Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Tính toán hiệu suất sinh thái vùng tỉnh bình dương giai đoạn 2001 2012 bằng phương pháp PCA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1000.19 KB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
•••
KHOA TÀI NGUN MƠI TRƯỜNG

__ ~ Ạ _ _____
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

7 « _________________________ _________________ _

TÊN ĐỀ TÀI
TÍNH TỐN HIỆU SUẤT SINH THÁI VÙNG
TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2001-2012
BẰNG PHƯƠNG PHÁP PCA

Bình Dương, tháng 03 năm 2016

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TÊN ĐỀ TÀI

TÍNH TỐN HIỆU SUẤT SINH THÁI VÙNG
TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2001-2012
BẰNG PHƯƠNG PHÁP PCA
Người hướng dẫn khoa học: Th.S Đoàn Ngọc Như Tâm
Sinh viên thực hiện: Châu Phước Thọ


Nguyễn Ngọc Phượng
Nguyễn Thị Mỹ Thạnh
Vũ Thị Hồi Phương
Võ Hồng Anh Thy

Bình Dương, tháng 03 năm 2016
UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thơng tin chung:
-

Tên đề tài: Tính tốn hiệu suất sinh thái vùng tỉnh Bình Dương giai đoạn 20012012
bằng phương pháp PCA.

-

Sinh viên thực hiện: Châu Phước Thọ

-

Lớp: D13QM01 Khoa: Tài Nguyên Môi Trường Năm thứ: 3 Số năm đào tạo: 4

-


Người hướng dẫn: ThS. Đoàn Ngọc Như Tâm

2. Mục tiêu đề tài:
Mục tiêu nghiên cứu 1: Đánh giá mức độ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương tác
động đến tài nguyên môi trường.
Mục tiêu nghiên cứu 2: Cơ sở thực nghiệm, kiểm chứng, cho bộ chỉ thị hiệu suất sinh thái
vùng của một nghiên cứu trước.
3. Kết quả nghiên cứu:
Sau khi tiến hành nghiên cứu thu được những kết quả sau:
Kết quả các chỉ số phát triển kinh tế-xã hội (SDI), chỉ số tiêu thụ tài nguyên (RCI),
chỉ số áp lực môi trường (EPrI), chỉ số hiệu suất sinh thái vùng tỉnh Bình Dương giai
đoạn 2001-2012.
Năm

EPr
I
ESI

2004

2011

2012

0.03

0.03

0.05 0.07 0.06 0.08 0.13 0.12 0.23 0.43


0.55

0,77

0,79

0,67

0,59

0,51

0,42

0,31

0,26

0,22

0,22

0,15

0,02

0,59

0,38


0,4

0,21

0,1

0,2

0,07

0,18

0,07

0,03

0,38

0,61

0,74

0,89

0,99

1,28

1,18


0,97

0,63

0,77

0,83

1,28

1,62

2002

0.0

SDI
RCI

2003

2001

1

2005

2006

2007


2008

2009

2010

1,75


4. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội và khả năng áp dụng của đề tài:Với kết quả
nghiên cứu này, tác giả hy vọng đề tài này sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho UBND tỉnh
Bình Dương trong việc lập chính sách để phát triển kinh tế - xã hội thành phố với tốc độ
cao, kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường bảo đảm phát triển
bền vững và đạt hiệu quả cao.
Ngày tháng năm
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Châu Phước Thọ
Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện
đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):

Ngày tháng năm
Xác nhận của lãnh đạo khoa

Người hướng dẫn
(ký, họ và tên)


(ký, họ và tên)

ThS. Đoàn Ngọc Như Tâm

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN


CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Ảnh 4x6

Họ và tên: Châu Phước Thọ
Sinh ngày: 17 tháng 10 năm 1995
Nơi sinh: Đồng Nai
Lớp: D13QM01
Khoa: Tài Ngun Mơi Trường
Địa chỉ liên hệ: phường Thới Hịa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 01653265049

Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP :
* Năm thứ 1:

Ngành học: Quản lý tài nguyên môi trường

Khoa: Tài nguyên môi trường

Kết quả xếp loại học tập: Khá (7.31)
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: Quản lý tài nguyên môi trường

Khoa: Tài nguyên môi trường

Kết quả xếp loại học tập: Khá (7.19)
Sơ lược thành tích:

DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

ST

Họ và tên

MSSV

Lớp

Khoa


T
1
2

3
4

Nguyễn Ngọc Phượng

132850101007

D13QM01

TNMT

D13QM01

TNMT

8
Nguyễn Thị Mỹ Thạnh

132850101009
2

Vũ Thị Hoài Phương

132850101007

D13QM01

TNMT

Võ Hoàng Anh Thy


4
132850101010

D13QM01

TNMT

0

Ngày tháng năm
Xác nhận của lãnh đạo khoa Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài


TĨM TẮT
Với mục tiêu giúp tỉnh Bình Dương đánh giá lại quá trình phát triển kinh tế - xã
hội đã có tác động đến việc tiêu thụ tài nguyên và ảnh hưởng đến môi trường như thế nào,
đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính ( PCA) bằng cách tích hợp các
chỉ số thành phần bao gồm : chỉ số phát triển kinh tế xã hội (SDI), chỉ số tiêu thụ tài
nguyên ( RCI) và chỉ số về áp lực mơi trường ( EPrI) để tính toán kết quả chỉ số hiệu suất
sinh thái vùng tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001-2012. Đề tài đã đưa ra được chỉ số HSST
vùng cho tỉnh Bình Dương, kết quả cho thấy quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Bình Dương đã có các tác động đến việc tiêu thụ tài nguyên và chất lượng môi trường.
Hiện trạng mơi trường tỉnh đang có xu hướng ngày càng bị ô nhiễm . Kết quả nghiên cứu
này sẽ giúp cho các nhà Quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh nhà có cái nhìn tồn diện
hơn trong giai đoạn phát triển vừa qua và để chuẩn bị kế hoạch phát triển cho những giai
đoạn tiếp theo. Đề tài đạt được các kết quả sau đây:
1. Đã phân tích thực tế về sự sẵn có của dữ liệu cấp tỉnh tại Bình Dương, từ đó đề xuất
điều chỉnh thành phần tính hiệu suất sinh thái cho phù hợp với điều kiện của đối tượng

