Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

Thiết kế nội dung dạy học tích hợp theo chủ đề lịch sử ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SƯ PHẠM

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015-2016

THIẾT KẾ NỘI DUNG DẠY HỌC TÍCH HỢP
••••

____7- ______ -

_

___________ V •

<_________—

THEO CHỦ ĐỀ LỊCH SỬ Ở TIỂU HỌC
••

THUỘC NHĨM NGÀNH KHOA HỌC: KHOA HỌC GIÁO DỤC


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SƯ PHẠM

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015-2016


THIẾT KẾ NỘI DUNG DẠY HỌC TÍCH HỢP THEO
••••
CHỦ ĐỀ LỊCH SỬ Ở TIỂU HỌC

THUỘC NHÓM NGÀNH KHOA HỌC: KHOA HỌC GIÁO DỤC

Sinh viên thực hiện: Bùi Nguyễn Phương Nguyên

Nam, Nữ:Nữ

Trần Thị Thanh Nhã Nguyễn

Nam, Nữ:Nữ

Quỳnh Như

Nam, Nữ:Nữ

Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: D13TH04, Khoa Sư Phạm Năm thứ: 3 /Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Giáo dục tiểu học
Người hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Thu Trang

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU
MỘT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thơng tin chung:
- Tên đề tài: “THIẾT KẾ NỘI DUNG DẠY HỌC TÍCH HỢP THEO CHỦ ĐỀ
LỊCH SỬ Ở TIỂU HỌC”.
- Sinh viên thực hiện: Bùi Nguyễn Phương Nguyên
Trần Thị Thanh Nhã
Nguyễn Quỳnh Như
- Lớp: D13TH04 Khoa: Sư phạm Năm thứ: 3 Số năm đào tạo: 4
- Người hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Thu Trang
2. Mục tiêu đề tài:
Từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài phát hiện những điều kiện
cũng như phương pháp dạy học tích hợp liên mơn thích hợp nhất trong mơn Lịch
sử ở Tiểu học. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, chúng tôi thiết kế một số nội dung dạy
học tích hợp nhằm tạo nên sự gắn kết giữa các môn học, đặc biệt là phân môn Lịch sử
với một số môn học khác, giữa nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống, tạo sự hứng
thú làm cho việc học tập trở nên có hiệu quả hơn đối với học sinh.
3. Tính mới và sáng tạo:
Đây là đề tài mới, có ý nghĩa đối với nền giáo dục nước ta, nên việc tự do nghiên
cứu, tìm hiểu sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho công tác giáo dục của nước ta. Và điều
quan trọng nhất, đó là việc sáng tạo và kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học
sẽ mang lại chất lượng giáo dục tốt hơn, nền tri thức nước nhà phát triển.

4. Kết quả nghiên cứu:
Sau khi tiến hành nghiên cứu và khảo sát, chúng tôi đã hoàn thành được bài báo
cáo Nghiên cứu khoa học của nhóm mình. Sản phẩm là những nội dung có ý nghĩa liên
quan đến vấn đề tích học trong dạy học. Và một Chương trình dạy học gồm 4 chủ đề


ứng dụng theo hướng tích hợp mà nhóm chúng tơi đã tiến hành trên một phần của

chương Lịch sử Tiểu học.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
Các nước tiên tiến trên thế giới đều coi trọng tầm vóc lớn lao và ý nghĩa quan
trọng của việc phát triển khoa học giáo dục. Tuy nhiên, hiện thực phát triển giáo dục và
đào tạo nước ta dường như vẫn còn thiếu một chiến lược phát triển nghiên cứu khoa
học giáo dục. Và đề tài nghiên cứu khoa học: “Phương pháp dạy học tích hợp” nói
chung và “Thiết kế nội dung dạy học tích hợp theo chủ đề Lịch sử ở Tiểu học” nói riêng
có thể xem là những đóng góp có ý nghĩa cho nền khoa học giáo dục nước ta. Đề tài
như một luồng khơng khí mới thổi vào nền giáo dục nước nhà, từng bước thay đổi hệ
thống giáo dục và đào tạo, từ đó thúc đẩy nền giáo dục tri thức, tạo ra nhân tài cho đất
nước. Nhân tài là những nhân tố quan trọng làm cho nền kinh tế - xã hội đất nước tiến
xa vào thị trường thị trường thế giới, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Ngày tháng năm
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):


Ngày tháng năm Người hướng
Xác nhậndẫn
của lãnh đạo khoa
(ký, họ và tên)

(ký, họ và tên)



UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THƠNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Ảnh 4x6

