BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
NGUYỄN THỊ TRANG
HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TÀO THÁO VÀ LƯU BỊ
TRONG TÁC PHẨM TAM QUỐC DIỄN NGHĨA CỦA
LA QUÁN TRUNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Sơn La, năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
NGUYỄN THỊ TRANG
HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TÀO THÁO VÀ LƯU BỊ
TRONG TÁC PHẨM TAM QUỐC DIỄN NGHĨA CỦA
LA QUÁN TRUNG
Chuyên ngành: Văn học nước ngồi
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS. Hà Thị Hải
Sơn La, năm 2013
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của cô giáo, ThS. Hà
Thị Hải. Nhân dịp khóa luận này được hồn thành em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
nhất tới cô, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.
Em xin gửi lời cảm ơn tới tổ Lí luận - Văn học nước ngồi, tập thể các
thầy, cơ khoa Ngữ văn, thư viện và phòng Đào tạo trường Đại học Tây Bắc,
cùng cô giáo chủ nhiệm và tập thể lớp K50ĐHSP Ngữ văn đã tạo điều kiện giúp
em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5, năm 2013
Người thực hiện
Nguyễn Thị Trang
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 2
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................. 5
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 6
5. Đóng góp của khóa luận ................................................................................. 6
6. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ...................................................... 7
1.1. Tác giả La Quán Trung ............................................................................ 7
1.2. Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa ............................................................... 8
1.2.1. Nguồn gốc của tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa .................................. 8
1.2.2. Khái quát về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Tam quốc diễn
nghĩa ........................................................................................................... 9
1.2.2.1. Khái quát về nội dung Tam quốc diễn nghĩa ................................ 9
1.2.2.2. Khái quát về nghệ thuật Tam quốc diễn nghĩa ........................... 10
1.3. Một số vấn đề lý luận ............................................................................. 12
1.3.1. Nhân vật văn học ............................................................................. 12
1.3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .......................................................... 13
CHƯƠNG 2. NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA NHÂN VẬT TÀO
THÁO VÀ LƯU BỊ ........................................................................................ 16
2.1. Nguồn gốc xuất thân .............................................................................. 16
2.2. Ngoại hình ............................................................................................. 17
2.3. Tính cách ............................................................................................... 20
2.3.1. Tính cách Tào Tháo ......................................................................... 20
2.3.1.1. Đa nghi, nham hiểm và tàn bạo ................................................. 20
2.3.1.2. Cơ trí và ngoan cường ............................................................... 26
2.3.2. Tính cách Lưu Bị ............................................................................. 29
2.3.2.1. Nhân nghĩa ................................................................................ 30
2.3.2.2. Tín nghĩa ................................................................................... 32
2.3.2.3. Khơn ngoan ............................................................................... 33
2.4. Tài năng ................................................................................................. 35
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN
VẬT TÀO THÁO VÀ LƯU BỊ ...................................................................... 39
3.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật ................................................................... 39
3.2. Miêu tả hành động nhân vật ................................................................... 42
3.3. Khắc họa ngôn ngữ nhân vật .................................................................. 44
3.3.1. Đối thoại .......................................................................................... 44
3.3.2. Độc thoại nội tâm............................................................................. 47
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 52
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tam quốc diễn nghĩa là một kiệt tác của nền văn học Trung Quốc. Sự
ra đời của Tam quốc diễn nghĩa đánh dấu bước phát triển vượt bậc của tiểu
thuyết cổ điển Trung Quốc. Tác phẩm xứng đáng là “lá cờ đầu của tiểu thuyết
lịch sử” [24, 23] Trung Hoa. Tam quốc diễn nghĩa miêu tả hơn bốn trăm nhân
vật, mỗi người một vẻ, vô cùng sinh động và hấp dẫn, trong số đó Tào Tháo và
Lưu Bị là hai trong số những nhân vật được La Quán Trung chú tâm xây dựng.
Tào Tháo là người đứng đầu của tập đoàn phong kiến cát cứ Ngụy, Lưu Bị là
người đứng đầu của tập đồn phong kiến cát cứ Thục, cịn Tơn Quyền là người
đứng đầu của tập đồn phong kiến cát cứ Ngơ. Ba nước Ngụy, Thục, Ngơ hình
thành thế chân vạc trong q trình đánh dẹp khởi nghĩa nơng dân và trong cuộc
hỗn chiến giữa các chư hầu với nhau. Bởi vậy việc chọn đề tài này giúp tôi hiểu
được hiện thực xã hội phong kiến Trung Quốc và tài năng nghệ thuật của La
Quán Trung đồng thời qua đó thấy được vị trí của Tam quốc diễn nghĩa trong
lịch sử phát triển của văn học Trung Quốc.
1.2. Tam quốc diễn nghĩa được rất nhiều độc giả yêu mến và tác phẩm đã
được dịch ra hơn hai mươi thứ tiếng trên thế giới như: Anh, Pháp, Nga, Đức, Ý,
Hy Lạp, Triều Tiên, Ấn Độ, Việt Nam… Tác phẩm đã được chuyển thể thành phim
truyện và được công chiếu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ngoài sự thu hút về nội
dung mới mẻ, hấp dẫn, độc giả cũng không thể quên được hình tượng hai nhân vật
Tào Tháo và Lưu Bị. Đây là hai nhân vật để lại cho tôi cũng như độc giả rất nhiều
tình cảm, khơng chỉ tài năng qn sự mà cịn ở tính cách phức hợp mang chất thực
của con người hiện tại. Tìm hiểu đề tài này giúp chúng ta thấy được tài năng nghệ
thuật xây dựng hình tượng nhân vật của tác giả.
1.3. Tam quốc diễn nghĩa là tác phẩm được giảng dạy trong trường Đại
học và chọn trích giảng ở nhà trường phổ thơng trung học. Trong chương trình
Ngữ văn 10, các soạn giả SGK đã chọn trích đoạn “Hồi trống Cổ Thành” và
“Tào Tháo uống rượu luận anh hùng” để giảng dạy và đọc thêm. Nghiên cứu
Tam quốc diễn nghĩa và lựa chọn đề tài này giúp tôi hiểu sâu hơn về tác phẩm,
cũng như hiểu thêm về tác phẩm văn học Trung Quốc và phục vụ tốt hơn cho
quá trình giảng dạy phần văn học nước ngồi ở nhà trường phổ thơng sau này.
Từ những lí do trên đã thúc đẩy tơi tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này. Hy
vọng khóa luận sẽ là tài liệu tham khảo có ích cho các bạn sinh viên yêu thích
tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa và bộ môn văn học Trung Quốc.
1
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Ở Trung Quốc
Trong cuốn Luận bàn Tam quốc, Mao Tôn Cương với những bàn luận sâu
sắc vô song về một trăm hai mươi hồi của Tam quốc diễn nghĩa quả là xưa nay
chưa mấy ai sánh kịp. Ơng rất chú trọng bàn về tính cách của các nhân vật và
bộc lộ thái độ của mình qua những hành động, việc làm của các nhân vật. Tác
giả này đã đánh giá về nhân vật Tào Tháo như sau: “Tào Tháo suốt đời mượn
cái này để chế cái khác. Tháo mượn Thiên tử để chế chư hầu, mượn chư hầu để
diệt chư hầu. Đến lúc muốn an lòng quân lại mượn thủ cấp người khác để trấn
an qn sĩ. Thậm chí lại mượn ngay búi tóc mình để bảo vệ luật pháp. Tháo quả
là một tay: Thiên cổ đệ nhất gian hùng vậy” [5, 79]. Nhân vật Lưu Bị cũng được
Mao Tôn Cương nhận xét như sau: “Trước đây, Khổng Minh bày kế cho Lưu Kì
cũng khuyên nên chạy lánh nạn. Nhưng Huyền Đức chạy mấy chặng mà vẫn
chưa thốt nạn. Ấy chỉ vì Huyền Đức đầy lịng nhân. Nếu Huyền Đức cướp đất
của Lưu Biểu thì không phải chạy. Huyền Đức bỏ trăm họ đi một mình cũng
khơng đến nỗi lâm nạn. Huyền Đức làm việc nhân đạo nên mang lụy chứ không
phải Khổng Minh thấp mưu trí đâu” [5, 134]. Mặc dù khơng bàn nhiều về nghệ
thuật xây dựng nhân vật, song cần khẳng định năng lực cảm thụ văn chương
tuyệt vời của tác giả họ Mao. Ơng đã đề cập đến những dịng mạch, hệ thống
nhân vật, những phạm trù đối lập như động - tĩnh, hư - thực… nhằm làm cho
độc giả thấy được tài năng sáng tạo, tổ chức nghệ thuật của La Quán Trung.
