Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn thạch lam từ góc nhìn thi pháp học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.28 KB, 61 trang )

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................4
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................5
Lý do chọn đề tài ....................................................................................................5
Lịch sử vấn đề .........................................................................................................6
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................8
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................9
Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................................9
Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................10
Cấu trúc khóa luận...................................................................................................11
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................12
CHƯƠNG 1: TÁC GIẢ THẠCH LAM VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG.........12
1.1. Tác giả Thạch Lam ................................................................................12
1.2. Khái niệm không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn chương
.......................................................................................................................... 22
1.3. Tiểu kết..................................................................................................30
CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
THẠCH LAM........................................................................................................31
2.1. Không gian thực tại ...............................................................................31
2.2. Không gian quá khứ ..............................................................................38
2.3. Không gian và thời gian kết hợp............................................................41
2.4. Không gian hậu bi kịch .........................................................................44


2.5. Tiểu kết ..................................................................................................47
CHƯƠNG 3: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
THẠCH LAM........................................................................................................49
3.1. Thời gian hiện thực ...............................................................................49
3.2. Thời gian tâm trạng ...............................................................................54
3.3. Thời gian hồi tưởng...............................................................................57
3.4. Thời gian tương lai.................................................................................60
3.5. Tiểu kết...................................................................................................62
KẾT LUẬN ...........................................................................................................63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................66


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được phép gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Lãnh
đạo trường Đại học Thủ Dầu Một và tập thể các quý thầy cô của trường, đặc biệt là
các quý thầy cô trong khoa Ngữ Văn đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt qua
trình học tập và rèn luyện tại trường.
Bên cạnh đó, tơi xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng
viên hướng dẫn Th S. Võ Thị Thanh Tùng, người đã tận tình và chu đáo hướng dẫn
tơi thực hiện khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để có thể thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất nhưng do buổi đầu mới làm quen, tiếp cận với công việc nghiên cứu khoa học
cũng như còn hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn nên khóa luận
khơng tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa nhìn thấy được. Tơi rất mong sẽ
nhận được sự góp ý chân thành từ các Thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn để khóa
luận có thể hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Bình Dương, ngày 22 tháng 04 năm 2016
Sinh viên


Võ Nguyễn Thuận Khanh
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.


Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Bình Dương, ngày 22 tháng 04 năm 2016
Sinh viên

Võ Nguyễn Thuận Khanh


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với Nguyễn Công Hoan, Nam Cao,... Thạch Lam cũng được xem là một
trong những cây bút viết truyện ngắn đặc sắc của văn học Việt Nam giai đoạn 1932 1945. Tuy cuộc đời sáng tác của Thạch Lam khá ngắn ngủi, số tác phẩm của ông
không nhiều, vỏn vẹn ba tập truyện ngắn, một cuốn tiểu thuyết, một tập bút ký và
một tập bình văn chương, nhưng ơng đã để lại dấu ấn đậm nét trong nền văn học
trước 1945. Nghĩ đến Thạch Lam, người ta nghĩ ngay đến một cây bút giàu chất nhân
văn và đậm đà bản sắc dân tộc với một tâm hồn nhạy cảm, một văn phong trong sáng
và tinh tế. Thạch Lam đã làm say đắm biết bao thế hệ độc giả từ xưa tới nay. Theo
dòng thời gian, các tác phẩm của Thạch Lam vẫn mãi là người bạn tinh thần của
nhiều thế hệ độc giả Các sáng tác của ông vẫn luôn giữ được vẻ đẹp và ý nghĩa rất
riêng biệt, rất Thạch Lam mà không thể nhầm lẫn với một tác giả nào khác.
Thạch Lam tuy viết khá nhiều thể loại nhưng nổi tiếng nhất vẫn là truyện
ngắn. Giống như nhà văn Nguyễn Tuân đã nhận định: “Nói đến Thạch Lam người ta
vẫn nhớ đến truyện ngắn nhiều hơn là truyện dài” [1; 61] và “một số truyện ngắn
của Thạch Lam có thể coi như là mẫu mực được” [1;61]. Ông cùng với Thanh Tịnh,
Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn đã tạo nên một dòng truyện ngắn mang phong cách riêng: dịng

truyện ngắn trữ tình, làm phong phú thêm diện mạo của văn học hiện đại nước nhà.
Thạch Lam là tác giả thuộc trường phái văn học lãng mạn, nhưng nhiều
truyện ngắn của ông đã vượt ra ngồi cái khn khổ lãng mạn mà đến gần hơn với
chủ nghĩa hiện thực với nét đặc sắc là thiên về khám phá thế giới nhân sinh của con
người, len lỏi sâu vào tâm hồn con người, thể hiện ý thức tự thức tỉnh của các nhân
vật.
Nghiên cứu về Thạch Lam, chính là nghiên cứu về một cây bút văn xuôi lãng
mạn bậc nhất của văn học Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945. Dưới cái nhìn thi pháp
học, chúng tơi hy vọng khóa luận sẽ góp thêm một tiếng nói vào việc nghiên cứu
Thạch Lam, thêm phần khẳng định tài năng và giá trị những đóng góp của ông trong
tiến trình văn học nước nhà.
Về vấn đề không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn chương thì


đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến trong nhiều cơng trình, nhưng khơng gian
và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Thạch Lam thì vẫn chưa được khai
thác nhiều và sâu. Theo sự tìm hiểu của tác giả thì vấn đề này chỉ được đề cập rải rác
trong một số bài viết và một số luận văn cao học. Nghiên cứu về không gian và thời
gian nghệ thuật trong tác phẩm văn chương chính là nghiên cứu về điểm nhìn chủ
quan của tác giả để từ đó thấy được phong cách nghệ thuật cũng như tư tưởng của
nhà văn.
Chúng tôi chọn đề tài “Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn
Thạch Lam từ góc nhìn thi pháp học” trước tiên là xuất phát từ lòng say mê, niềm
yêu mến một nhà văn tài năng đầy nhân hậu, lặng lẽ kiếm tìm cái đẹp trong văn
chương cũng như trong cuộc sống. Bên cạnh đó, chúng tơi mong muốn có thể kế
thừa những người đi trước để đi sâu khám phá một trong những đặc điểm nổi bật
nhất về thi pháp truyện ngắn Thạch Lam - thời gian và không gian nghệ thuật trong
truyện ngắn Thạch Lam để qua đó thấy được tư tưởng và quan niệm nghệ thuật về
con người của ông.
2. Lịch sử vấn đề

Thạch Lam là một trong những nhà văn đầu tiên góp phần mở ra bước tiến
mới trong tiến trình văn học Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XX. Đến nay, đã có hàng
trăm bài báo và các cơng trình nghiên cứu về Thạch Lam với những khám phá đạt
giá trị cao ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau về Thạch Lam và về các sáng
tác của ông. Hầu như, các bài nghiên cứu đều đánh giá cao về những thành công
cũng như phong cách nghệ thuật độc đáo trong ngòi bút của Thạch Lam. Nhưng bàn
về vấn đề thời gian và không gian nghệ thuật trong các sáng tác của Thạch Lam thì
cịn rất giới hạn, chỉ được đề cập rải rác trong một số bài viết chưa có hệ thống:
- Tác giả Nguyễn Thành Thi đã “khảo sát một cách tồn diện và có hệ thống
những đặc điểm văn xi của Thạch Lam. Trên cơ sở đó mà chỉ ra những đóng góp
trong phong cách văn xi nghệ thuật của ơng trong tiến trình hiện đại hóa văn xi
nghệ thuật tiếng Việt” trong cơng trình “Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch
Lam” (NXB Khoa học Xã hội, 2006). Cơng trình nghiên cứu của tác giả chính là tiền


