Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

Hình tượng nhân vật andrei bolkonsky và pierre bezukhov trong tiểu thuyết chiến tranh và hòa bình của lve nikolaiyevich tolstoy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.89 KB, 115 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA NGỮ VĂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NIÊN KHĨA 2015 - 2016

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT ANDREI BOLKONSKY
VÀ PIERRE BEZUKHOV TRONG TIỂU THUYẾT
CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH CỦA
LEV NIKOLAIYEVICH TOLSTOY

Sinh viên thực hiện: Đỗ Hữu Thùy Trang Lớp: D12NV03
Khố: 2012 - 2016
Hệ: Chính quy
—^()0()<^—

Bình Dương, 04/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT


KHOA NGỮ VĂN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
••••
NIÊN KHỐ: 2015 - 2016

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT ANDREI BOLKONSKY
VÀ PIERRE BEZUKHOV TRONG TIỂU THUYẾT
CHIẾN TRANH VÀ HỊA BÌNH CỦA
LEV NIKOLAIYEVICHTOLSTOY


Người hướng dẫn: Nguyễn Văn Kha
Sinh viên thực hiện: Đỗ Hữu Thùy Trang Lớp: D12NV03
Khóa: 2012 - 2016
Hệ: Chính quy

—^o0o<^—
Bình Dương, tháng 04 năm 2016

LỜI CẢM ƠN


Lời đầu tiên, em xin cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô trong khoa Ngữ
văn đã truyền dạy cho em những kiến thức bổ ích để hơm nay đây em có đủ điều
kiện làm khóa luận tốt nghiệp.
Để hồn thành tốt bài khóa luận, bên cạnh sự nỗ lực của riêng bản thân
mình, em cịn nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình từ q Thầy, Cơ, gia đình
và bạn bè. Điều quan trọng nhất là nhận được sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn
Văn Kha - một giảng viên đầy nhiệt huyết, có trách nhiệm, có tâm với nghề và rất
quý mến sinh viên. Nhờ có sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy, bài khóa luận của
em trở nên hoàn thiện.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Lê Thị Kim Út, Cô Hà Thanh
Vân và cô Phạm Phương Mai đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong việc tìm tài
liệu để em có thể hồn thành bài khóa luận.
Cuối cùng, em xin gửi đến tất cả quý Thầy, Cô lời chúc sức khỏe, thành
công trong sự nghiệp trồng người, mãi là những “người lái đò” đưa những thế hệ
sinh viên đến những bến bờ tương lai tươi sáng.
Em xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết quả
nêu trong khóa luận là trung thực và chua đuợc công bố trong các cơng trình
khác.
Sinh viên

Đỗ Hữu Thùy Trang


MỤC LỤC
1.3..........................................................................................................................
1.3.1.
Thiên nhiên đồng hành, chứng giám những bước ngoặt quan trọng
của nhân


PHẦN MỞ ĐẦU

6


1. Lý do chọn đề tài
Lev Nikolayevich Tolstoy (1828 - 1910) là văn hào lớn nhất, là ngôi sao tiêu biểu
cho văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX. Lenin gọi Tolstoy là “nghệ sĩ vĩ đại”, Nguyễn
Tuân cũng hết lời ca ngợi Tolstoy: “Trong rừng văn đại ngàn nước Nga, Tolstoy sừng
sững và chót vót như một đỉnh Thái Sơn trường tồn cho đến ngày nhân loại du hành vũ
trụ đi hết lên các tinh cầu khác ” [9; 154, 155].
Là một tấm gương lao động nghệ thuật tuyệt diệu, với hoạt động văn học kéo dài
gần 60 năm, Tolstoy đã để lại cho đời một kho tàng văn chương đồ sộ và quý báu, không
chỉ là tài sản vơ giá của thời đại mà cịn ở tương lai. Những tác phẩm của ông đã mở ra
một thời đại mới cho sự phát triển của nghệ thuật nhân loại. Với ngịi bút điêu luyện của

mình, Tostoy đã phác họa thành công bức tranh sống động về nước Nga đương thời, nhà
văn I.Turghenev đã nhận xét: “Mọi sinh hoạt riêng tư và sinh hoạt xã hội của nước Nga
trong những năm đầu thế kỉ đều được miêu tả tài tình trong tác phẩm đó. Cả một thời
đại giàu những biến cố lớn lao và những nhân vật vĩ đại. Cả một thế giới, vơ số điển
hình bắt sống được từ mọi người trong xã hội diễn ra trước mắt bạn đọc” [5; 77].
Những tác phẩm của Tolstoy được đọc và u thích ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có
Việt Nam. Vì vậy, tìm hiểu nghiên cứu về Tolstoy và các tác phẩm bất hủ của ông là một
vấn đề thú vị.
Nhắc tới Lev Tolstoy, không thể không nhắc tới kiệt tác Chiến tranh và hịa bình
“tác phẩm thuộc về tương lai” [5; 32] có một khơng hai trên văn đàn thế giới. Chiến
tranh và hịa bình đã mang đến vinh quang cho nền văn học Nga và đã nâng danh tiếng
của Tolstoy vượt ra ngoài lãnh thổ nước Nga, vươn ra tầm thế giới, chiếm một vị trí lừng
lẫy trong lịch sử văn học nhân loại từ xưa đến nay.
Để thể hiện được tư tưởng của mình, Tolstoy đã xây dựng hàng loạt các hình
tượng điển hình trong hồn cảnh điển hình. Trong một giai đoạn lịch sử đầy biến cố
trọng đại từ 1805 đến 1825, Andrei Bolkonsky và Pierre Bezukhov là hai tính cách điển
hình cho tầng lớp q tộc tiến bộ Nga khơng chịu bó mình trong đời sống thượng lưu,

7


mà dũng cảm dấn thân vào con đường đi tìm lẽ sống cao đẹp. Trải qua bao khó khăn,
gian khổ, đầy mất mác đau thương, họ đã tìm thấy chân lí của cuộc đời khi hịa mình
vào biển cả nhân dân. Thông qua việc tái hiện số phận và bước đường đời của Andrei
Bolkonsky và Pierre Bezukhov mà lịch sử nước Nga xa xưa được tái hiện và giải thích
cụ thể và sinh động. Chính vì vậy, nghiên cứu về Hình tượng nhân vật Andrei Bolkonsky
và Pierre Bezukhov trong tiểu thuyết Chiến tranh và hịa bình của Lev Nikolayevich
Tolstoy là nghiên cứu về một phương diện quan trọng trong tiểu thuyết Chiến tranh và
hịa bình.
Hơn nữa, Chiến tranh và hịa bình của Lev Nikolayevich Tolstoy là một trong