Trong cuốn Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc, tác giả Phạm Ninh chủ
yếu quan tâm đến nguồn gốc lịch sử, nội dung tư tưởng, giá trị hiện thực của tác
phẩm Tam quốc diễn nghĩa và sở trường khắc họa nhân vật trong đấu tranh…
mà ít quan tâm đến tính cách nhân vật Tào Tháo, Lưu Bị cũng như nghệ thuật
xây dựng hai nhân vật này. Phạm Ninh cho rằng: “Tam quốc chí diễn nghĩa sở
trường khắc họa nhân vật trong mâu thuẫn đấu tranh, sáng tạo ra những hình
tượng nghệ thuật sống động như thật: Tào Tháo, Gia Cát Lượng, Quan Vũ,
Trương Phi…” [13, 102].
Các nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc trong cuốn Lịch sử văn học
Trung Quốc, tập 2, do Lê Huy Tiêu (dịch) đã đánh giá tổng quan giá trị tiêu biểu
về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa: “Bộ tiểu thuyết này
có hơn bốn trăm nhân vật, trong đó những nhân vật chính đều là những điển
hình bất hủ có cá tính hết sức sinh động và rất sắc nét. Cùng là đứng đầu đám
anh hùng, mà tư tưởng tính cách ba nhân vật Tơn Quyền, Lưu Bị và Tào Tháo
mỗi người có đặc điểm riêng. Cịn mưu sĩ như Gia Cát Lượng, Tuân Húc, Lỗ
2
Túc, chiến tướng như Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hồng Trung, Hạ Hầu
Đơn, Trương Liêu, Chu Du, Lục Tốn… thì khơng ai khơng có cá tính riêng của
mình” [26, 388]. Các tác giả này cũng đánh giá khái quát về hình tượng Tào
Tháo: “Hình tượng Tào Tháo hết sức điển hình và phổ biến trong giai cấp thống
trị phong kiến. Qua hình tượng nhân vật này, mọi người có thể thấy rõ lòng
tham và tham vọng quyền thế đã quyết định mối quan hệ vua tôi, anh em, chồng
vợ, bạn bè trong xã hội phong kiến như thế nào. Nó bộc lộ rõ cách đối xử tàn
khốc vơ tình giữa bọn bóc lột với nhau, cũng phản ánh bộ mặt thực của giai cấp
bóc lột phong kiến quen thói cướp đoạt” [26, 384]. Nhân vật Lưu Bị cũng được
các tác giả này nhận xét như sau: “Lưu Bị trung hậu, nhân ái, các thành viên
trong tập đồn của ơng tin cậy lẫn nhau, giúp đỡ nhau, trung thành với nhau và
sống chết có nhau” [26, 384].
Tác giả Trương Quốc Phong trong cuốn Tiểu thuyết sử thoại các thời đại
Trung Quốc không chỉ quan tâm đến khuynh hướng tư tưởng, vấn đề miêu tả
chiến tranh mà còn chú ý đến vấn đề miêu tả nhân vật. Ơng có đề cập đến một
số nét tính cách của nhân vật Tào Tháo, Lưu Bị, Gia Cát Lượng, Quan Vũ… và
nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Tam quốc diễn nghĩa. Trương Quốc Phong
nhận định: “Rõ ràng tác giả đứng về phía Lưu Bị, Gia Cát Lượng; nhưng khơng
vì thế mà khắc họa sơ sài tính cách Tào Tháo. Dưới con mắt người đọc, đó là
một hình tượng kép: “Quan giỏi thời bình, gian hùng thời loạn”. Y lúc thì gian
trá cực điểm, lúc thì độ lượng vơ cùng…” [19, 119], hay “Lưu Huyền Đức ba
lần tìm đến lều cỏ trong hồi 37 của tiểu thuyết là một ví dụ về sự thành công của
thủ pháp khoa trương, đối sánh, ghép theo của tác giả” [19, 124].
2.2. Ở Việt Nam
Nguyễn Tử Quang trong cuốn Tam quốc bình giảng, cũng qua các sự
kiện, các nhân vật Tam quốc mà nhận xét, phê phán… đóng góp thêm sự suy
ngẫm cùng bạn đọc. Ơng khơng phân tích tỉ mỉ từng sự kiện một mà tổng hợp
những sự việc to ớn có liên quan đến nhau trong một “thế cờ” của ba nước để
phân tích. Ơng quan tâm đến nghệ thuật miêu tả chiến tranh hơn là nghệ thuật
miêu tả nhân vật. Tuy nhiên ơng có rất nhiều nhận xét sắc sảo về tính cách các
nhân vật trong tác phẩm. Ông đánh giá về nhân vật Tào Tháo: “Tào Tháo là một
người gian hùng” [21, 49]. Còn về nhân vật Lưu Bị, tác giả này cũng đã đánh
giá như sau: “Người đời thường coi Lưu Bị là một nhân vật tiêu biểu xứng đáng
về việc “trọng sĩ kính hiền”, và hành động “tam cố thảo lư” của họ Lưu đi cầu
Gia Cát Lượng ở Ngọa Long Cương, được người đời luôn luôn nhắc nhở, coi là
một khuôn vàng thước ngọc cho những kẻ muốn mưu đồ vương bá” [21, 53].
3
Lương Duy Thứ trong cuốn Để hiểu tám bộ tiểu thuyết cổ Trung Quốc có
đưa ra thi pháp tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Ông đưa ra những nhận định về
nhân vật và hệ thống nhân vật của tiểu thuyết cổ điển: Bút pháp nắm bắt cái thần,
cách miêu tả khoa trương, ước lệ… song chưa phân tích cụ thể biện pháp đó trong
Tam quốc, chủ yếu ơng quan tâm đến vấn đề Tam quốc là lá cờ đầu của tiểu thuyết
lịch sử Trung Quốc, từ đó đi đến phân tích và nêu bật một số nét tính cách của
những nhân vật chính trong tác phẩm. Tác giả này đã có những nhận định hết sức
xác đáng về nhân vật Tào Tháo: “Tào Tháo càng thơng minh bao nhiêu thì càng đa
nghi bấy nhiêu, càng cơ trí bao nhiêu càng nham hiểm bấy nhiêu, càng ngoan
cường bao nhiêu càng tàn bạo bấy nhiêu” [24, 28]. Nhân vật Lưu Bị cũng được tác
giả nhận xét như sau: “Lưu Bị trở thành biểu tượng của một ông vua tốt” [24, 30].
Trần Xuân Đề trong cuốn Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc quan tâm chủ
yếu đến nội dung hiện thực và đặc điểm tính cách của các nhân vật chính như:
Tào Tháo, Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi, Khổng Minh… Tác giả này đã đánh
giá về nhân vật Tào Tháo như sau: “Tào Tháo vốn là con người nham hiểm tàn
ác, nhưng có lúc tỏ ra là con người có tài trí đặc biệt, có chí lớn ơm trùm thiên
hạ, có nhãn quan sáng suốt và có tác phong chiêu hiền đãi sĩ” [6, 56]. Tác giả
này cũng có những đánh giá về nhân vật Lưu Bị: “Lưu Bị nhờ có lịng nhân từ
rộng lượng, thương dân yêu lính như thế nên từ hai bàn tay trắng, làm đến Hán
Trung Vương, lên ngôi hoàng đế, chia ba thiên hạ. Nhân tố chủ yếu để Lưu Bị
đoạt được thắng lợi chính là: Nhân hịa” [6, 52]. Nghệ thuật xây dựng hai nhân
vật Tào Tháo và Lưu Bị ít được tác giả này đề cập đến.
Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Lịch sử văn học Trung Quốc, tập 2, đã
thông qua ngôn ngữ đối thoại, hành động của nhân vật và sự kiện để chỉ ra tính
cách nhân vật trung tâm của tác phẩm như Tào Tháo, Lưu Bị, Khổng Minh,
Quan Công, Trương Phi; bước đầu khái quát nét cá tính riêng biệt của từng
nhân vật này, qua đó khẳng định phẩm chất anh hùng của từng nhân vật chính
diện. Tác giả Nguyễn Khắc Phi đã chỉ ra một số nét tính cách của Tào Tháo
như: đa nghi, nham hiểm, cơ trí, ngoan cường… nhưng những nét tính cách đó
chưa được phân tích cụ thể, sâu sắc. Nhân vật Lưu Bị cũng được tác giả nhận
xét là “một vị vua sáng, biết lấy dân làm gốc, lấy tình nghĩa làm trọng, bơn ba
bốn biển, chiêu hiền đãi sĩ, vì sự nghiệp chấn hưng cơ đồ nhà Hán đang thời
nghiêng ngửa” [18, 50].
Trong đề tài nghiên cứu khoa học Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, tác giả Hà Thị Hải đã
chỉ ra nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật và nghệ thuật xây dựng hệ thống
4
nhân vật trong Tam quốc diễn nghĩa. Tác giả đã nhận định về nhân vật Tào
Tháo: “Hắn là kẻ nham hiểm quỷ quyệt miệng nói nhân nghĩa nhưng bụng lại
gian trá đầy mưu mô chước quỷ không từ một thủ đoạn hèn hạ độc ác nào để
thực hiện phương châm sống vị kỷ hại nhân của mình” [9, 53]. Tác giả cũng
nhận xét về hình tượng Lưu Bị là “một ông vua lý tưởng của Nho giáo với đặc
trưng “khoan dung nhân hậu”, nhẫn nại” [9, 54].
