Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn ma văn kháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.96 KB, 15 trang )

ũ

ft
o
l


® TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT B KHOA
NGỮ VĂN
i
II

BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NĂM HỌC 2015-2016

ĐỀ TÀI

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG TRUYỆN NGẮN
MA VĂN KHÁNG
Người hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Xuân
SVTH: Đậu Thị Thủy Nam, Nữ: Nữ
Dân tộc: Kinh
Lớp: D12NV03, Khoa: Ngữ Văn Năm thứ: 4 /Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Sư phạm Ngữ Văn


KHẢO SÁT HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN
NGẮN MA VĂN KHÁNG
Sinh viện thực hiện: Đậu Thị Thủy - MSSV: 1220810113


Lớp: D12NV03 - Khoa: Ngữ Văn
Giảng viên hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Xuân

1. TÓM TẮT
1. Lý do chọn đề tài
Ma Văn Kháng là một cây bút có nhiều đóng góp lớn cho sự phát triển của văn
học Việt Nam hiện đại. Vì vậy việc tìm hiểu và nghiên cứu sâu sắc về sáng tác của Ma
Văn Kháng là một việc làm rất cần thiết.
Đã có rất nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu bao qt về văn xi hay truyện
Ma Văn Kháng của các nhà phê bình, nghiên cứu, các nghiên cứu sinh, học viên, sinh
viên. Trong đó có nhiều cơng trình bàn luận về những giá trị nội dung và nghệ thuật của
truyện ngắn cũng như tiểu thuyết của ơng. Về hình tượng người phụ nữ cũng đã có đề
cập tới tuy nhiên cơng trình nghiên cứu công phu về đề tài này trong truyện ngắn của
nhà văn thì vẫn cịn bỏ ngỏ. Trong khi đó có một điều người đọc dễ nhận thấy là ở sáng
tác của Ma văn Kháng nói chung và truyện ngắn nói riêng, nhà văn đã dành nhiều tình
cảm ưu ái và sự quan tâm tới hình tượng người phụ nữ. Đọc những trang văn về người
phụ nữ trong truyện ngắn Ma Văn Kháng Kháng cũng thực sự hấp dẫn đối với chúng tôi
và chúng tôi nhận thấy cần nghiên cứu sâu hơn về đề tài này. Và hơn thế nữa Hình
tượng người phụ nữ trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng rất quan trọng và là một
vấn đề đáng được quan tâm.
Nghiên cứu đề tài này giúp chúng tơi tích lũy thêm nhiều kiến thức phục vụ tốt
cho quá trình giảng dạy và nghiên cứu sau này.
2. Lịch sử vấn đề
Tính đến thời điểm này đã có nhiều cơng trình của nhiều tác giả đã nghiên cứu về
tác phẩm của Ma Văn Kháng như :
- Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Nga (2007, Đại học Vinh), Thế giới
nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng.
- Luận văn thạc sĩ của Ngô Thị Quý Lân (2008), Đại học Vinh, với tên đề tài Đặc
1



điểm lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn Ma Văn Kháng .
- Nguyễn Thị Huệ , Tư duy mới về nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng
những năm 80, Tạp chí văn học, số 2.
- Ngơ Trí Cương (2004), Ngôn ngữ hội thoại của nhân vật trong truyện ngắn Ma
Văn Kháng (Đại học Vinh) - Luận văn thạc sĩ.
- Đào Thị Minh Hường (2010), Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn
Kháng từ 1986 tới nay - Luận văn thạc sĩ.
- Dương Thị Hồng Liên (2008), Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kì
đổi mới - Luận văn thạc sĩ Đại học Thái Nguyên.
- Ngơ Trí Tài (2010) - Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng sau
1975 - Luận văn thạc sĩ Đại học Đà Nẵng.
- Dương Thị Diễm Mi (2013) - Đặc điểm tập truyện ngắn Mùa thu đảo chiều của
Ma Văn Kháng - Tiểu luận tốt nghiệp Đại học Cần Thơ.
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trên đều phần nào đề cập
đến những khía cạnh khác nhau của truyện ngắn, cũng như tiểu thuyết của Ma Văn
Kháng. Đó là đặc sắc nghệ thuật, đặc điểm lời thoại nhân vật nữ, thi pháp truyện ngắn,
nghệ thuật tiểu thuyết, thế giới nhân vật trong truyện ngắn của ơng. Tuy nhiên nghiên
cứu về hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng thì chúng tơi
thấy chưa có cơng trình nghiên cứu nào đi sâu vào khai thác. Ở một số bài nghiên cứu
về thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng cũng chỉ mới dừng lại ở việc
khái quát, đánh giá chung về tuyến nhân vật nữ. Chưa đi sâu vào tìm hiểu phân tích, làm
nổi bật lên hình ảnh nhân vật phụ nữ trong sáng tác của ơng. Vì thế chúng tôi đã quyết
định chọn đề tài làm công trình nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình và đây
cũng là một đề tài mà chúng tôi rất u thích.
Những bài viết, cơng trình nghiên cứu cùng những ý kiến, nhận định đánh giá
của các tác giả trên đây sẽ là những tài liệu tham khảo rất thiết thực và bổ ích giúp
chúng tơi tìm hiểu, khám phá sâu sắc hơn về đề tài Hình tượng người phụ nữ trong
truyện ngắn Ma Văn Kháng.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu này giúp cho chúng tôi cảm thụ truyện ngắn của Ma Văn Kháng
một cách sâu sắc hơn. Thấy được những nét đặc sắc, đổi mới về hình tượng người phụ
2


