Tải bản đầy đủ (.docx) (124 trang)

Người khmer ở xã an bình, huyện phú giáo, tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 124 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
••

NGƯỜI KHMER Ở XÃ AN BÌNH, HUYỆN PHÚ GIÁO
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Mã số:

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Hạnh Minh Phương

Bình Dương, 3/2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
••

NGƯỜI KHMER Ở XÃ AN BÌNH, HUYỆN PHÚ GIÁO,
TỈNH BÌNH DƯƠNG

Mã số:

Xác nhận của đơn vị chủ trì đề tài


••
(chữ ký, họ và tên)

TS. Nguyễn Văn Thủy

Chủ nhiệm đề tài
(chữ ký, họ và tên)

TS. Trần Hạnh Minh Phương

Bình Dương, 2/2019

1


Mục lục

Tài liệu tham khảo.......................................................................................................117
Phụ lục ảnh

3

Trang


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuối thế kỷ XVII, Bình Dương là một trong hai tổng thuộc dinh Phiên Trấn, huyện Tân
Bình, ngồi lớp cư dân người Việt từ vùng Ngũ Quảng (nhiều nhất là Quảng Bình) vào khai
phá vùng đất hoang vu này cịn có các tộc người bản địa Mạ, Cơ ho, Stiêng ... cùng chung lưng

đấu cật xây dựng vùng đất hoang vu này thành làng mạc và theo thời gian, thành phần tộc
người đã có nhiều thay đổi. Những tộc người bản địa dần dần chuyển lên sống ở vùng cao, do
việc tách tỉnh Bình Dương và Bình Phước, nên địa bàn thuộc tỉnh Bình Dương ngày nay khơng
cịn những tộc người cư trú lâu đời, mà phần lớn những tộc người mới đến.
Thế kỷ XIX, theo mơ tả của Trịnh Hồi Đức trong Gia Định thành thơng chí (hồn thành
đời vua Gia Long) người Việt xen cư với các tộc người thiểu số (mà Trịnh Hoài Đức gọi khác
với tên tộc người như ngày nay). Người Hoa, ông gọi là người Đường, các tộc người sống
vùng cao ông gọi là Cao Miên và Đồ Bà. Mỗi tộc người vẫn giữ phong tục của riêng mình tạo
nên một bức tranh văn hóa phong phú của vùng Gia Định xưa “Gia Định ở về phía nam nước
Việt, khi mới khai thác, thì có lưu dân nước ta cùng người Đường (tục gọi người nhà Đại
Thanh là Đường nhân, cũng như người dân tộc tứ di gọi người Trung Quốc là Hán nhân,
người Hán đây không phải là Lưu Hán, người Đường đây không phải là Lý Đường. Sách
Quảng Đơng tự nhận mình là người Đường của đời Đường Ngu chẳng qua chỉ là lời quá khoa
trương). Người Tây Dương (các nước như Phú Lãng Sa, Hồng Mao, Mã Cao, đều gọi là Tây
Dương) [3a] Cao Miên, Đồ Bà (người Sơn man, ở núi đảo theo đạo Bái Nhật (lạy mặt trời) ở
trong 36 cửa bể Mãn Lạt Gia, đều gọi là Đồ Bà), những người các nước ấy đến sinh sống
chung nhau rất đông mà y phục đồ dùng đều theo kiểu của dân tộc họ” (Trịnh Hoài Đức, 2008,
tr.194).
Đến đầu thế kỷ XX theo cơng trình Monographie de la provine Thudaumot (1910) thành
phần cư dân Bình Dương có người Hoa, người Ấn, người Minh Hương, người Pnom (M'nơng),
người Lào, người Mọi (Stiêng), trong đó người Stiêng sống tách biệt trong rừng sâu. Theo
thống kê năm 1926, cư dân ở Thủ Dầu Một có các thành phần dân tộc “Người Việt gốc Nam
Bộ là 105.968 người. Người Việt gốc Bắc Bộ và Trung Bộ là 4.122 người. Người Khmer là
2.469 người. Người Stiêng là 11.945 người. Người Chăm 453 người. Người Minh Hương
1.097 người. Người Hoa là 1.374 người” (Mạc Đường,1985, tr.20).


Theo thống kê của Ban dân tộc tỉnh Bình Dương, năm 2013 trong tỉnh có 17 tộc người
thiểu, trong đó nhiều nhất là người Hoa (10747 người), người Khmer (4442 người), người
Chăm (935 người), người Stiêng (204 người), người Sán Chỉ, người Dao, người Ê đê, người

Tày, Nùng, Mường, Thai... sống rải rác tại các huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bến Cát tạo nên
bức tranh đa dạng và phong phú về văn hóa và thành phần tộc người của tỉnh Bình Dương.
Việc nghiên cứu về các cộng đồng tộc người ấy góp phần làm rõ lịch sử và đặc trưng văn hóa
của tỉnh Bình Dương.
Như vậy, từ đầu thế kỷ XX đến nay, người Khmer là một trong những cộng đồng tộc
người thiểu số có số dân đơng thứ hai (sau người Hoa) góp phần tạo nên bức tranh văn hóa
Bình Dương đa tộc người nhưng hiện nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu chun sâu về
cộng đồng tộc người này (mặc dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về người Khmer ở đồng
bằng sơng Cửu Long). Đó là lý do, chúng tôi nghiên cứu “Cộng đồng người Khmer ở Bình
Dương”.
Vấn đề đặt ra là cộng đồng người Khmer ở Bình Dương ngày nay đã định cư ở Bình
Dương từ khi nào và văn hóa của họ có gì giống và khác so với văn hóa truyền thống của
người Khmer ở bản quán (Trà Vinh, Sóc Trăng) là vấn đề cần được làm sáng tỏ.
Do sống rải rác, xen cư cùng với người Việt và do tác động từ các chính sách của tỉnh
làm biến đổi văn hóa truyền thống của tộc người này, họ phải đối diện với sự mâu thuẫn giữa
việc bảo tồn văn hóa truyền thống và tiếp thu văn hóa hiện đại. Liệu giữa các yếu tố văn hóa
truyền thống của người Khmer có hịa chung một nhịp với q trình hiện đại hóa xã hội theo
chủ trương của tỉnh hay không là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu.
Việc tìm hiểu quá trình di cư, hình thành và phát triển cộng đồng người Khmer góp
phần làm rõ lịch sử phát triển của tỉnh Bình Dương. Và việc nhận diện văn hóa người Khmer,
chỉ rõ những yếu tố tích cực, tiêu cực đối với sự phát triển chung của tỉnh đóng góp thêm cơ sở
lý luận và thực tiễn cho việc đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm phát huy các mặt tích cực, hạn
chế các mặt tiêu cực của các yếu tố văn hóa này góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững
của tỉnh Bình Dương.
Người Khmer đã và đang góp phần phát triển và làm phong phú bức tranh văn hóa của
tỉnh Bình Dương nhưng vấn đề này hiện nay cịn bỏ ngõ, chưa có một cơng trình nghiên cứu
chun sâu về vấn đề này. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có một cơng trình về lịch sử và văn


hóa của cộng đồng người Khmer ở Bình Dương ngày nay, là tài liệu tham khảo có ý nghĩa đối

với những ai quan tâm nghiên cứu lịch sử, văn hóa vùng đất Bình Dương. Nó là minh chứng
của luận điểm “văn hóa Việt Nam là văn hóa đa tộc người” bên cạnh văn hóa của tộc người đa
số cịn có văn hóa của các tộc người thiểu số tạo nên bức tranh mn màu sắc của văn hóa địa
phương.
Hơn nữa, kết quả nghiên cứu đề tài này sẽ là cơ sở ban đầu để thực hiện đề tài Văn hóa
các tộc người thiểu số ở Đông Nam Bộ thuộc khuôn khổ đề án nghiên cứu của tỉnh Bình
Dương trong 5 năm (2015 - 2020).
Tóm lại, việc nghiên cứu Người Khmer ở xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình
Dương ngày nay là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu chính yếu của đề tài này là tái hiện lại nguồn gốc lịch sử di dân, hình thành
các nhóm cộng đồng người Khmer ở Bình Dương, phác họa được toàn cảnh của cộng đồng
người Khmer ngày nay theo chiều lịch đại : trước năm 1975 và hiện nay dưới các chiều kích :
khơng gian và mơ hình cư trú, quản trị cộng đồng, đời sống kinh tế, văn hóa - giáo dục, xã hội,
tín ngưỡng - tơn giáo phát hiện ra vấn đề mang tính tích cực và tiêu cực đối với việc phát triển
của cộng đồng nói riêng, tỉnh Bình Dương nói chung theo hướng bền vững.
Để đạt được mục tiêu chính yếu của đề tài, chúng tơi đề ra các nhiệm vụ cụ thể như
sau :
-

Xây dựng một khn khổ lý thuyết nhằm dựa trên đó để khảo sát cộng đồng.

-

Nhận diện những đặc trưng kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng.

-

Khảo sát và phân tích sự biến đổi của các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội trước 1975 - nay.


-

Nhận diện và phân tích những yếu tố tích cực và tiêu cực của cộng đồng đối với sự phát
triển bền vững của tỉnh Bình Dương. Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm phát huy
các mặt tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực nơi cộng đồng đối với sự phát triển bền vững
tỉnh Bình Dương giai đoạn đến năm 2030.

3. Cách tiếp cận và phương pháp
3.1.

Cách tiếp cận

Để đạt được mục tiêu và các nhiệm vụ nêu trên, đề tài đã áp dụng những cách tiếp cận
sau :


-

Tiếp cận tồn diện dưới góc độ vùng, nhưng có chú ý đến những trọng tâm của từng
khu vực nơi người Khmer sống tập trung.

