Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Xây dựng website bán hàng thời trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.96 MB, 57 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM
--------------------------------------

BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG WEBSITE BÁN HÀNG THỜI TRANG

Kon Tum, tháng 5 năm 2021


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM
--------------------------------------

BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG WEBSITE BÁN HÀNG THỜI TRANG

SVTH
MSSV
LỚP
GVHD

: LÊ ĐỨC HẬU
: 16152480201004
: K10TT
: ThS. LÊ THỊ BẢO YẾN

Kon Tum, tháng 5 năm 2021



LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới các thầy cô giáo trong
trường Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum nói chung và các thầy cô giáo trong
khoa Kĩ Thuật – Nơng nghiệp nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em
những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian bốn năm học vừa qua.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo Lê Thị Bảo Yến đã tận tình giúp đỡ,
trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện học phần đồ án tốt
nghiệp. Trong thời gian làm việc, em khơng ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ
ích mà còn học tập được tinh thần học tập và làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học
nghiêm túc, hiệu quả, đây là những điều rất cần thiết cho em trong q trình học tập và
cơng tác sau này.
Sau cùng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên, đóng
góp ý kiến và giúp đỡ em trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành đồ án tốt
nghiệp.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Lê Đức Hậu


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................III
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... V
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... VI
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI ................................................................ 1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................... 1
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 1
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 1


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................ 3
2.1. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ..................................................................................... 3
2.1.1. Khái niệm .......................................................................................................... 3
2.1.2. Lợi ích của thương mại điện tử ......................................................................... 3
2.1.3. Các yêu cầu trong thương mai điện tử .............................................................. 4
2.1.4. Các mơ hình trong thương mại điện tử ............................................................. 5
2.3. HTML ...................................................................................................................... 5
2.4. CSS ........................................................................................................................... 6
2.5. JAVASCRIPT ......................................................................................................... 6
2.6. BOOTSTRAP ......................................................................................................... 6
2.7. PHP .......................................................................................................................... 7
2.8. CƠ SỞ DỮ LIỆU MYSQL .................................................................................... 8
2.8.1. Tổng quan về MySQL ....................................................................................... 8
2.8.2. Các thành phần của MySQL ............................................................................. 9
2.9. PHẦN MỀM SỬ DỤNG ........................................................................................ 9
2.9.1. Visual Studio Code ........................................................................................... 9
2.9.2. XAMPP ........................................................................................................... 10

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG ................................... 12
3.1. CHỨC NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH ............................................................ 12
3.1.1. Khách hàng ...................................................................................................... 12
3.1.2. Quản trị viên .................................................................................................... 12
3.2. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG .............................................................. 14
3.2.1. Sơ đồ tổng quát ............................................................................................... 14
3.2.2. Sơ đồ tuần tự ................................................................................................... 15
3.2.3. Sơ đồ lớp ......................................................................................................... 29
3.2.4. Lược đồ quan hệ cơ sở dữ liệu ........................................................................ 32
3.4. CƠ SỞ DỮ LIỆU .................................................................................................. 32
3.4.1. Bảng admin ..................................................................................................... 33

3.4.2. Bảng category.................................................................................................. 33
3.4.3. Bảng product ................................................................................................... 34
3.4.4. Bảng transaction .............................................................................................. 34
i


3.4.5. Bảng users ....................................................................................................... 35
3.4.6. Bảng page ........................................................................................................ 35
3.4.7. Bảng comment ................................................................................................ 35
3.5. KẾT QUẢ DEMO ............................................................................................... 36
3.5.1. Front-end ......................................................................................................... 36
3.5.2. Back-end ......................................................................................................... 39

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ................................................................................ 47
4.1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ....................................................................................... 47
4.2. HẠN CHẾ .............................................................................................................. 47
4.3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ....................................................................................... 47

TÀI LIỆU THAM KHẢOX

ii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1: Sơ đồ use case tổng quát ............................................................................... 15
Hình 3.2: Biểu đồ tuần tự chức năng đăng kí ................................................................ 16
Hình 3.3: Biểu đồ tuần tự chức năng đăng nhập ........................................................... 17
Hình 3.4: Biểu đồ tuần tự chức năng mua hàng ............................................................ 18
Hình 3.5: Biểu đồ tuần tự chức năng xóa sản phẩm giỏ hàng ....................................... 19
Hình 3.6: Sơ đồ tuần tự chức năng thêm mới sản phẩm ............................................... 20

Hình 3.7: Biểu đồ tuần tự chức năng chỉnh sửa sản phẩm ............................................ 21
Hình 3.8: Biểu đồ tuần tự chức năng xóa sản phẩm ...................................................... 22
Hình 3.9: Biểu đồ tuần tự chức năng tìm kiếm ............................................................. 23
Hình 3.10: Biểu đồ tuần tự chức năng thêm danh mục ................................................. 24
Hình 3.11: Biểu đồ tuần tự chức năng xóa danh mục ................................................... 25
Hình 3.12: Biểu đồ tuần tự chức năng chỉnh sửa danh mục.......................................... 26
Hình 3.13: Biểu đồ tuần tự chức năng xóa khách hàng................................................. 27
Hình 3.14: Biểu đồ tuần tự chức năng chỉnh sửa thơng tin khách hàng........................ 28
Hình 3.15: Biểu đồ tuần tự chức năng thống kê ............................................................ 29
Hình 3.16: Sơ đồ lớp ..................................................................................................... 31
Hình 3.17: Lượt đồ quan hệ cơ sở dữ liệu ..................................................................... 32
Hình 3.18: Bảng cơ sở dữ liệu ....................................................................................... 32
Hình 3.19: Bảng admin .................................................................................................. 33
Hình 3.20: Bảng category .............................................................................................. 33
Hình 3.21: Bảng orders .................................................................................................. 34
Hình 3.22: Bảng product ............................................................................................... 34
Hình 3.23: Bảng transaction .......................................................................................... 34
Hình 3.24: Bảng users ................................................................................................... 35
Hình 3.25: Bảng page .................................................................................................... 35
Hình 3.26: Bảng comment ............................................................................................. 35
Hình 3.27: Giao diện trang chủ ..................................................................................... 36
Hình 3.28: Giao diện đăng nhập .................................................................................... 36
Hình 3.29: Giao diện đăng kí ........................................................................................ 37
Hình 3.30: Giao diện sản phẩm ..................................................................................... 38
Hình 3.31: Giao diện chi tiết sản phẩm ......................................................................... 38
Hình 3.32: Giao diện giỏ hàng ...................................................................................... 39
Hình 3.33: Giao diện đăng nhập admin ......................................................................... 39
Hình 3.34: Giao diện chính của trang quản trị admin ................................................... 40
Hình 3.35: Giao diện quản lý danh mục ........................................................................ 40
Hình 3.36: Giao diện quản lý sản phẩm ........................................................................ 41

