Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH HOẠT ĐỘNG CHẾ BIẾN MÓN ĂN TẠI BẾP BÁNH Ở KHÁCH SẠN MELIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.49 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH
----🙞🙞🙞🙞🙞----

BÀI THẢO LUẬN
Đề tài : Quản lý vận hành hoạt động chế biến món ăn tại bộ phận
bếp bánh
Giảng viên giảng dạy: Đỗ Cơng Ngun
Lớp học phần: 2113TSMG3311
Nhóm thực hiện: Nhóm 5

🙞🙞🙞Hà Nội, tháng 3 năm 2021🙞🙞


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

3

PHẦN I. LÝ THUYẾT

4

1. Khái quát hoạt động chế biến món ăn

4

2. Khái quát hoạt động chế biến món ăn tại bếp bánh

6


a. Sơ lược về bộ phận bếp bánh

6

b. Nguyên liệu và phụ gia trong bếp bánh

6

c. Dụng cụ, thiết bị trong bếp bánh:

9

d. Quy trình chế biến món ăn:

10

f.

14

Quản lý nhân viên:

g. Quản lý thực phẩm:

14

PHẦN II. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH HOẠT ĐỘNG CHẾ BIẾN MÓN
ĂN TẠI BẾP BÁNH Ở KHÁCH SẠN MELIA
15
1. Khái quát khách sạn Melia Hà Nội:


15

a. Sự ra đời của khách sạn Melia Hà Nội

15

b. Sự phát triển của khách sạn Melia Hà Nội

15

2. Tổng quan về bộ phận chế biến món ăn của khách sạn

16

a. Giới thiệu bộ phận chế biến món ăn của khách sạn Melia

16

b. Ẩm thực trong khách sạn

16

3. Quản lý điều hành hoạt động chế biến món ăn tại bếp bánh khách sạn Melia

18

4. Quản lý dụng cụ và tài sản

20


5. Quản lý nhân sự:

22

6. Quản lý về hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm trong bộ phận bếp bánh:

22

7. Xử lý các trường hợp phát sinh:

24

2


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay kinh tế xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống của con người
ngày càng được nâng cao, vì vậy các nhu cầu về ăn uống, nghỉ ngơi càng được chú trọng.
Nếu như trước đây, mong muốn của con người chỉ là ăn no mặc ấm, thì ngày nay lại
khơng đơn giản chỉ là như vậy, họ đòi hỏi cao hơn ở mức độ ăn ngon mặc đẹp. Ăn uống
lúc này không đơn giản chỉ là cung cấp thức ăn để nuôi sống bản thân, mà họ còn mong
muốn đi ăn như một trong những cách thức thư giãn, giải tỏa áp lực của công việc cũng
như trong cuộc sống, hơn thế nữa là tạo cơ hội cho mọi người gặp gỡ, giao tiếp. Nắm bắt
được điều đó các dịch vụ ăn uống ngày càng được mở ra và đầu tư một cách kỹ lưỡng
không chỉ về quy mơ mà cịn cả về chất lượng. Đây là một trong những nguyên nhân
khiến nhà hàng ra đời và trở thành một trong những lĩnh vực kinh doanh “hot” nhất hiện
nay.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng nhóm 05 chúng em tìm hiểu về đề tài
“Quản lý vận hành hoạt động chế biến món ăn tại bếp bánh”. Đề tài trên được nhóm 05

thực hiện với khách sạn Melia Hà Nội- một trong những khách sạn lớn bậc nhất tại thủ đô
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Đỗ Công Nguyên đã dạy và giúp chúng em
có được kiến thúc bổ ích để nghiên cứu về đề tài trên
Do còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm, kiến thức, nhóm 5 khơng thể tránh khỏi
những thiếu sót về mặt nội dung. Vì vậy, nhóm 5 rất mong được sự đóng góp, những lời
khuyên của thầy để bài thảo luận của chúng em trở nên hồn thiện hơn.
Nhóm 5 xin chân thành cảm ơn!

3


PHẦN I. LÝ THUYẾT
1. Khái quát hoạt động chế biến món ăn
a) Khái niệm: Là tồn bộ các thao tác của người chế biến trong q trình chế biến món
ăn nhằm xử lý nguyên liệu thành các bán thành phẩm, thành phẩm (sản phẩm ăn
uống) phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng.
Ví dụ: Hoạt động cắt thái, trang trí món ăn…
b) Chức năng, nhiệm vụ
- Chức năng:
●Sản xuất (tạo ra các sản phẩm ăn uống): Các hoạt động chế biến để tạo ra món ăn
gồm: chuẩn bị nguyên liệu, sơ chế, chế biến, trang trí, sản phẩm. Cơng việc
này phải đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an tồn thực phẩm, cơng thức, định
lượng, kỹ thuật chế biến,… nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng
●Hoạch toán chi phí, giá thành:
⮚Tính tốn chi phí ngun liệu cấu thành nên món ăn
⮚Tính tốn giá thành của món ăn
⮚Tính giá thực đơn
⮚Các chi phí khác: chế biến thử, giới thiệu sản phẩm
●Phối hợp trong các hoạt động tác nghiệp
⮚Phối hợp các khu vực của bộ phận chế biến món ăn (sơ chế, kho, bếp bánh, bếp

