Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

(BÀI THẢO LUẬN) SỰ RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN VÀ BẢN CHẤT CỦA NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.87 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

THẢO LUẬN MÔN HỌC
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:
ĐỀ TÀI CHÍNH:
SỰ RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN VÀ BẢN CHẤT
CỦA NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM.

Giảng viên

: NGUYỄN KIM TƠN

Nhóm thực hiện

:1

Lớp học phần

: 2089HCMI0121

Tên học phần

: Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học

HÀ NỘI – 10/2020


DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 1


Lớp học phần

: 2089HCMI0121

Tên học phần

: Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học

STT

Họ và tên

Mã sinh viên

Lớp hành chính

Ghi chú

1

Hồng Thanh Hà An

19D170001

K55N1

Thành viên

2


Phạm Thị Thùy An

19D170071

K55N2

Thành viên

3

Lê Thị Lan Anh

19D170002

K55N1

Thành viên

4

Nguyễn Giang Anh

19D170142

K55N3

Thành viên

5


Nguyễn Ngọc Anh

19D170212

KK554

Thành viên

6

Nguyễn Thị Lan Anh

19D170003

K55N1

Thành viên

7

Nguyễn Thị Lan Anh

19D170004

K55N1

Thành viên

8


Nguyễn Thị Phương Anh

19D170281

K55N5

Thành viên

9

Hồng Thị Ngọc Ánh

19D170007

K55N1

Thư kí

10

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

19D170145

K55N3

Nhóm trưởng


BIÊN BẢN HỌP NHÓM 1

(Lần1)
I.Thời gian và địa điểm
1.Địa điểm: Nhóm chat trên facebook
2.Thời gian: 19h30 ngày 16 tháng 10 năm 2020
II.Số thành viên tham gia: 10/10
III.Nội dung thảo luận: Nhóm trưởng phân cơng nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm
IV. Đánh giá chung kết quả cuộc họp:
Các thành viên nhiệt tình trong quá trình thảo luận và nhận nhiệm vụ mà nhóm trưởng giao.
Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2020
Nhóm trưởng

Thư kí

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ánh
Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Ánh
Hoàng Thị Ngọc Ánh


BIÊN BẢN HỌP NHÓM 1
(Lần 2)
I.Thời gian và địa điểm:
1.Địa điểm: Nhóm chat trên facebook
2.Thời gian: 21h ngày 17 tháng 10 năm 2020
II.Số thành viên tham gia: 10/10

III.Nội dung thảo luận:
Các thành viên thảo luận xác nhận về từng phần nhiệm vụ được nhóm trưởng giao
IV.Đánh giá chung kết quả cuộc họp:
Các thành viên hoạt động sơi nổi, tích cực góp ý để hồn thiện bài.
Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2020
Nhóm trưởng

Thư kí

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ánh
Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Ánh
Hoàng Thị Ngọc Ánh


BIÊN BẢN HỌP NHÓM 1
(Lần 3)
I.Thời gian và địa điểm:
1.Địa điểm: Nhóm chat trên facebook
2.Thời gian: 21h ngày 21 tháng 10 năm 2020
II. Số thành viên tham gia: 10/10
III. Nội dung thảo luận:
- Các thành viên nộp bài hoàn thiện nội dung bài thảo luận
- Tiếp tục làm powerpoint phục vụ cho thuyết trình
- Nhóm trưởng đánh giá cơng việc các thành viên trong nhóm.

IV.Đánh giá chung kết quả cuộc họp:
Các thành viên hoàn thiện phần việc được giao và nhiệt tình trong quá trình thảo luận.
Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2020
Nhóm trưởng

Thư kí

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ánh
Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Ánh
Hoàng Thị Ngọc Ánh


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Lớp học phần: 2089HCMI0121
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
STT

Tên thành viên

MSV


Phân cơng cơng việc

1

Hồng Thanh Hà An

19D170001

Đề tài phụ

2

Phạm Thị Thùy An

19D170071

3

Lê Thị Lan Anh

19D170002

I.1/ Dân chủ
II.1/ Sự ra đời và phát
triển của nền dân chủ
XHCN ở Việt Nam.

4


Nguyễn Giang Anh

19D170142

POWERPOINT

5

Nguyễn Ngọc Anh

19D170212

6

Nguyễn Thị Lan Anh

19D170003

7

Nguyễn Thị Lan Anh

19D170004

Thuyết trình
III/ Liên hệ trách nhiệm
cá nhân trong việc góp
phần xây dựng nền
DCXHCN ở Việt Nam
hiện nay.

II.2/ Bản chất nền
DCXHCH ở Việt Nam

8

Nguyễn Thị Phương Anh

19D170281

I.2/ Dân chủXHCN

9

Hoàng Thị Ngọc Ánh

19D170007

Làm bản WORD + Thư
kí mỗi cuộc họp

10

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

19D170145

Thuyết trình

Đánh giá
chung


Kí tên
An
An
Anh
Anh
Anh

Anh

Anh
Anh
Ánh

Ánh


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
NỘI DUNG THẢO LUẬN..........................................................................................2
ĐỀ TÀI CHÍNH...........................................................................................................2
I/ DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XHCN...........................................................................2
1/ Dân chủ:...................................................................................................................2
1.1/ Quan niệm về dân chủ:.........................................................................................2
1.2. Sự ra đời và phát triển của dân chủ:...................................................................3
2./ Dân chủ xã hội chủ nghĩa:......................................................................................4
2.1/ Khái niệm và quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa....................4
2.2/ Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:......................................................6
II. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:...........................................................7

1. Sự ra đời và phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:..............7
2. Bản chất của nền DCXHCN ở Việt Nam:..............................................................8
III. Liên hệ trách nhiệm của cá nhân trong việc góp phần xây dựng nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa:........................................................................................................10
III. LỜI KẾT..............................................................................................................12
ĐỀ TÀI PHỤ:.............................................................................................................13
1/ QUAN NIỆM VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN Ở VIỆT NAM:...........13
2/ ĐẶC ĐIỂM :..........................................................................................................14
3/ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN Ở VN:........14


LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, nền dân chủ xuất hiện, trải qua các thời kì có những quan điểm
khác nhau. Từ đó làm tiền đề cho sự ra đời, phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở một
số quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Sự ra đời, phát triển và bản chất của nền dân chủ ấy nói
chung và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nói riêng diễn ra như thế nào sẽ được
nhóm 1 trình bày sau đây.