những tác phẩm văn học nước ngoài đặc sắc được giảng dạy trong nhà trường phổ
thơng. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài: Hình tượng nhân vật Andrei Bolkonsky và Pierre
Bezukhov trong tiểu thuyết Chiến tranh và hịa bình của Lev Nikolayevich Tolstoy là đối
tượng nghiên cứu chúng tơi hi vọng sẽ có thêm kiến thức bổ ích cho việc học tập, giảng
dạy và nghiên cứu về Lev Nikolayevich Tolstoy nói riêng, văn học Nga thế kỉ XIX nói
chung.
Tolstoy và Chiến tranh và hịa bình trở thành bí mật thách đố năng lực khám phá
của nhiều nhà nghiên cứu văn học xưa nay. Tiếp nối những cơng trình đi trước, nghiên
cứu về Tolstoy và kiệt tác Chiến tranh và hịa bình ở khía cạnh hình tượng nhân vật
cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Mặt khác, ở Việt Nam hiện nay chưa có cơng
trình nào nghiên cứu một cách hệ thống mảng đề tài hình tượng nhân vật trong tiểu
thuyết Chiến tranh và hịa bình.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tơi quyết định lựa chọn đề tài: Hình tượng
nhân vật Andrei Bolkonsky và Pierre Bezukhov trong tiểu thuyết Chiến tranh và hịa
bình của Lev Nikolayevich Tolstoy.
2. Lịch sử vấn đề
2.1.Những cơng trình nghiên cứu về Tolstoy
Nhà văn tiến bộ người Nhật Nobori Xiomu từng nói rằng: “Tài năng Tolstoy là

8


nguồn lửa của toàn nhân loại” [5; 87]. Nguồn lửa ấy truyền những tia sáng cảm hứng,
khơi mạch ngầm sáng tạo cho biết bao thế hệ nhà văn khắp thế giới. Chính vì thế mà dù
đã hơn một thế kỉ trơi qua, nhưng khao khát tìm hiểu về Tolstoy cùng với “cuốn tiểu
thuyết vĩ đại nhất trong số những cuốn tiểu thuyết đã viết” [5; 40] - Chiến tranh và hịa
bình của ơng ln là một ẩn số mà các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đều muốn giải
mã.
Cuốn Lev Tolstoy của Sklovsky được Hoàng Oanh dịch thành 2 tập do nhà xuất
bản Văn hóa ấn hành năm 1978, Sklovsky đã sưu tầm khá đầy đủ và chi tiết những hồi

kí, nhật kí, thư từ của chính nhà văn để làm sáng tỏ những bí ẩn về về Tolstoy và những
đứa con tinh thần của ơng trong đó có Chiến tranh và hịa bình. Để xây dựng thành cơng
hình tượng Andrei Bolkonsky và Pierre Bezukhov, Sklovsky nhấn mạnh những ý nghĩ
manh nha viết về những người tháng Chạp trong trí óc của nhà văn thiên tài: “Suốt đời
Tolstoy suy nghĩ một điều là làm thế nào gắn bó những người tháng Chạp vốn xa rời
nhân dân với chính nhân dân. Ông xây dựng những chủ đề về một người cách mạng quý
tộc hoặc một quý tộc đôn hậu đơn thuần, rơi vào môi trường nông dân, họ chung sống
và cuối cùng thỏa thuận, nhất trí với nhau” [22; 338].
Để xây dựng thành công Andrei Bolkonsky và Pierre Bezukhov không thể khơng
nhắc tới tài năng nghệ thuật xây dựng hình tượng của Tolstoy. Nhà nghiên cứu, phê bình
nổi tiếng Chernyshevsky đã nêu lên phát hiện của mình về tài hoa độc đáo của Tolstoy.
Sở dĩ quá trình đi tìm lẽ sống của Andrei và Pierre luôn tự nhiên và sinh động là vì
Tolstoy có khả năng “am hiểu những quy luật thầm kín của đời sống tâm lí” [14; 87] từ
đó ơng “có một cơ sở vững chắc để nghiên cứu cuộc sống con người nói chung, để nắm
bắt được các tính cách và các lị xo của hành động” [14; 87].
Tolstoy cùng với Chiến tranh và hịa bình là thỏi nam châm vĩ đại có sức hút
mạnh mẽ đối với các nhà nghiên cứu, phê bình khắp nơi trên thế giới, trong đó có Việt
Nam.
Trong cuốn Lịch sử văn học Nga (Nhà xuất bản Giáo dục tái bản năm 2009), các

9


tác giả đã cung cấp cho độc giả một cái nhìn tồn diện về tác phẩm vĩ đại của nhà văn vĩ
đại: “Chiến tranh và hịa bình đã trở thành một “Iliat hiện đại”, một sáng tạo mới mẻ
duy nhất của thể loại tiểu thuyết anh hùng ca không chỉ đối với văn học Nga mà còn cả
văn học thế giới thế kỉ XIX, kể từ thời Homer cho đến nay” [2; 406].
Trong bộ giáo trình Lịch sử văn học Nga (nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm
1962) Hoàng Xuân Nhị đã giành một trong năm tập để viết về L.Tolstoy và A.Chekhov.
Trong hơn 180 trang viết về Tolstoy, tác giả giành tới 123 trang để tập trung giới thiệu

và phân tích Chiến tranh và hịa bình. Tác giả đã đưa ra những nhận định về hình tượng
hai nhân vật Andrei Bolkonsky và Pierre Bezukhov: “Andrei là một người có nghị lực
kiên cường, bản chất chàng là tích cực, giàu tính sáng lạo... Giá trị của chàng chính là
ở bản lĩnh tốt đẹp, ở tinh thần dũng cảm của chàng, ở khát vọng của chàng nhằm đạt tới
chân lí qua những thử thách đau thương nhất, nhằm hoạt động xã hội rộng lớn, ở tâm
tư, thái độ căm ghét của chàng đối với xã hội thượng lưu, ở thiện cảm của chàng với
nhân dân và với những ai gần gũi nhân dân” [16; 110]. Nhận xét về Pierre, Hoàng Xuân
Nhị cho rằng: “Nổi bật ở chàng là sự tìm tịi khơng mệt mỏi ý nghĩa về cuộc sống, về
một cuộc sống sao cho đồng điệu với tinh thần danh dự và với những đòi hỏi của tâm
hồn chàng, sao đem lại lại được cho chàng sự thỏa mãn về đạo đức” [16; 112].
Cuốn chuyên luận Thi pháp tiểu thuyết L. Tônxtôi (nhà xuất bản Giáo dục ấn
hành năm 2006) của Nguyễn Hải Hà mở ra hướng tiếp cận kiệt tác Chiến tranh và hịa
bình bằng con đường thi pháp học. Trong chuyên luận này, Nguyễn Hải Hà đánh giá rất
cao Tolstoy khi xem ông là bậc thầy của nghệ thuật miêu tả q trình tâm lí, phép biện
chứng tâm hồn con người. Nguyễn Hải Hà còn chỉ rõ “Tolstoy bao giờ cũng nhìn con
người trong thế động, ln thay đổi, biến chuyển... Đặc điểm nổi bật trong tài năng tả
người của Tolstoy là ông dõi theo sự trôi chảy của con người, nhìn thấy cái gốc tốt đẹp
trong nhiều người” [9; 111].
Cuốn L. Tônxtôi đỉnh cao hùng vĩ của văn học Nga (Nhà xuất bản Trẻ ấn hành
năm 2006) của Nguyễn Văn Kha nằm trong tủ sách Văn học trong nhà trường được biên