-

Tiếp cận khu vực học với yêu cầu liên ngành giữa sử học, nhân học, để tái hiện lại lịch
sử cộng đồng, mô tả thực trạng cộng đồng ngày nay trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa,
xã hội, tín ngưỡng và tơn giáo trong chiều hướng phát triển bền vững.

-

Tiếp cận phương pháp nghiên cứu theo hướng liên ngành dưới các chiều kích đồng đại

và lịch đại.
3.2.

Phương pháp khảo sát và xử lý dữ liệu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu điền dã dân tộc học bao gồm : phỏng vấn sâu
bán cấu trúc, thảo luận nhóm và quan sát tham dự.
Thời gian từ tháng 6/2017 - 5/2018 với ba đợt khảo sát dựa vào lịch nghi lễ của cộng
đồng:
+ Tháng 3, Tết Chol Chnam Thmay
+ Cuối tháng 4 đầu tháng 5, bắt đầu mùa cạo mủ cao su nhiều gia đình tổ chức cúng rẫy
+ Tháng 8 cúng ông bà Sen Dolta
+ Tháng 12 sau mùa thu hoạch mủ sẽ có những nghi lễ cúng tạ ơn
Ngồi ra lẻ tẻ cịn tham dự các nghi lễ cưới, lễ tang được tổ chức trong gia đình cũng là
những dịp quan trọng cần tham dự để thu thập dữ liệu.
Ngồi nguồn dữ liệu định tính, đề tài còn kế thừa kết quả khảo sát tổng thể (năm 2012
do bảo tàng tỉnh Bình Dương thực hiện) về các tộc người thiểu số ở tỉnh Bình Dương, trong đó
có người Khmer để có số liệu tổng hợp về người Khmer Bình Dương mà trong phạm vi đề tài
này khơng có điều kiện khảo sát tồn bộ (do giới kinh phí và thời gian).
Như vậy, đề tài này vừa là nghiên cứu trường hợp một cộng đồng người Khmer sống
tập trung tại xã An Bình, vừa sử dụng kết quả khảo sát trên diện rộng tổng thể người Khmer ở
Bình Dương để có được mơ tả đầy đủ về người Khmer.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ LÝ THUYẾT TIẾP CẬN
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu


Theo Vũ Đình Mười, trên thế giới, người Khmer sống tập trung chủ yếu ở Campuchia
khoảng 14 triệu người, Thái Lan 1,4 triệu người, Việt Nam 1,3 triệu người, Mỹ 240 nghìn
người, Pháp 68 nghìn người. Ngồi ra, người Khmer cịn cư trú ở những nước khác như Úc,
Canada, New Zealand, Malaysia (Vũ Đình Mười, 2017, tr.24).
Ở Việt Nam, theo tổng điều tra dân số năm 2009, có 1.260.640 người Khmer, lớn thứ
năm sau người Việt, Tày, Thái, Mường, có mặt ở khắp các tỉnh của cả nước nhưng tập trung
nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long với dân số 1.183.470 người (chiếm 94%) chỉ sau người
Việt. Theo thứ tự từ nhiều đến ít như sau: tại Sóc Trăng 397.014 người, Trà Vinh 317.203
người, Kiên Giang 210.899 người, An Giang 90.271 người, Bạc Liêu 70.667 người, Cà Mau
29.845 người, thành phố Hồ Chí Minh 24.268 người, Vĩnh Long 21.820 người, Cần Thơ
21.414 người, Hậu Giang 21.169 người, Bình Phước 15.578 người, Bình Dương 15.435 người
(Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương, 2009, 116-134). Như vậy, trong 12
tỉnh thành có người Khmer sống tương đối tập trung, Bình Dương là tỉnh có dân số người
Khmer thấp nhất.
Là tộc người có dân số lớn thứ năm ở Việt Nam, có mặt ở đồng bằng sơng Cửu Long
khoảng thế kỷ thứ VIII (Vũ Đình Mười, 2017, tr.25), người Khmer được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm. Ơng Vũ Đình Mười chia các cơng trình nghiên cứu này theo hai giai đoạn, trước
năm 1975 khơng có nhiều cơng trình nghiên cứu về người Khmer nhưng sau năm 1986 ơng
thống kê đã có trên 100 cơng trình nghiên cứu: 21 đề tài, 67 bài tạp chí, 16 tài liệu luận án, luận
văn. Nếu dựa trên chủ đề nghiên cứu có 15 cơng trình nghiên cứu tổng hợp, 47 chuyên khảo
nghiên cứu về văn hóa tinh thần, 11 nghiên cứu về văn hóa vật chất, 20 nghiên cứu liên quan
đến các vấn đề về văn hóa xã hội, 6 nghiên cứu về kinh tế, 4 nghiên cứu về chính sách dân tộc
đối với người Khmer (Vũ Đình Mười, 2017, tr.31). Trong phạm vi đề tài này chúng tơi sẽ tổng
quan tình hình nghiên cứu về người Khmer theo hai mảng: Những nghiên cứu người Khmer ở
đồng bằng sông Cửu Long và những nghiên cứu về người Khmer ở Bình Dương.
1.1.1.

Những nghiên cứu về người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long - phân chia theo

chủ đề nghiên cứu

Những cơng trình tổng qt


Cơng trình sớm nhất mà chúng tơi có thể tiếp cận được là La minorité Combodgiens de
Cochinchine của H.Malleret (1946), và Les Combodgiens de Cochinchine của Barrault (1949),
The Ancient Khmer Empire của Larry Palmer Briggs (1951) và The Vietnamese of Khmer
Origin của Dong Khue đề cập đến vấn đề nguồn gốc dân cư, dân số và phân bố dân cư, đời
sống văn hóa của người Khmer ở đồng bằng sơng Cửu Long. Theo các tác giả, tổ tiên người
Khmer ở Nam Bộ vốn là người Tiền Pnông xuất phát từ Đơng - Bắc Biển Hồ (Campuchia).
Thế kỷ thứ XII, nhóm người Khmer là nông dân nghèo khổ di cư, và tầng lớp trí thức Khmer
có mặt ở Nam Bộ vào thế kỷ XIV. Như vậy người Khmer ở Nam Bộ bao gồm nhiều nhóm di
dân đến vào hai thời điểm chính. Đến năm 1937, dân số người Khmer chiếm tỷ lệ khá lớn. Trên
tồn vùng đồng bằng sơng Cửu Long: có 350.000 người Khmer trên tổng dân số 4.800.000
người. Tại tỉnh Trà Vinh, có 82.000 người/ 156.000 người tồn tỉnh. Tại Sóc Trăng, 50.000
người/107.000 người, Rạch Giá có 65.000 người/ 192.000 người tồn tỉnh. Tại Trà Vinh và
Châu Đốc có 40.000 người Khmer so với 168.000 người Việt. Trừ Trà Vinh, ở đồng bằng sông
Cửu Long người Khmer chiếm 16% tổng dân số. Với dân số đông và sống tập trung, đến thế kỷ
XI, văn hóa người Khmer tại hai tỉnh Sóc Trăng và Rạch Giá, đã giữ một vị trí thống trị trong
năm mươi ngơi làng, người Khmer sống quanh 109 ngơi chùa, nơi có hơn 1.500 tu sĩ truyền
giáo lý Phật giáo. Tại Sóc Trăng, có hơn 54 ngôi chùa. Ở Tri Tôn, họ cố kết thành cộng đồng
chặt chẽ, bảo lưu tốt văn hóa Khmer.
Ngồi ra, người Khmer còn cư trú rải rác ở các tỉnh Long An, Tân An và thậm chí Chợ
Lớn nhưng đã hồn toàn biến mất khỏi các tỉnh trung tâm như Mỹ Tho, Bến Tre hay Gị Cơng.
Tuy nhiên vẫn cịn vài nghìn ở các tỉnh Biên Hịa và Thủ Dầu Một, dấu vết cuối cùng của sự
mở rộng lãnh thổ cư trú của họ thời cổ đại. Dù họ khơng cịn cư trú ở một số tỉnh nhưng dấu
vết văn hóa Khmer vẫn cịn thể hiện qua địa danh vốn có nguồn gốc từ tiếng Khmer. Chẳng
hạn: Sa Đéc (Phsar Dek nghĩa "chợ sắt"), Sóc Trăng (Srok Khleang” - “vùng đất của các kho
thóc"), Trà Vinh (Prah Trapeang - "lưu vực thiêng liêng"), Ca- mau (Tuk Khmau - "vùng nước
đen"). Tác giả kết luận rằng người Khmer đã định cư liên tục ở đồng bằng sông Cửu Long qua
nhiều thế kỷ điều này còn lưu lại qua các di chỉ khảo cổ: những nền móng của cơng trình kiến

trúc, các tượng thần Brahma, Visnou được tìm thấy ở mọi nơi.
Mãi đến gần hai mươi năm sau mới có cơng trình của t rung tâm phân tích thơng tin văn
hóa (Cultural Information Analysis Center - CINFAC) của trường Đại học Mỹ thực hiện một
cơng trình nghiên cứu quy mơ (1050 trang) theo yêu cầu chuẩn bị cho cuộc đổ binh vào miền