1


NỘI DUNG THẢO LUẬN
* ĐỀ TÀI CHÍNH: SỰ RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN VÀ BẢN CHẤT CỦA NỀN DÂN
CHỦ XHCN Ở VIỆT NAM.
I/ DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XHCN.
1/ Dân chủ:
1.1/ Quan niệm về dân chủ:
- Nghĩa gốc: Vào khoảng thế kỉ VII-VI trước công nguyên, giai cấp chủ nô ở Aten-Hy
Lạp đã lập ra nhà nước, lấy tên là nhà nước dân chủ. Tiếng Hy Lạp cổ gọi là “demoskratos”
để nói đến dân chủ. Theo đó, dân chủ được hiểu là nhân dân cai trị và sau này được các nhà

chính trị gọi giản lược là quyền lực của nhân dân hay quyền lực thuộc về nhân dân.
- Quan điểm của Mác- Lênin:
+ Về phương diện quyền lực: dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ
nhân của nhà nước.
+ Về phương diện chế độ xã hội và trong lĩnh vực chính trị: dân chủ là một hình thái
nhà nước. Trong xã hội có giai cấp nền dân chủ bao giờ cũng mang bản chất của giai cấp
thống trị nên khơng có dân chủ chung, phi giai cấp, dân chủ thuần túy.
+ Về phương diện tổ chức và quản lý xã hội: dân chủ là một nguyên tắc, nguyên tắc
dân chủ. Nguyên tắc này kết hợp với nguyên tắc tập trung để hình thành nguyên tắc tập trung
dân chủ trong tổ chức và quản lý xã hội.
- Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác- Lênin và điều kiện cụ thể của Việt Nam, chủ tịch Hồ
Chí Minh đã phát triển dân chủ theo hướng:
(1) Dân chủ trước hết là một giá trị nhân loại chung. Và khi coi dân chủ là một giá trị xã
hội mang tính tồn nhân loại, Người đã khẳng định: Dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ.
Người nói:”Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”.
(2) khi coi dân chủ là một thể chế chính trị, một chế độ xã hội, Người khẳng định:” chế
độ ta là chế độ dân chủ, tức là người dân làm chủ, mà Chính phủ là người đầy tớ trung thành
của nhân dân”. Rằng, “chính quyền dân chủ có nghĩa là chính quyền do người dân làm chủ”
và một khi nước ta đã trở thành nước dân chủ. “ chúng ta là dân chủ” thì dân chủ là “ dân làm
chủ” và “ dân làm chủ thì chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, ủy viên này khác… làm đầy tớ.
Làm đầy tớ cho nhân dân, chứ không phải là quan cách mạng.”
 Từ những cách tiếp cận trên, dân chủ có thể hiểu: Dân chủ là một giá trị xã hội phản
ánh những quyền cơ bản của con người; là một phạm trù chính trị gắn với các hình thức tổ
chức nhà nước của giai cấp cầm quyền; là một phạm trù lịch sử gắn với quá trình ra đời, phát
triển của lịch sử xã hội nhân loại.

2


1.2. Sự ra đời và phát triển của dân chủ:

- Nhu cầu về dân chủ xuất hiện rất sớm trong xã hội tự quản của cộng đồng thị tộc, bộ
lạc. Trong chế độ cộng sản nguyên thủy đã xuất hiện hình thức manh nha của dân chủ là
Ph.Ăngghen gọi là “dân chủ nguyên thủy” hay còn gọi là “dân chủ quân sự”. Đặc trưng cơ
bản của hình thức dân chủ này là nhân dân bầu ra thủ lĩnh quân sự thông qua “Đại hội nhân
dân”. Trong “ Đại hội nhân dân”, mọi người đều có quyền phát biểu và tham gia quyết định
bằng cách giơ tay hoặc hoan hô, ở đó “ Đại hội nhân dân” và nhân dân có quyền lực thực sự
(nghĩa là có dân chủ), mặc dù trình độ sản xuất cịn kém phát triển.
- Trong chế độ chiếm hữu nơ lệ: khi trình độ của lực lượng sản xuất phát triển dẫn tới sự
ra đời của chế độ tư hữu và sau đó là giai cấp làm cho hình thức “ dân chủ nguyên thủy tan
rã”, nền dân chủ chủ nô ra đời. Nền dân chủ chủ nô được tổ chức thành nhà nước với đặc
trưng là dân tham gia bầu nhà nước. Tuy nhiên, “Dân là ai ?”, theo quy định của giai cấp cầm
quyền chỉ gồm giai cấp chủ nô và phần nào thuộc về các công dân tự do (tăng lữ, thương gia
và một số trí thức). Đa số cịn lại khơng phải là “dân” mà là “nô lệ”. Họ không được tham gia
vào công việc nhà nước. Như vậy, về thực chất, dân chủ chủ nô cũng chỉ thực hiện dân chủ
cho thiểu số, quyền lực của dân đã bó hẹp nhằm duy trì, bảo vệ, thực hiện lợi ích của “ dân”
mà thôi.
- Cùng với sự tan rã của chế độ chiếm hữu nơ lệ, lịch sử xã hội lồi người bước vào thời
kỳ đen tối với sự thống trị của nhà nước chuyên chế phong kiến, chế độ dân chủ chủ nơ đã bị
xóa bỏ và thay vào đó là chế độ độc tài chuyên chế phong kiến. sự thống trị của giai cấp trong
thời kỳ này được khoác lên chiếc áo thần bí của thế lực siêu nhiên. Họ xem việc tuân theo ý chí
của giai cấp thống trị là bổn phận của mình trước sức mạnh tối cao. Do đó, ý thức về dân chủ và
đấu tranh để thực hiện quyền làm chủ của người dân đã không có bước tiến đáng kể nào.
- Cuối thế kỷ XIV- đầu XV, giai cấp tư sản với những tiến bộ rõ rệt về tự do, công bằng,
dân chủ đã mở đường cho sự ra đời của nền dân chủ tư sản. Chủ nghĩa Mác- Lênin chỉ rõ:
Dân chủ tư sản ra đời là một bước tiến lớn của nhân loại với những giá trị nổi bật về quyền tự
do, bình đẳng, dân chủ. Tuy nhiên, do được xây dựng trên nền tảng kinh tế là chế độ tư hữu về
sản xuất, nên trên thực tế, nền dân chủ tư sản vẫn là nền dân chủ của thiểu số những người
nắm giữ tư liệu sản xuất đối với đại đa số nhân dân lao động.
- Khi cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng mười Nga thắng lợi (1917), một thời đại mới
mở ra- thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân lao động ở nhiều