Trong khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu nhân vật anh hùng trong tác phẩm
Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, tác giả Đoàn Thị Thu Phương đã có
những đánh giá chi tiết, sắc sảo về tính cách của Lưu Bị và Ngũ hổ tướng, cũng
như biện pháp nghệ thuật đặc sắc để xây dựng các nhân vật anh hùng đó. Tác
giả này đã phân tích rất kỹ “Biện pháp đối lập tương phản” “để làm nổi bật sự
mưu trí, bình tĩnh khéo léo của Huyền Đức trong việc che giấu ý đồ chính trị
của mình trước giặc Tào gian xảo hiểm ác” [20, 103].
Nhìn chung lại, theo dịng chảy của thời gian, với nhiều góc độ tiếp nhận,
các nhà nghiên cứu đã đạt được những thành quả rất đáng trân trọng trong việc
nghiên cứu hai nhân vật Tào Tháo và Lưu Bị trong tác phẩm Tam quốc diễn
nghĩa. Tuy nhiên, từ những tài liệu chúng tơi bao qt được chưa thấy có chun
luận nào đề cập tỉ mỉ, cụ thể đến sự khác nhau giữa hai nhân vật Tào Tháo và
Lưu Bị cũng như nghệ thuật xây dựng hai nhân vật này. Khóa luận của chúng tôi
sẽ đi sâu vào những vấn đề đó và tiếp thu có chọn lọc những ý kiến của các thế
hệ đi trước ở tất cả những vấn đề có liên quan.
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu nhân vật Tào Tháo và Lưu Bị trong tác phẩm Tam quốc diễn
nghĩa của La Quán Trung.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu sự khác nhau giữa hai nhân vật Tào Tháo, Lưu Bị và một số
biện pháp nghệ thuật xây dựng hai nhân vật này. Văn bản khảo sát là tiểu thuyết
Tam quốc diễn nghĩa, ba tập, do nhóm dịch giả: Phan Kế Bính, Bùi Kỷ, Lê Huy
Tiêu, Lê Đức Niệm… dịch, NXB Văn hóa thơng tin, 2002.
Một số vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến khóa luận cũng được
quan tâm tìm hiểu.
3.3. Mục đích nghiên cứu
Làm nổi bật và khẳng định tài năng sáng tạo nghệ thuật của La Qn
Trung thơng qua việc tìm hiểu, phân tích, so sánh sự khác nhau giữa hai nhân
5
vật Tào Tháo, Lưu Bị và một số biện pháp nghệ thuật xây dựng hai nhân vật này
trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa.
3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ chủ yếu của người nghiên cứu là phân tích, tổng hợp, so sánh, đối
chiếu để làm nổi bật đặc điểm khác nhau của nhân vật Tào Tháo và Lưu Bị, đồng
thời tìm hiểu đơi nét về nghệ thuật xây dựng hai nhân vật này của La Quán Trung.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo sát văn bản:
Chúng tôi dựa vào việc khảo sát, thống kê, phân loại một số dữ liệu cần
thiết, cụ thể để phân tích, chứng minh cho nhận định, đánh giá trong đề tài.
Thống kê, phân loại những chi tiết để làm sáng tỏ những nét ngoại hình, tính
cách khác biệt giữa nhân vật Tào Tháo và Lưu Bị, thống kê những chi tiết gắn
với các thủ pháp nghệ thuật xây dựng hai nhân vật này.
Phương pháp so sánh:
Đây là phương pháp quan trọng nhất để tìm ra những điểm khác biệt giữa
nhân vật Tào Tháo và Lưu Bị. So sánh đồng đại, so sánh lịch đại, đặt nhân vật
trong mối quan hệ đa chiều để làm nổi bật sự sinh động, hấp dẫn và tính chất
chân thực của các nhân vật.
Phương pháp phân tích:
Chúng tơi phân tích những đặc điểm về ngoại hình, tính cách và các thủ
pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng khi xây dựng hai nhân vật Tào Tháo, Lưu
Bị và phân tích nhân vật theo đặc trưng loại thể.
5. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận chỉ ra một cách cụ thể, chi tiết những điểm khác biệt của hai
nhân vật Tào Tháo và Lưu Bị cùng một số biện pháp nghệ thuật xây dựng hai
nhân vật này, giúp bạn đọc hiểu thêm về tài năng sáng tạo nghệ thuật của La
Quán Trung.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, khóa luận bao gồm ba chương:
Chương 1. Những vấn đề chung
Chương 2. Những điểm khác nhau giữa nhân vật Tào Tháo và Lưu Bị
Chương 3. Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật Tào Tháo và
Lưu Bị
6
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Nhân vật văn học là một hiện tượng thẩm mỹ mang đầy tính ước lệ tượng
trưng. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật là để nhận thức con người và bộc lộ quan
niệm của mình về con người trong cuộc sống. Đồng thời, nhân vật thường hiện
lên trong tác phẩm dưới dạng những tính cách và thông qua một số biện pháp
nghệ thuật tiêu biểu mà tác giả lựa chọn trong quá trình sáng tạo tác phẩm.
Chính vì vậy, trước khi tìm hiểu những điểm khác nhau giữa nhân vật Tào Tháo
và Lưu Bị trong Tam quốc diễn nghĩa chúng ta cần làm sáng tỏ một số vấn đề lí
luận, những khái niệm quan trọng liên quan đến khóa luận như: nhân vật văn
học, nghệ thuật xây dựng nhân vật… Thêm vào đó việc tìm hiểu về tác giả La
Quán Trung và tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, giúp chúng ta hiểu thêm cuộc
đời, sự nghiệp của tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung ý nghĩa và giá trị nghệ
thuật to lớn của tác phẩm cũng như đóng góp của tác giả trong nền văn học
Trung Quốc, giúp cho bạn đọc có cái nhìn sâu, rộng, khách quan và đúng đắn về
tác giả cũng như tác phẩm.
1.1. Tác giả La Quán Trung
La Quán Trung (1330? - 1400?) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc,
sống vào giai đoạn cuối Nguyên đầu Minh. Ông tên là La Bản, tự là Quán
Trung, hiệu là Hồ Hải Tản Nhân, người Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây (cũ) sau
chuyển đến sống ở Tiền Đường thành phố Hàng Châu (Chiết Giang) - một trong
những trung tâm văn hóa thời bấy giờ. Là người học rộng, biết nhiều, trong mỗi
sáng tác của ông người ta đều nhận thấy sự uyên thâm về tri thức và vốn sống
văn hóa của nhiều lĩnh vực. Theo Giả Trọng Minh - bạn của ông cho biết: La
Qn Trung tính tình cơ độc, ít hịa hợp với mọi người, đặc biệt những người
thuộc giai cấp thống trị. Vì thời thế nhiễu nhương, nhiều biến loạn nên ông
thường hay ngao du bôn tẩu, phiêu bạt khắp nơi. Chính điều này góp phần tạo
nên chất hiện thực phong phú, sinh động cho mỗi tác phẩm của ông. Đến khi
Minh Thái Tổ thống nhất đất nước Trung Quốc, ông chuyển sang làm cơng việc
dã sử, Tam quốc chí diễn nghĩa có lẽ được viết vào lúc này. Theo sách của
những người cùng thời ơng, La Qn Trung cịn là người thiết tha với sự nghiệp
phò vua giúp nước, mưu đồ vương bá nhưng bất đắc chí. Những lý tưởng chính
trị ấy được ơng gửi gắm trọn vẹn vào tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa thơng qua
tập đồn Lưu - Thục. Ngồi ra, ơng từng làm mặc khách trong khởi nghĩa của
Trương Sỹ Thành - một trong những người lãnh đạo phong trào khởi binh chống
lại nhà Nguyên thời bấy giờ.
7
Là người có tài văn chương, giỏi “từ”, “khúc”, La Quán Trung có khả
năng sáng tác kịch nhưng thành tựu chủ yếu về mặt thể loại văn học của ơng
chính là tiểu thuyết. Sáng tác của La Quán Trung phong phú đa dạng, trước hết
phải kể đến bộ tiểu thuyết trường thiên Tam quốc diễn nghĩa, ngồi ra cịn các
sách Tùy Đường lưỡng triều chí truyện, Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình
yêu truyện và vở tạp kịch Tống Thái Tổ Long Hổ Phong Vân hội…
1.2. Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa
1.2.1. Nguồn gốc của tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa
Tam quốc diễn nghĩa là một bộ tiểu thuyết dài (gồm 120 hồi, 75 vạn chữ)
được viết dựa theo tài liệu lịch sử và truyền thuyết dân gian. Câu chuyện Tam
quốc được xây dựng trên cơ sở của sự thật lịch sử thời Tam quốc (220 - 280). La
Quán Trung đã dựa vào cuốn sử Tam quốc chí của Trần Thọ viết vào đời Tấn và
cuốn Tam quốc chí chú của Bùi Tùng Chi viết vào đời Tống để viết nên Tam
quốc. Ông đã đọc rất kĩ hai cuốn sách này. Sau đó ơng đọc rất nhiều những tác
phẩm lịch sử viết về từng nước Ngụy, Thục, Ngô, từng nhân vật lịch sử tiêu biểu
như: Tào Tháo, Lưu Bị, Tơn Quyền; tiếp đó là các tướng lĩnh xuất sắc như:
Khổng Minh, Quan Công, Trương Phi, Tư Mã Ý… để lựa chọn tư liệu cho việc
sáng tác Tam quốc diễn nghĩa.