Hình 3.37: Giao diện quản lý admin ............................................................................. 41
Hình 3.38: Giao diện quản lý user ................................................................................. 42
Hình 3.39: Giao diện quản lý tổng các đơn hàng .......................................................... 42
iii


Hình 3.40: Giao diện quản lý đơn hàng chưa xử lí ....................................................... 43
Hình 3.41: Giao diện quản lý đơn hàng đã xử lý .......................................................... 43
Hình 3.42: Giao diện quản lý đơn hàng đã hủy ............................................................. 44
Hình 3.43: Quản lý thống kê thanh tốn........................................................................ 44
Hình 3.44: Giao diện Quản lý sản phẩm sắp hết ........................................................... 45
Hình 3.45: Giao diện quản lý sản phẩm bán chạy ......................................................... 45
Hình 3.46: Giao diện quản lý nhiều lượt xem nhất ....................................................... 46

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1. Bảng chi tiết product .................................................................................... 29
Bảng 3. 2. Bảng chi tiết admin ...................................................................................... 29
Bảng 3. 3. Bảng chi tiết users ........................................................................................ 30
Bảng 3. 4. Bảng chi tiết page ......................................................................................... 30
Bảng 3. 5. Bảng chi tiết category .................................................................................. 30
Bảng 3. 6. Bảng chi tiết transaction ............................................................................... 30
Bảng 3. 7. Bảng chi tiết orders ...................................................................................... 30
Bảng 3. 8. Bảng chi tiết comment ................................................................................. 31

v



DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT
DẠNG VIẾT TẮT
1
CSDL

DẠNG ĐẦY ĐỦ
Cơ sở dữ liệu

2

TMĐT

Thương mại điện tử

3

WTO

The World Trade Organization (Tổ chức thương
mại thế giới)

4

APEC

Asia-Pacific Economic Cooperation (Diễn đàn Hợp
tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương)

5


SQL

Structured Query Language (Ngơn ngữ truy vấn có
cấu trúc)

6

PHP

Hypertext Preprocessor

7

HTML

Hypertext Markup Language

8

CSS

Cascading Style Sheets

9

CMS

Content Management System (Hệ thống quản lý
nội dung)


10

UML

Unified Modeling Language ( là ngơn ngữ dành
cho việc đặc tả, hình dung, xây dựng và làm tài liệu
của các hệ thống phần mềm)

vi


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay việc sở hữu một Website bán hàng không cịn là điều xa lạ với chúng
ta, thậm chí trong một số trường hợp còn là tiêu chuẩn bắt buộc đối với các doanh
nghiệp – công ty trong thời điểm cạnh tranh mang tính tốn tồn cầu như hiện nay.
Với sự bùng nổ của Internet, mỗi ngày có hàng trăm triệu người truy cập internet
với nhu cầu tìm tin tức, nhu cầu mua bán sản phẩm một cách thuận tiện và nhanh
chóng. Nhận được tính thiết thực của điều đó em đã chọn đề tài “Xây dựng Website
bán hàng thời trang” có thể tương tác với khách hàng mọi lúc, mọi nơi, khơng cịn
giới hạn về khơng gian hay thời gian. Thơng qua các tiện ích trên website, khách hàng
có thể tương tác trực tiếp hoặc có tìm hiểu các sản phẩm thông qua website.
Dựa trên nhu cầu mua (của khách hàng), bán (của người bán) ngày càng tăng,
nên việc quảng bá thương hiệu, đưa sản phẩm tiếp cận gần hơn với khách hàng dễ dàn
và thuận tiện hơn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Về lý thuyết: Nắm bắt vững được các ngôn ngữ thiết kế web PHP, MySQL,
HTML, jQuery, JavaScript, CSS, Bootstrap...
- Về giao diện: Website hiển thị sản phẩm đẹp, thu hút người dùng, giao diện

đẹp, đơn giản, thân thiện, cung cấp đầy đủ thông tin về các mặt hàng sản phẩm.
- Về mặt chức năng: Xây dựng đầy chức năng quản lý đầy đủ các thông tin sản
phẩm, khách hàng, nhân viên, giỏ hàng, đơn hàng, …
- Về công nghệ: Ứng dụng các framework vào xây dựng trang web. Website có
khả năng tự tương thích, hiển thị được trên tất cả các thiết bị hiện tại và có thể nâng
cấp trong tương lai.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu những công nghệ và kĩ thuật để xây dựng một
website với đầy đủ các tính năng, đáp ứng các nhu cầu của website bán hàng trực
tuyến.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên lĩnh vực bán hàng trực tuyến trên toàn
quốc.
- Thời gian nghiên cứu: 5 tháng.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tiếp cận nghiệp vụ: Tìm hiểu các quy trình và cách xử lý nghiệp vụ cho các
quy trình đó trong thực tế để đảm bảo tính đúng đắn. Khảo sát thực tế những yêu cầu
của khách hàng về hệ thống để đưa ra những giải pháp, những ý tưởng mới cho việc
xây dựng, thiết kế hệ thống website sau này.
- Về mặt lí thuyết: Nắm vững các lí thuyết xây bố cục của một website, sử dụng
các công cụ và công nghệ để tạo ra website hồn chỉnh đầy đủ các tính năng thân thiện
với người dùng.
1


- Về mặt kĩ thuật: Tìm hiểu các tài liệu chuyên ngành, nghiên cứu những công
nghệ và kĩ thuật cần thiết để xây dựng một website với đầy đủ các tính năng. Học hỏi
các kinh nghiệm và xử lý logic từ những người có chun mơn.