Nam của cơ quan quân sự Mỹ về các tộc người thiểu số ở Việt Nam Cộng Hịa. Cơng trình
được xuất bản năm 1966, nhan đề “Minority of groups on the Republic of Vietnam” do L.Joan
Schrock, William Sctocton, J.Elaine làm chủ biên. Theo các tác giả việc nghiên cứu bản chất về
những thay đổi văn hóa diễn ra ở các tộc người thiểu số là vấn đề khó khăn. Các tộc người
được chọn nghiên cứu trong cơng trình này là những tộc người có những thay đổi về văn hóa,
xã hội theo chiều hướng gần với nền văn minh hiện đại (L.Joan Schrock, William Sctocton,
J.Elaine,1966, tr.V). Ngoài việc kế thừa nguồn tư liệu thành văn của nhà nước và những cơng
trình nghiên cứu trước đó những người thực hiện đề tài tiến hành nghiên cứu điền dã. Cơng
trình nghiên cứu các tộc người Bahnar, Hre, Hroi, Katu, M'nong, Raglai, Scdang... Hoa, Cham,
Khmer, Stiêng. Mỗi tộc người, trong đó có người Khmer, được đề cập đến các vấn đề: quy mô
tộc người, địa bàn cư trú, bối cảnh lịch sử, nhà ở, ngôn ngữ, đặc điểm tâm, sinh lý tộc người,
cấu trúc xã hội, tập quán và kiêng kỵ, tôn giáo, tổ chức kinh tế, chính trị, kỹ thuật truyền thơng.
Trong năm 1957, người Khmer sống tập trung nhiều nhất ở Châu Đốc (40.978 người),
Ba Xuyên (Sóc Trăng 118.328 người), và Kiên Giang (42.022 người). Theo các tác giả chưa
xác định một cách rõ ràng tổ tiên của người Khmer nhưng họ tin rằng tổ tiên họ từ vùng Tây
Bắc, có thể là Tây Tạng ngày nay di cư xuống vùng đất Campuchia và đồng bằng sông Cửu
Long từ năm 2000 trước Cơng ngun. Ngơn ngữ của người Khmer thuộc nhóm Môn - Khmer
gần với M'nông và Bahnar nhưng do tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ làm cho ngơn ngữ của họ có
nhiều biến đổi, trong lĩnh vực hành chính, luật pháp và tôn giáo vay mượn nhiều ngữ vựng
Sanskrit, Pali. Tiếng Việt trở thành ngôn ngữ thứ hai của hầu hết người Khmer. Tuy nhiên, mức
độ sử dụng tiếng Việt tùy thuộc vào nơi họ sống và nghề nghiệp của họ có thường xuyên tiếp
xúc với người Việt hay không. Trong khi người Việt sống theo từng làng cố kết nhau thì người
Khmer sống tách biệt từng nhóm nhỏ ở những vùng có nhiều cây thốt nốt. Họ sống theo từng
gia đình theo bên cha, nhiều gia đình họp lại thành phum. Nhà ở của người Khmer có hình chữ

nhật, theo truyền thống cửa luôn quay về hướng đông. Xã hội Khmer được tổ chức trên cơ sở
gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng. Mỗi gia đình hạt nhân có ngơi nhà riêng, trung tâm là
nhà c ủa cha mẹ, được bao quanh bởi nhà của những người con gái đã kết hơn. Trong gia đình
người Khmer, cha là người đứng đầu hợp pháp nhưng quyền hành khơng bằng người cha trong
gia đình người Việt. Đàn ơng và phụ nữ cùng chia sẻ nhau trong lao động làm ra của cải cho
gia đình. Người phụ nữ được tơn trọng, là người quản lý ngân quỹ gia đình. Họ chăm sóc con
cái, làm vườn, dệt vải, chăn ni, gặt lúa... Trẻ em được dạy phải tôn trọng cha mẹ, cả con trai,


con gái đều tham gia vào công việc đồng áng và việc gia đình. Nam nữ Khmer thích hơn nhân
nội làng. Thời kỳ đính hơn thường kéo dài hai năm. Tác giả mô tả tỉ mỉ giai đoạn ngưỡng của
lễ cưới, ý nghĩa biểu tượng của các nghi thức, về vai trị của ơng mai, thời gian ở rể trước khi
cưới của chàng trai. Người Khmer theo Phật giáo Theravada. Ngơi chùa đóng vai trị quan
trọng trong đời sống tinh thần của người Khmer. Với 71 trang (trong một công trình 1050) các
tác giả trình bày được tổng thể về người Khmer ở Nam Bộ. Theo sự mô tả trên, có thể thấy
người Khmer là một tộc người có mặt ở Nam Bộ từ rất sớm, họ có nền văn hóa đặc sắc, trải
qua q trình xen cư với người Việt dù đã có tiếp thu văn hóa của người Việt nhưng văn hóa
Khmer vẫn được bảo lưu tốt.
Cùng cách tiếp cận tổng quan về một cộng đồng tộc người, tác giả người Việt - Lê
Hương (1969) với cơng trình Người Việt gốc Miên đề cập tổng quan về người Khmer ở đồng
bằng sông Cửu Long gồm các vấn đề: nguồn gốc, nhân chủng, dân số, sinh hoạt, xã hội, phong
tục, tập qn, tơn giáo, văn hóa, giáo dục, kinh tế, địa danh, lịch sử, chính sách của triều đình
nhà Nguyễn đối với người Khmer. Theo tác giả, về nhân chủng học người Khmer gần giống
với người Ấn (vì tổ tiên của họ là người Ấn Độ) da ngâm đen, đen sậm, mặt có đơi lưỡng
quyền và quai hàm nhơ ra trơng có vẻ khắc khổ, tóc đen láng và dợn quăn tự nhiên, chân mày
rậm và ngắn, lòng mắt đen thường mở to, dưới mí có quầng đen, mũi nhọn nhưng khơng cao,
mơi dầy, râu rậm, vóc người trung bình“dưới triều Nguyễn, tổng số người Việt gốc Miên tuy
khơng đến 150.000 người, những vẫn được coi là một sắc dân có đủ quyền lợi như người Việt.
Vua Gia Long đặt năm nhánh họ: Kim, Thạch, Sơn, Lầm, Danh” (Lê Hương, 1969) vì trước đó
người Khmer khơng có họ, người cha đặt họ cho con bằng tên của mình. Phần đông người

Khmer sống bằng nghề nông. Người Khmer vẫn giữ những nét văn hóa riêng cho dù sống xen
kẽ với người Việt hàng ba thế kỷ. Điều này được thể hiện qua nghi lễ: lễ Chôlchnam (Vào năm
mới) giữa tháng 4, lễ Dolta (lễ xá tội vong nhân) giữa tháng 9, lễ Ok Ang Bok (lễ cúng trăng)
cuối tháng 10 và những nghi lễ khác theo Phật giáo. Điều đặc biệt là giờ giao thừa của người
Khmer không phải là 0 giờ mà luôn thay đổi do các vị Đại Đức thông khoa thiên văn, ấn định
giờ giao thừa. Tết của người Khmer vừa được tổ chức ở chùa (đây là dịp người dân cúng
dường cho Sư sải) vừa diễn ra ở nhà, tổ chức nhiều cuộc vui như hát hò đối đáp nam nữ Ayay,
hát tuồng cải lương Dù kê hay Lị khon, vũ Lâm thơn. Tín ngưỡng truyền thống của người
Khmer gồm thờ cúng Ông Tà (Néak Ta), có tục cúng khi làm nhà mới. Tác giả cịn mô tả lễ
thành đinh dành cho thiếu nữ Khmer thời xưa - lễ Trận Đạm hay lễ Vào bóng mát cô gái phải


hồn tồn cách ly với mọi người trong vịng sáu tháng. Ngày xưa người ta trồng cây chuối cạnh
nhà, lúc trổ trái đầu tiên là ngày chấm dứt lễ vào bóng mát. Các phong tục cưới, hỏi, sinh con,
tang ma cổ truyền cũng được tác giả mô tả tỉ mỉ. Phần lớn những tập quán này đã bị mai một,
riêng lễ cột chỉ tay vẫn được duy trì đến ngày nay. Đặc biệt, cơng trình đề cập khá chi tiết về
những điều huyền bí chưa giải thích được như “Kơnn Kót: luyện bào thai thành quỷ”, “Ap: Ma
Lại rút ruột”, “Thmup: thư và trù ếm”, “thầy bùa, thầy ngải”, “Acha: vị pháp sư cần thiết”,
“bùa ngải”, “các loại bùa” (Lê Hương, 1969, tr.118 -128). Đây là một trong số ít cơng trình
quan tâm đến việc phân chia các giáo phái khác nhau trong giới Sư Sãi Khmer: gồm giáo phái
Mohanikay (482 chùa, 7.750 vị Sãi), Thommayyutt (18 chùa, 250 vị Sãi). Trước thời Pháp
thuộc chùa Khmer nào cũng có lớp dạy chữ Khmer, chính quyền thời Pháp thuộc vẫn tơn trọng
tập quán này, đặt quy chế cho các lớp học ở chùa là école rurale hay école des pagodas và giúp
đỡ các Sãi giáo về mọi mặt, và ở trường cơng của Pháp ở Trà Vinh (Vĩnh Bình), Sóc Trăng (Ba
Xuyên), Bạc Liêu, Cần Thơ (Phong Dinh), Tri Tôn (Châu Đốc) vẫn duy trì các lớp song ngữ từ
vỡ lịng đến tiểu học, riêng Cần Thơ có một trường Trung học dạy chương trình Miên - Pháp
(Lê Hương, 1969, tr.179). Khác với cách nhìn hiện nay nơi các nhà nghiên cứu về sinh kế của
người Khmer, xem họ là tộc người không giỏi làm ăn kinh tế, Lê Hương nhận định “trên
phương diện kinh tế, người Việt gốc Miên không có gì khác hơn người Việt, cũng có một số
cơng chức, tư chức, quân nhân, buôn bán, làm ruộng, tiểu công nghệ...” (Lê Hương, 1969,