quốc gia giành được quyền làm chủ của nhà nước, làm chủ xã hội, thiết lập nhà nước côngnông( nhà nước xã hội chủ nghĩa), thiết lập dân chủ vô sản( dân chủ xã hội chủ nghĩa) để thực
hiện quyền lực của đại đa số nhân dân. Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là

3


thực hiện quyền lực của nhân dân- tức là xây dựng nhà nước dân chủ thực sự, dân làm chủ
nhà nước và xã hội, bảo vệ quyền lợi cho đại đa số nhân dân.
Như vậy, với tư cách là một hình thái nhà nước, một chế độ chính trị thì trong lịch sử
nhân loại, cho đến nay có ba nền (chế độ) dân chủ. Dân chủ chủ nô, gắn với chế độ chiếm hữu
nô lệ; nền dân chủ tư sản gắn với chế độ tư bản chủ nghĩa; nền dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn
với chế độ xã hội chủ nghĩa.
2./ Dân chủ xã hội chủ nghĩa:
2.1/ Khái niệm và quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
a/ Khái niệm về dân chủ:
● Ngay từ thời Hy Lạp cổ đại, khi có ngơn ngữ, chữ viết, con người đã biết diễn đạt nội
dung dân chủ. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, con người đã biết “cử ra và phế bỏ người đứng
đầu” là do quyền và sức lực của người dân. Nghĩa là dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân.
● Nhưng trong các thời kỳ khác nhau của xã hội có phân chia giai cấp, dân chủ khơng
cịn giữ ngun nghĩa ban đầu của nó là quyền lực thuộc về nhân dân, mà bị chi phối bởi quan
điểm lập trường, thái độ chính trị của giai cấp cầm quyền trong xã hội. Giai cấp thống trị cũ
đã nhân danh cộng đồng, nhân danh lợi ích chung định ra pháp luật, thao túng mọi quyền
hành, tước quyền làm chủ của nhân dân. Bằng chứng là: Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, giai
cấp chủ nô lập ra nhà nước , lấy tên là nhà nước dân chủ - tức nhà nước dân chủ chủ nô thống
trị đại đa số người lao động là giai cấp nơ lệ. khi đó nhà nước chủ nơ mới chính thức sử dụng
danh từ “dân chủ”, tiếng Hy Lạp còn gọi là “demos”, là “dân” của “Kratos”, là “quyền lực”
hoặc “sức mạnh”. Có nghĩa là nhà nước dân chủ chủ nơ có quyền lực của dân. Nhưng “dân”
lúc này theo quy định của pháp luật gồm giai cấp chủ nơ, tăng lữ, thương gia, một số trí thức
và người tự do, còn đại đa số nhân dân trở thành nơ lệ thì khơng được coi là dân.Đến chế độ
phong kiến, mặc dù khát vọng về dân chủ của người dân vẫn cháy bỏng nhưng chế độ phong

kiến không được thừa nhận là một chế độ dân chủ ( dẫu chỉ là hình thức) mà đó là một chế độ
quân chủ.
● Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, dù chế độ này có nhiều thành tựu to lớn, có mang tên
chế độ dân chủ, nhà nước dân chủ thì về thực chất vẫn không phải là nhà nước thực hiện
quyền lực thực sự của nhân dân mà chỉ là nhà nước của giai cấp tư sản.
● Chỉ đến khi chủ nghĩa xã hội ra đời, nhân dân lao động giành lại chính quyền và tư
liệu sản xuất thì quyền lực thực sự của dân mới trở lại với nhân dân. Tức là nhà nước xã hội
chủ nghĩa đã thiết lập nền dân chủ xã hội chủ nghĩa để thực hiện quyền lực của nhân dân. Vì
vậy dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao nhất, đầy đủ nhất, dân chủ gấp triệu lần dân
chủ tư sản.

4


=> Nhân loại từ lâu đời đã có quan niệm về dân chủ và quan niệm đó là việc thực
thi quyền lực của nhân dân.
* Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ:
+ Chủ nghĩa Mác – Lênin kế thừa những nhân tố hợp lý, những hoạt động thực tiễn và
nhận thức của nhân loại về dân chủ. Đặc biệt tán thành quan điểm: Dân chủ là một nhu cầu
khác quan của nhân dân lao động, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân.
+ Khi xã hội có giai cấp và nhà nước – tức là một chế độ dân chủ thể hiện chủ yếu qua
nhà nước thì khi đó khơng có dân chủ chung chung, phi giai cấp, siêu giai cấp, “ dân chủ
thuần túy”. Trái lại, mỗi chế độ dân chủ gắn liền với nhà nước đều mang bản chất giai cấp
thống trị xã hội. Nên dân chủ trong xã hội có giai cấp nó mang tính giai cấp, gắn liền với các
giai cấp đã thiết lập nên nền dân chủ đó, như: dân chủ nô lệ, dân chủ tư sản, dân chủ vô
sản( dân chủ XHCN ). Do đó, từ khi có chế độ dân chủ thì dân chủ ln ln tồn tại với tư
cách một phạm trù lịch sử, phạm trù chính trị.
+ Từ khi có nhà nước dân chủ, thì dân chủ cịn với ý nghĩa là một hình thức nhà nước,
trong đó chế độ bầu cử, bãi miễn các thành viên của nhà nước, có quản lý xã hội theo pháp
luật nhà nước và thừa nhận ở nước đó “quyền lực thuộc về nhân dân” (cịn dân là ai thì do giai