2



CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
2.1.1. Khái niệm
Cùng với sự bùng nổ về internet thì thuật ngữ thương mại điện tử (TMĐT) đã ra
đời. Có rất nhiều định nghĩa về thương mại điện tử như là: theo Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO): "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và
phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao
nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hố
thơng qua mạng Internet" (1).
Theo Uỷ ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình
Dương (APEC): "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông
qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số" (1).
Nhưng hiểu một cách tổng quát, TMĐT là việc tiến hành một phần hay toàn bộ
hoạt động thương mại bằng những phương tiện điện tử. TMĐT vẫn mang bản chất như
các hoạt động thương mại truyền thống. Tuy nhiên, thông qua các phương tiện điện tử
mới, các hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết
kiệm chi phí và mở rộng khơng gian kinh doanh (1).
TMĐT càng được biết tới như một phương thức kinh doanh hiệu quả từ khi
Internet hình thành và phát triển. Chính vì vậy, nhiều người hiểu TMĐT theo nghĩa cụ
thể hơn là giao dịch thương mại, mua sắm qua Internet và mạng (ví dụ mạng Intranet
của doanh nghiệp) (1).
2.1.2. Lợi ích của thương mại điện tử
Có thể hiểu được rằng bằng cách sử dụng phương tiện này sẽ giúp ích cho người
sử dụng mơi trường mạng trong việc tìm kiếm đối tác, nắm bắt được thông tin trên thị
trường, giảm chi phí tiếp thị và giao dịch ... nhằm mở rộng qui mô sản xuất hoạt động
kinh doanh trong thương trường (2).
a. Cơ hội đạt lợi nhuận
Nắm bắt được nhiều thông tin phong phú, giúp cho các doanh nghiệp nhờ đó mà
có thể đề ra các chiến lược sản suất và kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển trong

và ngoài nước (2).
Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội mở rộng đối tác trên thị
trường, nắm tình hình thị trường ... mà nhờ đó sẽ được biết đến tên tuổi
Hiện nay thương mại điện tử đang được nhiều người quan tâm và thu hút rất hiểu
thương gia doanh nghiệp trên thế giới, vì đó là một trong những động lực phát triển
doanh nghiệp và cho cả nước (2).
b. Giảm thiểu các hoạt động kinh doanh
Giảm chi phí sản xuất, chi phí văn phịng, chi phí th mặt bằng. Bên cạnh đó
khơng cần tốn nhiều nhân viên để quản lý và mua bán giao dịch.
Thương mại điện tử giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị mà chỉ thông qua môi
trường Web một nhân viên vẫn có thể giao dịch với nhiều đối tác, khách hàng ... đồng
3


thời còn trưng bày, giới thiệu catalog đủ loại hàng hóa, xuất xứ của từng loại sản
phẩm... Do đó giảm được chi phí in ấn cho các catalog và giao dịch mua bán.
Điều quan trọng nhất là giảm được thời gian trao đổi đáng kể cho khách hàng và
doanh nghiệp. Chỉ trong thời gian ngắn mà doanh nghiệp có thể nắm bắt được thị hiếu
khách hàng và thị trường thay đổi mà nhanh chóng kịp thời củng cố và đáp ứng cho
nhu cầu đó (2).
c. Chiến lược kinh doanh
Qua thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp có thể củng cố quan hệ hợp tác,
thiết lập các quan hệ tốt hơn với bạn hàng, người dùng. Đồng thời ngày càng có điều
kiện nâng cao uy tín trên thị trường (2).
2.1.3. Các yêu cầu trong thương mai điện tử
Thương mại điện tử không đơn thuần là phương tiện để thực hiện cơng việc mua
bán trên mạng mà cịn bao gồm các yêu cầu phức tạp đan xen nhau có liên quan đến
các vấn đề khác như: văn bằng pháp lý, luật quốc gia, tập quán xã hội ... (3)
a. Cơ sở hạ tầng
Trong việc phát triển thương mại dựa trên hệ thống thơng tin thì trước hết phải có

một kĩ thuật máy tính điện tử hiện đại, server, phần mềm hỗ trợ vững chắc những trang
thiết bị tương đối hoàn thiện và đảm bảo thông tin bảo mật chống Virus và cách phòng
chống những nguy cơ bị xâm nhập ảnh hưởng quốc gia ... phù hợp với từng doanh
nghiệp và theo đúng chuẩn mực do doanh nghiệp đề ra (3).
b. Nhân lực
Để có thể theo kịp và nắm bắt thơng tin kịp thời trong thời đại thơng tin thì phải
xây dựng một đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ tin học, kỹ thuật điện tử, khả năng
tiếp cận nhanh chóng các phần mềm mới. Bên cạnh đó ngồi khả năng giao tiếp ngơn
ngữ trong nước, nhân viên cịn phải trang bị vốn tiếng Anh (ngơn ngữ giao tiếp tồn
cầu) để có thể tiến xa hơn. Đây là cách cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi trong hệ thống và
giáo dục ngày nay (3).
c. Tạo mối quan hệ bằng sự tin cậy
Tin cậy là trọng tâm của bất kỳ giao tiếp thương mại nào, khơng những thể hiện
giữa các phịng ban, thực hiện đúng luật pháp của các doanh nghiệp mà còn với khách
hàng bằng sự tin tưởng về vấn đề sản phẩm hay phàn nàn, khiếu nại. Đó là yếu tố tất
yếu của nhà doanh nghiệp muốn kinh doanh lâu dài (3).
d. Bảo mật và an toàn
Trong thương trường giao dịch bằng Internet là yếu tố không mấy đảm bảo rằng
vấn đề bảo mật và an toàn là cao. Với sự mạnh mẽ của Internet thì việc xâm nhập tài
liệu cá nhân, các hợp đồng, tín dụng, dữ liệu... sẽ bị lộ và tin chắc rằng sẽ khơng có
người nào sẽ tham gia vào công việc mua bán qua mạng nữa (3).
Một vấn đề đáng lo ngại nữa là mất dữ liệu, một hệ thống được xem là an tồn
nhất vấn đề hàng đầu là trọng tâm để có thể cho mọi người, nhất là các doanh nghiệp
có khả năng mua bán mà không thể đổ lỗi lẫn nhau. (3)
4


