Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

SỬ LIỆU VIỆT NAM THỜI cận đại (sử LIỆU TIẾNG VIỆT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.73 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA LỊCH SỬ

ĐỀ TÀI

SỬ LIỆU HỌC: NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH
VÀ TỔ CHỨC GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
••
★★★

Chuyên đề

SỬ LIỆU VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI
(SỬ LIỆU TIẾNG VIỆT)
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

NGƯỜI THỰC HIỆN

TS. Nguyễn Văn Hiệp

TS. Trần Thuận

BÌNH DƯƠNG - THÁNG 12 NĂM 2014


Chuyên đề

SỬ LIỆU VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI
(SỬ LIỆU TIẾNG VIỆT)


1. Các nguồn sử liệu chính thống ở triều đình
Các triều đại Trần, Lê, Nguyễn đều ban hành hình luật. Dưới triều Trần,
năm 1230, đời vua Trần Thái Tông đã ban hành Quốc triều thông chế, gồm 20
quyển. Bộ luật này cịn gọi là Quốc triều hình luật. Phan Huy Chú viết: “Trần
Thái Tông, năm Kiến Trung thứ sáu, soạn sách Quốc triều hình luật, khảo định
các lệ đời trước để làm” 1. Đời Trần Dụ Tông, vào năm 1341, lại ban hành Hoàng
triều đại điển, do các đại thần Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn biên soạn.
Hai bộ luật nổi tiếng còn lưu truyền đến nay là Quốc triều hình luật của
triều Lê và Hồng Việt luật lệ của Triều Nguyễn.
Quốc triều hình luật được ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông trên cơ
sở kế thừa những thành tựu luật pháp của các triều vua trước. Trải qua một thời
gian dài soạn thảo, đến năm Hồng Đức thứ 13 (1883) bộ luật được ban hành, nên
còn được gọi là Luật Hồng Đức. Luật gồm 6 quyển, 12 chương, 722 điều, là
thành tựu lập pháp chung của triều Lê, bao gồm những điều luật cơ bản của triều
Lê từ khi Lê Thái Tổ lập nghiệp, chủ yếu là những đạo luật thời kỳ đầu từ thế kỷ
XV đến đầu thế kỷ XVI - thời kỳ hưng thịnh nhất của hoạt động lập pháp triều
Lê. Quốc triều hình luật điều chỉnh nhiều mặt thuộc các lĩnh vực quản lý nhà
nước, quản lý xã hội đương thời với các quy định khá cụ thể, phản ánh đậm nét
điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở thời điểm cực thịnh của chế độ
phong kiến Việt Nam. Tuy mang những đặc điểm chung của các bộ luật được ban
hành dưới thời phong kiến nhưng khơng sao chép máy móc luật pháp của các đời
trước cũng như luật các vương triều Trung Hoa. Các sử gia, luật gia Việt Nam và
nhiều nhà Việt Nam học nước ngoài đã đánh giá cao Quốc triều hình luật, cho
rằng đây là bộ luật có nhiều điểm tiến bộ và mang sắc thái Việt Nam nhất so với
các bộ luật khác được ban hành thời phong kiến.
Thời Lê, ngồi Quốc triều hình luật, cịn có bộ Hoàng triều quan chế 6
quyển (ban hành năm Hồng Đức thứ 2-1471), Thiên nam dư hạ tập gồm 100
quyển (biên soạn thời Lê Thánh Tông, hiệu Hồng Đức thứ 14, năm 1483). Luật lệ
và điển chế đời Lê còn có bộ Hồng Đức thiện chính thư (1470-1497), Lê triều hội
điển, Luật thư gồm 6 quyển do Nguyễn Trãi soạn (1440-1442), Quốc triều luật

lệnh do Phan Phu Tiên soạn (1440-1442), Quốc triều thư khế thể thức (14681471)...
1Phan Huy Chú: Sđd, tập 1, tr. 290.

1


Thiên Nam dư hạ tập là bộ sách đồ sộ, gồm 100 quyển, được Lê Thánh
Tông sai các văn thần Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Quách Đình Bảo,... làm ra
vào năm Hồng Đức thứ 14 (1483), ghi chép đủ các chế độ, luật lệ, văn thư, điển
lễ, sắc cáo của triều Lê. Đáng tiếc bộ sách này “Từ thời Lê Trung Hưng đã tản
mát, mười phần cịn một hai”.2
Hồng triều quan chế, gồm 6 quyển. Đây là một hệ thống văn bản quan
trọng, gắn với chế định về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trung
ương, chế độ quan lại triều Lê. Hai tài liệu này hiện chưa được dịch ra Quốc ngữ.
Hồng Đức thiện chính thư là những chế định pháp luật được soạn thảo và
sử dụng thời Lê Thánh Tông, gồm các luật về dân sự, hình sự và tố tụng.
Hồng Việt luật lệ (cịn gọi là Luật Gia Long) ban hành năm Gia Long thứ
14 (1815) gồm 398 điều, chia thành 32 quyển. Bộ luật được soạn thảo trên cơ sở
tham khảo Luật Hồng Đức và luật của nhà Thanh. Trong lời tựa bộ luật này, Gia
Long viết:
Giở xem hình luật của các triều đại ở nước ta, mỗi triều
đại thành lập từ Lý, Trần, Lê đều có pháp chế riêng cho mỗi triều đại mà đầy đủ
hơn cả là bộ luật Hồng Đức. Các triều đình phương Bắc, các vua dựng lên là Hán,
Đường, Tống, Minh,... Mỗi triều đại, sách về luật lệ đều có sửa đổi, mà đầy đủ
nhất là triều Đại Thanh. Thế nên ta ra lệnh cho triều thần lấy luật lệ của triều đại
làm căn bản, tham chiếu Luật Hồng Đức và luật Thanh triều, rút lấy, thêm bớt,
cân nhắc, biên tập thành bộ luật tiện dụng”3.
Về việc thi hành bộ luật, Gia Long đã chỉ rõ trong Chiếu ban hành Luật:
“.Từ nay xét xử ngục tụng, hết thảy y theo luật điều mới ban, không được trái
vượt. Quan lại trong ngoài đều nên lưu tâm nghiên cứu. Dẫn dụng mà xử đốn,

cần phải rõ ràng, khiến cho hình được công bằng không ai bị oan lạm, để báo đáp
tấm lịng xử phạt thương xót việc hình của trẫm”4.
Hồng Việt luật lệ đã có tác dụng lớn trong quản lý nhà nước, quản lý xã
hội ở giai đoạn đầu triều Nguyễn.5
Các triều đại phong kiến cũng ban hành các văn bản trong lĩnh vực thi
hành pháp luật, qui định: khi được giao soạn thảo chiếu, chỉ, chế... các quan phải
thi hành ngay và không được thảo lầm hoặc viết sai chữ, nếu sai sẽ bị phạt; thảo
2Phan Huy Chú: Lịch triều Hiến chương loại chí
3Hồng Việt luật lệ, Nxb Văn hóa Thơng tin, 1994, tập 2, tr. 2
4Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2004, tập 1, tr. 905.
5Khi bộ máy nhà nước đang trong tình trạng phân quyền, quyền lực chưa được tập trung vào chính
quyền trung ương hay chính xác hơn là vào tay nhà vua, công việc nội trị cịn chưa ổn định, thì sự ra đời
của bộ luật là công cụ quan trọng để củng cố bộ máy nhà nước, đảm bảo hiệu quả của hoạt động quản lý
và ổn định tình hình các mặt. Hồng Việt luật lệ được ban hành trong hoàn cảnh lịch sử như vậy, cho
nên có nhiều vấn đề thuộc phạm vi quản lý của chính quyền chưa được luật này điều chỉnh, hoặc có quy
định nhưng thiếu cụ thể. Lấy cơng tác cơng văn, giấy tờ làm ví dụ: Nếu như trong Quốc triều hình luật
của triều Lê có tới khơng dưới 70 điều khoản quy định các vấn đề liên quan đến việc soạn thảo, ban
hành, giải quyết và quản lý văn bản thì ở bộ luật của triều Nguyễn, vấn đề này được đề cập một cách
mờ nhạt, không đầy đủ.

2


sai ý chỉ của Vua sẽ chịu tội biếm hay đồ; không được để chậm trễ trong việc ban
bố các chiếu, chỉ, sắc, dụ của vua; ý trong chiếu lệnh phải thi hành đúng, không
được làm trái. Các chiếu, chỉ của vua phải được người mang tới tận tay đối tượng,
người nhận phải đón nhận đúng nghi lễ và cung kính vái lạy chiếu, chỉ, nếu xé nát
hay vứt bỏ sẽ bị tội lưu hoặc chém. Khi có chiếu lệnh của vua ban xuống các
quan Ty phải sao lục và niêm yết cho dân biết, nếu không sẽ bị phạt, hoặc biếm,
hoặc bãi chức. Các chiếu chỉ của vua chỉ được truyền tin khí có lệnh cơng bố, nếu

đưa tin ra ngồi trước khi có lệnh cơng bố phải chịu tội xuy hay biếm, nếu việc cơ
mật thì tăng tội.
Triều Nguyễn qui định chặt chẽ về quy trình ban hành các văn bản quản lý
nhà nước. Các văn thư dâng lên vua hoặc từ vua ban xuống đều phải qua Nội
các.6 Tấu sớ của cơ quan, quan chức trình lên vua đều phải gửi đến Nội các ba
bản: Một bản chính (giáp bản), hai bản phó (ất bản). Bản chính cùng phiếu tóm
tắt nội dung được vua “ngự lãm”, “châu phê”, thành Châu bản. Nội các nhận
“châu phê”, sao ra hai bản phó, bản chính cất giữ ở Đơng các, một bản phó gửi
cho cơ quan thi hành, bản phó còn lại gửi Quốc sử quán.
Mỗi khi vua làm việc ở điện Cần chánh, hai nhân viên Viện Đô sát được cử
đến ghi chép toàn bộ việc làm, lời dụ của vua. Người ghi chép phải ghi rõ tên
mình dướỉ mỗi trang, có nhuận sắc của trưởng cơ quan Viện Đô sát. Sau một
tháng, tài liệu này được sao thêm một bản và đóng thành tập, gửi bản sao đó cho
Quốc sử quán.7
Sách Đại Nam hội điển sự lệ, biên soạn dưới Triều Nguyễn, tập hợp các
chiếu chỉ, tấu, dụ, điển chương, ghi chép tồn bộ chế độ chính sách, thể lệ và cách
tổ chức, hoạt động của bộ máy chính quyền Nguyễn. Đầu thế kỷ XX, nhà Nguyễn
tiếp tục soạn Đại Nam hội điển sự lệ tục biên, trong đó tập hợp các tài liệu quản
lý nhà nước từ 1890 đến 1914.
Loại sách điển chế và luật lệ phản ánh trung thực quan điểm cai trị, thể chế
chính trị, tổ chức bộ máy hành chính và quy chế của vương triều. Ngoài điển chế,
luật lệ, văn bản pháp luật thời phong kiến cịn có Chiếu, Lệ, Lệnh, Sắc, Chỉ, Dụ,
Cáo, Sách, Hịch, Biểu, Sớ, Tấu, Điều trần, Đề, Khải,...
Chiếu, là văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Vua, nhằm các mục
đích:
- Cơng bố cho thần dân biết một chủ trương hoặc quyết sách quan trọng
của vua. Ví dụ: Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ ban hành năm 1010 công bố về chủ
trương dời kinh đô từ Hoa Lư ra thành Đại La).
- Ra lệnh cho thần dân thực hiện một quy định, một nhiệm vụ công tác hay
6Đến thời Bảo Đại, vào năm 1933 Nội các được thay bằng Ngự tiền văn phòng

7Theo Những vấn đề văn hóa - xã hội thời Nguyễn. Các Châu bản Triều Nguyễn hiện nay đươc lưu giữ tại Trung
tâm lưu trữ Nhà nước IV, số 4 Bùi Thị Xuân, thành phố Đà Lạt.

