Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục và vui chơi giải trí của trẻ nhập cư thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương nghiên cứu trường hợp tại lớp học tình thương phường phú cường TP thủ dầu một

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.35 KB, 103 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015 -2016

Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục và vui chơi giải trí của trẻ nhập cư
Thành Phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương- Nghiên cứu trường hợp tại lớp
học tình thương phường Phú Cường TP Thủ Dầu Một

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT


KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015
-2016

Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục và vui chơi giải trí của trẻ nhập cư
Thành Phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương- Nghiên cứu trường hợp tại lớp
học tình thương phường Phú Cường TP Thủ Dầu Một

Sinh viên thực hiện: Ngô Thị Thanh Trúc, Nam, Nữ: Nữ Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: D12XH01, Khoa Công tác xã hội.
Năm thứ: 4/Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Công tác Xã hội Người hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Thắm.

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục và vui chơi giải trí của trẻ nhập cư


Thành Phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương- Nghiên cứu trường hợp tại lớp học tình thương
phường Phú Cường TP Thủ Dầu Một.
- Sinh viên thực hiện: 01
- Lớp: D12XH01, Khoa: Công tác xã hội
Năm thứ: 4 Số năm đào tạo:4
- Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm
2. Mục tiêu đề tài:
- Tìm hiểu thực trạng việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và vui chơi giải trí của trẻ
nhập cư ở lớp học tình thương phường Phú Cường.
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của trẻ trong việc tiếp cận dịch vụ về y tế, giáo
dục và vui chơi giải trí ở lớp học tình thương phường Phú Cường.
3. Tính mới và sáng tạo:
Thơng qua nghiên cứu tài liệu sẵn có tại địa phương, kết hợp với những nghiên cứu định
tính nhằm tìm hiểu thực trạng đời sống của trẻ em nhập cư trong lớp tình thương tại phường
Phú Cường,Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương kết quả đã đạt được như sau:
Thứ nhất, thực trạng trẻ nhập cư trong việc tiếp cận với các vấn đề về y tế và chăm sóc
sức khỏe.
Trẻ em với nhu cầu được chăm sóc sức khỏe là một điều cần thiết, bởi trẻ em có được
sự chăm sóc tốt mới có được sự phát triển hồn thiện về cả thể chất và tinh thần. Qua nghiên
cứu cho thấy trẻ em nhập cư tuy được hưởng các chế độ chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng

một cách cơng bằng như mọi trẻ em khác, mà khơng có sự phân biệt đối xử nào trong chăm
sóc sức khỏe cho trẻ của gia đình vẫn cịn nhiều khó khăn. Tuy nhiên về mặt chăm sóc sức
khỏe cho trẻ của gia đình cho thấy điều kiện kinh tế của các hộ khảo sát phần lớn đều thuộc
diện rất khó khăn nên nhóm trẻ được khảo sát hầu hết khơng có được cơ hội chăm sóc sức
khỏe tại các cơ sở, trung tâm y tế mà chỉ được chăm sóc và điều trị tại nhà. Qua khảo sát cho
thấy trẻ chưa được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu sinh lý như ăn, mặc, ngủ, nghỉ tức là nhu cầu
cơ bản bậc 1 của tháp nhu cầu Maslow. Chính vì việc trẻ nhập cư sống như vậy thì sẽ có
nhiều tiềm tàng nguy hiểm gây nên nhiều tác động tiêu cực đến tâm lý cũng như tình trạng
sức khỏe của trẻ nhập cư.
Thứ hai, thực trạng trẻ nhập cư trong việc tiếp cận các dịch vụ về giáo dục.
Trẻ nhập cư ở lớp tình thương thiệt thịi hơn rất nhiều trong việc được học tập so với
nhiều đứa trẻ khác. Nếu chiếu theo tháp nhu cầu của Maslow thì nhu cầu giáo dục thuộc nhu


cầu cơ bản (nhu cầu cấp 1 là nhu cầu về ăn, uống, ngủ, nghỉ, học hỏi và hiều biết để duy trì
giống nịi), tuy nhiên đối với trẻ nhập cư các em vẫn chưa tiếp cận được với các nhu cầu này.
Thực tế cho thấy rằng trẻ nhập cư lao động sớm khơng có điều kiện tiếp xúc với các lớp học
chính quy do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì thế với sự mong mỏi của gia đình và sự hỗ trợ
của chính quyền đã phần nào giúp trẻ thỏa mãn được nhu cầu học tập của trẻ cũng như được
hịa nhập trong mơi trường giáo dục phổ cập là được học tập ở các lớp học tình thương. Phần
lớn các gia đình nhập cư làm kinh tế mà khơng có tay nghề thường rất khó tiếp cận với các
mơ hình giáo dục chính thức mà chỉ tiếp cận được chương trình giáo dục phi chính thức là các
mơ hình lớp học tình thương. Tuy nhiên, với những giới hạn hiện tại của lớp học tình thương
nên trẻ chỉ được hỗ trợ giáo dục ở bậc tiểu học. Nhu cầu được học lên của trẻ có khả năng sẽ
khơng được đáp ứng nếu khơng có sự hỗ trợ nhiều hơn nữa và sự chung tay góp sức từ các
ban ngành chính quyền đồn thể như gia đình, nhà nước cần có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ
em thực hiện tốt việc học tập, học hết chương trình phổ cập giáo dục và cần tạo điều kiện cho
trẻ em, đặc biệt là trẻ nhập cư ở các lớp học tình thương có cơ hội được học ở trình độ cao
hơn.
Thứ ba, thực trạng trẻ nhập cư trong việc tiếp cận với vấn đề vui chơi giải trí. Thời gian

dành cho hoạt động giải trí thường gắn liền với thời gian rỗi, là những khoảng thời gian mà cá
nhân không bị bức bách bởi những nhu cầu sinh tồn, không bị chi phối bởi những nghĩa vụ cá
nhân hoặc sự đòi hỏi bởi nhu cầu vật chất. Con người hoàn toàn tự do, thoát khỏi những băn
khoăn, lo lắng thường nhật. Gắn vào lý thuyết nhu cầu của Maslow thì nhu cầu vui chơi giải
trí thuộc tháp nhu cầu thứ 3 tức là nhu cầu về xã hội (nhu cầu cấp cao) nó thể hiện sự liên kết,
chấp nhận, được tạo điều kiện để có cơ hội để mở rộng giao lưu, vui chơi, giải trí. Và vui chơi
giải trí là một nhu cầu văn hóa khơng thể thiếu của con người, đặc biệt đối với trẻ em. Các
hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh rèn luyện cho trẻ những phẩm chất cơ bản về trí tuệ,
đạo đức, thể chất theo quy luật của cái đẹp. Trong quá trình phát triển của trẻ, hoạt động vui
chơi giải trí đóng vai trị khơng kém phần quan trọng so với các hoạt động thiết yếu khác như
bổ sung dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ.. .Thế nhưng trên thực tế ta có thể thấy được
sân chơi miễn phí dành cho trẻ thì hầu như khơng có. Việc thiếu hụt sân chơi trầm trọng dễ
dẫn đến tình trạng nhiều trẻ chọn quán Internet, những tụ điểm phức tạp làm “sân chơi”. Và
đó cũng là nguyên nhân vì sao nhiều trẻ em nhập cư mà có điều kiện hay những trẻ thường
trú thường hư hỏng, bỏ học để đi chơi, tụ tập đánh nhau, hay có thể ngồi lì trong qn game
online hết ngày này sang ngày khác.v.v. Tất cả những điều đó là do việc thiếu sân chơi lành


