Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Chính sách dân tộc của triều nguyễn ở nam bộ 1802 1858

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.57 KB, 72 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHĨA: 2012-2016

CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA TRIỀU NGUYỄN
Ở NAM BỘ (1802-1858)

Chuyên ngành : Sư phạm Lịch Sử GVHD

:

Th.s

Phan Thị Lý
SVTH

: Trần Vũ Linh

MSSV

: 1220820057

Lớp

: D12LS02

Bình Dương, tháng 5 năm 2016
LỜI CÁM ƠN


Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với giảng viên khoa Sử trường Đại học


Thủ Dầu Một đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp kiến thức cho em trong suốt thời gian
học ở trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Th.S Phan Thị Lý đã tận tình
hướng dẫn và góp ý cho em trong suốt q trình thực hiện khóa luận này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với phòng tư liệu thư viện Tổng hợp Thành
phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn Thành phố Hồ
Chí Minh, thư viện tổng hợp tỉnh Bình Dương và thư viện trường Đại học Thủ Dầu
Một đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình tập hợp tư liệu để hồn thành
khóa luận này.
Qua đây em cũng xin gửi lời cám ơn đến người thân và gia đình đã động
viên, ủng hộ, đến tất cả bạn bè đã giúp đỡ em trong việc tìm kiếm nguồn tài liệu
tham khảo và đưa ra ý kiến đóng góp cho khóa luận của em được hồn thiện hơn.

Người thực hiện
Trần Vũ Linh


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................2
3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu...................................................................4
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.................................................4
6. Đóng góp của đề tài.......................................................................................5
7. Bố cục ............................................................................................................6
CHƯƠNG 1.............................................................................................................7

CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM
(từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII) ..............................................................................7
1.1. Khái niệm dân tộc ......................................................................................7
1.2. Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam (từ thế kỷ X
đến thế ỷ XVIII) ..................................................................................................7
1.2.1.

Chính sách dân tộc của nhà nước thời Ngơ, Đinh, Tiền Lê ............7

1.2.2.

Chính sách dân tộc của nhà nước thời Lý - Trần ............................8

1.2.3.

Chính sách dân tộc của nhà nước thời Lê Sơ ..................................13

1.2.4.
Chính sách dân tộc của nhà nước phong kiến từ thế kỷ XVI đến
thế kỷ XVIII ...........................................................................................................16
1.2.5.

Chính sách dân tộc của nhà nước thời Tây Sơn ..............................21

CHƯƠNG 2...........................................................................................................24
CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA TRIỀU NGUYỄN Ở NAM BỘ .......................24
2.1. Khái quát vùng đất và con người Nam Bộ trước thế kỷ XIX .................24
2.1.1.

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.....................................................24


2.1.2.
Lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ từ nguồn gốc
đến nửa đầu thế kỷ XIX ........................................................................................25
2.1.3.

Cộng đồng dân cư ..............................................................................29

2.2. Chính sách với người Khmer ....................................................................30
2.2.1.

Chính sách kinh tế ...............................................................................31

2.2.2.

Chính sách giáo dục ..........................................................................34


2.2.3.
2.2.4.

Chính sách nhu viễn ..........................................................................35
Chính sách cương (bạo lực)...............................................................36
2.3. Chính sách đối với người Hoa..................................................................37

2.3.1.
2.3.2.
2.3.3.

Chính sách kiểm sốt và quản lý.......................................................37

Chính sách kinh tế..............................................................................41
Chính sách nhu viễn và cứng rắn .....................................................45
2.4. Chính sách đối với các dân tộc khác .......................................................50

2.4.1.
2.4.2.
2.4.3.
2.4.4.

Chính sách kinh tế..............................................................................50
Chính sách giáo dục ...........................................................................51
Chính sách cai quản ...........................................................................52
Chính sách nhu viễn và chính sách cương .......................................53
2.5. Nhận xét về chính sách dân tộc của triều Nguyễn ở Nam Bộ................55

2.5.1.
Chính sách dân tộc của triều Nguyễn ở Nam Bộ mang tính kế thừa
các triều đại trước ................................................................................................55
2.5.2.
Hệ quả của những chính sách dân tộc của triều Nguyễn ở Nam Bộ
(1802-1858) ............................................................................................................57
2.5.3.
Bài học kinh nghiệm .........................................................................60
KẾT LUẬN ...........................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................67


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nam Bộ là vùng đất có cư dân sinh sống từ rất sớm. Trước khi người Việt đến

khai phá, vùng đất này đã từng thuộc quyền quản lí của nhà nước Phù Nam, Chân
Lạp với nhiều thành phần dân cư khác nhau. Tuy nhiên, đến thế kỷ XVI, Nam Bộ cơ
bản vẫn là vùng đất hoang vu với dân cư thưa thớt. Với sự phát triển vượt bậc của
công cuộc khẩn hoang, lập làng đã làm thay đổi diện mạo kinh tế, xã hội trên tồn
vùng Nam Bộ. Sang thế kỷ XIX, tình hình kinh tế - xã hội Nam Bộ có nhiều biến
chuyển tích cực, là khu vực định cư của nhiều thành phần dân tộc khác nhau như
người Kinh, Khmer, Hoa, Chăm... Vậy nên Nam Bộ ln được triều đình nhà
Nguyễn quan tâm, coi đây là khu vực có vị thế đặc biệt quan trọng trong quá trình
cũng cố và phát triển đất nước. Kế thừa và tiếp nối những truyền thống của các triều
đại trước, nhằm cũng cố khối đại đoàn kết dân tộc, năng cao năng lực lãnh đạo và
quyền quản lý của mình, nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách đối với với các
dân tộc ở Nam Bộ, xem đó là điều kiện thiết yếu để tiến hành quản lý vùng đất mới
này. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc của mình, bên cạnh
những chính sách mạng lại hiệu quả tích cực cũng không tránh khỏi những yếu tố
tiêu cực, làm mẫu thuẫn xã hội ở khu vực này trở nên sâu sắc.
Ngày nay, trên thế giới vấn đề mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc đang diễn ra ngày
một phức tạp, nhiều cuộc nổi dậy chống lại chính quyền của đồng bào dân tộc của
một số quốc gia ở khu vực Tây Á, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình chính
trị - xã hội trong khu vực và trên thế giới. Thực tế đó địi hỏi Đảng và nhà nước ta
phải có những chính sách phù hợp đối với cộng đồng dân tộc, đây là điều kiện quan
trọng để đảm bảo sự bình đẳng, ổn định và phát triển bền vững của quốc gia.
Do tầm quan trọng, phức tạp của vấn đề lịch sử đặt ra, vậy nên chính sách đối
với đồng bào dân tộc đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đưa ra đánh giá,
nhận xét. Tuy nhiên, vấn đề chính sách của triều Nguyễn đối với dân tộc thiếu số ở
Nam Bộ vẫn còn nhiều điểm hạn chế và chưa đi tìm hiểu, nghiên cứu một cách hệ
thống và đầy đủ. Việc nghiên cứu chính sách dân tộc của nhà Nguyễn ở Nam Bộ
nhằm góp phần phục dựng rõ ràng hơn bức tranh xã hội Việt Nam nữa đầu thế kỷ
XIX. Đồng thời, việc nhìn nhận và đánh giá lại những tác động, ảnh hưởng của chính
1-