3


một cơng việc cụ thể nào đó. Chức năng này đã được các vua thời Lý, Trần sử
dụng một cách phổ biến. Ví dụ: mùa xuân tháng 3 năm Đinh Dậu (1237), vua
Trần Thái Tông đã xuống chiếu rằng: “Khi làm giấy tờ về chức thư, văn khế
ruộng đất và vay mượn tiền bạc thì người làm chứng in tay ở ba dòng trước,
người bán in tay ở bốn dòng sau”8.
- Thành lập tổ chức bộ máy, bổ dụng, thăng giáng, điều động, thuyên
chuyển quan lại. Các triều đại đều sử dụng chiếu vào mục đích này. Đặc biệt thời
Nguyễn, phần lớn các quyết định về bổ nhiệm, điều động, thuyên chuyển, thưởng
phạt các quan chức trong bộ máy nhà nước đều được ban hành bằng loại văn bản
này. Chẳng hạn, chỉ trong tháng 2 năm 1826, vua Minh Mệnh đã ban hành 34 tờ
chiếu để thăng chức và bổ nhiệm 152 quan chức của chính quyền trung ương và
các địa phương trong cả nước9.
Ngồi ra, chiếu cịn được các vương triều dùng để ban hành các bộ luật. Ví
dụ: Năm 1042, sau khi bộ luật Hình thư được thảo xong, vua Lý Thánh Tông ban
chiếu công bố cho thần dân biết việc ban hành Hình thư; hoặc như Hồng Việt
luật lệ cũng được ban hành bởi chiếu của vua Gia Long.
Lệ, là văn bản quy phạm pháp luật do vua ban hành dùng để bổ sung cho
luật hoặc đề ra qui định mới thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội; dùng để bổ sung cho luật hoặc đề ra các quy định mới về các vấn
đề, sự việc thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước. Khi xử lý các vấn đề khơng được
luật điều chỉnh thì thường dựa vào lệ. Chẳng hạn, vua Lê Thánh Tông đã ban
hành lệ về bản tâu, bản đề, lệ về làm hộ tịch, lệ về việc cưới hỏi, lệ về để tang
thân mẫu cải giá...; các hoàng đế triều Nguyễn đã ban hành nhiều lệ quy định
những vấn đề cụ thể thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội như: lệ về việc cấm

vu khống, Lệ quy định các vấn đề về tù phạm, lệ cấm mê tín dị đoan, lệ về tâu
trình chương sớ, lệ về lập sổ đinh, điền,.
Lệ xuất hiện từ thời Lý, là văn bản có tính quy phạm rõ nét dễ thực hiện
hơn so với các loại văn bản dưới luật khác.
Lệnh, là văn bản do vua ban hành, để ra lệnh thi hành hoặc quy định
những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước. Loại văn bản này xuất hiện từ
thời Lý, phổ biến dưới triều Trần, đến thời Lê, Nguyễn, lệnh được ban hành
tương đối nhiều. Ví dụ: Lệnh của Lê Thánh Tơng về tìm kiếm di cảo của cố Hàn
lâm thừa chỉ học sĩ Nguyễn Trãi, ban hành tháng 3 năm Đinh Hợi (1467), Lệnh
cấm kết hơn với người nước ngồi ban hành dưới triều Nguyễn.
Lệnh là văn bản có hiệu lực thi hành cao, trong đó có những lệnh là văn
bản quy phạm pháp luật, ví dụ lệnh cấm kết hơn với người nước ngồi nói trên.
Sắc, là loại văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của vua, có nhiều loại: sắc
8Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tập 2, tr. 15
9Mục lục Châu bản triều Nguyễn, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội, tập 2, tr. 364-387.

4


chiếu, sắc lệnh, sắc phong, sắc thư, được sử dụng vào các mục đích: ra lệnh cho
nha mơn và thần dân thi hành các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước; ban
hành quyết định của vua về tổ chức nhân sự, tuyển bổ quan lại, ban phong phẩm
hàm, ủy quyền giải quyết công việc cho các quan chức; ban phong chức tước và
phong thần cho các bậc có công lao, được dân chúng lập đền miếu thờ cúng.
Trong đó, sắc phong chức tước thường được dùng để phong chức vụ, phẩm hàm
và tước hiệu cho các quý tộc và quan lại (sắc phong); còn sắc phong thần (thần
sắc) dùng để phong tặng, xếp hạng (thượng đẳng thần, trung đẳng thần, hạ đẳng
thần)
Nguồn tài liệu Hán Nôm này là những sử liệu có giá trị nghiên cứu về
nhiều mặt: Lịch sử danh nhân, gia đình, dịng họ, lịch sử địa phương, văn hóa dân

gian, địa lý lịch sử, nghệ thuật tạo hình, văn bản học, ấn tín học,...
Chỉ, là loại văn bản do vua ban hành để ra lệnh cho nha mơn, chính quyền
địa phương và thần dân thi hành một chủ trương cụ thể nào đó, bổ nhiệm, thăng
chức, ban tước, định hàm cho các quan lại. Chỉ là loại văn bản được các vương
triều sử dụng khá phổ biến. Ví dụ: Chỉ của vua Lê Thái Tổ ban hành tháng 4 năm
Mậu Thân (1428) ra lệnh cho các lộ “nơi nào bị giặc cướp phá thì được miễn
giảm thuế”10. Cũng có trường hợp, chỉ được dùng như một văn bản quy phạm
pháp luật. Ví dụ như chỉ sau đây của vua Minh Mệnh: “Từ nay, các loại thợ, cục
ở các dinh, trấn, người nào lành nghề tình nguyện vào kinh dự tuyển, thì chuẩn
cho cấp lương ăn đường cho họ về Kinh để Vũ khố thí nghiệm”11.
Dụ, là hình thức văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của nhà vua dùng để
khuyên bảo, răn dạy thần dân, ra lệnh thi hành hoặc đề ra các quy định mang tính
pháp quy. Dụ có thể là những lời khun dạy, chỉ thị bằng miệng (khẩu dụ) của
vua, nhưng chủ yếu bằng văn bản, còn được gọi là thánh dụ, chỉ dụ. Với ý nghĩa
khuyên bảo, răn dạy, dù bằng văn bản hay bằng lời răn đều mang tính mệnh lệnh
và có hiệu lực cao, bởi đó là lời khuyên, răn dạy của đấng “thiên tử”, người nắm
trong tay quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của cả đất nước.
Triều Nguyễn là vương triều ban hành nhiều văn bản dụ nhất, bao gồm cả
dụ mang tính cá biệt và dụ có tính chất quy phạm pháp luật. Ví dụ, năm 1843 Vua
Thiệu Trị đã ban hành dụ quy định thể lệ giao nhận công văn, giấy tờ của các nha
môn ở trung ương: “Chương sớ bốn phương do Ty Thơng chính tiếp nhận, bản
chính của các nha, lại do khoa, đạo kiểm giao, để phịng có sự che lấp, mong
được nhanh chóng. Điều lệ tưởng đã nghiêm ngặt, rõ rang” 12... Dụ này là văn bản
quy phạm pháp luật.
Cáo, là loại văn bản do vua ban hành để ban bố một sự kiện quan trọng
nào đó của đất nước hoặc thông báo cho nhân dân biết một chủ trương của vua để
10Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tập 2, tr. 294
11Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tập 15, tr. 60
12Quốc sử quán triều Nguyễn, Sđd, tập 6, tr. 546


5


thực hiện. Ví dụ: Sau khi đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh, Lê Thái Tổ đã ban
hành “Bình Ngơ đại cáo” (do Nguyễn Trãi soạn thảo) công bố cho nhân dân cả
nước sự nghiệp bình Ngơ phục quốc đã thắng lợi hồn tồn, đất nước đã hịa bình
và bước vào kỷ nguyên phục hưng. Loại văn bản này hầu như không thấy được
ban hành dưới triều Nguyễn.
Sách, là loại văn bản được viết thành nhiều tờ và đóng thành quyển. Nhà
vua dùng loại văn bản này để ra quyết định lập thái tử, hoàng hậu, ban phong
tước hiệu cho thái tử, hoàng tử, hoàng hậu, các thành viên được sủng ái trong
hoàng gia và hoàng tộc, hoặc quy định các chủ trương quan trọng.
Sách có nguồn gốc từ hệ thống văn bản của các vương triều phong kiến
Trung Quốc. Từ điển Từ Hải định nghĩa về sách như: văn bản mà các hoàng đế
dùng để khấn trời đất, thần linh khi tế lễ; loại chiếu thư mà các hoàng đế dùng để
phong tước hiệu, lập hoàng hậu, hoàng thái tử, phong vương cho chư hầu13
Hịch, là loại văn bản mà các tướng sối thường dùng để động viên, khích
lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ. Ví dụ: Hịch tướng sĩ của Hưng Đạo Đại
Vương Trần Quốc Tuấn viết trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên
lần thứ hai. Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo được xem như là một sử liệu sinh
động, tuyệt tác như một áng hùng văn. Vua Quang Trung Nguyễn Huệ cũng đã
từng ban hành nhiều hịch kêu gọi tướng sĩ dốc lòng phò vua giúp nước.
Biểu, là văn bản của quan lại hoặc dân chúng dâng lên vua để bày tỏ sự
chúc mừng, tạ ơn hoặc tạ lỗi đối với nhà vua. Loại văn bản này có nguồn gốc từ
Trung Quốc. Cơng dụng của biểu được sách Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp viết
như sau: “Để Nghiêu hỏi quan tứ nhạc, Đế Thuấn sai Bất Nguyên ra tâu bằng lời
nói, đó là nghĩa biểu chương. Y Doãn làm như thế để giúp Từ Hàn: Cái nghĩa
dâng điều phải, bỏ điều trái cũng đã thấy. Nhà Chu soi qua hai đời, văn lý càng
thịnh, “hai lạy dập đầu”, “đối tỏ mệnh tốt”, tuy lời nói hay bút viết chưa rõ sáng,
đó là tạ ơn. Đời Tần định phép đối thư gọi là tấu, đời Hán định lệ nghi tắc có 4

