả, và những kỹ thuật như thưởng quy đổi có thể chỉ có
hiệu quả tạm thời, hoặc khơng thể khái qt hóa cho những mơi trường khác. Những
lí giải có thể chấp nhận được về mặt lí thuyết về tính hiệu quả của một số kỹ thuật,
như giải mẫn cảm, cũng chưa sẵn sàng, bởi vậy mà sự thí nghiệm cũng được bắt đầu
tập trung vào những quá trình bên trong như suy nghĩ. Trong mơ hình hành vi, q
trình nhận thức vẫn được xem là sự hòa giải giữa tác động của tác nhân kích thích và
phản ứng.
Mailbox:


Kỹ thuật tự kiểm soát đã gặt hái được thành cơng, và có tính hiệu quả, có thể
được bắt chước và áp dụng trong mơi trường nhóm. Những nhà hành vi học miêu tả
sự tự kiểm soát như là sự tự củng cố, một thuật ngữ phê phán trong việc hiểu những
quy trình tự điều chỉnh. Để kiểm sốt hành vi của một ai đó, họ phải có khả năng
ngăn chặn và thể hiện nhóm tăng cường củng cố trước sự hiện diện của một hành vi
hoặc một điều kiện.
Hành vi thường rơi vào kiểu mẫu mơ hình êm thấm, tuy nhiên, mơ hình này có
thể thay đổi nếu xung đột, lỗi xuất hiện, hoặc có một thành viên bị thúc đẩy tạo ra sự
thay đổi. Kanfer (1975) gợi ý rằng quá trình tự điều chỉnh ba giai đoạn diễn ra dưới
những điều kiện này. Đầu tiên, một người quan sát hành vi của bản thân trong tình
huống thích hợp (tự giám sát). Ví dụ, một khách hàng quan sát thấy rằng cô luôn
nhượng bộ tất cả những mong muốn và u cầu của mẹ mình và cơ muốn nói lời từ
chối “khơng” với mẹ mình. Việc quan sát của cô là điều kiện tiên quyết cần thiết cho
những phản ứng tự điều chỉnh. Tiếp đó, cơ quyết định tiêu chuẩn cho hành vi của
mình (tự đánh giá). Cơ quyết định cơ cần phải nói “khơng” với mẹ của mình khi cơ
thực sự khơng muốn làm điều gì đó. Giai đoạn cuối cùng là tự củng cố, đưa ra một tác

nhân củng cố tích cực hoặc trừng phạt tác nhân kích thích phụ thuộc vào việc thực
hiện hành vi thành cơng hay khơng. Khi cơ nói “khơng” lần đầu tiên, cơ sẽ tự thưởng
cho mình một củng cố tích cực, như đi ăn tiệm. Do đó cơ thành lập được hệ thống tự
điều chỉnh và quản lí sự tự củng cố. Đây là một ví dụ về chương trình hành vi.
THoresen và Mahoney (1974) sử dụng thuật ngữ này để đề cập đến những phản ứng
kiểm sốtv (nói “khơng”) xuất hiện sau tình huống kích thích (mẹ bảo đến ăn tối) theo
sau đó là việc quản lí tác nhân củng cố (ăn tiệm). Tự giám sát và tự củng cố là quan
điểm quan trọng chính trong q trình này.
Chương trình hành vi đã được áp dụng trong các lớp học thơng qua chương
trình thưởng quy đổi nhưng cần tới một khoảng thời gian đáng kể để quản lí và sự
khái qt hóa ở bên ngồi lớp học có xuất hiện những điểm hạn chế. Mặt khác, khi sự
đào tạo thích hợp được đưa ra cho tất cả những người tham gia, thì sự tự điều chỉnh
Mailbox:


của học sinh đã có được thành cơng (Drabman, Spitalnik, và O’Leary, 1973; Turkewitz,
O’Leary và Ironsmith, 1974).
Bolstad và Johnson (1972) đã sử dụng sự tự điều chỉnh với những đứa trẻ hay
phá rối ở lớp một và lớp hai. Hai ông đã thiết lập một đường gốc cho tần số những
hành vi phá rối và thành lập ra bốn nhóm: một nhóm khơng nhận được bất cứ trị liệu
nào, một nhóm với sự kiểm sốt bên ngồi, và hai nhóm tự điều chỉnh. Họ đặt tất cả
những nhóm được trị liệu vào hệ thống quy đổi để làm giảm hành vi phá rối. Trong
giai đoạn tiếp theo, những nhóm tự điều chỉnh sẽ được dạy cho cách để giám sát
hành vi chính mình bằng việc so sánh với cuốn băng ghi lại hành vi phá rối của chúng
với những cuốn băng của nhà trị liệu. Nếu những cuốn băng này giống nhau, thì
chúng sẽ được thưởng; nếu khơng chúng sẽ mất đi những đồng xu. Sau giai đoạn tập
luyện, những đứa trẻ được giữ lại để tự giám sát và tự điều chỉnh. Nhà trị liệu đã
chứng minh rằng sự tự điều chỉnh có hiệu quả như củng cố bên ngồi trong việc duy
trì tỉ lệ của hành vi gây rối ở mức thấp. Nghiên cứu này và nhiều nghiên cứu khác
cũng chứng minh học sinh có thể tham gia trong việc điều chỉnh hành vi của mình.

Ví dụ cuối cùng của sự tự điều chỉnh được áp dụng trong việc giảm cân. Bellack
(1976) đã làm việc cùng với những người béo phì để xem rằng liệu việc tự quản lí (lưu
giữ cuốn băng ghi lại những đồ ăn mà họ đã ăn) hoặc tự kiểm soát kết hợp với tự
củng cố có thể giúp giảm cân. Một thành viên của hai nhóm tự củng cố đã báo cáo
định kỳ với nhà trị liệu; nhóm khác khơng được kiểm chứng sau khi nhận được hướng
dẫn trong việc tự điều chỉnh. Nhóm tự kiểm sốt đã khơng làm tốt như nhóm đã sử
dụng sự tự củng cố. Hơn nữa, những kết quả sau này cũng chỉ ra rằng nhóm tự củng
cố tiếp tục giảm cân. Thú vị thay, nhóm tự điều chỉnh đã không gặp gỡ nhà trị liệu sau
hướng dẫn cũng làm tốt như nhóm gặp gỡ định kỳ nhà trị liệu. Thí nghiệm này đã chỉ
ra rằng những người có thể kiểm sốt hành vi của họ và rằng ln có nhiều cách để
tối thiểu hóa thời gian của nhà trị liệu trong việc thực hiện những kỹ thuật tự kiểm
soát.

Mailbox:


Đào tạo kỹ năng xã hội
Những nhà trị liệu và tham vấn nhóm rất hứng thú với kỹ năng xã hội của khách hàng
bởi bì những kỹ năng xã hội liên quan mật thiết đến những khía cạnh khác của việc
hoạt động có hiệu quả. Những người kém các kỹ năng xã hội thường có các vấn đề
trong những mối quan hệ liên cá nhân, có thể bị trầm cảm, tự trọng thấp, hoặc nhận
được ít sự thỏa mãn từ cuộc sống, và thỉnh thoảng có thể rối loạn cảm xúc. Sự thiếu
hụt kỹ năng xã hội rõ ràng bắt đầu từ thời thơ ấu, thời điểm mà các hệ thống như sự
thoái lui là điều đáng lưu ý đầu tiên và thường kéo dài sang cả tuổi trưởng thành. Nhà
tham vấn nhóm hành vi có những kỹ thuật rõ ràng và trực tiếp để phát triển hoặc
giảm sự thiếu hụt các kỹ năng xã hội.
Sự thiếu hụt kỹ năng xã hội có thể được phân ra làm hai loại chung. Trong loại
thứ nhất, một người biết được phải làm gì, khi nào và ở đâu, nhưng sự lo lắng đã
kiềm chế họ. Trong loại thứ hai, một người không biết những hành vi xã hội chính xác
và phải thêm chúng vào trong cách hành xử của mình. Một ví dụ về loại thứ nhất là

một sinh viên đại học năm nhất 18 tuổi. Cha mẹ của sinh viên này rất năng động về
mặt xã hội và sinh viên này cũng đã quan sát được một phạm vi các tình huống xã hội
trong các gia đình bậc trung. Mặc dù không phải là người quá hướng ngoại, nhưng cô
biết được những kiểu xã giao nhỏ nhất. Trong năm học đầu tiên ở trường đại học, cô
rất lo lắng về việc thể hiện mình và chỉ ở trong phịng. Cơ khơng thể hiện những hành
vi xã hội mà mình biết. Cơ ấy có thể có lợi từ việc tham gia vào nhóm để giúp cơ vượt
qua nỗi lo lắng của bản thân trong hồn ảnh xã hội mới. Chúng ta có thể xem xét loại
thứ hai của sự thiếu hụt kỹ năng xã hội ở những bệnh nhân tâm thần với những kỹ
năng xã hội khơng thích ghi, sự thối lui và cô lập khỏi cộng đồng trong một khoảng
thời gian dài trước đó. Những người này sẽ khơng bao giờ học được các kỹ năng xã
hội cần thiết cho việc phát triển và duy trì tình bạn. Khi có cơ hội cho các hành vi
mang tính xã hội, họ sẽ cư xử không phù hợp và sẽ bị những người khác chối bỏ.
Khách hàng kiểu này cần một nhóm có thể hướng dẫn họ trong các kỹ năng xã hội, giả
định rằng cần một tập hợp những hành vi mới là cần thiết.
Mailbox:


Nhiều nhà hành vi học sử dụng các thuật ngữ “luyện tập kỹ năng xã hội” và
“luyện tập sự quyết đốn” thay thế cho nhau. Sự quyết đốn có thể áp dụng với
những biểu lộ của gần như là tất cả những cảm xúc trừ lo lắng. Một quan điểm khác
biệt hơn là chúng ta cần phân biệt sự quyết đoán với sự hung hăng; quyết đoán là
đáng khao khát bởi vì nó là sự biểu lộ đồng thời của cảm xúc hiện tại, trong khi đó
hung hăng là một dạng thức của sự thù địch, cơn giận bộc phát, có nguyên nhân từ
những sự tức giận hoặc bực bội tích lũy thành.
Nhóm hành vi là nơi tuyệt vời cho những khách hàng tiếp tục tác động tới
những kỹ năng xã hội bởi vì học có thể luyện tập làm giảm hoặc phát triển những
hành vi sẽ sử dụng được ở nhóm lớn hơn. Hersen và Bellack (1977) định nghĩa kỹ
năng xã hội theo thuật ngữ hành vi như sau:
Khả năng của một cá nhân biểu lộ cả những cảm xúc tích cực và tiêu cực trong
phạm vi liên cá nhân mà không gây tổn hại đến sự mất đi sau này của củng cố xã hội.

Những kỹ năng được làm rõ trong hoàn cảnh liên cá nhân rộng lớn (từ những mối
quan hệ gia đình đến quan hệ ơng chủ - người làm) và liên quan sự chuyển giao có tổ
chức của những phản ứng ngơn ngữ cũng như phi ngơn ngữ phù hợp. Thêm vào đó,
những cá nhân có kỹ năng xã hội được làm cho hịa hợp với những điều thực tế của
tình huống và nhận thức được khi nào anh/ cơ ta có thể được củng cố cho những nỗ
lực của anh/ cơ ta. Do đó, tại những thời điểm mà cá nhân có kỹ năng xã hội có thể
phải đứng trước việc biểu lộ sự quyết đốn “thù địch” nếu biểu lộ cảm xúc có thể dẫn
đến hình phạt hoặc chỉ trích xã hội.

Vai trị của người lãnh đạo
Những nhà tham vấn nhóm hành vi thừa nhận sự quan trọng của việc thiết lập mối
quan hệ tích cực với các thành viên trong nhóm, mặc dù kiểu nhóm gợi ý mức độ
quan trọng được đưa ra cho khía cạnh thiết lập quan hệ với thành viên trong nhóm
của tham vấn. Nhà tham vấn thể hiện sự tơn trọng với khách hàng của mình bằng việc
cho phép họ xác định những vấn đề của mình và trở thành một phần trong quá trình
Mailbox:


trị liệu. Người lãnh đạo nhóm làm cho việc học trở nên dễ dàng bằng việc củng cố tích
cực những hành vi mà các thành viên trong nhóm mong muốn đạt được.
Trong việc thiết lập và lãnh đạo nhóm, hầu hết các nhà tham vấn hành vi đều thông
qua một cách có hệ thống. Bước đầu tiên là đồng nhất hóa vấn đề trong thuật ngữ
hành vi. Một hợp đồng được thảo ra bao gồm mục đích hành vi của khách hàng và
điều mà họ sẵn sàng làm để đạt được những mục đích này. Khách hàng, nhà tham
vấn và đơi khi cả nhóm sẽ cùng nhau làm việc hướng đến những mục đích này. Người
lãnh đạo nhóm phải sử dụng những phán đốn của mình để nhóm khách hàng vào
nhóm thích hợp. Tiếp theo, nhà tham vấn lựa chọn chiến lược điều trị lâm sàng thích
hợp.
Những chiếc lược phổ biến nhất là sự hướng dẫn, phản hồi, làm mẫu, luyện tập
hành vi, củng cố xã hội, bài tập lớn ở nhà. Nhà trị liệu đưa ra hướng đẫn đặc biệt để