e. Bảo vệ quyền lợi khách hàng và bản quyền kinh doanh
Trong môi trường Internet là nơi các doanh nghiệp đầu tư sử dụng, trình bày sản
phẩm, mua bán trao đổi thơng tin hàng hóa thì vấn đề bản quyền là cần thiết giúp cho

các doanh nghiệp an tâm, đảm bảo trong công việc phát triển và đồng thời ngăn chặn
việc xâm phạm bản quyền, phiên dịch trái phép hay ăn cắp ”chất xám”. Do vấn đề mua
bán trên mạng, việc xem hàng hóa thơng qua sử dụng hình ảnh thì chất lượng và vấn
đề thực tế bên trong sản phẩm đó là như thế nào thì khơng ai biết được do đó phải đề
ra luật lệ và qui định đối với những người mua bán qua mạng (3).
f. Hệ thống thanh toán điện tử tự động
Thương mại điện tử chỉ có thể thực hiện một cách trọn vẹn nếu có một hệ thống
thanh tốn điện tử tự động. Nếu khơng có hệ thống này thì tính cách thương mại sẽ bị
giảm thấp và chỉ mang tính ứng dụng trao đổi thông tin. Theo tiêu chuẩn và mẫu của
quốc tế thì việc mã hóa các hàng hóa theo mã vạch là 13 và mỗi cơng ty có một địa chỉ
riêng của mình bằng một mã có số từ 100 đến 100.000. Nếu việc hội nhập và thiết lập
hệ thống mã sản phẩm và mã công ty (mã thương mại) cho một cơng ty nói riêng và
cho một nền kinh tế nói chung là khơng đơn giản (3).
2.1.4. Các mơ hình trong thương mại điện tử
B2B (Business to Business): Hình thức trao đổi mua bán giữa các nhà kinh
doanh với nhau hay khác hơn là giữa các nhà cung cấp và cơng ty (Khơng thanh tốn
bằng credit card mà phải bằng việc xác nhận mua sắm bằng mail). Điểm chính yếu của
mơ hình này là thường dùng cho các tổ chức muốn tìm kiếm đối tác. Điểm quan trọng
khác của mơ hình này là có thể liên lạc giữa các nhà cung cấp và khách hàng. Trong
việc kinh doanh mơ hình này cho phép giữa hai nhà cung cấp và công ty có xảy ra
thương lượng (4).
B2C (Business to Customer): Hình thức trao đổi mua bán giữa nhà kinh doanh
với khách hàng. Điểm chính yếu của mơ hình này là kinh doanh lợi nhuận. Đây là hình
thức thơng dụng và được thanh tốn thơng qua bằng credit card hay bằng các loại
phương thức thanh toán khác. Tuy nhiên trong việc kinh doanh thì khách hàng khơng
thể thương lượng với nhà kinh doanh (4).
C3C (Customer to Customer): Hình thức trao đổi mua bán giữa khách hàng với
khách hàng hay còn gọi là mơi giới. Điểm chính yếu của mơ hình này là cung cấp nhu
cầu tìm kiếm thơng tin của khách hàng. Hình thức này có thể thanh tốn bằng credit
card. Từ các mơ hình trên, luận văn chúng em được thực hiện việc phân tích và cài đặt

theo mơ hình B2C (4).
2.3. HTML
Một trang HTML như vậy được cấu thành bởi nhiều phần tử HTML nhỏ và được
quy định bằng các thẻ tag. Bạn có thể phân biệt một trang web được viết bằng ngôn
ngữ HTML hay PHP thông qua đường link của nó. Ở cuối các trang HTML thường
hay có đuôi là .HTML hoặc .HTM (6).

5


HTML là ngơn ngữ lập trình web được đánh giá là đơn giản. Mọi trang web, mọi
trình duyệt web đều có thể hiển thị tốt ngơn ngữ HTML. Hiện nay, phiên bản mới nhất
của HTML là HTML 5 với nhiều tính năng tốt và chất lượng hơn so với các phiên bản
TML cũ. Một tập tin HTML bao gồm trong đó là các đoạn văn bản HTML, được tạo
lên bởi các thẻ HTML. HTML5 nói chung mạnh mẽ hơn nhiều khơng chỉ về tốc độ và
độ thích ứng cao mà chính là khả năng hỗ trợ API (Application Programming Interface
- giao diện lập trình ứng dụng) và DOM (Document Object Model – các đối tượng
thao tác văn bản) (6).
2.4. CSS
CSS (Cascading Style Sheets) là một ngôn ngữ quy định cách trình bày cho các
tài liệu viết bằng HTML, XHTML, XML, SVG, hay UML. CSS quy định cách hiển thị
của các thẻ HTML bằng cách quy định các thuộc tính của các thẻ đó (font chữ, kích
thước, màu sắc...) (7).
CSS có cấu trúc đơn giản và sử dụng các từ tiếng anh để đặt tên cho các thuộc
tính. CSS khi sử dụng có thể viết trực tiếp xen lẫn vào mã HTML hoặc tham chiếu từ
một file css riêng biệt. Hiện nay CSS thường được viết riêng thành một tập tin với mở
rộng là “.css”. Chính vì vậy mà các trang web có sử dụng CSS thì mã HTML sẽ trở
nên ngắn gọn hơn. Ngồi ra có thể sử dụng một tập tin CSS đó cho nhiều website tiết
kiệm rất nhiều thời gian và công sức. Một đặc điểm quan trọng đó là tính kế thừa của
CSS do đó sẽ giảm được số lượng dòng code mà vẫn đạt được yêu cầu (7).