đề cơ sở cho khóa luận.
- Giáo sư Phong Lê với bài viết “Thạch lam trong Tự lực văn đoàn” (được in
trong quyển Thạch Lam - về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo Dục, 2006) cũng đã nêu
lên những ấn tượng của mình về thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam,
đó là một khơng gian rất “đìu hiu, đạm đạm, khơng có chói gắt, khơng có những
vang động mạnh, nhưng lại gợi bao ám ảnh về số phận con người, về sự tối tăm của
các cảnh đời” [1; 98], hay đó là một thời gian “thường có nhiều bóng tối, khơng
phải cái tối như mực mà là cái tối của hồng hơn, của ngày tàn” [1; 98].
- Trong bài viết “Thi pháp truyện ngắn Thạch Lam” (được in trong quyển
Thạch Lam - về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo Dục, 2006), tác giả Phạm Phú Phong
cũng đã nêu lên vấn đề thời gian, không gian nghệ thuật trong cách xây dựng phong
cách nghệ thuật của Thạch Lam nhưng chỉ ở mức sơ lược.
- Tác giả Hồ Thế Hà cũng đã có một bài viết phân tích khá tỉ mỉ trong
“Truyện ngắn Thạch Lam - đặc điểm không gian nghệ thuật” (được in trong quyển
Thạch Lam - về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo Dục, 2006). Ông cũng đưa ra nhận

xét rằng: “không gian nghệ thuật - một mặt quan trọng để nhà văn thể hiện tư tưởng
và quan niệm nghệ thuật về con người” [1; 248].
- Tác giả Ngô Hương Giang trong bài viết “Thi pháp truyện ngắn Thạch
Lam” (được in trong quyển Thạch Lam, tác phẩm và lời bình, NXB Văn học, 2014)
cũng đã dành một chương để đưa ra ý kiến của mình về không gian và thời gian nghệ
thuật trong truyện ngắn Thạch Lam. Tác giả cho rằng: “không - thời gian nó vừa là
hiện thực nhưng nó lại vừa là ý niệm. Nó vừa là tri giác nhưng nó lại vừa là suy ý.
Vậy nên, tác phẩm văn học, nó vừa tồn tại giữa không - thời gian thực, nuôi dưỡng
những giá trị trong nó, song nó vừa lại là chủ thể tạo ra khơng - thời gian riêng cho
nó, một loại không - thời gian đặc biệt, không - thời gian nghệ thuật” [35; 233].
- Trong bài viết “Phố huyện của Thạch Lam” (Được in trong quyển Thạch
Lam, về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo Dục, 2006) tác giả Đỗ Đức Hiểu cũng đã
phân tích cụ thể về một khía cạnh khơng gian và thời nghệ thuật trong truyện ngắn
Thạch Lam, đó là khơng gian và thời gian diễn ra thường ngày ở nơi phố huyện. Bởi
vì theo ơng thì “với cái thường ngày, Thạch Lam sáng tạo cái thế giới riêng của


mình, một thời gian riêng, một khơng gian riêng, những nhân vật riêng với một
trường ngơn ngữ riêng, tóm lại, một “phong cách Thạch Lam” - nhẹ nhàng, buồn
hiu hắt, đậm đà hương vị đồng quê, nhiều bóng tối, mà chói sáng mối tình thương
u hiền hịa, nhân hậu, phản phất chất thơ tỏa lên từ quê hương, đất nước”[1; 333].
- Trong luận văn thạc sĩ “Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam”
của tác giả Lê Thanh Hải cũng đã đề cập đến không gian và thời gian nghệ thuật
trong truyện ngắn Thạch Lam với dung lượng là một chương luận. Bài viết cũng đã
thể hiện rõ suy nghĩ cũng như cách nhìn nhận của tác giả về vấn đề không gian và
thời gian nghệ thuật trong các sáng tác của Thạch Lam.
Như vậy, nhìn chung, ngồi những bài viết chúng tơi đã nêu trên thì các cơng
trình nghiên cứu về Thạch Lam từ trước đến nay vẫn chưa đi sâu vào vấn đề thời
gian và không gian nghệ thuật nhưng tất cả những cơng trình nghiên cứu ấy chính là
tiền đề và cơ sở cho chúng có những nhìn nhận ban đầu để đi vào làm rõ hơn vấn đề

thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu về thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch
Lam là tập trung khai thác, phân tích về một khía cạnh nổi bật trong hệ thống thi
pháp nghệ thuật của Thạch Lam thông qua các tác phẩm truyện ngắn của ơng. Đây là
một đề tài hẹp, chính vì thế mà trong khóa luận này, chúng tơi chỉ đề cập đến một số
phương diện cụ thể như: không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch
Lam. Để một lần nữa khẳng định được sức ảnh hưởng to lớn của Thạch Lam đối với
các thế hệ độc giả.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Khóa luận chủ yếu tập trung phân tích, làm nổi bật khía cạnh không gian và
thời gian nghệ thuật trong các sáng tác của Thạch Lam. Từ đó cho thấy được phong
cách nghệ thuật trong văn chương của tác giả Thạch Lam, một trong những cây bút
chủ lực của nhóm Tự lực văn đồn.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu

Thực hiện đề tài “Khơng gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn



Thạch Lam từ góc nhìn thi pháp học”, chúng tơi tập trung nghiên cứu về một số
truyện ngắn của Thạch Lam trong ba tập truyện ngắn: Gió đầu mùa (1937), Nắng
trong vườn (1938) và Sợi tóc (1942), ba tập truyện này đã được tổng hợp trong quyển
Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, 2015
5.

Ý nghĩa của đề tài
Chúng tôi chọn đề tài “Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện

ngắn Thạch Lam từ góc nhìn thi pháp học” là để tìm tịi, nghiên cứu về thi pháp
cũng như phong cách nghệ thuật các tác phẩm truyện ngắn của ông để góp phần lý
giải sức sống của văn chương Thạch Lam trong lịng cơng chúng cho đến ngày hơm
nay.
Đồng thời, đề tài này cũng có thể giúp ích cho việc nghiên cứu và giảng dạy
về tác giả Thạch Lam cũng như các sáng tác của ơng trong chương trình Ngữ Văn
phổ thơng.
6.

Phương pháp nghiên cứu

Để hồn thành khóa luận, chúng tôi thực hiện các phương pháp nghiên cứu
như sau:
- Phương pháp lịch sử xã hội: đây là phương pháp sử dụng những thông tin
được ghi chép lại cụ thể để tìm hiểu về cuộc đời cũng như sự nghiệp của tác giả
Thạch Lam. Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong khóa luận.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: đây là một thao tác nghiên cứu được sử
dụng nhiều trong nghiên cứu khoa học, được sử dụng để đối chiếu sự giống và khác
nhau giữa các nhà văn về phong cách, về quan niệm hay về tư tưởng. Từ đó thấy
được đặc điểm nổi bật của nhà văn đang được nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê, phân loại: Đây là phương pháp sử dụng số liệu để
phân chia toàn bộ các tác phẩm trong quá trình sáng tác của tác giả đang được nghiên
cứu thành nhiều thể loại khác nhau. Từ đó giúp chúng ta khái quát được hệ thống tác
phẩm của nhà văn được nói đến.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích là phương pháp nghiên cứu các
tài liệu, lí luận khác nhau bằng cách phân cách chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu
sâu sắc hơn về đối tượng đang nghiên cứu. Tổng hợp là sử dụng những thông tin, dữ


liệu đã phân tích liên kết lại theo từng mặt, để tạo ra sự logic và nhất quán trong việc
nghiên cứu.
- Phương pháp sử dụng thi pháp học: Thi pháp học là một phương quan trọng
trong nghiên cứu văn học. Vì thế mà trong khóa luận này, chúng tơi sử dụng phương
pháp này để tìm hiểu sâu về một khía cạnh trong hệ thống thi pháp học, đó là khơng thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam. Từ đó làm bật lên tính sáng tạo
và tư duy nghệ thuật của tác giả.
7.

Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo, phần nội dung

gồm 3 chương:
Chương 1: Tác giả Thạch Lam và cơ sở lý luận chung
Chương 2: Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam
Chương 3: Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TÁC GIẢ THẠCH LAM VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1.


Tác giả Thạch Lam

1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Thạch Lam
1.1.1.1.

Cuộc đời

Thạch Lam là cái tên quen thuộc trên văn đàn văn học nghệ thuật Việt Nam.
Ông mất khá sớm, khi mới 32 tuổi, ở độ tuổi chín mùi của văn nghiệp. Dù thời gian
cầm bút của Thạch Lam không dài, nhưng ông đã để lại cho đời nhiều áng văn đặc
sắc, nhất là những sáng tác truyện ngắn.
Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Vinh, nhưng tới năm mười lăm tuổi ông
làm khai sinh lại và đổi tên là Nguyễn Tường Lân. Ngoài bút danh chính là Thạch
Lam, ơng cịn có bút danh khác là Việt Sinh và khi viết sách cho thiếu nhi, ông lấy
bút danh là Thiện Sỹ
Thạch Lam sinh ngày 7 tháng 7 năm 1910 (tức ngày 1 tháng 6 năm Canh
Tuất) tại Ấp Thái Hà, Hà Nội, trong một gia đình cơng chức, gốc quan lại đã đến hồi
sa sút. Ông là em ruột của nhà văn Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) và Hoàng Đạo
(Nguyễn Tường Long) hai cây bút quan trọng của nhóm Tự lực văn đồn.
Q nội ông ở làng Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam. Quê ngoại ở Cẩm Giàng,
Hải Dương. Cha của Thạch Lam là cụ Nguyễn Tường Nhu, sinh thời làm đến chức
Thông Phán nên còn được gọi là Phán Nhu. Mẹ Thạch Lam là bà Lê Thị Sâm, con
của ông Lê Quang Thuận, một đồng sự của ông nội Thạch Lam khi ông làm tri
huyện ở Cẩm Giàng (Hải Dương).
Gia đình Thạch Lam có tất cả bảy người con, sáu người con trai và một người
con gái: Tường Thụy, Tường Cẩm, Tường Tam, Tường Long, Thị Thế, Tường Vinh
và Tường Bách. Trừ anh cả Tường Thụy là cơng chức nhà nước thì các người con
cịn lại đều đã ít nhiều dự vào nghiệp văn chương. Trong số đó, nổi bật nhất là Tường
Tam (Nhất Linh), Tường Long (Hoàng Đạo) và Tường Vinh (Thạch Lam).
Theo người nhà Thạch Lam kể lại thì một lần, trong lúc từ Cẩm Giàng lên Hà

Nội tiếp tế tiền gạo cho hai con học tập, ông Nhu (cha Thạch Lam) gặp lại viên Công
sứ Hải Tường, là người lãnh đạo cũ của ông, và được ông này mời sang Sầm Nứa


(Lào) để làm thông ngôn. Năm ấy đang lúc mất mùa, lũ lụt triền miên, việc buôn bán
lâm vào cảnh khó khăn nên ơng Nhu nhận lời ngay. Ngày 31 tháng 7 năm 1917, ông
Nhu sang Lào nhưng chỉ làm được tám tháng thì mắc bạo bệnh qua đời, khi đó
Thạch Lam mới bảy tuổi. Kể từ đó, mẹ của Thạch Lam phải một mình mua bán tảo
tần ni mẹ chồng và bảy người con. Bà Nhu đã phải thay đổi chỗ ở nhiều lần để có
thể gánh vác cơ nghiệp của dòng họ Nguyễn Tường.
Thuở nhỏ, Thạch Lam sống với gia đình tại phố huyện Cẩm Giàng và theo
học tại trường Nam (ngày nay là trường tiểu học Tô Hiệu), đây cũng chính là nơi gắn
bó sâu sắc và có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự nghiệp văn học của ông.
Đến năm mười lăm tuổi, sau khi đã thi đỗ Cao đẳng tiểu học, Thạch Lam đã
nhờ mẹ làm lại giấy khai sinh, đổi tên và tăng tuổi để vào học trường Canh Nông
(Tuyên Quang). Nhưng được một thời gian sau, gia đình ơng lại chuyển về Hà Nội,
ơng thôi học trường Canh Nông và quyết định theo học trường Albert Sarraut để thi
tú tài.
Đỗ được tú tài phần thứ nhất, Thạch Lam thôi học và quay về nhà tự học cùng
với các anh. Năm 1932, Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) sáng lập nên nhóm Tự lực
văn đồn. Thạch Lam cũng bắt đầu sự nghiệp văn chương từ đây. Mới đầu, Thạch
Lam được phân công làm biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay. Ơng sáng tác
bài cho các báo với đủ các thể loại truyện, tùy bút,... Đến đầu năm 1935 thì ơng được
giao làm chủ bút của tờ Ngày nay
Khi Thạch Lam khoảng hai mươi lăm tuổi, ông lấy vợ và được người chị là bà
Nguyễn Thị Thế nhường lại căn nhà nhỏ tại đầu làng Yên Phụ, ven Hồ Tây (Hà Nội)
cho vợ chồng ông ở.
Ngôi nhà của Thạch Lam tuy nghèo nàn, đơn sơ và chỉ là một mái tranh vách
đất, thế nhưng “nhà cây liễu” (gọi là “nhà cây liễu” vì trong sân sát hồ có cây liễu
lớn, thân nâu sần sùi nứt nẻ, bóng rũ thướt tha, do chính tay Thạch Lam trồng) là nơi

thường lui tới của các văn nghệ sĩ. Ngồi các thành viên trong nhóm Tự Lực văn
đồn, cịn có: Thế Lữ, Vũ Hồng Chương, Đinh Hùng, Nguyễn Xuân Sanh, Nguyễn
Tuân, Huyền Kiêu, Nguyễn Xuân Khoát,...
Thạch Lam mất tại đây vào ngày 28 tháng 6 năm 1942 (tức ngày 15 tháng 5


năm Nhâm Ngọ) vì căn bệnh lao phổi khi ơng mới vừa ba mươi hai tuổi.
Thạch Lam ra đi để lại người vợ trẻ cùng với ba đứa con thơ (hai trai, một
gái) trong cảnh nghèo nàn, đơn sơ. Gia đình đã an táng ơng nơi nghĩa trang Hợp
Thiện, nay thuộc quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
1.1.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Thạch Lam bắt đầu hoạt động văn học từ năm 1932, là thành viên của nhóm
Tự lực văn đồn. Ơng sáng tác khá nhiều thể loại như truyện ngắn, truyện dài, bút
ký, tiểu luận, phê bình văn học và thời đàm. Bên cạnh đó, Thạch Lam cịn tham gia
biên tập các tờ tuần báo như Phong hóa, Ngày nay. Hầu hết các sáng tác của Thạch
Lam đều được đăng báo trước khi in thành sách. Tác phẩm in sau ngày ơng mất chỉ
có quyển Hà Nội băm sáu phường.
Các tác phẩm chính của Thạch Lam bao gồm:
- Gió đầu mùa (tập truyện ngắn, Nxb Đời nay, 1937)
- Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, Nxb Đời nay, 1938)
- Ngày mới (truyện dài, Nxb Đời nay, 1939)
- Theo dịng (bình luận văn học, Nxb Đời nay, 1941)
- Sợi tóc (tập truyện ngắn, Nxb Đời nay, 1942)
- Hà Nội băm sáu phố phường (bút ký, Nxb Đời nay, 1943)
- Và bốn quyển truyện viết cho thiếu nhi: Quyển sách, Hạt ngọc, Hai
chị em và Lên chùa. Cả bốn quyển đều do Nhà xuất bản Đời Nay ấn hành năm
1940 và 1941.
Khác với các thành viên khác trong nhóm Tự lực văn đồn như Nhất Linh,
Hồng Đạo, hay Khái Hưng, ngịi bút của Thạch Lam hướng vào cuộc sống của
những người nông dân bình thường nghèo khổ và dường như ơng muốn đến gần hơn