nguội, nhập hàng…)
⮚Phối hợp với các bộ phận khác (lễ tân, nhà hàng, nhân sự…)
⮚Phối hợp trực tiếp trong cung ứng các sự kiện liên quan tơi ăn uống
●Chức năng khác: quản trị nhân sự, cơ sở vật chất…
⮚Quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị( mua sắm, bảo quản, sử dụng,
bảo dưỡng..)
⮚Quản lý nhân sự: tuyển dụng, bố trí, đào tạo, giám sát,điều hành hoạt động tác
nghiệp..
4


-Nhiệm vụ:
●Xây dựng và điều chỉnh thực đơn


Nghiên cứu xây dựng thực đơn mới



Tìm hiểu nhu cầu khách để điều chỉnh thực đơn



Xây dựng thực đơn tiệc, thực đơn theo ngày, sự kiện



Hướng dẫn, đào tạo, chế biến…




Triển khai áp dụng thực đơn vào sản xuất kinh doanh

●Đảm bảo nguyên liệu đầu vào và bảo quản


Xây dựng tiêu chuẩn nguyên liệu



Lên kế hoạch nguyên liệu (mua, nhập, bảo quản…)



Triển khai nhập, bảo quản nguyên liệu



Kế hoạch sử dụng và sơ chế nghiên liệu



Xử lý các vấn đề phát sinh

●Tổ chức hoạt động sản xuất (cơ sở chế biến món ăn)
⮚ Tổ chức hoạt động sơ chế, chuẩn bị nguyên liệu
⮚ Chuẩn bị các hoạt động chế biến tại các bếp
⮚ Giám sát, kiểm tra các hoạt động của nhân viên bếp
⮚ Xử lý các phát sinh trong quá trình chế biến
●Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm



Đảm bảo tiêu chuẩn nguyên liệu đầu vào



Đảm bảo an toàn vệ sinh nhập, đảm bảo nguyên liệu



Đảm bảo an toàn vệ sinh trong sơ chế, chế biến và phục vụ



Đảm bảo an toàn vệ sinh trang thiết bị dụng cụ



Xử lý các sự cố phát sinh

●Đảm bảo an toàn lao động và phịng chống cháy nổ
⮚Đảm bảo an tồn về phịng chống cháy nổ
⮚Cung cấp kiến thức về an toàn lao động

5


⮚Tuân thủ nguyên tắc trong sử dụng trang thiết bị đảm bảo an tồn trong sử
dụng cơng cụ lao động



Sử lý các sự cố, tình huống phát sinh

c) Cơ cấu tổ chức
-

Tùy vào từng khách sạn mà có cơ cấu tổ chức khác nhau

-

Cơ cấu tổ chức của bộ phận chế biến món ăn tại khách sạn 4-5 sao:

2. Khái quát hoạt động chế biến món ăn tại bếp bánh
a. Sơ lược về bộ phận bếp bánh
-

Bếp bánh là nơi chế biến ra các sản phẩm là bánh mỳ, các loại bánh ngọt, bánh
nướng….

b. Nguyên liệu và phụ gia trong bếp bánh

6


-

Nguyên liệu: Nguyên liệu làm bánh vô cùng phong phú và đa dạng. Thật khó có
thể thống kê ra tất cả có bao nhiêu nguyên liệu có thể tạo nên những chiếc bánh
thơm ngon. Mỗi loại bánh người ta sử dụng các loại nguyên liệu khác nhau, cách
dùng cũng khác nhau. Các nguyên liệu phổ biến dùng để chế biến các loại bánh

trong bộ phận bếp bánh là:

-

Bột mì: có các loại bột mì phổ biến:
● Bột mì đa dụng (all purpose flour): được sử dụng cho rất nhiều loại bánh như
bánh ngọt ga-tô (cake), bánh quy (cookies), bánh mỳ (breads)…
● Bột mì mịn (cake flour) thường có thêm một phần tinh bột để tăng độ mềm
cho bột, được dùng cho các loại bánh bơng lan, ga to.
● Bột mì dai (bread flour) chứa nhiều gluten tạo độ dai cho bánh khi trộn bột
với nước, thường dùng làm bánh mì. Đây cũng là nguyên liệu làm bánh trung
thu được nhiều người sử dụng làm vỏ bánh nướng.
● Bột mì nở (self rasing flour) được tạo nên từ các thành phần gồm bột mì, bột
nở và muối, có tác dụng làm nở bánh