nữ trong các sáng tác truyện ngắn của ông. Khám phá được giá trị nhân văn và chiều
sâu tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm thông qua nhân vật của mình. Đồng thời khẳng
định vai trị và sự đóng góp đáng kể của ơng cho nền văn học hiện đại Việt Nam.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận khảo sát hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Ma văn Kháng.
Cụ thể trên các tập truyện: Trốn nợ (2008), Mùa thu đảo chiều (2012) và tập Truyện
ngắn chọn lọc Ma Văn Kháng, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội năm 2003.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện khóa ln này, chúng tơi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên
cứu sau đây:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thống kê phân loại.
- Phương pháp hệ thống - cấu trúc.
- Phương pháp so sánh.
5. Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp
Ngồi phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung chính của khóa luận được
triển khai trong ba chương:
Chương 1: Khái lược về hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại và trong
sáng tác của Ma Văn Kháng
Chương 2: Các kiểu nhân vật nữ trong truyện ngắn Ma Văn Kháng
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Ma
Văn Kháng

NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN
HỌC HIỆN ĐẠI VÀ TRONG SÁNG TÁC CỦA MA VĂN KHÁNG
1.1. Văn học hiện đại Việt Nam và đề tài về người phụ nữ
Hình tượng người phụ nữ từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng nghệ thuật phong
phú cho văn học cũng như các bộ mơn nghệ thuật khác. Bởi phụ nữ chính là hiện thân
3


của cái đẹp, là “một nửa thế giới”, họ đại diện cho hạnh phúc, tình yêu và tổ ấm gia
đình. Bên cạnh đó từ phương diện xã hội, trải qua từng thời kỳ lịch sử khác nhau họ
cũng đảm nhiệm những vai trò quan trọng nhất định. Văn học Việt Nam trải qua các giai
đoạn khác nhau nhưng hình tượng người phụ nữ vẫn luôn hấp dẫn và để lại những ấn
tượng riêng. Qua từng mốc lịch sử lại có những tìm tịi, khám phá, đổi mới tạo nên
những dấu ấn tiêu biểu cho mỗi nền văn học và mỗi thời đại văn học.
1.1.1. Người phụ nữ trong văn học trước 1945
Hình tượng người phụ nữ đã sớm xuất hiện trong văn học dân gian qua nhiều bài
ca dao, trong từng làn điệu dân ca, lời ru quen thuộc của cuộc sống hằng ngày. Từ giọng
hát điệu hò cùng tiếng võng à ơi, hình ảnh người phụ nữ đã thấm sâu vào tiềm thức của
mỗi người dân Việt
Đến giai đoạn văn học trung đại có những tác phẩm nổi bật viết về người phụ nữ
với số phận hẩm hiu, kém may mắn như người cung nữ trong Cung oán ngâm hay nàng
Tiểu Thanh trong Độc tiểu thanh kí của Nguyễn Du. Nhiều truyện ngắn và truyện thơ
đã đề cao phẩm giá, quyền sống, quyền làm người của người phụ nữ như Truyện Kiều
của Nguyễn Du.
Trước 1945, đất nước Việt Nam chưa được độc lập, nhân dân ta phải sống trong
cảnh nô lệ của chế độ phong kiến thực dân, phải hứng chịu bao đau thương, mất mát,
bất cơng. Ngồi những nỗi đau khổ về nghèo nàn, bị bóc lột, đánh đập, đày đọa về thể
xác người phụ nữ còn phải chịu nỗi đau lớn đó là nỗi đau về tinh thần, đó là nhân phẩm
bị chà đạp. Tiêu biểu cho hình tượng người phụ nữ ở giai đoạn này như chị Dậu trong