mạnh gián tiếp gây nên. Đối với trẻ nhập cư thì cuộc sống của trẻ ln phải cuốn theo những
mưu sinh bộn bề của cuộc sống, việc trẻ nhập cư bị cuốn vào vịng xốy thường ngày mà
qn đi những nhu cầu giải trí lành mạnh cần có trong một xã hội đang phát triển hiện đại như
ngày nay, thứ mà con người ln muốn có và sở hữu chúng và đặc biệt là đối với các trẻ em
nhập cư.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả
năng áp dụng của đề tài:
Dựa vào kết quả từ đề tài, có thể đưa ra các biện pháp nhằm hỗ trợ và nâng cao cơ hội
cho trẻ nhập cư được tiếp cận với các dịch vụ về y tế, giáo dục và vui chơi giải trí.
Kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ nâng cao sự hiểu biết về người nhập cư nói chung
và trẻ nhập cư ở lớp học tình thương phường Phú Cường nói riêng. Thơng qua kết quả nghiên
cứu này sẽ là nguồn tài liệu cho các nghiên cứu sau nhằm giúp người nhập cư có cơ hội dễ

dàng hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ về y tế, giáo dục và vui chơi giải trí.
6. Cơng bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ họ tên tác
giả, nhan đề và các yếu tố về xuất bản nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp
dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):
Ngày 27 tháng 03 năm 2016

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


THƠNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN: Họ và tên: Ngô Thị Thanh Trúc
Sinh ngày: 03 tháng 10 năm 1994
Nơi sinh: phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương.

Ảnh 4x6

Lớp: D12XH01, Khóa: 2012 - 2016
Khoa: Cơng tác xã hội.
Địa chỉ liên hệ: Số 54/36, đường Hai Bà Trưng, Khu 10, phường Phú Cường, thành phố
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Điện thoại: 0979031094, Email:

II. Q TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm đang
học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Công tác Xã hội Khoa: Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: Công tác Xã hội Khoa: Công tác xã hội
Kết quả xếp loại học tập: Trung Bình Khá
Sơ lợc thành tích:
* Năm thứ 3:
Ngành học: Cơng tác Xã hội Khoa: Công tác xã hội
Kếtquả xếp loại học tập: Khá
Sơ ược thành tích:
* Năm thứ 4:
Ngành học: Cơng tác Xã hội Khoa: Công tác xã hội Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích:


Ngày 27 tháng 03 năm 2016

Xác nhận của lãnh đạo khoa

Sinh viên chịu trách nhiệm chính

(ký, họ và tên)

thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)


MỤC LỤC
••

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2 Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
a) Ý nghĩa lí luận


b) Ý nghĩa thực tiễn
3 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
a) Nghiên cứu ngoài nước
b) Nghiên cứu trong nước
4 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
a) Mục tiêu tổng quát
b) Mục tiêu cụ thể
5 ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a) Đối tượng, khách thể nghiên cứu
b) Phạm vi nghiên cứu
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
8 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1

Di cư- Nhập cư

1.1.2


Trẻ em

1.1.3

Trẻ em di cư

1.1.4

Dịch vụ xã hội

1.1.5

Nhu cầu

1.1.6

Khái niệm KT3- KT4

1.2 Cách tiếp cận trong nghiên cứu
1.2.1

Thuyết nhu cầu

1.2.2

Ứng dụng của lý thuyết

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ, GIÁO DỤC VÀ VUI CHƠI
GIẢI TRÍ CỦA TRẺ NHẬP CƯ QUA BA TRƯỜNG HỢP ĐIỂN CỨU CA

2.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu phường Phú Cường
2.2 Lớp học tình thương phường Phú Cường
2.3 Tổng quan về chính sách
2.3.1
Chính sách và những văn bản có liên quan đến Chương trình
BVCS&GDTE ở phường Phú Cường


2.3.2

Chương trình hành động vì trẻ em Bình Dương GĐ 2013-2020

2.3.3

Chương trình BVTE tỉnh Bình Dương GĐ 2011-2015

2.3.4
Kế hoạch liên ngành về công tác BVCS&GDTE giữa Sở Lao động
Thương Binh- xã hội và Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh BD GĐ 2014 - 2020
2.3.5
Quyết định phê duyệt đề án CSTE mồ côi không nơi nương tựa, TE bị bỏ
rơi, TE bị nhiễm HIV/AID, TE là nạn nhân của chất độc hóa học, TE khuyết tật
nặng và TE bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng trên địa
bàn tình BD GĐ 2014 - 2020
2.4 Trường hợp gia đình nhập cư 1
2.5 Trường hợp gia đình nhập cư 2
2.6 Trường hợp gia đình nhập cư 3
CHƯƠNG 3: THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Tiếp cận về dịch vụ y tế của trẻ nhập cư
3.2 Tiếp cận về dịch vụ giáo dục của trẻ nhập cư

3.3 Tiếp cận về dịch vụ vui chơi giải trí của trẻ nhập cư
Các phát hiện chính của đề tài
Hạn chế của đề tài và gợi ý các hướng nghiên cứu tiếp theo
Khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

DANH MỤC NHỮNG TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT





HCĐB: hồn cảnh đặc biệt







TECHCĐB: trẻ em có hồn cảnh đặc biệt.

BVCS & GD: Bảo vệ chăm sóc và giáo dục.
GDTE: giáo dục trẻ em.

BVCSTE: bảo vệ chăm trẻ em.
LĐ TBXH: lao động thương binh xã hội.
TP. HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh.
BHYT, BHXH: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.






CSSK: chăm sóc sức khỏe.
TNXH: Tệ nạn xã hội.