Cuộc phân tranh giữa ba nước Ngụy, Thục, Ngô bắt đầu từ năm 220 khi
Tào Phi phế bỏ Hán Hiến Đế lập nhà Ngụy cho đến năm 280, Tư Mã Viêm diệt
Ngô xây dựng nhà Tấn. Câu chuyện La Quán Trung miêu tả trong Tam quốc bắt
đầu từ cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân (Khăn Vàng) và cũng kết thúc vào năm 280
khi Tư Mã Viêm diệt Ngô, thống nhất Trung Quốc.
Những nhân vật chính trong tác phẩm Tam quốc đều là những nhân vật có
thật trong lịch sử: Tào Tháo, Lưu Bị, Khổng Minh, Quan Công, Trương Phi...
La Quán Trung đã từng đến những địa danh lịch sử vùng Ngô - Việt xưa, ông đã
đến Đương Dương thăm cầu Tràng Bản, nơi tiếng thét như sấm rền của người
anh hùng Trương Phi đã làm tướng giặc sợ quá lăn ra chết, quân Tào sợ hãi quay
đầu bỏ chạy. Đặc biệt ông đã nhiều lần đến Xích Bích kề sát núi Nam Bình…
cho nên ơng viết về lịch sử với độ chính xác khá cao.
Những truyện kể dân gian về các anh hùng thời Tam quốc được ghi chép
lại trong tác phẩm Tam quốc chí bình thoại (thời cuối Tống đầu Nguyên - chưa rõ
tác giả). Đây là cuốn sách ghi chép truyện dân gian hiện còn bản kể mà những tình
tiết quan trọng trong Tam quốc diễn nghĩa đã có khá đầy đủ trong cuốn sách này.
8
Tất cả những truyền thuyết dân gian, rất nhiều câu chuyện của nhiều tác
giả viết về những sự kiện và nhân vật thời Tam quốc đã trở thành nguồn tư liệu
bổ ích và quý giá cho việc sáng tạo của La Quán Trung. Bằng những cảm nhận
sâu sắc về lịch sử, con người, bằng tài năng sáng tạo bậc thầy, La Quán Trung
đã lựa chọn, sàng lọc, tổ chức lại những nguồn tư liệu dân gian cực kì phong phú
trên thành một tác phẩm nhất qn, nhân vật có tính cách rõ nét, hơn bốn trăm
nhân vật đối lập, bổ sung, soi sáng cho nhau, làm nổi bật lẫn nhau… Sự ảnh
hưởng của truyện kể dân gian khá rõ nét trong Tam quốc ở đặc điểm khắc họa
tính cách nhân vật. Trong truyện dân gian, tính cách nhân vật được bộc lộ qua
hành động và ngôn ngữ, tâm lý, suy nghĩ của nhân vật hầu như không được bộc
lộ. Chịu ảnh hưởng của nguồn gốc dân gian, Tam quốc chủ yếu khắc họa tính
cách nhân vật qua miêu tả hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, tâm lý
của nhân vật ít được miêu tả.
1.2.2. Khái quát về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Tam quốc
diễn nghĩa
1.2.2.1. Khái quát về nội dung Tam quốc diễn nghĩa
Với gần trăm năm, không gian trải rộng trên đất nước Trung Hoa rộng
lớn, nội dung Tam quốc diễn nghĩa vô cùng phong phú và đa dạng. Tác phẩm
đã tái hiện được bức tranh xã hội Trung Quốc trong thời gian chín mươi bảy
năm từ đời Linh Đế (Lưu Hoằng) nhà Đông Hán đến đời Vũ Đế (Tư Mã
Viêm) lập nên nhà Tây Tấn. Đó là cuộc phân tranh giữa ba tập đoàn phong
kiến quân phiệt: Ngụy - do Tào Tháo cầm đầu, chiếm giữ phía Bắc từ Trường
Giang trở lên nên gọi là Bắc Ngụy; Thục - do Lưu Bị cầm đầu, chiếm giữ
phía Tây Nam nên gọi là Tây Thục; Ngơ - do Tơn Quyền cầm đầu, chiếm giữ
phía Đông Nam nên gọi là Đông Ngô. Tam quốc diễn nghĩa phơi bày cục diện
chính trị Trung Hoa mà đường nét nổi bật là “cát cứ phân tranh”, cá lớn nuốt
cá bé, chiến tranh liên miên, nhân dân đói khổ, điêu linh.
Trong một thời kì hỗn loạn như vậy, nhân dân mong muốn hịa bình, ổn
định, thống nhất. Nguyện vọng đó được gửi gắm vào một triều đình có ơng vua biết
thương dân, có văn võ bá quan biết thực hiện đường lối “nhân chính”. Ơng vua đó
là Lưu Bị, triều đình đó là nhà Thục. Nhà Thục có vua Lưu Bị dịng dõi nhà Hán,
biết thương dân và vì dân, tượng trưng cho chữ “nhân”, có các mưu sĩ giỏi như
Khổng Minh, tượng trưng cho chữ “trí”, lại có năm tướng giỏi (ngũ hổ tướng) như:
Quan Công, Trương Phi, Mã Siêu, Triệu Vân, Hoàng Trung, tượng trưng cho chữ
“dũng”. Họ lại trên dưới một lịng vì sự nghiệp chung mà biểu tượng là ba anh em
kết nghĩa Lưu, Quan, Trương thề sống chết bên nhau vì sự nghiệp khơi phục nhà
9
Hán. Đối lập với họ là phía Tào Tháo và triều đình Tào Ngụy. Tào Tháo là điển
hình của kẻ thống trị tàn bạo và giảo quyệt. Châm ngôn của Tào Tháo là: “Thà ta
phụ người chứ không để người phụ ta” [27, I, 98]. Châm ngôn này chỉ đạo những
hành động tội ác của hắn: lấy oán trả ân giết cả nhà Lã Bá Sa, thiếu lương thực
mượn đầu quan coi kho Vương Hậu để yên lòng quân sĩ, vờ ngủ say giết cả lính
hầu, giết tướng tài Dương Tu vì Tu biết được bí mật của mình; để báo thù cho cha,
làm cỏ cả thành Từ Châu… Thế lực đối đầu với Tào Tháo và Lưu Bị là Tơn
Quyền. Cái khí khái anh hùng của Tơn Quyền khơng bằng Lưu Bị và Tào Tháo
nhưng ngồi giữ sự nghiệp cha anh để lại thì thật là một nhân tài xuất sắc. Trong
truyện tuy miêu tả cuộc chiến tranh của ba nước Ngụy, Thục, Ngô nhưng tác giả
giành nhiều bút mực miêu tả cuộc đọ sức của hai phái Ngụy - Thục, cịn phái Ngơ,
khi thì đứng về phía Thục chống Ngụy, khi thì ngả về phía Ngụy chống Thục.
Trong cuộc chiến tranh giữa ba nước Ngụy, Thục, Ngô, nước Ngô chỉ là đệm. Khi
nào nước Ngô ủng hộ nước Thục thì tác giả ca ngợi nước Ngơ, khi nào nước Ngô
ủng hộ nước Ngụy, tác giả phê phán nước Ngô. Tư tưởng của La Quán Trung
trong Tam quốc diễn nghĩa là “ủng Lưu phản Tào”… Là lá cờ mở đường cho tiểu
thuyết lịch sử Trung Quốc, Tam quốc diễn nghĩa đem lại giá trị hiện thực rất lớn,
làm cho quần chúng nhân dân hiểu rõ hơn về lịch sử tổ quốc mình.
Tác phẩm cung cấp nhiều tin tức về chính trị, là cuốn binh thư sinh động
trong chiến đấu; đồng thời tác phẩm còn cung cấp kinh nghiệm “đào viên kết
nghĩa” để quần chúng đoàn kết, tổ chức chống lại giai cấp thống trị… Những
giá trị hiện thực đó đã đem lại sức sống lâu bền cho tác phẩm.