10


soạn nhằm bổ trợ, mở rộng kiến thức cho học sinh, đồng thời có thể làm tài liệu tham
khảo cho giáo viên và những ai quan tâm đến văn học. Bàn về hai hình tượng Andrei
Bolkonsky và Pierre Bezukhov, Nguyễn Văn Kha trích dẫn “Tolstoy đặc biệt tập trung
miêu tả con đường đi tìm lẽ sống của tầng lớp thanh niên ưu tú qua hai nhân vật Andrei
Bolkonsky và Pierre Bezukhov. Andrei và Pierre xuất thân từ tầng lớp quý tộc, khơng
bằng lịng với hồn cảnh sống, ln ln băn khoăn tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống. Họ đã

từ bỏ cuộc sống quý tộc, dấn thân vào thực tiễn đầy khó khăn gian khổ. Nhờ nghị lực
phi thường và động cơ đúng đắn, họ đã tìm được ý nghĩa cuộc sống: hướng về nhân
dân” [11; 22].
Nhà Tolstoy học nổi tiếng ở Việt Nam Nguyễn Trường Lịch trong cuốn chuyên
luận Lev Tolstoy xuất bản năm 1986 của mình đã từng đưa ra nhận xét rất chính xác về
phẩm chất của Andrei và Pierre Bezukhov thơng qua con đường đi tìm lẽ sống của
họ:“Nhân vật của Tolstoy biết yêu thương đậm đà, đau khổ ngậm ngùi khi tìm tịi vật
lộn, khi ngờ vực sai lầm, khi thất vọng não nề nhưng cũng tràn đầy hoài bão, tin tưởng,
chờ đợi, ước mơ. Cũng trong một nhân vật mà khi vươn lên những khoảnh khắc đẹp đẽ
tuyệt vời, nhận thức được những hoạt động tinh thần cao thượng, tinh tế, nhưng rồi có
lúc dừng lại sa vào vựa thẳm của những tâm địa xấu xa, vị kỷ, thơ bỉ, thấp hèn, có lúc
rối rắm, bế tắc khơng tìm ra lối thốt. Tuy thế khơng bao giờ trùng lặp, mờ nhạt” [12;
388].
2.2.Những bài viết về Tolstoy
Hồng Trung Thơng trong bài L.Tolstoy và chúng tơi đã từng ca ngợi“L.Tolstoy
là nhà văn của hôm qua, hôm nay và mãi mãi mai sau” [23; 152] Chiến tranh và hịa
bình - áng văn bất hủ của nhà văn thiên tài mang hơi thở của thời đại, không chỉ gần gũi
với nhân dân Nga mà còn“thân thuộc với hai ba thế hệ nối tiếp nhau chiến đấu để giải
phóng đất nước chúng ta” [23; 151]. Chính vì thế mà có rất nhiều bài viết khẳng định và
ca ngợi tài năng của Tolstoy ở Việt Nam.
Nhân dịp kỉ niệm 50 năm ngày lễ Tolstoy mất, Hồ Chủ tịch đã viết một bài đăng

11


trên văn học Liên Xô ngày 19 tháng 11 năm 1960. Trong bài viết của mình, Bác Hồ đã tự
nhận mình là “người học trị nhỏ của nhà văn Nga vĩ đại” bởi khơng những tác phẩm
của Tolstoy có nội dung sâu sắc mà cách viết của ơng cịn “rất giản dị, rõ ràng và dễ
hiểu ” [15; 29]
Trên tạp chí Văn nghệ Nguyễn Tuân - người am hiểu khá sâu sắc văn học Nga,

sau khi đọc Chiến tranh và hịa bình của Tolstoy ơng khẳng định: “Đỉnh cao tuyệt đối ở
thiên nhiên đã có người vượt, nhưng đỉnh cao trong văn học như đỉnh văn của Tolstoy
về chiến tranh và hịa bình thì chưa ai vượt” [26; 31]. Nguyễn Tn cịn đưa ra những
nhận định về hình tượng hai nhân vật Andrei Bolkonsky và Pierre Bezukhov trong mối
tương quan với nhà văn vĩ đại: “Cả hai nhân vật Andrei và Pierre đều là đích thân
Tolstoy cả mà thơi. Andrei là hóa thân của tác giả cũng ngang hàng với Pierre phân
thân của Tolstoy. Con người Tolstoy có hai mặt: một mặt thiết thực và một mặt lí tưởng.
Andrei đại diện cho con người Tolstoy thiết thực cũng như Pierre đại diện cho mặt lí
tưởng ở Tolstoy. Ở những vị trí đối lập nhau, hai nhân vật chính ấy cùng chống gậy lên
đường mà đi tìm chân lí của sự sống” [26; 36].
Trong Lời giới thiệu tiểu thuyết Chiến tranh và hịa bình, Nguyễn Hải Hà đánh
giá: Andrei Bolkonsky và Pierre Bezukhov là những người con ưu tú của thời đại khao
khát “hướng đến những bầu trời cao rộng”. Tác giả nhận xét: “cái lớn lao của Pierre
và Andrei bắt đầu ngay ở chỗ họ nhận thức được cuộc sống tồi tệ của giới mình, tính
cách đối kháng của hồn cảnh xung quanh họ. Andrei và Pierre đều phải ra đi. Nhưng
họ ra đi không phải để xê dịch. Họ đi tìm lí tưởng sống... Vượt lên những vấp ngã họ lại
tiếp tục bước, họ hướng tới những bầu trời lí tưởng cao rộng, thiếu chúng cuộc sống đối
với họ sẽ trở thành vô nghĩa” [5; 45, 46, 49].
Trong bài viết Đại văn hào Nga L. Tônxtôi đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học
số 11 năm 1960, Nguyễn Hải Hà có đưa ra những nhận xét về Andrei Bonkonsky và
Pierre Bezukhov - những hình tượng trung tâm của tiểu thuyết Chiến tranh và hịa bình:
“Đó là những thanh niên quý tộc tiến bộ đang khao khát đi tìm ý nghĩa và lí tưởng của