tr.226). Đại đa số người Khmer làm ruộng “sống trên mảnh đất phì nhiêu, rộng rãi, lợi tức dồi
dào, hầu hết người Việt gốc Miên đều dư dã, yêu đời với nghề chánh thức mỗi năm một mùa
lúa và nhiều hoa mầu phụ. Họ trồng: mía, dưa hấu, trầu; những người ở dọc bờ biển Bạc Liêu
có ruộng muối”. Người Khmer có nghề đánh cá, nghề đan các đồ dùng băng tre và mây, đan
đệm, đan chiếu, nghề dệt chăn, nuôi tằm, dệt lụa, chăn nuôi gia súc, nghề thợ hồ, thợ mộc, nghề
vẽ, chạm, đúc tượng, xây cất chùa chiền, đặc biệt “nghề thợ bạc của người Việt gốc Miên cũng
khéo léo không thua người Việt”, nghề buôn bán “cửa tiệm của họ bán đủ thứ hàng hóa, cũng
như ở ngồi chợ, có khi số người bán đông hơn người Việt: họ bán các đồ dùng của các vị Sư
Sãi và đồ dâng cúng trong chùa như tượng Phật, y cà sa, bình bát, tú i xách, lá thốt nốt để viết
chữ, bình tích, giày dép của Sư Sãi dùng, sách học chữ Miên, kinh Phật chữ Pali, bình đựng tro
người chết.” (tr.233-234), nghề in chữ Miên, nghề làm nồi đất, cà ràng, nghề nhuộm mặc nưa,
nghề làm đường thốt nốt, nghề lấy phân dơi, nghề ăn ong, nghề thợ may, nghề đốt củi than,
nghề làm bánh tráng, nghề lái xe đị, chạy xe lơi máy, xe ba bánh, nghề ca hát mỗi nghề tác giả


đều trình tỉ mỉ về kinh nghiệm và kiêng cữ của người làm nghề. Tác giả còn dành một phần để
giải thích các địa danh có nguồn gốc Khmer như Sóc Trăng (Srok Khléang), Châu Đốc (Mótt
Chrút), Sa Đéc (Phsar Đek), Tri Tơn (Sva Tơn)...các di tích lịch sử trong vùng người Khmer.
Đây là cơng trình khá sớm cịn lưu giữ được đến ngày nay nghiên cứu chi tiết và hệ thống về
người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, là cơ sở để có thể so sánh người Khmer xưa và nay.
Cùng chủ đề nghiên cứu tổng quan về người Khmer ở đồng bằng sơng Cửu Long cịn có
các cơng trình: Phan An (2009), Dân tộc Khmer Nam Bộ; Người Khmer ở An Giang của Đồn
Thanh Nơ (2014) đề cập đến: lược sử hình thành cộng đồng, đặc điểm cư trú, phân bố dân cư,
sản xuất và hình thái xã hội; sự hình thành tộc người và văn hóa tộc người.
Về đời sống xã hội, hơn nhân gia đình
Hiện nay đã nhiều cơng trình nghiên cứu tồn diện và có hệ thống về cấu trúc và chức
năng của hệ thống phum, sóc của người Khmer bao gồm hệ thống thân tộc, quan hệ hơn nhân
và gia đình trong phum, chức năng của phum thể hiện qua các sinh hoạt cộng đồng; cấu trúc và
chức năng của sóc gồm cơ sở kinh tế và sự phân hóa xã hội của sóc, cơ chế vận hành của bộ
máy quản lý xã hội tự quản của sóc, các chức năng của sóc thể hiện qua các hình thức sinh hoạt

cộng đồng trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, tơn giáo tín ngưỡng và ý thức cộng đồng phum sóc.
Đây là vấn đề được quan tâm trong các nghiên cứu của Phan An (1984), (1995) Một số vấn đề
kinh tế - xã hội của vùng nông thôn Khmer ĐBSCL, Cơ chế quản lý xã hội truyền thống phun,
sóc của người Khmer Nam bộ trong làng xã ở châu Á và Việt Nam; Nguyễn Khắc Cảnh (1998)
(2000), Phum sóc Khmer ở ĐBSCL, Sự hình thành cộng đồng Khmer vùng ĐBSCL; Bùi Thị
Hồng Loan (2014) có nhan đề Hệ thống xã hội tộc người của người Khmer ở đồng bằng sông
Cửu Long.
Vấn đề hôn nhân và gia đình là chủ đề nghiên cứu của các tác giả Đặng Thị Kim Oanh
(2007) với luận án tiến sĩ chuyên ngành dân tộc học Hôn nhân và gia đình của người Khmer ở
đồng bằng sơng Cửu Long; Vài đặc điểm của hệ thống thân tộc hôn nhân và gia đình của
người Khmer ở đồng bằng sơng Cửu Long của Đỗ Khắc Tùng; Cơng trình Hơn lễ của người
Khmer Nam Bộ của Nguyễn Lâm Tuấn An đã hệ thống hóa những quan niệm, quy tắc và các
nghi lễ hôn nhân truyền thống, những biến đổi hiện nay trong hôn nhân. Theo các tác giả cho
rằng nghi lễ hôn nhân truyền thống của người Khmer đồng bằng sông Cửu Long bao gồm
nhiều nghi thức phức tạp vốn có nguồn gốc từ các truyền thuyết, cổ tích đã đi vào lịng người
như trường ca Ream Kê, truyện Chây-Ss.. .Qua đó bày tỏ tinh thần trách nhiệm của cộng


đồng trong việc chuẩn bị cho các thành viên trẻ của họ bước vào giai đoạn mới của cuộc đời.
Nhất là trong ngày cưới đều có mặt sư sãi tụng kinh chúc phúc, nên những nghi thức đó khơng
chỉ có ý nghĩa trong ngày cưới mà con in đậm dấu ấn vào đời sống tinh thần của đôi vợ chồng,
như một yếu tố tinh thần để ràng buộc cuộc sống đơi vợ chồng, góp phần làm cho gia đình bền
vững. Vì vậy, đám cưới người Khmer khơng chỉ là một hình thức cơng khai cho cộng đồng biết
sự kiện hai người từ nay là vợ chồng mà nó cịn chứa đựng nhiều triết lý sống, chứa đựng các
giá trị xã hội, các nhân tố đạo đức và là một hình thức diễn xướng phản ánh rõ nét những đặc
trưng văn hóa tộc người của người Khmer (Đặng Thị Kim Oanh, 2007, tr.113). Những biến đổi
lớn lao trong đời sống kinh tế vật chất, nhất là trong xây dựng kinh tế hộ gia đình, sự giao lưu
văn hóa ngày càng sâu và rộng với người Việt đã làm thay đổi những quan niệm của người
Khmer về các giá trị, điều kiện và chuẩn mực trong hôn nhân, làm thay đổi nhiều lễ thức trong
hôn nhân. Trong hôn nhân những điều kiện vật chất của hai gia đình cũng là những yếu tố

không kém phần quan trọng. Lễ cưới của người Khmer đồng bằng sông Cửu Long tuy vẫn giữ
theo nghi thức truyền thống nhưng đã đơn giản đi rất nhiều để phù hợp với cuộc sống hiện nay.
Tuy nhiên, những nghi thức mang đậm dấu ấn của Phật giáo vẫn được người Khmer gìn giữ
như : tục mời sư sãi đến tụng kinh chúc phúc, tục he ph'ca sla (rước hoa cau), căt ph'ca sla (mở
buồng hoa cau), chon đay (cột chỉ tay). Còn nhiều nghi thức khác đã bị mai một như lễ nhuộm
răng, lễ trình diện Neak Tà.
Về đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tơn giáo
Người Khmer Nam Bộ có truyền thống văn hóa lâu đời có những nét độc đáo về phong
tục tập quán, truyền thống văn hóa tín ngưỡng, sinh hoạt lễ hội phong phú, đa dạng góp phần
tạo nên sự đặc sắc của văn hóa vùng Tây Nam Bộ. Đây là lĩnh vực có nhiều cơng trình nghiên
cứu nhất. Có thể kể đến một số nghiên cứu: Lê Xuân Diệu (1987), con đường phát triển kinh
tế-văn hóa trong buổi đầu lịch sử của ĐBSCL; Đinh Văn Liêm (1988), Văn hóa Khmer trong
q trình giao lưu và phát triển ở ĐBSCL;Trường Lưu (chủ biên) (1993) với công trình Văn
hóa người Khmer vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long ; Một số lễ tục dân gian người Khmer đồng
bằng sông Cửu Long của Trần Văn Bổn b.s (1999) ; Trần Kim Dung (2000), Văn hóa truyền
thống của người Khmer ĐBSCL trong cuộc sống hiện nay; Trần Hồng Liên (2002), Vấn đề dân
tộc và tơn giáo ở Sóc Trăng; Trần Văn Bổn (2002), Phong tục và lễ nghi vòng đời người
Khmer Nam Bộ ; Trần Văn Bính (2004), Văn hố các dân tộc Tây Nam Bộ. Thực trạng và
những vấn đề đặt ra; Huỳnh Thanh Quang (2011) đã tiếp cận theo hướng này trong nghiên cứu


