Tải bản đầy đủ (.docx) (127 trang)

Xác định khía cạnh môi trường tại công ty TNHH thread việt nam, đề xuất hành động khắc phục theo tiêu chuẩn ISO 14001

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 127 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015 - 2016

TÊN ĐỀ TÀI

XÁC ĐỊNH KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY
TNHH THREAD VIỆT NAM, ĐỀ XUẤT HÀNH ĐỘNG
KHẮC PHỤC THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001

Người hướng dẫn khoa học: Th.S Lê Nguyễn Thuỳ Trang
Nhóm sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào
Bùi Thị Như Tâm
Võ Thế Vinh

Bình Dương, năm 2016

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015 - 2016

XÁC ĐỊNH KHÍA CẠNH MƠI TRƯỜNG TẠI CÔNG
TY TNHH THREAD VIỆT NAM, ĐỀ XUẤT HÀNH


ĐỘNG KHẮC PHỤC THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001
Sinh viên thực hiện chính: Nguyễn Thị Hồng Đào Nữ Dân tộc: Kinh
Lớp: D12MT02

Khoa Tài nguyên môi trường

Năm thứ: 4

Số năm đào tạo: 4 năm

Ngành học: Khoa học môi trường

Người hướng dẫn: Th.S Lê Nguyễn Thuỳ Trang

Bình Dương, năm 2016


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Nguyễn Thị Hồng Đào


Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
Ạ đề tài:
hiện
Nhóm NCKH đã rất cố gắng trong việc tìm hiểu, học hỏi bộ tiêu chuẩn ISO
14001, đây là nội dung khơng có trong học phần mà nhà trường trang bị cho các em. Để

thực hiện được bài NCKH này, nhóm phải học thêm về hệ thống ISO 14001, đọc nhiều
tài liệu và nhiều lần tiếp xúc chuyên gia, người hướng dẫn và xuống hiện trường cơng
ty. Việc xác định các khía cạnh mơi trường và đặc biệt là lọc ra được các khía cạnh mơi
trường có ý nghĩa là phần khó nhất và là trái tim của hệ thống quản lý môi trường theo
tiêu chuẩn ISO 14001.
Đây là đề tài NCKH có tính ứng dụng thực tiễn cao, tài liệu này có ý nghĩa nhất
định đối với các đơn vị tư vấn xây dựng hệ thống quản lý môi trường và công ty TNHH
Thread Việt Nam trong q trình Cơng ty tính tốn để bước đầu tiếp cận với tiêu chuẩn
này.

Ngày 14 tháng 3 năm 2016
Người
dẫnkhoa
Xác nhận
củahướng
lãnh đạo
(ký,họhọvàvàtên)
tên)
(ký,


THƠNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Ảnh 4x6
Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Đào
Sinh ngày: 20/01/1994
Nơi sinh: Bình Dương
Lớp: D12MT02
Khóa: 2012 - 2016

Khoa: Tài nguyên môi trường
Địa chỉ liên hệ: Tân Uyên - Bình Dương
Điện thoại: 0988741644
Email:


II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP:
* Năm thứ 1:
Ngành học: Khoa học môi trường
Kết quả xếp loại học tập: Khá
* Năm thứ 2:
Ngành học: Khoa học môi trường
Kết quả xếp loại học tập: Khá
* Năm thứ 3:
Ngành học: Khoa học môi trường
Kết quả xếp loại học tập: Khá
* Năm thứ 4:
Ngành học: Khoa học môi trường
Kết quả xếp loại học tập: Khá

Khoa: Tài nguyên môi trường

Khoa: Tài nguyên môi trường

Khoa: Tài nguyên môi trường

Khoa: Tài nguyên môi trường

Ngày tháng năm
Xác nhận của lãnh đạo khoa

(ký, họ và tên)

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)



TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Tên đề tài: “Xác định khía cạnh môi trường tại công ty TNHH Thread Việt
Nam, đề xuất hành động khắc phục theo tiêu chuẩn ISO 14001”.
Thời gian nghiên cứu: Từ 09/2015 đến 3/2016.
Địa điểm nghiên cứu: Công ty TNHH Thread Việt Nam.
Nội dung:
Sự phát triển ngày càng cao của xã hội đã ảnh hưởng nhiều đến môi trường và
gây ra nhiều thách thức cần được con người can thiệp trên phạm vị toàn cầu. Bộ Tiêu
chuẩn ISO 14000 đã ra đời giúp con người giải quyết một cách hiệu quả công tác bảo
vệ môi trường ngày nay.
Công nghiệp sản xuất bù lon, ốc vít là một ngành cơng nghiệp tương đối lớn, có
vai trị quan trọng đối với sự phát triển của đất nước ta. Tuy nhiên, các vấn đề ô nhiễm
môi trường phát sinh từ các quy trình sản xuất vẫn chưa được quan tâm giải quyết đúng
mức. Vì vậy, việc xác định khía cạnh mơi trường dựa trên tiêu chuẩn ISO 14001 sẽ là
bước đệm giúp công ty xây dựng hệ thống quản lý môi trường. Công ty đã xây dựng và
áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 9001:2000, đây là cơ sở tốt để tiếp tục xây dựng và
áp dụng ISO 14001.
Từ xu hướng chung hiện nay, đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau:
• Tổng quan về hoạt động sản xuất và các vấn đề môi trường tại Công ty TNHH
Thread Việt Nam.
• Tìm hiểu, nhận dạng các khía cạnh mơi trường và xác định các khía cạnh mơi