Tắt đèn của Ngô Tất Tố; chị Tám Bính trong Bỉ võ của Ngun Hồng, ngồi ra cịn có
các sáng tác của Vũ Trọng Phụng, Ngơ Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao...
Tuy vẫn chịu nhiều ảnh hưởng từ nền văn học trung đại khi miêu tả về hình tượng
người phụ nữ, song văn học giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám đã có cái nhìn chỉn
chu về hình tượng người phụ nữ. Mỗi người phụ nữ có một số phận khác nhau nhưng
họ đều rơi vào bi kịch, đó là bi kịch của một cuộc đời bất hạnh, tình duyên dang dở. Xã
hội phong kiến với nhiều hủ tục lạc hậu, bất công, đã khiến cho biết bao người phụ nữ
phải gánh chịu cuộc sống trái ngang.
Bằng niềm cảm thông sâu sắc, đồng cảm với những nỗi đau, thiệt thòi, sự hi sinh
của số phận người phụ nữ, các tác giả đã thông qua tác phẩm văn học để đòi lại quyền
4


sống, đề cao phẩm giá của người phụ nữ bởi họ là những người đáng được hưởng hạnh
phúc.
1.1.2. Người phụ nữ trong văn học từ 1945 đến 1975
Sau cách mạng tháng tám, cùng với những đổi thay của lịch sử dân tộc thì cách
nhìn nhận của nhà văn về con người cũng có sự thay đổi. Và hình tượng người phụ nữ
Việt Nam cũng có một diện mạo mới. Hình tượng người phụ nữ trong văn học 1945 1975 nhìn chung rất phong phú và họ như những bức tượng đài đẹp đẽ đại diện cho
cộng đồng, lịch sử. Tuy nhiên ở giai đoàn này cũng ảnh hưởng bởi sứ mệnh lịch sử nên
chưa có những tác phẩm đi sâu khám phá con người cá nhân và thế giới nội tâm của
nhân vật. Cuộc sống với những sinh hoạt đời thường của nhân vật cũng ít được quan
tâm.
1.1.3. Người phụ nữ trong văn học sau 1975
Từ sau năm 1975, đất nước thống nhất. Xã hội thay đổi khiến cho văn học thời kì
này cũng có nhiều thay đổi đáng kể hơn trước. Và trong các tác phẩm viết về người phụ
nữ các tác giả cũng có một cái nhìn mới hơn về hình tượng người phụ nữ. Người phụ nữ
hiện lên trong những trang văn giờ đây khơng cịn là những con người như trong thời
chiến với nét đẹp mang tính sử thi nữa, mà cuộc sống thời thời hậu chiến địi hỏi mỗi
nhà văn phải có cái nhìn khác hơn về người phụ nữ, phải đi sâu vào làm rõ những góc

khuất sâu kín nhất của nội tâm.
1.2. Truyện ngắn Ma Văn Kháng và đề tài người phụ nữ
1.2.1. Vị trí nhân vật nữ trong truyện ngắn Ma Văn Kháng
Trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng nhân vật nữ chiếm một ví trí tương đối
lớn. Nhà văn đã có cái nhìn thật ấm áp, giàu tình yêu thương trân trọng đối với họ.
Người phụ nữ trong truyện ngắn của ông luôn ngời lên sức hấp dẫn và sức sống tràn trề
cả tâm hồn lẫn thể xác. Xây dựng hình tượng người phụ nữ được nhà văn khai thác ở
nhiều khía cạnh, nhiều phương diện, ơng nhìn nhận con người trong tính tồn vẹn của
nó và ơng tha thiết bày tỏ niềm yêu thương và tin tưởng đối với họ.
Những nhân vật nữ trong tác phẩm của Ma Văn Kháng có thể là nhân vật chính,
có thể nhân vật phụ hay đơn thuần chỉ là cầu nối để dẫn dắt một sự kiện góp phần đưa
tình huống truyện phát triển. Ở nhiều tác phẩm, nhân vật nữ đã được nhà văn Ma Văn
5