thứ: 1 là chương, ba là biểu. Chương để tạ ân, biểu để bày tỏ thỉnh cầu. Xét ra
công dụng của chương, biểu là: tâu bày ở sân vua cho rõ ràng lịng mình, đã là
văn vẻ cho mình, lại đẹp cho nước”14
Sớ, là hình thức văn bản mà các nha mơn và thần dân dùng để báo cáo lên
vua tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao, trả lời những vấn đề vua hỏi hoặc
nêu kiến nghị, đề nghị vế vấn đề, sự việc nào đó để vua xem xét và giải quyết.
Chẳng hạn, Chu Văn An, một vị quan thanh liêm, chính trực, nhà Nho học nổi
tiếng đời Trần đã dâng sớ lên Trần Dụ Tông đề nghị chém 7 tên gian thần (người
đời gọi là Thất trảm sớ).
Loại văn bản này đã được các vương triều phong kiến Trung Hoa sử dụng,
13Từ điển Từ Hải, Nxb Sách từ điển Thượng Hải, 1989, tr. 89.
14Nội các triều Nguyễn, Sđd, tập 7, tr. 258.

6


muộn nhất là đời Hán. Từ điển Từ Hải sau khi nêu định nghĩa về sớ (văn bản
trình bày giống như bản tấu), đã dẫn một ví dụ lấy từ chuyện Khuông Hằng trong
Hán Thư: “Bấy giờ xảy ra nhật thực và động đất, hoàng đế hỏi sẽ ảnh hưởng như
thế nào đến chính trị, Khng Hằng liền dâng sớ tấu bày”15.
Tấu, là hình thức văn bản mà các nha môn và thần dân sử dụng để tâu bày
lên vua, nêu kiến nghị để vua xem xét, phê duyệt. Loại văn bản này được sử dụng
khá phổ biến dưới các triều đại. Trong khối Châu bản triều Nguyễn được lưu giữ
đến nay, tấu chiếm khối lượng khá lớn. Có thể xem tấu như thể loại “báo cáo” mà
ngày nay các cơ quan, tổ chức đang dùng. Ví dụ: Tấu của Tổng trấn thành Gia
Định Lê Văn Duyệt ngày 17 tháng 5 năm Minh Mệnh thứ 6 (1825) báo cáo về giá
gạo; Tấu của Thượng thư Bộ lại Trần Lợi Trinh năm Minh Mệnh thứ 6 về việc
niêm ấn cuối năm; Tấu của Bố chánh sứ và Án sát sứ tỉnh Quảng Bình ngày 7
tháng 9 năm Minh Mạng thứ 16 (1835) về việc xử phạt tội để mất đạo sắc...
Điều trần, theo từ điển Từ Hải, điều trần có hai nghĩa:Theo từng điều mà

trình bày; Văn bản của cấp dưới trình bày ý kiến của mình với cấp trên được chia
thành từng điều nhất định16.
Ở Việt Nam thời phong kiến, các triều thần và quan lại địa phương cũng
dùng hình thức văn bản này để trình bày với nhà vua hoặc các cơ quan cấp trên ý
kiến của mình về các vấn đề, sự việc liên quan đến quản lý nhà nước và đề nghị
xem xét, giải quyết. Ví dụ: Bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ, một trí thức
theo đạo Thiên chúa từng du học ở Pháp trình lên vua Tự Đức kiến nghị của mình
về việc cải cách chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để chấn hưng đất nước. Văn
bản này được Nguyễn Trường Tộ chia làm 8 điều để trình bày nên được gọi là Tế
cấp bát điều. So với biểu và sớ thì điều trần ít được sử dụng hơn.
Đề, là loại văn bản dùng để phản ánh tình hình thực hiện các mệnh lệnh
của nhà vua và các nhiệm vụ được giao. Loại văn bản này chỉ được sử dụng dưới
triều Lê. Giữa tấu và đề có sự phân biệt nhất định về chức năng
Phiếu nghĩ, là văn bản ghi ý kiến của bộ hữu quan hoặc nội các về cách
giải quyết sự việc nêu trong tấu sớ để vua tham khảo khi phê duyệt. Theo quy
định của vua Minh Mệnh, tấu sớ của các địa phương và các nha mơn có nội dung
liên quan đến chức năng nhiệm vụ của bộ nào thì bộ đó tiếp nhận và làm phiếu
nghĩ. Cịn các văn bản của Lục bộ tâu trình thì trách nhiệm làm phiếu thuộc về
nội các. Ví dụ: Vào tháng 7 năm Minh Mạng thứ 18 (1837), tỉnh Phú Yên tâu
trình: “Tại Phủ Tuy An, đất đai phì nhiêu mà thủy đạo bất thơng. Nay xét vùng đó
phía Nam là sơng Bàn Thạch, phía Tây là khu nước Đơng Bồ, rồi lại có bàu
Hương Úc, có thể lấy nước đem vào nên đề nghị nhân lúc mùa màng đã rỗi, lấy
dân các làng tiếp cận để khai đường dẫn thủy”.
15Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Sđd, tập 3, tr. 199, 200
16Từ điển Từ Hải, Sđd, tr. 943

7


Vấn đề này thuộc chức năng của bộ Hộ, nên bộ này đã chuẩn bị phiếu nghĩ

trình lên Minh Mạng như sau:
- Ý kiến của Bộ: “Đã nghiên cứu kỹ lưỡng đồ bản, thấy đề nghị xác đáng
và lợi ích hiển nhiên cho dân, nghĩ nên y lời thỉnh đó; nhưng mặt khác chiếu quốc
lệ trong những công dịch mà dùng đến sức dân. Nhà nước phải lượng cấp tiền
gạo”
- Lời chỉ của Hoàng đế do Bộ soạn thảo: “Cứ lời tâu xin đào đường dẫn
thủy lấy nước tưới ruộng, xét quả vì lợi cho nghề nơng, y cho làm. Đối với việc
dân đinh bị trưng tập để làm việc này, được cấp mỗi người một ngày 20 trự tiền
và một ơ gạo để tiêu dùng. Xong việc phúc trình. Khậm thử”17
Phiếu nghĩ mà nội các hoặc các bộ chuẩn bị được kèm theo bản chính của
tấu sớ có liên quan trình vua phê duyệt. Khi phê duyệt, vua sẽ tham khảo hoặc
theo đúng phiếu nghĩ đã chuẩn bị ghi ý kiến hoặc mệnh lệnh của mình lên tấu sớ
đó, gọi là Châu phê hay Châu bút. Đó là một loại giấy tờ hành chính lưu hành
trong nội bộ Nội các.
Cơng văn, có nhiều loại, nhiều cách gọi khác nhau:
- Công văn của lục bộ, đại lý tự gửi xuống phủ Thừa Thiên và tổng đốc,
tuần phủ các tỉnh thì dùng tư di. Nếu gửi cho bố chính, án sát, lãnh binh thì dùng
thơng tư, cơng văn gửi lại đều dùng tư trình.
- Cơng văn của phủ Tơn nhân, các quan Cửu khanh và các quan Chưởng
lĩnh các quân doanh gửi cho nhau thì dùng tư, nếu gửi cho Nội các, phủ Nội vụ.
Vũ khố và các tự; giám đều dùng thông tư, các cơ quan này gửi lại cho các nha
mơn nói trên thì dùng tư trình.
- Cơng văn của các nha môn văn võ gửi cho cấp dưới của mình, như cơng
văn của bộ gửi xuống cho các nha môn trực thuộc, lang trung, viên ngoại, công
văn của Viện Đô sát gửi cho các khoa, đạo; công văn của Nội các gửi cho thị độc,
thừa chỉ; công văn của Quốc tử giám gửi xuống huấn đạo các huyện,... thì dùng
trát. Cơng văn của các cơ quan địa phương gửi cho cấp dưới của mình đều dùng
trát. Cơng văn do cấp dưới gửi trở lại thì dùng trình. Có thể nói, đối với cơ quan
chính quyền địa phương thì trát là loại văn bản được dùng phổ biến nhất.
- Cơng văn của các đình thần gửi cho các quan văn võ lớn nhỏ trong Kinh

ngồi tỉnh thì dùng truyền thị.
- Văn bản của các quan lại, quân nhân trình lên cấp trên của mình thì dùng
bẩm. Bẩm là loại văn bản của cấp dưới gửi lên cấp trên với danh nghĩa cá nhân
(quan lại, quân nhân,...)
Những văn bản trên tuy tên gọi khác nhau và có sự phân biệt về thẩm
quyền ban hành, nhưng nói chung đều mang tính chất trao đổi cơng việc, phản
ánh tình hình hoặc đề đạt nguyện vọng. Qua đây cho thấy, dưới triều Nguyễn, sự
17Nguyễn Tư Lạc: Văn khố Việt Nam, Luận văn Cao học, Đại học Văn khoa Sài Gòn, 1971, tr. 106.