cấp thống trị quy định) gắn liền với một hệ thống chuyên chính của giai cấp thống trị xã hội.
+ Với một chế độ dân chủ và nhà nước tương ứng đều do một giai cấp thống trị cầm
quyền chi phối tất cả các lĩnh vực của toàn xã hội, do vậy, tính giai cấp thống trị cũng gắn
liền và chi phối tính dân tộc, tính chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…ở mỗi quốc gia, dân tộc
cụ thể.
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn quá trình hình thành và phát triển của nên dân chủ trong
lịch sử và trực tiếp nhất là nền dân chủ tư sản, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin chi
rằng, đấu tranh cho dân chủ là một quá trình dài lâu, phức tạp và giá trị của nền dân chủ tư
sản chưa phải là hồn thiện nhất, do đó, tất yếu xuất hiện một nên dân chủ mới, cao hơn nền
dân chủ tư sản và đó chính là nền dân chủ vơ sản hay cịn gọi là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
b/ Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:
+ Trong lịch sử, dân chủ đã có mầm mống, phơi thai trong xã hội cộng sản nguyên thủy.
Dân chủ giai đoạn này mang ý nghĩa là mọi thành viên trong xã hội đều có quyền bình đẳng
như nhau về lợi ích kinh tế, tham gia công việc cộng đồng. Sự phát triển của lực lượng sản
xuất đã dẫn đến phân chia xã hội thành giai cấp thống trị và bị thống trị. Từ đó, các quyền
bình đẳng vốn có của mọi thành viên trong xã hội cộng sản nguyên thủy dần dần bị tước mất.
Một nghịch lý của sự phát triển là: “Mỗi bước tiến mới của nền văn minh, đồng thời cũng là
một bước tiến mới của sự bất bình đẳng. Xã hội ra đời cùng với văn minh, tất cả những thể
chế do xã hội tạo ra đều biến thành những thể chế đi ngược lại mục đích ban đầu”. Chính vì

5


vậy, trong lịch sử đã không ngừng diễn ra các cuộc đấu tranh của nhân dân giành lại quyền
dân chủ của mình. Một điểm chung, từ khi thốt khỏi xã hội cộng sản nguyên thủy đến trước
khi thiết lập được xã hội cộng sản văn minh, nền dân chủ đều mang bản chất và phục vụ cho
lợi ích của giai cấp thống trị. Nền dân chủ ấy cũng chính là sự phản ánh trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất còn chưa phát triển đầy đủ, dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất.
+ Trong các xã hội có giai cấp và nhà nước, dân chủ là công cụ, phương tiện được giai

cấp thống trị dùng để củng cố, bảo vệ địa vị thống trị của mình thơng qua luật hóa các quyền
cơng dân, quyền con người; nhưng đồng thời, dân chủ cũng là ngọn cờ để giai cấp bị thống trị
đấu tranh giành và bảo vệ các quyền của mình. Các phong trào đấu tranh của nhân dân lao
động cũng là đấu tranh cho các quyền tự do, dân chủ, nhân quyền. Do đó, C.Mác viết:
“...chừng nào cịn chưa giành được chính quyền dân chủ thì những người cộng sản và những
người dân chủ cịn kề vai sát cánh chiến đấu và lợi ích những người dân chủ cũng là lợi ích
của những người cộng sản”.
+ Trong tiến trình vận động đó, dân chủ XHCN không tự nhiên xuất hiện mà là kết quả
phát triển của nhân loại: “Bất cứ thứ dân chủ nào khác đều chỉ có thể tồn tại trong đầu óc
những nhà lý luận un bác, khơng cần biết gì đến những sự kiện thực tế và cho rằng không
phải con người trong hoàn cảnh đã phát triển các nguyên tắc mà chính các ngun tắc tự nó
phát triển thành dân chủ trở thành nguyên tắc của giai cấp vô sản, nguyên tắc của quần
chúng”.
=> Với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, q trình xã hội hóa sản xuất
dẫn đến xã hội hóa chế độ chiếm hữu tư liệu sản xuất, nền dân chủ XHCN ra đời phản
ánh trình độ phát triển của phương thức sản xuất ấy.
2.2/ Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:
Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, chun chính vơ sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa về
căn bản thống nhất. Từ đại hội đại biểu toàn quốc thứ VII, đảng ta thống nhất gọi chun
chính vơ sản là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (vẫn thực hiện nội dung cơ bản của chun
chính vơ sản vì đảng ta quan niệm: “Chun chính vơ sản là quyền làm chủ tập thể của nhân
dân lao động được thực hiện bằng nhà nước dưới sự lãnh đạo của đảng”)
* Bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện ở những điểm sau:
+ Bản chất chính trị:
● Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ: Bản chất chính trị của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là
sự lãnh đạo chính trị của giai cấp cơng nhân thơng qua đảng của nó đối với tồn xã hội, nhưng
khơng phải chỉ để thực hiện quyền lực và lợi ích riêng cho giai cấp công nhân mà chủ yếu là
để thực hiện quyền lực và lợi ích của tồn thể nhân dân, trong đó có giai cấp cơng nhân. Hồ