Kháng xây dựng là nhân vật trung tâm như Thị Nhi (Bãi vàng), cô Sẹc (Miền an lạc
vĩnh hằng), Nhiên (Nhiên, nghệ sĩ múa), cái Tý (Cái Tý Ngọ), My (Lũ tiểu mãn ngập
bờ), Bướm (Cái bướm tung tăng) Huê (Nữ họa sĩ vẽ chân dung)...
1.2.2. Quan niệm mới từ cách nhìn nhận người phụ nữ trong truyện ngắn
Ma Văn Kháng
Ma Văn Kháng là nhà văn kiên trì với mảng văn học sinh hoạt thế sự. Ơng là
người ham thích triết lí sống. Trước những năm tám mươi Ma Văn Kháng chủ yếu viết
những tác phẩm xoay quanh chủ đề miền núi. Trở về với cuộc sống miền xuôi trong thời
buổi xã hội đơ thị hóa, hiện đại hóa của thời bình, Ma Văn Kháng đã có sự đổi mới lớn
trong tư duy nghệ thuật. Quan niệm của ông về cuộc sống và con người hoàn toàn khác
với những giai đoạn trước.
Khơng chỉ xây dựng nên những hình tượng người phụ nữ đẹp về ngoại hình,
phẩm chất, cá tính và bản năng sống lành mạnh mà Ma Văn Kháng còn dày công xây
dựng nên những người phụ nữ với mặt trái của đạo đức xã hội. Đây là một cái nhìn mới
mẻ về người phụ nữ. Trong xã hội khơng chỉ tồn tại những con người có phẩm chất tốt

đẹp mà đó là sự hịa hợp một cách tổng thể giữa cái tốt và cái xấu. Người phụ nữ cũng
được Ma Văn Kháng nhìn nhận cả những mặt tốt và mặt xấu. Người phụ nữ trong
truyện ngắn của Ma Văn Kháng được ông soi chiếu ở cả phần thể chất lẫn tâm hồn nên
vừa nồng nàn trong khát khao giao cảm, vừa chật vật trong đời thường với những toan
tính trong mưu sinh và nhân tình thế thái. Nhân vật Bỉnh vợ Thiệu trong truyện Trốn nợ
được nhà văn nhìn nhận đánh giá vừa là một người phụ nữ với những khát khao giao
cảm bản năng trong đời sống vợ chồng vừa là người phụ nữ với những toan tính cho
cuộc sống mưu sinh. Để thoát khỏi cảnh nghèo khổ Bỉnh đã phải buôn gian bán lận vé
tàu, đã phải liều đánh một ván bạc để đổi đời nhưng trớ trêu thay lại khiến Bỉnh rơi vào
cảnh nợ nần túng thiếu hơn trước.
1.3. Tiểu kết
Trải qua nhiều giai đoạn văn học hình tượng người phụ nữ ngày càng được khắc
họa sâu hơn, có vị trí nhiều hơn trong các tác phẩm văn học. Và thơng qua các hình
tượng nhân vật nữ đó nhà văn bày tỏ những quan niệm mới mẻ của mình tới độc giả về
hình tượng người phụ nữ.

6


CHƯƠNG 2:
CÁC KIỂU NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮNMA VĂN KHÁNG
2.1. Người phụ nữ đẹp về ngoại hình và phẩm chất với cá tính và bản năng
sống lành mạnh
Xuyên suốt các tác phẩm của Ma Văn Kháng, hình tượng người phụ nữ được nhà
văn đặc biệt quan tâm. Nhà văn miêu tả vẻ đẹp cuộc sống phồn thực, năng động, mạnh
mẽ của con người một cách rất tự nhiên. Tiêu biểu như trong các tác phẩm Miền an lạc
vĩnh hằng, Cái Bướm tung tăng, Bức tranh người đàn bà chơi vĩ cầm.. Ơng ca ngợi
vẻ đẹp nữ tính, gợi cảm cùng với những khao khát bản năng tự nhiên và phẩm chất đáng
quý của người phụ nữ.
2.2. Người phụ nữ với mặt trái của đạo đức xã hội