truờng đáng kể tại Công ty TNHH Thread Việt Nam.
Các phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong đề tài: phương pháp phỏng
vấn và sử dụng bảng hỏi, phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp liệt kê mô tả,
phương pháp chuyên gia, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp tổng hợp đánh
giá, phương pháp đánh giá tiêu chí, phương pháp 3P, phương pháp 4T.
Kết quả của đề tài là “Xác định khía cạnh mơi trường tại cơng ty TNHH
Thread Việt Nam, đề xuất hành động khắc phục theo tiêu chuẩn ISO 14001”.
Với kết quả nghiên cứu này, tôi hy vọng khơng những sẽ giúp ích cho Cơng ty
TNHH Thread Việt Nam mà cịn cho ngành Cơng nghiệp sản xuất bù lon, ốc vít trong
nước trong cơng tác bảo vệ mơi trường theo Tiêu chuẩn ISO 14001.

MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ....................................................................................... I
MỤC LỤC ................................................................................................................. II
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... IV
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ......................................................................................V


DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. VI
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề.................................................................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................1
3. Nội dung thực hiện ...............................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................2
5. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................4
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN.......................................................................................5
1.1. Cơ sở lý luận.......................................................................................................5
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................5
1.1.2. Hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 ........................................................5
1.1.3. Hệ thống quản lý mơi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 ...............................8

1.2. Tình hình áp dụng ISO 14001 ............................................................................10
1.2.1. Ngoài nước .....................................................................................................10
1.2.2. Trong nước .....................................................................................................11
1.2.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng ISO 14001 ở Việt Nam..................14
1.3. Khái quát về công ty TNHH Thread Việt Nam...................................................18
1.3.1. Giới thiệu chung .............................................................................................18
1.3.2. Hiện trạng sản xuất kinh doanh của công ty ...................................................19
1.3.3. Cơ cấu tổ chức hành chính ..............................................................................21
1.3.4. Quy trình sản xuất tại công ty..........................................................................22
1.4. Hiện trạng môi trường của công ty TNHH Thread Việt Nam ............................25
1.4.1. Các nguồn gây ô nhiễm ..................................................................................25
1.4.2. Các biện pháp quản lý môi trường hiện tại .....................................................31
CHƯƠNG 2 - XÁC ĐỊNH KHÍA CẠNH MƠI TRƯỜNG TẠI CƠNG TY TNHH
THREAD VIỆT NAM...............................................................................................40
2.1. Đánh giá các khía cạnh mơi trường tại Cơng ty TNHH Thread Việt Nam..........40
2.1.1. Mơ hình các q trình hoạt động trong Cơng ty...............................................40
2.1.2. Nhận diện các khía cạnh mơi trường...............................................................45
2.2. Phương pháp đánh giá tiêu chí xác định các khía cạnh mơi trường có ý nghĩa ..59
CHƯƠNG 3 - ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC THEO TIÊU CHUẨN ISO
14001 ..........................................................................................................................71
3.1. Phương pháp 3P kiểm tra chéo các khía cạnh mơi trường ý nghĩa .....................71
3.2. Phương pháp 4T đề xuất biện pháp khắc phục...................................................74
CHƯƠNG 4 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................82
4.1. Kết luận..............................................................................................................82
4.2. Kiến nghị ...........................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................84
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 86
PHỤ LỤC 1A BẢNG PHỎNG VẤN .......................................................................86
PHỤ LỤC 1B DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ÁP DỤNG CHO



CÔNG
TY............................................................................................................................... 93
PHỤ LỤC ẢNH .......................................................................................................106


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATLD

An tồn lao động

BVMT

Bảo vệ mơi trường

CBNV

Cán bộ nhân viên

CTNH

Chất thải nguy hại
Đánh giá môi trường chiến

ĐMC
ĐVT
HTQLCL

lược


Đơn vị tính
Hệ thống quản lý chất lượng

HTQLMT

Hệ thống quản lý mơi trường

KCMT

Khía cạnh mơi trường

KCMTYN

Khía cạnh mơi trường ý nghĩa

NTSH

Nước thải sinh hoạt

NTSX

Nước thải sản xuất

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

QLMT

Quản lý môi trường


STT
TNHH

Số thứ tự
Trách nhiệm hữu hạn


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1 Các tiêu chuẩn quản lý mơi trường...........................................................7
Hình 1.2 Mơ hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001.......................................8
Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức của cơng ty TNHH Thread Việt Nam ...............................21
Hình 1.4 Sơ đồ quy trình chế tạo bulong, đai ốc thép carbon ...............................22
Hình 1.5 Sơ đồ quy trình sản xuất đinh vít .............................................................24
Hình 1.6 Sơ đồ cơng nghệ xử lý khói thải dầu DO .................................................32
Hình 1.7 Sơ đồ quy trình cơng nghệ xử lý nước thải...............................................34
Hình 1.8 Sơ đồ quy trình cơng nghệ xử lý hơi axit..................................................35
Hình 1.9 Sơ đồ quy trình trạm xử lý sinh hoạt .......................................................37
Hình 1.10 Sơ đồ quy trình thu gom bùn tại cơng ty TNHH Thread Việt Nam ....38
Hình 2.1 Mơ hình đầu vào - đầu ra khu vực văn phịng........................................40
Hình 2.2 Mơ hình đầu vào - đầu ra khu vực sản xuất...........................................41
Hình 2.3 Mơ hình đầu vào - đầu ra khu xử lý nước thải.......................................42
Hình 2.4 Mơ hình đầu vào - đầu ra khu kho .........................................................43
Hình 2.5 Mơ hình đầu vào - đầu ra khu nhà ở.......................................................44