sách dân tộc thời nhà Nguyễn dưới cái nhìn đổi mới để hiểu được một phần lịch sử
của chính sách dân tộc, những kinh nghiệm và bài học từ chính sách đó đối với cuộc
sống hơm nay là một việc làm cần thiết. Đồng thời đề tài còn cung cấp thêm tư liệu
để nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề chính sách đối với các dân tộc ở Việt Nam.
Chính vì những lý dó trên nên em đã chọn đề tài “Chính sách dân tộc của triều
Nguyễn ở Nam Bộ (1802 - 1858)” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài “Chính sách dân tộc của triều Nguyễn ở Nam Bộ (1802-1858)”, nhằm
làm rõ chính sách của nhà Nguyễn đối với các dân tộc cụ thể ở Nam Bộ như chính
sách đối với đồng bào dân tộc Khơ me, đối với người Hoa, một số dân tộc ít người
khác... Từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá về những chính sách dân tộc của nhà
nước phong kiến trong giai đoạn nữa đầu thế kỷ XIX.
3
. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho tới nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về Nam Bộ trên nhiều lĩnh
vực, trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện
đề tài, tác giả đã thừa hưởng được một số nguồn tài liệu liên quan đến đề tài:
- Nhóm tác phẩm do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn
Tác phẩm Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Khâm định Đại Nam
Hội Điển sử lệ, Minh Mệnh chính yếu. Đây là những nguồn thư tịch cổ ghi chép lại
những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hơi, văn hóa của xã hội đương thời. Với các tác
phẩm này, ở một mức độ nhất định đã cung cấp những thơng tin về chính sách dân
tộc cũng được các sử gia ghi chép khá đầy đủ, là cơ sở quý báu cho tác giả đi sâu
nghiên cứu đề tài.
- Các sách chuyên khảo:
Tác phẩm “Chính sách dân tộc của các vương triều phong kiến Việt Nam” của
Phan Hữu Dật (Nxb Chính trị quốc gia, 2001). Trong đó, tác phẩm tập trung và phân
tích q trình hình thành các tộc người ở Việt nam, chính sách của các chính quyền
nhà nước phong kiến Việt Nam đối với từng vùng biên giới lãnh thổ, đối với các dân

tộc trong q trình thực hiện khối đại đồn kết trong quá trình bảo vệ biên cương đất
nước, ổn định và cũng cố chế độ trung ương tập quyền, từ những chính sách “nhu
viễn” đến chính sách “bạo lực”. Tuy nhiên, tác giả cũng mới trình bày khái quát các
-2-


triều đại mà chưa đi sâu phần tích từng triều đại cụ thể.
Tác phẩm “Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam (từ thế
kỷ XI đễn giữa thế kỷ XIX” của tác giả Đàm Thị Uyên (Nxb Văn hóa dân tộc, năm
2007). Đây là sự bổ sung cho ấn phẩm chính sách dân tộc của các triều đại phong
kiến Việt Nam, tuy nhiên cũng như các học giả đi trước, tác giả cũng mới dừng lại ở
việc phân tích một cách tổng quát chính sách của các triều đại phong kiến và chưa đi
sâu phân tích chính sách của triều Nguyễn hay một dân tộc cụ thể nào.
- Tài liệu luận văn, luận án:
Chính sách của các vương triều Việt Nam đối với người Hoa, của tiến sĩ
Huỳnh Ngọc Đáng. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã đi sâu phân tích từng
chính sách cụ thể của các triều đại phong kiến Việt Nam đối với người Hoa, đặc biệt
trong thời kỳ chúa Nguyễn và triều Nguyễn. Tác giả đã đưa ra những nhận xét, đánh
giá một cách thấu đáo về chính sách với người Hoa của nhà Nguyễn. Đầy là một
trong những nguồn tài liệu quý báu giúp tác giả thực hiện tốt đề tài khóa luận của
mình.
- Tài liệu tạp chí, bài nghiên cứu
Trên các tạp chí chuyên ngành như tạp chí nghiên cứu lịch sử, tạp chí dân tộc
học ... đã có nhiều cơng rình nghiên cứu của các học giả về chính sách của nhà
Nguyễn. Một số bài nghiên cứu của các học giả như “Chính sách đối với các dân tộc
của triều Nguyễn nữa đầu thế kỷ XIX”, tác giả Nguyễn Minh Tường, tạp chí nghiên
cứu lịch sử, số 6 - 1993.
“Triều Nguyễn với các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam thế kỷ XIX”,
Châu Hải, tạp chí nghiên cứu lịch sử số 5 - 1994. “Chính sách giáo dục của nhà
Nguyễn đối với các dân tộc ít người ở Việt Nam vào nữa đầu thế kỷ XIX”, Phạm Thị

Ái Phương, tạp chí dân tộc học số 3 - 2005. “Đơi nét về chính sách sử dụng quan lại
của vua Minh mạng đối với vùng dân tôc thiểu số”, Lê thị Thanh Hịa, tạp chí nghiên
cứu lịch sử, số 5 - 1995. Các bài nghiên cứu đã đi tìm hiểu chính sách của nhà
Nguyễn đối với các dân tộc trên một số khía cạnh nhất định, tuy nhiên chưa đi sâu
nghiên cứu về chính sách đối với các dân tộc ở Nam Bộ.
Trên đây là một số nguồn tư liệu quý để tác giả đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về
nhà Nguyễn. Mặc dù các tài liệu trên không nêu cụ thể “Chính sách dân tộc của
-3-


triều Nguyễn ở Nam Bộ (1802-1858)”, nhưng đã đề cập được một số vấn đề liên
quan. Do vậy, đây là những nguồn nguồn tài liệu tham khảo quan trọng giúp tác giả
xác định rõ hơn đối tượng phạm vi đề tài khi xây dựng bố cục, đề cương của đề tài.
Cùng với việc thừa kế những thành quả của các nhà nghiên cứu trước đây, tác giả đã
cố gắng giải quyết các vẫn đề đặt ra trong đề tài nhằm bổ sung vào việc nghiên cứu
các chính đối với các dân tộc ở Nam Bộ.
3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Chính sách dân tộc của triều Nguyễn ở

Nam Bộ.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu
Về Không gian: Đề tài nghiên cứú về chính sách của nhà Nguyễn đối với các

dân tộc trên vùng đất Nam Bộ, gần như tương ứng toàn bộ vùng kinh tế - xã hội Nam
Bộ ngày nay.

Về thời gian: Giới hạn của đề tài nằm trong khoảng thời gian từ 1802 khi
Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn thiết lập nên nhà Nguyễn đến năm 1858 dưới triều
vua Tự Đức khi liên quân Pháp - Tây ban Nha nổ súng xâm lược nước ta. Từ đây,
nhà Nguyễn vừa phải đối phó với phong trào nơng dân liên tiếp xảy ra vừa phải tập
trung đối phó với sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây mà cụ thể là thực
dân Pháp nên ít giành sự quan tâm đến các dân tộc.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1.

Nguồn tài liệu
Trong q trình thực hiện khóa luận, tác giả đã kế thừa về tư liệu và cả về lý

luận của các cơng trình nghiên cứu đi trước có liên quan đến đề tài. Thực tế đã có
nhiều tài liệu viết chính sách đối với các dân tộc ở Nam Bộ nhưng khơng rõ ràng và
thậm chí có sự trùng lập. Tuy nhiên, trong khn khổ của khóa luận tốt nghiệp, tác
giả đã cố gắng khai thác các nguồn tư liệu sau:
Một là, các bộ sử được ra đời dưới triều Nguyễn như Đại Nam thực lục,
Khâm Định Đại Nam hội điển sử lệ, Phủ Biên tạp lục. Đây là những tài liệu gốc mà
tác giả đã dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện, niên đại liên quan đến việc nghiên
cứu các chính sách đối với các dân tộc ở Nam Bộ của nhà Nguyễn.
-4-


Hai là, các tác phẩm biên khảo như Chính sách dân tộc của các triều đại
phong kiến Việt Nam (từ thế kỷ XI đễn giữa thế kỷ XIX), Chính sách dân tộc của các
vương triều phong kiến Việt Nam. Các tác phẩm đã trình bày khái qt về chính sách
dân tộc đối với các dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam.
Ba là, những bài viết trên tạp chí khoa học như Tạp chí nghiên cứu lịch sử, tạp
chí dân tộc học. Các bài luận văn, bài báo cáo trong các hội thảo khoa học về vùng
đất Nam Bộ.