12


cuộc đời. Họ đối lập lại với bọn quý tộc cung đình trong xã hội thượng lưu như cha con
Kuraghin, mụ nữ quan Anna Pavlovna Sherera, bọn sĩ quan Berg, Boris... là bọn tách
mình ra khỏi vận mệnh chung của dân tộc, là bọn trong lúc toàn dân đang anh dũng
kháng chiến thì chỉ nghĩ đến chuyện tiền tài, chuyện lấy vợ giàu, chuyện thăng quan tiến

chức. Quá trình tìm tòi gian khổ trong cuộc đời và trong sáng tác khiến Tolstoy có thể
chỉ đúng hướng đi tìm lí tưởng cho họ về với nhân dân” [4; 14].
Trong bài viết Chủ nghĩa anh hùng trong Chiến tranh và hịa bình, Trần Vĩnh
Phúc khẳng định: “Con đường tìm đến cuộc sống nhân dân, hịa mình vào cuộc đấu
tranh của nhân dân và tham gia những chiến công của nhân dân là con đường chủ yếu
hình thành nên chủ nghĩa anh hùng tự giác mà nhà văn Tosltoy đã mở ra đối với nhiều
nhân vật trung tâm trong văn học Nga và văn học toàn thế giới” [18; 64].
Nhà văn Nguyễn Minh Châu trong bài Trang sách trước đèn đã khẳng định sức
hút kì diệu của Chiến tranh và hịa bình và ảnh hưởng của các hình tượng Andrei và
Pierre đối với những anh bộ đội cụ Hồ trong thời kì kháng chiến trường kì của dân tộc
ta: “Có đồng chí đọc qn ăn qn ngủ. Thương binh thì đơng mà Chiến tranh và hịa
bình chỉ có một bộ. Đến nỗi đành phải tháo rời từng trang sách, người này đọc chưa
xong đã có dăm bảy người khác giục rối lên địi đổi. Hầu như những người lính giải
phóng trẻ tuổi đã quên khuấy vết thương, chỉ còn mải bàn tán về chàng Andrei đẹp trai,
yêu nước và nghiêm nghị, hoặc nhân vật Bezukhov được đem ra bàn cãi rất nhiều” [1;
148]. Hành trình đi tìm lẽ sống của Andrei và Pierre không chỉ là con đường lãnh ngộ
cách mạng từ tự phát đến tự giác của riêng những người Nga mà cịn là của biết bao dân
tộc khác, chính vì thế nên ở cuối bài viết của mình, Nguyễn Minh Châu đưa ra kết luận:
“Hình như cái ơng già nhà văn Nga ấy - mà có khi người ta đã ví với tạo hóa - đã đạt
tới một mối giao hịa nào đấy đến mức độ bí ẩn với cái tâm hồn Nga đã đi đến kiệt cùng
những giá trị tinh thần đẹp đẽ của dân tộc mình cho nên đã bắt gặp tâm hồn của những
con người bình thường nhất của các dân tộc khác” [1; 149].
Trong bài viết Thi pháp tự sự và mối quan hệ giữa lịch sử với hư cấu trong tiểu

13


thuyết Lev Tolstoy của Nguyễn Trường Lịch chỉ ra nét độc đáo trong việc xây dựng hình
tượng của Tolstoy là “số phận các nhân vật ln ln gắn bó mật thiết với bước thăng
trầm của cuộc sống chiến tranh và hịa bình. Tính cách, tâm lí nhân vật vận động song

song với môi trường lịch sử” [13; 71]. Đồng thời tác giả cũng hết lời ca ngợi Tolstoy khi
ông đã khám phá được những “tính cách đang chuyển động theo một q trình phát
triển logic, như chính bản thân cuộc sống hoạt động không ngừng” [13; 77].
Như vậy, những công trình nghiên cứu, những bài viết về Tolstoy của các nhà
nghiên cứu, phê bình trong và ngồi nước có liên quan đến đề tài là những gợi ý tốt giúp
chúng tơi trong q trình xử lí đề tài này.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
Mục đích khi nghiên cứu đề tài này là chỉ ra được tầm khái quát sâu rộng của hình
tượng nhân vật Andrei Bolkonsky và Pierre Bezukhov. Cụ thể là:
-

Làm rõ con đường (hành trình) đi tìm lẽ sống của hai nhân vật, buổi thiếu thời
của những chiến sĩ tháng Chạp, những người làm nên cuộc khởi nghĩa tháng
Chạp (1825) thức tỉnh cuộc đấu tranh chống chế độ nông nô chuyên chế đầu thế
kỷ XIX.

-

Làm nổi bật phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật, những phẩm chất tinh thần thấm
đượm chất nhân văn, có sức căng thẩm mỹ làm cho hình tượng tỏa sáng, hấp dẫn
nhiều thế hệ độc giả ở Nga và ở Việt Nam.

- Chỉ ra những điểm thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật để thấy được
đóng góp của L.Tolstoy trong việc xây dựng hình tượng nhân vật.
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong khn khổ một khóa luận tốt nghiệp, đối tượng nghiên cứu chủ yếu của
chúng tơi là: Hình tượng nhân vật Andrei Bolkonsky và Pierre Bezukhov trong tiểu
thuyết Chiến tranh và hịa bình của Lev Nikolayevich Tolstoy.
Phạm vi vấn đề nghiên cứu của chúng tôi là: Bộ tiểu thuyết Chiến tranh và hòa


14


bình (gồm 3 tập) do Cao Xuân Hạo, Nhữ Thành, Hoàng Thiếu Sơn, Trường Xuyên dịch
ra tiếng Việt do nhà xuất bản Văn hóa thơng tin ấn hành năm 2010
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng kết hợp những phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp lịch sử xã hội: giúp cho vấn đề cơ sở xã hội, lịch sử của việc xây
dựng hình tượng nhân vật được rõ ràng và chính xác hơn.
- Lí thuyết thi pháp học được vận dụng vào việc phân tích hình tượng nhân vật.
- Các thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp được vận dụng khi triển khai vấn đề
5. Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận ngồi phần Mở đầu và Kết luận, nội dung gồm 03 chương:
Chương 1: Tiền đề xã hội - lịch sử và quá trình xây dựng hình tượng nhân vật
Andrei Bolkonsky và Pierre Bezukhov
Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày một vài nét về cuộc khởi nghĩa Tháng
Chạp và ý nghĩa của nó trong đời sống xã hội, văn học Nga những năm đầu thế kỉ XIX.
Sau đó, chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược về ý đồ xây dựng hình tượng nhân vật Andrei
Bolkonsky và Pierre Bezukhov. Ngồi ra, chúng tơi cịn trình bày một vài nét về q
trình viết Chiến tranh và hịa bình và q trình xây dựng hình tượng nhân vật Andrei
Bolkonsky và Pierre Bezukhov.
Chương 2: Những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật Andrei Bolkonsky và
Pierre Bezukhov trên hành trình đi tìm lẽ sống
Trong chương này, chúng tơi sẽ trình bày cách hiểu khái niệm “hình tượng” và
“hình tượng nhân vật”. Sau đó, chúng tơi sẽ trình bày những phẩm chất tốt đẹp của
Andrei Bolkonsky và Pierre Bezukhov trên hành trình đi tìm lẽ sống.
Chương 3: Một số thủ pháp nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Andrei
Bolkonsky và Pierre Bezukhov


Trongđối
chương
này,
chúng
tơi
trình
bày
một
vài
thủ
pháp
nghệ
thuật
nhân
vật

Tolstoy
Andrei
Bolkonsky
vận
dụng
trong
vàsẽ
Pierre
việc
Bezukhov
xây
dựng
như:

hình
tượng
hai
miêu
tả
ngoại
thiên
hình,
nhiên,
nghệ
thủ
thuật
pháp
độc
miêu
thoại
tả
hành
nội
động,
tâm,
nghệ
nghệ
thuật
thuật
tổ
chức
thoại.