nghiên cứu Bình Dương. Hệ thống chỉ thị tham gia tính tốn ESI bao gồm: 9 chỉ thị liên
quan đến phát triển kinh tế xã hội (được tích hợp thành chỉ số SDI), 7 chỉ thị liên quan
đến tiêu thụ tài nguyên (tích hợp thành chỉ số RCI) và 10 chỉ thị về áp lực mơi trường
(được tích hợp thành chỉ số EPrI).
2. Đã phân tích diễn biến của các chỉ thị thành phần tham gia tính tốn hiệu suất sinh thái
tỉnh Bình Dương, các kết quả phân tích nêu ra sự biến đổi các yếu tố tham gia vào hiệu
suất sinh thái giúp nhận định về hiệu suất sinh thái ở Bình Dương giai đoạn 2001-2012.
3. Đã áp dụng phương pháp luận tính tốn chỉ số hiệu suất sinh thái cấp Tỉnh ESI theo
phương pháp tích hợp 3 chỉ số thành phần (SDI, RCI và EPrI). Công thức tính hiệu suất
sinh thái cấp tỉnh là: ESI = (SDI)/[(RCI+EPrI)/2]
4. Kết quả tính tốn đã cho thấy khuynh hướng thay đổi của chỉ số hiệu suất sinh thái Bình
Dương. Chỉ số ESI đã phản ánh mối quan hệ giữa phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình
Dương với những tác động môi trường mà tỉnh phải gánh chịu. Kết quả tính tốn hiệu
suất sinh thái tỉnh Bình Dương qua các năm là:
200 200

Năm
ESI

4

200
3

200
4

200
5


1

2

0,7

0,89 0,99 1,28 1,18

200
6

200
7

0,97 0,63

200
8

200
9

201

201

201

0


1

2

0,77 0,83 1,28

1,62 1,75

1.1. SUMMARY
With the goal of helping Binh Duong province to reassess the process of economic


development - society has an impact on the consumption of resources and environmental
impact on how the project has used Principal Components Analysis (PCA) by integrating
the index components include: Soci-economic Development Index (SDI), Resources
Consumption Index (RCI) and Environmental Pressure Index (EPrI) to calculate
computing results eco performance indicators Binh Duong area 2001-2012 period.
Subject has given HSST index for Binh Duong area, the results showed the process of
socio-economic development of Binh Duong Province has the impact on the consumption
of resources and environmental quality. Provincial environmental status tends
increasingly contaminated. The research results will help the environmental management
in the province have a more comprehensive view of the recent development phase and to
prepare development plans for the next phase. This study achieved the following results:
1. Analyzed the facts about the availability of data at Binh Duong province, has been
adjusted the performance components to fit conditions of Binh Duong. The indicator
system compriese 26 indicators, which are diveded in to three categories, including:
Socio-conomic development_SDI (09 indicators), Resources consumption_RCI (07
indicators) and Environmental pressure_EPrI (10 indicators).
2. Analyzed and evaluated the progress of indicators, which joned to calculate regional
eco-efficiency, from the years 2001 to 2012.

3. Applied methodology by integrating three component indexes (SDI, RCI and EPrI) to
calculate the regional eco-efficiency of Binh Duong province. The following formula :
EESI = (SDI) / [(RCI + EPrI) / 2]
4. Calculation results showed the trend of regional eco-efficiency index of Binh Duong
province. EESI index reflects the relations between socio-economic development of
Binh Duong province with environmental pressure. Results to calculate of regional ecoefficiency of Binh Duong province over the years are:
Year
ESI

200

4

200

200
3

200
4

200
5

200
6

200
7


200
8

200
9

201

201

201

0

1

2

1

2

0,7

0,89 0,99 1,28 1,18 0,97 0,63 0,77 0,83 1,28 1,62 1,75

MỤC LỤC
••

3.1.3.1

3.2 Tính tốn các chỉ số SDI, RCI, EPrI và chỉ số tổng hợp hiệu suất sinh



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Kết quả chỉ số hiệu suất sinh thái tỉnh Bình Dương giai đoạn 1999-2008....
................................................................................................................................ 17
Bảng 1.2 Kết quả chỉ số hiệu suất sinh thái tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000-2010. ..18


Tính tốn hiệu suất sinh thái vùng tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001-2012 bằng phương pháp
PCA

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Diễn biến tỷ lệ đơ thị hóa và tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền

Biểu đồ 3.21. Diện tích rừng bị thiệt hại tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001-2012....46
Biểu đồ 3.22. Diễn biến chỉ số hiệu suất sinh thái vùng tỉnh Bình Dương giai đoạn
2001 - 2012.............................................................................................................56

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HSST
ESI
SDI

Hiệu suất sinh thái
Eco-efficiency Synthetic Index (Chỉ số hiệu suất sinh thái)
Soci-economic Development Index (Chỉ số phát triển kinh tế -

RCI

EPrI
PCA

xã hội
Resources Consumption Index (Chỉ số tiêu thụ tài nguyên)
Environmental Pressure Index (Chỉ số áp lực môi trường)
Principal Components Analysis (Phương pháp phân tích thành
phần chính)


Tính tốn hiệu suất sinh thái vùng tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001-2012 bằng phương pháp
PCA

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
Bình Dương là một tỉnh nằm trong vùng tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm
4 tỉnh: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu) luôn nằm
trong 10 tỉnh dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư nước ngồi cả về cơng nghiệp, thương mại và
dịch vụ. Trong thời gian qua, Nhà Nước đã có nhiều chính sách đầu tư cho tỉnh Bình
Dương dẫn đến nền kinh tế phát triển vượt bậc mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện
chất lượng cuộc sống cho người dân, đem lại nguồn thu ngân sách lớn cho trung ương và
địa phương. Bình Dương là tỉnh có khả năng tự cân đối được thu chi, không cần trung
ương hỗ trợ. Năm 2013, tổng thu ngân sách tại Bình Dương là 29000 tỷ đồng, tổng chi là
10000 tỷ đồng, GDP đạt 12,8%.
Qua quá trình phát triển sau gần 10 năm tái lập, Bình Dương là một trong những
địa phương có tốc độ phát triển kinh tế nhanh và có năng lực cạnh tranh cao . Bình Dương
đã quy hoạch được 25 KCN - cụm CN và đến nay tồn tỉnh có 16 KCN được thành lập
với tổng diện tích là 3275 ha, hình thành và hoạt đơng trong giai đoạn (19952000), đạt tỉ
lệ lấp kín diện tích trên 95%.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong quá trình phát triển, Bình Dương cũng