đạt được những hành vi đúng, ví dụ âm lượng giọng nói, những điều được chờ đợi
trong một hồn cảnh đặc biệt, ví dụ, nói chuyện với chồng của một người. Vai trò của
giáo dục phù hợp với hướng tiếp cận điều trị không thuốc của nhà hành vi học. Trong
mơi trường nhóm, các thành viên có thể đạt được sự đồng lòng trong việc hướng dẫn
một thành viên thử một số hành vi xã hội. Sau khi khách hàng nỗ lực cho một hành vi
xã hội thì nhà trị liệu và các thành viên trong nhóm sẽ phản hồi lại có thể là tích cực
cũng như tiêu cực.
Trước đây, khi khách hàng không thực hiện kỹ năng xã hội được chờ đợi, điều
này được giải thích, và khách hàng được yêu cầu bắt chước các hành vi này. Những
thành viên tham gia vào nhóm, người lãnh đạo, hoặc những cuốn băng ghi hình có
thể được sử dụng để làm mẫu cho những hành vi mong muốn. Trong kỹ thuật luyện
tập hành vi, trị chơi đóng vai của khách hàng với nhà trị liệu và/ hoặc các thành viên
nhóm trong các tình huống liên cá nhân mà họ thấy khó khăn. Chúng thường là
những hành vi ngơn ngữ cần sự biểu lộ cảm xúc và thái độ. Thông qua sự củng cố xã
hội, người lãnh đạo nhóm khen ngợi khách hàng vì một phản ứng nào đó gần với
hành vi quyết đoán và hành vi xã hội mong muốn. Phản hồi và củng cố xã hội thường
Mailbox:


xuyên xuất hiện cùng với nhau, như trong trường hợp “Bạn đã làm rất tốt khi yêu cầu
người bạn cùng phịng khơng hú thuốc trong lúc bạn ăn.” Hành vi được định hình
bằng việc đưa ra một củng cố xã hội mạnh hơn cho hành vi gần với phản ứng đích
hơn.
Những bài tập lớn ở nhà là những bài tập hành vi do chính khách hàng đặt ra
cho bản thân hoặc do nhà trị liệu hoặc các thành viên trong nhóm đưa ra để khách
hàng thực hiện giữa các buổi gặp. Mục tiêu là để thực hành những hành vi cần giảm
bớt hoặc hành vi mới trong môi trường xã hội. Sau trị trị chơi đóng vai hành vi,
khách hàng sẽ luyện tập một hành vi ở đó người ta sẽ mong chờ nhận được củng cố
tích cực trong mơi trường xã hội. Những hành vi khó hơn và những hành vi có lẽ sẽ
gặp phải củng cố tiêu cực sẽ bị trì hỗn đến phần sau trong tham vấn.

Ví dụ chỉ ra sáu chiến lược lâm sàng mà chúng ta đã miêu tả. Một thành viên
trong nhóm bị chi phối bởi bạn của mình mong muốn có thể bày tỏ những cảm xúc
của cô với họ. Bạn bè của cô lên kế hoạch cho những hoạt động xã hội và chờ đợi cô
sẽ đồng ý với kế hoạch của họ. Cơ ấy ln ln mỉm cười và nói rằng những hoạt
động này sẽ rất vui, và rằng đó là thật là một ý tưởng tuyệt vời. Cơ nói với nhóm tham
vấn cơ thực sự cảm thấy như thế nào và điều mà cơ nên nói với những người bạn của
mình. Người lãnh đạo nhóm và các thành viên tham gia đưa ra những hướng dẫn
những hành vi cụ thể để đạt hiệu quả nhất với những người bạn của cơ. Những thành
viên trong nhóm chơi đóng vai giữa cơ và bạn bè cơ như là một hình mẫu dành cho
cơ. Sau đó cơ sẽ luyện tập hành vi bằng trị chơi đóng vai với các thành viên trong
nhóm; trong q trình luyện tập những hành vi mong muốn, cơ sẽ nhận được những
phản hồi cũng như sự củng cố xã hội (“Bạn làm rất tốt”) trong việc phản ứng theo
những cách mới. Cuối cùng, cô được giao cho bài tập lớn về nhà về thể hiện và biểu lộ
những hành vi với bạn bè mình. Cơ được u cầu thủ ít nhất là với những hành vi khó
và những hành vi có thể gợi ra những tương tác tích cực nhất từ bạn bè mình. Cơ đã
thử những hành vi này, báo lại cho nhóm, và nhận được nhiều phản hồi cũng như sự
củng cố xã hội hơn.
Mailbox:


Tóm lược
Tham vấn hành vi nhóm sử dụng những nguyên tắc học tập để có thể hiểu và thay đổi
hành vi. Tham vấn nhóm hành vi giải quyết những hành vi có thể quan sát, đo lường
được và một hướng tiếp cận có hệ thống và khoa học để làm giảm sự xuất hiện của
hành vi không mong muốn. Những định nghĩa đã được chấp nhận và sử dụng, như
củng cố, dập tắt và điều kiện ngược, mô tả khách hàng và những biến số mơi trường.
Những phương pháp nhóm có hiệu lực là giải mẫn cảm hệ thống, quy trình làm mẫu,
điều kiện gây khó chịu, tự kiểm sốt, và luyện tập kỹ năng xã hội một cách có hệ
thống. Việc xác định vấn đề của mỗi một thành viên, mục đích hành vi và soạn thảo
một hợp đồng tham vấn với khách hàng là điều thực sự quan trọng. Mục đích là để

mang tới sự thay đổi hành vi đáng kể, thường đi theo điều mà khách hàng đã xác định
trước. NHững hành vi đặc biệt và có hệ thống địi hỏi người lãnh đạo nhóm phải lên
kế hoạch thật cẩn thận.
Người lãnh đạo nhóm đảm bảo rằng nhóm phải được cấu trúc một cách đúng
đắn, phù hợp để làm giảm hành vi mà người ta muốn thay đổi. Người lãnh đạo nhóm
thương lượng các mục tiêu với các thành viên, những họ quyết định phương pháp để
đạt những mục tiêu này. Theo cách nào đó, người lãnh đạo nhóm là một nhà chun
mơn – họ áp dụng những kỹ thuật thích hợp nhất để giảm bớt vấn đề. Nhiều kỹ thuật
có hiệu lực, tức là những kỹ thuật có tính hiệu quả được chứng minh bởi những
nghiên cứu, cho phép sự mềm dẻo, linh hoạt trong việc quyết định điều gì cần làm
trong một tình huống đặc thù.

Những câu hỏi thảo luận
 Giải thích những giả định căn bản của tham vấn hành vi điều phân biệt tham
vấn hành vi với những mơ hình khác.

Mailbox:


 Mô tả những kỹ thuật hoặc quan điểm sau đây có thể được áp dụng với một
kiểu nhóm đặc biệt như thế nào: giải mẫn cảm hệ thống; mô hình mẫu; tự kiểm
sốt. Những thuận lợi và khó khăn của mỗi kỹ thuật?
 Những quan điểm hành vi về học tập, định hình, củng cố và khái qt hóa áp
dụng với tham vấn nhóm theo cách nào? Vai trị của nhà tham vấn hành vi hiểu
được như thế nào (đưa ra những quan điểm để chứng minh)?

THUYẾT HÀNH VI
Giải mẫn cảm hệ thống
 Đại diện: Wolpe, Lazaus
 Cơ sở: Tại cũng một thời điểm, hệ thần kinh không thể vừa căng thằng vừa thư

giãn.
 Nguyên lý:
+ Để chống lại những phản ứng của cơ thể đã được điều kiện hóa bằng cách chủ động
giãn mềm cơ bắp, đưa cơ thể vào trạng thái thư giãn.
+ Sau đó tiếp cận dần dần với kích thích gây lo sợ, căng thẳng có thể dẫn đến việc dập
tắt dần những lo sợ được điều kiện hóa này.
 Mục đích: Đảo ngược phản ứng sợ hãi bằng việc tạo ra những phản ứng cảm
xúc mới với kích thích.
Quy trình thực hiện
 B1: Hướng dẫn TC quy trình thả lỏng cơ thể mang đến trạng thái thư giãn toàn
thân.
 B2: NTV đưa ra các tác nhân kích thích gây sợ hãi theo mức độ từ thấp đến cao
• Chú ý:
- Thân chủ phải là người muốn vượt qua nỗi sợ hãi này.
- Nếu thân chủ xuất hiện cảm giác lo âu khó chịu với kích thích thì dừng lại, tập
trung thư giãn để cơ thể tiếp tục thích ứng.
- Thiết kế các bài tập về nhà.
Mailbox:


×