với những con người nghèo khổ bình thường ấy.
Thạch Lam là một người nghệ sĩ có tâm hồn lãng mạn, luôn hướng đến cái
đẹp. Đối với ông, những tác phẩm văn chương phải là đi sâu vào tìm kiếm cái đẹp đã
bị đánh mất và chính ơng cũng là người suốt đời chắt chiu cái đẹp. Theo Thạch Lam
thì “cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm tiềm tàng ở mọi
vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp ở chỗ khơng ai ngờ, tìm


cái đẹp kín đáo để che lấp của sự vật khác một bài học trơng nhìn và thưởng thức”
[1; 34] . Chính vì thế mà trong sự nghiệp sáng tác của mình, Thạch Lam ln hướng
ngịi bút về cái đẹp tiềm ẩn trong mọi ngõ ngách của cuộc sống, nhất là những cái
đẹp trong tâm hồn con người. Có thể thấy trong các tác phẩm của Thạch Lam, rất ít
sự hiện diện của những nhân vật phản diện, của cái xấu, cái ác mà đầy những con
người đẹp trong nhân cách và tâm hồn. Do vậy, truyện ngắn của Thạch Lam ít ngột
ngạt mà lại ln đậm đà chất thơ. Và con người trong sáng tác của Thạch Lam luôn
là những người lao động nghèo khổ. Ơng ln u thương, trân trọng và tìm cách
thức tỉnh họ trước cuộc đời tăm tối. Điều này đã khiến cho văn chương của ông có
điểm khác biệt vượt bậc so với những thành viên khác của nhóm Tự lực văn đồn.
Tác phẩm của Thạch Lam tuy không nhiều, thế nhưng những giá trị được ơng
thể hiện trong các sáng tác của mình dường như trường tồn mãi theo thời gian. Đọc
Thạch Lam, chúng ta khơng những tìm thấy được những vẻ đẹp vĩnh hằng mà cịn
cảm nhận được bóng dáng của đời sống tinh thần, đời sống nội tâm phong phú của
chính mình.
1.1.2. Quan niệm văn chương của Thạch Lam
Thạch Lam là một nhà văn có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam
giai đoạn 1930 - 1945. Theo hồi ức của dòng họ Nguyễn Tường đương thời, “Thạch
Lam là một người khơng ưa sự ồn ào, hào nhống mà thích một cái gì kín đáo, bình
dị” [1; 22]. Tuy cầm bút theo tun ngơn của nhóm Tự lực văn đồn nhưng ở Thạch
Lam vẫn có cái gì đó rất riêng biệt. Ơng dường như vẫn lặng lẽ âm thầm tìm kiếm
cho mình một hướng đi riêng, một phong cách viết riêng để khẳng định bản lĩnh và

cá tính. Chính vì thế mà lúc bấy giờ, sách của Thạch Lam là sách bán “ế” nhất so với
các nhà văn khác của nhóm Tự lực văn đồn. Thế nhưng, hơn nửa thế kỷ sau, độc giả
càng ngày càng phát hiện ra vẻ đẹp vĩnh hằng trong mỗi trang viết của Thạch Lam.
Bởi vì “sự hướng tới một thế giới tinh thần trong sáng, giàu tính thiện của những
con người qua sự miêu tả của Thạch Lam, sẽ không bao giờ là những giá trị lỗi thời
ở mọi thời đại” [1; 23].
Mỗi nhà văn đều có một “tun ngơn” nghệ thuật riêng cho sự nghiệp cầm


bút của mình. Và quan niệm văn chương chính là cái cách nhìn, cách cảm nhận vấn
đề và thái độ của nhà văn trước vấn đề đó trong hiện thực cuộc sống. Đó chính là sự
thể hiện cái giới hạn tối đa trong cách hiểu của nhà văn về thế giới, con người và về
văn học. Bên cạnh đó, quan niệm văn chương nghệ thuật cũng chính là cơ sở, là tiêu
chuẩn để người đọc tìm hiểu và đánh giá về tác phẩm văn học, để nghiên cứu sự phát
triển của văn học.
Khi nói đến văn chương nghệ thuật, chúng ta không thể không nhắc đến cái
đẹp. Mỗi nhà văn đều hướng mình đến cái đẹp trong cuộc đời và trong văn chương.
Giống như Nguyễn Tuân hay bất kì một tác giả nào khác, Thạch Lam cũng quan
niệm nhà văn chính là một người đi tìm kiếm cái đẹp trong suốt cuộc đời cầm bút.
Ông cũng đã từng bộc bạch: “Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng
ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phải hiểu cái
đẹp ở chính chỗ khơng ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp cái sự vật cho
người khác một bài học trơng nhìn và thưởng thức” (Tiểu luận Theo dịng) [1; 34].
Với Thạch Lam, cái đẹp khơng phải là cái gì trừu tượng mà cái đẹp rất cụ thể theo
cách nhìn và suy nghĩ của nhà văn. Mỗi truyện ngắn của Thạch Lam đều mang một
vẻ đẹp có ý nghĩa văn hóa lâu dài. Khơng khí và nhân vật trong sáng tác của ông đều
mang đậm sắc thái, vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của con người, của đất nước Việt
Nam. Đọc Thạch Lam, chúng ta như được hịa mình vào khung cảnh thiên nhiên thơ
mộng của làng quê Việt Nam với “tiếng trống thu không”, với “phương tây đỏ rực
như lửa cháy và những áng mây ánh hồng như hòn than sắp tàn” với “dãy tre làng

trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời” [11; 133]. Rồi những bức tranh
thơn q thanh bình và yên ả. Hay đắm chìm trong những phiên chợ q đầy âm
thanh của tiếng cười, tiếng nói, tiếng địn gánh. Hay cảm nhận được cả những hương
vị rất riêng, rất đậm đà bản chất Việt Nam. Thế nhưng vẻ đẹp mà Thạch Lam tìm
kiếm khơng chỉ dừng lại ở những khung cảnh quê hương đất nước mà còn ở trong
tâm hồn người con đất Việt. Đó là hình ảnh rất đẹp của những người phụ nữ tảo tần,
chịu thương chịu khó, ln hi sinh mình vì người khác như mẹ Lê, như cơ Tâm hàng
xén,.. .Đó là vẻ đẹp của mối tình đầu trong sáng, lãng mạn khơng dễ gì gặp lại lần