- Tiếp theo là bột gạo gồm có


Bột gạo nếp: được làm từ gạo nếp được dung phổ biến cho các loại bánh

truyền thống như bánh trôi, bánh rán…
● Bột gạo tẻ: được làm từ gạo tẻ, dùng để chế biến bánh cuốn, bánh đúc, bánh
giò....
- Về trứng: Là nguyên liệu làm bánh không thể thiếu, được sử dụng trong nhiều cơng
thức làm bánh. Trứng có vai trị như chất kết dính trong cấu trúc bánh, tạo độ bơng xốp
hoặc tăng cường độ ẩm trong bánh, giúp bánh có màu vàng hấp dẫn và tăng giá trị dinh
dưỡng cho bánh. Tùy theo từng loại bánh mà bạn sử dụng lòng đỏ trứng, lòng trắng trứng
hay cả quả. Thường sử dụng trứng gà trong làm bánh.
- Các loại bơ: Bơ là nguyên liệu giúp cho bánh tăng độ béo, ngậy và thơm hơn


7


● Bơ thực vật: là loại bơ thích hợp cho người ăn kiêng, trong nhiều trường hợp
có thể dùng thay thế cho bơ động vật
● Bơ động vật: gồm bơ nhạt và bơ mặn, khi chế biến thương sử dụng bơ nhạt vì
bơ mặn có hàm lượng muối khá cao
- Kem tươi:
● Whipping cream: Là loại kem tươi có độ béo cao (>35%), tương tự kem tươi ở
dạng lỏng, được dùng để đánh bơng lên và trang trí mặt bánh hoặc làm bánh
pudding, mousse, cheesecake…
● Topping cream: à loại kem tươi có ít chất béo hơn và có sẵn đường, hay dùng
để trang trí bánh và ít bị chảy hơn Whipping cream.
- Đường: Tùy vào từng chiếc bánh khác nhau mà đường có các cơng dụng khác nhau
như: tạo vị ngọt, mùi thơm cho bánh, tạo độ mềm mịn cho kết cấu của bánh, tạo màu sắc
vàng đẹp cho vỏ bánh, giữ ẩm cho bánh, giúp bánh giữ được chất lượng lâu hơn… Các
loại đường phổ biến: đường nâu, đường kính, đường xay…
- Đồ trang trí bánh: Đồ trang trí bánh là nguyên liệu làm bánh phong phú và đa dạng
nhất trong các loại nguyên liệu như cốm nhiều màu, đường icing, fondant… là các loại
nguyên liệu cơ bản hay được dùng trang trí cùng topping kem.
- Về chất phụ gia: Là những chất tự nhiên hoặc hóa học khi thêm vào thực phẩm làm
tăng thêm gí trị dinh dưỡng, kéo dài thời gian bảo quản hoặc làm tăng tính cảm quan của
thực phẩm
● Phụ gia bảo quản: dùng trong sản xuất bánh là phụ gia chống oxi hóa, có tác
dụng làm chậm sự ôi thiu của chất béo gây ra bởi q trình oxi hóa. Thường
được sử dụng để sản xuất bánh bích quy
● Hương liệu/tinh dầu: giúp cho bánh trở nên thơm và hấp dẫn hơn: tinh dầu
chuối, tinh dầu café, tinh dầu vani, hương hoa bưởi, hương hoa cam…

8



● Màu và bột màu thực phẩm: dùng để tạo màu cho bánh: bột lá nếp (với 100% lá
nếp dùng để tạo màu xanh tự nhiên, có mùi thơm nhẹ), bột củ dền, bột khoai
lang tím, bột gấc….
● Men/ phụ gia nhỏ: men tươi (được sử dụng để sản xuất ra các loại bánh mì lạt),
men khơ (thường được sử dụng cho các loại bánh mì) ….
c. Dụng cụ, thiết bị trong bếp bánh:
1. Lò nướng – Oven: là dụng cụ đóng vai trị quan trọng và khơng thể thiếu trong
các bếp làm bánh.
2. Dụng cụ đánh trứng: bao gồm
● Phới lồng - Whisk: dùng trộn bột, đánh tan trứng và các nguyên liệu làm bánh
khác
● Máy đánh trứng - Electric mixer: có 2 loại là: máy đánh trứng cầm tay (hand
mixer) đi kèm 2 que đánh trứng và 2 que xoắn để nhồi bột; và máy đánh trứng
để bàn (stand mixer) có cơng suất cao hơn máy cầm tay do đó giúp nhồi bột
nhanh và dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian hơn.
3. Cân điện tử/Cân nhà bếp – Kitchen scale: Để đảm bảo chiếc bánh ngon, hoàn
chỉnh và chuẩn vị, bắt buộc phải làm đúng theo công thức, tức chính xác từng tỉ lệ và liều
lượng. Trong bộ phận bếp bánh của Khách sạn Melia, họ thường sử dụng cân điện tử vì
có mức cân được chia nhỏ nhất có thể, dễ dàng cân đo các lượng bột, đường hợp lí cho
từng món bánh
4. Bộ thìa, cốc đong: Bao gồm thìa nhỏ/thìa cà phê (teaspoon), thìa lớn/thìa canh
(tablespoon), thìa đong (measuring spoon) để đong những nguyên liệu nhỏ như bột nở,
vani; cốc đong (measuring cups) để đong chất lỏng như sữa, nước… Sử dụng bộ dụng cụ
này kết hợp với cân điện tử giúp đảm bảo nguyên liệu được đong chính xác hơn.
5. Rây bột – Sieve: Dùng rây đều các nguyên liệu như bột, đường… bị vón cục.
6. Phới trộn bột – Spatula: Có hình dạng giống chiếc xẻng, được làm bằng nhựa tốt
9



