Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giáo án dạy học tích hợp theo chủ đề TIẾNG CHUÔNG CẢNH báo ô NHIỄM môi TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TOÀN cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.7 KB, 9 trang )

Thiết kế giáo án tích hợp theo chủ đề
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TÍCH HỢP THEO CHỦ ĐỀ
I. Người soạn
Giáo viên
Nguyễn Thị Giang
Nguyễn Trọng Giảng
Chức vụ Giáo viên
Trường THCS Nguyễn Trường Tộ
Quận - TP Đống Đa – Hà Nội
II. Tổng quan về bài dạy
1. Tên chủ đề TIẾNG CHUÔNG CẢNH BÁO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TOÀN CẦU
2. Lí do lựa chọn thiết kế chủ đề dạy học tích hợp
- Đổi mới và thực hiện phương pháp dạy học tích cực luôn là vấn đề được quan tâm sâu sắc trong nền giáo dục
Việt Nam hiện nay. Mục đích của đổi mới và thực hiện phương pháp dạy học tích cực là nâng cao chất lượng hiệu
quả giáo dục – đào tạo. Đã có nhiều hướng đi, biện pháp đổi mới trong những năm qua, một trong số đó là dạy
học theo chủ đề tích hợp đang được Bộ giáo dục quan tâm và bước đầu thực hiện, nghiệm thu kết quả đem lại
nhiều hiệu quả, triển vọng.
- Dạy học tích hợp theo chủ đề xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi
phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dung kiến thức liên môn vào giải quyết vấn đề thực tiễn.
1
Thiết kế giáo án tích hợp theo chủ đề
- Các vấn đề thực tế đã được đưa vào chương trình dạy học trong nhà trường từ lâu nhằm mục đích dạy học lí
thuyết gắn liền với thực tiễn. Nhưng ở mỗi nội dung từng môn học thường đi sâu tìm hiểu ở những khía cạnh
khác nhau. Vì vậy nhiều khi học sinh nếu chưa biết nhìn các vấn đề thực tiễn ở mức tổng hợp vận dụng các kiến
thức ở các môn học để lí giải sẽ khiến cho học sinh không hiểu hết được vấn đề . Nên yêu cầu đặt ra là cần phải
làm cho học sinh có một kiến thức tổng hợp, nắm được bản chất của vấn đề một cách toàn diện. Dạy học tích hợp
theo chủ đề có thể là chìa khóa để giải quyết yêu cầu nói trên.
- Xuất phát từ thực tiễn, tôi chọn vấn đề ô nhiễm môi trường không khí làm chủ đề dạy học tích hợp như một thực
nghiệm theo hướng dạy học tích hợp. Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề nóng trên toàn cầu. Ô
nhiễm môi trường đặt cả thế giới trước một nhiệm vụ chung là bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững.
Ô nhiễm môi trường đã được tích hợp vào nội dung các môn học trong nhà trường theo nhiều cấp độ tích hợp


khác nhau. Lợi thế của vấn đề ô nhiễm không khí là nội dung vấn đề có liên quan tới nhiều môn học khác nhau
trong nhà trường. Học sinh có thể dễ dàng phối hợp, vận dụng được kiến thức các môn học để khai thác nội dung
chủ đề.
- Thông qua chủ đề giáo dục học sinh có thái độ tích cực và hạnh động thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường
chung toàn cầu
3. Môn chính của chủ đề Địa lí
2
Thiết kế giáo án tích hợp theo chủ đề
4. Các môn được tích hợp Hóa học, vật lí, sinh học, giáo dục công dân tin học… (phụ lục 9)
5. Cấp/lớp THCS/9
6. Thời gian
4 Tuần:
- Tuần 1: Giới thiệu và tìm hiểu chủ đề. Giao dự án – lập kế hoạch thực
hiện dự án
- Tuần 2 – 3: Triển khai dự án, tổng hợp kết quả
- Tuần 4: Tổ chức hội thảo khao học, đánh giá kết quả dự án
7. Mục tiêu bài dạy
* Kiến thức:
- Học sinh biết và hiểu được tính chất, đặc điểm của các thành phần trong môi trường không khí.
- Hiểu và phân tích được vai trò của môi trường không khí đến sự sống trên Trái Đất.
- Vận dụng kiến thức của các môn để phân tích được thực trạng môi trường không khí toàn cầu và những nguyên
nhân gây ô nhiễm môi trường không khí.
- Hiểu và phân tích sâu các hiện tượng tự nhiên do ô nhiễm môi trường không khí gây ra như hiện tượng hiệu ứng
nhà kính, mưa axit, thủng tầng Ozone.
- Biết đánh giá, phân tích những ảnh hưởng của môi trường không khí đến sức khỏe của con người.
- Qua quá trình tìm hiểu phân tích sâu về hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí, học sinh có thể tự đề xuất
những biện pháp phù hợp với thực tiễn nhằm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường không khí và sự xuất hiện các
hiện tượng cực đoan trong môi trường cũng như hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Giáo dục môi trường, hướng học sinh đến những hành động tích cực góp phần bảo vệ môi trường trong lành và
3

Thiết kế giáo án tích hợp theo chủ đề
luôn có ý thức để phát triển môi trường bền vững.
* Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng, tổng hợp kiến thức liên môn, đa môn để giải quyết một vấn đề khoa học
- Rèn luyện kĩ thu thập, xử lí, tổng hợp các thông tin và trình bày báo cáo về các nội dung trong từng hoạt động
của đề tài nghiên cứu khoa học “Tiếng chuông cảnh báo của môi trường không khí”
- Rèn luyện, phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp các tài liệu học tập. Nâng cao kỹ năng sử dụng công
nghệ hỗ trợ trong việc học tập.
- Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong học tập và đời sống.
- Bước đầu làm quen và biết cách tổ chức một hội thảo khoa học.
- Rèn luyện kĩ năng đánh giá và tự đánh giá ở mỗi cá nhân học sinh
- Rèn luyện kỹ năng sống đặc biệt kỹ năng giao tiếp, năng lực làm việc tập thể, khả năng ngoại giao để tìm kiếm
thông tin, kỹ năng trình bày, diễn thuyết trước tập thể từ đó rèn tính tự tin, khả năng hoạt động độc lập cho học
sinh.
* Thái độ
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường sống bằng những hành động
thiết thực của bản thân.
- Có niềm tin vào khoa học, có tinh thần ham học hỏi, hứng thú tìm hiểu và giải thích các hiện tượng khoa học.

8. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
4
Thiết kế giáo án tích hợp theo chủ đề
5
Thiết kế giáo án tích hợp theo chủ đề
TT
Nội dung
hoạt động
Tư liệu điện
tử sử dụng
Hướng dẫn sử dụng tư liệu Phương pháp sử dụng kết hợp

Hoạt động 1 Khởi động - Sử dụng
hình ảnh
Phiếu học tập
1
- Bảng ghi
chép biết –
thắc mắc ề
B1: GV phát phiếu học tập 1 (Phụ lục0)
Yêu cầu cá nhân HS quan sát hình ảnh
và ghi nhanh những vấn đề tự nhiên cần
sự quan tâm của tất cả các nước trên
toàn cầu
B2: GV giới thiệu chủ đề sẽ tập trung
nghiên cứu: “Tiếng chuông cảnh báo ô
nhiễm môi trường không khí toàn cầu”
B3: GV Phát bảng ghi chép biết – thắc
mắc của học sinh đến nội dung của chủ
đề (Phụ lục 3)->Từ đó biết được mong
muốn của học sinh cần đạt được khi học
chủ đề “Tiếng chuông cảnh bảo ô nhiễm
môi trường không khí toàn cầu”
- Động não
- Thuyết trình
6
Thiết kế giáo án tích hợp theo chủ đề
Hoạt động 2 Tìm hiểu về
khái niệm,
thành phần
và vai trò
của môi

trường
không khí
- Phiếu học
tập số 2
B1: GV chia lớp thành các nhóm và
phát phiếu học tập 2 (Phụ lục0)
B2: Yêu cầu các nhóm làm việc theo
phiếu học tập số 2
B3: Đại diện một nhóm lên trình bày
các nhóm khác nhận xét, bổ sung
B4: GV sử dụng hình ảnh để chính xác
hóa nội dung.
- Thảo luận nhóm: Sử dụng bằng kĩ thuật
“khăn trải bàn”
- Thuyết trình
Hoạt động 3 Tìm hiểu
tình hình ô
nhiễm môi
trường
không khí
hiện nay
- Phim
- Tư liệu phát
tay
- Phiếu học
tập số 3
B1: GV phát phiếu học tập 3, tư liệu
phát tay (Phụ lục0) và yêu cầu HS quan
sát đoạn phim. (Phụ lục0)
B2: Yêu cầu các nhóm HS làm việc

theo nhóm với PHT số 3
B3: Gọi đại diện HS lên trình bày, HS
khác bổ sung.
B4: GV chính xác hóa nội dung bằng sơ
đồ.
- Thảo luận nhóm: Sử dụng kĩ thuật
“mảnh ghép”
7
Thiết kế giáo án tích hợp theo chủ đề
- Thuyết trình
Hoạt động 4 Tìm hiểu
những hiện
tượng tự
nhiên và
những bệnh
do ô nhiễm
không khí
gây ra và đề
xuất các
giải pháp
khắc phục
- Phiếu điều
tra nhu cầu
của học sinh
- Bộ câu hỏi
định hướng
- Bản hướng
dẫn trình bày
kết quả dự án
- Biên bản

làm việc
nhóm
B1: GV cho học sinh nêu nhanh những
hậu quả của ô nhiễm không khí đối với
thiên nhiên và con người.
B2: Hướng dẫn HS thực hiện hoạt động
này bằng phương pháp dự án (Phụ
lục0)
B3: GV cung cấp những tài liệu tham
khảo, trang web và giải đáp những thắc
mắc của học sinh về đề tài. (phụ lục 10)
B4: GV kí hợp đồng dự án với đại diện
các nhóm trong thời gian 4 tuần.(phụ
lục 4)
- Kĩ thuật tia chớp
- Dạy học dự án
+ Nhóm 1: Tìm hiểu hiện tượng hiệu ứng
nhà kính
+ Nhóm 2: Tìm hiểu hiện tượng mưa axit
+ Nhóm 3: Tìm hiểu hiện tượng thủng
tầng Ozone
+ Nhóm 4: Tìm hiểu những bệnh do ô
nhiễm không khí gây ra
Hoạt động 5 Tổ chức hội
thảo công
bố sản
phẩm, rút
kinh
nghiệm
- Phiếu đánh

giá bài trình
bày từng
nhóm ((phụ
lục 7)
- Phiếu đánh
giá cá nhân
B1: Kiểm tra các bước chuẩn bị của HS,
mời đại biểu đến tham dự.
B2: Tham dự buổi hội thảo nghiên cứu
khoa học “Tiêng chuông cảnh báo ô
nhiễm không khí toàn cầu” do HS tổ
chức.
B3: Nhận xét, rút kinh nghiệm cùng với
Tổ chức hội thảo
8
Thiết kế giáo án tích hợp theo chủ đề
(phụ lục 8) các nhóm tham gia dự án.
9

×