Ma Văn Kháng đã không ngần ngại khi viết về một số người phụ nữ bị sa ngã,
cuốn theo những mặt trái của đạo đức xã hội. Là người tiếp xúc nhiều với cuộc sống
thực tế, ơng đã dám nói lên những gì rất đời thường mà ơng nhìn thấy, cảm nhận, chiêm
nghiệm được trong xã hội ngày nay. Một xã hội với bao nhiêu sự đổi thay, khiến con
người cũng quay cuồng chạy theo những xơ bồ của cuộc sống đó. Tiêu biểu như nhân
vật Khương (Con dâu tôi), Thị Nhi (Bãi vàng), bà Nhàn (Trung du chiều mưa
buồn),...
2.3. Người phụ nữ bi kịch
Người phụ nữ trong các tập truyện ngắn của Ma Văn Kháng được ơng miêu tả ở
những góc độ, khía cạnh khác nhau song hầu hết họ đều là những người phụ nữ có nhan
sắc nhưng lại có số phận éo le, gặp phải những hoàn cảnh đầy trớ trêu. Đó là My (Lũ
tiểu mãn ngập bờ), Nguyệt (Mùa thu đảo chiều), Dự (Đất màu),... Bằng việc hướng
ngòi bút vào thể hiện những bi kịch của người phụ nữ, Ma Văn Kháng đã bộc lộ một
thái độ trân trọng, bênh vực và niềm cảm thông sâu sắc cho những số phận éo le, chịu
nhiều bất hạnh trong cuộc đời của người phụ nữ. Qua đó người đọc cũng dễ nhận thấy
những nỗi đau, những mất mát, bất hạnh trong cuộc sống luôn đè nặng đôi vai người
phụ nữ dù họ ở địa vị xã hội nào, thời đại nào.
2.4. Người phụ nữ vượt lên số phận và giàu đức hy sinh
Bên cạnh việc khắc họa những con người bản năng, bi kịch, con người với mặt
trái của đạo đức xã hội Ma Văn Kháng cũng đã khắc họa thành công nên chân dung
7


những con người phụ nữ biết vượt lên số phận và giàu đức hy sinh. Thoa trong truyện
Khách trọ hay Hằng trong truyện Theo chồng là những nhân vật tiêu biểu cho kiểu
hình tượng nhân vật như thế. Thơng qua đó nhà văn muốn ca ngợi những đức tính,
phẩm chất đáng quý của những người phụ nữ.
2.5. Tiểu kết
Bằng những chiêm nghiệm sâu sắc về con người và cuộc sống, Ma Văn Kháng đã
khắc họa lên những kiểu dạng nhân vật nữ với những nét riêng biệt. Ơng khơng chỉ nhìn

nhận người phụ nữ ở vẻ đẹp ngoại hình, cá tính, bản năng, biết vượt lên số, phận giàu
đức hy sinh mà người phụ nữ với những bi kịch, mặt trái của đạo đức xã hội cũng được
ơng hướng ngịi bút vào khai thác.
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG
3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật
Để xây dựng tính cách nhân vật, Ma Văn Kháng rất chú ý đến việc miêu tả
ngoại hình. Trong tác phẩm của Ma Văn Kháng ơng thường miêu tả tướng hình để thể
hiện tính người. Ngoại hình của các nhân vật nữ được Ma Văn Kháng tập trung xây
dựng, khắc họa ở hai phương diện. Đó là những người phụ nữ có vẻ ngồi xinh đẹp và
những người có vẻ ngồi xấu xí. Tiêu biểu như các nhân vật Bống (Đồng cỏ nở hoa),
Nhung (Hoa nhài buổi sớm), Thị Nhi (Bãi vàng), Tý Ngọ (Cái Tý Ngọ),...Người phụ
nữ được nhà văn khai thác ở nhiều khía cạnh, nhiều phương diện nhưng phần lớn ta
thấy nhân vật nữ của ông nổi lên bởi vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp nhục thể và con người
khao khát bản năng. Chính điều này tạo nên sự độc đáo trong nghệ thuật miêu tả nhân
vật của ông. Và những trang văn của ơng vì thế mà có sức lơi cuốn kỳ lạ.
3.2. Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật
Ma Văn Kháng là một nhà văn có tài quan sát, cái nhìn sắc sảo và sự am hiểu sâu
về tâm lý nhân vật. Đặc biệt là tâm lý nhân vật nữ. Thế giới nhân vật nữ trong truyện
ngắn Ma Văn Kháng hiện lên thật phong phú và đa dạng về đời sống tinh thần. Mỗi
nhân vật nữ trong tuyện ngắn của ơng là mỗi con người, mỗi tính cách khác nhau, họ có
lối sống riêng, cách nghĩ, cách ứng xử riêng.
Tâm lý của những nhân vật nữ trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng hầu hết đều
được ông miêu tả với những diễn biến tâm lý phức tạp, nhiều khi nhân vật nữ của ông
8


chỉ vì một tác động nhỏ cũng có thể dẫn đến những thay đổi trong suy nghĩ. Cô Miền
trong truyện Dỏm, nhà thơng thái tý hon chỉ vì một câu nói vơ thức của đứa cháu mà
đã khiến cơ tan nát cõi lịng và nhanh chóng đưa ra một quyết định cho bản thân mà cô