Tuy nhiên, đối với CSS thì các trình duyệt hiểu theo kiểu riêng của nó. Do vậy,
việc trình bày một nội dung trên các trình duyệt khác nhau là khơng thống nhất. CSS
cung cấp hàng trăm thuộc tính trình bày dành cho các đối tượng với sự sáng tạo cao
trong kết hợp các thuộc tính giúp mang lại hiệu quả (7).
2.5. JAVASCRIPT
JavaScript là một ngôn ngữ dạng script thường được sử dụng cho việc lập trình
web ở phía client, nó tn theo chuẩn ECMAScript. Là một ngơn ngữ linh động, cú
pháp dễ sử dụng như các ngôn ngữ khác và dễ dàng lập trình. JavaScript khơng hề liên
quan tới ngơn ngữ lập trình java, được hầu hết các trình duyệt ngày nay hỗ trợ. Với
JavaScript , ứng dụng web của bạn sẽ trở nên vô cùng sinh động, mang tính trực quan
và tương tác cao. JavaScript theo phiên bản hiện hành là một ngơn ngữ lập trình kịch
bản dựa trên đối tượng được phát triển từ các ý niệm nguyên mẫu. Ngôn ngữ này được
dùng rộng rãi cho các trang web, nhưng cũng được dùng để tạo khả năng viết script sử
dụng các đối tượng nằm sẵn trong các ứng dụng. Giống Java, JavaScript có cú pháp
tương tự ngơn ngữ lập trình C. “.js” là phần mở rộng thường được dùng cho tập tin mã
nguồn JavaScript (8).
2.6. BOOTSTRAP
Bootstrap là một Framework có chứa HTML, CSS, JavaScript, Framework trong
tiếng việt có nghĩa là “khn khổ” giúp tiết kiệm được thời gian, công sức hơn nữa
việc xây dựng hai template cho giao diện Desktop và Mobile đã lỗi thời thay vào đó là
6


Responsive. Responsive sẽ giúp website của bạn hiển thị tương thích với mọi kích
thước màn hình nhờ đó bạn sẽ tùy chỉnh hiện thị được nhiều hơn trên các loại màn
hình khác nhau (9).
Ưu điểm của Bootstrap:
- Tiết kiệm thời gian: Bootstrap giúp người thiết kế giao diện website tiết kiệm
rất nhiều thời gian. Các thư viện Bootstrap có những đoạn mã sẵn sàng cho bạn áp
dùng vào website của mình. Bạn khơng phải tốn q nhiều thời gian để tự viết code

cho giao diện của mình.
- Tùy biến cao: Bạn hồn tồn có thể dựa vào Bootstrap và phát triển nền tảng
giao diện của chính mình. Bootstrap cung cấp cho bạn hệ thống Grid System mặc định
bao gồm 12 bột và độ rộng 940px. Bạn có thể thay đổi, nâng cấp và phát triển dựa trên
nền tảng này (9).
- Responsive Web Design: Với Bootstrap, việc phát triển giao diện website để
phù hợp với đa thiết bị trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Đây là xu hướng phát triển
giao diện website đang rất được ưu chuộng trên thế giới (9).
2.7. PHP
PHP (Hypertext Preprocessor) là một ngôn ngữ lập trình kịch bản hay một loại
mã lệnh chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ, mã nguồn
mở, dùng cho mục đích tổng qt. Nó rất thích hợp với web và có thể dễ dàng nhúng
vào trang HTML. Do được tối ưu hóa cho các ứng dụng web, tốc độ nhanh, nhỏ gọn,
cú pháp giống ngơn ngữ lập trình C và ngơn ngữ lập trình Java, dễ học và thời gian
xây dựng sản phẩm tương đối ngắn hơn so với các ngôn ngữ khác nên PHP đã nhanh
chóng trở thành một ngơn ngữ lập trình web phổ biến nhất thế giới. Một tập tin PHP có
phần mở rộng *.php, nó có thể chứa các văn bản, mã nguồn HTML, CSS, JavaScript ,
jQuery... và đương nhiên có thể chứa mã nguồn PHP (10).
Đối với các trang PHP khi có u cầu xem trang web thì Server sẽ tiến hành phát
sinh trang web đó từ mã nguồn PHP sang mã nguồn HTML, sau đó mới chuyển mã
nguồn đó về trình duyệt web để người dùng xem. Vì các trình duyệt web khơng thể
đọc được các mã nguồn PHP mà chỉ đọc được các mã nguồn HTML (10).
Hiện nay, đất nước đang trên đà hướng tới công nghệ 4.0, vì vậy tất cả mọi
việc đều trên điện thoại hoặc máy tính. Cuộc sống con người lơn gắn liền với 2 thiết
bị thơng minh đấy vì vậy Website đã được tạo ra để đáp ứng các nhu cầu khác nhau
của con người. Ngơn ngữ lập trình PHP là ngơn ngữ quan trọng nhất để tạo ra các
Website đó. Với việc sử dụng PHP bạn có thể tạo ra nhiều website với các chức
năng khác nhau một cách đơn giản. Bởi ngơn ngữ lập trình PHP đơn giản, tốc độ xử
lý cao và được cơng đồng ưa chuộng. Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành một
Developer Web thì lựa chọn hồn hảo nhất dành cho bạn là ngơn ngữ lập trình PHP

(10).