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Một số tổ chức chứng nhận ISO 14001:2004 ..........................................10
Bảng 1.2 Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới ............................................10
Bảng 1.3 Quốc gia có số lượng chứng chỉ ISO 14001 nhiều nhất năm 2014 .........11

Bảng 1.4 Nhu cầu sử dụng nguyên phụ liệu.............................................................20
Bảng 1.5 Hệ số ô nhiễm của máy phát điện.............................................................27
Bảng 1.6 Hệ số ô nhiễm của máy phát điện trong 1 giờ ..........................................27
Bảng 1.7 Nồng độ các chất trong khí thải máy phát điện........................................28
Bảng 2.1 Nhận diện các KCMT tại Công ty TNHH Thread Việt Nam..................46
Bảng 2.2 Tiêu chí đánh giá.........................................................................................59
Bảng 2.3 Cách xác định KCMTYN..........................................................................59
Bảng 2.4 Xác định các KCMTYN tại Công ty TNHH Thread Việt Nam .............61
Bảng 3.1 Kết quả thực hiện kiểm tra chéo các KCMTYN .....................................72
Bảng 3.2 Bảng tổng hợp các KCMTYN tại Cơng ty ...............................................73
Bảng 3.3 Chương trình quản lý môi trường cho Công ty.......................................75


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Muốn tồn tại và phát triển bền vững các nhà doanh nghiệp phải có cách quản lý,
giảm thiểu tác động xấu của doanh nghiệp mình đến với mơi trường. Đó là lý do sự ra
đời của tiêu chuẩn ISO 14000 về Hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT), đây là công
cụ giúp doanh nghiệp sử dụng để chủ động phịng ngừa ơ nhiễm mơi trường thay vì đối
phó thụ động thực hiện các u cầu pháp lý liên quan. Thông qua việc xây dựng
HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14000, doanh nghiệp có thể nâng cao giá trị hình ảnh
của mình trong tâm trí người tiêu dùng và vượt qua những rào cản kỹ thuật khi thâm
nhập vào thị trường nước ngồi.
Đứng trước thực tế đó, Cơng ty TNHH Thread Việt Nam là một trong những
công ty hoạt động về ngành ốc, vít, bù lon và là cơng ty có 100% vốn đầu tư nước
ngồi, nên việc tạo thương hiệu để sản phẩm của mình xâm nhập vào thị trường trong
nước và quốc tế là điều rất cần thiết. Việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo
tiêu chuẩn ISO 14001 là điều nên làm, điều này giúp cho cơng ty nâng cao hình ảnh của
mình trong hoạt động bảo vệ môi trường với thương hiệu khác cũng như với người tiêu
dùng, giúp giảm giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận do kiểm soát quá trình sản

xuất. Ngồi ra nó cịn nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, ngăn chặn sự cạn kiệt tài
nguyên và đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam, vấn đề ISO 14000 cịn khá mới mẻ và
muốn áp dụng thì phải gặp khá nhiều khó khăn địi hỏi nhiều đầu tư về tiền bạc cũng
như nhân lực được đào tạo chính quy về mơi trường. Hiện nay trong ngành ốc, vít, bù
lon có rất ít cơng ty đạt Tiêu chuẩn ISO 14001. Theo chúng tôi được biết công ty
TNHH Thread Việt Nam sẽ xem xét và áp dụng ISO 14001 vì đây là nhà máy được
đánh giá tương đối lớn về nguồn vốn cũng như kỹ thuật hiện đại cùng với lượng sản
phẩm đảm bảo chất lượng trong và ngồi nước.
Chính vì vậy, đề tài “Xác định khía cạnh mơi trường tại công ty TNHH
Thread Việt Nam, đề xuất hành động khắc phục theo tiêu chuẩn ISO 14001” sẽ
giúp cho công ty có cái nhìn tổng quan hơn về các tác động của doanh nghiệp mình đến
với mơi trường và tìm ra những biện pháp khắc phục hiệu quả theo tiêu chuẩn ISO
14001.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định các khía cạnh môi trường tại công ty TNHH Thread Việt Nam.
- Đề xuất một số hành động khắc phục những tác động tiêu cực đến môi trường

tại công ty Thread Việt Nam theo tiêu chuẩn ISO 14001.
3. Nội dung thực hiện
-

Tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO 14001.
1


-

Tìm hiểu lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức và các hoạt động của Công ty.


-

Nhận diện các khu vực, hoạt động phát sinh khía cạnh mơi trường.

-

Tìm hiểu hiện trạng quản lý môi trường tại công ty

-

Đánh giá các khía cạnh mơi trường có ý nghĩa.