Họ và tên: Bùi Nguyễn Phương Nguyên Sinh ngày: 30 tháng 01 năm 1995
Nơi sinh: Bình Dương
Lớp: D13Th04 Khóa: 2013 - 2017
Khoa: Sư phạm

Địa chỉ liên hệ: Khu 4, phường Phú Thọ, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương
Điện thoại: 0933174132
Email:
Ngày tháng năm
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
Xác nhận của lãnh đạo khoa
* Năm thứ 1:
(ký, họ và tên)
thực hiện đề tài
Ngành học: Giáo dục tiểu học
Khoa: Sư phạm
(ký, họ và tên)
DANH

SÁCH
THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Kết
quả xếp
loạiNHỮNG
học tập: Khá
* Năm thứ 2:
Ngành học: Giáo dục tiểu học

Khoa: Sư phạm

Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
* Năm thứ 3:
Ngành học: Giáo dục tiểu học
Kết quả xếp loại học tập: Giỏi

Khoa: Sư phạm


ST
T
1

Họ và tên
Bùi Nguyễn Phương

MSSV

Lớp


Khoa

1321402020152

D13TH04

Sư phạm

1321402020164
1321402020154

D13TH04
D13TH04

Sư phạm
Sư phạm

Nguyên
2
3

Trần Thị Thanh Nhã
Nguyễn Quỳnh Như


LỜI CÁM ƠN
Trên thực tế khơng có sự thành cơng nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời
gian từ khi bắt đầu làm bài nghiên cứu khoa học, chúng em đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô ở khoa Sư Phạm trường Đại học Thủ Dầu Một. Với

lòng biết ơn sâu sắc nhất, chúng em xin gửi đến cô Nguyễn Thị Thu Trang đã cùng với
tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong
suốt thời gian làm bài nghiên cứu khoa học. Bài nghiên cứu được thực hiện trong
khoảng thời gian sáu tháng, kiến thức của chúng em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ.
Do vậy, khơng tránh khỏi nhữnh thiếu sót là điều chắc chắn, chúng em rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp q báu của q Thầy Cơ để kiến thức của chúng em
trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn
các q Thầy Cơ đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn chúng em hoàn thành tốt bài nghiên
cứu khoa học.


MỤC LỤC
1.2.3.3 Tích hợp liên mơn..........................................................................................7
1.2.3.4 Tích hợp xun mơn......................................................................................7
1.2.4. Phân biệt dạy học tích hợp và dạy học một mơn............................................7
1.3. Chương trình lịch sử Tiểu học...............................................................................9
1.3.1. Đăc điểm của phân mơn Lịch sử....................................................................9
1.3.2. Vai trị của phân mơn Lịch sử........................................................................9
1.3.3. Mục tiêu phân môn Lịch sử...........................................................................9
1.3.4. Nội dung của phân môn Lịch sử....................................................................9
1.3.4.1 Nội dung của phân môn Lịch sử lớp 4 [5]........................................................9
1.3.4.2 Nội dung của phân môn Lịch sử lớp 5..............................................................10
1.3.5. Hình thức dạy học Lịch sử.............................................................................11
1.3.6. Phương pháp dạy học Lịch sử........................................................................12
1.3.7. Một số ưu điểm của việc dạy học theo nội dung Lịch sử theo chương trình năm
2000 12
1.3.8.
Một số hạn chế của việc dạy học theo nội dung Lịch sử theo chương trình
năm 2000 ................................................................................................................... 12
CHƯƠNG 2. CÁCH THỨC XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP LỊCH

SỬ Ở TIỂU HỌC........................................................................................................13
2.1.

Nguyên tắc xây dựng chủ đề dạy học tích hợp [6]............................................13

2.2.

Quy trình xây dựng chủ đề dạy học tích hợp [2]...............................................13

2.3.

Quy trình tổ chức dạy học tích hợp [1].............................................................14

2.4.

Bảng nội dung tích hợp theo chủ đề dạy học Lịch sử ở tiểu học.......................17

CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP LỊCH SỬ Ở
TIỂU HỌC ................................................................................................................. 22
3.1. Chủ đề 1: Nước ta buổi đầu dựng nước và giữ nước (5 tiết).................................22
3.2.

Chủ đề 2: Nước Đại Việt thời Trần ( 1226-1400) (7 tiết)...................................26

3.3. Chủ đề 3: Các sự kiện lớn trước tổng khởi nghĩa 1975 (10 tiết)...........................34
3.4.

Chủ đề 4: xây dựng chủ nghĩa xã hội (3 tiết).....................................................44

CHƯƠNG 4. Kết luận và kiến nghị.............................................................................51

4.1. Kết luận................................................................................................................. 51
4.2.