Giá trị văn hóa Nam Bộ với văn hóa Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long; Phạm Thị
Phương Hạnh ... [và nh.ng. khác] (2011) có cơng trình Văn hóa Khmer Nam Bộ nét đẹp trong
bản sắc văn hóa Việt Nam; Lý Minh Tâm (2011), Bản sắc văn hoá của người Khmer Nam Bộ
qua dân ca nghi lễ đám cưới; Nguyễn Xuân Hậu (2013), Sự tiếp biến của Phật giáo Theravada
đối với tín ngưỡng, hệ thống linh thần, linh thú - người Khơ-me Nam Bộ; Huỳnh Sang (2014),
Dấu ấn Phật giáo trong lễ hội Ok-Om-Bok và Som-Pắ Praw-Khe của người Khmer Nam Bộ;
Nguyễn Khắc Cảnh (2014), Yếu tố văn hóa Phật giáo trong cơ chế quản lý xã hội truyền thống
phum sóc của người Khmer ở Nam Bộ; Cùng chủ đề lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer
Nam bộ có hai cơng trình của Sơn Phước Hoan, Sơn Ngọc Sang, Danh Sên (2002), và Tiền Văn

Triệu, Lâm Quang Vinh (2015)...
Các cơng trình tiếp cận văn hóa theo hướng khác nhau nhưng đã khái quát văn hóa
Khmer với những nét đặc trưng: Có nền văn học dân gian rất phong phú, gồm tục ngữ, dân ca,
truyện dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngơn và truyện cười). Tục ngữ và châm
ngôn của người Khmer thường là những tổng kết về kinh nghiệm hay những nhận xét và những
lời khuyên răn được gọi chung là Xôphia - xết. Đặc điểm nổi bật của truyện thần thoại, truyền
thuyết của người Khmer là “phản ánh nét đặc thù trong quá trình khai thiên, lập địa, mở mang
địa phận trên vùng đồng bằng sơng nước Cửu Long sình lầy, hoang vu, ngập nước và nhiều thú
dữ. Truyện cổ tích của người Khmer thường phản ánh những mâu thuẫn trong xã hội thông qua
sự đối lập giữa cái thiện - cái ác, cái tốt - cái xấu chẳng hạn như truyện “Hoàng tử Săng Sê Một
Chây”, “Chau Sanh - Chau Thông”. Dân ca Khmer gồm dân ca nghi lễ, hát ru con (chum riêng
bom pê kôn) và hát đối đáp trong lao động. Dân ca nghi lễ là một phần không thể thiếu trong
các nghi lễ cúng thần và nghi lễ cúng cầu mưa, cầu an,... Dân ca nghi lễ thể hiện mối quan hệ
giữa con người với thiên nhiên, biểu hiện ước mơ cũng như khát vọng của con người về cuộc
sống ấm no, hạnh phúc.
Trong nghệ thuật dân gian của người Khmer, bên cạnh các làn điệu dân ca cịn có nghệ
thuật múa và nghệ thuật sân khấu. Người Khmer nổi tiếng múa dân gian: múa sinh hoạt có
Râm vơng, Lâm lev, Sarvan, điệu múa Xarikakeo, múa trống chhayam.
Nghệ thuật sân khấu là một nét độc đáo và đặc sắc trong nghệ thuật biểu diễn của người
Khmer, có lịch sử phát triển lâu đời với nhiều trình độ khác nhau từ đơn giản (dân gian) đến
phức tạp (cung đình), được coi “là linh hồn của toàn bộ hệ thống nghệ thuật dân tộc mang đậm
nét văn hóa và bản sắc riêng của người Khmer”. Đó là Sân khấu Rơbam (cịn được gọi là hát


Réamkèr) với vở kịch nổi tiếng nhất là Réamkèr được rút ra từ áng hùng ca Yamayana của Ấn
Độ; Sân khấu Dù - Kê (Yukê) là kịch hát của người Khmer vùng Tây Nam Bộ, ra đời vào
những năm 1920 - 1930 mang dấu ấn đậm nét của sự giao thoa văn hóa với nghệ thuật của
người Hoa và người Việt; Sân khấu Lakhôn .
Đối với người Khmer Nam Bộ có hai yếu tố chi phối mạnh mẽ đời sống tâm linh của họ
đó là tín ngưỡng - tơn giáo và nghi lễ.

Tín ngưỡng dân gian bao gồm tín ngưỡng Neak Tà, tín ngưỡng Arak và các lễ nghi
nơng nghiệp. Tín ngưỡng Neak tà thờ thần bảo hộ của phum, sóc Khmer. Tín ngưỡng Arak là
thờ vị thần của dịng họ. Mỗi dịng họ có thể có nhiều Arak hoặc nhiều dịng họ có thể thờ
chung một Arak. Về các nghi lễ nông nghiệp, do đặc điểm là cư dân trồng lúa nước và việc
canh tác phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên nên trong xã hội người Khmer vẫn tồn tại nhiều
nghi lễ nông nghiệp. Trong các nghi lễ này có tục cúng sân lúa (pi thi sel lean), cúng thần
ruộng (Neak tà Xrê), cúng thần mục súc (Arak viel).
Phật giáo Theravada (Phật giáo Nam tông) và tộc người Khmer đã trở thành một khối
bền chặt, không thể tách rời. Trong chừng mực nhất định, đó cịn là niềm tin, là thế giới quan,
là nhân sinh quan của cộng đồng Khmer. Những tinh hoa của Phật giáo Theravada được người
Khmer xem là những giá trị cần phải vươn tới. Từ xa xưa, Phật giáo Theravada của người
Khmer ở Đồng bằng sơng Cửu Long có hệ thống tổ chức thống nhất để thực hiện giáo quyền
và giáo luật. Nhiều cơng trình đã khai thác giá trị văn hóa Phật giáo của người Khmer, chẳng
hạn:
Chùa Khmer Nam Bộ với văn hóa đương đại của Hà Lý (2004); Chùa Khmer ở thủ đơ
tỏa sáng giá trị văn hóa Khmer Nam Bộ của Nguyễn Văn Hải (2015) đề cập đến vị trí của ngơi
chùa trong văn hóa của người Khmer Nam Bộ. Qua đó, tác giả cho thấy sự kết tinh giá trị văn
hóa của ngơi chùa Khmer thơng qua các yếu tố về kiến trúc, điêu khắc và hội họa đã thể hiện
sự hài hòa như kết tinh nghệ thuật truyền thống và trí sáng tạo của người Khmer. Đồng thời,
khẳng định chùa Khmer có sức lan tỏa cao về giá trị văn hóa qua việc tái hiện lại đời sống của
cộng đồng các dân tộc, gắn kết chặt chẽ với các hoạt động du lịch, qua đó giới thiệu văn hóa
cộng đồng các dân tộc Việt Nam đến khách quốc tế.
Trong bài viết Báo hiếu trong hành vi tôn giáo của cộng đồng Khơ-me Nam Bộ, Huỳnh
Ngọc Thu (2015) cho rằng báo hiếu là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi con người, mỗi người con
phải ln làm trịn bổn phận đối với cha mẹ như: phụng dưỡng cha mẹ, làm việc thay thế cho


cha mẹ, giữ gìn gia phong tốt đẹp, bảo quản tốt tài sản thừa tự, tạo phước hồi hướng khi cha mẹ
đã quá vãng. Bên cạnh đó, những hành vi tơn giáo được thể hiện trong bối cảnh văn hóa của
người Khmer vùng Nam Bộ đều cho thấy một mục đích là hướng đến việc báo hiếu của con cái

đối với đấng sinh thành như: việc báo hiếu đối với cha mẹ còn tại thế được người Khmer thể
hiện qua những nghi thức cầu an, cầu phúc hay nghi thức truyền thống là tắm báo hiếu cho cha
mẹ; đối với người khơng cịn cha mẹ việc báo hiếu thơng qua các nhà sư như dâng cơm cho sư,
con cái thực hiện nghi thức đi tu và tu trước lửa. Qua đó, tác giả cho rằng những hành vi đó đã
đem đến những giá trị to lớn trong đời sống xã hội của cộng đồng như: giá trị mang tính giáo
dục; giá trị mang tính cố kết cộng đồng; giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống để lưu truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác (Huỳnh Ngọc Thu, 2015).
Bài viết Lễ hội tôn giáo của người Khmer Tây Nam bộ - Nhìn từ góc độ giá trị của các
tác giả Võ Văn Thắng, Nguyễn Hùng Cường, Nguyễn Thị Ngọc Thơ (2015) đề cập đến mối
quan hệ giữa lễ hội và lễ hội tôn giáo của người Khmer tại đây. Các tác giả cũng đã tìm hiểu về
những nét đặc trưng của các lễ hội tôn giáo trong chùa của người Khmer Tây Nam Bộ thông
qua một số lễ hội như: lễ Phật Đản, lễ nhập hạ, lễ xuất hạ, lễ dâng y, lễ kiết giới Sima. Qua đó,
người viết đã cho thấy được những giá trị cơ bản của các lễ hội tôn giáo trong chùa Khmer Tây
Nam Bộ: (1) góp phần làm phong phú lễ hội truyền thống nói riêng và văn hóa Việt Nam nói
chung; (2) khắc ghi sâu đậm trong đời sống người Khmer về sự gắn kết cộng đồng; (3) cân
bằng đời sống tâm linh; (4) chứa đựng tính nhân văn sâu sắc; (5) bảo tồn di sản và trao quyền
những giá trị văn hóa dân tộc.
Lê Văn Lợi (2015) trong Phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa Phật giáo Nam tơng
Khmer vùng Tây Nam Bộ cho rằng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa (GTVH) Phật
giáo Nam tơng Khmer cịn nhiều hạn chế nhất định như: một số ngơi chùa được cơng nhân di
tích cấp quốc gia bị xuống cấp chưa được trùng tu kịp thời; việc khai thác các di tích và lễ hội
để phát triển du lịch cịn hạn chế, cơng tác quản lý chưa chặt chẽ; việc giảng dạy tiếng Khmer
còn nhiều bất cập; nhiều nghệ nhân bảo tồn di sản đã có tuổi; nhiều thanh niên khơng cịn thiết
tha với việc tu học tại chùa. Qua đó, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất
lượng công tác bảo tồn và phát huy GTVH của người Khmer như: (1) đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, giáo dục nhận thức trong việc bảo tồn và phát huy các GTVH; (2) tập trung giải quyết
tốt vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
đồng bào tại đây; (3) tổ chức tiến hành sưu tập, khảo sát đánh giá lại GTVH; (4) bổ sung hoàn