- Xử lý số liệu thu được khi đến công ty khảo sát điều tra, từ đó đề ra các hành

động khắc phục theo tiêu chuẩn ISO 14001.
4. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp phỏng vấn, bảng hỏi

Tiến hành điều tra phỏng vấn theo dạng trực tiếp, các câu hỏi phỏng vấn chuẩn bị
trước theo mục đích của thơng tin cần nắm bắt, xen vào đó là các câu hỏi nảy sinh trong
q trình phỏng vấn không được chuẩn bị từ trước.(Phụ lục 1A)
Đối tượng phỏng vấn: Ban lãnh đạo, phịng hành chính nhân sự, phịng kỹ thuật,
phịng quản lí chất lượng, phân xưởng sản xuất, nhân viên trong công ty
- Phương pháp khảo sát thực địa

Phương pháp này dùng để quan sát, nhận xét, đánh giá tình hình sơ bộ hiện trạng
tại cơng ty, từ đó dự đốn các khía cạnh mơi trường của mỗi phòng ban, bộ phận, phân
xưởng, khu vực xử lý nước thải...

- Phương pháp liệt kê mô tả

Dựa vào phương pháp này để liệt kê và mô tả các thành phần của hệ thống quản
lý mơi trường, các khía cạnh mơi trường, các loại máy móc, thiết bị sử dụng trong cơng
ty có tác động đến mơi trường.
- Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp: là những dữ liệu đã được xử lý, thu được từ sách báo,
tạp chí, các báo cáo.có liên quan đến cơng ty.
Thu thập số liệu sơ cấp: q trình đến công ty thực hiện quan sát, khảo sát bảng
hỏi, phỏng vấn.
-

Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực ISO 14000,
các nhân viên môi trường đang thực hiên công tác quản lý mơi trường tại cơng ty.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, đánh giá
Phương pháp phân tích tổng hợp là phương pháp được sử dụng rộng rãi và
thường xuyên trong các ngành nghiên cứu khoa học.
2


Phân tích là phương pháp chia tổng thể hay chia một số vấn đề phức tạp thành
những phần đơn giản hơn để nghiên cứu, giải quyết.
Tổng hợp là phương pháp liên kết, thống nhất lại các bộ phận, các yếu tố đã
được phân tích, khái qt hóa vấn đề trong sự nhận thức tổng thể.
- Phương pháp đánh giá tiêu chí: đánh giá dựa trên 4 tiêu chí
Phương pháp đánh giá cho điểm cho phép người sử dụng có nhiều lựa chọn trong
việc thiết kế mơ hình đánh giá. Theo phương pháp này người đánh giá xem xét từng

tiêu chí đánh giá (đặc điểm của người được đánh giá) và cho điểm hoặc xếp hạng dựa
trên một thang đánh giá được xây dựng từ trước.
Trong đề tài, sử dụng 4 tiêu chí: Luật, cộng đồng, tần xuất, nghiêm trọng. Thang
đánh giá được xếp theo thứ hạng thấp, trung bình, cao tương ứng với 1,2 và 3 điểm.
- Phương pháp 3P
Phương pháp đánh giá 3P là phương pháp đánh giá về con người, quy trình và
thực tiễn kết hợp các cuộc phỏng vấn, nghiên cứu thực tế, khảo sát và đánh giá tài liệu
để so sánh các KCMTYN với các yêu cầu tương ứng của tiêu chuẩn quốc tế.
Paper check: thực hiện kiểm tra giấy tờ
People interview: phỏng vấn con người
Practice observe: quan sát thực tế
- Phương pháp 4T: là phương pháp dùng để ứng phó rủii ro, xây dựng các biện
pháp khắc phục
Terminate
Tolerate
Treat
Transfer
5. Phạm vi nghiên cứu

Chấm dứt
Đưa đến mức chấp nhận được
Đối mặt
Chuyển giao

❖ Không gian: Ấp Tân Mỹ, phường Thái Hịa, thị xã Tân Un, tỉnh Bình Dương.
❖ Thời gian: từ tháng 09/2015 đến 03/2016

3



CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Môi trường: Những thứ bao quanh nơi hoạt động của một tổ chức, kể cả khơng
khí, nước, đất, nguồn tài ngun thiên nhiên, hệ thực vật, hệ động vật, con người và các
mối quan hệ qua lại của chúng. [4]
- Khía cạnh mơi trường: Yếu tố của các hoạt động hoặc sản phẩm hoặc dịch vụ
của một tổ chức có thể tác động qua lại với mơi trường. [4]
- Khía cạnh mơi trường có ý nghĩa: là khía cạnh có hoặc có thể có một tác động
môi trường đáng kể. [4]
- Tác động môi trường: Bất kỳ một sự thay đổi nào của môi trường, dù bất lợi
hoặc có lợi, tồn bộ hoặc từng phần do các khía cạnh mơi trường của một tổ chức gây
ra. [4]
- Hệ thống quản lý môi trường: là một tập hợp các yếu tố liên quan với nhau
được sử dụng để thiết lập chính sách, mục tiêu và đạt được các mục tiêu đó. [4]
- Chỉ tiêu mơi trường: Yêu cầu cụ thể, khả thi về kết quả thực hiện đối với một tổ
chức hoặc các bộ phận của nó, yêu cầu này xuất phát từ các mục tiêu môi trường và cần
phải đặt ra, phải đạt được để vươn tới các mục tiêu đó. [4]
1.1.2. Hệ thống quản lý môi trường ISO 14000
1.1.2.1. Sự ra đời của tiêu chuẩn ISO 14000
Trong những năm 60 và đầu những năm 70 của thế kỷ XX, người ta nhận thấy
rằng ô nhiễm môi trường do hoạt động của con người đã trở thành một vấn đề nghiêm
trọng và cần phải có một biện pháp quản lý thích hợp.
Năm 1991, Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) cùng với hội đồng quốc tế về
kỹ thuật đã thiết lập nên nhóm tư vấn chiến lược về môi trường (SAGE) với sự tham dự
của 25 nước. ISO đã cam kết thiết lập tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế tại hội
nghị thượng đỉnh tại Rio de Janeiro năm 1992.
Năm 1992, ISO thành lập Uỷ ban kỹ thuật 207 (TC 207) là cơ quan sẽ chịu trách
nhiệm xây dựng hệ thống quản lý môi trường quốc tế và các công cụ cần thiết để thực
hiện hệ thống này.