chưa từng nghĩ đến. Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng hiện lên với nội
tâm đầy sự dằng xé khi họ gặp những bi kịch trong cuộc sống. My trong truyện Lũ tiểu
mãn ngập bờ trước sự thờ ơ, bội bạc của chồng cơ ln có ý nghĩ tìm đến cái chết. Cô
than thân trách phận với những chị em cùng trang lứa. Khi nỗi đau, nỗi cô đơn dâng lên
đỉnh điểm My đã chọn cái chết để kết thúc tất cả.
3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu
3.3.1. Ngôn ngữ
Đọc truyện ngắn của Ma Văn Kháng chúng ta có thể thấy nhiều truyện ngắn của
ông xuất hiện ngôn ngữ của người kể chuyện nhiều hơn ngôn ngữ nhân vật, thậm chí
cịn chiếm đa số trong ngơn ngữ của tác phẩm, tiêu biểu như truyện Bát ngát trời xanh,
Nữ hoạ sĩ vẽ chân dung, Khách trọ, Bức tranh người đàn bà chơi vĩ cầm,... Vì vậy,
với nhiều tác phẩm có cốt truyện đơn giản chỉ tóm tắt bằng một vài câu là xong như
truyện Chọn chồng, Trăng soi sân nhỏ, Bồ nông ở biển, Chị em gái, Thanh minh trời
trong sáng, Những người đàn bà, Anh thợ chữa khố,., ngơn ngữ nhân vật không
nhiều nhưng người đọc vẫn cảm thấy câu chuyện được kéo dài, hấp dẫn và lôi cuốn đó
là do sự linh hoạt trong ngơn ngữ của người kể chuyện. Chẳng hạn như trong truyện
Một lần về phép tết, ngơn ngữ nhân vật xuất hiện rất ít nhưng người đọc vẫn cảm nhận
được mạch xuyên suốt của câu chuyện thông qua ngôn ngữ của người kể chuyện.
Trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng chúng ta có thể nhận thấy ông đã sử dụng
một số lượng lớn các thành ngữ, tục ngữ. Khảo sát truyện Bồ nông ở biển chúng ta thấy
rằng có rất nhiều thành ngữ xuất hiện trong một đoạn văn nhỏ. Ví như “- Này, già rồi,
đừng có ăn khơng nói có, đừng để trẻ mỏ nó khinh cho nhé! - Con nào ăn gian nói dối
thì trời chu đất diệt nó.” [59;239]. Trong truyện ngắn như Cái Tý Ngọ, Chọn chồng,..
cũng có rất nhiều câu thành ngữ, tục ngữ được nhà văn lồng ghép vào trong những trang
truyện.
3.3.2. Giọng điệu
Giọng điệu là một trong những yếu tố quan trọng để nhà văn xây dựng nên hình
tượng nhân vật. Để khắc họa thành cơng hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của
mình nhà văn Ma Văn Kháng đã sử dụng những sắc thái giọng điệu rất riêng đó là sự
9



kết hợp giọng điệu thiết tha và trào lộng.
Với sự kết hợp các sắc thái giọng điệu một cách uyển chuyển, linh hoạt Ma Văn
Kháng đã phán ánh được những vấn đề nổi cộm, những ngang trái trong dòng chảy của
cuộc sống. Những điều bất ổn vẫn còn tồn tại đằng sau ánh hào quang của cuộc sống,
chính vì thế ẩn sau mỗi tiếng cười là những băn khoăn, trăn trở suy tư của tác giả.
3.4. Tiểu kết
Miêu tả ngoại hình, phân tích tâm lý nhân vật, sử dụng ngơn ngữ giọng điệu đa
dạng là những phương thức vừa quá quen thuộc vừa mới mẻ để Ma Văn Kháng thể hiện
thái độ, tình cảm của mình vào nhân vật và thơng qua hình tượng nhân vật của mình nhà
văn muốn đi sâu phán ánh tính chất đa diện, phức tạp của con người trong xã hội hiện
đại.
KẾT LUẬN
Ma Văn Kháng đã tự khẳng định vị trí của mình trong nền văn học dân tộc bằng
những tác phẩm văn chương đích thực. Những quan niệm sáng tác mới mẻ về cuộc
sống, con người nơi đô thị phồn tạp đã khiến cho các tác phẩm của Ma Văn Kháng có
một chỗ đứng vững chắc trong nền văn xuôi hiện đại. Qua những sáng tác của ông
chúng ta nhận thấy được tác giả có cái nhìn sắc sảo tinh tế, cái nhìn đa chiều về con
người và cuộc đời.
Trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng người phụ nữ không chỉ hiện lên với
những nét đẹp truyền thống có từ lâu đời mà họ cịn được nhà văn nhìn nhận ở chiều sâu
nhân bản và tầm triết lý nhân sinh sâu sắc. Với các tập truyện ngắn như Trốn nợ, Mùa
thu đảo chều, Truyện ngắn chọn lọc, Ma Văn Kháng đã đem đến cho người đọc những
cái nhìn mới mẻ về hình tượng người phụ nữ. Người phụ nữ trong truyện ngắn Ma Văn
Kháng nổi bật ở vẻ đẹp về ngoại hình, phẩm chất với cá tính và bản năng sống lành
mạnh. Những người phụ nữ với sự vươn lên số phận, giàu đức hy sinh. Mặc dầu cuộc
sống đầy phức tạp đã tạo nên những bi kịch ngang trái cho người phụ nữ nhưng ở họ
vẫn luôn ngời lên vẻ đẹp từ phẩm chất tâm hồn, họ vẫn yêu người, yêu đời với tình u
hồn nhiên chân thực. Thơng qua những hình tượng nhân vật người phụ nữ Ma Văn