thứ hai trong cuộc đời. Đó là vẻ đẹp của sự hoàn thiện bản thân khi biết sám hối và
vượt qua được chính mình trong một khoảnh khắc nào đó. Và đó chính là vẻ đẹp của
sự khao khát trở về với những giá trị tinh thần vĩnh cữu, bất diệt: tình yêu thương
con người. Những vẻ đẹp ấy ẩn giấu tiềm tàng ở bất kỳ nơi đâu, ở bất cứ người nào.
Theo dịng chảy khơng ngừng của thời gian, những vẻ đẹp ấy có thể bị mất đi, bị mai
một, chính vì vậy mà chúng ta phải tìm ra, phải q trọng, nâng niu nó như nâng niu
chính vẻ đẹp tâm hồn mỗi con người chúng ta vậy.
Có thể thấy một điều rất rõ ràng là ở ngoài đời, Thạch Lam khá điềm đạm và
ít nói, thế nhưng đối với văn chương, ông là một con người vô cùng nghiêm túc và
sâu sắc. Nhà văn Hồ Dzếch cũng đã từng nói về Thạch Lam là một “người viết khó
khăn và rất thận trọng” [1; 23]. Chính vì vậy mà quan niệm về văn chương của ông
cũng rất đặc biệt.
Nếu như đối với Marxim Gorki: “Văn học là Nhân học”, và đối với Nam
Cao: “nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối” thì đối với Thạch Lam, ơng lại có
quan niệm về vai trị và tác dụng của văn chương đối với con người và xã hội như
sau: “Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự
thoát li hay sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực
mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm
cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”. [1; 455]
Phát biểu của Thạch Lam đã cho chúng ta thấy được sự mới lạ trong quan

niệm về văn chương nghệ thuật của ông. Quan niệm ấy đã vượt qua khỏi cái quỹ đạo
tư tưởng của nhóm Tự lực văn đồn tiến lên một tầm cao tư tưởng nghệ thuật mới tư tưởng “nghệ thuật vị nhân sinh”. Thạch Lam đã xây dựng nên một thứ văn
chương có một mối quan hệ mật thiết với đời sống, với xã hội mà khơng thốt li thực
tại. Theo Thạch Lam thì “một nhà văn khơng thành thực, khơng bao giờ trở nên một
nhà văn giá trị. Nhưng một nghệ sĩ không thành thực chỉ là một người thợ khéo tay
thơi” [1; 281]. Mọi sự bóp méo, tơ hồng hiện thực đều là sự giả tạo trái với lương
tâm của người cầm bút. Đối với Thạch Lam thì tính chân thực của nhà văn và tác
phẩm văn học chính là vai trò quyết định quan trọng làm nên giá trị của văn chương
nghệ thuật. Ngồi ra, theo ơng các sáng tác nghệ thuật phải góp phần đấu tranh cho


cái thiện toàn thắng, phải khiến cho con người hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đối với Thạch Lam văn chương phải mang đến cho bạn đọc những giá trị
trường tồn, những ý nghĩa nhân sinh quan của nhà văn đối với mọi khía cạnh của
cuộc sống, đối với mọi góc độ sáng tối khác nhau của xã hội, để người đọc có thể
cảm nhận được thực tại như đang diễn ra trước mắt họ. Và với phát biểu trên, Thạch
Lam đã phải bút chiến với quan niệm nghệ thuật thốt ly của dịng văn học lãng mạn
giai đoạn 1930 - 1945. Có thể thấy rằng Thạch Lam đã đi ngược lại quan điểm của
một số nhà văn, những người chán ghét với thực tại đen tối, xấu xa và ln hướng
văn học đến quan điểm thốt li. Họ khi thì thốt lên tiên, khi thì trốn vào ái tình ảo
mộng: “Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá. Chỉ biết u thơi chẳng biết gì” (Xn
Diệu). Bên cạnh đó cịn có những tác giả lại muốn trốn vào “Một vì sao trơ trọi cuối
trời xa. Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh, những ưu phiền đau khổ với buồn lo”
(Chế Lan Viên). Hay họ là những người đã đưa người đọc chìm đắm trong những
cơn say hoan lạc để quên hết đi thực tại của xã hội đương thời. Đây cũng chỉ là
những biểu hiện yếu đuối và bất lực của các nhà văn đối với xã hội giả dối và tàn ác
đương thời. Thạch Lam khơng đồng tình với thái độ quay lưng với hiện thực của
người nghệ sĩ vì theo ơng, điều đó dường như là thứ sát giới giết chết nghệ thuật.
Ơng viết “Có nhiều nhà văn khơng dám nhìn thẳng sự thật bao giờ. Trong tác phẩm
của họ, những cảnh tả đều là bịa đặt, khơng có thật, các nhân vật điều khn sáo

tâm lí sẵn có trong các sách trước” [1; 282]. Ơng nhấn mạnh rằng nhà văn thực tài
phải là người phản ánh được trong tác phẩm của mình sự phức tạp và phong phú của
cuộc sống đang diễn ra và biến đổi không ngừng. Thạch Lam quan niệm rằng văn
chương phải gắn bó mật thiết với đời sống con người, phải phản ánh được hiện thực
chứ không phải là thứ văn chương khiến cho tâm hồn con người càng thêm ủy mị,
sướt mướt, thoát ly ra khỏi thực tại xã hội. Tuy là một trong những cây bút chủ lực
nhưng Thạch Lam lại có quan điểm văn chương rất khác biệt so với các thành viên
khác của Tự lực văn đoàn mà quan điểm văn chương của ông lại gần gũi với Nam
Cao: “nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh
trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thốt ra từ kiếp lầm than”
(Trăng sáng) hay quan niệm văn chương phải là sự thật ở đời của Vũ Trọng Phụng.


Nhà văn phải thành thực trong cảm xúc, phải dám nhìn thẳng vào sự thật, đó mới là
Thạch Lam. Bên cạnh đó, đối với Thạch Lam, người nghệ sĩ khơng được phép chạy
theo thời thượng nhằm thỏa mãn thị hiếu thấp hèn của một bộ phận độc giả, càng
không được phép bán đứng ngịi bút vì ma lực của đồng tiền. Bởi vì những tác phẩm
văn chương kém chất lượng chỉ trong một thời gian ngắn sẽ bị đi vào sự quên. Cuối
cùng chúng bị xóa sổ trên văn đàn.
Đối với Thạch Lam, văn chương nếu chỉ tố cáo những bất công ngang trái,
xấu xa của xã hội đương thời thơi thì vẫn chưa đủ, vẫn chưa thật sự là sáng tạo nghệ
thuật mà văn chương còn phải thay đổi được cái xã hội ấy, lật ngược lại tình thế của
xã hội. Có thể nói rằng quan niệm về văn chương của Thạch Lam quả thật rất sâu sắc
và toàn diện. Cũng giống như nhà văn Lỗ Tấn đã phải bỏ nghề thuốc, chọn nghề viết
văn để chữa trị căn bệnh tinh thần của nhân dân ở đất nước mình. Vì theo Lỗ Tấn,
căn bệnh tinh thần là một loại bệnh đáng sợ và gây hậu quả khơn lường cịn hơn cả
bệnh thể xác. Thạch Lam vừa quan tâm đến những vấn đề của xã hội, vừa tố cáo cái
xã hội tàn ác ấy. Thạch Lam rất để tâm đến sự tác động mạnh mẽ của văn chương
nghệ thuật đối với tâm hồn con người, để làm cho “lòng người được thêm trong sạch
và phong phú hơn”. Thạch Lam quan niệm rằng văn chương phải có một khả năng

đặc biệt đó là làm thay đổi con người từ bên trong tâm hồn, làm cho thế giới nội tâm
của con người có những biến động khơng nhỏ, góp phần vào việc xây dựng một tâm
hồn con người trong sạch và thanh cao. Bên cạnh đó, văn chương cịn có nhiệm vụ
vạch trần, phê phán và tố cáo những thói hư tật xấu của con người, của xã hội, đồng
thời phải xây dựng một đời sống tinh thần trong sạch và thanh cao cho con người.
Văn chương nghệ thuật chân chính ln có sức thuyết phục và cảm hóa con người
một cách mạnh mẽ, đồng thời phải góp phần hướng con người đến sự phát triển và
hoàn thiện đạo đức, nhân cách, đưa con người hướng đến Chân - Thiện - Mỹ. Có thể
thấy rằng, các nhà văn hiện đại ln quan tâm đến sự hoàn thiện của nhân cách con
người, và sự hoàn thiện ấy được con người đúc kết từ trong những gì nhà văn thể
hiện trong những đứa con tinh thần của mình. Cái thế giới tâm linh kì diệu trong văn
chương khiến tâm hồn con người ta phong phú hơn, sâu sắc hơn.
Các sáng tác của Thạch Lam luôn hướng con người tới cái thiện và sự cao cả.