8


phân biệt đẳng cấp, thứ bậc trong quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau,
giữa cấp trên với cấp dưới rất nghiêm ngặt, rõ ràng.
Văn bản của hội đồng đình thần, có nhiều loại: Cơng đồng truyền (văn bản
truyền đạt các mệnh lệnh hành chính yêu cầu các nha môn, quan chức thực hiện);
Công đồng sai (văn bản dùng để sai cấp dưới thực hiện một công việc nào đó);
Cơng đồng khiển (văn bản dùng để khiển trách đối với các nha môn, quan chức
khi không làm tốt nhiệm vụ được giao hoặc phạm khuyết điểm); Công đồng phó
(văn bản chứng nhận chức vụ hoặc nhiệm vụ được giao, dùng cấp cho các quan
chức khi đi công cán để nơi đến cơng tác biết mà đón tiếp và giúp đỡ. Văn bản
này có chức năng như một quyết định giao nhiệm vụ công tác); Công đồng đi
(văn bản dùng để truyền đạt và thông báo tin tức)...
Châu bản - Châu phê, Châu bản triều Nguyễn gồm các văn bản hành
chính được hình thành trong q trình hoạt động quản lý, điều hành của chính
quyền nhà Nguyễn, là nguồn sử liệu có giá trị nghiên cứu về nhiều mặt của xã hội
Việt Nam từ thế kỷ XIX - XX.
Theo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử
Việt Nam: châu bản triều Nguyễn là các bản tấu, sớ của triều đình nhà Nguyễn
tính từ năm đầu triều vua Gia Long (năm 1802) đến năm cuối triều vua Bảo Đại

(năm 1945) đã được nhà vua ngự phê, ngự lãm. Dấu tích ngự phê trên văn bản là
dấu mực son bao gồm các loại: châu phê (vua cho ý kiến vào văn bản); châu điểm
(vua chỉ điểm một chấm son lên đầu chữ tấu xác nhận đã ngự lãm xong hay đồng
ý với nội dung văn bản); châu khuyên (dấu khuyên đỏ thể hiện sự bằng lòng y
cho của vua đối với trường hợp được lựa chọn); châu cải (dấu son của vua quẹt
vào những đoạn văn hoặc trường hợp vua muốn xóa bỏ hay khơng đồng ý với văn
bản).
Châu bản triều Nguyễn phần lớn được biết đến là các văn bản chữ Hán,
nhưng trên thực tế cũng có các bản chữ Nơm, chữ Pháp và chữ Quốc ngữ.
Năm 1959, dưới chính thể Việt Nam Cộng hịa, Viện Đại học Huế được
tiếp nhận toàn bộ châu bản và văn kiện triều Nguyễn còn lại, gồm 611 tập (Gia
Long 5 tập, Minh Mệnh 83 tập, Thiệu Trị 51 tập, Tự Đức 352 tập, Phúc Kiến 1
tập, Đồng Khánh 4 tập, Thành Thái 74 tập, Duy Tân 35 tập, Khải Định 4 tập và
Bảo Đại 2 tập). Ngày 22.12.1960, toàn bộ số châu bản đó được chuyển lên Đà
Lạt và đến ngày 2.4.1975 lại được chuyển xuống Sài Gòn. Sau ngày thống nhất
đất nước, bộ Châu bản triều Nguyễn vẫn được bảo quản tại TP Hồ Chí Minh. Lúc
đó tổng số tập còn lại là 602 tập, mất 2 tập thời Minh Mạng và 7 tập thời Tự Đức.
Ngày 12.11.1991, toàn bộ 602 tập Châu bản triều Nguyễn được chuyển ra Trung
tâm Lưu trữ Quốc gia I, Hà Nội. Đến đây, các văn bản rời được sắp xếp, đóng
thành 132 tập mới, đưa tổng số tập châu bản lên 734 tập.
Khối tài liệu này là nguồn sử liệu chân xác, quý hiếm, có giá trị nghiên cứu
9


về nhiều mặt của đất nước Việt Nam từ đầu thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX.18
Theo GS Phan Huy Lê, trong khối châu bản triều Nguyễn có 19 tờ châu
bản thể hiện rất cụ thể về việc triều Nguyễn thực thi chủ quyền trên hai quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa. Nội dung của các văn bản thể hiện việc triều Nguyễn đã sử
dụng thủy quân kết hợp với đội Hoàng Sa hằng năm ra Hoàng Sa, Trường Sa để
khảo sát, thăm dò đường biển, đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ, cắm mốc chủ quyền,

khai thác sản vật... chứng tỏ nhà Nguyễn đã nắm quyền quản lý và thực thi đầy
đủ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo này.
TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đơ Huế,
người tham gia Hội đồng thiết lập hồ sơ Châu bản triều Nguyễn để trình
UNESCO cơng nhận là di sản ký ức thế giới, cho biết các châu bản chứng minh
cho việc thực thi chủ quyền của triều Nguyễn trên hai quần đảo Hồng Sa và
Trường Sa được ghi rất rõ. Ví dụ các tờ châu bản triều Nguyễn ngày 21.6 năm
Minh Mạng thứ 19 (1838) có nội dung: “Bộ Cơng tâu trình đồn đi khảo sát
Hồng Sa lần này có Đỗ Mậu Thưởng, thị vệ Lê Trọng Bá là người của Bộ. Đoàn
khảo sát được 25 đảo thuộc vùng thứ 3, vẽ được 4 bản đồ mang về (có 3 bức vẽ
riêng từng vùng, một bức vẽ chung). Bộ Công tâu xin cho họ chỉnh sửa hồn
thiện để dâng trình. Trước đó, tờ châu bản ngày 2.4 nhuận năm Minh Mạng thứ
19 (1838) do Bộ Cơng trình tấu về việc xem thời tiết để xuất phát đi khảo sát
Hoàng Sa của hải đội hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định.
Thơng sử, là sách ghi chép lịch sử của quốc gia, vương triều, gồm 3 thể
chính: Thể biên niên: lấy năm tháng làm cơ sở chính, ghi chép các sự việc xảy ra
theo trình tự tháng, năm; Thể kỷ truyện: ghi chép thành từng kỷ, từng truyện; Thể
kỷ sự: còn gọi là kỷ sự bản mạt, chép theo từng sự việc, từ đầu đến cuối.
Các bộ thơng sử cịn được chia thành các bộ chính sử là sử chính thống của
các vương triều, do sử quán, sử quan được vương triều giao trách nhiệm biên
soạn19, và các bộ sử khác do các sử gia viết với tư cách cá nhân20,...
Chính sử, trước tiên phải nhắc tới Đại Việt sử ký toàn thư, được khắc in lần
đầu vào năm Chính Hịa thứ 18 (1697), là một trong những bộ sách cổ nhất còn
được lưu giữ tới ngày nay, biên soạn về lịch sử dân tộc từ buổi đầu dựng nước
cho đến thế kỷ XVII. Bộ sử này kế thừa từ bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu đời
Trần, rồi sau đó được tiếp tục bổ sung và biên tập bởi nhiều nhà sử học đời Lê
như Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên và đời Lê Trung hưng như Phạm Công Trứ, Lê
Hy. Đại Việt sử ký toàn thư tập hợp những nguồn sử liệu gốc xưa nhất về lịch sử
Việt Nam thời cổ trung đại.
18Mộc bản Triều Nguyễn, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), Di sản 82 Văn bia Tiến sĩ Văn

miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) và Châu bản Triều Nguyễn đã được UNESCO vinh danh là di sản tư liệu
thưộc chương trình ký ức của nhân loại.
19Đại Việt sử ký toàn thư, Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử ký tiền biên...
20Đại Việt thơng sử của Lê Q Đơn,...

10


Lê Văn Hưu là một học giả xuất sắc đời Trần, được hậu thế xem là sử gia
đầu tiên của Việt Nam. Ơng q làng Phủ Lý, nay là thơn Phủ Lý Nam, xã Thiệu
Trung), huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ơng nổi tiếng là người thơng minh và
học giỏi. Năm 1247 nhà Trần mở khoa thi đầu tiên lấy tam khôi 21, Lê Văn Hưu
đậu Bảng nhãn, được bổ giữ chức Kiểm pháp quan (chức quan trơng coi việc
hình luật), sau bổ chức Binh bộ Thượng thư, rồi Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc
sử viện Tu giám.22 Trong thời gian làm việc ở Quốc sử viện, ông đã hoàn thành
việc biên soạn Đại Việt sử ký - bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam (năm 1272),
chép từ Triệu Vũ đế (tức Triệu Đà 207-136 trước Công nguyên) 23 cho tới Lý
Chiêu Hoàng (1224-1225), tất cả gồm 30 quyển, được Trần Thánh Tông xuống
chiếu ban khen. Bộ “Đại Việt sử ký” của Lê Văn Hưu đã thất truyền, nhưng kế
thừa từ cơ sở chủ yếu của bộ sử này, Ngô Sĩ Liên (sử gia đời Lê) đã soạn được bộ
“Đại Việt sử ký toàn thư”.24 Trong Đại Việt sử ký tồn thư hiện đang lưu hành
vẫn cịn có 29 đoạn ghi rõ là lời văn của Lê Văn Hưu, cước chú rõ là "Lê Văn
Hưu viết".
Kế tục sự nghiệp của Lê Văn Hưu, sử gia Phan Phu Tiên25 biên soạn bộ
Đại Việt sử ký tục biên (nối tiếp Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu). Phan Phu Tiên
tên chữ là Tín Thần, tên hiệu là Mặc Hiên người làng Vẽ (Đông Ngạc, huyện Từ
Liêm, ngoại thành Hà Nội). Ông đậu Thái học sinh tại khoa thi cuối cùng của nhà
Trần năm Bính Tý (1396), sau đó ơng làm việc ở Quốc sử viện và Quốc tử giám,
hai cơ quan nghiên cứu học thuật và đào tạo nhân tài quan trọng bậc nhất đương
thời. Trong thời gian giữ chức Đồng tu sử ở Quốc sử viện, ông biên soạn bộ Việt