5.2.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lịch sử và phương pháp logic đây là hai phương pháp căn bản

được sử dụng trong khóa luận. Vận dụng phương pháp lịch sử là dựa trên những sử
liệu xác thực để miêu tả, khôi phục lại quá khứ như nó đã từng tồn tại. Cụ thể ở đây
là khái quát lại các chính sách cụ thể đối với các dân tộc của nhà Nguyễn. Phương
pháp logic được vận dụng trong việc hệ thống hóa các sự kiện lịch sử, hình thành ý
kiến nhận xét, đánh giá khoa học về vấn đề được nghiên cứu. Hai phương pháp này
được vận dụng phối hợp trong toàn bộ bài khóa luận.
Ngồi ra tác giả cịn sử dụng các phương pháp như: Phương pháp tổng hợp,
phân tích, so sanh... để làm rõ vấn đề đặt ra.
6. Đóng góp của đề tài
Về mặt khoa học:
Với những tư liệu có được, khóa luận giúp cho bạn đọc quan tâm có một cách
nhìn, đánh giá, nhận xét cụ thể về chính sách của nhà Nguyễn đối với các dân tộc
thiếu số ở Nam Bộ. Giúp chúng ta hiểu một các toàn diện về những chính sách của
nhà Nguyễn - triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam qua đó có thể rút
ra những nhận xét, đánh giá một các khách quan nhất về triều đại này.
Về mặt thực tiễn:
Đề tài góp phần nghiên cứu về chính sách dân tộc của triều đại phong kiến
nhà Nguyễn, từ đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng đất
nước hiện nay- bài học về vấn đề đại đồn kết dân tộc. Đồng thời khóa luận là tài
liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vẫn đề này.
7. Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài có kết cấu gồm 2 chương:
-5-



Chương 1: Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam (từ
thế kỷ X đến thế kỷ XVIII). Trong chương này, tác giả chủ yếu trình bày khái quát
về chính sách của các triều đại phong kiến Việt Nam đối với các dân tộc trên toàn
lãnh thổ nước ta lúc bấy giờ.
Chương 2: Chính sách dân tộc của triều Nguyễn ở Nam Bộ. Tác giả đã
trình bày sơ lược về lịch sử hình thành vùng đất Nam Bộ cũng như công đồng cư dân
ở vùng đất này. Đi sâu tìm hiểu về các chính sách cụ thể đối với các dân tộc ở Nam
Bộ như dân tộc Khmer, người Hoa và một số dân tộc khác. Đồng thời rút ra một số
nhận xét, đánh giá và tác động của chính sách của nhà Nguyễn đối với các dân tộc
của nhà Nguyễn.

-6-


CHƯƠNG 1
CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM
(từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII)
1.1. Khái niệm dân tộc
Dân tộc là sản phẩm của một q trình lâu dài của xã hội lồi người. Trước
khi xuất hiện, lồi người trải qua những hình thức cộng đồng từ thấp đến cao: thị tộc,
bộ lạc, bộ tộc.
Cho đến nay, khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, trong
đó có hai nghĩa được dùng phổ biến nhất:
Một là, dân tộc chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt ch và bền vững,
có sinh hoạt kinh tế chung, có ngơn ngữ riêng và những nét văn hóa đặc thù, xuất
hiện sau bộ lạc, bộ tộc. Với nghĩa này, dân tộc là một bộ phận của quốc gia - quốc
gia nhiều dân tộc.
Hai là, dân tộc chỉ cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có
lãnh th , quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống
nhất quốc của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống, văn

hóa và truyền thống đấu tranh chung suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ
nước. Với nghĩa này, dân tộc là toàn bộ nhân dân của quốc gia đó - quốc gia dân tộc.
Với đề tài này, ta đi tìm hiểu dưới gốc độ dân tộc là một bộ phận của quốc gia.
1.2.

Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam (từ thế kỷ X
đến thế ỷ XVIII)

1.2.1.

Chính sách dân tộc của nhà nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê

Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xây dựng vương triều phong kiến đầu
tiên, đưa nước ta bước vào một thời kỳ mới - thời kỳ phong kiến.
Tình hình chính trị - xã hội của nước ta thời kỳ này chưa được ổn định, vì vậy,
những chính sách đối với các dân tộc của triều đình hầu như là chưa được định hình
và chưa rõ ràng. Có chăng, chỉ là những việc làm cụ thể, cứng rắn mà triều đình đề ra
để răn đe nhân dân. Năm 968, Vua muốn dùng uy chế ngự thiên hạ, bèn dặt vạc lớn ở
sân triều, nuổi hổ dữ trong cũi, hạ lệnh rằng: “kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc
dầu, cho hổ ăn ” [19; 59].
Năm 980, nhà Tiền Lê được thành lập, đất nước được sống trong cảnh thanh


bình. Triều đình đề ra những chính sách đối nội, đối ngoại phù hợp, trong đó, có thể
chính sách đối với các dân tộc đã được đề cập đến. Nhưng chưa có tài liệu nào ghi
chép một cách cụ thể về những chính sách của nhà Tiền Lê đối với dân tộc.
Nhìn chung, trong bối cảnh triều đình phong kiến mới xây dựng, nhà Tiền Lê
phải nhiều lần đưa quân đánh dẹp sự nổi dậy của các tộc người thiểu số. Năm 999,
nhà Vua thân đi đánh và dẹp được Hà Động, “bốn mươi chín động vùng Hà Đơng
đều được dẹp yên cả”. Năm 1001, tên dân tộc Mán là Cử Long làm phản, nhà vua

đích thân đi đánh và dẹp được phản loạn. Vua thân đi đánh giặc Cử Long. Quân giặc
thấy nhà vua, chúng giương cung nhắm bắn thì tên rơi, lại giương cung thì dây đứt,
tự lấy làm sợ mà rút lui. Vua bèn đi thuyền vào Cùng Giang để đuổi. Giặc bày trận
hai bên bờ chống lại, quan quân bị hãm ở giữa sông, vua cũ [nhà Đinh] là Vệ
Vương Toàn trúng tên chết tại trận. Vua kêu trời ba tiếng rồi thúc quân đánh, giặc
tan vỡ ”. [19; 72-73].
Dưới thời vua Lê Long Đĩnh nắm quyền, chính sách cương đối với dân tộc
được thực hiện một các nhanh chống và rất dã man. Năm 1008, Vua thân đi đánh hai
châu Đỗ Lương, Vị Long, bắt được người Man và vài trăm con người, sai lấy gậy
đánh, người Man đau quá kêu gào, nhiều lần phạm tên huy của Đại Hành, vua thích
lắm. Lại tự làm tướng đi đánh Hoan Châu và châu Thiên Liễu, bắt được người thì
làm chuồng nhốt vào rồi đốt” [19; 76].
Như vậy, trong giai đoạn đầu của nền tự chủ, các triều đại Ngơ, Đinh, Tiền Lê
đã có những chính sách đối với các dân tộc. Chính sách thể hiện cứng rắn để chế áp,
bắt buộc các tù trưởng phải phục tùng.
1.2.2.