6



Chí Minh đã chỉ rõ: Trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì bao nhiêu quyền lực đều là của dân,
bao nhiêu sức mạnh đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân…chế độ dân chủ xã hội chủ
nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa…do đó, về thực chất là của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân.
● Lênin còn nhấn mạnh rằng: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ mà nhân dân ngày
càng tham gia nhiều vào công việc nhà nước. Do vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa mang bản
chất giai cấp cơng nhân, vừa mang tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.
+ Bản chất kinh tế:
● Dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đảm
bảo, dựa trên chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu, đáp ứng phát triển ngày
càng cao của lực lượng sản xuất trên cơ sở khoa học, công nghệ hiện đại nhằm thỏa mãn ngày
càng cao nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động.
● Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dù khác về bản chất kinh tế của các
chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột nhưng cũng như toàn bộ nền kinh tế XHCN nó cũng là sự kế
thừa và phát triển mọi thành tựu nhân loại đã tạo ra trong lịch sử, đồng thời loại bỏ những
nhân tố lạc hậu, tiêu cực, kìm hãm của các chế độ kinh tế trước đó, nhất là bản chất tư hữu, áp
bức, bóc lột…
● Thực hiện dân chủ trong kinh tế là tiền đề, cơ sở để thực hiện dân chủ về chính trị và
văn hóa – tư tưởng. Thực hiện dân chủ trên lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa cơ bản.
+ Bản chất tư tưởng – văn hóa: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy chủ nghĩa Mác –
Lênin làm nền tảng tư tưởng, đồng thời kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hóa, tư tưởng
của nhân loại. Do đó, đời sống tư tưởng – văn hóa của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa rất phong
phú, đa dạng, toàn diện và ngày càng trở thành một nhân tố hàng đầu, thành mục tiêu và động
lực cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bởi nó phát huy cao độ tính tự giác và sức sáng
tạo to lớn của con người trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
II. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
1. Sự ra đời và phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
- Chế độ dân chủ nhân dân ở nước ta được xác lập sau Cách mạng Tháng Tám năm

1945.
Đến năm 1976 , tên nước được đổi thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam , nhưng
trong các Văn kiện Đảng hầu như chưa sử dụng cụm từ " dân chủ XHCN " mà thường nêu
quan điểm " xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa " gắn với " nắm vững chun
chính vơ sản " . Bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa , mối quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ
nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa , cũng chưa được xác định rõ ràng . Việc xây
dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa , đặc biệt là thực hiện dân chủ trong thời kỳ quá độ lên

7


chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam như thế nào cho phù hợp với đặc điểm kinh tế , xã hội , văn hóa ,
đạo đức của xã hội Việt Nam , gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật , kỷ cương cũng chưa
được đặt ra một cách cụ thể , thiết thực . Nhiều lĩnh vực liên quan mật thiết đến dân chủ xã
hội chủ nghĩa như dân sinh , dân trí , dân quyền ... chưa được đặt đúng vị trí và giải quyết
đúng để thúc đẩy việc xây đựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa .
- Đại hội VI của Đảng (năm 1986 ) đã để ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước đã
nhấn mạnh phát huy dân chủ để tạo ra một động lực mạnh mẽ cho phát triển đất nước . Đại
hội khẳng định “ trong toàn bộ hoạt động của mình , Đảng phải quán triệt tư tưởng “ lấy dân
làm gốc , xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động ” ; Bài học “ cách mạng
là sự nghiệp của quần chủng ” bao giờ cũng quan trọng . Thực tiễn cách mạng chứng minh
rằng : ở đâu , nhân dân lao động có ý thức làm chủ và được làm chủ thật sự , thì ở đấy xuất
hiện phong trào cách mạng ” .
- Hơn 30 năm đổi mới , nhận thức về dân chủ xã hội chủ nghĩa , vị trí , vai trị của dân
chủ ở nước ta đã có nhiều điểm mới . Qua mỗi kỳ đại hội của Đảng thời kỳ đổi mới , dân chủ
ngày cảng được nhận thức , phát triển và hoàn thiện đúng đắn , phù hợp hơn với điều kiện cụ
thể của nước ta .
- Trước hết , Đảng ta khẳng định một trong những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội Việt
Nam là do nhân dân làm chủ . Dân chủ đã được đưa vào mục tiêu tổng quát của cách mạng
Việt Nam : Dân giàu , nước mạnh , dân chủ , công bằng , văn minh . Đồng thời khẳng định : “

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta , vừa là mục tiêu , vừa là động lực của sự
phát triển đất nước . Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa , bảo
đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp , trên tất cả các lĩnh vực . Dân
chủ gắn liền với kỷ luật , kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật , được pháp luật
bảo đảm ... ” .
2. Bản chất của nền DCXHCN ở Việt Nam:
- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung,
phát triển năm 2011) đã khẳng định: "Dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN) là bản chất của
chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước".
- Sự khẳng định trên đây đã chỉ rõ: Nước ta đi theo con đường XHCN, vì vậy, xây dựng
nền dân chủ XHCN là vấn đề quan trọng xuyên suốt quá trình cách mạng của nước ta.
Ngay từ khi Đảng ra đời (1930) để lãnh đạo cách mạng; trong cương lĩnh chính trị đầu
tiên đã nhất quán chủ trương, đường lối trong giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc phải
xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân mà mục tiêu cốt lõi của nó là “Độc lập dân
tộc, người cày có ruộng” và thực hiện quyền phổ thơng đầu phiếu trong lĩnh vực chính trị. Khi
chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN dựa trên cơ sở kế thừa nền dân chủ nhân dân đã có,

8


phải tiến hành ngay việc xây dựng, phát triển nền dân chủ XHCN mà mục tiêu xuyên suốt
là:”Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh”.
- So với các nước đi theo con đường dân chủ đầy sóng gió, sự phát triển dân chủ XHCN
ở nước ta rất ổn định, có hiệu quả. Ngun nhân chính là do Đảng và Nhà nước ta luôn tuân
thủ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm
kim chỉ nam cho mọi hành động. Điều đó được thể hiện ở những mặt sau đây:
Một là, tư tưởng chiến lược chỉ đạo phát triển nền dân chủ XHCN là dựa trên lý luận
dân chủ của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp với thực tiễn cách mạng
Việt Nam làm nguyên tắc cơ bản.