7


- Ưa điểm
 Phải kể đến đầu tiên đó chính là PHP là một mã nguồn mở. Việc cài đặt và sử
dụng PHP rất dễ dàng và hoàn toàn miễn phí. Chính vì vậy PHP ln được cài đặt phổ
biến trên các Web Sever như: Apache, Nginx, IIS (10).
 Có tính cộng đồng cao: là một mã nguồn mở và dễ sử dụng nên PHP luôn được
cộng đồng ưu chuộng. Cộng đồng PHP được coi là khá rộng và chất lượng trên tồn
thế giới. Đã có nhiều blog, diễn đàn trong và ngồi nước nói về PHP nên khả năng tiếp
cận của mọi người nhanh chóng, dễ dàng hơn (10).
 Thư viện phong phú: Với tính chất được nhiều người sử dụng nên thư viện về
ngơn ngữ lập trình PHP ngày càng được mở rộng. Với thư viện code phong phú, việc
học tập và ứng dụng PHP trở nên rất dễ dàng và nhanh chóng. Đây cũng chính là đặc
điểm khiến PHP trở nên khá nổi bật và cũng là ngun nhân vì sao ngày càng có nhiều
người sử dụng PHP để phát triển web. Không những vậy mà PHP cịn có thể kết hợp
được với những cơ sở dữ liệu lớn: MySQL, Oracle, Cassandra (10).
 Tính bảo mật cao: Bản thân PHP là mã nguồn mở và cộng đồng phát triển khá
mạnh nên PHP được coi là khá an toàn khi sử dụng. Khi sử dụng PHP kết hợp các kỹ
thuật bảo mật ở các tầng khác thì PHP sẽ trở lên chắc chắn hơn và đảm bảo hoạt động
cho website (10).
- Nhược điểm
Nhược điểm đầu tiên phải nói đến của PHP là cấu trúc ngữ pháp của nó không
được gọn gàng, đẹp mắt như các ngôn ngữ lập trình khác. Và PHP chỉ hoạt động được
trên các ứng dụng website (10).
2.8. CƠ SỞ DỮ LIỆU MYSQL
2.8.1. Tổng quan về MySQL
MySQL là hệ quản trị dữ liệu miễn phí, được tích hợp sử dụng chung với

Apache, PHP. Chính yếu tố phát triển trong cộng đồng mã nguồn mở nên MySQL đã
qua rất nhiều sự hỗ trợ của những lập trình viên u thích mã nguồn mở. MySQL cũng
có cùng một cách truy xuất và mã lệnh tương tự với ngơn ngữ SQL. Nhưng MySQL
khơng bao qt tồn bộ những câu truy vấn cao cấp như SQL. Về bản chất MySQL chỉ
đáp ứng việc truy xuất đơn giản trong quá trình vận hành của website nhưng hầu hết
có thể giải quyết các bài toán trong PHP (11).
MySQL là cơ sở dữ liệu tốc độ cao, ổn định và dễ sử dụng, hoạt động trên nhiều
hệ điều hành cung cấp một hệ thống lớn các hàm tiện ích rất mạnh. Với tốc độ và tính
bảo mật cao, MySQL rất thích hợp cho các ứng dụng có truy cập CSDL trên internet.
MySQL miễn phí hồn tồn cho nên bạn có thể tải về MySQL từ trang chủ. MySQL là
một trong những ví dụ rất cơ bản về Hệ Quản trị Cơ sở dữ liệu quan hệ sử dụng ngơn
ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL). MySQL đang được sử dụng cho nhiều công việc kinh
doanh từ nhỏ tới lớn: (11)
- MySQL là mã ngồn mở vì thế sử dụng khơng mất phí.
- MySQL sử dụng một Form chuẩn của ngôn ngữ dữ liệu nổi tiếng là SQL.
8


- MySQL làm việc trên nhiều Hệ điều hành và với nhiều ngôn ngữ như PHP,
PERL, C, C++, Java, …
- MySQL làm việc nhanh với các tập dữ liệu lớn.
- MySQL hỗ trợ các cơ sở dữ liệu lớn, lên tới 50 triệu hàng hoặc nhiều hơn nữa
trong một bảng. Kích cỡ file mặc định được giới hạn cho một bảng là 4 GB
(Gigabyte), nhưng bạn có thể tăng kích cỡ này (nếu hệ điều hành của bạn có thể xử lý
nó) để đạt tới giới hạn lý thuyết là 8 TB (Terabyte) (11).
- MySQL là có thể điều chỉnh. Giấy phép GPL mã nguồn mở cho phép lập trình
viên sửa đổi phần mềm MySQL để phù hợp với môi trường cụ thể của họ (11).
2.8.2. Các thành phần của MySQL
Kết nối đến cơ sở dữ liệu MySQL: tìm hiểu làm thế nào để sử dụng PHP để mở
và đóng một kết nối cơ sở dữ liệu MySQL (11).

Tạo cơ sở dữ liệu MySQL Sử dụng PHP: phần này giải thích làm thế nào để tạo
ra cơ sở dữ liệu và bảng MySQL bằng cách sử dụng PHP (11).
Xóa cơ sở dữ liệu MySQL Sử dụng PHP: phần này giải thích làm thế nào để xóa
cơ sở dữ liệu và bảng MySQL bằng cách sử dụng PHP (11).
Chèn dữ liệu Cơ sở dữ liệu MySQL: một khi bạn đã tạo ra cơ sở dữ liệu và các
bảng của bạn sau đó bạn muốn chèn dữ liệu vào bảng được tạo ra. Phiên họp này sẽ
đưa bạn qua ví dụ thực tế về dữ liệu chèn (11).
Lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu MySQL: tìm hiểu làm thế nào để lấy hồ sơ từ cơ sở
dữ liệu MySQL bằng cách sử dụng PHP (12).
Sử dụng Paging qua PHP: điều này giải thích làm thế nào để hiển thị kết quả truy
vấn của bạn thành nhiều trang và làm thế nào để tạo ra các liên kết điều hướng. Đang
cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu MySQL: phần này giải thích làm thế nào để cập
nhật hồ sơ hiện có vào cơ sở dữ liệu MySQL bằng cách sử dụng PHP (11).
Xóa dữ liệu từ cơ sở dữ liệu MySQL: phần này giải thích làm thế nào để xóa
hoặc tẩy hồ sơ hiện từ cơ sở dữ liệu MySQL bằng cách sử dụng PHP. Sử dụng PHP
Để sao lưu cơ sở dữ liệu MySQL: tìm hiểu những cách khác nhau để sao lưu cơ sở dữ
liệu (11).
2.9. PHẦN MỀM SỬ DỤNG
2.9.1. Visual Studio Code
Visual Studio Code Là một trình biên tập lập trình code miễn phí dành cho
Windows, Linux và macOS, Visual Studio Code được phát triển bởi Microsoft. Nó
được xem là một sự kết hợp hồn hảo giữa IDE và Code Editor (12).
Visual Studio Code hỗ trợ chức năng debug, đi kèm với Git, có syntax
highlighting, tự hồn thành mã thông minh, snippets, và cải tiến mã nguồn. Nhờ tính
năng tùy chỉnh, Visual Studio Code cũng cho phép người dùng thay đổi theme, phím
tắt, và các tùy chọn khác (12).