Chính sách dân tộc của nhà nước thời Lý - Trần

Chính sách nhu viễn
Năm 1009, nhà Lý được thành lập. Sự kiện này đánh dấu bước khởi sắc của
chính quyền phong kiến Việt Nam, đưa đất nước ta bước vào một thời kỳ phát triển
mới.
Trong giai đoạn đầu, việc tiếp cận đến những vùng đất sinh sống của DÂN
TỘC của triều đình vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, ở đây, tù trưởng ln là một trong
những người có thế lực lớn trong nhân dân. Nhà Lý vẫn để các tù trường tự cai quản
địa phương theo luật tục, chính quyền trung ương ràng buộc họ bằng những chính


sách, biện pháp mềm mỏng để lôi kéo họ, nhắm thắt chặt mối đoàn kết quốc gia dân

tộc, mở rộng ảnh hưởng của triều đình lên vùng núi biên giới [39; 19].
Đối với vùng biên giới phía Bắc, nơi có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh
sống, khu vực có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phịng và an ninh đối
với cả nước, nhà Lý ln dành cho nơi đây sự quan tâm đặc biệt và có những chính
sách phù hợp với Man dân. Nhằm mục đích duy trì ảnh hưởng của mình đến các khe
động ở khu vực tây Tả Giang (Quảng Tây - Trung Quốc) và biên giới ráp gianh với
Quảng Đông, các vua Lý đã đưa ra chủ trưởng chủ động kết thân với các tù trưởng,
động trưởng, các dòng họ lớn từng thống trị ở địa phương bằng cách ban chức tước
cao cho người thủ lĩnh của họ.
Vua Lý ban châu mục cho Giáp Thừa Quý ở Lạng Châu, phiên thần tin cậy
nhất trấn giữ nơi quan yếu, đây là khu vực gần với kinh kỳ và nằm trên con đường
bộ từ Tống sáng nước ta. Họ Giáp được phép nối đời làm châu mục vùng Lạng Châu
(Bắc Giang và nam Lạng Sơn). Vi Thủ làm thủ lĩnh châu Tô Mậu (Lạng Sơn). Hồng
Kim Mãn - thủ lĩnh Mơn Châu (Đơng Khê). Nùng Tồn Phúc làm thủ lĩnh châu Thảng
Do (Cao Bằng). Năm 1043, Nùng Trí Cao được phong thái bảo - là một trong các
chức vụ cao nhất trong quan chế triêu Lý [39; 19].
Nhà Lý rất tin tưởng và giao cho các châu mục trực tiếp quản lý công việc
quân và dân sự, điều này được thể hiện trong sách “Khâm định Việt sử thông giám
cương mục”: “ Thời bấy giờ không đặt trấn tiết trấn, các việc dân sự và quân sự ở
các châu đều được do châu mục cai quản. Các châu miền thượng du lại giao cho
các tù trưởng địa phương quản lĩnh” [24; 306]. Hiểu rõ được quyền lực của các tù
trưởng thiểu số, triều đình đã tìm cách thiết lập mối quan hệ thân thiết với họ. Do đó,
chính sách cơ bản của triều Lý là cũng cố quốc gia thống nhất bằng cách ra sức
tranh thủ các tù trưởng để qua họ thắt chặt khối đoàn kết dân tộc và mở rộng ảnh
hưởng của triều đình lên vùng biến giới [39; 20]. Một trong những việc làm để thực
hiện chính sách đó là nhà Lý thường gả công chúa và phong tước cho các tù trưởng.
Điều này thể hiện rõ quan điểm của nhà Lý đó là đặt quyền lợi quốc gia lên trên
quyền lợi của dịng họ, lấy hơn nhân để cũng cố biên thùy. Lạng Châu phía nam ải
Chi Lăng “Chủ động tên là Giáp Thừa Quý lấy con gái của Lý Công Uẩn rồi đổi ra
họ Thân. Con Thừa Quý là Thiệu Thái lấy con gái Đức Chính (Lý Thái Tơng), con



Thiện Thái là Cảnh Long lại lấy con gái Nhật Tôn (tức Lý Thánh Tông)” [39; 20].
Với việc hợp thức hóa quan hệ bằng con đường hơn nhân, nhà Lý đã gắn kết
các tù trưởng thiểu số trong quan hệ thân thích, biến họ trở thành những quan chức
thân cận của triều đình. Ngồi ra, triều đình cịn cho xây dựng những điểm làm trạm
nghĩ chân cho các tù trưởng m i khi họ về kinh đô như đặt trấn Vọng Quốc và bảy
trạm Quy Đức, Tun Hóa, Thanh Bình, Vĩnh Thơng, Cảm Hóa, An Dân.
Việc hợp thức hóa mối quan hệ hồng tộc, vua - quan đã vơ hình chung bắt
buộc các tù trưởng thiểu số phải phục tùng nhà nước về mọi mặt, trong đó có kinh tế.
Theo đó, vua Lý đã ấn định các loại lệ thuế như sau: Tiền chằm hồ ruộng đất; Tiền
và thóc về bãi dâu; Sản vật ở núi nguồn, các phiêu trấn; Mắm muối vận chuyển qua
các biên ải; Sừng tê, ngà voi và các hương liệu của người Man; Các thứ gỗ và hoa
quả ở đầu nguồn [14; 243].
Đặc biệt, nhà Lý khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia tuyệt đối với những
vùng đất này bằng chính sách thuế cống và khai thác tài nguyên. Theo Đại Việt sử ký
Toàn thư: Vào năm 1013, triều đình đưa ra lệ thuế, trong đó yêu cầu m i cư dân miền
núi phải cống nạp những sản vật địa phương cho nhà nước theo định kỳ. Năm 1039,
động Vũ Kiến châu Quảng Nguyên dâng khối vàng sống nặng 112 lạng. Huyện Liên
(Ngân Sơn, Bắc Kạn), châu Lộng Thạch (Thạch An, Cao Bằng), châu Định Biên
(Định Hóa, Thái Nguyễn) tâu rằng trong bản xứ có hố bạc [14; 247]. Các bộ lạc
Ngưu Hồng ở thượng lưu sông Đà và Ai Lao dâng vàng bạc, trầm hương, sừng tê,
ngà voi và các thứ thổ ngơi (1067), thủ lĩnh Tây Nông là Dương Tuệ dâng khối vàng
sống trường thọ (1127). Nhờ vào những chính sách trên, triều đình ln n tâm về
vùng trung du, biên giới phía Tây và Tây Bắc khi lịng dân đều một lòng hướng về
nhà vua.
Năm 1226, nhà Trần thiết lập. Sau khi lên ngôi, vua Trần đã tiếp tục sử dụng
hôn nhân chính trị để kết thân với các tộc trưởng thiểu số. Trần Thái Tông đã gả các
cung nhân và con gái tôn thất nhà Lý cho các tù trưởng các khe, động người dân tộc.
Tuy nhiên, về sau lại không thấy đề cập đến quan hệ hôn nhân giữa các tù trưởng

thiểu số và cung nhân dưới thời Trần. Nhà Trần cũng chú ý gắn kết khối đoàn kết dân
tộc bằng việc ban các phẩm tước quan trọng cho các tù trưởng thiểu số. Hà Bổng là
một chủ trại châu Quy Hóa (bắc Phú Thọ) được phong tước hầu; Trinh Giác Mật ở