Kiến nghị...........................................................................................................52

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................54


iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1. GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
2. THPT: Trung học phổ thông
3. SGK: Sách giáo khoa
4. HS: Học sinh
5. GV: Giáo viên
6. CN: Công nguyên
7. TCN: Trước công nguyên
8. XH: Xã hội
9. CNXH: Chủ nghĩa xã hội
10. CHXHCNVN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
11. BGH: Ban giám hiệu



1


2



3

- Thiếu và yếu trong phát triển kỹ năng quan hệ qua lại giữa các cá nhân (kỹ năng
giao tiếp).
-

Lý thuyết và thực hành tách rời nhau, ít có mối quan hệ.

-

Không giúp người học làm việc tốt trong các nhóm.

-

Nội dung trùng lắp, học có tính dự trữ.

-

Khơng phù hợp với xu thế học tập suốt đời...
Cùng với xu thế đổi mới về giáo dục tại Việt Nam, thì chương trình dạy nghề
trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp được thiết kế theo quan điểm kết hợp môn học và
mô đun kỹ năng hành nghề. Các mô đun được xây dựng theo quan điểm hướng đến năng
lực thực hiện. Mơ đun là một đơn vị học tập có tính trọn vẹn, tích hợp giữa lý thuyết và
thực hành để người học sau khi học xong có năng lực thực hiện được công việc cụ thể
của nghề nghiệp. Như vậy dạy học các mô đun thực chất là dạy học tích hợp nội dung để
nhằm hướng đến mục đích sau:

-

Gắn kết đào tạo với lao động.


-

Học đi đôi với hành, chú trọng năng lực hoạt động.
- Dạy học hướng đến hình thành các năng lực nghề nghiệp, đặc biệt năng lực hoạt
động nghề.
- Khuyến kích người học học một cách tồn diện hơn (Khơng chỉ là kiến thức
chun mơn mà còn học năng lực từ ứng dụng các kiến thức đó).

-

Nội dung dạy học có tính động hơn là dự trữ.

-

Người học tích cực, chủ động, độc lập hơn
1.2.2. Đặc trưng của dạy học tích hợp [4]
Mục đích của dạy học tích hợp là để hình thành và phát triển năng lực học sinh, giúp học
sinh vận dụng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn của cuộc sống. Bản chất của
năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức hợp lý các kiến
thức, kỹ năng với thái độ, giá trị, động cơ, nhằm đáp ứng những yêu cầu phức hợp của
một hoạt động, bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả tốt đẹp trong một bối cảnh (tình
huống) nhất định; và phương pháp tạo ra năng lực đó chính là dạy học tích hợp. Dạy học
tích hợp có những đặc điểm sau đây:
- Thiết lập các mối quan hệ theo một logic nhất định những kiến thức, kỹ năng khác nhau
để thực hiện một hoạt động phức hợp.
- Lựa chọn những thông tin, kiến thức, kỹ năng cần cho học sinh thực hiện được các hoạt


4


động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày, làm cho học sinh hòa
nhập vào thế giới cuộc sống.
- Làm cho quá trình học tập mang tính mục đích rõ rệt.
- Giáo viên khơng đặt ưu tiên truyền đạt kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hình thành
ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lý, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề
trong tình huống có ý nghĩa.
- Khắc phục được thói quen truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng rời rạc làm cho con
người trở nên "mù chữ chức năng", nghĩa là có thể được nhồi nhét nhiều thơng tin,
nhưng khơng dùng được. Như vậy, dạy học tích hợp là cải cách giảm tải kiến thức không
thực sự có giá trị sử dụng, để có điều kiện tăng tải kiến thức có ích. Để lựa chọn nội
dung kiến thức đưa vào chương trình các mơn học trước hết phải trả lời kiến thức nào
cần và có thể làm cho học sinh biết huy động vào các tình huống có ý nghĩa. Biểu hiện
của năng lực là biết sử dụng các nội dung và các kỹ năng trong một tình huống có ý
nghĩa, chứ khơng ở tiếp thụ lượng tri thức rời rạc.
1.2.3. Các hình thức tích hợp trong dạy học ở Tiểu học [2]
1.2.3.1

Tích hợp trong nội bộ mơn học

Với tích hợp trong nội bộ mơn học, các mơn, các phần được học riêng. Tích hợp
được thực hiện thông qua việc loại bỏ những nội dung trùng lặp và khai thác sự hỗ trợ
giữa các phân môn, giữa các phần trong mơn học. Trong mơn học tích hợp là tổng hợp
trong một đơn vị học, thậm chí trong một tiết dạy học hay một bài tập nhiều mảng kiến
thức, kĩ năng liên quan đến nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời
gian cho người học. Có thể tích hợp theo chiều ngang hoặc chiều dọc.
1.2.3.2