hoặc silicon giúp trộn bột, phết kem, vét thành/đáy âu sạch và gọn hơn, tiết kiệm thời
gian và nguyên liệu; gồm 2 loại là thìa spatula cán nhựa và thìa spatula đúc.
7. Khn bánh – Cake pan: Có khn liền nhiều lỗ và khuôn rời, được làm bằng kim
loại hoặc silicon; giúp bánh thành phẩm có hình dạng đều, vng vức và đẹp mắt hơn.
8. Khn trịn đế rời: Dùng làm bánh gato, giúp lấy bánh ra dễ dàng vì có đế rời; có
nhiều kích thước với đường kính khác nhau nhưng thơng dụng nhất vẫn là khn có
đường kính cỡ 20cm.
9. Khn chữ nhật: Có thể dùng như khay nướng bánh cuộn, khay nướng cookies,
su kem, khay đựng nước với bánh cần nướng cách thủy như bánh flan…
10. Găng tay cách nhiệt – Oven mitts: Giúp bảo vệ đôi tay khỏi sức nóng của nhiệt
độ. Găng tay cách nhiệt tốt sẽ giúp lấy bánh ra dễ dàng, nhanh chóng và an tồn hơn,
tránh vì nóng q mà làm rơi bánh ra ngoài hay xuống đất gây hư hỏng.
11. Giấy bạc – Kitchen foil: Giấy bạc giúp truyền nhiệt cho đồ nướng mà không làm
cháy bề mặt, giúp mặt bánh không bị vàng quá hoặc gần thanh nhiệt gây nứt mặt bánh,
bánh chín mềm và khơng bị khơ.
12. Giấy nướng – Parchment paper: Giấy nướng giúp bánh khơng bị dính vào khuôn
để lấy ra dễ dàng.
13. Cốc giấy – Cupcakes: Dùng nhiều khi làm bánh cupcakes hay muffins, là loại
dùng 1 lần, vừa giúp bóc bánh dễ dàng vừa trang trí bánh đẹp mắt.
14. Túi bắt kem: Dùng trang trí bánh, được cắt đầu túi nhỏ để viết chữ hoặc cắt to
hơn để bắt kem tròn; nên dùng túi bắt kem dùng 1 lần để đảm bảo vệ sinh và chất lượng
kem.
15. Đui sao bắt kem: Giúp tạo nên hình thù đẹp mắt.
Ngồi ra cịn có những dụng cụ chun dụng khác như bàn xoay (cake turntable);
âu trộn bột (mixing bowl); khay nướng (baking sheet); cây cán bột (rolling pin)…
10


d. Quy trình chế biến món ăn:


11


e. Vệ sinh dụng cụ bếp ăn:
Thức
đệm
1. Làmliệu
vệ phụ
sinh bếp trong
mỗi caliệu
làmchính
việc: Các đầu Gia
bếp,vịphụ bếp cần
linh
hoạt làm
Nguyên
Nguyên
vệ sinh kịp thời những dụng cụ, khu vực sau đây trong mỗi ca làm việc khi cần:
● Các dụng cụ nướng.
● Làm sạch khu vực nấu ăn,
Sơkhu
chế vực sơ chế và cả khu vực chuẩn bị nguyên liệu
tại mọi thời điểm.
● Thay thế ngay những chiếc thớt bị xước quá nhiều vì vi khuẩn sẽ phát sinh
Xử lýxước.
cụ thể
hoặc bám lại trên các rãnh
● Thay nước vệ sinh và giẻ lau chùi ngay sau khi làm vệ sinh tại 1 khu vực hay
1 dụng cụ nhất định.

Chếthùng
biến rác luôn rỗng và được làm sạch.
● Luôn đảm bảo rằng những
2. Làm vệ sinh bếp sau mỗi ca làm việc: Để khu vực bếp sạch đạt chuẩn, các đầu
bếp, phụ bếp cần thống nhất Hồn
kế hoạch
có biểu
chỉnhvàmón
ăn đồ một thời gian cụ thể để xử lý các
mục sau trong ca làm việc (ca sáng, ca chiều, ca tối), đảm bảo khơng có khoảng cách về
độ sạch giữa các ca:
● Làm sạch nồi chiên

Thành phẩm

● Chải sạch vỉ nướng
● Khử trùng dụng cụ bếp
● Làm sạch tất cả giẻ lau chùi
● Làm sạch và khử trùng tạp dề, đồng phục đầu bếp
● Rửa và vệ sinh tất cả các bề mặt của thớt, mặt bàn, dây chuyền, bảng chuẩn
bị…
● Luôn đảm bảo bàn trống và sạch
● Bọc tất cả các thực phẩm trong ngăn mát tiếp cận với bọc nhựa
● Giặt sạch thảm sàn
● Làm vệ sinh tủ lạnh
● Quét và lau sàn nhà bếp sạch sẽ
12