phải gánh chịu những hệ quả môi trường vô cùng nghiêm trọng như ô nhiễm mơi trường
đất, nước, khơng khí ngày càng gia tăng (tổng lượng chất thải rắn cơng nghiệp phát sinh
trong tỉnh Bình Dương mỗi ngày lên tới 883 tấn, trong đó chất thải nguy hại là 169 tấn),
nguồn tài nguyên ngày càng bị suy giảm.
Vì vậy, đã đến lúc chính quyền Bình Dương cần phải nhìn lại xem chặng đường
phát triển 10 năm qua đã phù hợp hay chưa? Với tốc độ phát triển kinh tế cao như vậy nó
ảnh hưởng như thế nào tới mơi trường, có tác động như thế nào đối với việc tiêu thụ tài
nguyên. Từ đó, có những điều chỉnh thích hợp đưa ra những tính tốn các chỉ số hiệu suất
sinh thái để đánh giá sự phát triển trong thời gian 10 năm qua.
Hiện nay, trên thế giới đã có nghiên cứu hiệu suất sinh thái vùng như: ( Zhou
Zhenfeng.2006) nghiên cứu hiệu suất sinh thái vùng cho huyện Chengyang . Thái
Lan.2007, hội nghị xây dựng hiệu suất sinh thái để đánh giá tăng trưởng kinh tế tại
Bangkok Thái Lan . ( Per Mickwit. Maith Melamen.2009) ở phần Lan đã thực hiện một
chương trình nghiên cứu cho khu vực Kymenlasko nhằm xây dựng bộ chỉ thị và tính tốn
hiệu suất sinh thái cho khu vực này. Khu vực Châu Á Mỹ Latinh đã có dự án nghiên cứu
về hiệu suất sinh thái và phát triển bền vững hạ tầng đô thị. Các nghiên cứu trên chỉ bước
đầu tìm ra phương pháp tính, áp dụng các bộ chỉ thị sẵn có để tính tốn cụ thể hiệu suất
12


Tính tốn hiệu suất sinh thái vùng tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001-2012 bằng phương pháp
PCA

sinh thái vùng, và các nghiên cứu này chỉ vạch ra các bước để tính toán hiệu suất sinh thái
cấp tỉnh, chưa đưa ra được phương pháp luận để tính tốn hiệu suất sinh thái cấp tỉnh. Vì
vậy, rất cần có một nghiên cứu để tính tốn hiệu suất sinh thái vùng cấp Tỉnh bằng nhiều
phương pháp khác nhau. Đối với tỉnh Bình Dương thì sử dụng phương pháp PCA (Phương
pháp phân tích thành phần chính sử dụng phần mềm Mini Tab 16).
Để quản lý tài ngun mơi trường hợp lý, để duy trì thế mạnh về phát triển kinh tế
xã hội, để đảm bảo sự phát triển kinh tế có tác động tích cực đối với việc sử dụng tài

ngun mơi trường thì tỉnh Bình Dương cần thiết phải thực hiện đánh giá lại hiệu quả hoạt
động kinh tế và chất lượng môi trường trong giai đoạn phát triển vừa qua. Để chuẩn bị cho
kế hoạch phát triển kinh tế những giai đoạn tiếp theo, việc đánh giá này cũng sẽ góp phần
giúp ích cho các cấp lãnh đạo trong việc bảo vệ môi trường của tỉnh. Đó là lý do nhóm
chúng tơi mạnh dạn đề xuất đề tài: “Tính tốn hiệu suất sinh thái vùng tỉnh Bình
Dương giai đoạn 2001-2012 bằng phương pháp PCA”

2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu 1: Đánh giá mức độ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương
tác động đến tài ngun mơi trường.
Mục tiêu nghiên cứu 2: Cơ sở thực nghiệm, kiểm chứng, cho bộ chỉ thị hiệu suất
sinh thái vùng của một nghiên cứu trước.

3. Nội dung nghiên cứu:
- Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu 1: Đánh giá mức độ phát triển kinh tế xã hội tỉnh
Bình Dương tác động đến tài nguyên môi trường, đề tài sẽ thực hiện các nội

dung sau:
Nội dung nghiên cứu 1: Thu thập bộ chỉ thị hiệu suất sinh thái vùng cấp tỉnh.
Nội dung nghiên cứu 2: Tính tốn chỉ số hiệu suất sinh thái vùng cấp tỉnh.
- Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu 2: Cơ sở thực nghiệm, kiểm chứng, cho bộ chỉ
thị hiệu suất sinh thái vùng, đề tài sẽ thực hiện các nội dung sau:
Nội dung nghiên cứu 3: So sánh bộ chỉ thị ban đầu với bộ chỉ thị áp dụng thực tế.
Nội dung nghiên cứu 4: Đề xuất hiệu chỉnh bộ thị hiệu suất sinh thái vùng áp dụng cho
cấp tỉnh.

13


Tính tốn hiệu suất sinh thái vùng tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001-2012 bằng phương pháp

PCA

4. Phương pháp nghiên cứu:
- Để thực hiện nội dung nghiên cứu 1: Thu thập bộ chỉ thị hiệu suất sinh thái vùng cấp
tỉnh, đề tài sẽ áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thu thập số liệu, dữ liệu thứ cấp
- Để thực hiện nội dung nghiên cứu 2: Tính tốn chỉ số hiệu suất sinh thái vùng cấp
tỉnh, đề tài sẽ áp dụng phương pháp sau:
Phương pháp phân tích thành phần chính (Principal Components Analysis_
PCA)
- Để thực hiện nội dung nghiên cứu 3: So sánh bộ chỉ thị ban đầu với bộ chỉ thị áp
dụng thực tế và 4. Đề xuất hiệu chỉnh bộ thị hiệu suất sinh thái vùng áp dụng cho
cấp tỉnh, đề tài sẽ áp dụng phương pháp sau:
Phương pháp luận tính tốn hiệu suất sinh thái vùng (Regional Eco-efficiency)

5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: kinh tế xã hội, tài nguyên và môi trường ở Bình Dương.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Khơng gian: tỉnh Bình Dương.
+ Thời gian: các dữ liệu từ năm 2001 - 2012.