âm thi tập, giới thiệu thơ ca các đời ở Việt Nam. Mùa thu năm Quý Sửu (1433),
bộ hợp tuyển Việt âm thi tập căn bản hoàn thành Việt Âm thi tập được Thị ngự sử
Chu Xa biên soạn tiếp, đến năm 1459 thì hồn thành, được Hàn lâm học sĩ Lý Tử
Tấn hiệu chỉnh, rồi cho khắc in.26 Sách chưa kịp khắc in thì Phan Phu Tiên được
cử giữ chức An Phủ sứ ở Thiên Trường (Hoan Châu). Năm 1448, Phan Phu Tiên
được triệu về kinh, sung chức Quốc tử giám bác sĩ tri Quốc sử viện, vừa giảng
21Ba người đỗ đầu: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa
22Ông là thầy dạy tướng Trần Quang Khải, danh tướng trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông.
23Khoảng trước năm 179 trước Công Nguyên, Triệu Đà xâm lược nước Âu Lạc của dân tộc Việt rồi sáp
nhập vào nước Nam Việt. Lê Văn Hưu, sau đó là các nhà sử học Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên đều cho
rằng Triệu Đà là vua nước Việt, xếp "kỷ nhà Triệu" như một triều đại chính thống trong lịch sử Đại Việt.
Đây là một sự nhầm lẫn. Đến thế kỷ 18, Ngô Thì Sỹ (1726-1780) trong cuốn "Việt sử tiêu án" mới bác
bỏ sai lầm này, khẳng định Triệu Đà "thực chưa từng làm vua nước ta" vì "nước Việt ở miền Nam Hải,
Quế Lâm" khơng ở vị trí nước Việt Nam ngày nay.
24Theo Vương Hoàng Linh, trong Những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam (Tôn Nữ Quỳnh
Trân chủ biên), TP.HCM, 1993, tr.114.
25Ông là nhà sử học, nhà nghiên cứu văn học, nhà giáo nổi tiếng, có cơng lớn trong việc soạn thảo quốc
sử đầu thời Lê, là người khởi đầu việc biên soạn bộ hợp tuyển thơ ca đầu tiên của Việt Nam.
26Phan Phu Tiên viết trong lời tựa: "Trong lịng có chí hướng ắt sẽ thể hiện thành lời. Vì vậy, thơ là để
nói lên cái chí của mình...". Theo bài tựa của Lý Tử Tấn thì Tân tuyển Việt âm thi tập thu thập được hơn
700 bài thơ, sắp xếp thành 7 quyển. Bản in lần đầu đã thất tán từ lâu. Hiện nay chỉ còn được thấy ba
quyển đầu của lần tái bản năm 1729.

11


dạy ở Quốc tử giám, vừa trông coi công việc ở Viện quốc sử. Năm Ất Hợi (1455),
ông được giao biên soạn bộ Đại Việt sử ký tục biên (tiếp nối Đại Việt sử ký của
Lê Văn Hưu), chép việc từ đời Trần Thái Tông cho đến khi quân Minh rút về
nước (từ 1226 đến 1427), gồm 10 quyển. Đại Việt sử ký tục biên nay đã thất

truyền, nhưng Ngô Sĩ Liên đã dựa vào bộ sử này để biên soạn Đại Việt sử ký tồn
thư.27
Ngơ Sĩ Liên người làng Chúc Lý, huyện Chương Đức (nay thuộc huyện
Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây). Là sử thần đời Lê, ơng đã góp phần công sức chủ yếu
trong việc soạn thảo Đại Việt sử ký toàn thư - bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam
được khắc in vào cuối thế kỷ 17 và còn lại nguyên vẹn cho tới ngày nay. Bộ Đại
Việt sử ký toàn thư hiện đang lưu hành, do Ngơ Sĩ Liên khởi thảo (hồn thành
vào năm 1479), được các sử thần đời sau (Vũ Quỳnh, Lê Tung, Phạm Công Trứ,
Lê Hy...) hiệu chỉnh bổ sung thêm.28 Bộ Đại Việt sử ký tồn thư do Ngơ Sĩ Liên
biên soạn, gồm 15 quyển, chia thành hai phần:
- Phần một (ngoại kỷ), gồm 5 quyển, chép từ thời Hồng Bàng đến hết thời
Bắc thuộc (năm 938).
- Phần hai (bản kỷ) gồm 10 quyển, chép từ thời Ngô Quyền dựng nước
(năm 938) đến khi vua Lê Thái Tổ lên ngôi (năm 1428).
Bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư cũng do Ngơ Sĩ Liên viết, có đoạn
nêu: "Trộm nghĩ: may gặp buổi thịnh trị, tự thẹn không chút báo đền, nên không
tự nghĩ sức học kém cỏi, lấy hai bộ sách của các bậc tiên hiền làm trước đây, sửa
sang lại, thêm vào một quyển Ngoại kỷ, gồm một số quyển, gọi là Đại Việt sử ký
toàn thư. Trong bộ sách này, về sự việc, có việc nào trước kia qn sót thì bổ
sung vào; về thể lệ có lệ nào chưa thật đúng thì chỉnh lý lại; về văn có chỗ nào
chưa ổn thì đổi thay đi; thảng hoặc có việc nào hay việc nào dở có thể làm
gương khun răn được thì góp thêm ý kiến q kệch ở dưới... Tuy những lời
khen chê ấy chưa có thể làm công luận cho muôn đời về sau nhưng may ra cũng
có thể giúp ích phần nào cho việc tra cứu tìm hiểu...".
Phần đóng góp chủ yếu của Ngơ Sĩ Liên vào bộ quốc sử lớn này là: đặt tên
cho bộ sách là Đại Việt sử ký toàn thư, viết thêm 01 quyển thuộc Ngoại kỷ, trình
bày lại tiến trình lịch sử của Việt Nam từ họ Hồng Bàng cho tới khi quân xâm
lược Minh bị đánh đuổi về nước; viết Tam triều bản kỷ, sau này được đưa vào
phần Bản kỷ toàn thư và Bản kỷ thực lục; viết bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỷ
toàn thư, biểu dâng sách Đại Việt sử ký toàn thư, phần Phàm lệ Đại Việt sử ký

tồn thư; viết những lời bình luận có ghi rõ "sử thần Ngơ Sĩ Liên viết" (hiện cịn
27Ngồi Việt âm thi tập, Đại Việt sử ký tục biên, tương truyền ơng cịn viết Quốc triều luật lệnh, Bản
thảo thực vật toản yếu, cũng đều thất truyền.
28Về năm sinh và năm mất của ông, hiện nay vẫn chưa được biết thật đích xác. Theo Đại Việt lịch triều
đăng khoa lục thì ơng thọ 98 tuổi, đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 đời Lê Thái Tông
(1434 - 1442). Ngô Sĩ Liên từng giữ các chức Đô ngự sử dưới triều Lê Nhân Tông, Lễ bộ Hữu thị lang,
Triều liệt đại phu kiêm Quốc Tử Giám Tư nghiệp, kiêm Sử quan tu soạn dưới triều Lê Thánh Tông.

12


thấy 166 đoạn)...
Khác với lời bình của Lê Văn Hưu hoặc Phan Phu Tiên, lời bình của Ngơ
Sĩ Liên thường dài hơn, sinh động hơn; nhiều đoạn như lời tổng kết một giai đoạn
lịch sử, ca tụng các bậc trung thần nghĩa sĩ vì nước qn thân; chỉ trích các hành
động tham bạo của kẻ gian tà, tố cáo vạch trần những âm mưu quỷ kế của kẻ thù,
với bút pháp tài hoa, được người đọc đời sau cảm phục sâu sắc. Bộ Đại Việt sử ký
toàn thư là một cống hiến to lớn của Ngô Sĩ Liên vào kho tàng văn hóa dân tộc.
Sau bộ Đại Việt sử ký tồn thư cịn có bộ Đại Việt sử ký tục biên đời Lê;
bộ Đại Việt sử ký tiền biên đời Tây Sơn; bộ Đại Việt thơng sử của Lê Q Đơn
(cịn được gọi là Lê triều thơng sử). Phan Huy Chú đánh giá Đại Việt thông sử là
bộ sách rất đầy đủ, rõ ràng có thể coi là một bộ sử hoàn toàn của một triều đại. 29
Về giá trị sử liệu, bộ sách này cung cấp nhiều thông tin có giá trị vào việc khảo
cứu, khơi phục nội dung các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước triều
Lê sơ.
Các bộ thông sử đều là những cơng trình tập hợp nhiều nguồn sử liệu q,
giúp các nhà sử học đời sau khôi phục lại hiện thực lịch sử. Tuy nhiên, nhược
điểm chung của những sử liệu này là các tác giả đã đứng trên quan điểm phong
kiến để nhìn nhân sự việc nên khơng tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy, khi sử
dụng nguồn sử liệu này, cần phải phê phán một cách thận trọng, xác minh tính

chân xác của tác phẩm và đánh giá độ tin cậy của sử liệu.
Thông sử ghi chép sử liệu có hệ thống theo năm tháng và theo vương triều,
nhưng do quan điểm chi phối của thời đại lúc bấy giờ, những bộ chính sử thường
bị chi phối bởi quan điểm của vương triều đương thời, ghi chép thiếu khách quan
đối với những vương triều và thế lực thù địch. Nội dung chép nặng về đời sống
của vua chúa, quý tộc, ít coi trọng vai trị của nhân dân.
Chí, là ghi chép về địa dư (địa lý), về chuyên môn, chun ngành hoặc về
một địa phương nào đó. Chí có rất nhiều loại như: Dư địa chí, quan chức chí, tỉnh
chí, huyện chí, xã chí... Thể loại chí tiêu biểu gồn có:
Dư địa chí của Nguyễn Trãi, là quyển sách địa lý cổ nhất của Việt Nam,
tuy viết tóm lược, nhưng đó là tài liệu gổc để tra cứu tên đất và tình hình địa lý,
kinh tế - xã hội - vãn hố nước ta.
Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, là một bộ sách đồ sộ,
gồm 49 quyển, chia làm 10 chí, chép các sự việc cho đến hết đời Lê theo các chí
như dư địa chí, quan chức chí, hình luật chí, quốc dụng chí. . .
Từ thời cuối Lê, thể loại chí càng ngày càng phát triển, nhất là địa phương
chí từ qui mơ trấn, phủ, huyện đến xã, thôn như Gia Định thành thơng chí của
Trịnh Hồi Đức, Nghệ An chí, An Hội thơn chí của Bùi Dương Lịch...
Triều Nguyễn đặc biệt quan tâm đến việc biên soạn lịch sử dân tộc, lịch sử
29xem Lịch triều Hiến chương loại chí