15



Chương 1
TIỀN ĐỀ XÃ HỘI - LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DựNG HÌNH TƯỢNG
NHÂN VẬT ANDREI BOLKONSKY VÀ PIERRE BEZUKHOV
Năm 1857, trong chuyến đi du lịch vòng quanh châu Âu, khi đến nước Đức,
Tolstoy bắt gặp một thành viên của cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp có tên là Pierre cùng
với vợ là Natalia đi ra nước ngoài nghỉ dưỡng sau thời gian dài ông ta bị đi đày ở Siberia
(1826 - 1856).
Mặc dù thời điểm nhà văn gặp người chiến sĩ Tháng Chạp này thì cuộc khởi
nghĩa Tháng Chạp đã trôi qua hơn 30 năm nhưng quá khứ oanh liệt của những người đã
dũng cảm đứng lên làm cuộc khởi nghĩa này vẫn rất hấp dẫn những người cầm bút như
Tolstoy. Tháng 3 năm 1861, Tolstoy bắt tay vào viết truyện Những người Tháng Chạp nét cọ phác thảo đầu tiên trên bức tranh hoàn mĩ Chiến tranh và hịa bình.
Trong lá thư gửi cho nhà văn Gersen, Tolstoy kể lại rằng: “Bốn tháng trước đây
tôi đã khởi sự viết cuốn tiểu thuyết, trong đó nhân vật chính phải là một người Tháng
Chạp trở về... Người Tháng Chạp của tơi phải là một người nhiệt tình, theo thuyết thần
bí, tín đồ Cơ đốc, trở về nước Nga năm 56 cùng với vợ, con trai và con gái và đo nước
Nga mới bằng cái nhìn nghiêm khắc và hơi lí tưởng của mình” [22; 338]. Như vậy, có
thể thấy rằng, những người Tháng Chạp - những người con ưu tú của dân tộc Nga
những năm đầu thế kỷ XIX chính là mẫu hình lí tưởng để Tolstoy xây dựng hình tượng
nhân vật Andrei Bolkonsky và Pierre Bezukhov trong Chiến tranh và hịa bình.
Vì vậy để làm rõ tiền đề xã hội - lịch sử và quá trình xây dựng hình tượng nhân
vật Andrei Bolkonsky và Pierre Bezukhov trong Chiến tranh và hịa bình cần điểm lại
đơi nét về cuộc khởi nghĩa tháng Chạp và ý nghĩa lịch sử của nó đối với đời sống xã hội,
văn học Nga những năm đầu thế kỷ XIX.
1.1. Cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp và ý nghĩa của nó trong đời sống xã hội, văn
học Nga những năm đầu thế kỉ XIX
Cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp là một trong những sự kiện chính trị xã hội quan



trọng nhất thế kỉ XIX, nó có ý nghĩa vơ cùng to lớn và tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với
đời sống xã hội Nga. Gắn với sự kiện đó là những con người đã làm nên lịch sử một thời
sôi động của dân tộc Nga - những người Tháng Chạp. Chân dung của những người
Tháng Chạp đã truyền cho Tolstoy nguồn cảm hứng để ông xây dựng thành công những
nhân vật trung tâm trong kiệt tác Chiến tranh và hịa bình. Do vậy, khóa luận dành một
vài trang để mô tả sự kiện này, làm tiền đề xã hội, lịch sử phục vụ cho việc tìm hiểu hình
tượng nhân vật Andrei Bolkonsky và Pierre Bezukhov trong Chiến tranh và hịa bình.
1.1.1.

Ngun nhân xảy ra cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp

Cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp được phôi thai từ cuộc chiến tranh vệ quốc chống
60 vạn quân xâm lược Pháp năm 1812. Nỗi nhục mất nước và lòng căm thù giặc sâu sắc
đã đánh thức tinh thần cách mạng, ý thức dân tộc tiềm tàng trong mỗi con người Nga
bừng tỉnh, tạo nên sức mạnh vô địch đánh tan đạo quân bách chiến bách thắng của
Napoléon. Sau khi giành được thắng lợi vẻ vang, nhân dân Nga vô cùng tự hào vì họ ý
thức được rằng chính họ là những người anh hùng đã viết nên những trang sử vàng cho
dân tộc.
Hịa bình lặp lại, những người lính trận hăm hở trở về với công việc trước chiến
tranh. Nhưng những người làm nên chiến thắng vĩ đại ngày nào vẫn phải tiếp tục kiếp
sống nơ lệ, bị bóc lột dã man. Chế độ nông nô chuyên chế lạc hậu, lỗi thời mà Alecxandr
I cố gắng duy trì và củng cố đã đẩy nước Nga rơi vào khủng hoảng, bởi nó cản trở nặng
nề q trình tư bản hóa, hậu quả là năng suất lao động của Nga thuộc vào loại thấp kém
nhất châu Âu. Kinh tế Nga ngày càng sa sút nên mức sống của nhân dân không những
không được cải thiện, nâng cao mà ngược lại còn bị hạ thấp, xuống cấp trầm trọng, nhân
dân đói khổ lầm than.
Đời sống của nhân dân Nga sau chiến tranh chìm trong bầu khơng khí ngột ngạt
của chính quyền phản động với những chính sách cai trị khắc nghiệt, tàng bạo của Nga
hồng. Bất bình vì bị bóp nghẹt tự do, bị tước đoạt quyền lợi, bị đè nén, áp bức đến cùng
cực, nhân dân Nga phản kháng bằng cách đứng lên đấu tranh địi quyền tự do, bình



đẳng. Theo thống kê, có tới 280 [2; 10] cuộc nổi dậy lớn nhỏ của nông nô nổ ra ở khắp
nơi trên đất nước.
Cao trào yêu nước năm 1812 và làn sóng đấu tranh của quần chúng ngày một
dâng cao đã tác động mạnh mẽ đến một số người quý tộc có tư tưởng tiến bộ. Là những
người sống có lí tưởng, trách nhiệm, những người quý tộc này khát khao mang ánh sáng
bình đẳng xua màn đêm bất cơng, mang hạnh phúc tự do xóa đau thương nơ lệ, giải
phóng nhân dân khỏi cảnh khốn cùng. Họ ý thức được rằng những khát vọng cao thượng
đó chỉ trở thành hiện thực khi chế độ nơng nơ khơng cịn tồn tại. Do đó, họ đã liên kết lại
với nhau thành lập những tổ chức cách mạng bí mật chuẩn bị cho một cuộc đảo chính
quân sự với mục đích bãi bỏ chế độ nông nô chuyên chế sẽ xảy ra trong tương lai.
1.1.2.

Diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp

Tháng 11 năm 1825, chính quyền quân chủ chuyên chế Nga trở nên hỗn loạn khi
Sa hoàng Aleksandr Đệ nhất đột qua đời. Chớp lấy thời cơ ngàn năm có một này, những
nhà lãnh đạo của các tổ chức cách mạng bí mật nhanh chóng lên kế hoạch tiến hành
cuộc đảo chính quân sự. Sau khi thảo luận kĩ càng, họ nhất trí sẽ khởi nghĩa vào ngày 14
tháng Chạp năm 1825 - ngày lễ đăng quang của Nikolai I, thời điểm chính phủ đương
thời ít đề phịng nhất.
Sáng ngày 14 tháng Chạp năm 1825, hơn 3000 lính hải lục đội ngũ chỉnh tề, vũ
trang đầy đủ, hùng dũng tiến vào quảng trường Senate, Saint - Petersburg. Tại đây, họ
dàn qn thành thế trận chiến đấu hình vng, sau đó họ đồng thanh hơ to khẩu hiệu:
“Từ chối tuyên thệ! Phản đối tuyên thệ! Yêu cầu hiến pháp! Yêu cầu dân chủ!” [28].
Tiếng hô chất chứa niềm căm hờn, phẫn nộ của nghĩa binh vang vọng khắp đất trời, làm
Nikolai I vô cùng hoang mang, khiếp sợ, hắn lập tức lệnh cho kỵ binh giải tán nghĩa
binh. Đội kỵ binh tinh nhuệ của Nga hồng nhanh chóng được điều động đến quảng
trường cứu giá, chúng triển khai nhiều đợt tấn công vào nghĩa binh nhưng họ chống trả

rất quyết liệt. Với khí thế hiên ngang, hùng dũng khơng ngại hi sinh, nghĩa binh đã đẩy
lùi nhiều đợt xung phong của kỵ binh, quân đội Sa hoàng thương vong khơng ít.


Trước tình hình đó, Nikolai I quyết định sử dụng thủ đoạn dụ hàng, tên tổng giám
mục Petersburg bước ra quảng trường thuyết giáo trước nghĩa binh: “Hỡi anh em binh
lính! Hành động của các người là phản loạn! Phản loạn thì phải bị chém đầu. Sa hồng
bệ hạ Nikolai là người nhân từ, người tha thứ cho các ngươi, các ngươi giải tán ngay.
Mau giải tán ngay” [28]. Điệu bộ hách dịch và những lời diễn thuyết trơ trẽn của hắn
khiến nghĩa binh càng thêm giận dữ, một nghĩa binh lao tới đánh hắn tới tấp như mưa
khiến hắn đau đớn quay người chuồn thẳng. Những người khởi nghĩa phấn khởi hô to
khẩu hiệu “Dân chủ muôn năm ” [28].
Quần chúng nhân dân ở Petersburg bị thu hút bởi mục đích chân chính của cuộc
khởi nghĩa: giải phóng nơng nơ, thực hiện dân chủ, nên rất đồng tình ủng hộ. Chính vì
vậy, đến trưa cùng ngày, đơng đảo nhân dân chủ yếu là nông nô và những người lao
động nghèo ở Petersburg ào ào đổ tới quảng trường Senate, hòa vào dòng người khởi
nghĩa đẩy quân số những người tham gia khởi nghĩa mỗi lúc một tăng cao. Nhưng vì
“những người lãnh đạo thiếu kiên quyết, binh sĩ nổi dậy do dự” [3; 44] không dám tận
dụng ưu thế chuyển sang hành động tích cực, lập tức thủ tiêu chính quyền, nên Nikolai I
đã kịp đưa quân lính trung thành với chế độ chuyên quyền tới bao vây quảng trường, thế
trận hoàn toàn thay đổi. Để tiêu diệt tận gốc những người khởi nghĩa, Nikolai I ban lệnh
dùng đạn ghém bắn vào các đơn vị binh biến. Sức mạnh hủy diệt của pháo đạn đã nhấn
chìm quảng trường Senate trong bể máu nghĩa binh, những người may mắn sống sót
cũng bị thương nặng, khơng cịn cách nào khác, họ buộc phải rút khỏi quảng trường.
Để đề phòng một cuộc chính biến khác có thể xảy ra, Nikolai I sai quân lùng sục
khắp thành phố tìm bắt nghĩa binh, rất nhiều lãnh tụ khởi nghĩa bị bắt trong quá trình lục
sốt quy mơ lớn ấy. Kết quả là: Năm nhà lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa bị kết án tử hình
và xử giảo trong pháo đài Petropavlovsky, hơn 100 người khác bị đày tới miền Đông
Siberia hoặc đưa vào làm lính tham gia cuộc chiến tranh chống các dân tộc vùng núi
Kavkaz [3; 44]. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thất bại.



1.1.3.

Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp

Cuộc khởi nghĩa ngày 14 tháng Chạp năm 1825 là “phong trào cách mạng đầu
tiên chống lại chế độ chuyên chế của Nga hồng” [27], chính vì vậy tuy thất bại nhưng
nó lại có ý nghĩa vơ cùng to lớn đối với và tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với lịch sử xã
hội, văn học Nga đầu thế kỉ XIX. Những người con ưu tú nhất của tầng lớp quý tộc tiến
bộ tham gia khởi nghĩa đã đi vào những trang vàng lịch sử dân tộc Nga, hậu thế ghi
danh họ là Những người Tháng Chạp, bởi họ đã góp sức mình vào việc “thức tỉnh nhân
dân” (Lenin) [2; 13]. Sự nghiệp đấu tranh vì mục đích cao đẹp và tinh thần kiên trung,
bất khuất, sẵn sàng xả thân vì chính nghĩa của Những người Tháng Chạp đã cổ vũ cho
cao trào đấu tranh của quần chúng nhân dân. Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của nông
dân nổ ra liên tục trên khắp nước Nga mặc cho sự đàn áp ngày càng khốc liệt của
Nikolai Đệ nhất sau khi lên ngơi.
Bên cạnh góp sức vào việc “thức tỉnh nhân dân” [2; 13] (Lenin), những người
Tháng Chạp còn “đánh thức cả một thế hệ” [3; 45] (Gersen) những người tri thức đang
loay hoay tìm ra con đường đưa nước Nga thoát khỏi “Thế kỉ tàn bạo” (Puskin) dưới
thời kì thống trị của Nikolai I - một trong “những thời kì đen tối nhất trong lịch sử nước
Nga”. Những người trí thức thế hệ sau nhận ra nguyên nhân sâu xa dẫn đến khởi nghĩa
thất bại là do mặt hạn chế trong tư tưởng của những người Tháng Chạp, họ chưa ý thức
được sức mạnh tiềm tàng của nhân dân, họ “xa rời nhân dân quá đổi” [2; 10] (Lenin).
Rút ra bài học về sự cách biệt tai hại giữa giới quý tộc và nhân dân, những người tri thức
thế hệ sau cố gắng thu hẹp khoảng cách với nhân dân bằng cách trở về những vùng nông
thôn để tiếp xúc và sống gần gũi với nhân dân. Hịa mình vào nhân dân, những người tri
thức hiểu được nỗi cơ cực và nguyện vọng của nhân dân, họ tự đặt cho mình sứ mệnh
giải phóng nhân dân khỏi ách thống trị của tên bạo chúa. Những người tri thức này hiểu
rằng muốn thực hiện cách mạng thắng lợi thì phải dựa vào nhân dân mà chiến đấu, do

vậy, họ tuyên truyền, vận động nhân dân khởi nghĩa đấu tranh vũ trang chống chính
quyền.