1.2.2.2. Khái quát về nghệ thuật Tam quốc diễn nghĩa
Tam quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết hiện thực xuất sắc được xếp vào một
trong tứ đại kì thư Trung Hoa. Tam quốc diễn nghĩa thể hiện tài năng nghệ thuật
của nhà văn thiên tài La Quán Trung. Kết cấu tác phẩm hùng vĩ nhưng mạch lạc
rõ ràng; kể chuyện trăm năm, ghi chép mn việc nhưng khơng rối. Tính mạch
lạc thể hiện ở khuynh hướng yêu ghét rõ ràng: ủng Lưu phản Tào, thể hiện ở
quan niệm triết học về lịch sử: hợp lâu tất phân, phân lâu tất hợp. Đọc Tam quốc
người ta thấy có sáu dịng mạch chính được đan cài vào nhau hết sức nhuần
nhuyễn, như diện mạo thực của lịch sử. Đó là sự kết thúc của triều đại Đông
Hán, sự ra đời và kết thúc của nước Ngụy, nước Thục và nước Ngô, và hai tuyến
về nhân vật “Tam kết nghĩa” Lưu, Quan, Trương từ hồi mở đầu đến khi Lưu Bị
người cuối cùng của ba anh em bị chết, một tuyến nữa là nhân vật Khổng Minh,
từ khi xuống núi phò tá Lưu Bị đến khi dâng sao ở gò Ngũ Trượng. Sáu dòng
mạch lớn này chẳng những đan xen vào nhau, còn kéo theo không biết bao nhiêu
10
dịng mạch nhỏ khác, nhưng tác giả vẫn khơng bị rối loạn mà thúc đẩy đến cùng
các mâu thuẫn, khiến cho nhân vật và sự kiện diễn biến lúc dồn dập, lúc khoan
thai làm cho người đọc bị cuốn hút từ sự kiện này đến sự kiện khác bởi sự li kì,
biến ảo. Kế thừa truyền thống truyện kể dân gian và bị khuôn định bởi nội dung
lịch sử của tác phẩm, La Quán Trung đã khéo léo vận dụng, dàn dựng sự kiện
phát triển theo mạch thời gian, một chiều, một hướng, khiến người đọc dễ theo
dõi sự kiện và dễ nhớ nhân vật.
Nghệ thuật miêu tả chiến tranh trong Tam quốc rất đặc sắc, tác phẩm tái hiện
hơn bốn trăm trận đánh lớn, nhỏ mà không trận nào giống trận nào. Trận nào cũng
được tác giả đề cập tới nguyên nhân, diễn biến và kết thúc trận đấu. Những trận đánh
lớn, tiêu biểu như: trận Xích Bích, Quan Độ, Di Lăng, Hào Đình… Ở trận Xích
Bích, tác giả miêu tả vừa có thủy chiến, hỏa cơng, vừa có chiến tranh ngoại giao,
gián điệp và chiến tranh tâm lý. Đó khơng phải là chiến tranh giữa hai phe Tào Ngụy
một phía và Ngơ - Thục liên minh một phía, mà cịn là chiến tranh cân não giữa Ngơ
và Thục mà đại diện là Chu Du và Khổng Minh. Tác giả đã dùng sáu hồi để miêu tả
quá trình chuẩn bị trận đánh, chỉ mấy dịng nói về trận đánh. Đó là cái tài tình của
ngịi bút La Qn Trung. Rõ ràng chuẩn bị cho trận đánh lớn thì phải rất lâu, phải
chọn thời cơ, xét tương quan lực lượng… cịn diễn biến thì rất nhanh, một mặt thể
hiện cái dữ dội, mạnh mẽ của hỏa cơng khi có thêm gió đơng, mặt khác, việc nhanh
chóng thì bút cũng khơng thể chậm chạp tả ra được, cho nên diễn biến trận đánh chỉ
cần hai câu là đã đủ… Viết về chiến tranh sinh động và chân thực, điều đó phản ánh
sự am hiểu tường tận kiến thức lịch sử, địa lý, văn hóa, xã hội của tác giả cùng sự
hiểu biết binh pháp và sự trải nghiệm thực tế chiến trường.
Về nghệ thuật xây dựng nhân vật (chúng tôi sẽ phân tích kĩ ở chương 3),
khắc họa nhân vật cũng là một nét tài năng của La Quán Trung. Nhân vật được
khắc họa theo quan niệm tướng số - kỳ hình dị tướng là người tài. Dùng ngơn ngữ
và hành động để thể hiện tính cách nhân vật là thủ pháp thường thấy trong tiểu
thuyết cổ điển. Ngoài ra phải kể tới sự lựa chọn tình tiết ly kỳ, éo le, càng ngày
càng tơ đậm tính cách nhân vật. Việc chuẩn bị đưa nhân vật tham gia vào cốt
truyện được tác giả quan tâm, giới thiệu tính cách nhân vật vừa hợp lý, vừa kì lạ,
tạo ra được sức hấp dẫn lôi cuốn của tác phẩm… Vận dụng nhiều thủ pháp độc đáo
trong việc khắc họa tính cách nhân vật, La Quán Trung đã tạo cho nhân vật trong
tác phẩm của mình có được sức sống lâu bền trong lịng độc giả.
Tóm lại, Tam quốc diễn nghĩa là bộ truyện dài đầu tiên trong lịch sử Trung
Quốc, là bộ tiểu thuyết lịch sử mở đầu cho một trường phái văn học mới mẻ, đưa
Trung Quốc trở thành nước có số lượng tiểu thuyết phong phú nhất trên thế giới
11
thời bấy giờ. Tam quốc diễn nghĩa ra đời kéo theo sự xuất hiện của nhiều tác
phẩm cùng thể loại, có thể kể đến: Đơng tây Tấn diễn nghĩa, Tiền hậu Đường
diễn nghĩa, Nam bắc Tống diễn nghĩa, Thanh sử diễn nghĩa, Tam quốc ngoại
truyện… Tuy nhiên không tác phẩm nào trong số đó có thể sánh ngang tầm với
Tam quốc cả về giá trị nội dung và nghệ thuật. Tác phẩm vì thế được đơng đảo
mọi người tìm đọc và có giá trị lâu bền. Sức hấp dẫn của tác phẩm đã vượt qua
ranh giới của một nước, đi vào đời sống văn hóa nhiều dân tộc, nhất là ở vùng
Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam.
1.3. Một số vấn đề lý luận
1.3.1. Nhân vật văn học
Con người là đối tượng miêu tả chủ yếu của văn học. Dù là tác phẩm tự
sự, trữ tình hay kịch, dù gián tiếp hay trực tiếp thì văn học đều miêu tả con
người. Nhân vật văn học là “con người được miêu tả trong văn học bằng các
phương tiện văn học” [14, 277]. Có thể nói, con người tồn tại trong cuộc sống đa
dạng và phức tạp bao nhiêu thì nhân vật trong tác phẩm văn học cũng đa dạng và
phức tạp bấy nhiêu.
Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn
học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng: Thúy Kiều, Kim Trọng, Mị, A Phủ,
Chí Phèo, Lục Vân Tiên, anh Pha, chị Dậu… cũng có thể xuất hiện với tên
chung chỉ nghề nghiệp: người đưa tin, thằng bán tơ, phu xe, phu gạo, thẳng mõ,
con sen, bác nông dân, anh thợ cạo, chị hàng nước… xuất hiện với tên chung chỉ
giới (anh chỉ nam giới, chị chỉ nữ giới) hoặc xuất hiện với tên gọi theo đơn vị,
chức vụ xã hội: lính lệ, thầy thơ lại, chú bộ đội, anh cơng an, ông quan huyện,
viên quản ngục… Nhân vật văn học có thể là những con vật trong truyện cổ tích,
đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh ma quỷ, những con vật
mang nội dung và ý nghĩa của con người như: Dế Mèn, Dế Trũi trong Dế Mèn
phiêu lưu kí (Tơ Hồi); Văn Ngan trong Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng
công (Vũ Tú Nam)… Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một
ẩn dụ, không chỉ con người cụ thể nào, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó
trong tác phẩm. Chẳng hạn, người ta có thể nói: “định mệnh” là nhân vật đóng
vai trị quan trọng trong việc thể hiện nội dung triết lý của Truyện Kiều (Nguyễn
Du), “chữ” là nhân vật chính trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân); “nhân dân”
là nhân vật chính trong Đất nước đứng lên (Ngun Ngọc) hay trong Chiến
tranh và hịa bình (L. Tơnxtơi)…
Nhân vật được miêu tả bằng nhiều hình thức khác nhau. Có thể nhân vật
được miêu tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách, có tiểu sử như nhân
12
vật trong tác phẩm tự sự và kịch. La Quán Trung giới thiệu Lưu Bị: “Dòng dõi
Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng, cháu năm đời vua Cảnh Đế nhà Hán, họ Lưu,
tên Bị, tự là Huyền Đức” [27, I, 32] hoặc ngược lại nhân vật văn học có thể là
những người thiếu hẳn những nét đó, chỉ có giọng điệu, tiếng nói, cái nhìn, cảm
nhận như nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình.
Nhân vật văn học được biểu hiện bằng phương tiện văn học. “Trong thơ
trữ tình, ta có nhân vật trữ tình, tức con người xuất hiện để tự bộc lộ nỗi niềm
trước cuộc sống. Đó là con người mang hình thức vơ danh, tự bộc lộ mình bằng
cảm xúc, ý nghĩ, cái nhìn bằng chính thế giới nội cảm. Trong tác phẩm kịch,
nhân vật là những con người bộc lộ mình qua hành động và lời nói của chính
mình hoặc tự vạch mặt mình” [23, 27].
Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy ước lệ, khơng thể đồng
nhất nó với con người có thật trong cuộc sống, thường mang những dấu hiệu để
ta dễ nhận ra. Đó có thể là tên gọi: Trạch Văn Đồnh, Trương Rự, Chí Phèo,
Lãm, Nguyệt… đến các dấu hiệu tiểu sử nghề nghiệp hoặc đặc điểm riêng như:
chàng mồ cơi, hai anh em sinh đơi, thằng ngốc, chú lính… dự báo trước tương
lai nhân vật cũng như diễn biến câu chuyện.
1.3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng nhân vật tức là nói đến các phương thức
biểu hiện nhân vật và các biện pháp thể hiện nhân vật. Văn học đa dạng đến đâu,
các phương thức, phương tiện thể hiện nhân vật đa dạng đến đó.
Trước hết “nhân vật được miêu tả bằng chi tiết. Đó là những biểu hiện
mọi mặt của con người mà người ta có thể căn cứ để cảm biết về nó. Hêghen
xem chi tiết như những con mắt trổ những cửa sổ để người ta nhìn vào nhân
vật” [14, 291]. Chi tiết miêu tả đôi mắt của Maria (Chiến tranh và hịa bình - L.
Tơnxtơi) đã thể hiện thế giới nội tâm của nàng. Chi tiết Chí Phèo gặp Thị Nở là
một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển thay đổi cuộc đời Chí (Chí
Phèo - Nam Cao).
Nhân vật được miêu tả qua những nét cụ thể: chân dung, ngoại hình, tả
hành động và tâm trạng, thể hiện những quá trình nội tâm. Những chi tiết quan
trọng về ngoại hình giúp ta nhận biết về tính cách nhân vật. Ví dụ: Thơng qua
ngoại hình của nhân vật Phượng Thư trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng của Tào
Tuyết Cần ta nhận ra sự sắc sảo, thông minh, giỏi giang nhưng cũng ẩn chứa đầy
sự nham hiểm, độc ác của cô.
13
Ngoại hình nhân vật có thể được miêu tả trực tiếp hoặc gián tiếp thông
qua cảm nhận của nhân vật khác. Đó có thể là ngơn ngữ trực tiếp của nhà văn
khi miêu tả nhân vật như khi Nam Cao miêu tả Lang Rận: “Anh chàng có cái
mặt trơng dơ dáng thật. Mặt gì mà nặng chình chĩnh như mặt người phù, da như
da con tằm bủng, lại lấm tấm những tàn nhang. Cái trán ngắn ngủn, lại gồ lên.
Đôi mắt thì híp lại như mắt lợn sề. Mơi rất nở cong lên, bịt gần kín hai cái lỗ
mũi con con, khiến anh ta thở khò khè” [8, 259]. Ngoại hình nhân vật khi miêu
tả gián tiếp có thể thơng qua cảm nhận hoặc qua cái nhìn của nhân vật khác
trong tác phẩm, như: Nét hào hoa phong nhã của chàng Kim hiện lên qua sự cảm
nhận của Thúy Kiều từ buổi gặp gỡ đầu tiên trong tác phẩm Truyện Kiều của
Nguyễn Du, hoặc ngoại hình của Khổng Minh trong con mắt của Huyền Đức:
“Huyền Đức thấy Khổng Minh mình cao tám thước, mặt đẹp như ngọc, đầu đội
khăn lượt, mình bận áo cánh hạc, hình dáng thanh thốt như tiên” [27, II, 8].
Nhân vật thường bộc lộ mình nhiều nhất qua hành động, ý nghĩ. Đó chính là
những việc làm cụ thể của nhân vật trong quan hệ ứng xử với các nhân vật khác và
trong những tình huống khác nhau của cuộc sống. Việc miêu tả hành động của nhân
vật có thể được thực hiện thơng qua ngơn ngữ người kể chuyện hoặc qua ngôn ngữ
của nhân vật khác. Đáng chú ý là hành động của nhân vật phải được miêu tả một
cách nhất quán và ở điểm này lời khun của L. Tơnxtơi rất có ý nghĩa: “Hãy sống
cuộc sống của các nhân vật được miêu tả và tự các nhân vật sẽ làm những gì họ cần
phải làm do tính cách của họ” [7, 134]. Vùng lên, phản kháng chống lại tên cai lệ để
chúng không đánh anh Dậu nữa, đã thể hiện quy luật “tức nước vỡ bờ” và lòng
thương yêu chồng của chị Dậu (tiểu thuyết Tắt đèn - Ngô Tất Tố).
Các nhà văn cũng rất chú ý khắc họa nhân vật thông qua ngôn ngữ. Đây là
căn cứ quan trọng để biểu đạt phẩm chất và tính cách của mỗi người, nó đóng vai
trị quan trọng trong q trình cá biệt hóa nhân vật. Ngôn ngữ của nhân vật trong
tác phẩm được thể hiện ở hai dạng: ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ đối thoại.
Đối thoại là lời nói của nhân vật hướng vào nhau trong giao tiếp. Thông
qua những cuộc đối thoại giữa các nhân vật trong tác phẩm góp phần bộc lộ tính
cách, tâm lý và thế giới tâm hồn của nhân vật. Ví dụ: Thơng qua những lời đối
thoại giữa Huấn Cao và thầy thơ lại ta thấy tính cách của Huấn Cao đã được lột
tả qua lời nói của ơng, một con người có nhân cách cao cả, coi thường danh lợi,
vật chất, không qụy lụy trước uy quyền (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân).
Độc thoại nội tâm là thủ pháp nghệ thuật độc đáo giúp nghệ sĩ họa lại
chính xác những sắc màu tinh tế của đời sống tâm hồn, tính cách nhân vật bởi
đây là ngơn ngữ nhân vật tự nói với mình một cách thầm kín, chân thực. Thơng
qua lời độc thoại tính cách của nhân vật hiện lên chân thực và khách quan, có
14
tính độc lập tương đối. Ví dụ: Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao
qua dòng độc thoại nội tâm thể hiện tấm lòng nhân hậu, thương con của lão.
Nhân vật còn được thể hiện qua mâu thuẫn, xung đột, sự kiện. Các mâu
thuẫn, xung đột bao giờ cũng tác động làm cho nhân vật bộc lộ phần bản chất
sâu kín của nó. Chẳng hạn nhân vật ơng Hai trong truyện ngắn Làng của Kim
Lân được đặt vào tình huống gay gắt để bộc lộ những mâu thuẫn nội tâm: Ông
Hai yêu làng, tự hào về cái làng Chợ Dầu của mình. Khi nghe tin làng theo giặc
ban đầu ông sững sờ chưa tin nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không
được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ơng đau đớn cúi gằm mặt xuống
mà đi. Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lý tủi nhục được trút bỏ,
ơng Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng Chợ Dầu.
Sự thể hiện nhân vật bao giờ cũng nhằm khái quát nội dung đời sống xã
hội và một quan điểm sâu sắc, một cảm hứng tình điệu tha thiết với cuộc đời. Vì
vậy, sự thể hiện nhân vật phải được xem xét trong sự phù hợp với kiểu loại nhân
vật. Phương thức, biện pháp thể hiện đối với nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân
chính diện, nhân vật phản diện không giống nhau.Yêu cầu thể hiện nhân vật mặt
nạ (nhân vật chức năng), nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng
mỗi lúc một khác. Và sự thể hiện này luôn luôn gắn liền với phương thức sáng
tác, truyền thống văn học dân tộc, phong cách nhà văn và đặc trưng thể loại.
Tiểu kết
Nhân vật văn học là trung tâm, là linh hồn của tác phẩm. Thế giới nhân
vật càng phong phú, đa dạng càng thể hiện tài năng sáng tạo của tác giả. Với số
lượng hơn bốn trăm nhân vật, La Quán Trung đã để cho những đứa con tinh thần
của mình hiện lên vô cùng sinh động và hấp dẫn. Tác phẩm không chỉ thành
cơng trong việc xây dựng nhân vật, mà cịn thành công ở mặt nội dung và nhiều
lĩnh vực nghệ thuật. Đặc biệt sự mới mẻ trong cách viết, cách xây dựng nhân vật
vô cùng chân thật Tam quốc diễn nghĩa đánh dấu bước phát triển mới của thể
loại tiểu thuyết cổ điển. Nhân vật văn học là hình thức để nhà văn khái quát đời
sống. Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con
người. Nhân vật văn học là người dẫn dắt độc giả thâm nhập vào thế giới đời
sống, thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con
người. Nhân vật được thể hiện qua chi tiết, qua hành động, ngôn ngữ, qua xung
đột, sự kiện… Việc tìm hiểu khái niệm nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân
vật giúp ta có cơ sở lý luận chắc chắn, chính xác để phân tích, đánh giá nhân vật
Tào Tháo và Lưu Bị trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa một cách cụ thể,
khách quan, sâu sắc, có căn cứ và đem lại hiệu quả thiết thực hơn.