Hai là, Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trị độc tơn lãnh đạo cơng cuộc phát triển nền
dân chủ XHCN ở nước ta.
Ba là, cơ sở kinh tế cho việc xây dựng, phát triển nền dân chủ XHCN ở nước ta là nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển theo định hướng XHCN và từng bước hoàn thiện
tiến lên kinh tế thị trường XHCN, trong đó kinh tế nhà nước với chế độ cơng hữu về tư liệu
sản xuất chủ yếu giữ vai trò chủ đạo.
Bốn là, phương thức thúc đẩy công cuộc phát triển dân chủ XHCN ở nước ta là lấy dân
làm gốc.
Năm là, trọng điểm công cuộc phát triển dân chủ XHCN là thường xuyên củng cố, phát
triển dân chủ trong Đảng, coi dân chủ trong đảng là “hạt nhân” của dân chủ XHCN và lấy dân
chủ trong Đảng thúc đẩy dân chủ trong tồn xã hội. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển ngày càng cao dân chủ XHCN ở nước ta, quán triệt sâu sắc quan điểm dân biết, dân bàn,
dân thực hiện, dân kiểm tra.
- Dân chủ XHCN ở nước ta vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước
tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy địi hỏi tất cả quyền lực nhà nước phải thuộc về nhân dân.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ một trong những nguyên tắc cơ bản để
chỉ đạo đổi mới là xây dựng nền dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân
dân, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN xã hội chủ nghĩa. Trong cương lĩnh
xây dựng đất nước ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do đại hội Đảng tồn quốc lần thứ
VII thơng qua năm 1991 đã ghi: Dân chủ XHCN là bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân
dân. Hiến pháp năm 1992 cũng khẳng định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và
phải được thể chế hóa quyền lực đó bằng pháp luật, được pháp luật bảo hộ. Dân chủ gắn liền
với kỷ luật, kỷ cương và công bằng xã hội đòi hỏi phải được thực hiện trong thực tế cuộc sống
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trải qua 25 năm đổi mới và 20 năm thực hiện

9


cương lĩnh 1991 nền dân chủ XHCN ở Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng và được
thế giới thừa nhận.

- Để tiến lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, mở
rộng hội nhập quốc tế, phát triển bền vững, thực hiện thành công mục tiêu “tối thượng” của
cách mạng: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” của Đảng đề ra, chúng ta
phải coi trọng phát triển nền dân chủ XHCN vì nó là mục tiêu cơ bản của q trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Đến lượt nó, nền dân chủ XHCN được phát triển và hoàn thiện lại trở thành
động lực mạnh mẽ thúc đẩy xã hội không ngừng phát triển. Chủ nghĩa xã hội ở nước ta từ chỗ
chưa chín muồi đến chín muồi, từ chỗ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ chỗ chưa phát triển
đến phát triển. Q trình này cần có thời gian và môi trường ổn định, đặc biệt là ổn định chính
trị, xã hội. Muốn duy trì ổn định chính trị, xã hội để tiến lên phải phát triển nền dân chủ
XHCN và lấy đó làm động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện xã hội từ thấp đến cao.
- Bản chất chính trị của giai cấp cơng nhân địi hỏi phải dùng phương pháp dân chủ để
quản lý nhà nước, cải tạo xã hội. Nhà nước XHCN là nhà nước kiểu mới trong tiến trình lịch
sử, dân chủ XHCN là thực hiện quyền nhân dân làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đây là bản
chất tốt đẹp của nhà nước XHCN đã và đang tồn tại, phát triển ở một số nước trên thế giới,
trong đó có nước ta. Vì vậy, địi hỏi chúng ta cần tự giác tuân thủ quy tắc dân chủ, xây dựng
và kiện toàn thể chế dân làm chủ, hình thành trật tự dân chủ ổn định, bền vững.
III. Liên hệ trách nhiệm của cá nhân trong việc góp phần xây dựng nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa:
- Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phủ
nhận các giá trị lý luận và thực tiễn về dân chủ và nhân quyền ở nước ta. Họ phê phán, bác bỏ
những giá lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta nhằm xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng,
Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN). Họ núp dưới chiêu bài “dân chủ hóa”, hình
thành “kênh phản biện” để cho ra đời các tổ chức đối trọng với các cơ quan, tổ chức trong bộ
máy của Đảng, Nhà nước, đòi giám sát hoạt động của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính
trị - xã hội. Đồng thời, lợi dụng các diễn đàn tư tưởng, thông qua hoạt động hợp tác, nghiên
cứu khoa học,... để tuyên truyền về “xã hội dân sự”, đề cao dân chủ tư sản, nhằm chuyển hóa
lập trường, tư tưởng của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân.
- Với sự phê phán, xuyên tạc của các thế lực thù địch, cùng với sự nhận thức không đầy
đủ nên một bộ phận người dân bị các thế lực thù địch lợi dụng, kích động, lơi kéo tham gia

biểu tình, gây rối, tụ tập đơng người, gây mất an ninh, trật tự, an tồn xã hội, vi phạm pháp
luật... Do vậy, cán bộ, đảng viên, nhân dân ta cần nhận thức rõ ràng và đầy đủ lý luận và thực
tiễn về dân chủ ở Việt Nam để có thái độ, hành động đúng đắn.