9



Hình 2.1 Giao diện chính Visual studio code
2.9.2. XAMPP
Phần mềm XAMPP là một loại ứng dụng phần mềm khá phổ biến và thường hay
được các lập trình viên sử dụng để xây dựng và phát triển các dựa án website theo
ngôn ngữ PHP. XAMPP thường được dùng để tạo máy chủ web (web server) được
tích hợp sẵn Apache, PHP, MySQL, FTP Server, Mail Server và các công cụ như
phpMyAdmin (13).
Đặc biệt, XAMPP có giao diện quản lý khá tiện lợi, cho phép người dùng chủ
động bật tắt hoặc khởi động lại các dịch vụ máy chủ bất kỳ lúc nào. Phần mềm này
cũng được thiết lập và phát triển dựa trên mã nguồn mở.
Nhìn chung XAMPP được xem là một bộ cơng cụ hồn chỉnh dành cho lập trình
viên PHP trong việc thiết lập và phát triển các website, nó tích hợp các thành phần
quan trọng và tương thích lẫn nhau như: Apache, PHP (tạo môi trường chạy các tập tin
script *.php), MySQL (hệ quản trị dữ liệu mysql) (13).

10


Hình 2.2 Giao diện XAMPP

11


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
3.1. CHỨC NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
3.1.1. Khách hàng
a. Đăng ký
- Chức năng này cho phép khách hàng đăng ký làm thành viên của website
- Thông tin gồm: Tên đăng nhập, mật khẩu, họ tên, điện thoại, địa chỉ, email
- Xử lý: Khách hàng phải nhập đầy đủ các thông tin yêu cầu. Sau khi nhấn nút

đăng ký, trang web sẽ kiểm tra tài khoản có hợp lệ hay khơng. Nếu khơng hợp lệ thì
yêu cầu đăng ký lại, nếu hợp lệ thì khách hàng sẽ trở thành viên của website. Thông tin
khách hàng được lưu lại trong database
b. Đăng nhập
- Chức năng này cho phép khách hàng đăng nhập vào website với điều kiện
khách hàng đã là thành viên của website
- Các thông tin yêu cầu: Tên đăng nhập và mật khẩu
- Xử lý: Nếu khách hàng nhập đúng tên đăng nhập và mật khẩu thì sẽ login thành
cơng vào website. Nếu khách hàng nhập sai thì yêu cầu nhập lại.
c. Tìm kiếm
- Chức năng này cho phép khách hàng tìm ra sản phẩm mà mình muốn mua
- Thơng tin u cầu: Tên sản phẩm
- Xử lý: Khi nhập vào tên sản phẩm và bấm tìm kiếm, website sẽ tìm trong
database xem sản phẩm có tồn tại hay khơng. Nếu có thì thơng tin sản phẩm sẽ được
hiển thị lên cho khách hàng, nếu khơng có thì thơng báo sản phẩm khơng tồn tại
d. Mua
- Chức năng này cho phép khách hàng đặt mua sản phẩm thông qua website
- Điều kiện yêu cầu: Khách hàng đã là thành viên của website. Nếu không phải là
thành viên thì phải cung cấp đầy đủ các thông tin như họ tên, số điện thoại, địa chỉ,
email
- Xử lý: Khách hàng muốn mua sản phẩm nào chỉ cần chọn sản phẩm và bấm nút
đặt mua. Website sẽ kiểm tra xem sản phẩm đó có cịn hay khơng. Nếu khơng thì
thơng báo cho khách hàng. Nếu cịn thì website lấy thông tin của khách hàng và tạo ra
một đơn hàng. Khách hàng chọn xác nhận, website thông báo đặt hàng thành cơng
- Ngồi các chức năng trên, khách hàng khi trở thành viên cịn có các chức năng:
thay đổi thông tin, thay đổi mật khẩu, liên hệ.
3.1.2. Quản trị viên
a. Đăng nhập
Chức năng này cũng giống như chức năng đăng nhập của khách hàng. Tuy nhiên
thông tin và quyền quản trị viên được tạo ra bởi người phát triển chứ không phải đăng

ký để trở thành quản trị viên như chức năng đăng ký trở thành viên như khách hàng.
b. Quản lý sản phẩm
Nhập sản phẩm
12