Nhất là trong các truyện ngắn của ông. Thạch Lam ln mong muốn dùng ngịi bút
của mình mà thay đổi cái thế giới giả dối và tàn ác, để đem lại sự thanh lọc cho tâm
hồn con người.
Trong nhóm Tự lực văn đoàn, nếu Khái Hưng, Nhất Linh hay Hoàng Đạo
hướng ngịi bút của mình đến về những kiếp người nhỏ bé bằng sự xót thương của
tầng lớp thượng lưu nghiêng mình xuống nỗi thống khổ của những người thuộc tầng
lớp dưới mình thì Thạch Lam lại hồn tồn khác. Ơng viết bằng tất cả sự cảm thơng
của mình đối với mọi kiếp người. Ông trân trọng nâng niu giá trị của con người và
ơng ln có một ý thức tìm kiếm được vẻ đẹp tiềm tàng trong mỗi con người thuộc
mọi tầng lớp khác nhau. Thế nên, trong sáng tác của Thạch Lam, hình ảnh con người
hiện lên khác với hình ảnh con người bị tha hóa, bị lưu manh hóa và khơng lối thốt
của Nam Cao, khác với hình ảnh con người vơ nghĩa lý của Vũ Trọng Phụng mà đó
là những con người nghèo nhưng khơng hèn. Ở những nhân vật trong tác phẩm của
Thạch Lam luôn tỏa ra một thứ ánh sáng lấp lánh mang đầy ước mơ trong sáng và
lành mạnh, vượt qua khỏi cái bóng tối đang giữ chân họ, vượt qua khỏi cái nỗi buồn

của một kiếp lầm than, vượt qua khỏi cái thân phận và hồn cảnh của chính bản thân
mình. Mẹ Lê dù sắp trút hơi thở cuối cùng cũng có một mong muốn giản dị, xoáy
sâu vào tâm can con người: “Có người mướn làm” để có tiền lo cho các con thơ dại.
Hay ước muốn được trở về sống trong vịng tay u thương của gia đình của hai cô
gái giang hồ trong Tối ba mươi. Hay Liên và An vẫn sáng ngời lên niềm khao khát
và ước mơ về một thế giới khác bao điều kì diệu dù ở trong cái nhịp điệu tẻ nhạt lặp
đi lặp lại hằng ngày ở nơi phố huyện nghèo khổ, chỉ có ánh sáng leo lắt của cái đèn
Hoa Kì con con. Và có lẽ khơng chỉ có Liên và An mới có những ước mơ cao đẹp ấy
mà ngay cả những con người trong bóng tối như chị Tý, như bác Sẫm cũng “mong
đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc đời nghèo khó của họ” (Hai đứa trẻ). Chính bởi
những ước mơ đó đã nâng tầm nhân vật của Thạch Lam lên trên một bậc, khiến họ
trở thành những con người cao cả trong một cuộc đời tăm tối cùng cực. Vì thế mà
chúng ta hiểu được rằng tại sao văn chương của Thạch Lam thấm đẫm chất hiện thực
nhưng người ta vẫn xếp ông vào hàng ngũ của các nhà văn lãng mạn. Lãng mạn và
hiện thực như hai yếu tố hòa quyện chặt chẽ với nhau trong văn chương của Thạch


Lam, tạo cho văn ông một vẻ đẹp không lẫn vào đâu được: nhẹ nhàng, man mác
nhưng vẫn có sức lan tỏa và thấm sâu vào tâm hồn người đọc. Đọc Thạch Lam,
chúng ta khơng có cảm giác tù túng, ngột ngạt và bức bối như khi đọc của Nguyễn
Công Hoan, Nam Cao hay Ngô Tất Tố. Thế nhưng, Thạch Lam vẫn lay động được
lòng người qua các sáng tạo nghệ thuật của ơng. Bằng chứng rõ nhất đó là câu
chuyện Nhà mẹ Lê cũng ám ảnh vào sâu tâm trí người đọc về cái nghèo, cái khốn
cùng khổ cực của con người như Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Hay cái bi kịch về miếng
ăn của Sinh trong truyện ngắn Đói cũng khiến chúng ta day dứt khơn ngi như cái
bi kịch sống mòn của Thứ. Cái lãng mạn và cái hiện thực trong tác phẩm của Thạch
Lam như hai sợi dây bện chặt cào nhau không thể tháo rời. Giữa thời kì mà các nhà
văn, nhà thơ khác đang say sưa thốt li thì quan niệm văn chương của Thạch Lam lại
là một quan niệm tích cực, có tác dụng lâu dài trong nền văn học dân tộc.
Thạch Lam đã đem đến cho người đọc một cái gì đó rất nhẹ nhõm, rất yên

lành và mát dịu. Độc giả như được sưởi ấm bởi tinh thần nhân đạo cao cả trong mỗi
trang văn của ông. Thạch Lam là một nhà văn thiên về cảm xúc, một nhà văn thuộc
trường phái lãng mạn nhưng những tác phẩm của ông lại đi theo quan điểm “nghệ
thuật vị nhân sinh”. Cũng vì lẽ đó mà Thế Lữ từng nhận xét Thạch Lam là người
“sống hết cả từng ý văn, từng câu văn anh viết trên giấy. Sự thực của tâm hồn mà
Thạch Lam diễn tả trong lời của văn chương phức tạp nhiều hình nhiều vẻ, nhưng
bao giờ cũng đằm thắm, cũng nhân hậu, cũng nghẹn ngào một chút lệ thầm kín của
tình thương” [1; 150]. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã cho rằng các sáng tác của
Thạch Lam đã chịu đựng được sự khắc nghiệt của thời gian để đón nhận được sự yêu
mến và trân trọng của bạn đọc cho đến ngày hơm nay. Cũng bởi vì theo tác giả
Nguyễn Trọng Đức, “những quan niệm văn chương tinh vi, sắc sảo của Thạch Lam
đã góp phần khơng nhỏ vào việc làm phong phú tư duy lí luận và hiện đại hoá nền
văn học nước ta chặng đường đầu thế kỷ hai mươi” [4].
1.2. Khái niệm không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn chương
1.2.1. Khái niệm khơng gian nghệ thuật
Trong q trình con người chiếm lĩnh và tái hiện hiện thực bằng nghệ thuật


thì khơng gian nghệ thuật chiếm vai trị quan trọng trong việc thể hiện tính cách nhân
vật, tư tưởng chủ đề của các sáng tạo nghệ thuật. Có thể nói không gian nghệ thuật là
một phạm trù quan trọng trong hệ thống thi pháp học và là phương tiện chiếm lĩnh
đời sống, là mơ hình nghệ thuật về cuộc sống. Bên cạnh đó, khơng gian nghệ thuật
cũng góp phần thể hiện quan điểm sáng tác của các nhà văn, nhà thơ và tạo nên tính
chỉnh thể của hình thức nghệ thuật.
Trong Từ điển tiếng Việt cũng đã giải thích khơng gian là “hình thức tồn tại
cơ bản của vật chất, trong đó các vật thể có độ dài và độ lớn khác nhau, cái nọ ở
cạnh cái kia” [13; 632], và tác giả Hồng Phê cũng đã cắt nghĩa khơng gian chính là
“khoảng khơng gian bao trùm lên tất sự vật hiện tượng xung quanh đời sống con
người” [13; 633]. Như vậy, theo cách giải thích của các tác giả trong cuốn Từ điển
tiếng Việt thì khơng gian chính là môi trường chúng ta đang sống với sự tồn tại của