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Cùng với sự phát triển cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, những tiến bộ vượt bậc
của khoa học kỹ thuật đã góp phần làm thay đổi đời sống của con người kéo theo sự di cư từ
nông thôn lên các trung tâm, thành thị chiếm tỉ lệ khá đông và tăng dần theo các năm 2,36%
năm 1989 và 3,60% năm 2004, theo dự báo cục thống kê Thành Phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh
đó di cư kéo theo việc cha mẹ mang con cái đi cùng để chăm sóc ni dưỡng nhưng trên thực
tế trẻ di cư rất khó tiếp cận về các dịch vụ giáo dục, y tế, sức khỏe, xã hội, vui chơi giải trí..
.v.v.
Việt Nam là nước đầu tiên khu vực châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn
Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là mối quan tâm lớn


của Đảng, Nhà nước, gia đình và xã hội. Nó trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam, dành mọi sự yêu thương cho trẻ, luôn đặt lợi ích của trẻ lên hàng đầu với phương châm
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Đi kèm với phương châm này thì nước ta cũng đã đầu
tư nhiều vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em để mỗi trẻ đều có được cuộc sống an
tồn và hạnh phúc nhất.
Với tốc độ phát triển nhanh như hiện nay ở đất nước ta những năm gần đây tỉ lệ nghèo
đang được giảm xuống, đời sống người dân được cải thiện một cách rõ rệt dẫn đến việc chăm
sóc và giáo dục trẻ em cũng được cải thiện hơn thông qua việc người dân sử dụng các dịch vụ
BHYT, BHXH với trên 70% vào năm 2014, tỉ lệ biết chữ người lớn trên 90% vào năm 2009

và trẻ em là 88% năm 2005 theo cục thống kê năm 2010. Tuy vậy không phải sự phát triển
này đều giúp tất cả mọi người nhất là với những người nhập cư đặc biệt là trẻ em chưa hoàn
toàn hưởng được hết các dịch vụ về y tế, giáo dục và vui chơi giải trí.
Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của khu vực phía Nam, Bình Dương
cũng đã có sự phát triển vượt bậc đáng kể trong những năm gần đây về mọi mặt. Có thể nói
Bình Dương hôm nay đang là một điểm sáng trên bản đồ kinh tế Việt Nam với những thành
tựu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế như việc thu hút vốn đầu tư nước ngồi (FDI). Bên
cạnh đó Bình Dương cịn là một trong những tỉnh có nhiều khu cơng nghiệp nổi tiếng như:
khu cơng nghiệp Sóng Thần, VISIP, Việt Nam Singapore.. ..v.v. Chính vì điều đó mà nơi đây
đã thu hút được một lượng lớn người dân từ các tỉnh lân cận nhập cư vào địa bàn nhằm tìm
kiếm cơ hội việc làm và định cư sinh sống nên Bình Dương đã trở thành một tỉnh có tốc độ
tăng dân số cao, theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2009 là 7.3%. Thủ Dầu Một là một
trong những trung tâm thành phố của tỉnh Bình Dương có tỉ lệ dân nhập cư cao do gần các
khu công nghiệp, trung tâm hành chính, chợ đầu mối lớn trong đó có chợ Phú Cường. Và Phú
Cường cũng là trung tâm của Thành Phố Thủ Dầu Một nên dân nhập cư chiếm số lượng khá
đông trên 1.000 hộ (hơn 3.000 nhân khẩu) so với tổng số hộ 5,639 hộ dân, theo tài liệu báo
cáo dân số của phường Phú Cường năm 2014. Những hệ lụy kéo theo từ dòng di cư đến
phường Phú Cường là rất lớn cho chính bản thân những người di cư, mà hơn hết đó là trẻ emnhững đứa trẻ phải theo gia đình đi làm kinh tế.
Chính vì thế mà tơi chọn đề tài “Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục và vui chơi
giải trí của trẻ nhập cư Thành Phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương- Nghiên cứu trường
hợp tại lớp học tình thương phường Phú Cường TP Thủ Dầu Một“ để có một cách nhìn
khác về việc tiếp cận các dịch vụ của trẻ nhập cư nơi đây, bên cạnh đó cung cấp thêm những


thơng tin, số liệu cho chính quyền địa phương để giúp đỡ trẻ phần nào vơi bớt khó khăn trong
cuộc sống.
2 Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.
a) Ý nghĩa lí luận.
Đề tài góp phần tìm hiểu việc tiếp cận các dịch vụ của trẻ nhập cư và sử dụng cách tiếp
cận của phương pháp nghiên cứu định tính để vận dụng và lý giải về khả năng tiếp cận các

dịch vụ về y tế, giáo dục, vui chơi giải trí của trẻ nhập cư tại lớp học tình thương phường Phú
Cường TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
b) Ý nghĩa thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ làm sáng tỏ khả năng tiếp cận các dịch vụ về y tế,
giáo dục, vui chơi giải trí của trẻ nhập cư tại lớp học tình thương phường Phú Cường TP Thủ
Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho các bạn sau này về đề tài trẻ nhập cư
nói chung và trẻ nhập cư tại địa bàn phường Phú Cường nói riêng. Bên cạnh đó có thể làm
nguồn tài liệu thêm cho ủy ban, chính quyền địa phương trong các lĩnh vực về tiếp cận dịch
vụ y tế, giáo dục, vui chơi giải trí của trẻ nhập cư.


3 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.
a) Nghiên cứu ngoài nước
Theo cơng ước của LHQ về quyền trẻ em thì trẻ em có 4 nhóm quyền cơ bản như
quyền được sống còn, quyền được phát triển, quyền được bảo vệ, quyền được tham gia.
Chính vì thế quyền của trẻ em luôn được Nhà nước Việt Nam quan tâm và bảo vệ. Tùy theo
mỗi quốc gia mà áp dụng độ tuổi quy định của trẻ thì được gọi là trẻ em nhưng nhìn chung trẻ
em trên tất cả các nước đều cần sự quan tâm và hỗ trợ của chính phủ, bộ máy nhà nước trực
thuộc nơi trẻ sống bảo vệ trẻ, đặc biệt là đối với trẻ nhập cư để trẻ có thể tránh khỏi các nguy
cơ rủi ro khơng đáng có.
Một số tài liệu nghiên cứu ngồi nước, cơng trình khoa học mà tơi đã nghiên cứu và
tham khảo để rút ra được những quan điểm, cái nhìn của mỗi tác giả về đề tài trẻ em nhập cư
ngoài nước như sau.
Về vấn đề trẻ em di cư nói chung, có tài liệu nghiên cứu D. Lange-FSA, Oklahoma,
“Children youth and migration”, Unicef 2002 nói về những khó khăn mà trẻ di cư ở các nước
Châu Âu đang phải gánh chịu, theo nghiên cứu thì Trung Quốc có 19.810.000 trẻ em di cư ,
gần 20% của tổng số dân nhập cư. Con số khơng nhỏ này cho thấy tình trạng trẻ nhập cư đang
ngày một tăng nhanh không những ở Châu Âu mà cịn ở Châu Á và trong đó có Việt Nam.
Nghiên cứu này nhấn mạnh vào cách tiếp cận các quyền của trẻ trong đó có việc khơng phân