đạo Đà Giang, sau khi quy thuận triều đình được phong tước thượng phẩm; Hà Tất
Năng và Lương Hiếu Bảo... đều được phong đến quan phục hầu [39; 21].
Khơng hồn toàn giống như thời Lý trước đây, nhà Trần đã quy định lại việc
quản lý quân và dân sự. Trong đó, ngồi việc trao quyền quản lý qn sự và dân sự
cho các châu mục tự cai quản, triều đình cịn phân phong một số người trong hồng
tộc và quan lại lên trấn giữ một số địa phương biên ải phía Bắc. Đời Trần Hiến Tơng
(1328-1341)Thiều Thốn là viên quan văn, được cử lên trấn giữ châu Đoàn Thành
(Lạng Sơn); Nguyễn Công Ngân, quan võ, được cử lên cai quản châu Thất Nguyễn
(Tràng Định, Lạng Sơn ngày nay)
Chính sách cương (bạo lực)
Chính sách nhu viễn là chính sách xuyên suốt, chủ đạo và lâu dài nhằm tạo ra
mối quan hệ hòa hiếu đối với các DÂN TỘC, đồng thời tạo một hệ thống phòng thủ
vững chắc ở miền núi biên giới. Tuy nhiên, khơng phải lúc nào chính sách đó cũng
phát huy được tác dụng tuyệt đối, do những vùng đất này gần biên giới, địa hình đi
lại khó khăn và nằm khá xa kinh đơ, do đó, các dân tộc dễ bị mua chuộc, gây sức ép,
ảnh hưởng đến khối đồn kết dân tộc. Có trường hợp khơng chịu nộp thuế cho triều
đình, ni mầm móng cát cứ hay tự thành lập một nước riêng làm tổn hại đến chủ
quyền và an ninh quốc gia. Từ đó, các Vua nhà Lý tin rằng phải sử dụng cả uy lẫn
đức để ràng buộc và thu phục các phiên thần.
Nhà Lý đã chủ động, cương quyết dùng bạo lực để trấn áp những hành vi xâm
phạm chủ quyền, ảnh hưởng đến khối đoàn kết dân tộc và thống nhất quốc gia. Năm
1013 Lý Thái Tổ dẹp Hạc Thác (Vân Nam).Ở Kim Hoa và Vị Long (huyện Ki m
Anh châu Chiêm Hoá). Năm sau 1014 Dực Thánh vương đi dẹp Dương Trường Huệ
cũng ở vùng ấy. Hà Trắc Tuấn quản các châu Đô Kim (Hàm Yên - Tuyên Quang) và
châu Vĩnh Long (Chiêm Hóa), châu Bình Ngun, châu Vị Xun (tức Tun Quang

và Hà Giang) làm phản. Năm 1015, Dực Khánh Vương và Vũ Đức Vương đi đánh.
Giáp Đan Nãi ở Châu Ái làm phản, vua thân đi đánh được Đan Nãi rồi sai
trung sứ, đốc xuất người ở giáp đó đào kênh Đan Nãi vua tự Đan Nãi về kinh sư
(1029). Cũng năm ấy, Lý Thái Tông đánh châu Thất Nguyên (Thất Khê), Đông
Chinh Vương đánh châu Văn (Văn Uyên, Văn Quan phía tây nam Lạng Sơn).
Với việc Nùng Tồn Phúc ở châu Quảng Nguyên làm phản (1038), vua nhà Lý


đã xuống chiếu rằng: “Từ khi lên làm vua tới giờ tướng văn, tướng võ...phương xa
cõi lãnh không đâu là không thuần phục nay họ Nùng Tự Tôn càn gỡ tiếm vị ra mệnh
lệnh tụ họp quân ong bọ làm hại nlân dân biên tlùy” [39; 22]. Vâng lệnh trời, Lý
Thái Tổ đi dẹp bọn phản loạn Nùng Tồn Phúc và trừ khử được những tên đứng đầu.
Ngoài việc sử dụng những chính sách riêng lẽ (nhu viễn - cương), nhà Nguyễn còn
linh hoạt trong việc kết hợp sử dụng hai chính sách “Cương” và “Nhu”. Điều này
được thể hiện rõ trong việc triều Lý đối xử với họ Nùng ở Cao Bằng. Sau khi Nùng
Tồn Phúc chết, năm 1041 con trai của Y là Nùng Trí Cao đã quay lại chiếm đất, với
âm mưu thành lập quốc gia mới (Đại Lịch). Năm 1048, Nùng Trí Cao làm phản lần
thứ hai sau khi được nhà Lý tha tội chết trước đó. Tuy nhiên, với sức mạnh vượt trội,
vua quan nhà Lý đã nhanh chống dập tắt hành động phản quốc của Trí Cao. Đồng
thời, tiếp tục cho họ Nùng trấn giữ những vùng đất quan trọng như động Lơi Hỏa,
Bình, An, Bà... Vua Lý cương quyết trấn áp các hành động phản loạn, nhưng cũng rất
khoan dung và ưu đãi đối với những kẻ đã quy thuận và thần phục.Vì thế, các tộc
người Man ở vùng núi phía bắc một lòng trung thành với quốc gia và trở thành phên
dậu vững chắc ở biên giới.
Đến thời nhà Trần, việc triều đình dùng bạo lực để trấn áp những cuộc nổi
loạn ở vùng miền núi diễn ra khá liên tục. Năm 1277, vua Trần Thánh Tông tự cầm
quân đi trừng trị kẻ nổi loạn tại động Nâm Bà La, Quảng Bình, phía tây phủ Bố
Clínl. Cliêu văn vương Trần Nhật Duật đi dẹp A Lộc. Hưng nlượng vương Quốc
Tảng đi đánl Sầm Tớ, Thanh Hóa [39; 24]. Ngồi ra, nhà Trần cịn sử dụng tài, đức
của người trong hồng tộc để thu phục những kẻ làm phản ở biên thùy. Với việc

Trịnh Giác Mật làm phản vào năm 1280, vua Trần đã cử hồng tử Trần Nhật Duật,
người biết nói thơng thạo tiếng Man và am hiểu phong tục tập quán của họ: “ Trần
Nhật Duật đã trèo lên trại của Trịnh Giác Mật cùng ăn bốc, uống bằng mũi với Mật.
Người Man thích lắm. Khi Nhật Duật trở về, mật đem gia tluộc đến doanh trại đầu
làng” [15; 46]. Nhìn chung, các cuộc dẹp loạn dưới triều Lý - Trần đều do những
thân Vương và các quan đại thần đích thân lãnh đạo, trong đó hầu hết các cuộc dẹp
loạn được giải quyết bằng bạo lực.
Nhìn chung, chính sách đối với dân tộc thể hiện tương đối cụ thể dưới thời Lý
- Trần. Dưới thời nhà Hồ, khơng có tư liệu nào về chính sách đối với dân tộc. Có l


trong một thời gian ngắn, nhà Hồ vừa tập trung cho những chính sách cải cách tồn
diện, vừa chuẩn bị đối phó với quân xâm lược nên sự quan tâm đến dân tộc chưa thể
hiện.
1.2.3.

Chính sách dân tộc của nhà nước thời Lê Sơ

Năm 1428, nhà Hậu Lê được thành lập. Trong giai đoạn Lê Sơ (1428-1504),
nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đạt đến mức độ hoàn thiện, đã tăng
cường hiệu lực quản lý đối với mọi vùng miền của đất nước. Nhà nước phong kiến
Lê Sơ đã đề ra những chính sách quản lý đối với vùng đồng bào dân tộc. Nội dung
chính sách này có sự kế thừa của các triều đại trước và được thể hiện ở các phương
diện:
Chính sách nhu viễn
Như đã đề cập, chính sách của triều Lê Sơ về cơ bản giống thời Lý - Trần.
Ngồi ra, nhà Lê cịn bổ dụng các tù trưởng thiếu số ngồi vào các chức quan như:
Đoàn luyện, Thủ ngựu, Tri châu, Đại tri châu. Một số tù trưởng được phong tước cao
như Tư khơng bình chương sự, Thượng tướng quân, Đại tướng quân . Năm 1427, Lê
Lợi đã trao chức Đoàn huyện, Thủ ngưu cho tù trường các dân tộc nắm giữ để cai

quản nhân nhân và giữ gìn trật tự địa phương. Giữa năm 1427, Lê Lợi trao chức
nhập nội Tư khơng đồng bình chương sự tri Đà Giang trấn thượng bạn cho Xả Khả
Tham là Lộc, Khát, Bàn, Điểm đều được làm đại tướng quân [39; 31]. Vào tháng 3
năm Giáp Dần (1434), vua Lê Thái Tông đã lấy Ngự tiền Trung quân Thiết đột là Lê
Đẳng làm Phịng ngự sứ trí qn dân sự các xứ Phọc La, Trịnh Long, Mường Dương
thượng hạ; Lê Thiêm làm Phòng ngự sứ tri quân dân sự ở châu Nam Mã, hai châu
Tàm thượng hạ và huyện Lan Hòa. Nhà nước vẫn dành cho các tù trưởng những
quyền hạn tuyệt đối ở địa phương, đồng thời họ được trực tiếp cai quản dân bản địa
theo phong tục riêng. Điều này được quy định cụ thể trong “Lê triều hình luật”.
Chính sách bạo lực
Nhà Lê được thành lập từ kết quả thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, bước
vào thời kỳ cũng cố khôi phục đất nước vẫn cịn nhiều tù trưởng tỏ ra chưa thần phục
chính quyền và nhiều lần đứng dậy nổi loạn. Các vua Lê Sơ đã dùng sức mạnh quân
sự tuyệt đối của mình để trấn áp, thu phục họ.
Năm 1431, vua Lê Thái Tổ đích thân đi dẹp loạn Bế Khắc Thiệu và Nông Đắc