3. Làm vệ sinh bếp hàng ngày: Bếp cần đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh sau mỗi cuối

ngày để phục vụ cho ngày làm việc tiếp theo. Do đó, vào cuối ngày (ca tối), nhân viên
bếp cần đảm bảo làm vệ sinh bếp gồm các công việc:
● Làm sạch mỡ bám trên các bề mặt như bếp nấu, tường, kẽ tường, sàn nhà…
● Thay lót giấy bạc của vỉ nướng
● Rửa dụng cụ mở hộp
● Cho chạy hệ thống hút mùi trong bếp
4. Làm vệ sinh bếp hàng tuần: Các đầu bếp có thể linh hoạt sắp xếp và luân chuyển
nhiệm vụ làm vệ sinh các thiết bị sau trong tuần để lượng công việc phụ (làm vệ sinh
bếp) của mỗi ca gần như cơng bằng nhất có thể:
● Làm vệ sinh các tủ đơng lạnh
● Làm sạch lị nướng bánh mì
● Mài sắc lại các loại dao
● Làm sạch, thơng cống thốt nước bằng cách sử dụng chất tẩy rửa phù hợp
5. Làm vệ sinh bếp hàng tháng: Tương tự như làm vệ sinh bếp hàng tuần, những
công việc cần làm vệ sinh hàng tháng trong bếp cũng cần được lên danh sách cụ thể và
sắp xếp, phân công cho nhau để chia sẻ gánh nặng cũng như đảm bảo khối lượng công
việc phụ của mỗi ca gần như cơng bằng:
● Làm vệ sinh, nhất là vị trí phía sau thiết bị lị nướng
● Làm trống và vệ sinh máy làm đá
● Hiệu chỉnh lò nướng, nhiệt kế
● Làm sạch tường (nhất là kẽ tường) và trần nhà
● Làm sạch khu vực bảo quản đồ khô
● Kiểm tra và đặt lại bộ dụng cụ sơ cứu (nếu cần)
● Cập nhật bảng dữ liệu an toàn vật liệu của bếp, chú ý phác thảo cách sử dụng
an toàn các loại hóa chất trong nhà hàng

13


6. Làm vệ sinh bếp hàng năm: Những công việc sau đây tuy có số lần thực hiện ít

nhưng đóng vai trị quan trọng đảm bảo khu bếp ln sạch và an toàn:
● Kiểm tra hệ thống báo cháy, chữa cháy
● Kiểm tra các bình chữa cháy 2 lần/ năm
● Làm sạch đèn hoa tiêu trên các thiết bị bếp gas
f. Quản lý nhân viên:
Chịu trách nhiệm quản lý nhân viên khu bếp. Cơng việc này địi hỏi quản lý bếp
bánh phải có kỹ năng quản lý, lãnh đạo, tổ chức, điều phối và phân bổ công việc
hợp lý đảm bảo hiệu quả làm việc. Với những nhân viên mới, quản lý bếp bánh
đóng vai trị là người hướng dẫn, đào tạo những nhân viên này làm quen với môi
trường mới.
g. Quản lý thực phẩm:
Đảm bảo cho quá trình chế biến, phục vụ liên tục gồm:
-

Phân loại thực phẩm đã nhập, sắp xếp thực phẩm ngăn nắp, hợp lý và thuận tiện.

-

Thường xuyên kiểm tra thực phẩm trong kho, đảm bảo vệ sinh khu vực kho…

-

Kiểm soát thực phẩm:
● Kiểm soát đầu vào: mua hàng, nhập hàng.
● Kiểm soát trong q trình dự trữ, bảo quản.
● Kiểm sốt trong q trình xuất hàng, chế biến.

-

Bảo quản thực phẩm:

● Bảo quản trong điều kiện bình thường.
● Bảo quản ở nhiệt độ thấp: gồm bảo quản lạnh và đông lạnh.
● Bảo quản bằng các phương pháp khác: xử lý nhiệt, dùng hóa chất,…