Phong trào đấu tranh bền bỉ, quật cường của quần chúng nhân dân và những
người tri thức tiến bộ đã gặt hái thành công ở thời điểm năm 1861, Nga hồng buộc phải
bãi bỏ chế độ nơng nơ kiềm hãm nhân dân bấy lâu nay, khoảng 10 triệu nông nô trở
thành người tự do, một số quy định quản lí xã hội mang tính chuyên chế được điều chỉnh
phù hợp hơn với nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân.
Tiếng vang của cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp không chỉ thức tỉnh, cổ vũ hàng
triệu trái tim người Nga dũng cảm đứng lên khởi nghĩa mà dư âm của tinh thần Tháng
Chạp còn lan xa, thâm nhập vào tâm hồn các nhà văn, nhà thơ tiến bộ đang mải mê chìm
đắm trong giấc mơ lãng mạn, đưa họ về với thực tại. Nhà văn - nhà tư tưởng Nga
Gercen đã viết: “Trong một xã hội bị tước mất tự do xã hội, văn học là diễn đàn duy
nhất, từ trên đỉnh cao đó, người ta nghe rõ tiếng kêu địi quyền sống, tiếng gào thét của
lương tri mình”. Ý nghĩa lớn lao đối với đời sống con người và xã hội Nga của trào lưu
văn học hiện thực Nga thế kỷ XIX có nguồn ảnh hưởng từ vai trị tiên phong chống chế
độ nông nô chuyên chế của những chiến sĩ Tháng Chạp, từ phong trào Tháng Chạp.
Nhắc đến ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp không thể không nhắc đến
tầm ảnh hưởng sâu rộng của nó trong văn học, bởi đối với những người Tháng Chạp
hoạt động chính trị luôn song hành với hoạt động văn học, họ xem văn học là công cụ
hữu hiệu để tuyên truyền những tư tưởng chính trị, phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh giải
phóng nhân dân thốt khỏi ách nơng nơ chun chế. Những nhà thơ - chiến sĩ Tháng
Chạp xác định văn học nghệ thuật cũng là một mặt trận, cần chiến đấu cho tính nhân dân
trong văn học, cần đấu tranh để xây dựng nền văn học dân tộc, yêu nước và cách mạng.
Sáng tác của họ tạo thành một khuynh hướng, một trào lưu trong văn học Nga: thơ ca
công dân, thơ ca Tháng Chạp. Những nhà thơ - chiến sĩ Tháng Chạp chân chính như:
Ryleev, Kyukhelbeker, Bestuzhev, Odoevsky, Glinka, Katenin, Raevsky... vẫn sống mãi
trong tâm khảm của nhân dân Nga qua những vầng thơ thấm đẫm tinh thần Tháng Chạp
cao đẹp mà họ viết, Kyukhelbeker tin rằng:

“Người ta sẽ quên những lầm lạc của con người


Nhưng sẽ nhớ mãi giọng tinh khôi của người ca sĩ
Trái tim những cô gái, chàng trai không cùng thế kỉ
Sẽ đáp lại lời chàng trong tương lai”
(Gửi mẹ tôi, 1832) [20; 198]
Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp đối với văn học Nga sẽ không trọn vẹn
nếu không đề cập đến tác động sâu sắc của tinh thần Tháng Chạp đến sự chuyển biến về
thế giới quan của nhiều nhà văn, nhà thơ Nga, trong đó có cả “Mặt trời thi ca Nga” Pushkin vĩ đại.
Tinh thần Tháng Chạp vẫn vẹn nguyên trong Pushkin dẫu cho con thuyền cách
mạng căng buồm lộng gió thuở nào nay đã bị đắm chìm trong giơng bão, người lái
thuyền và thủy thủ đều hi sinh, chỉ còn đơn độc mỗi nhà thơ nhưng ơng vẫn nguyện là
“người ca nhân huyền bí” [21; 87] cất tiếng ca “những khúc hát xưa kia” [21; 87].
Những “khúc hát ngày xưa” chính là những những bài thơ chính trị trong thời kì đầu
vận động cách mạng. Người ca nhân sẽ cất tiếng ca hạnh phúc khi ca ngợi tự do, ca ngợi
những người nghĩa sĩ hi sinh vì chính nghĩa, sẽ cất tiếng ca cảm thương trước thảm cảnh
của nông nô, nhưng sẽ là tiếng ca căm hờn, thù ghét khi đả kích chính quyền chuyên
chế. Tiếng ca của thi nhân vang vọng vào tâm hồn nhân dân, thức tỉnh họ khởi dậy đấu
tranh xóa bỏ chế độ nông nô chuyên chế.
Khởi nghĩa Tháng Chạp thất bại, những người Tháng Chạp bị đày biệt xứ ở
mảnh đất Siberia hẻo lánh, bất chấp sự nguy hiểm của bản thân, Pushkin sáng tác và gửi
đến Siberia hai bài thơ: Gửi Pusin và Gửi tới Siberia động viên tinh thần những người
Tháng Chạp. Tình đồng chí và lịng ngưỡng mộ thiết tha từ hai bài thơ tỏa ra ánh sáng
làm “rạng chốn tù đày” [21; 80], xoa dịu nỗi đau thất bại. Những hạt giống niềm tin mà
Pushkin gieo vào trong thơ cũng đã nảy mầm tiếp thêm sức mạnh, tạo nguồn động lực
để những chiến sĩ Tháng Chạp vững bước vượt qua những khó khăn gian khổ:
“Và xiềng xích nặng nề rơi rụng xuống,
Và ngục hầm sụp nát và tự do,



Bên cửa ra đón các anh vui sướng
Bạn bè xưa gươm kiếm sẽ trao đưa”
(Gửi tới Siberia, 1929) [21; 85]
Sau cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại đến cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp và những
phong trào đấu tranh sau khởi nghĩa Tháng Chạp, đời sống xã hội Nga biến chuyển
không ngừng, xã hội Nga khơng cịn bình lặng như trước, văn học Nga cũng vậy. Mặt
trời thi ca Nga Puskin đã viết Evghenhi Onheghin ròng rã suốt 8 năm, tác phẩm được
xem là “bộ bách khoa toàn thư về đời sống Nga đầu thế kỉ XIX”. Trong tác phẩm này,
Puskin đã mô tả sinh hoạt của tầng lớp quý tộc ở kinh đô và ở trại ấp, bộ mặt thành thị
và làng quê Nga, những phong tục tập quán của từng vùng, tâm lý của những lớp người
trong xã hội Nga lúc bấy giờ. Puskin đã khắc họa thành công một bộ phận thanh niên
Nga không chịu chấp nhận cuộc sống hưởng thụ, khơng muốn bó mình trong xã hội thối
nát, trống rỗng của xã hội mình, ngược lại họ ln trăn trở, ưu tư, dằn vặt, khơng bằng
lịng với thực tại, không muốn trở thành những “con người thừa”, họ muốn thay đổi
cuộc sống. Chân dung của bộ phận thanh niên có tư tưởng tiến bộ ấy được được thể hiện
rõ qua chặng đầu của đời sống hai nhân vật Andrei Bolkonsky và Pierre Bezukhov.
1.2. Ý đồ xây dựng hình tượng nhân vật Andrei Bolkonsky và Pierre Bezukhov
Trở lên trên, khóa luận đã trình bày sự kiện cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp nhằm
phác họa khơng khí lịch sử - xã hội sôi động của nước Nga đầu thế kỷ XIX. Tiếng vang
của cuộc khởi nghĩa, ánh hào quang tỏa ra từ hành động dũng cảm của những người
Tháng Chạp đã chinh phục thế hệ đi sau. Quá khứ oanh liệt của những người đã dũng
cảm đứng lên làm cuộc khởi nghĩa ấy vẫn rất hấp dẫn những người cầm bút như Tolstoy.
Chính vì thế, hình ảnh người chiến sĩ Tháng Chạp sau 30 năm đi đày ở Xibir trở về mà
L.Tolstoy bắt gặp vào năm 1856 đã thu hút sự chú ý của nhà văn, ông nảy ra ý định viết
cuốn tiểu thuyết Những người Tháng Chạp nhưng tiểu thuyết viết được mấy chương thì
bỏ dở.
Trong quá trình viết tác phẩm, câu hỏi tại sao lại xuất hiện hình ảnh người tù