15
CHƯƠNG 2. NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA NHÂN VẬT
TÀO THÁO VÀ LƯU BỊ
Thế giới nhân vật trong tác phẩm hết sức đa dạng và đông đảo, đặc biệt
trong những tác phẩm lớn, đồ sộ. Trong Tây du kí của Ngơ Thừa Ân, Thủy hử
của Thi Nại Am, Chiến tranh và hịa bình của L. Tơnxtơi hoặc Sơng Đơng êm
đềm của Sôlôkhốp số lượng nhân vật lên tới vài trăm… nhưng trong số vài trăm
nhân vật đó tác giả chỉ xoay quanh một vài nhân vật chính. “Nhân vật chính là
nhân vật đóng vai trị chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt của cốt
truyện hoặc tuyến cốt truyện. Đó là con người liên quan đến các sự kiện chủ yếu
của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình” [14, 283].
Trong Tam quốc diễn nghĩa các nhân vật chính mà La Qn Trung xây dựng đó
là: Lưu Bị, Quan Cơng, Trương Phi, Tào Tháo, Khổng Minh, Tôn Quyền, Chu
Du… Trong số đó Tào Tháo và Lưu Bị là hai nhân vật chính mang nhiều nét độc
đáo tạo nên sự đặc sắc, nét mới trong việc xây dựng hình tượng nhân vật của tác
giả. Sau đây chúng tôi sẽ chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản của nhân vật Tào
Tháo và Lưu Bị ở các phương diện: Nguồn gốc xuất thân, ngoại hình, tính cách
và tài năng.
2.1. Nguồn gốc xuất thân
“Tào Tháo tự xưng là Mạnh Đức. Cha Tào Tháo là Tào Tung, vốn xưa họ
Hán Hầu nhận làm con nuôi quan trung thường thị Tào Đằng, nên đổi theo họ
Tào” [27, I, 39]. Như vậy, Tào Tháo không phải là dịng dõi vương giả nhà Hán.
Nguồn gốc xuất thân có ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của con người: “Tào
Tháo vốn dòng thế phiệt, cha là Tào Tung đã từng làm quan to. Nếp sống của
một gia đình có địa vị quan cách đã tạo cho ông một bản tính bướng bỉnh,
phóng đãng, bộc lộ, hoạt động sơi nổi” [21, 47].
Lưu Bị là con cháu của nhà Hán thuộc “dòng dõi Trung Sơn Tĩnh Vương
Lưu Thắng, cháu năm đời vua Cảnh Đế nhà Hán” [27, I, 32]. Tác giả La Quán
Trung giới thiệu kĩ càng về nguồn gốc xuất thân của nhân vật Lưu Bị: “Ngày
trước con cháu Lưu Thắng là Lưu Trinh, về đời vua Hán Vũ, được phong làm
Trác lộc Đình hầu, sau vì tội góp thiếu tiền cúng tế bị mất chức vì vậy cịn sót
một ngành ở Trác quận. Ông của Huyền Đức là Lưu Hùng, cha là Lưu
Hoằng. Hoằng thi đỗ hiếu liêm, đã từng làm quan, nhưng mất sớm. Huyền
Đức mồ côi cha, thờ mẹ rất hiếu, nhà nghèo, phải làm nghề đóng dép dệt
chiếu kiếm ăn” [27, I, 32]. Nguyễn Tử Quang trong Tam quốc bình giảng
cũng đã bình luận về nguồn gốc xuất thân của Lưu Bị như sau: “Lưu Bị chỉ là
16
lưu dân thành thị. Nếu bảo rằng ơng là dịng dõi Trung Sơn Tĩnh Vương,
nhưng đến đời phụ thân ông thì đã phá sản. Lúc thiếu thời, ơng phải “cùng
với mẹ dệt chiếu, thắt giày độ nhựt”. Đời sống đã tạo cho ơng một bản tính
thuần hậu, kín đáo, khiêm tốn” [21, 47].
Như vậy, Tào Tháo và Lưu Bị có nguồn gốc xuất thân, gia cảnh khác
nhau. Tào Tháo không xuất thân từ dòng dõi vương giả nhà Hán nhưng lại được
sống trong cảnh giàu sang, còn Lưu Bị tuy xuất thân từ dòng dõi vương giả nhà
Hán nhưng lại sống trong cảnh bần hàn, phải tự lập từ nhỏ. Nguồn gốc xuất thân
khác nhau đã tạo nên những nét tính cách khác nhau ở Tào Tháo và Lưu Bị.
Nhân vật Vương Hy Phượng trong Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần
có nguồn gốc xuất thân danh giá, là cơ tiểu thư cành vàng lá ngọc trong gia đình
danh gia vọng tộc hào mơn sáng chói bậc nhất Kim Lăng. Điều đó tạo cho
Vương Hy Phượng một cái nền, một cơ sở, một điều kiện lý tưởng để phát triển
tính cách tiểu thư, trưởng giả, đại diện cho giai cấp phong kiến thời kì bấy giờ,
góp phần tạo nên sự khác biệt với những người lao động.
2.2. Ngoại hình
Ngoại hình là dáng vẻ, vẻ bề ngoài của nhân vật. Ngoại hình nhân vật
cũng góp phần bộc lộ, thể hiện những quá trình nội tâm của nhân vật.
Tào Tháo và Lưu Bị là hai vị tướng quân dũng mãnh. Ngoại hình của hai
nhân vật được La Quán Trung miêu tả hết sức chi tiết, cụ thể trong tác phẩm.
Tào Tháo được La Quán Trung miêu tả: “Mình cao bảy thước, mắt nhỏ râu
dài” [27, I, 39]. Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, qua đơi mắt có thể biết được một
vài đặc điểm tính cách của một người nào đó. Tào Tháo được miêu tả với diện
mạo cao lớn của một người anh hùng song qua chi tiết đó cũng phần nào nói lên
tính cách gian hùng, xảo trá, lắm mưu mô, quỷ quyệt trong nhân vật này. Trong
kho tàng ca dao Việt Nam đã có câu nói về nhân cách con người qua đơi mắt:
Những người ti hí mắt lươn
Trai thì trộm cướp, gái bn chồng người.
Là một người anh hùng, có tài điều binh khiển tướng vơ cùng tuyệt vời,
Tào Tháo luôn là người cầm quân đi đầu, xông pha trong các chiến trường. Lúc
ra trận Tào Tháo có một dáng vẻ hiên ngang, bất khuất, dùng hết khả năng, sức
lực của mình để tiêu diệt quân địch: “Tháo cầm thanh bảo kiếm thúc quân vào,
đuổi giết suốt đêm. Giặc chết nhiều lắm, xin hàng không biết bao nhiêu mà kể”
[27, I, 264]. Hoặc như “Tháo cưỡi ngựa trắng, yên vàng, đai ngọc, áo gấm. Võ
sĩ hai bên cầm đơi tán vóc đại hồng. Cờ mao vàng, lưỡi việt bạc, hèo, trượng,
17
đòng, mâu; tinh kỳ, áo, ngựa chiến theo năm màu xanh, vàng, đỏ, trắng, đen;
mỗi đội dùng một màu lấp lánh chói lịa, rất là hùng tráng” [27, II, 567].
La Quán Trung chủ yếu miêu tả ánh mắt, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ của nhân vật
Tào Tháo. Ở Tào Tháo ánh mắt và nét mặt thường xuyên thay đổi trong những hoàn
cảnh cụ thể. Những lúc Tào Tháo giận dữ thường biểu hiện qua ánh mắt và nét mặt:
“Tháo trợn mắt lên nhìn vua, nét mặt hầm hầm bỏ ra” [27, II, 492].
Khi miêu tả ngoại hình nhân vật trong Thủy hử, Thi Nại Am cũng đặc
biệt chú ý miêu tả đôi mắt của nhân vật. Đôi mắt của người anh hùng Lỗ Trí
Thâm khi gặp biến cố được tác giả miêu tả: “mắt trừng lên”, “đơi mắt trịn
xoe”, “đơi mắt ốc nhồi nảy lửa”, “đơi mắt chói ngời như muốn nảy lửa”… Tác
giả lặp lại nhiều lần chi tiết miêu tả ánh mắt qua đó biểu hiện tính cách nóng nảy
của Lỗ Trí Thâm.
Trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung đã chú ý miêu tả kĩ
lưỡng các điệu cười của Tào Tháo. Đổng Thừa cùng những người trung nghĩa
bày mưu giết Tào Tháo nhưng không thành. Tào Tháo biết được âm mưu đó,
đến phủ của Đổng Thừa, hỏi: “Quốc cữu có biết việc Cát Bình khơng? Thừa nói
khơng biết, Tháo cười mát nói: sao Quốc cữu lại khơng biết?” [27, I, 456].