biệt đối xử với trẻ di cư. Và trẻ di cư cần được hưởng đầy đủ các quyền như trong công ước
LHQ đã nêu, nghiên cứu phân chia loại trẻ em di cư theo gia đình và trẻ di cư một mình để
thấy được những thuận lợi và khó khăn của trẻ di cư đang gặp phải. về thuận lợi đối với cuộc
sống như kinh tế phát triển hơn so với lúc chưa di cư, ngoài ra di cư như một “chiến lược
sống sót” đối với họ, giúp họ thể hiện tinh thần đồn kết hơn với gia đình, nâng cao sự sẻ chia
đùm bọc yêu thương gia đình hơn. Bên cạnh đó di cư cũng mang đến rất nhiều vấn đề khó
khăn như: bị phân biệt đối xử, thiếu các giấy tờ khai sinh, quốc tịch, thiếu các dịch vụ y tế,
giáo dục, vui chơi giải trí cho trẻ nhập cư, trẻ nhập cư phải lao động sớm.. .Ngoài ra ngôn ngữ
giao tiếp cũng là một vấn đề đáng quan tâm khi mà nó vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức
đối với người nhập cư nói chung và trẻ nhập cư nói riêng.
Về mảng chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhập cư, tác giả đã tiếp cận được cơng trình
nghiên cứu của Jill F. N. Kilanowski, MSN, RN, CPNP, “health disparities: carnival and
migrant worker children ” Jill F. N. Kilanowski, MSN, RN, CPNP The Ohio State University


2006, theo đó bài viết nói về việc đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ di cư trong độ tuổi từ 0
đến 12 tuổi để thấy được sự chênh lệch giữa hai nhóm trẻ di cư và trẻ tại địa phương. Bài viết
sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính để thống kê số liệu kết hợp quan sát
phỏng vấn nhóm trẻ di cư trong độ tuổi từ 0 đến 12 để qua đó thấy được tình trạng sức khỏe
của trẻ di cư và trẻ thường trú. Nghiên cứu cho rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề
sức khỏe của trẻ di cư như: trình độ học vấn, phân biệt giới, tình hình kinh tế xã hội thấp,
khơng có nhà ở, thiếu các giấy tờ...v.v tác động qua lại lẫn nhau làm cho dân di cư luôn bị
phân biệt trong đời sống xã hội dẫn đến tình trạng sức khỏe của trẻ nhập cư cũng không đảm
bảo. Điểm mạnh của bài viết là có thể chỉ ra cụ thể sự chênh lệch về các về đề sức khỏe như
(chiều cao, cân nặng, độ tuổi, giới tính.) của hai nhóm trẻ di cư và trẻ ở tại địa phương. Tác
giả cũng nêu ra phát hiện mới cho bài viết của mình như trẻ có điều kiện chăm sóc sức khỏe
tốt hơn so với lúc trước khi di cư, tuy nhiên trẻ di cư vẫn khơng được chăm sóc sức khỏe tốt
như những trẻ cư trú tại địa phương về các vấn đề như: tiêm chủng phịng ngừa, bệnh răng
miệng, chăm sóc da, chế độ dinh dưỡng... Qua đó cho thấy trẻ di cư theo gia đình phải đối
mặt với rất nhiều mối nguy hiểm như mơi trường sống, vốn văn hóa, trình độ giáo dục, phân

biệt giới là các yếu tố tác động không nhỏ đến tình trạng sức khỏe của trẻ nhập cư. Tuy nhiên,
bài viết lại chưa đưa ra những lí giải về những số liệu khảo sát được mà chỉ dừng lại ở việc
mô tả, nhận xét số liệu.
Về mảng nghiên cứu vấn đề giáo dục cho người nhập cư là nghiên cứu mang tính tồn
quốc của Friedrich Heckmann và các cộng sự (2008), “EDUCATION AND MIGRATION
strategies for integrating migrant children in European schools and societies”, European
Commission's Directorate-General for Education and Culture, 2008 nói về việc góp phần thúc
đẩy chất lượng và công bằng trong nền giáo dục Châu Âu. Nghiên cứu đề cập đến bản chất,
nguyên nhân và biện pháp khắc phục cho nền giáo dục đối với trẻ em (di cư hay dân tộc thiểu
số) bị thiệt thòi về tuyển sinh trong loại hình trường học, thời gian đi học, các chỉ số thành
tích, tỷ lệ bỏ học, các nền văn Iióíi...v.v. Ngồi ra nghiên cứu cịn nêu cao các chính sách,
chương trình và các biện pháp để cải thiện tình hình khó khăn của trẻ nhập cư. Bài viết đánh
mạnh vào các chính sách, chống phân biệt đối xử với người nhập cư, chú ý nhiều hơn đến
từng vấn đề của trẻ, cho học ngôn ngữ thứ hai sao cho phù hợp với nơi nhập cư để có thể phát
triển một cách tốt nhất. Nghiên cứu cho thấy tình hình trẻ em nhập cư khi đi học với thời gian
ngắn và ít hơn nhiều so với trẻ ở bản xứ. Bên cạnh đó, tình trạng q tải của các em ở các lớp


học “đặc biệt” này ngày càng nhiều, tỷ lệ các em đi đến trường thì ít do khơng đủ điều kiện
nhập học đồng nghĩa với việc trẻ càng có nhu cầu học ở những lớp “đặc biệt” này càng cao
hơn. Nghiên cứu nêu cao tinh thần chống phân biệt đối xử trẻ (di cư, nhập cư) để từ đó nâng
cao cơ hội của trẻ nhập cư trong việc tiếp cận nền giáo dục.
Nhìn chung nghiên cứu về trẻ nhập cư ngồi nước nhấn mạnh vào việc tìm ra các
chính sách để giúp đỡ cho trẻ được thể hiện cụ thể qua từng nhóm trẻ, độ tuổi của trẻ... Bên
cạnh đó các tác giả luôn xem trọng vấn đề trẻ bị phân biệt đối xử bởi nhiều nguyên nhân khác
nhau nhưng với mục đích cuối cùng là mọi tác giả đều muốn đem lại quyền bình đẳng cho trẻ
em nói chung và trẻ nhập cư nói riêng.
b) Nghiên cứu trong nước.
Trẻ em là tương lai của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia và là tương lai cho tồn thế giới, vì
thế sự phát triển toàn diện và tốt nhất của trẻ luôn là sự quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia.