6. Ý nghĩa nghiên cứu:
Về khoa học
Đây là nghiên cứu còn khá mới, nghiên cứu kế thừa, ứng dụng các phương pháp luận
và ngun lý để tính tốn chỉ số tổng hợp về hiệu suất sinh thái vùng được tổng kết và
thực hiện trên thế giới, cụ thể trong điều kiện của tỉnh Bình Dương.
Đồng thời tính khoa học cịn thể hiện ở điểm phối hợp liên ngành, với sự tham gia của
các bên có liên quan, áp dụng cách tiếp cận tiên tiến và nghiên cứu đánh giá có tính định
lượng; phương pháp luận giúp cho các nhà hoạch định chính sách lựa chọn vấn đề ưu tiên
phát triển kinh tế và có thể áp dụng trong tương lai.

Về môi trường
Nghiên cứu này giúp các cấp lãnh đạo quyết định các chính sách kinh tế phù hợp được
14


Tính tốn hiệu suất sinh thái vùng tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001-2012 bằng phương pháp
PCA

gắn với các mục tiêu bảo vệ mơi trường, nhằm góp phần phát triển bền vững tỉnh Bình
Dương.
Về kinh tế - xã hội
Nghiên cứu này giúp các nhà hoạch định chính sách tỉnh Bình Dương nhận biết những
vấn đề cịn hạn chế trong q trình phát triển kinh tế, làm cơ sở khoa học và luận cứ thiết
thực cho việc điều chỉnh, hồn thiện chính sách theo hướng phát triển bền vững, tạo lợi
thế thu hút đầu tư vào tỉnh.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1Tổng quan về tỉnh Bình Dương:
1.1.1

Vị trí địa lí:

Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam. Phía Đơng giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp
tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí
Minh và một phần tỉnh Đồng Nai. Tỉnh Bình Dương có diện tích tự nhiên là 2.694,43 km 2
(chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đơng Nam Bộ); dân
số 1.802.500 người (Tổng cục Thống kê - tháng 10/2014); 09 đơn vị hành chính cấp
huyện (gồm: thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, thị xã Bến Cát, thị
xã Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo) và 91 đơn vị

15


Tính tốn hiệu suất sinh thái vùng tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001-2012 bằng phương pháp
PCA

hành chính cấp xã (48 xã, 41 phường, 02 thị trấn).
Thuở ban đầu thời mở đất phương Nam, Bình Dương thuộc huyện Tân Bình, phủ
Gia Định. Đến năm 1808, khi huyện Tân Bình được đổi thành phủ thì Bình Dương được
nâng lên một trong bốn huyện của phủ này. Năm 1956, tỉnh Bình Dương được thiết lập
nhưng không phải trùng với địa bàn của huyện Bình Dương xưa kia. Đến năm 1997, tỉnh
Bình Dương được tái lập, nhưng cũng khơng phải hồn tồn là địa phận của tỉnh Bình
Dương trước năm 1975. Như vậy, trong lịch sử, Bình Dương là tên gọi của những đơn vị
hành chính theo những cấp độ khác nhau (tổng, huyện, tỉnh) với những địa bàn lãnh thổ
khác nhau. Vốn gắn liền với Gia Định, Đồng Nai xưa, tức là miền Đơng Nam Bộ ngày
nay, cư dân Bình Dương là một bộ phận cư dân miền Đông Nam bộ, nhưng đồng thời
Bình Dương là vùng đất được bao bọc bởi sơng Đồng Nai và sơng Sài Gịn, có những điều
kiện sinh thái đặt biệt nên cư dân Bình Dương có những đặc điểm riêng từ lịch sử hình
thành đến kỹ năng nghề nghiệp.

1.1.2

Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương
Điều kiện tự nhiên

Địa hình

16



Tính tốn hiệu suất sinh thái vùng tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001-2012 bằng phương pháp
PCA

Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía nam của dãy
Trường Sơn, nối nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long; là tỉnh bình
ngun có địa hình lượn sóng yếu từ cao xuống thấp dần từ 10m đến 15m so với mặt biển.
Vị trí trung tâm của tỉnh ở vào tọa độ địa dư từ 10 o-50'-27'' đến 11o-24'-32'' vĩ độ bắc và từ
106o-20' đến 106o25' kinh độ đơng. Vùng đất Bình Dương tương đối bằng phẳng, thấp dần
từ bắc xuống nam. Nhìn tổng quát, Bình Dương có nhiều vùng địa hình khác nhau: vùng
địa hình núi thấp có lượn sóng yếu, vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi
bồi ... Có một số núi thấp, như núi Châu Thới (huyện Dĩ An), núi Cậu (còn gọi là núi Lấp
Vò) ở huyện Dầu Tiếng... và một số đồi thấp.
Các quy luật tự nhiên tác động lên vùng đất này tạo nên nhiều dạng địa mạo khác
nhau: có vùng bị bào mịn, có vùng tích tụ (do có sự lắng đọng của các vật liệu xâm thực
theo dịng chảy), có vùng vừa bị bào mịn, vừa tích tụ và lắng đọng. Nguyên nhân chủ yếu
là do nước mưa và dòng chảy tác động trên mặt đất, cộng với sự tác động của sức gió,
nhiệt độ, khí hậu, sự sạt lở và sụp trượt vì trọng lực của nền địa chất. Các sự tác động này
diễn ra lâu dài hàng triệu năm.
Đất đai
Đất đai Bình Dương rất đa dạng và phong phú về chủng loại:
+ Đất xám trên phù sa cổ, có diện tích 200.000 ha phân bố trên các huyện Dầu

Tiếng, Bến Cát, Thuận An, thị xã Thủ Dầu Một. Loại đất này phù hợp với nhiều
loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn trái.
+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ, có khoảng 35.206 ha nằm trên các vùng đồi thấp thoải

xuống, thuộc các huyện Tân Uyên, Phú Giáo, khu vực thị xã Thủ Dầu Một, Thuận
An và một ít chạy dọc quốc lộ 13. Đất này có thể trồng rau màu, các loại cây ăn trái
chịu được hạn như mít, điều.
+ Đất phù sa Glây (đất dốc tụ), chủ yếu là đất dốc tụ trên phù sa cổ, nằm ở phía bắc


huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An, Dĩ An; đất thấp mùn
Glây có khoảng 7.900 ha nằm rải rác tại những vùng trũng ven sông rạch, suối. Đất
này có chua phèn, tính axít vì chất sunphát sắt và alumin của chúng. Loại đất này
sau khi được cải tạo có thể trồng lúa, rau và cây ăn trái, v.v...
Khí hậu
Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đơng Nam Bộ:
nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, trong
17