Thái ở châu Thạch Lâm (Cao Bằng), sau đó ơng còn khắc một bài thơ lên núi đá thể
hiện ý chí kiên cường và khơng ngại khó khăn, thử thách để cho đất nước thái bình.
Năm 1432, Lê Lợi mang quân đi đánh bọn phản loạn, kết nối ngoại quốc, quấy rối
biên giới. Khi đến Lai Châu, Lê Lợi đã làm bài thơ ngụ ngôn khắc vào đá: “Di địch
quấy rối ngồi biên từ xưa đã có.Các man Mường Lễ nước Việt ta... Trước đây, vì
nhà Trần, nhà Hồ, chính lệnh suy đồi, Đèo Cát Hãn quen theo thói cũ dựa nơi hiểm
trở nảy lòng gian ác. Nay ta đem quân đi đánh, thủy bộ cùng tiến đánh một trận dẹp
yên, nhân viết một bài thơ luật để răn dạy các tù trưởng Man khơng quy hóa ở đời
sau” [20; 321].
Trước sự chênh lệch lực lượng bất lợi, Đèo Cát Hãn cùng con trai đã xin
hàng. Năm 1437, thổ tù Mường Mu i, Thuận Châu nổi lên chống nhà Lê, Lê Thánh
Tông cử Hà An Lược mang quân lên đánh Đạo Quỵ, bắt được Đạo Quỵ cùng 100
người đưa về Đơng Kinh (Thăng Long) giết. Triều Lê Sơ cịn kế thừa và sử dụng

hiệu quả việc kết hợp chính chính nhu và cương của các triều đại trước. Điều này
được thể hiện rõ qua việc ưu ái và phong quan tước cho những kẻ n i loạn khi họ đầu
hàng. Lê Thánh Tơng phong cho con Đạo Quỵ làm hồi viễn tướng quân kiếm chức
đồng tri châu, và tiếp tục quản lý địa phương [39; 31].
Những bộ lạc đã quy phục Đại Việt nhưng không thực hiện những nghĩa vụ
đối với quốc gia và nhiều lần chống đối, triều đình đã dùng bạo lực để ngăn chặn và
thu phục hoàn tồn phản loạn, đồng thời chính thức sáp nhập những bộ lạc đó vào
lãnh thổ Đại Việt. Năm 1479, các tù trưởng Bồn Man không chịu tiến cống nữa, Lê
Thánh Tông sai Lê Niệm mang quân đi dánh Bồn Man và quy phục được. Vua cho
Cầm Đồng làm thuyên úy đại sứ đất Bồn Man và lập ra phủ Trấn Ninh quản lĩnh bảy
huyện (Kim Sơn, Thanh Vị, Cảnh Thuần, Quang Vinh, Minh Quang, Quan Lang, Tứ
Thuận) giao lại cho họ Cầm Lư quản giữa. Bồn Man chính thức thuộc về Đại Việt
[39; 32].
Thực hiện chính sách phiên thần
Với sự tăng cường cao độ của chế độ phong kiến trung ương tập quyền, việc
trấn giữ khu vực biên thùy luôn được nhà nước quản lý chặt ch . Triều đình đã cử
nhiều quan lại miền xuôi lên trấn giữ miền núi, cũng như để nhiều thổ tù nhận sắc
phong của triều đình, biến họ trở thành những phiên thần của triều đình.


Triều đình đã dùng những cơng thần để lên khai hoang vùng đất miền núi, cho
họ quyền cai trị tại địa phương và đồng thời làm nhiệm vụ bảo vệ biên cương của tổ
quốc. Các phiên thần được hưởng chức tước theo quan chế triều đình, tuy nhiên có
một số đặc điểm riêng như được cha truyền con nối, hưởng các tước phẩm cao quý
của triều đình... đối với những người lập được chiến cơng xuất sắc. Những dịng họ
phiên thần là người miền xuôi được cử lên trấn trị vùng biên giới như:
Vi Phúc Hân ở xã Vạn Phần, huyện Đơng Thành tỉnh Nghệ An. Ơng được
phong chức đơ đốc chi hồn quận cơng triều đình, cha của ơng là Vi Kim Thăng
được phong chức thảo l tướng quân. Con cháu của Vi Phúc Hân đều được phong
tước hầu và cai quản các châu ở huyện Cao Lộc.

Họ Hà ở Giao Thủy, Nam Định. Hà Hặc theo vua Lê Thái Tổ đi dẹp bè lũ tù
trưởng Nông Thiện Thái ở Cao Bằng. Sau khi dẹp xong loạn, vua lưu ông ở lại Lạng
Sơn cùng các phiên thân khác phòng thủ nơi xung yếu. Hà Hặc lấy xã Dạ Nham,
châu Văn Uyên làm thái ấp, con cháu của ông di dân các xã An Bài châu Ơn, Đơng
Túc châu Văn Quan, họ Hà làm quan ở thời Lê tất cả là 300 người [39; 34]. Ngồi
ra, cịn có một số dịng họ phiên thần khác như họ Hồng Đình q ở Nghệ An, lên
phòng thủ vùng An Châu. Hay Nguyễn Công Ngân quê ở Nghệ An, lên tránh thủ
châu Thất Ngun (Tràng Định). Đặc biệt là ơng Nguyễn Đình Bá ở Cao Bằng, ông
được phái trấn giữ biên giới, sau chiến tranh, ơng cịn là người tụ tập phiêu dân định
cư, ổn định cuộc sống, lập lại cuộc sống thanh bình cho đồng bào nơi biên cương.
Bên cạnh đó, triều Lê Sơ cịn đề ra những chính sách đối với dân tộc trong bộ
luật “Hồng Đức”. Theo đó, nhà vua rất coi trọng đất đai, coi đó là của báu của đất
nước. Vì vậy, những việc xâm phạm đến lãnh thổ quốc gia đều bị trừng trị nặng.
Theo điều 74, những người bán ruộng đất bờ cõi cho người nước ngồi thì bị tội
chém, những kẻ phao tin ngồi biên thùy có giặc dã để cho nhân dân sợ hãi thì xử tội
chém (điều 537). Những viên quan trấn giữ biên giới, các tướng sĩ không chú tâm
bảo vệ lãnh thổ, để giặc đến đánh bất ngờ cũng bị xử tội chết. Trong bộ luật Hồng
Đức còn quy định cách thức giải quyết những vụ việc liên quan đến miền núi, đến
dân tộc, ngăn cấm, xử phạt hành vi lạm dụng, sách nhiễu của bọn quan lại trong khi
thực thi công việc... Đối với các quan lại cai quản miền núi, nếu vi phạm thì tùy theo
mức độ s bị giáng chức, ảnh hưởng đến quyền lợi nhân dân thì phải bồi thường. Các


quan quản giám các dân Man liêu tự ý trông coi các vụ kiện trong hạt riêng, sai
người đem tráp đi bắt người hoặc ức hiếp dân thì xử phạt 40 trượng biếm 2 tư.
Triều Lê còn quy định khung hình phạt theo phong tục tập quán của các dân
tộc ít người. Theo đó, một người Man dân phạm tội, hay những người cùng phạm tội
với nhau thì theo phong tục mà xử lý. Còn nếu họ phạm tội với người trung châu
(người vùng đồng bằng) thì dựa theo luật pháp mà định tơi. Triều đình rất coi trọng
quyền lực của những quan lại người Man. Việc bắt người phạm tội là người thiểu số