Cũng chính vì thế có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về trẻ cũng như về những nhu cầu, đời
sống (giáo dục, chăm sóc, sức khỏe, dinh dưỡng, vui chơi- giải trí, lao động sớm.) của trẻ.
Dưới đây là một số cơng trình nghiên cứu,tài liệu, tạp chí khoa học, tiểu luận và mà tôi đã
tham khảo và rút ra được những quan điểm, cái nhìn của mỗi tác giả về đề tài trẻ em nhập cư
và đời sống của trẻ em nghèo nhập cư.
Tại việt Nam tỷ lệ dân nhập cư đang tăng dần qua các năm, theo dự báo cục thống kê
Thành Phố Hồ Chí Minh thì sự di cư từ nông thôn lên các trung tâm, thành thị chiếm tỉ lệ cào
vào năm 1989 là 2,36% và 2004 là 3,60%, theo dự báo cục thống kê Thành Phố Hồ Chí
Minh. Trong đó tỷ lệ trẻ em di cư theo cha mẹ chiếm tới 2/3 là trẻ có độ tuổi 15 đến 19 đang
tham gia lao động và đa số trẻ không được tham gia tiếp cận các dịch vụ xã hội như y tế, giáo
dục và vui chơi giải trí. Vì thế Đảng và Nhà nước ta cũng đã có nhiều chính sách quan tâm,
hỗ trợ nhằm cải thiện đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần cho trẻ em nói chung và
trẻ di cư nói riêng.
Đầu tiên phải kể đến đó là cơng trình nghiên cứu có quy mơ trên tồn quốc của tác giả
Đặng Bích Thủy (2010), “Hội nhập kinh tế và những tác động đến thực hiện quyền trẻ em ở
Việt Nam”, tạp chí xã hội học, số 1 (109), năm 2010 cho ta thấy được sự khác nhau cơ bản
của trẻ em và trẻ có hồn cảnh khó khăn tại Việt Nam về các dịch vụ y tế, dinh dưỡng, sức
khỏe, giáo dục.. .Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính để
nghiên cứu nhóm trẻ em và trẻ em có hồn cảnh khó khăn để thống kê các biến số, thu thập số


liệu từ các nguồn và bảng hỏi điều tra về trẻ tại Việt Nam. Bài viết nhấn mạnh sự bất bình
đẳng xã hội, nghèo đói, di cư và các tệ nạn xã hội.tất cả là đều liên quan đến việc mở cửa và
hội nhập của đất nước. Bài viết cũng trình bày rõ những thuận lợi và thách thức của trẻ em và
trẻ em nghèo ở Việt Nam về các dịch vụ như y tế: tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi
giảm từ 42% năm 1991 còn 25,2% năm 2005 (Theo báo cáo của viện dinh dưỡng tại Hội nghị
Quốc Tế về dinh dưỡng Hà Nội năm 2008). Về giáo dục: chi tiêu ngân sách cho giáo dục ở
Việt Nam tăng gấp 3 lần trong giai đoạn từ 1991 đến 2002. Bên cạnh đó bài viết cũng nêu lên
những thách thức từ q trình tồn cầu ảnh hưởng đến quyền của trẻ gay gắt là những rủi ro
xuất phát từ sự nghèo đói-nguyên nhân dẫn đến sự thất học và suy dinh dưỡng và các rủi ro

về sức khỏe đã ảnh hưởng nghiên trọng đến đời sống của trẻ nghèo và trẻ nhập cư. Điển hình
như trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe gánh nặng tài chính đã chuyển từ Nhà nước sang cho
người sử dụng. Ước tính khoảng 80% tổng chi phí y tế được chi trả trực tiếp bởi người sử
dụng, còn ngân sách Nhà nước chỉ tài trợ dưới 15%, phần còn lại được trang trải bởi các tài
trợ nước ngồi và các chính sách bảo hiểm khác (Số liệu của Bộ y tế. 2002. Dẫn theo Ari
Kokko và cộng sự. 2008). Ngoài ra bài viết còn nêu điểm mới ở những thách thức cho tương
lai của trẻ em đứng trước nguy cơ toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng nhanh. Bài viết đưa ra
khá nhiều khía cạnh về trẻ em tuy nhiên vẫn chưa đưa ra những lí giải về những số liệu khảo
sát được mà chỉ dừng lại ở việc mô tả, nhận xét số liệu.
Cũng với đề tài nghiên cứu tình hình trẻ em tại Việt Nam ta cần phải nhắc đến cơng
trình nghiên cứu có quy mơ tồn quốc của UNICEF Việt Nam (2003), “Báo Cáo Phân Tích
Tình Hình Trẻ Em Tại Việt Nam 2010” Báo cáo UNICEF Việt Nam, nghiên cứu được viết
dựa trên việc phân tích số liệu điều tra trẻ em Việt Nam vào năm 2010. Nghiên cứu sử dụng
phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính để thống kê các biến số, điều tra bảng hỏi và
phỏng vấn trẻ dưới 18 tuổi ở Việt Nam và chỉ tập trung vào trẻ có HCĐB. Với bài viết này tác
giả đã đưa ra rất nhiều số liệu để chứng minh những tình trạng khó khăn mà trẻ di cư đang
gặp phải. Trong chương 5 trang 230 có nêu “trẻ em nhập cư phải đối mặt với nguy cơ bị gạt
ra ngoài cuộc sống xã hội do các em không được đăng ký cư trú tại nơi ở mới. Thiếu giấy tờ
chứng minh tình trạng cư trú khiến cho những trẻ này không tiếp cận được với các dịch vụ
công thiết yếu như y tế, giáo dục và thường phải đối mặt với nguy cơ bị bóc lột và xâm hại
cao” mục tiêu của nghiên cứu này là kêu gọi giảm sự bất bình đẳng về khả năng tiếp cận các
dịch vụ của trẻ có HCĐB. Nghiên cứu tìm hiểu những ngun nhân có ảnh hưởng đến quyền


của trẻ như các hành vi và giá trị liên quan đến gia đình, truyền thống và văn hóa Việt Nam.
Nghiên cứu mang tính kế thừa nguồn dữ liệu sẵn qua việc phân tích thực trạng của trẻ en Việt
Nam và phát huy tối đa hơn thơng qua việc lí giải về những số liệu đã khảo sát được. Tuy
nhiên, các chính sách được nêu ra trong bài viết chưa đồng bộ và nhất qn gây khó khăn cho
cơng tác giải quyết vấn đề và cần thời gian về lâu về dài.
Cùng với các nghiên cứu trẻ em di cư về đăng ký cư trú, hộ khẩu cho người nhập cư có