Tính tốn hiệu suất sinh thái vùng tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001-2012 bằng phương pháp
PCA

năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ
tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch.
Vào những tháng đầu mùa mưa, thường xuất hiện những cơn mưa rào lớn, rồi sau
đó dứt hẳn. Những tháng 7,8,9, thường là những tháng mưa dầm. Có những trận mưa dầm
kéo dài 1-2 ngày đêm liên tục. Đặc biệt ở Bình Dương hầu như khơng có bão, mà chỉ bị
ảnh hương những cơn bão gần.
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dương từ 26 oC-27oC. Nhiệt độ cao nhất có lúc
lên tới 39,3oC và thấp nhất từ 16oC-17oC (ban đêm) và 18oC vào sáng sớm. Vào mùa nắng,
độ ẩm trung bình hàng năm từ 76%-80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là
66% (vào tháng 2). Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800-2.000mm. Tại ngã tư
Sở Sao của Bình Dương đo được bình qn trong năm lên đến 2.113,3mm.

Thủy văn, sơng ngịi
Chế độ thủy văn của các con sơng chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dương thay đổi
theo mùa: mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch) và mùa khô (mùa kiệt)
từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tương ứng với 2 mùa mưa nắng. Bình Dương có 3 con

sơng lớn, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác.
Sông Đồng Nai là con sông lớn nhất ở miền Đông Nam Bộ, bắt nguồn từ cao
nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) dài 635 km nhưng chỉ chảy qua địa phận Bình Dương ở
Tân Un. Sơng Đồng Nai có giá trị lớn về cung cấp nước tưới cho nền nông nghiệp, giao
thông vận tải đường thủy và cung cấp thủy sản cho nhân dân.
Sơng Sài Gịn dài 256 km, bắt nguồn từ vùng đồi cao huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình
Phước). Sơng Sài Gịn có nhiều chi lưu, phụ lưu, rạch, ngịi và suối. Sơng Sài Gịn chảy
qua Bình Dương về phía Tây, đoạn từ Lái Thiêu lên tới Dầu Tiếng dài 143 km, độ dốc nhỏ
nên thuận lợi về giao thông vận tải, về sản xuất nông nghiệp, cung cấp thủy sản. Ở thượng
lưu, sông hẹp (20m) uốn khúc quanh co, từ Dầu Tiếng được mở rộng dần đến thị xã Thủ
Dầu Một (200m).
Sơng Thị Tính là phụ lưu của sơng Sài Gịn bắt nguồn tự đồi Cam xe huyện Bình
Long (tỉnh Bình Phước) chảy qua Bến Cát, rồi lại đổ vào sông Sài Gịn ở đập Ơng Cộ.
Sơng Sài Gịn, sơng Thị Tính mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở Bến Cát, thị
xã, Thuận An, cùng với những cánh đồng dọc sông Đồng Nai, tạo nên vùng lúa năng suất
cao và những vườn cây ăn trái xanh tốt.
Sông Bé dài 360 km, bắt nguồn từ các sông Đắc RơLáp, Đắc Giun, Đắc Huýt thuộc
18


Tính tốn hiệu suất sinh thái vùng tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001-2012 bằng phương pháp
PCA

vùng núi tỉnh Đắc Lắc hợp thành từ độ cao 1000 mét. Ở phần hạ lưu, đoạn chảy vào đất
Bình Dương dài 80 km. Sơng Bé không thuận tiện cho việc giao thông đường thủy do có
bờ dốc đứng, lịng sơng nhiều đoạn có đá ngầm, lại có nhiều thác ghềnh, tàu thuyền khơng
thể đi lại.
Giao thơng
Bình Dương là một tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy rất quan
trọng nối liền giữa các vùng trong và ngoài tỉnh. Trong hệ thống đường bộ, nổi lên đường

quốc lộ 13 - con đường chiến lược cực kỳ quan trọng xuất phát từ thành phố Hồ Chí
Minh, chạy suốt chiều dài của tỉnh từ phía nam lên phía bắc, qua tỉnh Bình Phước và nối
Vương quốc Campuchia đến biên giới Thái Lan. Đây là con đường có ý nghĩa chiến lược
cả về quân sự và kinh tế.
Đường quốc lộ 14, từ Tây Ninh qua Dầu Tiếng đi Chơn Thành, Đồng Xồi, Bù
Đăng (tỉnh Bình Phước) xuyên suốt vùng Tây Nguyên bao la, là con đường chiến lược
quan trọng cả trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ hịa bình xây dựng đất nước.
Ngồi ra cịn có liên tỉnh lộ 1A từ Thủ Dầu Một đi Phước Long (Bình Phước); Liên tỉnh lộ
13 từ Chơn Thành đi Đồng Phú, Dầu Tiếng; liên tỉnh lộ 16 từ Tân Uyên đi Phước Vĩnh; lộ
14 từ Bến Cát đi Dầu Tiếng ... và hệ thống đường nối thị xã với các thị trấn và điểm dân
cư trong tỉnh.
Về hệ thống giao thơng đường thủy, Bình Dương nằm giữa 3 con sơng lớn, nhất là
sơng Sài Gịn. Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lưu hàng hóa
với các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long.
Tài nguyên rừng
Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ, nên rừng ở Bình Dương xưa
rất đa dạng và phong phú về nhiều chủng lồi. Có những khu rừng liền khoảnh, bạt ngàn.
Rừng trong tỉnh có nhiều loại gỗ quý như: căm xe, sao, trắc, gõ đỏ, cẩm lai, giáng
hương ... Rừng Bình Dương còn cung cấp nhiều loại dược liệu làm thuốc chữa bệnh, cây
thực phẩm và nhiều lồi động vật, trong đó có những lồi động vật q hiếm.
Hiện nay, rừng Bình Dương đã bị thu hẹp khá nhiều do bị bom đạn, chất độc hóa
học của giặc Mỹ tàn phá trong chiến tranh. Trong những năm tháng chiến tranh diễn ra ác
liệt, Mỹ-ngụy đã ủi phá rừng, bứng hết cây cối nhằm tạo thành những “vùng trắng”, đẩy
lực lượng cách mạng ra xa căn cứ càng làm cho rừng thêm cạn kiệt. Mặt khác, sau ngày
Miền Nam hồn tồn giải phóng, việc khai thác rừng bừa bãi cũng làm cho rừng bị thu
hẹp.
19