các sự vật. Khơng gian chính là hình thức tồn tại của vật chất với những thuộc tính
như cùng tồn tại và tách biệt, có chiều kích và kết cấu. Khi nói đến khơng gian,
chúng ta thường hay quy nó về một khơng gian địa lý nào đó.
Thế nhưng, khơng gian nghệ thuật lại là một phạm trù khác hẳn. Nó là khơng
gian thuộc về hình thức nghệ thuật mà theo tác giả Lê Bá Hán trong cuốn Từ điển
thuật ngữ văn học thì: “Khơng gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình
tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ
thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong một trường nhìn nhất
định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ tồn bộ quảng tính của nó:
cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài,
tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về khơng
gian, nên mang tính chủ quan. Ngồi khơng gian vật thể, có khơng gian tâm tưởng.
Do vậy khơng gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, không quy được vào không
gian địa lý” [5; 162], hay khơng gian nghệ thuật chính là một phương thức tồn tại và
phát triển của thế giới nghệ thuật.
Như vậy, ta có thể hiểu khơng gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình
tượng nghệ thuật. Tức là tác giả bao giờ cũng đặt nhân vật của mình vào một khơng


gian nhất định để khắc họa hình tượng. Mặt khác, chúng ta có thể thấy rằng khơng
gian nghệ thuật khơng chỉ là nơi để hình tượng nghệ thuật tồn tại mà cịn là nơi để
tác giả có thể bộc lộ được tính tư tưởng của hình tượng.
Bên cạnh đó, Trần Đình Sử cũng đã lí giải thêm: “Khơng gian nghệ thuật là
hình thức tồn tại cùng thế giới nghệ thuật” [16; 88]. Ơng cịn nhấn mạnh rằng:
“Khơng gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nhà nghệ sĩ nhằm biểu hiện con
người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống, do đó khơng thể quy nó về
không gian địa lý hay không gian vật lý, vật chấf” [16; 88 - 89]. Theo ơng thì khơng
gian nghệ thuật là phương thức tồn tại và phát triển của thế giới nghệ thuật. Đời sống
con người được chiếm lĩnh bởi khơng gian nghệ thuật. Ngồi ra, khơng gian nghệ
thuật còn mang ý nghĩa biểu tượng của nghệ thuật. Theo Trần Đình Sử thì sự miêu

tả, trần thuật bên trong tác phẩm văn học bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn,
một cách nhìn của tác giả đối với sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình. Chính vì
thế mà khơng gian nghệ thuật mang đậm tính chủ thể, nhờ tính chủ thể này mà khơng
gian trong các tác phẩm nghệ thuật được mở rộng đa chiều.
Trong việc nghiên cứu không gian nghệ thuật, các tác giả cũng đã có sự phân
loại khơng gian nghệ thuật như sau:
Theo như trong cuốn Dẫn luận thi pháp học của Trần Đình Sử, thì ơng đã dựa
vào các tiêu chí vị trí, giới hạn của sự vật để chia thành khơng gian điểm (địa điểm),
không gian tuyến và không gian mặt phẳng. Ơng cịn dựa vào sự biến đổi, sự vận
động của sự vật hiện tượng để chia thành không gian bên trong (phi thời gian, khơng
có sự biến đổi) và khơng gian bên ngồi (vơ thường, có sự biến đổi ngẫu nhiên).
Ngồi ra cịn có khơng gian hành động và phi hành động.
Trong Những vấn đề thi pháp của truyện, tác giả Nguyễn Thái Hịa đã phân
chia khơng gian nghệ thuật thành các loại cụ thể. Đầu tiên là không gian bối cảnh.
Đây là không gian rộng lớn nhất mà câu chuyện xảy ra, gồm có: bối cảnh thiên
nhiên, bối cảnh xã hội, bối cảnh tâm trạng. Kế tiếp là không gian sự kiện, không gian
tâm lý, không gian đối thoại và không gian kể chuyện,


Tác giả Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương trong Lý luận văn học vấn
đề và suy nghĩ cũng đã phân chia không gian nghệ thuật thành không gian thiên
nhiên và không gian sinh hoạt. Hai loại không gian này luôn gắn liền với con người,
với khát vọng, lý tưởng của con người. Đó là khơng gian có sự vận động đa chiều,
linh hoạt nhưng cũng có thể tĩnh lặng đến khơng ngờ.
Qua những ý kiến nêu trên, có thể thấy khơng gian nghệ thuật có ý nghĩa quan
trọng trong việc miêu tả đời sống, bộc lộ tâm tư, tình cảm trong tâm hồn nhân vật
của các tác giả văn học. Như trong Hai đứa trẻ, Thạch Lam đã miêu tả một không
gian phố huyện nghèo nàn, xơ xác và tối tăm. Đó là một khơng gian chật hẹp và tĩnh
lặng. Dưới cái nhìn của chị em Liên, bức tranh phố huyện nghèo trở nên chân thật
hơn, bộc lộ chiều sâu tâm trạng của nhân vật An và Liên, giúp cho người đọc thấm

thía được sự tiêu điều, ảm đạm, xác xơ. Để từ cái khơng gian đìu hiu ấy mà Thạch
Lam đã chấm bút nghệ thuật cho hình tượng chuyến tàu đêm. Qua đó bộc lộ được
những khát vọng về một tương lai tươi sáng hơn trong cuộc đời của những đứa trẻ,
của những con người nghèo khổ nơi đây.
Ngồi ra, có thể thấy rằng khơng gian nghệ thuật cịn mang tính quan niệm.
Như trong cổ thi, khơng gian thường là những nơi tượng trưng cho sự thanh sạch,
nhàn nhã, xa lánh bụi trần. Hay gần hơn là không gian sống mòn của nhân vật Thứ
trong tác phẩm Sống mịn của nhà văn Nam Cao.
Có thể nói khơng gian nghệ thuật chính là một trong những yếu tố quan trọng
khơng thể thiếu của tác phẩm văn học. Vai trị của không gian nghệ thuật không chỉ
là xác định cho chúng ta biết nơi sự việc diễn ra trong câu chuyện mà nó cịn là nơi
thể hiện tâm trạng nhân vật, để chúng ta có thể đánh giá đạo đức, thẩm mĩ của nhân
vật.
Qua sự phân loại của không gian nghệ thuật, có thể thấy quan điểm thống
nhất giữa các tác giả về khơng gian nghệ thuật. Đó chính là hình thức tồn tại của thế
giới nghệ thuật. Và các nhân vật đều sống trong không gian nghệ thuật ấy. Bên cạnh
đó, khơng gian nghệ thuật cịn có vai trị quan trọng trong việc thể hiện quan niệm,


bộc lộ một cách sâu sắc nhất về tâm tư, tình cảm và tâm hồn của tác giả cũng như
của nhân vật.
Theo dịng chảy của văn học, khơng gian nghệ thuật cũng có những sự biến
đổi khơng nhỏ. Ở mỗi giai đoạn văn học thì khơng gian nghệ thuật đều mang những
đặc trưng riêng tạo nên dấu ấn cho giai đoạn văn học đó. Nếu như ở khơng gian nghệ
thuật của văn học trung đại là sự rộng lớn bao la của vũ trụ thì đến với văn học hiện
đại, khơng gian nghệ thuật được cá thể hóa đi sâu vào bên trong cuộc sống con người
để người đọc cảm nhận được sự nhọc nhằn, khổ cực mà con người đương thời phải
gánh chịu.
1.2.2. Khái niệm thời gian nghệ thuật
Cũng như khơng gian nghệ thuật thì thời gian nghệ thuật cũng là một phạm