Tích hợp đa mơn


Tích hợp đa mơn tập trung trước hết vào các mơn học. Trong tích hợp đa mơn,
một đề tài có thể nghiên cứu theo nhiều mơn học khác nhau, các mơn liên quan với nhau
có chung một định hướng về nội dung và phương pháp dạy học nhưng mỗi mơn có một
chương trình riêng. Tích hợp đa môn được thực hiện theo cách tổ chức các “chuẩn”
nhiều môn học xoay quanh một chủ đề/đề tài/dự án, tạo điều kiện cho người học vận
dụng tổng hợp những kiến thức của các mơn học có liên quan.
1.2.3.3

Tích hợp liên mơn

Tích hợp liên mơn là phương án trong đó nhiều môn học liên quan được kết lại
thành một môn học mới với hệ thống những chủ đề nhất định xuyên suốt qua các lớp.


5

1.2.3.4

Tích hợp xun mơn

Trong cách tiếp cận tích hợp xun mơn, giáo viên tổ chức chương trình học tập
xoay quanh các vấn đề và quan tâm của người học. Với tích hợp xun mơn, học sinh có
thể học và hình thành kiến thức, kĩ năng ở nhiều thời điểm và thời gian khác nhau, theo
sự lựa chọn của người dạy hoặc người học.
Qua tích hợp xun mơn, học sinh phát triển các kĩ năng sống khi họ áp dụng các
kĩ năng môn học và liên môn vào ngữ cảnh thực tế của cuộc sống. Hai phương pháp
thường được sử dụng trong tích hợp xuyện mơn là học theo dự án (project - based
learning) và thương lượng chương trình học (negotiating the curriculum).
Học theo dự án là phương pháp học tập trong đó giáo viên giao một “dự án” cho
người học, người học cần hợp tác với nhau để cùng thiết kế một chương trình hoạt động,

cùng hoạt động và cùng đánh giá kết quả hoạt động. Học theo dự án giúp người học làm
chủ các hoạt động học tập của mình và phát triển kĩ năng lập chương trình, hiện thực hóa
chương trình, tự nhận thức, thương lượng, giải quyết vấn đề,...
Thương lượng chương trình học là phương pháp học tập trong đó có sự “thỏa
thuận” giữa người dạy và người học, người học có quyền lựa chọn chương trình phù hợp
với trình độ và sở thích của họ, thậm chí họ có quyền tham gia vào q trình thiết kế
chương trình học. Thương lượng chương trình học giúp người học tự tin và hứng thú hơn
trong học tập, giúp người dạy chọn nội dung, học liệu và phương pháp giảng dạy phù
hợp người học, giúp người quản lí thấy được chất lượng và hiệu quả của hoạt động đào
tạo.
1.2.4. Phân biệt dạy học tích hợp và dạy học một môn
Thực ra không cần và không thể phân biệt một cách tuyệt đối dạy học tích hợp và dạy
học một mơn. Bởi vì một trong các hình thức tích hợp là tích hợp trong nội bộ mơn học.
Điều đó cũng có nghĩa là trong nội dung mỗi mơn học, ở mức độ nhất định, đều có sự
thích hợp. Do vậy, những khác biệt giữa dạy học tích hợp và dạy học một môn được
nhắc đến ở đây chỉ là tương đối, khơng phủ nhận sự tích hợp trong nội bộ mỗi môn học.


6

[1]
Các yếu tố

Dạy học tích hợp

Mục tiêu

Phục vụ cho mục tiêu chung của Phục vụ cho mục tiêu riêng rẽ của

Dạy học đơn môn


một số nội dung thuộc các môn từng môn học.
học khác nhau.

Mục tiêu hạn chế hơn, chuyên biệt

Mụ tiêu rộng, ưu tiên các mục hơn ( thường là các kiến thức và kĩ
tiêu chung, hướng đến sự phát năng của môn học).
triển năng lực.