bài viết của tác giả Trần Đan Tâm (2007) “Vấn đề của người nhập cư vào TPHCM”, tạp chí
khoa học và xã hội số 04 (104) năm 2007 cho ta một cách nhìn khác hơn về người di cư dưới
góc độ chính sách về đăng ký hộ khẩu. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng
và nghiên cứu định tính tập trung khảo sát, thống kê số liệu ở hai thành phố lớn là Hà Nội và
TPHCM kết hợp với quan sát và phỏng vấn dân nhập cư các vấn đề về y tế, giáo dục, vui chơi
giải trí và điều kiện hạ tầng... v.v để cho người đọc có thể hình dung rõ hơn về người nhập cư
khi nói về những khó khăn của họ trong đó khơng thể khơng nhắc đến vấn đề về đăng ký hộ
khẩu tạm trú. Điểm mạnh của bài viết này là tác giả đã nêu ra những thực trạng khó khăn của
người nhập cư mà họ đang phải gánh chịu với khó khăn trước mắt là việc giải quyết hộ khẩu
cho dân nhập cư thì cuộc sống của họ sẽ phần nào ổn định hơn. Tuy nhiên bài viết cũng còn
một số điểm hạn chế như chỉ chú trọng vào việc đăng ký hổ khẩu cho dân nhập cư (khó khăn
trước mắt) nhưng về lâu dài cịn có nhiều vấn đề khác chưa được quan tâm. Bên cạnh đó các
chính sách pháp luật chưa đồng bộ, ảnh hưởng kinh tế phát triền không đồng đều khiến cho
dân nhập cư chịu rất nhiều khó khăn như việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục: khảo sát cho thấy
tỷ lệ trẻ nghỉ học sớm trong nhóm nhập cư tăng nhanh hơn nhóm khác theo cấp lớp, với lý do
nghỉ học được nêu ra nhiều nhất là khó khăn về kinh tế, tiếp theo đó là vì khơng có hộ
khẩu.. .về y tế: dân nhập cư quan niệm rằng họ là những người trẻ, khỏe, có sức lao động tốt
mới đến thành phố làm việc nên vấn đề sức khỏe khơng là khó khăn đối với họ, mặt khác với
phương châm tiết kiệm tối đa thời gian cho việc chi cho y tế (cả thời gian và tiền bạc) là “xa
xỉ” đối với người nhập cư. Về tiếp cận các dịch vụ đô thị: chính sách nhà nước đã tạo điều
kiện tối đa cho người dân nhập cư KT3 về 6 lĩnh vực như học hành, xin cấp điện nước, làm
giấy khai sinh, làm giấy tờ nhà đất và xin việc. Một ví dụ minh họa là họ cũng cịn phải chịu
khó khăn khơng khác gì KT4 như để ngăn chặn tình trạng quá tải xe máy, cấp quản lý nghỉ
ngay đến việc không cho KT3 đăng ký chủ quyền xe, trong khi trước đó quy định này đã có
lần xóa bỏ. Hạn chế này đã mang lại khơng ít phiền tối cho người nhập cư nói chung và KT3


nói riêng.
Nhìn chung dưới góc độ chính sách về đăng ký hộ khẩu thì Nhà nước nên tạo điều kiện
dễ dàng cho dân di cư trong việc đăng ký hộ khẩu, cần có các tiêu chí rõ ràng, dễ hiểu để

phần nào giúp cho người di cư có thể nhanh chóng hơn trong việc đăng ký. Bên cạnh đó việc
đăng ký hổ khẩu cho dân nhập cư (khó khăn trước mắt) nếu được giải quyết thì về lâu dài cịn
có nhiều vấn đề khác cũng cần được quan tâm như chính sách pháp luật cần được đồng bộ để
khơng làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế giữa thành thị và nơng thơn thì người di cư sẽ
khơng cần phải chịu nhiều khó khăn thêm nữa.
Bên cạnh những việc về đăng ký hộ khẩu, các giấy tờ cho trẻ nhập cư thì việc cần phải
đảm bảo cho trẻ nhập cư được hưởng các quyền lợi là rất quan trọng . Chính vì thế cần có
những nghiên cứu về đảm bảo quyền lợi cho trẻ ở từng khu vực để có cách nhìn chính xác
hơn về trẻ nhập cư tại khu vực đó. Đối với việc nghiên cứu về đảm bảo quyền lợi cho trẻ
nhập cư phải kể đến bài viết của tác giả Trần Minh Tuấn (2010) “Đảm bảo quyền lợi lao động
di cư hiện nay”, trên tạp chí khoa học -kinh tế xã hội số 7 năm 2010 trang 24 -27 cho ta thấy
được những hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ của người dân di cư. Bài viết sử dụng
phương pháp nghiên cứu định lượng để thống kê và thu thập dữ liệu về lao động di cư tại TP.
HCM. Bài viết nêu có khoảng 30% dân số của TP. HCM là người di cư, trong đó có tới 2/3 là
lao động trẻ từ 15 đến 19 tuổi chiếm khoảng 70% người di cư vì lý do kinh tế, 41% thay đổi
việc làm, 30% mong muốn cải thiện điều kiện sống. Bài viết trình bày rất nhiều số liệu nghiên
cứu về lao động di cư tại TP.HCM nhằm làm tăng tính thuyết phục hơn, bên cạnh đó cịn nêu
ra được những vấn đề cơ bản đặt ra trong việc đảm bảo quyền lợi của người lao động di cư
như: thu nhập thấp không được đảm bảo, hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội y tế,
giáo dục, vui chơi giải trí, điều kiện nhà ở chật chội, thiếu thốn và chưa được sự quan tâm của
chính quyền sở tại... đã cho ta thấy được phần nào những khó khăn mà người di cư đang phải
gánh chịu. Theo thống kê kết quả khảo sát của Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch về đời sống
văn hóa cơng nhân tại 45 doanh nghiệp ở 13 tỉnh, thành phố cho thấy: 60% công nhân không
xem tivi, nghe đài, 85% không đọc sách báo, 80% khơng tập thể dục thể thao thường xun,
65% khơng có nhu cầu về văn hóa, 65% cơng nhân khơng tham gia vào các hoạt động tuyên
truyền và 65% không tham gia vào các hoạt động văn nghệ quần chúng. Di cư chẳng những
không bảo đảm được quyền lợi cho bản thân người di cư mà còn ảnh hưởng đến gia đình và
con cái của họ. Trẻ di cư khơng được hưởng các quyền lợi để tiếp cận các dịch vụ xã hội mà