Tại cuộc họp đầu tiên của TC 207, 22 quốc gia với tổng số 50 đại biểu đã tham
dự vào việc xây dựng tiêu chuẩn. TC 207 thiết lập 2 tiểu ban để xây dựng các tiêu
chuẩn môi trường. Tiểu ban SCI viết ISO 14001 và ISO 14004, chủ yếu dựa trên tiêu
chuẩn BS 7750 và các đóng góp quan trọng của một số quốc gia, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Tiểu ban SC2 viết tiêu chuẩn ISO 14010, 14011 và 14012.
Bộ tiêu chuẩn chính thức ban hành vào tháng 9/1996 và được điều chỉnh, cập
nhật vào tháng 11/2004.
1.1.2.2. Định nghĩa về hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management


Systems — EMS)
Tiêu chuẩn ISO 14000 đã đưa ra định nghĩa về HTQLMT như sau: là một phần
của hệ thống quản lý chung bao gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt động lập kế hoạch, trách
nhiệm, quy tắc, thủ tục, quá trình và nguồn lực để xây dựng và thực hiện, xem xét và
duy trì chính sách mơi trường. Theo ISO, hệ thống quản lý mơi trường có thể xây dựng
chính sách mơi trường, nhưng bản thân chính sách mơi trường lại là điểm trọng tâm của
HTQLMT. Nếu như theo định nghĩa thì vào thời điểm thiết lập chính sách mơi trường,
có thể chưa có hệ thống quản lý mơi trường, nhưng khi đã có hệ thống quản lý mơi
trường thì chắc chắn là phải có chính sách mơi trường.
1.1.2.3. Cấu trúc của tiêu chuẩn ISO 14000
ISO là một tổ chức quốc gia về tiêu chuẩn hố có tên đầy đủ là “ The
International Organization For Standardization”. Trụ sở tại Geneva cùng 100 nước
thành viên. Là một tổ chức phi chính phủ (NGO), gồm 165 nhân viên của 25 nước, 200
hội đồng trên khắp thế giới.
Nhiệm vụ chính của tổ chức này là nghiên cứu xây dựng, công bố các tiêu
chuẩn, khơng có giá trị pháp lý bắt buộc áp dụng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. ISO
14000 có cấu trúc với mọi loại hình tổ chức bất kể quy mô nào.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực sau:



Hệ thống quản lý mơi trường (EMS)



Kiểm tốn mơi trường (EA)



Đánh giá kết quả hoạt động mơi trường (EPE)



Ghi nhãn mơi trường (EL)



Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (LCA)



Khía cạnh mơi trường về tiêu chuẩn sản phẩm (EAPS)


ISO 14000
Các tiêu chuẩn quản lý môi trường

Hệ thống quản lý môi trường
(EMS)
ISO 14001: Quy định và hướng dẫn sử dụng. Các khía cạnh mơi trường trong tiêu
chuẩn

sản
phẩm
(EAPS)
ISO 14004 : Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống
và kỹ
thuật
hỗ trợ.
Kiểm tốn mơi trường
(EA)
ISO 14010: Hướng dẫn Kiểm tốn mơi trường - Thủ tục - Kỹ thuật.
ISO 14011: Hướng dẫn đánh giá mơi trường - Quy trình đánh giá - Đánh giá hệ
Nhãn môi trường
thống quản lý môi trường.
(EL)
ISO 14012: Hướng dẫn đánh giá mơi trường - Chuẩn cứ trình độ của chuyên gia
ISO 14020: Nhãn môi trường - Nguyên
đánh giá.
lý cơ bản.
Đánh giá thực hiện môi trường
(EPE)
ISO 14031: Hướng dẫn về đánh giá thực hiện/hoạt động môi trường.
Đánh giá tổ chức
Hình 1.1 Các tiêu chuẩn quản lý mơi trường
1.1.2.4. Mục đích của tiêu chuẩn ISO 14000