13


vương triều và địa chí. Quốc sử quán triều Nguyễn được giao thực hiện các
nhiệm vụ: lưu giữ các văn bản của triều đình (sau khi đã ban hành); tập hợp các
văn bản từ các địa phương gửi về (sau khi có dụ của vua gửi các địa phương về
việc thu thập, gửi sách vở, tài liệu về triều); Biên soạn quốc sử và lịch sử vương
triều;
Quốc sử quán triều Nguyễn đã biên soạn được nhiều bộ sách có giá trị, tiêu

biểu là: Khâm định Việt sử thông giám cương mục bắt đầu được biên soạn năm
1856, hoàn thành năm 1884; Đại Nam thực lục: Đây là bộ lịch sử vương triều
Nguyễn, đồng thời là bộ thực lục lớn nhất trong lịch sử sử học Việt Nam; Đại
Nam liệt truyện (tiền biên): biên khảo về từng nhân vật lịch sử theo mỗi đời chúa
và (chính biên): biên khảo về từng nhân vật lịch sử theo mỗi đời Vua, bắt đầu
biên soạn từ 1884 đến cuối thế kỷ XIX mới xong; Đại Nam nhất thống chí có thể
được coi là sách biên khảo về địa lý học lịch sử đề cập đến tất cả các địa phương
trong cả nước, biên soạn từ 1865 đến 1882. Ngồi ra, triều Nguyễn cịn biên soạn
Đại Nam hội điển sự lệ, là một cơng trình tập hợp điển chương, chế độ đã được
thi hành ở triều Nguyễn. Sách được biên soạn với sự tham gia của hơn 200 người,
đứng đầu là thượng thư các bộ, được biên soạn từ 1843 đến 1851.
Bên cạnh những tác phẩm đại diện cho địng sử chính thống, thời kỳ này
còn cố nhiều nhà sử học nghiên cứu độc lập, tự mình biên khảo, trong đó, nhiều
tác giả đã sử dụng các nguồn sử liệu tư nhân (gia phả) và các sử liệu khác ở các
địa phương. Có thể kể một số cuốn sách: Vũ Văn Lập với Nam sử tập biên viết
xong năm 1896; Nguyễn Đức Đạt (1823-1887) với Việt sử thặng bình viết xong
năm 1881; Nguyễn Thơng (1827-1894) với Việt sử cương giám khảo lược viết
xong 1887; Nguyễn Văn Siêu và Bùi Quỹ với Đại Việt địa dư toàn biên in năm
1900; Nhũ Bá Sa (1788-1867) với Thanh Hóa tỉnh chí...
Thực tế cho thấy, khi tiếp cận nguồn sử liệu thành văn, các nhà nghiên cứu
biết ngay các thông tin một cách dễ dàng trên tất cả các bình diện từ tự nhiên đến
chính trị, qn sự, kinh tế, văn hóa, xã hội... Khơng ít sử liệu thành văn cịn mơ
tả, lý giải, chú dẫn, làm rõ sự kiện lịch sử. Điều đó cũng bao hàm rằng, nguồn sử
liệu thành văn có sử liệu gốc và có sử liệu cấp 1, sử liệu cấp 2... phản ánh thông
tin về hiện thực lịch sử qua lăng kính chủ quan của tác giả sử liệu.

2. Các nguồn sử liệu chính thống ở làng xã
Sử liệu thành văn về làng xã hầu hết là văn bản Hán - Nôm, gồm: các loại
sổ sách về ruộng đất, thuế khoá như địa bạ, đinh bạ, sổ thuế, gia phả, hương ước,
bi kí, văn khắc, minh văn,... Các văn bản này được biên soạn theo những qui định

chặt chẽ của nhà nước vì đó là những căn cứ để nhà nước quản lý làng xã và thu
tô thuế. Nguồn sử liệu về làng xã không chỉ phản ánh lịch sử của làng xã mà cịn
góp phần bổ sung tư liệu cho lịch sử chung của dân tộc.
14


Hộ tịch (sổ hộ khẩu), là sổ đăng ký nhân khẩu ở các làng xã. Loại sổ này
có từ thời Lý. Theo Phan Huy Chú thì “Đời nhà Lý việc kiểm soát hộ tịch rất
nghiêm ngặt, dân đinh nào đến 18 tuổi thì biên vào sổ bìa vàng, gọi là hồng nam,
đến 20 tuổi thì gọi là đại hồng nam”30.
Dưới triều Trần, hàng năm các xã quan phải khai báo nhân khẩu trong xã.
Chính quyền trung ương yêu cầu phải kê khai rõ các loại nhân đinh như họ hàng
nhà vua, người có phẩm hàm về hàng văn, hàng võ, quan theo hầu, quân nhân,
hoàng nam, long não, người ngụ cư,... Người có quan tước, phụ ấm của cha ơng
mới được ra làm quan. Người giàu có, khỏe mạnh mà khơng có tước quan thì đời
đời làm lĩnh. Tồn thư chép rằng, Trần Thái Tông năm thứ 11 (1242) đã định lại
đơn số hộ khẩu, con trai lớn thì gọi là đại hồng nam, nhỏ thì gọi là tiểu hồng
nam, 60 tuổi thì gọi là lão, già quá thì gọi là long lão31.
Thời Hồ, năm 1400, Hồ Hán Thương đã sai làm hộ khẩu trong cả nước, kê
khai nhân khẩu từ 2 tuổi trở lên.
Dưới thời vua Thánh Tông triều Lê, việc làm hộ tịch được quy định khá
chặt chẽ và quy củ. Năm 1470, nhà vua định lệ cứ 3 năm làm một lần gọi là tiểu
điển, 6 năm làm một lần gọi là đại điển. Hộ tịch phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính
xác các số mục đã được quy định. Nếu để sai sót thì xã trưởng và các quan lại
phủ huyện “đều phải chịu tội”. Phan Huy Chú nhận xét: “Phép làm hộ tịch ở buổi
Lê sơ, từ đời Hồng Đức định lệ rõ ràng mới thật là tươm tất. Ba năm một lần
duyệt lại kiểm xét khơng sót, cho nên dân đinh bấy giờ khơng thể lậu được, mà
cơng việc binh chính, tài chính cứ chiếu sổ là có thể xét biết được, khơng mắc cái
tội quá nặng, quá nhẹ là vì đã viết số hộ khẩu rồi. Quy chế đã thành nề nếp, trải
qua các đời đều theo như thế, người trên cứ thế mà làm, khơng phiền nhiễu gì, số

người tăng thêm hay hao đi đều khơng lọt ra ngồi sự soi xét, chẳng phải là phép
hay ru”32.
Các hoàng đế triều Nguyễn cũng rất chú trọng việc kê khai hộ khẩu, gọi
loại sổ này là dân đinh. Bởi về thực chất, hộ tịch của các vương triều chỉ kê khai
nam giới các hạng, nhằm mục đích phục vụ cho việc thu thuế, tuyển quân, điều
động phu dịch, xét tuyển quan lại. Hội điển chép rằng, năm 1807, Gia Long đã
xuống Chiếu quy định về việc làm sổ dân đinh đối với các hạt từ Quãng Bình trở
vào Nam và các xã, phủ, huyện, trấn ở Bắc Thành. Theo đó, quy định phải “chiếu
đầu người trong xã, từ chức sắc đến quan dân đều cùng chép vào sổ.., biên rõ họ
tên và tuổi, phàm suất đinh từ 18 tuổi trở lên, 59 tuổi trở xuống, chiếu thực kê
khai để nộp”33
Sách lý lịch, là sách ghi chép về lý lịch của các quan chức trong từng nha
mơn nhằm giúp triều đình theo dõi, nắm vững tình hình quan lại trong bộ máy
30Phan Huy Chú: Sđd, tập 1, tr. 218
31Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tập 2, tr. 19.
32Phan Huy Chú, Sđd, tập 2, tr. 221-222
33Nội các triều Nguyễn: Sđd, tập 4, tr. 130

15


nhà nước, phục vụ cho việc bổ nhiệm, thăng giáng, khen thưởng. Loại hồ sơ này
có thể đã có từ thời Lý, Trần nhưng đến triều Nguyễn mới quản lý có hệ thống
theo chủ trương của vua Minh Mệnh. Đại Nam thực lục chép: năm Minh Mạng
thứ 7. bắt đầu định lệ các nha mơn trong ngồi làm sách lý lịch quan văn, 34
quan võ”34.
Địa bạ, còn được gọi là điền bạ, điền tịch, sổ điền, là loại sổ ghi chép tình
hình ruộng đất của các làng xã theo mẫu qui định của nhà nước. Địa bạ ghi chép
toàn bộ diện tích ruộng đất của làng xã; phân loại hình thái sở hữu (công, tư, cộng
đồng); cách sử dụng (thổ trạch viên trì, canh tác, tha ma, hậu thần, hậu Phật...);

chất lượng ruộng đất (hạng nhất, hạng hai, hạng ba); thời, vụ và cây trồng (vụ hạ,
vụ thu, trồng dâu, trồng mía...). Địa bạ cịn có phần liệt kê từng thửa ruộng với
diện tích, giới hạn cụ thể và họ tên người sở hữu.. Loại sổ này có tác dụng giúp
nhà nước nắm được tình hình ruộng đất của các làng xã, phục vụ cho việc thu tô
thuế, quản lý điền thổ, ngăn ngừa sự tranh chấp, lấn chiếm và cướp đoạt ruộng
đất.
Từ triều Lý, theo Phan Huy Chú thì thời vua Nhân Tông, năm Quang Hữu
thứ 8 (1092) đã “định điền tịch để thu tô ruộng, mỗi mẫu 3 thang thóc, cấp lương
cho qn lính”35. Đến triều Nguyễn, cơng việc lập địa bạ được tiến hành trong
nhiều năm, bắt đầu từ năm Gia Long thứ 4 (1805) cho đến cuối đời vua Minh
Mạng (1840) thì cơ bản lập xong. Do nội dung ghi chép tỉ mỉ và có độ chính xác
cao, nên địa bạ có vai trị rất quan trọng đối với việc quản lý ruộng đất và thu tơ
thuế của chính quyền đương thời36.
Hiện nay, có hai sưu tập địa bạ quan trọng nhất được lưu giữ tại Viện
nghiên cứu Hán - Nôm và Cục Lưu trữ nhà nước và rải rác trong các làng cịn có
một số địa bạ. Những địa bạ hiện còn phần lớn mang niên đại đời Nguyễn, nhưng
cũng có một số địa bạ đời Lê và Tây Sơn. Địa bạ là căn cứ để nhà nước quản lý
ruộng đất và để thu tô thuế ruộng đất.
Sổ duyệt tuyển, là loại sổ kê khai dân đinh các làng xã và phân hạng dân
đinh trong làng xã theo tuổi tác và theo thứ bậc xã hội theo phân loại của chính
quyền trung ương. Đây là căn cứ để nhà nước quản lý dân đinh và để bắt phu, bắt
34Quốc sử quán triều Nguyễn, Sđd, tập 5, tr. 560
35Phan Huy Chú: Sđd, tập 2, tr. 227
36vua Minh Mệnh đã từng chỉ rõ mục đích của việc làm địa bạ: “Ruộng đất lấy sổ làm hạn định để bày tỏ sự tín
thực mà ngăn sự gian dối”, và “làm ra sổ địa bạ là để vạch rõ bờ cõi cho hết mối tranh giành”36. Bởi vậy, địa bạ là
một trong những loại sổ sách hành chính quan trọng nhất của các vương triều Việt Nam. Dưới triều Nguyễn, địa
bạ được lập một cách có hệ thống trong phạm vi cả nước và theo mẫu thống nhất. Mỗi xã lập thành một sổ riêng,
nội dung khá chi tiết, gồm 3 phần:
- Phần chung: gồm tên xã, vị trí địa lý (đơng giáp.., tây giáp.nam giáp...), tổng diện tích phần đất đai toàn xã (mẫu,
sào, thước, tấc), sở hữu (ruộng công, ruộng tư, tên chủ sở hữu).