Tính tốn hiệu suất sinh thái vùng tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001-2012 bằng phương pháp

PCA

Tài nguyên khoáng sản
Cùng với những giá trị quý giá về tài nguyên rừng, Bình Dương còn là một vùng
đất được thiên nhiên ưu đãi chứa đựng nhiều loại khoáng sản phong phú tiềm ẩn dưới lịng
đất. Đó chính là cái nơi để các ngành nghề truyền thống ở Bình Dương sớm hình thành
như gốm sứ, điêu khắc, mộc, sơn mài ...
Bình Dương có nhiều đất cao lanh, đất sét trắng, đất sét màu, sạn trắng, đá xanh, đá
ong nằm rải rác ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhất là ở các huyện: Tân Uyên, Thuận An,
Dĩ An, thị xã Thủ Dầu Một. Các nhà chuyên môn đã phát hiện ở vùng Đất Cuốc (huyện
Tân Uyên) có một mỏ cao lanh lớn phân bố trên một phạm vi hơn 1km2, với trữ lượng lớn.
Đất cao lanh ở đây được đánh giá là loại đất tốt, có thể sử dụng trong nghề gốm và làm
các chất phụ gia cho việc sản xuất một số sản phẩm công nghiệp...
1.1.3

Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội

Vùng đất Bình Dương từ lâu đã được biết đến với hình ảnh nhộn nhịp của sự giao
thương và hội tụ từ nhiều vùng miền trong cả nước. Dưới thời thuộc địa của Pháp, như
cách gọi của người đương thời, đó là tỉnh lỵ của một “tỉnh miệt vườn” thuần nông, chỉ có
hai trục giao thơng chính là sơng Sài Gịn và Quốc lộ 13, dân số chỉ vài vạn người, chủ
yếu là nông dân. Khoảng đầu thập niên 90 thế kỷ trước, ít ai nghĩ rằng Bình Dương sẽ
vượt lên trở thành một trong những tỉnh công nghiệp hàng đầu của cả nước. Bình Dương
khi đó chỉ là một tỉnh thuần nơng, người dân nhiều đời gắn bó với ruộng đồng, cây trái.
Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trong khi cơng nghiệp và dịch vụ cịn q nhỏ bé. Tuy
nhiên, từ thời khắc lịch sử, Ngày tái lập tỉnh (01/01/1997), Bình Dương đã trỗi dậy với
chủ trương đổi mới được cụ thể hóa bằng những chính sách thơng thống, mở đường cho
q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương. Bằng việc xây dựng cơ sở hạ
tầng, quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất - kinh
doanh, dòng vốn đầu tư trong và ngồi nước ồ ạt chảy về Bình Dương, nhà máy mọc lên

khắp nơi, nguồn nhân lực bốn phương quy tụ về... Kinh tế - xã hội của Bình Dương bắt
đầu đạt những thành tựu đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công
nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, bộ mặt đô thị hóa đã được hình thành rõ nét.
Bình Dương đã biến vùng đất thuần nông, khô cằn, kém hiệu quả trở thành những
khu, cụm công nghiệp trọng điểm của cả nước. Đến nay, tồn tỉnh có 28 khu cơng nghiệp
và 8 cụm cơng nghiệp, với tổng diện tích khoảng 10.000ha. Trong đó có những khu cơng
nghiệp tiêu biểu cho cả nước về xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại,
về tốc độ thu hút đầu tư, quản lý sản xuất và bảo vệ môi trường như VSIP 1, 2, Mỹ Phước,
Đồng An, ... Bằng những chính sách phù hợp, đến tháng 10 năm 2014, Bình Dương đã thu
hút được 2.356 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn là 20 tỷ 200 triệu đô la Mỹ, trên
20


Tính tốn hiệu suất sinh thái vùng tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001-2012 bằng phương pháp
PCA

17.000 doanh nghiệp trong nước. Nhiều khu đô thị và dân cư mới văn minh, hiện đại được
hình thành, trong đó tiêu biểu nhất là thành phố mới Bình Dương với điểm nhấn là Trung
tâm hành chính tập trung của tỉnh đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 20/02/2014.
Không chỉ ấn tượng bởi kinh tế phát triển, năng động, vùng đất Bình Dương xưa và
nay còn được biết đến với bề dày lịch sử, văn hóa phát triển rất phong phú, đa dạng, có
nhiều nét chung hịa quyện vào lịch sử - văn hóa phương Nam nhưng vẫn giữ được những
nét riêng rất độc đáo, tạo ấn tượng khó phai trong lịng mỗi người dân. Tính đến nay, tỉnh
Bình Dương có 11 di tích lịch sử, văn hóa được cơng nhận cấp quốc gia, 39 di tích lịch sử,
văn hóa được cơng nhận cấp tỉnh. Trong tiến trình phát triển vùng đất mang đậm nét văn
hố làng nghề thủ cơng truyền thống, Bình Dương tạo dấu ấn sâu sắc với các sản phẩm
thủ công được chế tác từ những làng nghề nổi tiếng đã định vị trên địa bàn hơn 300 năm.
Tiêu biểu nhất trong số đó là những nghề đã có từ rất sớm và phát triển mạnh ở đất Thủ Bình Dương như: Làng gốm sứ ở Lái Thiêu, Tân Phước Khánh; làng mộc, chạm khắc gỗ
ở Chánh Nghĩa, Phú Thọ; làng sơn mài ở Tương Bình Hiệp.
Ngồi ra, đến với Bình Dương, các du khách cịn được tham quan các danh lam,