Tháng Chạp của hiện tại đã mở cho Tolstoy một lối đi xuyên thời gian quay ngược về
quá khứ. Quay về năm 1825, dấu mốc bất hạnh đối với nhân vật của chính mình, Tolstoy
thấy ngọn lửa cách mạng hừng hực cháy trong tim những chiến sĩ Tháng Chạp anh dũng
đứng lên chống chế độ Nga hoàng, để rồi cũng tận mắt chứng kiến ngọn lửa ấy bị dập tắt
một cách dã man không thương tiếc. Năm người đứng đầu cuộc khởi dậy bị tử hình,
những người cịn lại bị đày đi biệt xứ, đến mảnh đất Siberia cằn cõi, mãi đến năm 1856 thời điểm nhân vật của hiện tại mà tác giả nhìn thấy mới được ân xá trở về.
Theo ý đồ của Tolstoy thì 1825, nhân vật của ơng đã trưởng thành và đã có gia
đình. Nhưng tại sao đã có gia đình mà lại khơng an phận tận hưởng hạnh phúc gia đình
mà lại tham gia cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp? Phải chăng chính tính chất Nga cao đẹp
tiềm tàng trong họ đã thôi thúc họ nỗi dậy vì chính nghĩa? Câu hỏi ấy lại thúc giục nhà
văn tìm hiểu thời niên thiếu của nhân vật mà thời kì này lại trùng hợp với giai đoạn vinh
quang của nước Nga - năm 1812 lịch sử với chiến thắng lẫy lừng trước quân xâm lược
Pháp.
Tưởng chừng như những câu hỏi vì sao đến đây sẽ có lời giải đáp, nhưng không,
một câu hỏi khác lại xuất hiện: Chẳng lẽ tính cách Nga cao đẹp của những người Tháng
Chạp chỉ được thể hiện qua thành công năm 1812 thơi sao? Nếu nghĩ vậy thì thật là
thiếu sót. Để tìm lời giải đáp, nhà văn phải một lần nữa lùi về quá khứ. Theo Tolstoy,
tính cách Nga cao đẹp khơng chỉ được biểu hiện trong chiến thắng mà cịn được tỏ bày
trong thất bại. Vậy là Tolstoy lại kiên nhẫn lùi về năm 1805 để kiếm tìm bản chất của
tính cách Nga mà ơng khao khát muốn khám phá. Tolstoy đã từng tâm sự: “Tôi cảm
thấy hổ thẹn nếu viết về chiến thắng của chúng ta chống bọn xâm lược Pháp do
Napoléon chỉ huy mà lại không mô tả vận đen và nỗi sỉ nhục của chúng ta. Ai mà lại
khơng tự thấy có một tình cảm âm ỉ, day dứt, rụt rè và thiếu tin tưởng khi đọc những
trang sách tràn đầy lòng yêu nước viết về năm 1812, nếu như nguyên nhân thắng lợi
của chúng ta không phải ngẫu nhiên mà chính là nằm trong bản chất của tính cách Nga,
thì hẳn là tính cách đó lại càng được bộc lộ rõ nét hơn trong thời kì gặp vận đen và bại


trận” [12; 79]. Vậy là từ thời điểm hiện tại khi bắt gặp người chiến sĩ Tháng Chạp trở về
năm 1856 Tolstoy đã quay ngược thời gian trở về quá khứ nhiều lần để cuối cùng dừng

lại ở năm 1805 - thời điểm ông để cho những nhân vật của ông lần lượt trải qua các biến
cố lịch sử quan trọng của quốc gia dân tộc, từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của bản tính Nga
tiềm tàng trong những người Tháng Chạp.
Tolstoy dốc công sáng tác Những người Tháng Chạp nhưng viết được 3 chương
thì bỏ dở giữa chừng vì ơng ý thức rõ rằng: “những người tiến bộ khơng có nhân dân thì
khơng thể tồn tại được” [22; 347] bởi “Sức mạnh của nước Nga không phải ở trong
chúng ta mà ở trong nhân dân” [22; 338]. Do đó, ơng đã vạch ra con đường đúng đắn
mà những người con ưu tú của thời đại phải đi, đó là “đi vào nhân dân, đến với nhân
dân, đó là chỗ đứng của các bạn” [22; 357]. Nhưng câu hỏi “làm thế nào gắn bó những
người Tháng Chạp vốn xa rời nhân dân với chính nhân dân?” [22; 338] lại khiến ơng
băn khoăn, trăn trở. Sau một q trình lao động, sáng tạo miệt mài, cuối cùng Tolstoy
cũng đưa ra lời giải đáp trong tiểu thuyết vĩ đại Chiến tranh và hịa bình. Để gắn bó với
nhân dân, những người quý tộc phải từ bỏ những đặc quyền, đặc lợi của giai cấp mình,
phải tìm về nhân dân, tiếp xúc và gần gũi với nhân dân, phải cùng nhân dân nếm trải
mùi đời, có như vậy mối quan hệ giữa những người quý tộc với nhân dân mới sâu sắc
được. Romain Rolland hết lời ca ngợi câu trả lời này của Tolstoy, ông đánh giá “Sự vĩ
đại của Chiến tranh và hịa bình trước kết là ở chỗ đã làm sống lại một thời đại lịch sử,
khi mà toàn thể nhân dân và giai cấp quý tộc gặp nhau trên chiến trường” [14; 29].
Như vậy, những ấn tượng ban đầu về người chiến sĩ Tháng Chạp trở về đã khơi
mạch ngầm sáng tạo cho Tolstoy xây dựng hình ảnh tiền thân của họ là hai nhân vật
Andrei và Pierre trong tiểu thuyết Chiến tranh và hịa bình. Thơng qua hành trình đi tìm
lẽ sống gian nan của Andrei và Pierre, Tolstoy muốn ca ngợi những phẩm chất cao đẹp
tiềm tàng của những người Tháng Chạp, đồng thời ông đưa ra giải pháp gắn kết những
người Tháng Chạp - những người con ưu tú của giai cấp quý tộc với quần chúng nhân
dân.


×