10


 Một số giải pháp nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa:
Thứ nhất, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho nhân
dân, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, nơi còn nhiều hạn chế trong việc tiếp cận những
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, dân chủ XHCN.
Tuyên truyền, giáo dục để nhân dân hiểu sâu sắc hơn về đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và thực hành dân chủ trong quá trình xây dựng CNXH.
Chú trọng tun truyền các gương điển hình, mơ hình tốt về xây dựng và thực hiện dân chủ ở
cơ sở. Các cơ quan truyền thông cần đưa tin, bình luận khách quan, trung thực, đúng bản chất
vấn đề, sự việc, định hướng đúng dư luận xã hội.
Thứ hai, tăng cường phát huy vai trị của hệ thống chính trị trong việc tổ chức, thực
hiện quyền làm chủ của nhân dân, làm cho mọi người dân Việt Nam, dù sống và làm việc ở
đâu đều luôn hướng về Tổ quốc, dù hoạt động trên bất cứ lĩnh vực nào cũng ý thức đầy đủ về
quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm trong việc thực hiện tốt dân chủ, trong xây dựng và phát huy
nền dân chủ XHCN, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tiếp
tục bổ sung, hồn thiện chính sách, pháp luật về dân chủ và xây dựng nền dân chủ XHCN.
Các tổ chức trong hệ thống chính trị cần có cơ chế vận hành đồng bộ, thống nhất trong triển
khai, thực hiện, trong quản lý, điều hành việc thực hiện dân chủ. Đối với các cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ
ở cơ sở phải tạo môi trường thuận lợi để cán bộ, công chức, người lao động phát huy năng
lực, trí tuệ, nâng cao trách nhiệm tham gia vào hoạch định cơ chế, chính sách, tham gia giải
quyết những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động, sản xuất kinh doanh. Hệ thống chính trị
phải là người đại diện, điểm tựa để nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình.
Thứ ba, chú trọng phát triển kinh tế - xã hội ở cấp xã, đặc biệt là những nơi cịn nhiều

khó khăn, kém phát triển; có chính sách cụ thể nhằm phát huy tinh thần tự chủ trong sản xuất
và phát triển kinh tế gia đình; có chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp với
điều kiện của từng địa phương; tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là
trong lĩnh vực nông nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi và giúp các nhà đầu tư, doanh nghiệp
triển khai các dự án tại địa phương; xây dựng và mở rộng nhiều mơ hình xây dựng nơng thơn
mới thiết thực, hiệu quả; đẩy mạnh xã hội hóa và nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa,
mơi trường; thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo,
an ninh - trật tự. Giải quyết kịp thời những nguyện vọng chính đáng của nhân dân, thực hiện
tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, làm cho mọi người dân cảm
nhận được địa vị và quyền lợi về dân chủ một cách thực sự.
Thứ tư, bằng những phương thức và biện pháp thích hợp, hiệu quả để đấu tranh vạch
trần những âm mưu, thủ đoạn nham hiểm, thâm độc của các thế lực thù địch xuyên tạc, bóp

11


méo, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về dân chủ; về bản chất của chế độ, bản chất nền
dân chủ XHCN và những thành tựu về thực hiện, phát huy dân chủ mà chúng ta đã giành
được trong quá trình xây dựng CNXH.
=> Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đang lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân
quyền để chống phá cách mạng nước ta một cách tinh vi. Để tránh mắc phải âm mưu của
các thế lực thù địch, chúng ta phải nhận thức đúng đắn, khoa học bản chất chế độ dân
chủ XHCN, nhận thức đúng đắn thực tiễn việc thực hiện dân chủ ở nước ta, những gì đã
làm được, những gì cịn hạn chế và nguyên nhân của nó, đặc biệt phải gắn với thời điểm,
hồn cảnh lịch sử cụ thể để có cái nhìn đúng đắn, tránh sự ảo tưởng trong nhận thức và
hành động.
III. LỜI KẾT.
Tóm lại, qua các thời đại, các nhà hiền triết đều có một quan điểm riêng về dân
chủ. Qua đó chúng ta thấy được nền dân chủ ấy đến nay đã được hình thành như thế

nào. Có thể nói nền dân chủ là tiền đề để phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở các
nước trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam. Dưới đây là một số tài liệu tham khảo, mong
rằng sẽ giúp ích cho việc học tập của các bạn:
1.Hồng Chí Bảo, Thái Ninh (1991), Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nxb
Sự thật, Hà Nội.
2.Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, (Bổ sung, phát triển năm 2011),Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3.Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2014), Giáo trình cao cấp lý luận chính
trị, tập 3 – Chủ nghĩa xã hội khoa học,Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
4. Nguyễn Quang Mạnh (2010), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: lý
luận và thực tiến, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Đào Trí Úc (2015), Giáo trình Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội

12


ĐỀ TÀI PHỤ:
QUAN NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM.
1/ QUAN NIỆM VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN Ở VIỆT NAM:
+ Khái niệm: Nhà nước pháp quyền được hiểu là nhà nước mà ở đó, tất cả mọi cơng
dân đều được giáo dục pháp luật và phải hiểu biết pháp luật, tuân thủ pháp luật, pháp luật phải
đảm bảo tính nghiêm minh; trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phải có sự kiểm sốt
lẫn nhau, tất cả vì mục tiêu phục vụ nhân dân.
+ Quan điểm:
- Thứ nhất, Nhà nước pháp quyền là nhà nước có hệ thống pháp luật đồng bộ ,hồn
chỉnh ,có chất lượng cao; thể hiện được ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân ,phù hợp
với tiến bộ xã hội.Các cơ quan nhà nước ,cán bộ ,công chức và mọi thành viên trong xã hội
phải tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật.