- Chức năng này cho phép người quản trị tạo ra một sản phẩm mới.
- Các thông tin của sản phẩm phải tương ứng với các thông tin yêu cầu trong cơ
sở dữ liệu.
- Xử lý: Khi nhập thông tin của sản phẩm. Website sẽ kiểm tra thơng tin đó có
hợp lệ hay khơng, nếu khơng thì thơng báo khơng hợp lệ và u cầu nhập lại. Nếu có
thì xác nhận thêm thành công. Sản phẩm sau khi thêm sẽ được gắn cho một id. Mỗi
sản phẩm có một id riêng biệt.
Sửa thông tin
- Chức năng này cho phép người quản trị thay đổi thông tin của một sản phẩm
- Xử lý: Sau khi chọn một sản phẩm để sửa và bấm chỉnh sửa, website sẽ hiển thị
các trường thông tin của sản phẩm lên. Người quản trị sẽ sửa thơng tin của sản phẩm
trực tiếp lên đó và bấm nút cập nhật. Website sẽ kiểm tra xem sản phẩm cập nhật có
hợp lệ khơng. Nếu khơng thì thơng báo và yêu cầu cập nhật lại. Nếu đã hợp lệ thì
thơng tin của sản phẩm trong database sẽ được cập nhật và thông báo cho khách hàng
đã cập nhật thành cơng.
Xóa sản phẩm
- Chức năng này cho phép người quản trị xóa bỏ một sản phẩm ra khỏi website
- Xử lý: Người quản trị chọn sản phẩm và bấm xóa sản phẩm. Website sẽ truy
cập đến database và xóa sản phẩm đó ra khỏi database
c. Quản lý khách hàng
Xem thơng tin khách hàng
- Chức năng này cho phép người quản trị xem thông tin của khách hàng.
- Xử lý: Sau khi bấm chọn quản lý khách hàng. Website sẽ hiển thị một danh
sách tất cả khách hàng có trong hệ thống. Người quản trị có thể click chọn từng người

cụ thể để xem thơng tin của họ (trừ mật khẩu).
Xóa khách hàng
- Chức năng này cho phép người quản trị xóa bỏ tài khoản của khách hàng ra
khỏi website
- Xử lý: Sau khi bấm chọn quản lý khách hàng. Website sẽ hiển thị một danh
sách tất cả khách hàng có trong hệ thống.
d. Quản lý đơn hàng
Xác nhận đơn hàng
Sau khi khách hàng đã đặt mua sản phẩm, thông tin về đơn hàng đó sẽ được tạo
ra. Người quản trị sau khi liên lạc với khách hàng đặt mua để xác nhận thông tin. Sau
khi xác nhận với người đặt hàng, người quản trị có thể bấm chọn xác nhận đơn hàng.
Khi đó đơn hàng mới được thực hiện.
Hủy đơn hàng
Trong trường hợp xác minh với khách hàng mà khách hàng muốn hủy đơn hàng,
người quản trị cũng có thể chọn hủy đơn hàng.

13


3.1.3. Giải pháp
Sử dụng các ngơn ngữ lập trình và các công nghệ về web để tạo ra một website
đáp ứng đủ các chức năng cần thiết phục vụ cho việc mua bán online.
Các bước thực hiện:
a. Phân tích tổng quan về đề tài.
Giai đoạn này tìm hiểu về những vấn đề tổng quan của đề tài như lí do thực hiện,
mục tiêu đề tài, giới hạn và phạm vi của đề tài.
b. Phân tích thiết kế hệ thống.
 Khảo sát, tìm hiểu các quy trình, các nghiệp vụ cần phải xử lý trong trang web
và phải xử lý như thế nào.
 Xác định các tác nhân và các chức năng của website. Dùng công cụ Draw.io để

vẽ sơ đồ UML tương ứng với những tác nhân, các chức năng, các trạng thái đã xác
định được
c. Thiết kế cơ sở dữ liệu.
Giai đoạn này sử dụng công cụ Draw.io để xây dựng được các bảng dữ liệu có
trong website và các ràng buộc giữa chúng
d. Xây dựng giao diện trang web (Frontend)
Áp dụng ngôn ngữ Html, CSS, JavaScript, Bootstrap để xây dựng ra giao diện
trang web phía người dùng và giao diện trang quản trị viên của admin
e. Xây dựng các module của trang web (Backend)
Giai đoạn này dựa vào phần giao diện đã thực hiện. Áp dụng ngôn ngữ PHP và
cơ sở dữ liệu MySQL để xây dựng phần xử lí chức năng, nghiệp vụ cho trang web.
3.2. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
3.2.1. Sơ đồ tổng quát
Website gồm 2 tác nhân tương tác gồm:
- Khách hàng: Là người có nhu cầu mua sản phẩm, xem thơng tin sản phẩm. Sử
dụng những chức năng của mình để tương tác với hệ thống.
- Quản trị viên: Là người điều hành website có các chức năng như quản lý sản
phẩm, đơn hàng, tài khoản. Quản trị viên cịn có chức năng xem những bảng thống kê
doanh thu, hóa đơn, …

14


Hình 3.1: Sơ đồ use case tổng quát
3.2.2. Sơ đồ tuần tự
a. Chức năng đăng kí khách hàng
- Tác nhân: Khách hàng.
- Mô tả: cho phép khách hàng đăng ký trở thành viên của hệ thống.
- Luồng sự kiện:
 B1: Mở giao diện đăng ký.

 B2: Nhập đầy đủ thông tin.
 B3: Click “đăng ký”.
 B4: Hệ thống sẽ lấy thông tin từ giao diện.
 B5: Hệ thống kiểm tra thấy tài khoản đã tồn tại, trả về thông báo.
 B6: Hiển thị thông báo, người dùng nhập lại thông tin.
 B7: Hệ thống kiểm tra thấy tài khoản chưa tồn tại, lưu thông tin lên database.
 B8: Hệ thống trả về thông báo đăng ký thành công.
 B9: Hiển thị thông báo.

15


Hình 3.2: Biểu đồ tuần tự chức năng đăng kí
b. Chức năng đăng nhập
 Tác nhân: khách hàng, quản trị viên.
 Mô tả: Cho phép khách hàng và quản trị viên sử dụng tài khoản đã đăng ký để
đăng nhập vào hệ thống.
 Luồng sự kiện:
 B1: Mở giao diện đăng nhập.
 B2: Nhập thông tin.
 B3: click “đăng nhập”.
 B4: Hệ thống sẽ lấy thông tin từ giao diện.
 B5: Hệ thống kiểm tra thông tin vừa lấy được trên database.
 B6: Hệ thống kiểm tra thấy thông tin tài khoản sai, trả về thông báo.
 B7: Hiển thị thông báo, người dùng nhập lại thông tin.
 B8: Hệ thống kiểm tra thấy thông tin tài khoản đúng, cấp quyền truy cập cho
người dùng.
 B9: Đăng nhập thành công.

16



×