thiện chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị này; (5) nâng cao vai trò của tổ chức Giáo hội
Phật giáo.
Phật giáo có ảnh hưởng lớn đến văn hóa Việt Nam nói chung, đối với văn hóa Khmer
Nam Bộ nói riêng. Bài viết “Ảnh hưởng của Phật Giáo Nam Tông đối với ngôn ngữ, văn học
và nghệ thuật của người Khmer Nam Bộ” của Trang Thiếu Hùng (2014) phân tích ảnh hưởng
của Phật giáo Nam tơng đối với văn hóa của người Khmer Nam Bộ trên bình diện ngơn ngữ,
văn học và nghệ thuật (kiến trúc, điêu khắc, hội họa). Qua đó, tác giả đã chỉ ra sự cần thiết của
việc phát huy giá trị ngôn ngữ, chữ viết và văn học nghệ thuật Khmer (Trang Thiếu Hùng,
2014).
Theo tác giả Phạm Khánh Tiết (2014) trong “Hình tượng điêu khắc ở chùa Khơ me
Nam Bộ qua truyện kể dân gian”, hình ảnh ngơi chùa được xem là nơi hội tụ những giá trị lịch
sử, văn hóa, xã hội và cả về nghệ thuật của người Khmer Nam Bộ. Trong đó, các tác phẩm điêu
khắc về các hình tượng có nguồn gốc và ý nghĩa tín ngưỡng xuất phát từ những truyện kể dân
gian được xem là điểm nhấn và nét độc đáo riêng biệt trong văn hóa Khmer Nam Bộ. Thơng
qua bài viết này, tác giả đã trình bày nguồn gốc và ý nghĩa từng tác phẩm điêu khắc mang tính
nghệ thuật và đậm chất nhân văn như: (1) hình tượng đầu thần bốn mặt Kabưl Maha Prum; (2)
hình tượng rắn thần Naga (rồng) - Neak; (3) hình tượng Rea hu; (4) hình tượng chim thần Krut.
Chuyển đổi tín ngưỡng, tôn giáo là một hiện tượng xã hội khách quan, diễn ra trong quá
trình phát triển con người. Hiện nay, hiện tượng tôn giáo mới cũng như sự chuyển đổi tôn giáo
đang lan tỏa nhanh ở nhiều vùng và nhiều tộc người. Tình trạng này đang làm nảy sinh những
vấn đề xã hội cần được quan tâm nghiên cứu ở vùng Tây Nam Bộ. Trong bài viết Chuyển đổi
tôn giáo của dân tộc Khmer, Hoa và Chăm ở Tây Nam Bộ hiện nay của Phú Văn Hẳn (2014) đã
đề cập đến việc chuyển đổi tôn giáo của người Khmer, Hoa, Chăm, tác giả đã phân tích nguyên
nhân, hiện trạng, động thái của tình hình trên. Qua đó, tác giả cũng đưa ra quan điểm phát triển
vùng trên cơ sở phát huy lợi thế của việc chuyển đổi tôn giáo, sử dụng tốt nguồn lực nội vùng
và nội bộ cộng đồng tộc người thiểu số ở Nam Bộ (Phú Văn Hẳn, 2014).
Mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại được đề cập trong bài viết Tác động của các
yếu tố truyền thống, phong tục, tập quán của đồng bào Khmer, Phật giáo Nam tông Khmer tới
sự phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của các giả Nguyễn Thúy Anh, Hà Hữu
Liền (2014), và Trần Thanh Nam (2001) với luận án tiến sĩ "Phát triển đời sống tinh thần của

đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ trong công cuộc đổi mới hiện nay" đã nêu lên một số yếu tố


truyền thống, phong tục, tập quán của đồng bào Khmer và Phật giáo Nam tơng Khmer mang
tính nơng nghiệp và những phong tục tập quán này xuất phát từ các yếu tố nơng nghiệp. Qua
đó, tác giả cho thấy đồng bào Khmer là cư dân nông nghiệp từ lâu cùng với văn hóa mang đậm
nét nơng nghiệp như là: (1) về thế giới quan gắn với yếu tố nông nghiệp và hoạt động sản xuất
nông nghiệp vốn là sinh kế chủ lực của đồng bào Khmer; lễ, tết và các hoạt động truyền thống
của người Khmer và Phật giáo Nam tơng Khmer được tiến hành tổ chức theo trình tự diễn biến
thời tiết, lịch vụ mùa trong năm; (3) một số yếu tố truyền thống, phong tục, tập quán của đồng
bào Khmer và Phật giáo Nam Tông ảnh hưởng tốt đến phát triển nơng nghiệp và q trình xây
dựng nơng thơn mới. Từ đó, tác giả nhấn mạnh để phát triển nền nơng nghiệp lâu đời của người
Khmer thì cần chú trọng tới việc phát huy những yếu tố truyền thống mang tính tích cực của họ
nơi đây (Nguyễn Thúy Anh, Hà Hữu Liền, 2014;Trần Thanh Nam, 2001).
Vấn đề chính sách của nhà nước đối với cộng đồng, quan hệ tộc người
Các vấn đề văn hóa xã hội đã được nghiên cứu rất nhiều từ những thập kỷ trước, giữa
các tác giả gần như thống nhất nhau nhận định văn hóa người Khmer ở đồng bằng sơng Cửu
Long là văn hóa Phật giáo Nam tơng. Trong bối cảnh tồn cầu hóa, vấn đề phát triển bền vững
tộc người và chính sách của nhà nước đối với sự phát triển bền vững ấy đang là mối quan tâm
của nhiều nhà khoa học. Có thể kể đến: Thực trạng kinh tế - xã hội và những giải pháp xóa đói
giảm nghèo ở người Khmer tỉnh Sóc Trăng của GS.TS. Ngơ Văn Lệ, PGS.TS Nguyễn Văn Tiệp
(2003); Nguyễn Hoàng Sơn (2007) với luận án tiến sĩ Q trình thực hiện chính sách xóa đói
giảm nghèo của Đảng và Nhà nước trong cộng đồng người Khmer tại đồng bằng sông Cửu
Long 1992-2002; Hay công trình “phát triển giáo dục vùng dân tộc Khmer Nam bộ”của nhiều
tác giả (2003); Dân tộc và đại đoàn kết dân tộc giữa cộng đồng người Việt và người Khmer ở
khu vực Tây Nam Bộ, quá khứ, hiện tại và tương lai của Ngô Hà Trường Sơn (2017);
Hay Gerard Clarke (2001) trong “From ethnocide to ethnodevelopment? Ethnic
minorities and indigenous peoples in Southeast Asia” phân tích ảnh hưởng của sự phát triển
bao gồm tác động của chính phủ và những chương trình tài trợ đối với những tộc người thiểu
số và tộc người bản địa ở Đông Nam Á. Thông qua việc khảo sát chính sách của chính phủ, có

thể xem chiến lược phát thường có khuynh hướng làm phát sinh những xung đột giữa nhà nước
và các tộc người thiểu số. Từ năm những năm cuối thập niên 80 thế kỷ XX, chính phủ đã nỗ
lực thừa nhận căn tính tộc người của cả các tộc người thiểu số và tộc người bản địa trong khi
những chương trình tài trợ chỉ bắt đầu tài trợ cho những chương trình mà họ cần. Trong nhan


đề này tác giả còn phân biệt hai thuật ngữ: tộc người thiểu số và tộc người bản địa, và tác giả
lấy ví dụ, người Khmer ở đồng bằng sơng Cửu Long là tộc người bản địa, họ đã định cư ở vùng
đất này hàng ngàn năm, trong khi người Chăm chỉ là tộc người thiểu số. Tác giả cũng đưa ra
con số thống kê người Khmer năm 1996 là một triệu người, đứng thứ năm trong các tộc người
thiểu số ở Việt Nam, sau người Hoa, Tày, Thái, Mường (Gerard Clarke, 2001, pp.415, 418).
Trong cuộc hội thảo tại Cần Thơ “Những vấn đề dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ trong bối
cảnh tồn cầu hóa, hội nhập khu vực và quốc tế” trong khuôn khổ đề tài Nghiên cứu tổng thể
vấn đề dân tộc đối với việc phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ thuộc Chương trình Tây
Nam Bộ, các tác giả không nghiên cứu những vấn đề thuộc về truyền thống văn hóa vốn đã
được “cày xới” rất nhiều trong những thập niên trước mà nghiên cứu những vấn đề đương đại
có ảnh hưởng đến sự phát triển của cộng đồng:
Bùi Thế Cường (2017), Vài nét về người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long cuối thập
niên 2000 từ một khảo sát định lượng đã phác họa về sự phân bố năng lực kinh tế của hộ gia
đình dựa trên nhóm ngũ vị phân; đánh giá về sự thay đổi trong mức sống của gia đình trong
giai đoạn 2003 - 2008; sự hài lòng với mức sống gia đình hiện tại; biết và quan tâm đến biến
đổi khí hậu. Từ đó tác giả đưa ra những nhận định mới về người Khmer “Gia đình Khmer cuối
thập niên 2000 vẫn cịn nghèo hơn gia đình Kinh/Hoa nhưng sự cải thiện có vẻ rõ rệt hơn trong
thập niên 1990 trước đó. Thập niên 2000, nhà nước đã ban hành một số chính sách nhằm hỗ trợ
các tộc người thiểu số. Tỷ lệ người Khmer biết và quan tâm đến biến đổi khí hậu thấp hơn
nhiều so với người Việt/Hoa, có thể do rào cản ngơn ngữ. Người Khmer ưu tiên nhiều hơn cho
đầu tư sản xuất kinh doanh và sửa sang nhà cửa, mua sắm vật dụng lâu bền nhưng ít gia đình
ưu tiên đầu tư cho học vấn và học nghề cho các thành viên trong gia đình, so với gia đình
người Việt/Hoa” (Bùi Thế Cường, 2017, tr.86)
Bài viết Đa dạng hóa thu nhập của các hộ gia đình Khmer ở vùng nơng thơn Đồng