trù của hình thức nghệ thuật, là dạng tồn tại mang tính đặc thù của vật chất. Nếu thời
gian ở thế giới thực là một thời gian tuần hồn thì thời gian nghệ thuật là thời gian
ln có sự chuyển động và biến đổi khơng ngừng tùy theo cảm thụ của chủ thể sáng
tạo nghệ thuật.
Trong quyển Từ điển tiếng Việt cũng đã giải thích rằng: “Thời gian là hình
thức tồn tại cơ bản của vật chất (cùng với khơng gian) trong đó vật chất vận động và
phát triển liên tục, khơng ngừng” [13; 785]. Nói theo quan niệm triết học thì ta có thể
hiểu thời gian chính là hình thức tồn tại của vật chất, và trong thời gian tồn tại những
thuộc tính, độ lâu dài của mọi sự biến đổi trong thế giới vật chất. Thời gian cũng bao
gồm cả trình tự xuất hiện và mất đi của sự vật, các trạng thái biến đổi khác nhau của
thế giới vật chất. Như vậy, thời gian chính là một phạm trù cơ bản của cuộc sống.
Con người và mọi sinh vật trong thế giới tự nhiên đều tồn tại dựa trên quá trình vận
động của thời gian. Tuy nhiên thời gian sinh học và thời gian nghệ thuật đều có
những phạm trù riêng khác biệt. Ở thế giới thực, con người chịu sự chi phối của thời
gian, mọi sự và mọi vật đều phải tuân thủ theo dòng chảy của thời gian. Ngược lại,
những sự kiện, diễn biến trong tác phẩm nghệ thuật không thể nào tồn tại được trong
thời gian đời thực được mà nó có q trình vận động và phát triển riêng biệt. Con
người trong tác phẩm nghệ thuật có thể trải qua một ngày, một đời, qua nhiều thế hệ,


cũng có thể nhảy vọt tới tương lai hay quay ngược về q khứ. Những điều này hồn
tồn khơng thể xẩy ra ở thế giới vật chất. Chính vì thế mà “thời gian nghệ thuật là
thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục
và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian và hiện tại, quá
khứ hay tương lai ” [16; 61]. Có thể nói rằng thời gian nghệ thuật mang tính liên tục,
theo một trình tự sự việc này diễn ra trước tiếp nối sự việc sau, thế nhưng nó cũng có
thể đảo ngược lại hoàn toàn. Thời gian được biến đổi một cách sáng tạo trong tác
phẩm nghệ thuật. Tác giả có thể lựa chọn điểm bắt đầu và kết thúc của tác phẩm.
Thời gian có thể nhanh, có thể chậm, có thể ngắn cũng có thể kéo dài cả vài thế hệ,
có thể ngược, có thể xi theo dịng chảy của cuộc sống.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại
của hình thức của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [5; 219].
Cũng như khơng gian nghệ thuật thì sự miêu tả, sự trần thuật trong văn học nghệ
thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong một thời gian nhất
định. Qua thời gian, người đọc biết được sự việc trần thuật diễn ra như thế nào. Các
nhà văn sử dụng hời gian nghệ thuật để thể hiện sự tư duy của con người và miêu tả
tính cách, hồn cảnh cũng như số phận của nhân vật.
Như vậy thời gian nghệ thuật là hình thức nghệ thuật, là một sản phẩm sáng
tạo của các tác giả bằng các phương tiện nghệ thuật để cho người thưởng thức sản
phẩm ấy có những cảm giác đắm chìm theo dịng thời gian, có thể là sự hồi hộp đợi
chờ, có thể nhẹ nhàng thanh thản, cũng có thể quay ngược với quá khứ hay lo lắng
đón tiếp tương lai. Thời gian nghệ thuật là một sản phẩm khách quan trong sự sáng
tạo của các tác giả. Người đọc có thể muốn cảm thụ thời gian nhanh hay chậm tùy
theo cách cảm nhận của mình. Và trong văn học, thời gian nghệ thuật cũng là một
biểu tượng, một tượng trưng cho quan niệm về con người và cuộc đời của nhà văn.
Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, thời gian trôi qua một cách lững lờ, chậm
chạp của buổi chiều tàn. Bạn đọc có thể cảm nhận được từng bước vận động hững hờ
của thời gian. Suốt cả câu chuyện dài hơn mười trang, thời gian chỉ trôi qua năm sáu
tiếng. Thời gian của cái ngày tàn ngập ngụa bóng tối khiến cho độc giả thấy được sự
già nua, tàn lụi của phố huyện, đồng thời cảm nhận được tâm trạng của hai chị em


Liên khi phải sống một cuộc sống tẻ nhạt, đơn điệu nơi đây.
Như vậy, thời gian trong các sáng tác nghệ thuật hoàn toàn khác với thời gian
của cuộc sống thực. Nếu cuộc sống đời thực thời gian mỗi ngày hai mươi bốn tiếng,
ngày nào cũng như ngày nào thì trong nghệ thuật, thời gian có thể bị dồn nén, có thể
kéo dài vơ tận, cũng có thể chỉ trong chốc lát.
Thời gian nghệ thuật được xây dựng theo từng cách cảm thụ về thời gian của
con người. Điều này được chứng minh rất rõ qua sự cảm thụ độc đáo của tác giả về
cách thức tồn tại của nhân vật trong các sáng tác của mình.

Theo tác giả Trần Đình Sử thì thời gian nghệ thuật như một sự sáng tạo của
người nghệ sĩ để tạo ra “một thế giới nghệ thuật có thể trường tồn trong thời gian”
[18; 61]. Có thể nói rằng, thời gian nghệ thuật đã góp phần bộc lộ rõ quan điểm và tư
tưởng của tác giả. Nhà văn có thể trình bày các sự kiện theo diễn biến trình tự của
thời gian một cách mạch lạc và logic. Thời gian nghệ thuật tạo nên sức hấp dẫn và
tính nhịp điệu cho tác phẩm, khiến cho độc giả phải cuốn theo nó.
Ngồi ra, thời gian nghệ thuật cịn có thể là thời gian tâm lý. Đây là loại thời
gian không thể cân, đo, đong, đếm mà được cảm nhận bằng cảm xúc, tình cảm của
con người, được thể hiện qua lăng kính chủ quan của tác giả. Nhà văn kéo dài thời
gian để diễn tả tâm trạng đợi chờ của nhân vật, hay cũng có thể bắt thời gian dừng lại
để nhân vật của mình quay ngược lại với quá khứ. Thời gian trong văn học rất lạ, quá
khứ, hiện tại và tương lai đan xen lẫn nhau, bổ sung cho nhau và không thể tách rời
nhau. Điều này thể hiện quan niệm về sự vận động của con người và lịch sử.
Thời gian nghệ thuật rất đa dạng và phong phú. Các nhà văn sử dụng yếu tố
thời gian nghệ thuật như một phương tiện để tái hiện lại đời sống con người, và dựa
vào đó để làm cơ sở xây dựng và phân tích cấu trúc bên trong của hình tượng văn
học nghệ thuật.
Thời gian nghệ thuật cũng có một số cách phân loại như sau:
Tác giả Trần Đình Sử thì thời gian trong văn học được chia thành thời gian trần
thuật và thời gian được trần thuật. Ở đây thời gian trần thuật chính là thời gian vận
động theo dịng chảy tuyến tính một chiều của văn bản văn học. Bản thân thời gian
trần thuật chính là một đối tượng của sự cảm nhận, một chủ đề, một đề tài của văn


×