14


PHẦN II. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH HOẠT ĐỘNG CHẾ BIẾN
MÓN ĂN TẠI BẾP BÁNH Ở KHÁCH SẠN MELIA
1. Khái quát khách sạn Melia Hà Nội:
a. Sự ra đời của khách sạn Melia Hà Nội
Tiền thân là nhà máy chế tạo điện cơ (CTAMAD) liên doanh với công ty S.A.S
Trading Thais Lan. Hiện nay là S.A.S- CTAMAD do tập đồn Sol Melia quản lý. Ơng
Gabriel Escarrer- Chủ tịch công ty là người sáng lập công ty tại Tây Ban Nha vào năm
1956. Ngày nay Sol Melia có mặt tài 33 nước và hơn 400 khách sạn.
b. Sự phát triển của khách sạn Melia Hà Nội
Được hình thành vào ngày 6/1/1999 và cũng là ngày khách sạn đón những vị
khách du lịch đầu tiên. Khách sạn Melia có diện tích 3.800m 2 với bố cục gồm hai tồ nhà.
Một là khu văn phịng (Tồ nhà trung tâm) dành cho các tơng ty đến th làm văn phịng
đại diện. Một toà là khu dành cho khách lưu trú và giải trí cùng các dịch vụ bổ sung. Với
đội ngũ nhân viên lên tới 300 nguời. Khách sạn mới đầu mở cửa là 150 phòng. Sang giai
đoạn 2, khách sạn mở phần còn lại. Tồng cộng là 306 phòng. Khách sạn được xây dựng
21 tầng và được thiết kế với sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc và chất liệu cùng với thiết
kế hiện đại và tiện lợi tạo cho các phịng của khách sạn có sự độc đáo và mang nét đặc
trưng riêng của khách sạn. Khách sạn có 6 thang máy dành cho khách và 2 thang máy
dành cho nhân viên phục vụ. Đặc biệt khách sạn Melia có một phịng đại tiệc “Ballroom”
lớn, khơng có cột chống, với thiết bị âm thanh và ánh sáng hiện đại, có sứa chứa 1200
người ngồi họp và 720 người ngồi ăn. Phịng đại tiệc này cũng có thể ngăn ra làm 3
phịng nhỏ có tiền sảnh và khu trưng bày. Khách sạn có 7 phịng họp, hội nghị lớn nhỏ
khác nhau, được đặt ở tầng 1 và tầng 2 của khách sạn. Khu vực để xe gồm 5 tầng có sức

chưa 250 xe, đặc biệt ở sân thượng được xây dựng 1 sân bay giành cho máy bay bay lên
thẳng.
c. Sự phát triển dịch vụ ăn uống- đại tiệc
- Khách sạn Melia Hà Nội có nhà hàng Elpatio nằm ở tiền sảnh. Đây là khu vực
chính phụ vụ ăn uống cả ngày. Các món ăn gồm những thực đơn sáng tạo và Buffet cho
bữa trưa, sáng thay đổi hàng ngày.
15


- Nhà hàng được bài trí trong một hình thể tự do chia thành 3 phần. Một bầu khơng
khí như ở ngoài trời được tạo ra trong nhà hàng bởi các cây chuối lớn được trang trí ở
trung tâm nhà hàng. Nhà hàng có sức chứa 165 người ngồi ăn. Thời gian phục vụ khách
từ 6 giờ đến nửa đêm.
- Nhà hàng Lotus (Hoa sen) – Nhà hàng Thái/ Trung Quốc, nằm ở tầng 1 và khách
có thể đến bằng thang cuốn hoặc thang bộ từ sảnh. Đây là một nhà hàng Thái/ Trung
Quốc cao cấp với những món ăn Thái Lan, Quảng Đơng, Tứ Xun… Khách có thể đến
ăn ở nhà hàng hay tổ chức sự kiện, tiệc ở 1 trong 7 phòng riêng.
- Khách sạn Melia Hà Nội đã phát huy được thế mạnh của mình là khách sạn có
phịng đại tiệc được coi là lớn nhất. Do đó đã thu hút được khách đến đặt tiệc, hội nghị,
hội thảo, các triển lãm, vũ hội và các loại tiệc khác.
2. Tổng quan về bộ phận chế biến món ăn của khách sạn
a. Giới thiệu bộ phận chế biến món ăn của khách sạn Melia
- Bộ phận chế biến món ăn của là bộ phận quan trọng trong khách sạn nói chung và
khu vực nhà hàng, quầy bar nói riêng; có nhiệm vụ chế biến các sản phẩm ăn uống, đáp
ứng nhu cầu của khách hàng. Hay còn gọi là bộ phận bếp/ Bộ phận chế biến…
- Hoạt động chế biến món ăn của Khách sạn là các thao tác của người chế biến
trong q trình chế biến món ăn nhằm xử lý nguyên liệu thành các bán thành phẩm, thành
phẩm (sản phẩm ăn uống) phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng
- Khách sạn có nhiều món ăn như món ăn Việt Nam, món ăn Âu, món ăn Á, món ăn
Trung Quốc, món ăn Nhật, món ăn Ấn Độ...

- Phương pháp chế biến món ăn của Melia Hotel rất đa dạng: Phương pháp chế biến
bằng nhiệt, phương pháp chế biến bằng vi sinh, phương pháp chế biến bằng tác động cơ
học, sử dụng lị vi sóng...
- Các bếp tại khách sạn như: Bếp nóng, bếp nguội, bếp bánh...
b. Ẩm thực trong khách sạn
-

Nhà hàng El Patio
Được thiết kế theo phong cách Địa Trung Hải, nhà hàng El Patio phục vụ cả ngày,

đem lại cho mảnh đất Hà thành duyên dáng một trải nghiệm ẩm thực vô cùng phong phú.
16