Kháng ln có những suy ngẫm, nhìn nhận, đánh giá của riêng mình, ơng trân trọng,
bênh vực cho vẻ đẹp cũng như phẩm giá của con người, đặc biệt là người phụ nữ.
Với sự thành cơng trong việc miêu tả ngoại hình, phân tích tâm lý nhân vật Ma
Văn Kháng đã khắc họa những người phụ nữ với vẻ đẹp phồn thực, vẻ đẹp bản năng và
1
0


có một nội tâm phong phú. Bên cạnh đó giọng điệu, ngơn ngữ cũng là một yếu tố quan
trọng góp phần làm nên thành công của truyện ngắn Ma Văn Kháng.. Ma Văn Kháng đã
đem đến nhiều đóng góp cho công cuộc đổi mới và cách tân nghệ thuật cho nền văn học
của nước nhà. Việc tìm hiểu về hình tượng nhân vật nữ trong đề tài nghiên cứu của
chúng tơi phần nào đóng góp vào sự ghi nhận cũng như khẳng định tài năng sáng tạo
nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TƯ LIỆU KHẢO SÁT
A. Tài liệu tham khảo
[1] Phạm Mai Anh (1997), Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng từ sau
1980, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
[2] Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ Văn học, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia,
Hà Nội.
[3] Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xi nghệ thuật sau 1975, Luận
văn PTS khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
[4] Nguyễn Thị Bình (2001), “Cảm hứng trào lộng trong văn xi nước ta thời kì sau
1975”, Tạp chí văn học, (số 3).
[5] Nguyễn Thị Bình (2003), “Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong văn xi
nước ta từ sau 1975”, Tạp chí Văn học, (số 4).
[6] Nguyễn Thị Bình (2012), Văn xi Việt Nam sau 1975, Nhà xuất bản Đại học sư
phạm.
[7] Lê Văn Chính (2004), Đặc điểm tiểu thuyết viết về đề tài thành thị của Ma Văn
Kháng, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.

[8] Đào Đồng Điện (2004), Nhân vật nữ trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay,
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh.
[9] Nguyễn Đăng Điệp (1998), “Cảm nhận về “Đầm sen” của Ma Văn Kháng”, Tạp chí
Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, (số 5).
[10]Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội.
[11]Hà Minh Đức (2002), “Những thành tựu của Văn học Việt Nam trong thời kì Đổi
mới”, Tạp chí văn học, (số 7).
[12]Nguyễn Cẩm Giang (2003), Quan niệm nghệ thuật về con người tự nhiên trong
sáng tác của Ma Văn Kháng sau 1975, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư
phạm Hà Nội.
11