Tổ chức dạy

Xuất phát từ tình huống kết nối Xuất phát từ tình huống liên quan

học

với lợi ích và sự quan tâm của tới nội dung của một môn học
HS, của cộng đồng, liên quan tới Hoạt động học thường được cấu
nội dung nhiều mơn học.

trúc chặt chẽ theo tiến trình đã dự

Hoạt động học thường xuất phát kiến (trước khi thực hiện hoạt
từ vấn đề mở cần giải quyết hoặc động).
một dự án cần thực hiện. Việc
giải quyết vấn đề cần căn cứ vào
các kiến thức, kĩ năng thuộc các
môn học khác nhau.
Trung tâm


Nhấn mạnh đặc biệt đến sự phát Có quan tâm đến sự phát triển các

của việc dạy

triển năng lực và làm chủ mục kĩ năng, thái độ của người học
tiêu lâu dài như các phương nhưng đặc biệt nhắm tới việc làm
pháp, kĩ năng và thái độ của chủ mục tiêu ngắn hạn như kiến
người học

thức, kĩ năng của một môn học.

Hiệu quả của

Dẫn đến việc phát triển phương Dẫn đến việc tiếp nhận kiến thức

việc học

pháp, thái độ và kĩ năng, trí tuệ và kĩ năng mang đặc thù của mơn
cũng như tình cảm. Hoạt động học.
học dẫn đến việc tích hợp các

1.3.

kiến thức.
Chương trình lịch sử Tiểu học


7

1.3.1. Đăc điểm của phân môn Lịch sử

Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về: các sự kiện, hiện
tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dịng thời gian của lịch sử.
1.3.2. Vai trị của phân mơn Lịch sử
Cung cấp cho học sinh các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử từ khi đất nước còn sơ
khai cho đến nay, cụ thể là từ buổi đầu dựng nước cho tới những năm kháng chiến chống
giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước.Qua đó cho học sinh thấy được lịch sử đất nước ta
trong những năm kháng chiến ác liệt, một đất nước nghèo chịu sự ảnh hưởng của chế độ
phong kiến nặng nề đã đứng lên đấu tranh giành độc lập.Biết được công ơn to lớn mà
cha ông ta đã hi sinh để bảo vệ đất nước.Từ đó hình thành ở các em lịng u nước, lịng
tự hào dân tộc, để các em hình thành và phát triển nhân cách đúng đắn.
1.3.3. Mục tiêu phân mơn Lịch sử



Sau khi học xong, học sinh có một số kiến thức cơ bản về:

Các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu, tương đối có hệ thống theo dịng thời
gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước tới nay.



Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sau:

Quan sát các sự vật, hiện tượng, thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông tin
khác nhau
Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong q trình học tập và chọn thơng tin để giải đáp
Nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử
Trình bày kết quả nhận thức của mình bằng lời nói, bài viết....
Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống




Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở HS những thái độ:

Ham học hỏi và tìm hiểu về lịch sử nước ta
Yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước
1.3.4. Nội dung của phân môn Lịch sử
1.3.4.1 Nội dung của phân môn Lịch sử lớp 4 [5]
Nội dung chương trình phân mơn lịch sử lớp 4 được chia theo mốc thời gian như sau:
- Buổi đầu dựng nước và giữ nước: 2 bài (từ khoảng năm 700 TCN đến 179 TCN):
Nước Văn Lang, nước Âu Lạc (sự ra đời của nền văn minh Văn Lang - Âu lạc và
những thành tựu chính của văn minh Văn Lang - Âu Lạc).


8

-

Hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập: 4 bài (gồm cả bài ôn tập) (từ năm
179 TCN đến thế kỉ thứ X): Cuộc sống của nhân dân ta dưới ách thống trị và
chính sách đồng hóa dân tộc của các triều đại phong kiến Trung Quốc và phong
trào đấu tranh của nhân dân ta giành độc lập, tư chủ (KN Hai Bà Trưng năm 40,
chiến thắng Bạch Đằng năm 938).

-

Buổi đầu độc lập: 2 bài (Từ năm 938 đến 1009): Ổn định đất nước, chống ngoại
xâm với các sự kiện tiêu biểu : Nhà Ngô, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
thống nhất đất nước, Lê Hoàng lên ngôi vua lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc
kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (năm 981)


-

Nước Đại Việt thời Lí: 3 bài (Từ năm 1009 đến năm 1226): Vua Lí Thái Tổ dời
đơ ra Thăng Long đổi lại tên nước; sự phát triển của đạo Phật; cuộc kháng chiến
chống quân Tống xâm lược lần hai.

-

Nước Đại Việt thời Trần: 3 bài (Từ năm 1226 đến năm 1400): Hoàn cảnh ra đời
của nhà Trần; ba lần chiến thắng quân Mông - Nguyên xâm lược; Công cuộc xây
dựng đất nước ở thời Trần (Việc đắp đê); sự suy tàn của nhà Trần và hoàn cảnh ra
đời của nhà Hồ.

-

Đất nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê (thế kỉ XV): 5 bài (gồm cả bài ôn tập):
Chiến thắng Chi Lăng; Việc tổ chức quản lí đất nước; Văn hóa và khoa học dưới
thời Lê.