(Nguồn: www.edu.vn)
Đánh giá vịng đời sản phẩm

Mục đích tổng thể của ISO 14000 là hỗ trợ trong việc bảo (LCA)
vệ mơi trường và kiểm

sốt ơ nhiễm đáp ứng với yêu cầu phát triển của ISO
kinh14040:
tế xã hội.
Đánh giá vịng đời sản
Mục đích cơ bản của ISO 14000 là hỗ trợphẩm
các tổ- chức
trong
việc
Nguyên
lý và
tổphòng
chức. tránh các
ảnh hưởng môi trường phát sinh từ hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức. Hơn
nữa, tổ chức thực hiện ISO 14000 có thể đảm bảo rằng các
hoạtgiá
động
trường của
Đánh
sản mơi
phẩm
mình đáp ứng và sẽ tiếp tục đáp ứng với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác.
Tiêu chuẩn này cung cấp cho tổ chức "các yếu tố của một HTQLMT có hiệu quả", các
yếu tố này phụ thuộc vào đặc thù của tổ chức và các yêu cầu về pháp luật trong phạm vi
hoạt động của tổ chức.
1.1.3. Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
1.1.3.1. Nguồn gốc
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 - Hệ thống quản lý môi trường - Quy định và
hướng dẫn sử dụng là một trong 21 tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 về môi



trường do ủy ban kỹ thuật 207 của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế xây dựng và ban
hành phiên bản đầu tiên vào năm 1996 (ISO 14001: 1996). Ngày 15/11/2004 tổ chức
tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành phiên bản thứ 2 của tiêu chuẩn ISO 14001 mang số
hiệu ISO 14001: 2004 thay thế cho ISO 14001: 1996.
Ngày 15/09/2015 Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã chính thức ban hành
tiêu chuẩn ISO 14001: 2015 thay thế cho tiêu chuẩn ISO 14001: 2004. Theo hướng dẫn
của Diễn đàn các tổ chức công nhận quốc tế (IAF), các tổ chức được chứng nhận theo
tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 có 3 năm để chuyển đổi sang tiêu chuẩn mới ISO 14001:
2015. Sau ngày 14/09/2018 tất cả các giấy chứng nhận ISO 14001: 2004 sẽ hết hiệu
lực.
1.1.3.2. Mơ hình hệ thống quản lý mơi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001

Hình 1.2 Mơ hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001
(Nguồn:www.doc.edu.vn)
1.1.3.3. Lý do chứng nhận ISO 14001
Dễ dàng hơn trong kinh doanh: Một tiêu chuẩn quốc tế chung sẽ giảm rào cản về
kinh doanh.
Đáp ứng các yêu cầu pháp luật về môi trường: Để chứng nhận hệ thống quản lý
môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001, công ty phải tuân thủ các yêu cầu pháp luật và
phải chứng minh tính hiệu quả của hệ thống quản lý mơi trường.
Tăng lịng tin của các bên liên quan: Nếu công ty được chứng nhận ISO 14001
và định kỳ được đánh giá bởi tổ chức độc lập thì các bên liên quan sẽ tin rằng cơng ty
rất quan tâm đến vấn đề môi trường.
Giảm rủi ro và trách nhiệm pháp lý: Nếu công ty được chứng nhận ISO 14001
thì sẽ ít gặp phải các vấn đề môi trường hơn là các công ty không được chứng nhận.
Tiết kiệm: Công ty sẽ tiết kiệm được nhiều hơn thông qua các nổ lực giảm thiểu
chất thải và ngăn ngừa ơ nhiễm.
Có điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn: Các khách hàng mong muốn kinh doanh
với các công ty có quan tâm đến việc bảo vệ mơi trường.
Cải tiến hiệu suất: Việc đáp ứng các yêu cầu về hệ thống quản lý môi trường sẽ

dẫn đến việc tăng cường lợi nhuận.


Nâng cao hình ảnh của cơng ty: Cơng ty có quan tâm đến vấn đề môi trường sẽ
chiếm được thiện ý của cộng đồng.
1.1.3.4. Mạng lưới các cơ quan tư vấn và chứng nhận.
Do Việt Nam chưa có cơ chế quản lý chất lượng chuyên môn nên dẫn đến xuất
hiện các cơ quan tư vấn, cơ quan chứng nhận chỉ chú ý đến thành tích, số lượng mà
khơng quan tâm đến chất lượng, dẫn đến Hệ thống quản lý môi trường không đạt chất
lượng, sút kém sau khi đã được chứng nhận.


Bảng 1.1 Một số tổ chức chứng nhận ISO 14001:2004
STT
1
2

rpA
Tên tổ chức
Quacert
BVC

Xuất xứ
Việt Nam
Anh

3
4
5
6

7

QMS
SGS
DNV
TUV Reihland - Nord
GIC

Australia
Thuỵ sĩ
Na Uy
Đức
Anh

8
9
10
11
12

Global & BM Trada

Thái Lan

AFAQ
BSI

Pháp
Anh


ITS (Intertek)
ABS

Mỹ
Mỹ

. Á.



r

(Nguồn: Trần Thị Phương, 2010, Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO
14001: 2004 tại xí nghiệp Hương Việt)
1.2. Tình hình áp dụng ISO 14001
1.2.1. Ngồi nước
Theo kết quả điều tra thường niên tính đến cuối tháng 12 năm 2014, có 324148
chứng chỉ ISO 14001: 2004 được cấp ở 7 khu vực trên thế giới với 171 quốc gia. Như
vậy năm 2014 tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tăng lên 22526 chứng chỉ so với năm 2013.
Sự tăng trưởng này là 7% chứng chỉ so với năm 2013.
Ba quốc gia đứng đầu về số chứng chỉ ISO 14001:2004 là Trung Quốc, Ý, Nhật
Bản. Trong khi đó, ba quốc gia đứng đầu cho sự tăng trưởng số lượng chứng chỉ trong
năm 2014 là Trung Quốc, Ý và Úc.
Bảng 1.2 Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới
Năm
2013
2014
2010
2011
2012