thắng cảnh, khu du lịch sinh thái, tham gia các lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm
thu hút sự tham gia của hàng ngàn lượt khách thập phương như: Lễ hội Chùa Bà Thiên
Hậu (thành phố Thủ Dầu Một), vườn trái cây Lái Thiêu với đặc sản là măng cụt và sầu
riêng (thị xã Thuận An), khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn hiến, khu du lịch Núi Cậu Lòng hồ Dầu Tiếng,.; cùng thưởng thức vị ngon đặc trưng của ẩm thực Bình Dương,
thương hiệu Bánh bèo Mỹ Liên (Chợ Búng, phường An Thạnh, thị xã Thuận An) có lịch
sử hơn 100 năm, được cơng nhận là một trong 10 món đặc sản Việt Nam đạt giá trị ẩm
thực châu Á.
Với lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển, đất và người Bình Dương đã,
đang và sẽ tiếp tục tạo được hình ảnh và ấn tượng sâu sắc trong lòng của bạn bè quốc tế.
Đó khơng chỉ là sự ấn tượng bởi kinh tế phát triển, năng động, của một môi trường đầu tư
thơng thống mà cịn ở đơi bàn tay khéo léo và khối óc sáng tạo của người Bình Dương đã
thể hiện thông qua các sản phẩm thủ công vừa đẹp mắt, vừa tinh tế, chuyển tải trong đó
những thơng điệp đối ngoại tốt đẹp ra thế giới. Bình Dương ln là vùng đất của hội tụ.
Thế và lực của Bình Dương hôm nay là kết quả phấn đấu kiên cường, năng động, sáng tạo
không ngơi nghỉ của bao lớp cư dân trên vùng đất này qua các thời kỳ lịch sử. Đó là hành
trang, là vốn liếng quan trọng để Bình Dương cất cách trong thời kỳ mới - thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2020.

21


Tính tốn hiệu suất sinh thái vùng tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001-2012 bằng phương pháp
PCA

1.1.4

Thực trạng tài nguyên và môi trường

Môi trường nước:
Nước mặt: Chất lượng nước sông Sài Gịn, Đồng Nai đoạn chảy qua địa bàn Bình

Dương ở phần thượng lưu còn khá tốt, trong khi chất lượng nước ở hạ lưu các sơng ngày
càng có xu hướng xấu đi do nước thải từ các KCN đổ vào. Đặc biệt mức độ ơ nhiễm có
chiều hướng tăng nhanh qua các năm tại kênh rạch các đô thị.
Chất lượng nước sơng Sài Gịn có dấu hiệu ơ nhiễm dinh dưỡng, hữu cơ tại khu
vực hạ lưu. Hàm lượng DO giảm mạnh, hàm lượng NH 3 tăng mạnh từ thượng lưu đến hạ
lưu, giá trị quan trắc trung bình năm NH3-N vượt 2-13 lần so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước mặt. Chất lượng nước sông Đồng Nai có hiện tượng ơ nhiễm dinh
dưỡng, do hàm lượng NH3-N vượt giới hạn cho phép. Các kênh rạch như Suối Cát, rạch
Ông Đành - thị xã Thủ Dầu Một, Suối Sịp - huyện Dĩ An mức độ ô nhiễm hữu cơ cao và
có xu hướng gia tăng trong 4 năm gần đây và tất cả đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
Vấn đề xử lý nước thải cho các cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh
là vấn đề bức xúc trong thời gian qua. Trong 9 cụm công nghiệp đã hình thành thì chỉ có
cụm cơng nghiệp Thành Phố Đẹp đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải, các cụm cơng
nghiệp cịn lại chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải, thậm chí chưa có tách riêng hệ
thống thoát nước mưa và nước thải
Nước ngầm: Chất lượng nước còn tương đối tốt, tuy nhiên theo kết quả quan trắc
tại tại một số giếng khoan hàm lượng ô nhiễm chất hữu cơ, vi sinh và kim loại nặng vẫn
vượt quá QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm.
Mơi trường khơng khí:
Chất lượng khơng khí của tỉnh trong những năm qua có dấu hiệu suy giảm. Ơ
nhiễm khơng khí do các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải và xây dựng đang dần
trở thành vấn đề đáng lo ngại của tỉnh Bình Dương. Kết quả quan trắc khơng khí cho thấy
tại khu vực đô thị, khu công nghiệp và khu dân cư gần khu vực tập trung các cơ sở sản
xuất (xã Thường Tân của huyện Tân Uyên, xã Tân Đông Hiệp và xã Bình An của huyện
Dĩ An, xã An Bình của huyện Phú Giáo ....) ln có nồng độ bụi cao hơn so với các khu
vực khác. Đặc biệt là vị trí khu dân cư gần cụm cơng nghiệp tập trung nhiều nhà máy sản
xuất thuộc xã An Phú - huyện Thuận An, kết quả quan trắc nồng độ bụi luôn vượt quy
chuẩn cho phép qua các năm.

22


Tính tốn hiệu suất sinh thái vùng tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001-2012 bằng phương pháp
PCA

Ngoài ra, kết quả quan trắc cho thấy hàm lượng 1 số chất khác như: SO 2, NO2, CO
vẫn nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép.
Chất thải rắn:
Tổng lượng chất thải rắn đô thị của Bình Dương khoảng 633 tấn, chất thải rắn cơng
nghiệp 883 tấn/ngày, chất thải y tế 3.155kg/ngày. Với lượng rác thải lớn, công tác thu gom
và xử lý của tỉnh vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Tỷ lệ thu gom, xử lý CTR chỉ đạt trung bình khoảng 81% và chủ yếu tập trung tại
khu vực nội thị. Phương tiện thu gom phần lớn không đạt quy chuẩn kỹ thuật và không
đảm bảo vệ sinh môi trường (chỉ có khoảng 15,3% khối lượng CTNH được thu gom, vận
chuyển đúng quy định). Hệ thống vận chuyển chưa đáp ứng nhu cầu vận chuyển chất thải
rắn hàng ngày gây nên tình trạng chất thải rắn tồn đọng trong khu dân cư gây ô nhiễm môi
trường cục bộ.
Riêng đối với chất thải y tế, chỉ có 2/15 đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển chất
thải y tế có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại. Bên cạnh đó, quy
trình xử lý chất thải y tế cũng cịn nhiều bất cập gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí, nước
và đất. Trong 7 bệnh viện có lị đốt rác thải y tế thì tất cả đều chưa có hệ thống xử lý khí
thải hồn chỉnh, chỉ có 03/07 lị có hệ thống xử lý đơn giản, thu bụi sau quá trình đốt. Tro
bụi sau quá trình đốt đều được chôn lấp hoặc xử lý chung với chất thải sinh hoạt mà chưa
được kiểm soát các chất độc hại.