- Phần mô tả: tên của từng cánh đồng, diện tích, vị trí cánh đồng (đơng giáp., tây giáp..), diện tích vị trí (đông
giáp., tây giáp..), loại ruộng và chủ sở hữu của từng thửa ruộng trên cánh đồng đó.
- Phần ký xác nhận: Ký xác nhận của những người có trách nhiệm lập sổ (cam đoan là chính xác khơng bỏ sót
hoặc man khai) gồm lý trưởng, hương mục, các thôn trưởng; ký xác nhận đã kiểm tra của các quan trấn; ký giao
nộp lên bộ Hộ của các trấn thủ; ký xác nhận đã kiểm tra lại của các quan chức bộ Hộ.

16


lính, thu thuế đinh, vì thế mà cũng gọi là Đinh bạ. Loại sổ này có từ triều Lê,
được lập ra trên cơ sở hộ tịch của các làng xã. Mục đích chính là để xác định và
thống kê chính xác số dân đinh thuộc diện đóng thuế, làm nhiệm vụ binh dịch, lao
dịch.
Dưới thời Nguyễn, việc lập sổ duyệt tuyển đã được tiến hành một cách
nghiêm túc và chặt chẽ. Vua Minh Mạng quy định cứ 6 năm tổ chức một lần, do
các quan chức của triều đình đứng đầu là một quan đại thần hàm tam phẩm về các
trấn (tỉnh) tổ chức thực hiện. Nhà vua đã chỉ thị cho các quan chức được cử đi
làm nhiệm vụ này phải tiến hành công việc một cách trung thực, không được để
cho dân trốn tránh, giấu diếm, cũng không được phép khai tăng khống lên. Nếu
có sự vi phạm thì quan địa phương đem những quan duyệt tuyển ấy cứ thực mà
vạch ra chỉ trích. Nếu thiên vị, giấu diếm mà bị phát hiện thì cả quan duyệt tuyển
và quan địa phương sẽ được giao cho bộ Hộ xem xét để xử lý nghiêm minh”37.
Sổ thuế, là loại sổ mà các cơ quan dùng để ghi chép, theo dõi tình hình thu
thuế ở các địa phương, bao gồm các loại thuế mà làng xã hàng năm phải nộp cho
nhà nước. Loại sổ này gồm nhiều loại, mỗi loại ghi chép một thứ thuế, như sổ
thuế ruộng đất, sổ thuế thủ công nghiệp, sổ thuế sản vật rừng, sổ thuế bn bán,...
Vì sổ thuế liên quan đến thu chi ngân sách của nhà nước nên được chính quyền
trung ương kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ.
Sổ khai tiêu, là sổ sách ghi chép về chi tiêu công quỹ, cấp phát vật liệu,
sản vật của các nha môn và địa phương. Sổ này gồm nhiều loại khác nhau như sổ

cấp phát tiền lương, sổ quyết toán chi tiêu và thu nộp, sổ cấp phát vật liệu,. Đây là
loại sổ sách quan trọng, giúp nhà nước nắm được tình hình chi tiêu cơng quỹ, sử
dụng tài sản, vật liệu, sản vật của quốc gia, làm cơ sở và bằng chứng cho việc
kiểm tra, thanh tra tình hình kinh tế tài chính, xét xử tham ơ, tham nhũng,. do đó,
được các vương triều quản lý và kiểm tra chặt chẽ, đặc biệt là thời Nguyễn.

3. Các nguồn sử liệu khơng chính thống
Thần tích, là văn bản ghi chép sự tích các vị thần được dân gian lập đền
miếu thờ cúng. Thần tích gắn liền với các làng xã. Tuy việc thờ cúng này có từ xa
xưa, nhưng thần tích chỉ được chép thành văn bản khi chữ Hán và tiếp đó là chữ
Nơm được sử dụng tương đối phổ biến trong dân gian. Thần tích chủ yếu do các
làng xã có đền miếu thờ thành hồng cử người có học thức thu thập tư liệu liên
quan đến vị thần đó và biên soạn. Ngồi ra, còn được biên soạn bởi các quan
chức nhà nước hoặc những cá nhân khác. Nội dung thần tích chủ yếu ghi chép sự
tích, cơng trạng đối với nhân dân, đất nước, quê hương và đạo đức, phẩm hạnh
lúc còn sống trên cõi trần cũng như khi đã hiển thần của vị thành hồng được tơn
thờ.
37 Quốc sử qn triều Nguyễn, Sđd, tập 5, tr. 26, 27.

17


Các thành hồng phần lớn là những nhân vật có thật trong lịch sử, nhưng
cũng có những thành hồng mang tính thần thoại như thần núi, thần sơng... Điều
đáng lưu ý là dù là những con người thực nhưng khi biên chép thành thần tích thì
ít nhiều đã được thần thánh hóa để trở thành thiêng liêng, lung linh, huyền bí
khác với người thường.
Việc biên chép thần tích nhằm hai mục đích: lưu truyền cho các thế hệ về
cơng tích, phẩm hạnh. của vị thần được thờ cúng để tôn sùng, biết ơn, tự hào,
chăm lo hương hỏa phụng thờ theo đúng lễ nghi, phép tắc; làm bằng chứng để các

vương triều ban sắc phong cho các vị thần.
Triều Trần, việc biên chép thần tích đã được tiến hành khá phổ biến ở các
làng xã. Theo sử sách, triều đại này đã có 3 đợt gia phong chức tước cho các
thành hoàng, vào các năm Trùng Hưng thứ nhất (1285), thứ 4 (1288) và năm
Hưng Long thứ 21 (1313). Cơ sở để các hoàng đế phong sắc là dựa vào thần tích
do các làng xã đệ trình.
Triều Lê, việc ghi chép thần tích và ban sắc phong thần tiến hành chặt chẽ
và quy củ hơn. Khoảng từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI, triều đình đã giao cho một
số Nho thần có học vấn uyên bác như Đào Cử, Nguyễn Bảo, Lê Tung, Nguyễn
Hiền sưu tầm, chỉnh lý và biên chép một cách đầy đủ về sự tích các vị thần được
nhân dân thờ cúng thời bấy giờ, làm thành bộ Ngọc phả đặt tại bộ Lễ. Bộ Ngọc
phả này là căn cứ chính để nhà vua xét ban sắc phong cho thành hoàng các địa
phương trong cả nước.
Thần tích chủ yếu được viết trên giấy đó và đóng thành quyển, theo cách
đóng sách cổ. Ngồi ra, cịn được khắc trên bia đá, nhưng khơng phổ biến. Ví như
Bia Thần tích của thành hồng Phạm Đình Trọng - một nhân vật có thật trong lịch
sử ở xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Văn bản thần tích mà nhiều địa
phương còn lưu giữ được đến nay đã trở thành nguồn tư liệu có giá trị đối với
việc nghiên cứu địa danh lịch sử, lịch sử danh nhân, tín ngưỡng dân gian, ngơn
ngữ học, văn bản học,.
Bi ký, là nhưng bài văn được khắc vào bia đá, cũng gọi là Văn bia.
Văn khắc, là những bài văn được khắc trên nguyên liệu rắn (đá, đồng, gỗ)
ở đình, chùa, đền miếu, văn chỉ, vũ chỉ, từ đường, lăng mộ, cầu, chợ, vách núi,...
gắn liền với di tích lịch sử, vãn hóa. Văn khắc địi hỏi tính cơng phu và mang một
chức năng đặc biệt phản ánh nhiều nội dung phong phú của lịch sử dân tộc. Dưới
triều Nguyễn, hệ thống văn khắc này đặc biệt phát triển.
Minh văn, là những bài văn được khắc vào chuông đồng, khánh đá và các
loại vật liệu khác, đặt trong đình, chùa, đền miếu, lăng mộ,... ghi chép lại việc tu
sửa kiến trúc, tiểu sử nhân vật, cơng đức đóng góp cho cộng đồng,...
Trải qua thời gian với những biến động của thiên nhiên và những biến

thiên lịch sử, nhiều tư liệu chữ viết của làng xã đã bị mất mát, nhiều vật thể chứa
18


đựng thông tin bị hủy hoại, hư hỏng. Tuy nhiên, những tư liệu còn được bảo tồn
cho đến nay cũng cho thấy tính phong phú, đa dạng và khả năng khai thác của
nguồn sử liệu này.
Mặc dầu không phải là tài liệu hình thành trong q trình hoạt động của
chính quyền nhà nước, nhưng các tài liệu Hán - Nôm trong các thôn xã như: gia
phả, thần phả, bi ký, văn khắc, minh văn... cũng có ý nghĩa quan trọng trong
nghiên cứu lịch sử. Đầu thế kỷ XX Viện Viễn Đông bác cổ đã thuê dập 11.651
tấm bia với 20.979 mặt bia đã được dập trên phạm vi 36 tỉnh, thành phố của cả
nước. Năm 1976 Ban Hán - Nôm của Ủy ban Khoa học xã hội Nhà nước (nay là
Viện nghiên cứu Hán - Nôm) đã hệ thống văn bia của nước ta trong “Thư mục
văn bia” gồm 29 tập (tài liệu đánh máy). Năm 1978 Nhà xuất bản Khoa học xã
hội đã công bố "Tuyển tập văn bia Hà Nội".
Văn bia, là khái niệm được gọi khá phổ biến, chỉ chung các loại hình văn
bản khắc trên đá, gỗ hoặc đồng dựng ở các đền, miếu, chùa chiền, lăng mộ, từ
đường, cơng trình văn hóa,... Ở Việt Nam, phần lớn các văn bia cổ đều khắc trên
đá. Bởi vậy, nói đến văn bia là người đời chỉ quan niệm đó là bia đá. Văn bia
khắc trên đá có ưu điểm lớn là dễ bảo quản, ít bị tác động của yếu tố khí hậu, mơi
trường làm hư hỏng, cho nên có thể trường tồn với thời gian, lưu truyền lâu dài
cho các thế hệ mai sau38.
Bia được khắc dựng ở hầu khắp các làng xã, đô thị cổ của đất nước,
thường gắn liền với các di tích. Ở đâu có đền miếu, chùa chiền, từ đường, lăng
mộ, cơng trình văn hóa cổ thì ở đó hiện hữu văn bia. Chẳng hạn, theo Đại Nam
thực lục, tháng 6, Ất Mùi, Minh Mạng năm thứ 16 (1835), vua sai binh lính vượt
biển ra xây miếu thờ và dựng bia ở Hồng Sa: “Hồng Sa ở địa phận Qng
Ngãi, có một chỗ nổi cồn cát trắng cây cối xanh um, giữa cồn cát có giếng, phía
Tây Nam có miếu cổ, có tấm bia khắc 4 chữ “Vạn lý bia ba bình” [mn dặm