Các bữa sáng, trưa và tối được phục vụ theo phong cách buffet, kết hợp giữa ẩm thực
quốc tế và những món ăn địa phương đậm chất Việt Nam. El Patio là điểm đến hồn hảo
giành cho gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, nơi tất cả mọi người có thể thưởng thức
những bữa tiệc buffet theo chủ đề hoành tráng đồng thời đắm mình tại thiên đường của
các món tráng miệng cơng phu.
● Vị trí: Tầng sảnh khách sạn
● Thực đơn: ẩm thực Á-Âu và buffet
● Thời gian phục vụ:
⮚ Bữa sáng: 06:00-10:30.
⮚ Bữa trưa: 12:00-14:30
⮚ Bữa tối: 18:00-23:59
-

Nhà hàng El Oriental
El Oriental phục vụ những món ăn đặc sắc nhất của Việt Nam và Thái Lan. Hãy


thưởng thức những phong cách nấu ăn khác nhau của vùng đất trù phú này với tất cả các
món ăn hấp dẫn không thể cưỡng lại được trong thực đơn ngay tại trung tâm Hà Nội. El
Oriental cịn có ‘Phịng Lotus’ riêng để phục vụ những dịp đặc biệt và các sự kiện riêng
tư.
● Thực đơn: món ăn Việt Nam và Thái Lan
● Thời gian phục vụ:
⮚ Trưa: 11h30 – 14h
⮚ Tối: 17h30 – 22h
-

Nhà hàng Melia Deli
● Thời gian phục vụ: 8h-21h

Quầy bánh Meliá Deli ở tầng sảnh ngay trước nhà hàng El patio và dưới cầu thang bộ dẫn
lên nhà hàng Lotus. Tại đây có rất nhiều loại bánh tươi, bánh ngọt và bánh ga-tơ. Đây là
sự lựa chọn hồn hảo cho những bữa sáng nhanh, bữa đệm buổi chiều hoặc mua mang đi.
● Thực đơn: Đồ ăn sẵn, bánh nướng, đồ tráng miệng và bánh ngọt
-

Nhà hàng Cava Lounge
17


Là nơi hoàn hảo để thư giãn và thưởng thức những ly cocktail thời thượng, các loại
thượng hạng quốc tế và các món ăn nhẹ. Cava Lounge là địa điểm hoàn hảo để gặp gỡ
bạn bè và đối tác kinh doanh.
● Thực đơn: Đồ uống trái cây, cà phê, đồ giải khát, rượu
3. Quản lý điều hành hoạt động chế biến món ăn tại bếp bánh khách sạn Melia
-


Lập kế hoạch chế biến món ăn

● Dự báo nhu cầu: bộ phận bếp kết hợp với bộ phận phân tích dự đoán nhu cầu của
khách hàng để dự đoán về nhu cầu sử dụng của khách hàng trong tuong lai
● Xây dựng thực đơn: Phối hợp với các bộ phận bếp liên quan, bộ phận lễ tân để
nắm được số lượng khách đặt, sau đó xây dựng thực đơn các món bánh và món
tráng miệng đáp ứng yêu cầu của khách trong nhà hàng, khách sạn. Khách sạn
Melia luôn lên kế hoạch thay đổi các loại bánh trong menu buffet để tránh gây
nhàm chán, nâng cao chất lượng và số lượng bánh phục vụ trong khách sạn. Tổ
trưởng bếp bánh luôn tạo ra những món bánh mới để đưa vào menu phục vụ thu
hút khách hàng
● Lập kế hoạch biến món ăn:Sau khi xây dựng thực đơn, bộ phận chế biến sẽ vạch ra
những công việc cần làm cụ thể một cách có hệ thống, phù hợp với tiêu chuẩn của
khách sạn Melia Hanoi đề ra, phân bổ thời gian và nguồn lực để đem lại lợi ích lớn
nhất cho bộ phận chế biến. Cụ thể trong từng loại hoạt động sẽ có sự phân bổ khác
nhau. Kế hoạch cho bữa tiệc trong khách sạn tại bộ phận bếp bánh như sau
ST

Công việc

T
1

Người/bộ phận phụ Thời gian

Yêu cầu

Ghi

trách

Kế

chú

hoạch Quản lý bếp bánh và Trước khi tiệc Đúng đủ, đảm

nguyên liệu

bộ phận thu mua

diễn ra 4 ngày

bảo

chất

lượng
2

Kế

hoạch Quản lý bếp bánh và Trước khi tiệc Nhân

nhân sự

bộ phận nhân sự

diễn ra 4 ngày

thời vụ


viên 2-3
nhân
viên
18


3

Kế

hoạch Quản lý bếp bánh và Trước khi tiệc Dự trù thêm

dụng cụ

bộ phận tạp vụ

diễn

ra

một dụng cụ

ngày
4



chế Nhân viên bếp và bộ Xong trước khi Đúng đủ


nguyên liệu
5

Quy

phận sơ chế

chế biến 1 ngày

trình Bếp phó, nhân viên Trước thời gian Đúng đủ

phục vụ

và bộ phận nhà hàng

diễn ra bữa tiệc
1 ngày

Ngồi ra cịn lập các kế hoạch cho ngày, tuần, tháng, kế hoạch cho tiệc ngòai khách sạn
-