Tổng
251548 261926 284654 301622 324148
Châu Phi
1675
1740
2084
2519
2565
Trung/Nam Mỹ
6999
7074
8202
9890
10143
Bắc Mỹ
6302
7450
8573
8917
10139
Châu Âu
103126 101177 111910 119082 123849
Đơng Á và Thái Bình Dương 126551 137335 146069 151203 166441
Trung Á và Nam Á
4380
4725
4969
6577
7192
Trung Đông

2515
2425
2847
3434
3819
(Nguồn: www.iso.org)
Bảng 1.3 Quốc gia có số lượng chứng chỉ ISO 14001 nhiều nhất năm 2014
STT
1

Quốc gia
Trung Quốc

Số lượng
11758


2
Y
3
Nhật Bản
4
Vương Quốc Anh
5
Tây Ban Nha
Romania
6
7
Pháp
8

Đức
9

Ấn Độ
10
(Nguồn: www.iso.org)

27178
23753
16685
13869
9302
8306
7708
6586
6446

1.2.2. Trong nước
Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 là một công cụ hữu hiệu giúp
doanh nghiệp nâng cao năng lực kiểm sốt đầu vào và q trình sản xuất để giảm thiểu
chất thải, chủ động phịng ngừa ơ nhiễm mơi trường thay vì đối phó thụ động thực hiện
các u cầu pháp lý. Áp dụng ISO 14001 không chỉ nâng cao hình ảnh doanh nghiệp
trong mắt khách hàng và người tiêu dùng mà còn giúp doanh nghiệp vượt qua những
rào cản kỹ thuật khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài.
Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001 đã được cấp lần đầu tiên vào năm 1998, tính
đến tháng 12/ 2009, có 497 đơn vị được cấp chứng chỉ ISO 14001. Thời gian đầu, tại
Việt Nam áp dụng ISO 14001 hầu hết là các cơng ty nước ngồi hoặc 5 liên doanh với
nước ngoài, đặc biệt là với Nhật Bản. Nhật Bản là quốc gia đầu tư vào Việt Nam rất
sớm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư nước ngồi vào Việt Nam. Với văn hóa
bảo vệ mơi trường và áp dụng ISO 14001 của Công ty mẹ bên Nhật, các cơng ty con

trong đó có cơng ty con ở Việt Nam cũng phải xây dựng và áp dụng ISO 14001. Những
doanh nghiệp này góp phần cùng với các công ty lớn của Việt Nam như Xi măng Sài
Sơn, Giày Thụy Khuê... gây dựng phong trào áp dụng ISO 14001 ở Việt Nam.
Gần đây, một loạt khách sạn thành viên thuộc Tập đoàn Saigon Tourist cũng đã
được chứng nhận ISO 14001. Tuy nhiên, so với số lượng khoảng 6.000 doanh nghiệp
đã được chứng nhận về HTQLMT ISO 9001 thì số lượng các doanh nghiệp áp dụng
tiêu chuẩn về quản lý mơi trường cịn rất nhỏ. Điều này cho thấy tại Việt Nam, các
doanh nghiệp/ tổ chức vẫn chưa quan tâm đúng mức tới vấn đề môi trường và BVMT.
Các tổ chức trong nước cũng đã bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng trong
công tác bảo vệ môi trường, hầu hết các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty xi
măng như Xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hoàng Mai. cũng đều đã, đang và trong
quá trình xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001.
Riêng tại Bình Dương, vào ngày 10/9/2010, Khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP) được công nhận đạt chứng nhận ISO 14001:2004. Đây là khu công
nghiệp đầu tiên xây dựng thành công HTQLMT đạt chuẩn quốc tế ISO 14001, phiên


bản 2004 tại Bình Dương và cũng là khu cơng nghiệp đầu tiên được cấp giấy chứng
nhận này tại Việt Nam do thành viên của Tập đoàn SGS SA một tổ chức về môi trường
thế giới giám định, thử nghiệm và cấp chứng nhận này. VSIP là Khu công nghiệp liên
doanh giữa Công ty đầu tư và một công ty ở Singapore thành công ty Liên doanh Khu
công nghiệp Việt NamSingapore. Từ một khu công nghiệp ban đầu đến nay đã phát
triển lên tám khu công nghiệp khắp cả nước. Trước đó, VSIP đạt giải thưởng cơng nghệ
xanh 2010 vì sự nghiệp bảo vệ thiên nhiên môi trường do Liên hiệp các Hội khoa học
và kỹ thuật Việt Nam vinh danh.
Ngồi ra ở Bình Dương doanh nghiệp Tân Hiệp Phát cũng là tập đoàn hưởng
ứng việc xây dựng hệ thống qui trình về quản lý mơi trường phù hợp với tính chất
ngành nghề và hoạt động của cơng ty, tn thủ các pháp luật môi trường theo quyết
định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường 131/QĐ-STNMT và nhận được xác nhận hồn
thành nội dung đề án bảo vệ mơi trường số 273/GXN-STNMT. Đồng thời, công ty cũng
tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001:2004 nhằm giảm thiểu các tác động tổn hại