-

Nước Đại Việt thế kỉ XVI - XVIII: 6 bài: Trịnh - Nguyễn phân tranh; Cuộc khẩn
hoang ở Đàng Trong; Thành thị ở thế kỉ XVI - XVIII; Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra
Thăng Long đại phá quân Thanh; Quang Trung với sự nghiệp xây dựng đất
nước...

-

Buổi đầu thời Nguyễn (1802 - 1858): 3 bài (gồm cả bài tổng kết): Nhà Nguyễn

thành lập kinh thành Huế.
1.3.4.2 Nội dung của phân môn Lịch sử lớp 5

Nội dung chương trình phân mơn lịch sử lớp 5 được chia theo mốc thời gian như sau:
-

Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 - 1945): 11 bài
(cả bài ơn tập): Bình tây Đại nguyên soái “Trương Đinh”; các cuộc khởi nghĩa và
hoạt động yêu nước (cuộc phản công ở kinh thành Huế, Phan Bội Châu và phong
trào Đông Du, Xô viết Nghệ - Tĩnh, ...); thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam; cách
mạng tháng Tám 1945 và tuyên ngôn độc lập (2/9/1945).


9

-

Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945
- 1954): 7 bài (cả bài ôn tập): Chính sách bảo vệ chính quyền đất nước (vượt qua
nghèo khó, hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới..); các cuộc khởi
nghĩa kháng chiến ( Thu - đông 1947, chiến thắng Biên giới thu - đông 1950);
chiến dịch Điện Biên Phủ.

-

Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước (1954
- 1975): đất nước bị chia cắt; các cuộc tiến công khởi nghĩa (Bến Tre đồng khởi,
cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, chiến dịch “Điện Biên Phủ
trên không”); Hiệp định Pa-ri; tiến vào dinh độc lập.
-


Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước (từ 1975 đến nay): 3 bài (cả bài ôn tập):
đất nước thống nhất, Nhà máy thủy điện Hịa Bình.
1.3.5. Hình thức dạy học Lịch sử
Tổ chức học sinh thu nhập, tìm kiếm và chọn lựa các thông tin về lịch sử . Trên

cơ sở các nguồn tri thức (Sách giáo khoa, tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, phương tiện nghe
nhìn,.). Và vốn hiểu biết của học sinh, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, phân tích,
so sánh, hệ thống hố kiến thức bước đầu khái qt hố , tìm ra mối liên hệ giữa các sự
vật , hiện tượng.
Lịch sử là việc đã xảy ra, có thật và tồn tại khách quan . Nhận thức lịch sử phải
thông qua các “dấu vết” của quá khứ, nhũng chứng cứ về sự tồn tại của các sự kiện , hiện
tượng, nhân vật đã diễn ra, do đó việc đầu tiên thiết yếu khơng thể bỏ qua là cho học sinh
tiếp nhận thông tin từ sử liệu (Hiện vật , tranh ảnh, bản đồ .) thơng qua đó học sinh tái
hiện được sự việc đã diễn ra.
Có thể tổ chức cho học tập cả lớp , theo nhóm hoặc cá nhân với mục đích tăng
cường khả năng độc lập suy nghĩ, sáng tạo của học sinh, đồng thời phát triển mối giao
lưu, tương tác giữa thầy và trò, giữa trò và trò.
Cần vận dụng tối đa các điều kiện , phương tiện ở địa phương để tổ chức cho học
sinh học ngoài lớp, cho học sinh tham quan các di tích lịch sử, văn hoá, các dấu vết quá
khứ, .
1.3.6. Phương pháp dạy học Lịch sử
Trong thực tế cho thấy có nhiều phương pháp dạy học có ưu thế trong việc phát
huy tính tích cực học tập của học sinh trong quá trình dạy học Lịch sử, điển hình các
phương pháp như:


10

- Phương pháp đàm thoại vấn đáp

- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp trị chơi, sắm vai
1.3.7. Một số ưu điểm của việc dạy học theo nội dung Lịch sử theo chương trình
năm 2000
Mục tiêu học tập được người học xác định rõ ràng ngay tại thời điểm học
Tránh những kiến thức, kĩ năng trùng lặp; phân biệt được nội dung trọng tâm và
nội dung ít quan trọng; các kiến thức hình thành trong bài học gắn liền với kinh nghiệm
sống của học sinh.
Tạo điều kiện để hình thành và phát triển năng lực cho học sinh một cách hài hòa
ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Dạy học tích hợp làm cho người học cảm thấy việc học có ý nghĩa vì họ giải
quyết được một tình huống, một vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, từ đó có điều kiện
hình thành và phát triển kiến thức, kĩ năng liên quan.
Dạy học tích hợp làm cho người học cảm thấy việc học thú vị vì hoạt động học
nhẹ nhàng, nội dung gần gũi với kinh nghiệm sống của bản thân.
1.3.8. Một số hạn chế của việc dạy học theo nội dung Lịch sử theo chương trình
năm 2000
Dạy học tích hợp địi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu thuộc các mơn
học khác nhau.
Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn mơn nên khi dạy theo chủ
đề tích hợp, liên môn, các giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà sốt nội dung chương
trình SGK hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật
những thông tin mới, phù hợp. Nội dung của phương pháp dạy tích hợp, liên mơn cũng
u cầu GV cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo
định hướng phát triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm
giác ngại thay đổi.
Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học ở một số trường còn nhiều hạn
chế, nhất là một số trường ở nông thôn.
Học sinh đã quen với phương pháp dạy học cũ nên khi thay đổi mới học sinh sẽ cảm thấy

lạ lẫm và khó bắt kịp.


11

CHƯƠNG 2. CÁCH THỨC XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP LỊCH
SỬ Ở TIỂU HỌC
2.1.

Nguyên tắc xây dựng chủ đề dạy học tích hợp [6]

Việc xây dựng chủ đề tích hợp được thực hiện theo nguyên tắc:
-

Hướng đến mục tiêu giáo dục phổ thông, đảm bảo mục tiêu giáo dục mơn học.
- Đảm bảo tích hợp nội dung phương pháp dạy học; nội dung chủ đề học sinh khai
thác
- Vận dụng kiến thức của môn học để phát hiện và giải quyết vấn đề một cách chủ
động và sáng tạo với tinh thần hợp tác; gắn với thực tiễn, tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh; phù hợp với năng lực hiện có
của học sinh; phù hợp với điều kiện khách quan của trường học hiện nay.
Đảm bảo để tổ chức cho học sinh học tập tích cực, giúp học sinh khai thác kiến thức
môn, phát hiện một số kỹ năng, năng lực chung.

2.2.

Quy trình xây dựng chủ đề dạy học tích hợp [2]

Hoạt động lựa chọn và xây dựng bài học tích hợp cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Rà sốt chương trình, sách giáo khoa để tìm ra các nội dung dạy học liên

quan đến nhau và/ hoặc liên quan đến một vấn đề của đời sống cần giáo dục cho học sinh
(bước này có thể thực hiện từ đầu năm học với sự phối hợp của nhiều giáo viên).
Bước 2: Dựa trên kết quả bước 1 để xác định bài học/ chủ đề tích hợp, bao gồm
môn học và tên bài học.
Bước 3: Xác định mục tiêu của bài học/ chủ đề chuyên đề tích hợp bao gồm:
- Kiến thức
- Kĩ năng
- Thái độ
- Định hướng năng lực.


12

Bước 4: Dự kiến thời lượng (số tiết) cho bài học tích hợp và thời điểm thực hiện
bài học tích hợp.
Bước 5: Xây dựng nội dung của bài học tích hợp. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian
dự kiến (thậm chí cả đặc điểm tâm sinh lí của học sinh và yêu tố địa bàn) để xây dựng
nội dung dạy học tích hợp.
Bước 6: Xây dựng kế hoạch bài học tích hợp (chú ý tới các phương pháp dạy học
nhằm phát huy tính tích cực của người học), bao gồm cả kế hoạch hoặc cơng cụ đánh
giá.
2.3.

Quy trình tổ chức dạy học tích hợp [1]

Việc tổ chức dạy học tích hợp cần được tổ chức một cách linh hoạt, thường có bảy
bước như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu và đầu ra của HS khi kết thúc chủ đề.
Mục tiêu của chủ đề có thể là các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, giá trị,
các năng lực chung hoặc các năng lực chuyên biệt định hướng phát triển/ hình thành cho

HS khi kết thúc chủ đề.
Sản phẩm đầu ra là những kết quả (dự kiến) mà HS sẽ đạt được khi kết thúc chủ
đề; kết quả này là sự cụ thể hóa mục tiêu học tập của chủ đề.
Ví dụ:

Q TRÌNH DẠY

ĐẦU RA

Hợp tác với
Các hoạt động
dạy
bạn
để thực
học nhằm phát
hiện tốt
triển/ hình thành
nhiệm vụ
năng lực hợp
tác nhóm.
trong

Sơ đồ: Mục tiêu và sản phẩm đầu ra của chủ đề học tập
Bước 2: Lựa chọn chủ đề/ tình huống tích hợp.