[13]Nguyễn Minh Hạnh (2014), Thế giới nhân vật trong các tập truyện ngắn gần đây
của Ma Văn Kháng ( Trốn nợ -2008; Mùa thu đảo chiều - 2012; San Cha Chải 2013 ), Luận văn thạc sĩ, Đại học QG Hà Nội.
[14]Nguyễn Thị Huệ (1998), Những dấu hiệu đổi mới trong văn xuôi Việt Nam từ 1980
- 1986, Luận án Tiến sĩ, Viện Văn học, Hà Nội.
[15]Nguyễn Thị Huệ (1998), “Tư duy mới về nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn
Kháng những năm 80 ”, Tạp chí văn học, (số 2).
[16]Trần Bảo Hưng (1986), “Mùa lá rụng và những vấn đề đời sống gia đình hơm nay”,
Báo phụ nữ Việt Nam, (số 17).
[17]Bùi Thị Diễm Hương (2012), Hình ảnh người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu sau năm 1975, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ.
[18] Ma Văn Kháng (2004), Cỏ dại (tập truyện ngắn), Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội.
[19] Ma Văn Kháng (2008), Truyện ngắn, Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
[20]Ma văn Kháng (2009), Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương (Hồi ký), Nhà
xuất bản Hội Nhà văn.
[21] Ma Văn Kháng (2014), Mưa mùa hạ (tiểu thuyết), Nhà xuất bản văn học.
[22]Ma Văn Kháng (2015), Nhà văn anh là ai?, Nhà xuất bản văn hóa - văn nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh.

[23]Nguyễn Thị Quý Lân (2008), Đặc điểm lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn Ma
Văn Kháng, Luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh.
[24]Tôn Phương Lan (2002), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, Hà Nội.
[25]Nguyễn Văn Long (2002), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nhà xuất bản Hà
Nội.
[26]Nguyễn Tiến Luật (2007), Thi pháp truyện ngắn Ma Văn Kháng, Luận Văn Thạc sĩ,
Đại học quốc gia, Hà Nội.
[27]Dương Thị Diễm Mi (2013), Đặc điểm tập truyện ngắn Mùa thu đảo chiều của Ma
Văn Kháng, Tiểu luận tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ.
[28]Nguyễn Phi Nga, “Vài cảm nghĩ nhân đọc tập truyện Trốn nợ của Ma Văn Kháng”,
Tạp chí nghiên cứu văn hóa (số 1), trường Đại học văn hóa Hà Nội.
[29]Nguyễn Thị Thanh Nga (2007), Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn
Kháng, Luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh.
[30]Lã Nguyên, Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn, in trong Ma Văn
1
2


Kháng truyện ngắn tập 1, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội.
[31]Lã Nguyên (1999), “Khi nhà văn đào bởi bản thể ở chiều sau tâm hồn”, Tạp chí
Văn học, (số 9).
[32] Đào Thủy Nguyên (2008), “ Truyện ngắn Ma Văn Kháng và những vấn đề thức
tỉnh tinh thần con người vùng cao”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Viện khoa học xã
hội.
[33] Nhiều tác giả (1980), Lý luận văn học vấn đề và suy nghĩ, Nhà xuất bản Giáo dục,
Hà Nội.
[34] Nhiều tác giả (1997) Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng - Trung tâm từ
điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.
[35] Nguyễn Anh Sơn (2011), “Người phụ nữ đẹp theo quan điểm thẩm mỹ Việt Nam

trong văn chương”.
[36] Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học hiện đại, Bộ GD&ĐT.
[37] Trần Đình Sử (chủ biên, 2004),Giáo trình lí luận văn học - tập 1, Nhà xuất bản đại
học sư phạm.
[38] Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên,1999), Từ điển thuật
ngữ văn học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
[39] Nguyễn Ngọc Thiện (1998), “Hỏi chuyện nhà văn Ma Văn Kháng”, Báo văn nghệ
TP. Hồ Chí Minh, (số 45).
[40] Truyện ngắn..., Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu - Tác phẩm và lời bình (2007),
Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.
[41] Đoàn Thị Thu Vân (chủ biên, 2008), Văn Học Trung Đại Việt Nam (Thế kỷ X đến
cuối thế kỷ XIX, Nhà Xuất Bản Giáo Dục.
[42] Nguyễn Thị Thanh Xuân, Đặc sắc giọng điệu truyện ngắn Ma Văn Kháng.
[43] Trần Đăng Xuyền (1983), “Một cách nhìn cuộc sống hơm nay”, Báo Văn nghệ,
(số 15).
B. Tư liệu khảo sát
[44] Ma Văn Kháng (2009), Trốn nợ (tập truyện ngắn), Nhà xuất bản Phụ nữ.
[45] Ma Văn Kháng (2012), Mùa thu đảo chiều (tập truyện ngắn), Nhà xuất bản văn
hóa - văn nghệ.
[46] Ma Văn Kháng, Truyện ngắn chọn lọc, Nhà xuất bản Hội nhà văn Hà Nội - 2003.

1
3



×