đến môi trường. Từ năm 2006, công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải áp dụng
cơng nghệ Châu Âu để xử lý tồn bộ nước thải của công ty đảm bảo phần nước đầu ra
đạt chuẩn mơi trường. Khí thải lị hơi được xử lý qua hệ thống lắng bụi cyclone, tháp
hấp phụ và thải qua ống khói cao 30m để đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra.Do duy trì và
liên tục cải tiến hệ thống quản lý môi trường, THP đã được tổ chức chứng nhận quốc tế
Det Norske Veritas (Na Uy) tái cấp chứng chỉ ISO 14001:2004 sau những đợt kiểm tra
nghiêm ngặt. Và mới đây, THP vinh dự nhận được chứng nhận “Global Ethics Awards Đạo đức Toàn cầu Unesco” do Liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam trao tặng, chứng
nhận là một trong những đơn vị sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường thiên
nhiên đặc biệt hướng tới nền “kinh tế xanh”, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế
- xã hội nước nhà.
Một số đề tài về việc nghiên cứu ISO 14001 trong nước như:
[1] Khóa luận “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu
chuẩn ISO 14001:2004 áp dụng cho công ty cổ phần thuộc da Hào Dương”, Trần Thị
Mộng Duyên, 2010, Đại Học Nông Lâm TPHCM. Các phương pháp để thực hiện đề tài
là: Phương pháp khảo sát điều tra; Phương pháp tiếp cận q trình; Phương pháp phân
tích - so sánh; Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp tham khảo tài liệu liên quan;
Phương pháp chuyên gia.
* Kết quả là xác định được những khía cạnh mơi trường đáng kể như: tiêu thụ
điện, nước thải, tiếng ồn, khí thải, sự cố cháy nổ, sự cố tràn đổ hóa chất, chất thải nguy
hại; từ đó đánh giá khả năng áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 vào
công ty cổ phần thuộc da Hào Dương.
[2] Khóa luận “Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004 tại công ty cổ phần bột giặt Lix”, Đinh Thị Kha, 2009, Đại Học Nông Lâm
TPHCM. Các phương pháp để thực hiện đề tài là: Tham khảo các tài liệu có liên quan
đến bộ tiêu chuẩn 14000, xây dựng qua sách, internet, thư viện...; Khảo sát thực tế, thu


thập các tài liệu, thơng tin từ phía Cơng ty; Tổng hợp, phân tích và xử lý tài liệu.
* Kết quả thu được các khía cạnh đáng kể tác động đến môi trường như: chất
thải nguy hại, tiếng ồn, hơi hóa chất,rị rỉ, tràn đổ hóa chất, khí thải, chất thải rắn. Từ đó

đề xuất xây dựng hệ thống quản lý môi trường cho công ty.
[3] Luận văn “ Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004 tại công ty TNHH Việt Đức”, Trần Thị Thu Bồn, 2006, Đại Học Nông Lâm
TPHCM. Các phương pháp để thực hiện đề tài là: Nghiên cứu, chọn lọc và tổng hợp tài
liệu liên quan đến đề tài từ các nguồn: nhà sách, thư viện, internet,.; Phân tích những
thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp thường gặp phải trong q trình xây dựng
hệ thống quản lý mơi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001; Điều tra khảo sát hiện trạng
mơi trường tại Cơng ty TNHH Việt Đức:
• Quan sát trực tiếp


Phỏng vấn cán bộ, cơng nhân trong cơng ty



Sưu tầm và kế thừa có chọn lọc các tài liệu có sẵn của cơng ty và các
chun ngành có liên quan;

* Kết quả thu được các khía cạnh đáng kể tác động đến môi trường như: sự cố
cháy nổ, chất thải nguy hại, tiếng ồn, bụi, nhiệt, khí thải, nước thải, hơi dung mơi. Từ
đó đề xuất xây dựng hệ thống quản lý mơi trường cho cơng ty.
Tại Bình Dương, cũng có một số đề tài luận văn nghiên cứu ISO 14001 như:
[1] Khóa luận “Áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001 tại công ty thép Pomina - Bình Dương”, Đồn Thị Cẩm Hà, 2004, Đại Học Công
Nghệ TPHCM. Các phương pháp để thực hiện đề tài là: Phương pháp nghiên cứu lý
thuyết; Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm; Phương pháp cụ thể.
* Khóa luận đưa ra quy trình cơng nghệ, tình hình sản xuất kinh doanh, đánh giá
tác động môi trường tại công ty cũng như các khía cạnh mơi trường có ý nghĩa. Cùng
với đó là chọn được giải pháp cơ bản hướng tới cạnh tranh và hội nhập bằng việc triển
khai HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001.

[2] Đồ án “Quản lý chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại Công
ty TNHH May mặc và Giặt tẩy Bến Nghé - huyện Thuận An - Bình Dương”, Nguyễn
Thị Ánh Nguyệt, 2011, Đại học Khoa Học Tự Nhiên TPHCM. Các phương pháp để
thực hiện đề tài là: Phương pháp tiếp cận quá trình; Phương pháp khảo sát thực tế;
Phương pháp thu thập thông tin; Phương pháp phân tích - so sánh; Phương pháp chuyên
gia.
* Đề tài đã xác định được những khía cạnh mơi trường có ý nghĩa cũng như đánh
giá tác động môi trường, xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình mơi trường.
Từ đó đánh giá khả năng áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004.
Có thể thấy việc áp dụng ISO 14001 đang dần trở nên phổ biến trong nhiều lĩnh


×