"Khơng trình quan quản giám người Man liêu thì bị xử biếm một tư" (Điều 703).
Đến thời hạn thu thuế phải báo cho thổ quan biết trước. Nếu đi thu thuế Man liêu mà
khơng trình người quản giám thì xử biếm một tư [39; 36]. Luật pháp thời Lê đã
hướng các dân tộc vào một thể thống nhất, tăng cường khối đoàn kết dân tộc, ngăn
ngừa cát cứ, cũng cố quyền lực của nhà vua. Từ đó đã thu phục được nhiều dân tộc
quy phục triều đình, như trường hợp của Đạo Miện ở "châu Nam Mã thuộc nước Ai
Lao, vì mộ đức nghĩa nhà vua mà quy thuận. Đến đây, sai con vào chầu, cầu xin nội
phụ bản quốc. Nhà vua khen ngợi và trao cho Đạo Miện chức đại tri châu và ban mũ
áo" [15; 324].
1.2.4.

Chính sách dân tộc của nhà nước phong kiến từ thế kỷ XVI đến

thế kỷ XVIII
Những biến động chính trị trong những năm đầu từ thế kỷ XVI đã đưa đến sự
sụp đổ của nhà Lê Sơ, sự thiết lập của nhà Mạc (1527), sự hồi phục của nhà Lê
(1533) cuối cùng là cục diện vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở
Đàng Trong.
Ở Đàng Ngồi, chính sách đối với dân tộc của chính quyền Lê - Trịnh được
thể hiện như sau:
Chính sách cai quản.
Miền núi phía Bắc là khu vực có tầm quan trọng về kinh tế cũng như vị trí
chiến lược quan trọng, điều đó đã được chính quyền Lê - Trịnh nhận thức rõ, “ải Ai
Lao liên lạc tiện đường biên giới Vân Nam khống chế mọi mặt, đấy là nơi xung yếu
của Bách Man, cửa ngõ của Lục Chiếu, cho giữ các trấn như phên án ngữ miền
thượng du làm then chốt, sản vật có biên man quát bách, ký tử dự chương, lúa bắp
bát ngát, các ruộng dâu gai mơn mởn thành hàng, lông (thú), cánh (chim) ngà (voi),


da (thú) tràn ngập sang cả lân quốc vàng bạc châu báu đầy rẫy ở chốn biên cương.

Thật là phủ kho ở ngoài biên giới của quốc gia, và là nơi tụ tập hàng ngàn vạn đồ
trận bảo" [39; 40]. Vì vậy, chính sách đối với các dân tộc của triều đình được thực
hiện một cách rõ ràng và cụ thể, đặc biệt là sau công cuộc dẹp dư đảng, tàn quân
Mạc. Chính quyền Lê - Trịnh đã nhận được sự giúp sức đắc lực của các phiên thần
thiểu số thời Lê Sơ.
Những chính sách của chính quyền Lê - Trịnh chủ yếu dựa trên cơ sở kế tục
chính sách thời Lê Sơ. Triều đình ràng buộc các tù trưởng điạ phương bằng các chức
tước: tri châu, cai châu, đồng tri châu, tuyên uý sứ, chiêu thảo sứ, phòng ngự sứ...
Đối với những tù trưởng biên giới là tri châu, tri huyện, động trưởng. Triều đình giao
cho các viên trấn thủ trực tiếp trấn giữ, cai quản biên giới, họ có trách nhiệm "Coi
tồn binh ở ngồi biên, chống giữ nơi xung yếu, bắt và trị giặc cướp". Châu Phù Hoa
(Phù Yên) phụ đạo là Cầm Nhân Đôi và con là Cầm Nhân Cai. Châu Mộc tiên tổ là
Xa Khả Tham làm quan hồi đầu quốc triều sau được thế tập. Khi Xa Văn Phấn mất
các châu tranh nhau, triều đình (1776) cử viên lưu thủ Trần Thảm (Duy Tiên, Hà
Nam) giữ chức hiệp đốc lên chia lại làm ba châu: châu Mộc cho Xa Văn Mang, châu
Mã Nam cho Xa Văn ôn, châu Đà Bắc cho Xa Văn Khoa cai quản, đều giữ chức phụ
đạo [39; 41]. Ngoài ra, chính quyền Lê - Trịnh cịn đặt cơ quan “Man ti dân” ở kinh
thành để khuyến trách việc cai quản và thực hiện các chính sách đối với cư dân miền
biên viễn.
Chính sách kinh tế
Chính sách kinh tế của chính quyền Lê - Trịnh có phần rõ ràng và cụ thể hơn
các triều đại trước, đặc biệt là quy định về ngạch thuế ở các tuần. Ngồi việc triều
đình tự đứng ra thu thuế, “Tuần Khả Lưu, xứ Nghệ An thuế đồng niên là 2.267 quan
4 tiền 55 đồng tiền quý. Tuần Trình Xá (Phú Thọ) lệ thuế đồng niên là 4.334 quan 1
tiền 50 đồng tiền quý. Tuần Cần Dinh, xứ Kinh Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang) lệ thuế
đồng niên là 4551 quan 5 tiền 19 đồng tiền quý” [3; 269]. Nhà nước cịn thơng qua
các phụ đạo để thu thuế, Bảy chủng tộc người Man: Sơn Trang, Sơn Tử, Cao Lan,
Sơn Nam, Sơn Bán, Sơn Miên, Hán Văn ở Tuyên Quang (1722), phụ đạo thường sai
khiến họ, "hàng năm thu thuế mỗi nóc nhà 5 lạng bạc". Việc đánh thuế "Các hạng
người nói trên cũng có thể giúp vào việc chi dùng trong nhà nước" [39; 42].



Nhà Trịnh còn thu thuế bằng cách giao cho các tù trưởng địa phương khai mỏ,
đây là chính sách hồn toàn mới mà các triều đại phong kiến trước chưa thực hiện
được. Nhà nước khuyến khích khai mỏ bằng việc miễn thuế một thời gian nhất định,
từ đó thúc đẩy các dân tộc đua nhau khai mỏ. “Các mỏ đồng ở Hồi Viễn châu Lộc
Bình, Lạng Sơn: Sảng Mộc An Hân, Liên Tuyền, và mỏ vàng ở Võ Nhai (thuộc Thái
Nguyên) Huấn trung hầu khai xin mở xưởng 5 năm thành mở xin lượng bỏ ngạch
thuế. Còn mỏ đồng Trịnh Lạn ở Hưng Hoá (Thuỷ Vĩ cho khai khẩn, trong 3 năm lấy
được bao nhiêu cho làm vốn, sau khi mãn hạn ấy mới lượng bỏ ngạch thuế. Theo
quy định cứ 100 cân đồng thì phải nộp thuế 4 tiền 36 đồng)” [3; 262].
Tuy nhiên, hiệu quả đem lại từ việc thu thuế của nhà nước qua khai mỏ không
khả quan, đa số bị tư dụng làm của riêng. Nhà sử học Phan Huy Chú đã phản ánh
tình trạng đó như sau: “Thổ sản núi rừng để giúp cho quốc dụng, nhưng sung thuế
cho nhà nước mười phần không được một phần” [3; 263-264]. Dù chính sách kinh tế
của chính quyền Lê-Trịnh vẫn còn một số hạn chế, song cần phải khẳng định rằng,
việc áp dụng chính sách kinh tế, đặc biệt chính sách khai mỏ là điểm mới, tiến bộ so
với các triều đại phong kiến trước đó.
Phối hợp bảo vệ biên cương
Như đã nói trong chính sách cai quản của chính quyền Lê - Trịnh, nhà nước
đã đề ra chính sách dân dân tộc và bảo vệ biên giới. Tuy nhiên khi áp dụng thì hiệu
lực của những chính sách đó khơng khả thi. Trong hai thế kỷ XVII - XVIII tình hình
biên giới phía Bắc nước ta có phần phức tạp hơn. ảnh hưởng triều đình trung ương
đối với các miền biên giới bị giảm sút rất nhiều, các thế lực bên ngồi thừa cơ cướp
bóc, xâm lấn bản làng của các dân tộc miền núi. Triều đình chỉ thể hiện quyền lực
của mình bằng chính sách ngoại giao vô vọng, khi gữi thư cho nhà Thanh đòi lại
những vùng đất đã mất. Năm 1689, chúa Trịnh gửi thư sang nhà Thanh "đòi lại các
động thuộc ba châu Vị Xuyên, Bảo Lạc, Thuỷ Vĩ ở Tuyên Quang nhưng nhà Thanh
vẫn khơng chịu trả lại. Triều đình Lê - Trịnh (1697) đòi nhà Thanh trả lại đất ở ba
động Ngưu Dương, Hồ Điệp và Phổ Viên trước đây thuộc trấn Tuyên Quang, nhưng