-Thứ hai, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đảm bảo mọi quyền lực nhà nước đều
thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền của mình thơng qua hình thức đại diện (qua cơ
quan nhà nước do mình bầu ra) và hình thức trực tiếp.
-Thứ ba, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực hiện quản lí xã hội bằng pháp
luật ,tăng cường tính pháp chế trong xã hội ,xử lí nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật, bảo
đảm thực hiện và bảo vệ quyền tự do cũng như những lợi ích chính đáng ,hợp pháp khác của
công dân , chịu trách nhiệm trước cơng dân về mọi hoạt động của mình.
-Thứ tư, Nhà nước pháp quyền Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc
quyền lực nhà nước là thống nhất ,có sự phân cơng phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong
việc thực hiện : Lập pháp – hành pháp – tư pháp, nhằm hạn chế sự lộng quyền ,lạm quyền
,xâm hại tới lợi ích hợp pháp của cơng dân từ phía nhà nước.
=> Nhà nước pháp quyền là một phạm trù lịch sử. Nó có những giá trị mang tính phổ
qt , nhưng cũng có những nét đặc thù được quy định bởi đặc điểm ,điều kiện cụ thể của
từng quốc gia,dân tộc.Vì thế ,việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền phải phù hợp
với điều kiện kinh tế, chính trị ,văn hóa và xã hội cụ thể của mỗi nước. Trong quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội,Đảng ta luôn coi nhà nước là một nội dung trọng tâm, là cột trụ của hệ
thống chính trị , là cơng cụ thực hiện quyền lực của nhân dân .Đồng thời ,chủ trương xây
dựng Nhà nước Việt Nam theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân ,do
dân ,vì dân ; lấy liên minh cơng nơng và tầng lớp trí thức làm nền tảng ,đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản.

13


2/ ĐẶC ĐIỂM :
-Một là, quyền lực nhà nước là hệ thống , có sự phân cơng ,phối hợp ,kiểm soát giữa
các cơ quan nhà nước trong việc các quyền lập pháp ,hành pháp và tư pháp.
-Hai là , thượng tôn Hiến pháp và pháp luật ,mọi chủ thể trong xã hội đều phải tôn trọng
và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật mà Hiến pháp là đạo luật tối cao, bộ luật gốc mang tính
nền tảng.

-Ba là , khẳng định và bảo vệ quyền con người ,quyền công dân, tôn trọng sự bình đẳng
của mọi cá nhân và thể nhân trong thụ hưởng và phát triển quyền, khơng có sự phân biệt đối
xử ,trước tiên và chủ yếu trong việc tham gia vào công tác quản lý nhà nước và xã hội.
-Bốn là , sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam trong khuôn khổ Hiến pháp và
pháp luật.Vai trò củ Đảng Cộng sản Việt Nam được Hiến định trong các Hiến pháp trước đây
và tiếp tục được khẳng định tại Điều 4 Hiến pháp năm 2013.
-Năm là, bảo vệ công lý ,quyền con người ,quyền công dân .Quyền và nghĩa vụ của tất
cả mọi người ,mọi công dân và của mọi người ,mỗi công dân được pháp luật và các chủ thể
trong xã hội , đặc biệt là Nhà nước thừa nhận ,tôn trọng ,bảo vệ ,bảo đảm thực hiện và thúc
đẩy trong khuôn khổ luật pháp .
- Thứ sáu, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân
chủ , có sự phân cơng , phân cấp, phói hợp và kiểm soát nhau, nhưng đảm bảo quyền lực là
thống nhất và sự chỉ đạo thống nhất của TW.
=> Những đặc điểm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam chúng ta
đang xây dựng đã thể hiện được các tinh thần cơ bản của một nhà nước pháp quyền nói
chung. Bên cạnh đó, nó cịn thể hiện sự khác biệt so với các nhà nước pháp quyền khác. Nhà
nước pháp quyền xã hội CN ở VN mang bản chất giai cấp cơng nhân ,phục vụ lợi ích cho
nhân dân; Nhà nước là công cụ chủ yếu để Đảng Cộng sản VN định hướng đi lên chủ nghĩa
xã hội .
3/ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN Ở VN:
Trước những vấn đề được đặt ra trên đây, có thể khẳng định rằng ,việc xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang trở thành một đòi hỏi khách quan ,một nhu
cầu tất yếu trong quá trình thực hiện mục tiêu “ dân giàu , nước mạnh, xã hội công bằng , dân
chủ ,văn minh”. Để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do
dân vì dân ,chúng ta cần chú ý giải quyết các vấn đề sau :
Một là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của
Đảng.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mang bản chất giai cấp cơng nhân,
đồng thời cũng gắn bó chặt chẽ với dân tộc, với nhân dân. Tổ chức quyền lực của Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa đảm bảo quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng và


14


phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp.
Hai là, cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước.
Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội
để đảm bảo đây là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân. Quốc hội là cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất ở nước ta, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; thực hiện
một số nhiệm vụ thuộc quyền hành pháp và tư pháp, quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ
hoạt động của Nhà nước.
Xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại
hoá. Đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm mạnh và bãi bỏ các thủ tục hành chính gây phiền hà
cho tổ chức và công dân. Nâng cao năng lực, chất lượng và tổ chức thực hiện các cơ chế,
chính sách. Đẩy mạnh xã hội hóa các ngành dịch vụ cơng phù hợp với cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức,
năng lực lãnh đạo, điều hành quản lý đất nước. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích
cán bộ, cơng chức hồn thành tốt nhiệm vụ; đồng thời cũng phải xây dựng được cơ chế loại bỏ,
miễn nhiệm những người khơng hồn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, đạo đức cơng vụ.
Bốn là, đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm.
Phịng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm là nhiệm vụ cấp bách, lâu dài
của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Với quan điểm đó,
Đảng và Nhà nước ta chủ trương: Tiếp tục hoàn thiện các thể chế và đẩy mạnh cải cách hành
chính phục vụ nhiệm vụ, phịng chống tham nhũng, lãng phí; xây dựng và hồn thiện cơ chế
khuyến khích và bảo vệ những người đấu tranh chống tham nhũng; xây dựng các chế tài để
xử lý các cá nhân và tổ chức vi phạm; động viên và khuyến khích tồn Đảng, tồn dân thực
hành tiết kiệm.

=> Q trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
chỉ có thể thực hiện thành cơng trên cơ sở nhận thức đúng và vận dụng sáng tạo tư
tưởng của chủ nghĩa Mác – LeNin về Nhà nước chun chính vơ sản, tư tưởng Hồ Chí
Minh về Nhà nước của dân ,do dân ,vì dân. Đồng thời, chúng ta cần phải quán triệt sâu
sắc quan điểm ,đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân trong sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.

15



×