Ngồi điệu cười mát, Tào Tháo cịn có điệu cười sằng sặc. Khảo sát Tam quốc
diễn nghĩa của La Quán Trung, chúng tôi thấy tác giả đặc biệt chú ý miêu tả
điệu cười sằng sặc của nhân vật Tào Tháo. Ở hồi năm mươi, tác giả ba lần nhắc
đến điệu cười sằng sặc của Tào Tháo. Tác giả lặp lại nhiều lần chi tiết miêu tả
điệu cười sằng sặc qua đó bộc lộ tính cách ngoan cường của Tào Tháo đó là
khơng nao núng tinh thần, khơng nản chí trước thất bại; đồng thời cũng nói lên
bản tính kiêu căng, chủ quan của Tào Tháo.
Lưu Bị hiện lên trong tác phẩm với những đặc điểm bề ngồi giống với
những ơng vua huyền thoại: “Mình cao bảy thước rưỡi, hai tai chảy xuống gần
vai, hai tay buông khỏi đầu gối, mắt trông thấy được tai, mặt đẹp như ngọc, môi
đỏ như son” [27, I, 32]. Hình ảnh những cánh tay dài “bng khỏi đầu gối”, đơi
tai to “hai tai chảy xuống gần vai” rồi hình ảnh đôi mắt khác người thường
“trông thấy được tai” này đều là những chất liệu lấy từ kinh Phật. Sử ký Tư Mã
Thiên miêu tả về bề ngoài của Cao Tổ như sau: “Cao Tổ là người mũi lồi và mặt
rồng, có bộ râu ở cằm và ở gị má rất đẹp, ở bắp vế phía bên trái của ơng có
bảy mươi hai nốt ruồi” [22, 45]. Chính nhờ diện mạo giống người nhà Phật của
Lưu Bị đã gợi lên trong tâm trí người đọc tính cách nhân từ độ lượng của bậc
minh quân nước Thục này, đồng thời cũng là những dấu hiệu của một con người
phi thường trong thiên hạ, hứa hẹn sẽ làm nên việc lớn sau này.
18
Như vậy, Tào Tháo và Lưu Bị có ngoại hình khác biệt nhau. Tào Tháo có
ngoại hình giống với kẻ gian dối, nham hiểm. Lưu Bị có ngoại hình của người
nhà Phật, của bậc minh quân.
Ở nhân vật Lưu Bị chúng ta khơng tìm thấy được vẻ mặt Lưu Bị lúc tức
giận, lúc vui vẻ như nhân vật Tào Tháo vì “vị anh hùng ấy khơng thích đọc sách
mấy, tính ơn hịa ít nói, mừng giận khơng hề lộ ra mặt, vốn có chí lớn, chỉ thích
kết giao với những tay hào kiệt trong thiên hạ” [27, I, 32].
Đối lập với trang phục cao sang của Tào Tháo: “đai ngọc”, “áo gấm” là
trang phục giản dị, dân dã của Lưu Bị: “Huyền Đức mặc đồ trào phục” [27, I,
385]. Trang phục và cách ăn vận của Lưu Bị đã phần nào thể hiện Lưu Bị là một
con người điềm đạm, giản dị, xuất thân hàn vi, sinh ra khi gia đình đã sa sút,
phải làm nghề đóng dép, dệt chiếu.
Trong Hồng Lâu Mộng - Tào Tuyết Cần cũng chú ý miêu tả ngoại hình
nhân vật cụ thể và chi tiết. Vương Hy Phượng và Tiết Bảo Thoa là hai cô đại
tiểu thư quý tộc xinh đẹp. Cùng mang vẻ đẹp quốc sắc thiên hương, nhưng vẻ
đẹp của Phượng Thư lại được làm nổi bật lên nhờ trang phục, những cách phối
hợp quần áo, đồ trang sức, cách trang điểm làm cho vẻ đẹp vốn có của cơ thêm
rực rỡ. Chính vẻ đẹp bên ngồi, cách ăn vận của cơ cũng phần nào khẳng định vị
thế và uy quyền, cũng như tính cách của Phượng Thư. Khơng chỉ thích trau
chuốt, trưng diện trước mặt người khác mà khi ở nhà Phượng Thư cũng xuất
hiện với vẻ đẹp hết sức lộng lẫy: “Phượng Thư ở nhà thường đội mũ Chiêu
Quân lông điêu sắc tía, chung quanh có dây giắt hạt châu, mặc áo hoa màu
hồng điều, khốc áo chồng bằng da chuột, viền chỉ đỏ màu thạch thanh, mặc
quần nền lụa đại hồng, phấn son lộng lẫy” [3, I, 109]. Như vậy, dù trong hoàn
cảnh nào, ở nhà hay xuất hiện trước mặt mọi người Phượng Thư đều hiện lên
với vẻ ngoài đẹp đẽ, trang trọng và quý phái. Đối lập với vẻ đẹp cầu kì và lộng
lẫy của Phượng Thư, Bảo Thoa hiện lên với vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc và đơn
giản. Bảo Thoa khơng thích trang điểm, cơ hiện lên với vẻ đẹp hồn tồn tự
nhiên, khơng tơ vẽ: “Tóc đen nhánh, mơi khơng tơ mà vẫn đỏ, mày khơng kẻ mà
vẫn xanh”, sự mộc mạc cịn thể hiện ở trang phục của Bảo Thoa: “Tất cả đồ
mặc đều rung rúc, giở cũ giở mới, nhìn khơng có vẻ xa hoa mà lại thêm nhũn
nhặn” [3, I, 131]. Trang phục đơn giản, mộc mạc của Bảo Thoa gợi lên vẻ đẹp
phúc hậu, cũng như tính cách nhu mì của cơ, nó khác hẳn vẻ đẹp sắc sảo của
Phượng Thư.
Như vậy, La Quán Trung đã đem hết tài năng, bút lực điêu luyện của một
nhà văn để khắc họa hình tượng nhân vật Tào Tháo và Lưu Bị. Ngoại hình của
19
hai nhân vật đã phần nào gợi cho chúng ta biết về tính cách, con người của họ
sau này.
2.3. Tính cách
Nói đến tính cách là nói đến vấn đề thuộc bản chất, phần bên trong của
con người. Tính cách nhân vật càng phong phú, đa dạng thì nhân vật hiện lên
càng sinh động, hấp dẫn và chân thực. Việc miêu tả nhân vật cũng như tính cách
nhân vật văn học ở mỗi thời kì, theo khuynh hướng khác nhau lại có cách xác
định khác nhau. Ở chủ nghĩa cổ điển con người đề cao tính chất “phi ngã”, thiếu
cá tính hóa trong việc xây dựng hình tượng. Vì vậy con người hiện lên đơn điệu
một chiều và mang tính cơng thức. Nhưng sang chủ nghĩa hiện thực nguyên tắc
xây dựng hình tượng có cá tính hóa rõ nét, đối lập với tính chất “phi ngã”, nhân
vật khơng thành cái loa cho ngun lý trừu tượng mà có cá tính sinh động. Vận
dụng nguyên tắc đó, La Quán Trung đã xây dựng nhân vật của mình hết sức đa
dạng và sống động về mặt tính cách đặc trưng riêng biệt. Trong đó nổi bật lên
hai nhân vật chính, điển hình là Tào Tháo và Lưu Bị. Hai con người với hai tính
cách khác nhau, được La Quán Trung miêu tả hết sức sinh động.
2.3.1. Tính cách Tào Tháo
Tam quốc diễn nghĩa xây dựng Tào Tháo thành nhân vật có tính cách
phức tạp, mang bộ mặt hung ác của chủ nghĩa lợi kỉ cực đoan của giai cấp thống
trị, phản ánh trung thành cuộc đấu tranh chính trị hết sức phức tạp của thời đại
Tam quốc phân hùng.
2.3.1.1. Đa nghi, nham hiểm và tàn bạo
a. Đa nghi
Khi nói về Tào Tháo, đặc điểm tính cách nổi bật của nhân vật này đó là
tính đa nghi. Ngay từ nhỏ Tào Tháo đã nổi tiếng “cơ biến quyền mưu”. Với biệt
tài bẩm sinh này Tháo được người ta khoác cho tên hiệu “Tào A Man”. Tính
cách đa nghi cũng gắn liền và phát triển cùng hắn qua năm tháng. Chính điều
này mà Tào thừa tướng đã tự đề ra châm ngơn cho mình: “Thà ta phụ người chứ
không để người phụ ta” [27, I, 98]. Cái phương châm sống này ln là cách
nhìn, cách nghĩ của hắn. Rõ ràng đây là thứ triết lý nhân sinh biểu hiện tính cách
ích kỉ, hại nhân của tập đoàn phong kiến thống trị. Chân tướng của Tào Tháo
thường được giấu đi khi thực hiện âm mưu đầy tội ác của mình. Tháo thực hiện
châm ngơn của mình lại chính vào gia đình Lã Bá Sa - bạn kết nghĩa với cha
hắn, từng cưu mang hắn. Khi bị Đổng Trác truy đuổi Tào Tháo và Trần Cung
chạy đến ở nhờ nhà Lã Bá Sa. Tháo và Cung ngồi trong nhà, nghe ở sau nhà có
20