bằng sơng Cửu Long của Diệp Thanh Tùng (2017) nhận định các hộ Khmer là tộc người có thu
nhập thấp so mức thu nhập bình qn của cả nước. Chỉ số đa dạng hóa về thu nhập của hộ thấp
và phụ thuộc nhiều vào các công việc làm thuê đã thể hiện mức độ dễ bị tổn thương của họ.
Những hộ có điều kiện kinh tế phát triển thường gắn với việc đa dạng hóa nguồn thu nhập.
Phan An (2017), Trí thức và chức sắc tôn giáo Khmer trong xây dựng nông thôn mới ở
vùng đồng bào dân tộc Khmer đồng bằng sông Cửu Long cho rằng trí thức và chức tơn Khmer,
với vị trí là người trong cuộc, sinh sống và am hiểu phong tục tập qn và có uy tín trong cộng


đồng nên thuận lợi cho việc tuyên truyền và quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước đến với người dân Khmer (Phan An, 2017, tr.201).
Trong bài viết “Quan hệ dân tộc xuyên quốc gia của người Khơ - me vùng Nam Bộ:
thực trạng, động thái và xu hướng” Vũ Đình Mười cho rằng người Khmer ở Nam Bộ có mối
quan hệ đồng tộc người ở Campuchia và các nước khác. Trong đó, quan hệ về kinh tế chỉ dừng
lại ở việc trợ giúp về tài chính và vật chất, chia sẻ kinh nghiệm và thông tin về việc làm; khơng
hình thành nên mạng lưới liên kết làm ăn buôn bán. Mối quan hệ đồng tộc này chủ yếu dựa trên
nền tảng tình cảm, văn hóa và xã hội (quan hệ hơn nhân và thân tộc) (Vũ Đình Mười, 2017,
tr.227).
Bài viết Những chủ trương, chính sách liên quan vấn đề quản lý và sử dụng ruộng đất
trong vùng đồng bào Khmer ở An Giang từ sau năm 1986 đến nay của Lâm Quang Láng
(2017) đã trình bày hiện trạng sử dụng đất đai của người Khmer năm 2007 “số hộ nghèo vốn có
đất nhưng đã cầm cố cho hộ khác ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên có xu hướng ngày càng
tăng, năm 2007, trong 1.156 hộ có 578 ha cầm cố”. Tác giả điểm qua nguyên nhân nghèo của
người Khmer: Sản phẩm đơn điệu, năng suất thấp, người dân chưa có việc làm ổn định, trình
độ dân trí thấp, số người mù chữ cao, thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn (Lâm Quang Láng,
2017, tr.394-395). Tác giả đã tổng kết kết quả thực hiện các chương trình, chủ trương của
Trung ương đối với người Khmer năm 2014, đưa ra những nguyên nhân đưa đến việc tranh
chấp, khiếu nại của người Khmer đối với vấn đề đất đai: chính sách tập thể hóa ruộng đất, sự
nhận thức về pháp luật của họ còn hạn chế nên họ đòi lại đất khi đã sang nhượng cho người
khác?. Bài viết đề xuất một số kiến nghị nhằm giải quyết vấn đề trên.

Hai bài viết của Trịnh Thanh Hà (2017), Thực trạng và giải pháp việc thực hiện chính
sách của Đảng và nhà nước về văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ; Võ Thanh Hùng (2017),
Chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người Khmer vùng Tây Nam Bộ những
vấn đề đặt ra phân tích tác động từ những chính sách của nhà nước đối với vấn đề bảo tồn văn
hóa Khmer truyền thống qua đó chỉ ra những hạn chế và những giải pháp nhằm bảo tồn và phát
huy văn hóa truyền thống Khmer.
Qua tổng luận trên cho thấy đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về người Khmer ở
đồng bằng sơng Cửu Long trên tất cả các lĩnh vực: từ những công trình nghiên cứu tổng quan,
đến các cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa truyền thống, biến đổi văn hóa, đời sống
kinh tế, xã hội, tín ngưỡng, lễ nghi, tôn giáo. Gần đây các nhà nghiên cứu tập trung nghiên cứu


các vấn đề đương đại có ảnh hưởng đến sự phát triển của cộng đồng như: chính sách của nhà
nước đối với cộng đồng, sinh kế của cộng đồng, biến đổi về tư duy kinh tế. Như vậy, khơng có
lĩnh vực nào về người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long chưa được nghiên cứu.
Trong khi các cơng trình nghiên cứu về người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long vơ
cùng đa dạng và phong phú thì số cơng trình nghiên cứu về người Khmer ở Bình Dương chưa
nhiều và chưa sâu.
1.1.2.

Những nghiên cứu về người Khmer ở Bình Dương - theo trình tự thời gian xuất

bản của cơng trình
Những cơng trình nghiên cứu về người Khmer ở Bình Dương không nhiều nên chúng tôi
không chia theo vấn đề mà chỉ điểm luận theo trình tự xuất bản của cơng trình. Cơng trình sớm
nhất cuối thế kỷ XIX chỉ nhắc đến sự hiện diện của người Khmer trên vùng đất Gia Định (trong
đó có một phần của tỉnh Bình Dương ngày nay) được gọi là người Cao Miên nhưng chưa có
mơ tả gì về văn hóa của tộc người này. Đó là cơng trình Gia Định thành thơng chí của Trịnh
Hồi Đức (hồn thành đời vua Gia Long) mơ tả sự xen cư giữa người Việt và các tộc người
thiểu số mà Trịnh Hoài Đức chưa gọi đúng tên tộc người như ngày nay. Người Hoa, ông gọi là

người Đường, các tộc người sống vùng cao ông gọi là Cao Miên và Đồ Bà. Mỗi tộc người vẫn
giữ phong tục của riêng mình tạo nên một bức tranh văn hóa phong phú của vùng Gia Định xưa
“Gia Định ở về phía nam nước Việt, khi mới khai thác, thì có lưu dân nước ta cùng người
Đường (tục gọi người nhà Đại Thanh là Đường nhân, cũng như người dân tộc tứ di gọi người
Trung Quốc là Hán nhân, người Hán đây không phải là Lưu Hán, người Đường đây không
phải là Lý Đường). Sách Quảng Đơng tự nhận mình là người Đường của đời Đường Ngu
chẳng qua chỉ là lời quá khoa trương). Người Tây Dương (các nước như Phú Lãng Sa), Hồng
Mao, Mã Cao), đều gọi là Tây Dương) [3a] Cao Miên, Đồ Bà (người Sơn man, ở núi đảo theo
đạo Bái Nhật (lạy mặt trời) ở trong 36 cửa bể Mãn Lạt Gia, đều gọi là Đồ Bà), những người
các nước ấy đến sinh sống chung nhau rất đông mà y phục đồ dùng đều theo kiểu của dân tộc
họ” (Trịnh Hoài Đức, 2008, tr.194).
Đầu thế kỷ XX, cơng trình Monographie de la provine Thudaumot (1910) chỉ nhắc đến
sự cư trú của người Khmer ở phía bắc của tỉnh Thủ Dầu Một 1 mà khơng có mơ tả gì thêm
(Xem: Ủy ban nhân dân tỉnh Sơng Bé, 1987, tr.217).
1 Là người Khmer ở Bình Phước, năm 1960 di cư xuống xã An Bình ngày nay (sẽ đề cập đến vấn đề này ở phần lịch sử
cộng đồng)