vua Thanh trả lời rằng: Các châu động ấy từ thời nhà Thanh đã thuộc về đất Trung
Quốc không phải là đất An Nam [39; 45].
Chỉ đến khi tình hình quá cấp bách, khi nhà Thanh đem quân lính sang xâm


chiếm ruộng ở Lộc Bình (Lạng Sơn) năm 1701, thì triều đình mới hối thúc quan lại,
nhân dân vừa sản xuất vừa bảo vệ biên cương. Hay hạ lệnh cho trấn thủ Tuyên
Quang là Trịnh Kính cho đầu mục người Thổ đem thêm quân trấn giữ vùng đất bị
nhà Thanh xâm lấn, thành quả mang lại là nhà Thanh đã trả lại cho ta 80 dặm đất đai
đã xâm lấn. Bên cạnh đó, với thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống lại quân Thanh
của tù trưởng thiểu số Hoàng Văn Phác đã tạo cơ sở vững chắc cho chiến thắng trên
lĩnh vực ngoại giao với nhà Thanh, buộc chính quyền phương Bắc phải trả lại cho ta
thêm vùng đất bị xâm chiếm trước đó. Đây là kết quả của sự kết hợp đấu tranh của
lực lượng vũ trang miền núi và triều đình, là bài học kinh nghiệm quý báu cho lịch
sử dân tộc.
Ở Đàng Trong, sau cuộc nội chiến kéo dài hơn 50 năm của chính quyền LêTrịnh và họ Nguyễn, đất nước ta bị chia làm hai Đàng, lấy Sông Gianh làm ranh giới.
Họ Nguyễn đứng vững và tồn tại trong cuộc chiến kéo dài vì nhiều nguyên nhân, một
trong những nguyên nhân quan trọng đem đến thành quả đó là chính sách đối với các
dân tộc.
Sau nội chiến, họ Nguyễn đã tổ chức một đơn vị hành chính đặc biệt để chỉ
vùng cư trú của đồng bào dân tộc gọi là “nguồn”, nhằm quản lý dân cư và mở rộng
quyền lực của mình về vùng đất bán tự do ở phía Tây. Các nguồn từ nam Bố Chính
trở vào, có các nguồn: Cơ Sa, Kim Linh, Bố Chính, Cẩm Lý, An Náu, An Đại thuộc
dinh Quảng Bình, nguồn O (thượng lưu sông bến Hải). Cu Đê, L Đơng, Ơ Da, Thu
Bồn, Chiêu Đàn... ở dinh Quảng Nam.
Chính sách đối với các dân tộc của chính quyền phong kiến họ Nguyễn chủ
yếu là phủ dụ và trấn áp. Việc làm đầu tiên để thu phục các “nguồn” của họ Nguyễn
là đưa ra các phủ dụ rồi sau đó từng bước xác lập quyền khống chế, thống trị. Năm
1711, Nguyễn Phúc Chu cử viên thuộc ký kiêm đức thông thạo tiếng nói và phong tục
"Man dân" đem hàng hố đi ngược lên phía tây phủ Quảng Ngãi, tặng quà chiêu dụ

được các bộ lạc ở Trà Nao (Gia Rai) khiến cho dân ấy tuân theo lệ thuế của họ
Nguyễn [39; 49]. Trên cơ sở đó, chính quyền Đàng Trong ra quy định nghiêm cấm
người nước ngoài vào nơi cư trú của dân tộc buôn bán (các sách Man ở dãy trường
sơn), ngoại trừ những khách buôn được cấp giấy thông hành theo quy định của họ
Nguyễn (1712).


Chính quyền Đàng Trong cịn đề ra chính sách kinh tế đối với các dân tộc,
theo đó, cư dân các nguồn phải đóng thuế hàng năm cho chính quyền (chủ yếu là sản
vật địa phương). Điển hình là việc thu thuế các nguồn An Đại, An Náu, Cẩm Lý đầu
nguồn huyện Khang Lộc. Ngồi ra, chính sách kinh tế - tài chính của nhà nước đối
với dân tộc cịn được thực hiện qua các hình thức: thuế sai dư, tơ ruộng...
Chính quyền Đàng Trong rất coi trọng khu vực biên thùy, điều đó được thể
hiện qua việc: nhà Nguyễn đặt quân trấn giữ các nguồn để giữ biên giới, chống lại sự
cướp bóc của bên ngồi. Năm 1697 Ai Lao quấy rối nguồn Hương Bình, nhà Nguyễn
lên dẹp và thu phục thêm hai sách Man A La, A Bát. Trên cơ sở đó từng bước củng
cố thu phục dân Man theo lối "dùng người Man trị người Man". Nhà nước còn cấp
thêm cho "dân Man" những sản vật miền biển ... [39; 51]. Với những chính sách phù
hợp đối với dân tộc, chính quyền họ Nguyễn đã khơng ngừng mở rộng lãnh thổ,
trong đó khơng ít vùng vốn là nơi cư trú của dân tộc.
Trong thời kỳ này, chính quyền phong kiến họ Nguyễn cịn đã đề ra nhiều
chính sách đối với người Hoa. Khi họ mói xin định cư ở Đàng Trong, Chúa Nguyễn
đã phân định những điểm cư trú tập trung riêng cho người Hoa bằng các đơn vị hành
chính có tên gọi là Minh Hương xã hay là Thanh Hà phố, những điểm tụ cư trên
thường có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế lẫn chính trị. Từ đó, từng bước thực
hiện ý đồ sử dụng các nhóm cộng đồng người Hoa như những lực lượng chiến lược ở
vùng phên dậu. Bên cạnh đó, chính quyền họ Nguyễn đã cho phép người Hoa tự
quản về hành chính, trong bộ máy quản lý hành chính của Minh Hương xã thì “tất cả
những hương chức đều là người Hoa [5; 59]. Tuy nhiên, việc tự quản của người Hoa
phải nằm dưới sự quản lý chung của nhà nước.

Chính quyền Đàng Trong đã có những chính sách ưu đãi người Hoa về mặt tư
pháp, cụ thể là mở rộng về nhập tịch. Ở các Minh Hương Xã, các hương bộ của xã,
cứ khi có Đại điển (cuộc kiểm tra dân số lớn, cứ 6 năm 1 lần) thì được chỉnh sửa
trên cơ sở đưa những người Hoa thuộc các loại dân sau đây vào danh sách dân số
chính thức của xã:
- Khách Nương: dân mới đến ngụ cư.
- Thủy Hồi: dân đi buôn xa mới về.
- Thủy Tục: dân có cha, anh đều có tên trong bộ, đã đủ 15 tuổi, đây là lớp


×