cũng khơng có các dịch vụ về đời sống như vui chơi giải trí để trẻ có được một sân chơi lành
mạnh. Bài viết đề cập đến khá nhiều khía cạnh nhưng chưa đưa ra những lí giải về những số
liệu khảo sát được mà chỉ dừng lại ở việc mơ tả, nhận xét số liệu.
Bên cạnh đó để hiểu rõ hơn về đời sống của dân di cư khác với dân địa phương như thế
nào thì ta cần biết được những đặc điểm của người dân di cư. Bài viết của tác giả Đỗ Ngọc
Khải nói về những đặc điểm cơ bản của dân di cư sẽ cho ta một cái nhìn sơ nét về cuộc sống
với rất nhiều khó khăn mà dân di cư đang gặp phải và đặc biệt là trẻ em di cư. Theo tác giả
Đỗ Ngọc Khải (2009) ”kết quả khảo sát nghèo đô thị tại Hà Nội và TP HCM năm 2009:
Những đặc điểm cơ bản của nhóm di cư”, trên tạp chí khoa hoc -kinh tế xã hội số 12 năm
2010 trang 15 -18 nêu về sự khác nhau của việc tiếp cận các dịch vụ của dân di cư và dân
thường trú. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính để thống kê,
thu thập thập số liệu dân di cư tại Hà Nội và TP. HCM kết hợp với quan sát và phỏng vấn dân
di cư về các dịch vụ tiếp cận của họ. Bài viết thu thập thông tin, số liệu về đời sống kinh tế
của người di cư tác động trực tiếp đến việc tiếp cận các dịch vụ: giáo dục, y tế, việc làm... ..để
thấy được sự khác biệt của người dân thường trú và người di cư thông qua việc tiếp cận các
dịch vụ đó. Bài viết cho ta thấy được việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục và y tế của dân di cư
kém hơn so với dân địa phương như về giáo dục: trẻ di cư đa số không được đến trường kể cả
trường bán cơng vì lý do thiếu điều kiện và hồ sơ. Về y tế: “hộ nghèo và hộ cận nghèo là dân
di cư tuy được chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện khám chữa bệnh
nhưng việc tiếp cận dịch vụ y tế của họ vẫn hạn chế hơn dân thường trú. Tính chung cịn
56,6% dân di cư chưa có BHYT do họ chưa biết về BHYT, không biết mua BHYT ở đâu
(21,9%), do khơng có hộ khẩu (16,3%), do thiếu tiền (18,5%). Điểm hạn chế của bài viết này
là chỉ nêu ra các chính sách giải quyết nhưng khơng thống nhất làm cho việc giải quyết vấn
đề còn gặp nhiều trở ngại.
Qua các bài viết trên ta có thể cơ bản thấy được phần nào về đời sống của người nhập
cư thông qua việc tiếp cận các dịch vụ là rất khó khăn, với những số liệu cụ thể được điều tra
ở 2 nơi Hà Nội và TP.HCM. Cùng với tỷ lệ dân di cư ngày càng đông mà đa phần là trình độ
học vấn và chun mơn thấp nên dân di cư phải chịu nhiều thiếu hụt hơn so với dân thường
trú về việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và vui chơi giải trí dành cho trẻ. Trẻ em nhập cư
đang ngày càng thiếu đi những sân chơi lành mạnh dành cho lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học.v.v,

những khu vui chơi thiếu nhi, các công viên công cộng dần ngày một ít. Vì thế cần có các


cơng trình nghiên cứu để chỉ ra sự thiếu hụt sân chơi dành cho trẻ em nói chung và trẻ nhập
cư đến các thành phố lớn nói riêng. Một trong các nghiên cứu đó là bài viết của nhóm tác giả
Nguyễn Văn Tiên, Nguyễn Hoàng Mai (2006) “ Di dân đến các thành phố lớn ở Việt Nam:
Những vấn đề thực tiễn và chính sách”, Xã hội học số 3 (95) năm 2006 nói về thực trạng việc
tiếp cận các dịch vụ về đời sống của người di cư về các lĩnh vực y tế, giáo dục và vui chơi
giải trí ở hai đơ thị lớn là Hà Nội và TP.HCM. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng và định tính để khảo sát và thống kê số liệu kết hợp với quan sát, phỏng vấn nhóm
người di cư về thực trạng tiếp cận các dịch vụ và đời sống của họ. Về y tế: do thiếu kiến thức
và thu nhập thấp nên người di cư đến khám tại các cơ sở rất hạn chế, đa phần tự mua thuốc về
nhà chữa trị.Về giáo dục: trẻ di cư chịu nhiều thiệt thịi hơn trẻ thường trú do khơng có hộ
khẩu thường trú và thu mức phí cao nên nguy cơ dẫn đến bỏ học là điều có thể xảy ra. Về vui
chơi giải trí: đời sống văn hóa tinh thần đối với trẻ di cư còn rất nhiều hạn chế, thiếu hụt nhất
là cơ sở văn hóa, sinh hoạt thể thao, vui chơi giải tiì...nguyên nhân chủ yếu là do thiếu sót
ngay từ khu quy hoạch các doanh nghiệp, KC'\...v;'i chính quyền cũng khơng quan tâm nhiều
đến các dịch vụ vui chơi giải tií nơi đây, đặc biệt là cho các tiẻ nhập cư.
Bên cạnh những khó khăn mà người di cư đang phải gánh chịu ta không thể không phủ
nhận những thuận lợi mà di cư mang lại như người di cư đóng góp khơng nhỏ cho sự phát
tiiển kinh tế của bản thân người di cư, của gia đình họ cũng như thúc đẩy nền kinh tế của đất
nước. Di cư đơng góp phần thúc đẩy phát tiiển các ngành dịch vụ, công nghiệp khác phát tiiển
theo, góp phần tiao đổi kinh tế, văn hóa và kỹ thuật giữa vùng đơ thị và nơng thơn, khuyến
khích tiao đổi sản phẩm hàng hóa ở hai nơi, góp phần quan tiọng tiong việc xóa đói giảm
nghèo. Bên cạnh đó cịn iất nhiều khó khăn như: luồng di cư đông, gia tăng dân số không
đồng đều tạo sức ép tác động tiêu cực đến đời sống con người. Người dân di cư đến các đô thị
lớn ngày càng đông nên cần phải có các chính sách pháp luật để phân bố dân cư đồng đều và
hưởng đầy đủ quyền lợi..Nhìn chung tiẻ di cư ln phải chịu thiệt thịi tiong việc di chuyển,
thích nghi và làm quen với mơi tiường mới, việc tiếp cận đến các dịch vụ giành cho người
nhập cư cũng không được đáp ứng một cách đầy đủ do nhiều yếu tố tác động như: văn hóa,

mơi tiường, ngơn ngữ, tiình độ học vấn, độ tuổi, giới tính, màu da.. tác động qua lại lẫn nhau
khiến cho người nhập cư đang phải đối mặt với iất nhiều khó khăn đặc biệt là tiẻ em nhập cư.
Qua các cơng tiình nghiên cứu, tài liệu, tiểu luận tạp chí khoa học tiên đây đã cho thấy
thực tiạng việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và vui chơi giải tií của tiẻ nhập cư vẫn cịn