Giữa thế kỷ XX, André Baudrit trong Le fameux Song Bé cũng chỉ đề cập việc người
Kmers (chữ của André Baudrit) có mặt ở vùng Sơng Bé, khơng đề cập gì đến đời sống văn hóa
xã hội như các tộc người Stiêng và M'nơng (André Baudrit, 1936, tr.20).
Trong cơng trình Vấn đề dân tộc ở Sông Bé do Mạc Đường chủ biên (1985) đã khái quát
lịch sử hình thành các cộng đồng tộc người ở Sông Bé, những đặc điểm văn hóa, kinh tế, chế
độ xã hội, hơn nhân gia đình và sự chuyển động di dân ở vùng tộc người thiểu số. Tác giả dẫn
tài liệu của Raulin, vào năm 1875 có làng người Khmer ở Nha Bích. Cơng trình cịn đề cập
những đặc trưng của xã hội người Khmer: hệ thống cư trú phum, sóc, cấu trúc xã hội của nền
kinh tế tiểu nông với một giai cấp địa chủ nhỏ đóng vai trị chi phối nơng thơn. Trước thế kỷ
XX, người Khmer đóng vai trị chính trong việc lưu thơng và phân phối hàng hóa trong các
cộng đồng dân tộc ít người. Đây là cơng trình sớm nhất của những nhà dân tộc học Việt Nam
viết khá chi tiết về tộc người Khmer ở Bình Dương (lúc bấy giờ là tỉnh Sông Bé) là nguồn tài

liệu tham khảo quý giá cho đề tài này.
Về người Khmer ở Sơng Bé trong cơng trình Địa chí tỉnh Sơng Bé (1987) tương đồng
với ý kiến của Mạc Đường, nửa đầu thế kỷ XVII, người Khmer đã tụ cư ở miền núi hẻo lánh
tỉnh Sơng Bé (thuộc địa bàn Bình Phước ngày nay). Đến đầu thế kỷ XVIII, người Khmer đã lập
làng ở vùng Nha Bích thuộc đất Bình Long ngày nay, phần lớn là từ Campuchia sang sau sự
thất bại của phong trào chống lại triều đình Campuchia (Ủy ban nhân dân tỉnh Sông Bé, 1987,
tr. 271 - 272; 276).
Cũng như trước đây, cơng trình nghiên cứu chun sâu về người Khmer ở Bình Dương
cịn hiếm hoi, hiện nay chúng tôi cũng chỉ tiếp cận được những nghiên cứu của Lê Anh Vũ và
Đỗ Thị Thanh.
Đỗ Thị Thanh nghiên cứu về cộng đồng người Khmer ở xã An Bình, huyện Phú Giáo là
nhóm người di cư từ Bình Long xuống, họ là con cháu của người Khmer ở Nha Bích mà các
cơng trình đã đề cập. Trong khi đó, Lê Anh Vũ quan tâm nghiên cứu nhóm người Khmer từ
miền Tây Nam Bộ mới di cư đến Bình Dương. Hai tác giả có hai hướng nghiên cứu khác nhau.
Đỗ Thị Thanh nghiên cứu đời sống văn hóa truyền thống, Lê Anh Vũ nghiên cứu q trình
thích nghi của lớp người Khmer nhập cư. Hai hướng nghiên cứu này đã gợi lên cho chúng tôi
một bức tranh đa dạng về người Khmer ở Bình Dương từ nguồn gốc, lịch sử cộng đồng, đời
sống văn hóa - xã hội, gợi mở cho chúng tôi hai hướng tiếp cận nghiên cứu khác nhau đối với
hai nhóm người Khmer ở Bình Dương.


Đỗ Thanh (2014) với nhan đề “Bước đầu tìm hiểu văn hóa người Khmer ở xã An Bình,
huyện Phú Giáo” xác định nhóm người Khmer Lơ (vùng cao) đến định cư tại hai ấp Nước
Vàng và Tân Thịnh, xã An Bình, huyện Phú Giáo khoảng những năm 1960 theo chính sách di
dân khai hoang của chính quyền Sài Gịn. Tác giả trình bày văn hóa của người Khmer hiện nay
theo phương pháp so sánh với văn hóa truyền thống trên các mặt: phương thức sinh sống, nhà
ở, ẩm thực, trang phục, tổ chức làng, dịng họ, gia đình, những kiêng cữ, hôn nhân, tang ma, lễ
hội, ngôn ngữ, sinh hoạt văn hóa nghệ thuật. Tác giả nhận định mặc dù cộng đồng người
Khmer ở An Bình sống tương đối tập trung nhưng khơng bảo lưu, thực hành, truyền dạy văn
hóa truyền thống cho thế hệ sau nên văn hóa tộc người bị mai một đi rất nhiều và “đắp lên đó

văn hóa, phong tục tập quán của người Việt” (Đỗ Thanh, 2014).
Cùng tác giả Đỗ Thanh (2014) cịn có bài viết “Độc đáo nghi lễ vòng đời của người
Khmer ở xã An Bình, huyện Phú Giáo” mơ tả về những kiêng kỵ đối với phụ nữ có thai: phải
ngồi yên một chỗ, không xem đám tang, không tự hái chuối trên cây để ăn nếu phạm phải
những kiêng kỵ này đứa trẻ khi sinh ra sẽ khóc dạ đề (khơng ngủ đêm trong 100 ngày), phụ nữ
mang thai cũng không được bước qua dây cột trâu để tránh chữa trâu, khi ăn xong phải rửa
chén ngay để tránh con bị lở loét. Tác giả mô tả tục “cúng mụ” cho trẻ sơ sinh sau ba ngày trẻ
chào đời với ý nghĩa trình với ơng bà tổ tiên thành viên mới trong gia đình và cũng là để trả ơn
bà mụ đã đỡ cho mẹ trịn, con vng. Theo tác giả,văn hóa truyền thống hay dấu ấn mẫu hệ vẫn
được lưu giữ trong lễ cưới: lễ cưới được tổ chức bên nhà gái và nhà gái phải chịu mọi chi phí
của lễ cưới. Tuy nhiên, trong lễ hỏi nhà trai phải mang lễ vật qua nhà gái. Với người Khmer ở
An Bình, người chủ làng là người điều hành lễ cưới và đám cưới có sự tham gia của cả làng.
Trong lễ tang, người Khmer ở An Bình cịn giữ tục chia của cho người chết (Đỗ Thị Thanh,
2014).
Năm 2017, Đỗ Thanh có bài viết Góp phần tìm hiểu lịch sử cộng đồng người Khmer ở
xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương đã khái qt đời sống của nhóm người Khmer ở
An Bình từ trước thời Pháp thuộc sống trong rừng, du canh, du cư ở nhà trên cao, đến thời
Pháp thuộc bị kiểm soát sống tập trung thành làng và từ sau năm 1960 sống trong ấp chiến lược
của chính quyền Sài Gịn. Qua lịch sử cư trú và các phương thức sinh sống trong từng thời kỳ
cho thấy nhóm người Khmer ở An Bình có tính thích nghi cao. Họ là một cộng đồng được cố
kết chặt chẽ từ lâu đời nên có điều kiện bảo tồn bản sắc văn hóa của mình.
Lê Anh Vũ (2015) với bài viết Nguyên nhân di cư đến Bình Dương của gia đình người


Khmer ở Trà Vinh trong hội thảo “20 năm đô thị hóa Bình Dương - Những vấn đề thực tiễn” do
trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức đã phân tích và lý giải nguyên nhân thúc đẩy các gia đình
Khmer rời khỏi quê hương Trà Vinh để tìm kế sinh nhai ở nơi khác; về vai trò của mạng lưới
thân tộc và đồng hương đối với chiến lược di dân của họ và nguyên nhân họ chọn Bình Dương
là điểm đến mà không phải là một địa phương khác trong hành trình mưu sinh. Theo tác giả, sự
bất ổn về sinh kế tại quê nhà ở Trà Vinh: thiếu đất sản xuất, thiếu việc làm là lực đẩy những gia

đình người Khmer rời bản quán để tìm kiếm cơ hội vươn lên ở Bình Dương, nơi dễ tìm việc
làm, thu nhập ổn định. Quan hệ thân tộc và đồng hương có vai trị quyết định trong việc những
người di cư Khmer chọn định cư ở Bình Dương. Tác giả viết “những cụm từ được nhắc nhiều
khi tôi hỏi về việc nhờ ai giới thiệu lên Bình Dương là “hàng xóm”,“ anh em trong nhà” hay “
bà con, dịng họ”. Chính mạng lưới xã hội này đã giúp họ có những thông tin về chỗ trọ, việc
làm và quan trọng hơn là những hỗ trợ cần thiết cho họ trong thời gian đầu khi tới Bình Dương.
Bài viết mới chỉ phác thảo về năm gia đình nhập cư người Khmer vào Bình Dương, nhưng gợi
cho chúng tơi cách đặt vấn đề về nguồn gốc di dân của cộng đồng người Khmer ở Bình Dương.
Gần đây nhất là bài viết Thích nghi với cuộc sống hiện tại và mong đợi tương lai của
cơng nhân là người Khmer ở Bình Dương của Lê Anh Vũ (2017) phác họa đời sống hiện tại và
những mong đợi trong tương lai của những người Khmer mới di cư đến Bình Dương. Trên cơ
sở phân tích “tự sự cuộc đời” của những người công nhân (đối tượng nghiên cứu), tác giả nhận
định những người công nhân Khmer ý thức rằng công việc hiện tại của họ chỉ là tạm thời, “họ
đang bán sức lao động để kiếm sống” và “trong hoàn cảnh sống hiện tại với nhiều khó khăn,
bất trắc, họ có lo lắng nhưng khơng hồn tồn bi quan. Chọn cách thức chủ động thích nghi
bằng cách chấp nhận công việc nặng nhọc, độc hại và cố gắng làm việc tích cực. Trong ứng xử,
ln mang tâm thế “dĩ hòa vi quý” chịu phần thiệt về mình và khơng tham gia vào những
chuyện khơng liên quan đến mình ở nơi làm việc”. Nhóm người Khmer này khác với người
Khmer ở xã An Bình, huyện Phú Giáo.
Nhan đề bài viết “Bàn về cộng đồng Khmer tại Miền Nam” của Nguyễn Văn Huy2 có
nhắc đến sự việc nơng dân Khmer theo chân đồn qn đi đánh nhau với Chiêm Thành, mở
rộng địa bàn cư trú của người Khmer ở miền Đông trước thế kỷ XVI “ (...) trong quá khứ,
Chiêm Thành và Chân Lạp đã nhiều lần tranh chấp và xâm chiếm lãnh thổ lẫn nhau. Đi theo
đồn qn này là một số nơng dân Khmer phiêu lưu đến Tuol Ta Mauk (Thủ Dầu Một) và
2 Tiến sĩ Dân tộc học, phụ trách khoa Các dân tộc Đông Nam Á tại Đại học Paris 7.


×