1.2Hiệu suất sinh thái vùng_ Regional Eco-Efficiency
1.2.1

Khái niệm về chỉ số


Chỉ số (Index):Là một tập hợp của các tham số hay chỉ thị được tích hợp hay nhân
với trọng số. Các chỉ số ở mức độ tích hợp cao hơn, nghĩa là chúng được tính tốn từ
nhiều biến số hay dữ liệu để giải thích cho một hiện tượng nào đó.
1.2.2

Khái niệm hiệu suất sinh thái vùng:

Hiệu suất sinh thái vùng là bao gồm những áp lực của môi trường tiêu thụ tài
nguyên và phát triển kinh tế. Từ đó nhằm tiếp cận hiệu suất để đánh giá một cách định
lượng, dựa vào hệ thống chỉ thị hiệu suất sinh thái vùng để tính tốn và đánh giá chỉ số
tổng hợp hiệu suất sinh thái cho tỉnh. Thực hiện các biện pháp hiệu quả sinh thái vùng
cung cấp cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư, cấp lãnh đạo của nước ta hiểu rõ hơn về hoạt
động và tác động của họ như là hiệu suất sinh thái vùng đòi hỏi sự phát triển của các cấu
tổ chức, tài chính và môi trường.

23


Tính tốn hiệu suất sinh thái vùng tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001-2012 bằng phương pháp
PCA

Chỉ số phát triển kinh tế xã hội (SDI: Socio-economic Development Index): sự tăng
trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội được tập hợp lại thành chỉ số phát triển kinh tế xã hội.
Chỉ số tiêu thụ tài nguyên (RCI: Resources Consumption Index): việc tiêu thụ
nguyên nhiên vật liệu để phục vụ cho phát triển kinh tế được tập hợp lại thành chỉ số tiêu
thụ tài nguyên.
Chỉ số áp lực môi trường (EPrI: Environmental Pressure Index): tác động môi
trường từ những hoạt động kinh tế được tập hợp lại thành chỉ số áp lực môi trường.
Chỉ số tổng hợp hiệu suất sinh thái (ESI: Eco-efficiency Synthetic Index)

là sự tích hợp từ các chỉ số thành phần SDI, RCI và EPrI, nó sẽ thể hiện xu hướng biến đổi
chung của 3 chỉ số thành phần.
Ý nghĩa : Chỉ số hiệu suất sinh thái phản ánh mối quan hệ giữa phát triển kinh tế xã
hội của khu vực với những tác động môi trường mà khu vực đó phải gánh chịu.
1.2.3

Lịch sử nghiên cứu hiệu suất sinh thái vùng trong nước và trên thế giới

1.2.3.1

Các nghiên cứu trong nước

- Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Tường Vi “Đánh giá và đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu suất sinh thái vùng của tỉnh Bình Dương”, 2010. Luận văn đạt được
các kết quả sau đây:
Đã phân tích thực tế về sự sẵn có của dữ liệu cấp tỉnh tại Việt Nam nói chung cũng
như Bình Dương nói riêng, từ đó đề xuất điều chỉnh thành phần tính hiệu suất sinh thái
cho phù hợp với điều kiện của đối tượng nghiên cứu Bình Dương.

24


Tính tốn hiệu suất sinh thái vùng tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001-2012 bằng phương pháp
PCA

Hệ thống chỉ thị tham gia tính tốn ESI bao gồm: 09 chỉ thị liên quan đến phát triển
kinh tế xã hội (được tích hợp thành chỉ số SDI), 06 chỉ thị liên quan đến tiêu thụ tài
nguyên (tích hợp thành chỉ số RCI) và 11 chỉ thị về áp lực mơi trường (được tích hợp
thành chỉ số EPrI).
Đã phân tích và đánh giá diễn biến của các chỉ thị thành phần tham gia tính toán

hiệu suất sinh thái cấp tỉnh, các kết quả phân tích nêu ra sự biến đổi các yếu tố tham gia
vào hiệu suất sinh thái giúp nhận định về hiệu suất sinh thái ở Bình Dương giai đoạn
1999-2008.
Đã áp dụng phương pháp luận tính tốn chỉ số hiệu suất sinh thái cấp Tỉnh ESI theo
phương pháp tích hợp 3 chỉ số thành phần (SDI, RCI và EPrI). Cơng thức tính hiệu suất
sinh thái cấp tỉnh là: ESI = (SDI)/[RCI+EPrI)/2]
Kết quả tính tốn đã cho thấy khuynh hướng thay đổi của chỉ số hiệu suất sinh thái
Bình Dương. Chỉ số ESI đã phản ánh mối quan hệ giữa phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Bình Dương với những tác động mơi trường mà tỉnh phải gánh chịu.
Kết quả tính tốn hiệu suất sinh thái tỉnh Bình Dương qua các năm là:
Đã đề xuất các giải pháp giúp Bình Dương nâng cao hiệu suất sinh thái của tỉnh trong
Bảng
1.1 Kết
sốpháp
hiệu bao
suấtgồm
sinh3thái
tỉnh
Bình
Dương
giai đoạn tiếp
theo.quả
Cácchỉ
giải
nhóm
giải
pháp
chính:giai
Giảiđoạn
pháp1999-2008

phát triển kinh
Năm
(ESI)

1999
1,72

2000 200 2002 2003
1
1,40 1,45 0,93 0,97

2004

2005

2006

2007 2008

0,84

0,70

0,88

0,98

1,17

tế xã hội, giải pháp giảm thiểu khai thác và tiêu thụ tài nguyên, giải pháp giảm thiểu áp lực

môi trường.
• Luận văn thạc sỹ của Phan Phương Thảo “Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ thị và

chỉ số hiệu suất sinh thái của tỉnh Đồng Nai”, 2012. đạt được các kết quả sau đây:
Phân tích và đánh giá diễn biến của các chỉ thị tham gia tính tốn hiệu suất sinh
thái tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000-2010.
Sử dụng phương pháp trọng số để tính trọng số của các chỉ thị tham gia tính tốn
hiệu suất sinh thái tỉnh Đồng Nai bằng phần mềm Minitab 16. Chỉ số hiệu suất sinh thái
cấp vùng ESI theo phương pháp tích hợp 3 chỉ số thành phần (SDI, RCI và EPrI). Cơng
thức tính hiệu suất sinh thái cấp tỉnh là: ESI = (SDI)/[(RCI+EPrI)/2].
Chỉ số tổng hợp hiệu suất sinh thái ESI của tỉnh Đồng Nai nó sẽ thể hiện xu hướng
25


×