sóng êm], cồn bạch sa [cát trắng] chu vi 1070 trượng, tên cũ là núi Phật Tự, bờ
đông, tây, nam đều đá san hô thoai thoải uốn quanh mặt nước... Năm ngoái vua
toan dựng miếu lập bia ở chỗ ấy, bỗng vì sóng gió khơng làm được. Đến đây mới
sai Cai đội Thủy quân là Phạm Văn Nguyên đem lính thợ giám thành cùng phu
thuyền hai tỉnh Quãng Ngãi, Bình Định chun chở vật liệu đến dựng miếu (cách
tịa miếu cổ 7 trượng). Bên tả miếu dựng bia đá; phía trước miếu xây bình phong.
Mười ngày làm xong rồi về”39.
Văn tự dùng để viết văn bia cổ là chữ Hán, cịn văn bia Nơm khơng cịn
38 Văn bia ở nước ta được dựng từ thời Bắc thuộc. Tấm bia cổ nhất còn bảo tồn đến nay là bia “Đại Tùy Cửu
Chân quận Bảo An đạo tràng chi bi văn” bằng chữ Hán như đã nêu. Bia được dựng bên trái đền thờ Thứ sử Giao
Châu Lê Ngọc ở thôn Trường Xuân, xã Đông Minh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa nên cịn gọi là Bia cổ
Trường Xn. Nội dung văn bia ca ngợi các giá trị tinh thần sâu sắc của đạo Phật và sự nghiệp của Thứ sử Giao
Châu Lê Ngọc. Cuối bia ghi họ tên của tác giả và niên đại văn bia (ngày 8 tháng 4 năm Mậu Dần, niên hiệu Đại
Nghiệp đời Tùy, tức ngày 18 tháng 5 năm 618) 38. Phần lớn văn bia cổ hiện còn là bia được khắc dựng từ thời Lý
cho đến triều Nguyễn (thời Ngô, Đinh, Tiền Lê chỉ còn lại một tấm bia bằng chữ Phạn)

39Quốc sử quán triều Nguyễn: Sđd, tập 4, tr. 673.

19


đáng kể. Trong số hàng chục nghìn thác bản (bản dập) văn bia cổ được lưu giữ ở
Viện Nghiên cứu Hán Nơm, chỉ có 104 văn bia Nơm mà đa phần thuộc nửa đầu
thế kỷ XX40. Nội dung văn bia phong phú: Khắc ghi các sự việc, sự kiện liên
quan đến làng xã, vùng miền hoặc quốc gia; tiểu sử, sự nghiệp của những nhân
vật có cơng đức với làng xã, quê hương, gia tộc, đất nước được nhân dân, các thế
hệ cháu con tơn thờ, sùng bái; q trình xây dựng, trùng tu, tôn tạo đền miếu,
chùa chiền, lập chợ.. cùng sự đóng góp tài lực của những người hoặc tập thể khởi
xướng và hảo tâm. Khơng ít gia đình, dịng họ cịn khắc ghi những lời giáo huấn
của tổ tiên lên bia để con cháu ghi lòng tạc dạ, học tập và tuân theo. “Tích thiện

gia huấn bi ký” được dựng tại miếu làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh
do Tiến sĩ Nguyễn Nghiệm, thân sinh của đại thi hào Nguyễn Du soạn năm 1765,
khi ông đang giữ chức Binh bộ Thị lang. Văn bia ghi lời dạy của ông đối với con
cháu trong gia tộc, khuyên giữ gìn gia phong, tu dưỡng đạo đức, dốc sức làm việc
thiện để vun trồng cội phú, nêu gương cho hậu thế. Hoặc như tấm bia “Tu cấu
đường châm” do tiến sĩ Vũ Đăng Long ở làng Mộ Trạch, Hải Dương soạn năm
1675, khắc bài châm nói về việc tu dưỡng lịng trung tín, dốc sức học hành41.
Nguồn sử liệu văn bia còn lưu lại đến nay phần nhiều được dựng khắc dưới
triều Nguyễn. Rất nhiều bia được khắc dựng cùng thời với sự việc, sự kiện được
đề cập và là bản gốc của văn bản. Những bài minh khắc trên chuông đồng cũng là
đối tượng sưu tầm, nghiên cứu để khai thác những thơng tin lịch sử 42. Ngồi giá
trị sử liệu của văn bản tài liệu, bi kí, văn khắc, Minh văn trên những bia đá,
chuông, khánh đồng, câu đối khắc trên gỗ, còn chứa đựng tư liệu về vật liệu, kiến
trúc, nghệ thuật, làng nghề, nghệ nhân,. cần được quan tâm bảo tồn về nội dung
và nghệ thuật, lưu giữ những nội dung thông tin; tôn vinh công đức, ghi nhớ lời
nhắc nhở của tiền nhân, lưu giữ dấu ấn một sự kiện lịch sử. Dân gian gọi đó là
những trang sử đá.
Hương ước, cịn được gọi là hương biên, hương lệ, hương khoán, điều lệ,
khoán lệ,. là luật lệ, là tập quán pháp do làng xã quy định, nên nội dung và tên gọi
khác nhau tùy thuộc vào quy định riêng của từng làng xã. Tuy nhiên, nhìn tổng
thể, nội dung hương ước thường đề cập đến những vấn đề cơ bản sau:
- Khẳng định ranh giới, diện tích lãnh thổ của làng, quy định nghĩa vụ của
các thành viên trong làng về việc bảo vệ “toàn vẹn lãnh thổ” của làng, chống sự
xâm phạm của người làng khác.
- Các quy ước liên quan đến sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
Nông nghiệp là cơ sở kinh tế chủ yếu của làng xã và người nơng dân. Do đó, các
40Nguyễn Thị Hường (Viện Nghiên cứu Hán Nôm): Sơ bộ khảo sát văn bia chữ Nôm, Website
www.Nomfoudation.org.
41Những lời vàng đá, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Website www.Hannom.org.vn
42Theo một số số liệu thống kê thì trong tổng sổ 340 bia đá được tìm thấy ở huyện Mỹ Lộc (Nam Định)

theo niên đại được dựng từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XX, trong đó có 262 bia được dựng dưới thời
Nguyễn. Trong số bia thời Nguyễn, riêng các đời Tự Đức, Thành Thái, Bảo Đại là 176 bia.

20


hương ước đều dành một số điều khoản thích đáng cho việc bảo vệ và phát triển
sản xuất nông nghiệp như khuyến khích mọi người, mọi nhà tận dụng đất đai để
sản xuất; khuyến khích việc đắp đê ngăn mặn, làm thủy lợi, bảo vệ đê điều và các
chế độ thưởng phạt,.
- Các quy ước liên quan tới cơ cấu tổ chức và các quan hệ xã hội trong
làng xã. Đây là nội dung chính của hương ước. Gồm các quy ước như vai trị,
trách nhiệm của các xóm ngõ, dòng họ, phường hội; chức năng, nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy chính quyền làng xã, phân định và bầu bán các ngôi thứ trong làng,
các vấn đề quản lý hộ tịch, hộ khẩu, sinh tử, giá thú,...
- Các quy ước về văn hóa, giáo dục, tơn giáo, tín ngưỡng. Gồm các điều
khoản quy định về tu bổ, bảo vệ các cơng trình văn hóa cơng cộng (đền miếu,
chùa chiền); chế độ đối với người dạy học, người đi thi, người đỗ đạt; việc tổ
chức thờ cúng, tế lễ,.
- Quy ước về việc đảm bảo các nghĩa vụ đối với nhà nước. Ngồi các quy
ước nhằm giải quyết cơng việc mang tính chất nội bộ của làng, hương ước cịn có
những điều khoản nhằm đảm bảo làm tròn nghĩa vụ của làng đối với nhà nước đã
được pháp luật quy định. Bao gồm nghĩa vụ nộp thuế (thuế đinh và thuế điền),
nghĩa vụ phu dịch.
Hương ước cịn lại đến nay có niên đại sớm nhất là đầu đời Lê (thế kỷ
XV), phần lớn là cuối đời Lê và đời Nguyễn. Là loại tư liệu phản ánh tổ chức và
đời sống của cộng đồng làng xã và mối quan hệ giữa "lệ làng” với "phép nước",
nên Hương ước là một loại hình tài liệu thành văn có giá trị, có thể nghiên cứu,
tìm hiểu xã hội phong kiến Việt Nam nói chung, nơng thơn Việt Nam nói riêng ở
nhiều góc độ: Văn bản học, Sử học, Dân tộc học, Luật học,.

Gia phả, là văn bản ghi chép về nguồn gốc, thế thứ và hành trạng của các
dịng họ theo trình tự các thế hệ gọi. Hầu hết những họ lớn, có người thành đạt
đều có gia phả, trong đó có những gia phả chép sơ lược các đời, nhưng cũng có
những gia phả chép khá cụ thể và chi tiết, nhất là hành trạng những vị tổ, những
người đỗ đạt cao, người làm quan to, người cơng đức lớn trong dịng họ. Vì thế,
gia phả là một nguồn sử liệu cần khai thác để nghiên cứu về các dòng họ, để bổ
sung tư liệu cho chính sử. Nhưng gia phả thường có khuynh hướng đề cao tổ tiên
nên cũng có những ghi chép không xác thực, cần được kiểm tra, đối chiếu với
nhiều nguồn sử liệu khác.
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
TS. Nguyễn Văn Hiệp
NGƯỜI THỰC HIỆN
TS. Trần Thuận
21



×