gặp iất nhiều khó khăn. Các nghiên cứu và bài viết đã đưa ia một cách nhìn cụ thể về việc tiếp
cận các dịch vụ của tiẻ nhập cư, đặc biệt quan tâm đến các chính sách dành cho tiẻ em nói
chung và tiẻ nhập cư nói iiêng để có thể phần nào hỗ tiợ tiẻ, giúp tiẻ phát tiiển tốt hơn tiong
cuộc sống. Các bài nghiên cứu đa phần đều sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và
định tính để thống kê, thu thập dữ liệu, phỏng vấn và điều tia bảng hỏi về chủ đề cần nghiên
cứu. Tuy nhiên các giải pháp mà nghiên cứu đưa ia vẫn chưa thống nhất về các chính sách,
ngồi ia nghiên cứu chỉ đề cập đến những số liệu thống kê nhưng phần lớn vẫn chưa lý giải
những con số khảo sát và nhận xét số liệu. Với đề tài “Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, giáo
dục và vui chơi giải trí của trẻ nhập cư Thành Phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình DươngNghiên cứu trường hợp tại lớp học tình thương phường Phú Cường TP Thủ Dầu Một”
đề tài khơng những tìm hiểu những mục tiêu thực trạng tiếp cận các dịch vụ, những thuận lợi
khó khăn của trẻ nhập cư mà cịn giải thích những số liệu thống kê từ phương pháp nghiên
cứu có được để phần nào làm cho đề tài được sáng và mới mẻ hơn.
4 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
a) Mục tiêu tổng quát:
Tìm hiểu khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và vui chơi giải trí của trẻ nhập
cư Thành Phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương- Nghiên cứu trường hợp tại lớp học tình
thương phường Phú Cường TP Thủ Dầu Một, để từ đó có thể đưa ra các biện pháp, kiến nghị
đến chính quyền phường xã có thể hỗ trợ, xử lý kịp thời.
b) Mục tiêu cụ thể :



Tìm hiểu thực trạng việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và vui chơi giải trí của trẻ
nhập cư ở lớp học tình thương phường Phú Cường.




Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của trẻ nhập cư trong việc tiếp cận dịch vụ về y
tế, giáo dục và vui chơi giải trí ở lớp học tình thương phường Phú Cường.

5 ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
•7•
a) Đối tượng, khách thể nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: khả năng tiếp cận dịch vụ về
y tế, giáo dục và vui chơi giải trí của trẻ nhập cư


Khách thể nghiên cứu: trẻ nhập cư phường Phú Cường và hiện đang theo học lớp học
tình thương phường Phú Cường
b) Phạm vi nghiên cứu:
Phần phạm vi nghiên cứu: trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu
một số khía cạnh như sau về trẻ nhập cư:
Về nội dung:



Tìm hiểu thực trạng về các dịch vụ y tế, giáo dục và vui chơi giải trí dành cho trẻ nhập
cư ở lớp học tình thương phường Phú Cường.



Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của trẻ nhập cư nơi đây trong việc tiếp cận các
dịch vụ y tế, giáo dục và vui chơi giải trí.
Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu bắt đầu từ tháng 08/2015 đến tháng 03/2016.
Về mặt khơng gian: Lớp học tình thương phường Phú Cường TP Thủ Dầu Một, Bình


Dương.
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
-

Phương pháp nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu này tơi sử dụng phương pháp nghiên
cứu định tính.

-

Phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm quan sát, phỏng vấn sâu để tìm hiểu rõ và
cụ thể hơn về thực trạng về khả năng tiếp cận các dịch vụ về y tế, giáo dục và vui chơi
giải trí của trẻ ở lớp học tình thương phường Phú Cường.
Cơng cụ thu thập thông tin được sử dụng trong phương pháp nghiên cứu định tính gồm:

biểu đồ tháp nhu cầu Maslow để tìm hiểu rõ hơn về khả năng tiếp cận các dịch vụ của trẻ
nhập cư đang theo học trên địa bàn phường hiện nay.




Công cụ quan sát: tôi sử dụng phương pháp này để thu thập thông tin từ thực tế thông
quá quá trình quan sát tại nhà trẻ, mơi trường trẻ tiếp xúc như: lớp học, bạn bè, các mối
quan hệ xung quanh...v.v để hiểu rõ hơn về đời sống của trẻ.



Cơng cụ phỏng vấn được sử dụng để thu thập thông tin chi tiết về những người được
phỏng vấn như: trẻ nhập cư đang theo học nơi đây, phụ huynh hay người trực tiếp
đứng ra nuôi dưỡng trẻ (ba và mẹ), cán bộ đoàn viên phụ trách lớp học và người dân

hàng xóm sống trong nhóm nhập cư nơi trẻ đang sống để từ đó có thể hiểu rõ hơn về
cộng đồng cũng như những nhu cầu về đời sống của trẻ nhập cư.



Chọn mẫu phỏng vấn sâu: phương pháp được sử dụng là chọn mẫu không xác suất dựa
trên sự phán đốn.



Xác định cỡ mẫu: do các hạn chế trong nghiên cứu nên tôi xác định cỡ mẫu phỏng vấn
sâu theo phương pháp ước lượng cỡ mẫu: trong đó số mẫu cần có của phỏng vấn sâu là
13 mẫu, bao gồm: 6 mẫu là người thân trẻ nhập cư đang học ở lớp học, 3 mẫu trẻ nhập
cư, 1 mẫu đoàn viên dạy lớp học, 1 mẫu là cán bộ trực tiếp quản lý lớp học, 1 mẫu là
người dân hàng xóm và 1 mẫu là trưởng khu phố nơi trẻ đang sống.



Phân bố mẫu phỏng vấn sâu: 3 mẫu là ba của trẻ nhập cư; 3 mẫu là mẹ của trẻ nhập
cư; 3 mẫu trẻ nhập cư; 1 mẫu trưởng khu phố nơi trẻ đang cư trú; 1 mẫu ban giám hiệu
lớp học; 1 mẫu cán bộ trực tiếp lớp học; 1 mẫu dân hàng xóm.



Cách thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp cá nhân được lựa chọn vào mẫu nghiên cứu.



Biểu đồ tháp nhu cầu của Maslow: nhằm cho chúng ta thấy rõ những nhu cầu nhất
định của con người theo từng cấp và cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân có

thể hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần.

7 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.
-

Thực trạng trẻ nhập cư ở lớp học tình thương phường Phú Cường trong việc tiếp cận
các dịch vụ về y tế, giáo dục và vui chơi giải trí như thế nào ?

-

Những thuận lợi và khó khăn của trẻ nhập cư ở lớp học tình thương phường Phú
Cường khi tiếp cận các dịch vụ về y tế, giáo dục và vui chơi giải trí ?

8 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI.
Mở đầu
Chương 1. Cơ sở lý luận
Chương 2. Thực trạng việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và vui chơi giải trí


của trẻ nhập cư qua ba trường hợp điển cứu
Chương 3. Thảo luận về kết quả nghiên cứu
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

PHẦN 2: NỘI DUNG


×