13

Các chủ đề tích hợp có thể sẽ được đưa ra hoặc gợi ý trong chương trình. Tuy
nhiên, các GV cũng có thể cùng nhau xác định các chủ đề tích hợp cho phù hợp với điều

kiện, hồn cảnh của địa phương, tâm lí của I IS... Để xác định các chủ đề tích hợp Khoa
học Xã hội cần lưu ý:
-

Đối tượng IS: Cần xem xét và cân nhắc trình độ, kinh nghiệm và sở thích của IS
để lựa chọn chủ đề sao cho phù hợp và hấp dẫn.

-

Năng lực định hướng phát triển cho IS trong chủ đề: Đó có thể là năng lực chung
và các năng lực chuyên biệt, tuy nhiên cần có sự lựa chọn các năng lực định
hướng hình thành để tránh ơm đồm phát triển quá nhiều năng lực cùng một lúc sẽ
không đạt được kết quả như mong muốn.

-

Các phạm vi môn học liên quan trong chủ đề: Khi xác định các chủ đề liên môn
không nhất thiết phải đảm bảo sự công bằng về phạm vi nội dung giữa các môn
học mà chỉ cần dựa vào mục đích của việc xây dựng chủ đề , việc giải quyết các
nhiệm vụ liên quan đến chủ đề bao gồm những phạm vi kiến thức nào.

-

Xác định loại chủ đề, có thể là:
+ Vận dụng kiến thức.
+ Iình thành kiến thức mới.
+ Phức hợp( kết hợp giữa loại một và loại hai).

-


Xác định logic và mạch phát triển của chủ thể

-

Xác định thời lượng cho chủ đề ( trong bao nhiêu tiết).

-

Xác định cấp/lớp tiến hành dạy học chủ đề.
Bước 3: Xác định các yếu tố khác của quá trình dạy học, bao gồm:

-

Iình thức tổ chức dạy học.

-

Phương pháp dạy học.

-

Kĩ thuật dạy học.

-

Phương tiện và thiết bị dạy học.
GV chú ý định hướng sử dụng những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra, đặc biệt là mục tiêu phát triển/ hình thành năng
lực.
Bước 4: Thiết kế các hoạt động dạy học theo cách tiếp cận năng lực (GV căn cứ vào thời

gian dự kiến, mục tiêu dạy học, phương pháp, kĩ thuật dạy học, đặc điểm tâm sinh lí, yếu
tố vùng miền... để thiết kế các hoạt động dạy học cho phù hợp).


14

Bước 5: Xây dựng công cụ đánh giá.
Công cụ đánh giá cho phép GV biết được mục tiêu dạy học đề ra có đạt được hay
khơng. Q trình đánh giá có thể lồng ghép với q trình dạy học hoặc sử dụng các cơng
cụ đánh giá độc lập. Do đó, công cụ đánh giá sẽ bao gồm cả những câu hỏi/ bài tập/ hoạt
động trong quá trình thực hiện chủ đề/ tình huống và các câu hỏi/ bài tập/phiếu quan
sát/bảng đề mục ( Rubrics) đánh giá. sau khi kết thúc chủ đề/ tình huống.
Ví dụ
Nội dung kiến thức

Mục tiêu dạy học

Sản phẩm đầu ra

Công cụ đánh giá

của chủ đề
Khái niệm

Biết

Nêu được khái

Câu hỏi: Trình bày


Mối quan hệ giữa

đượckhái
Phân tích được mối

niệm...
Tìm ra được mối

vắn tắc khái niệm...
Bài tập: vẽ sơ đồ

các yếu tố

liên quan giữa các

quan hệ giữa các

mô tả mối quan hệ

Nguyên nhân của

yếu tố...
Hiểu được...

yếu tố
Chứng minh/Giải

giữa các yếu tố...
Bài luận: đưa ra các


thích được...

luận điểm, lập luận,

Sử dụng cơng nghệ

Các sản phẩm cơng

kèm ví dụ thực tiễn.
Bảng đề mục đánh

công nghệ thông tin thông tin và truyền

nghệ thơng tin như

giá sản phẩm dự án

và truyền thơng

bản trình chiếu trên

hiện tượng
Năng lực sử dụng

thông để làm...

PowerPoint,
website, bản in, tờ
rơi thiết kế các phần
Năng lực hợp tác


Hợp tác với nhóm

mềm tin học...
Kết hợp để tạo ra

Phiếu

bạn

sản phẩm nhóm

nhóm

Bước 6: Tổ chức dạy học
Bước 7: Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch dạy học

đánh

giá


×