Điều hành và giám sát các hoạt động chế biến tại bếp bánh

● Nhập và mua nguyên liệu: bộ phận bếp bánh sẽ phối hợp với bộ phận thu mua
giám sát phiếu u cầu, thơng tin mua ngun liệu, quy trình mua, nhập hàng,
kiểm soát số lượng và chất lượng nguyên liệu đầu vào, đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm. Như đối với thực phẩm khô, gia vị, các loại kem phải rõ xuất xứ, cịn
hạn sử dụng, đói với củ, quả cần đảm bảo tươi, không bị héo úa. Nếu ngun liệu
khơng đạt u cầu thì quản lý bếp bánh sẽ lập biên bản, trả lại hàng về bộ phận thu
mua. luân chuyển sử dụng thực phẩm theo nguyên tắc: cũ dùng trước, mới dùng

sau
● Bảo quản nguyên liệu: Việc ô nhiễm trong không gian bếp, bảo quản không đúng
cách khơng chỉ làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của khách sạn mà còn gây hại cho
sức khỏe của khách hàng, ảnh hưởng đến hương vị món ăn. Sau khi đưa vào bếp,
thực phẩm sẽ được phân loại, bảo quản đúng cách. Để đảm bảo nguyên liệu chất
lượng, an toàn thì tổ trưởng chính là người kiểm sốt 100% ngun liệu đầu vào
và theo dõi tình hình sử dụng nguyên liệu mới.
● Sơ chế thực phẩm: bếp bánh sẽ gửi thông tin, yêu cầu tới bộ phận sơ chế về
nguyên liệu thực phẩm cần sơ chế. Bộ phận sơ chế sẽ thưc hiện các công việc tiêu
chuẩn theo kế hoạch chung của bộ phận bếp bánh.

19


● Chế biến các loại bánh: Căn cứ vào thực đơn và số lượng đơn khách đặt,quản lý
bếp bánh định lượng yêu cầu thủ kho xuất hàng và chỉ đạo, giám sát các bếp chính
chế biến theo thực đơn của khách, tổ trưởng bêp bánh sẽ đồng thời theo dõi quy
trình làm việc của nhân viên và kiểm duyệt chất lượng bánh đầu ra phải đạt được
những tiêu chuẩn, chất lượng để ra của khách sạn. Khác với các tiệm bánh nhỏ,
bếp khách sạn phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về cả ngoại hình thật đẳng cấp,
bắt mắt vừa đẩm bảo chất lượng tốt
● Tiến hành phục vụ: sau khi hồn thành món ăn, bộ phận bếp bánh sẽ phối hợp với
các bộ phận bếp liên quan, bộ phận nhà hàng, bộ phận buống để nắm bắt được quy
mơ lượng khách, nhu cầu để thực hiện quy trình phục vụ tùy theo yêu cầu của
khách, hướng dẫn nhân viên về đặc điểm món ăn, tiếp nhận phản ánh của khách
hàng để phản hồi, thỏa mãn nhu cầu của khách.
-

Đánh giá, điều chỉnh thực hiện công việc


● Đánh giá thực hiện công việc: sau khi kết thúc công việc, bộ phận bếp bánh sẽ họp
lại đo lường một cách hệ thống, chính thức và cơng khai kết quả thực hiện công
việc so với tiêu chuẩn mà khách sạn đã đề ra như thời gian thực hiện công việc, số
lượng người thực hiện cơng việc, quy trình thực hiện cơng việc, yêu cầu về sản
phẩm, tiêu chuẩn về con người, dụng cụ trang thiết bị liên quan đến hoạt đọng chế
biến của bộ phận bếp bánh
● Điều chỉnh thực hiện công việc: Sau khi đánh giá kết quả công việc, bộ phận bếp
bánh sẽ chỉnh sửa lại sai lệch trong hoạt đọng tác nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu
của khách hàng và mục tiêu của bộ phân bếp bánh. CỤ thể là trong hoạt động nhập
và bảo quản nguyên liệu, sơ chế ngun liệu, chế biến, trang trí món ăn, phối hợp
cung cấp, phục vụ món ăn, q trình bố trí và phân cơng việc
4. Quản lý dụng cụ và tài sản
Quản lý dụng cụ tài sản là quá trình quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, nhằm để
nắm bắt thông tin liên quan đến các công cụ cũng như bảo quản chúng. Việc quản lý
bao gồm:
20


-

Thực hiện việc lưu trữ và bảo quản các trang thiết bị dụng cụ phục vụ cho công
việc của bộ phận: Các loại dụng cụ cần được để đúng nơi quy định để được bảo
quản tốt nhất, dễ tìm khi cần thiết cũng như dễ phát hiện việc mất mát, thiếu hụt
dụng cụ tài sản. Cuối mỗi ngày làm việc, nhân viên của Khách sạn Melia đều phải
thực hiện công việc này để đảm bảo các trang thiết bị dụng cụ sẵn sàng sử dụng
cho hôm sau.

-

Kiểm tra và báo cáo số lượng tài sản và dụng cụ theo định kỳ: Đây là điều vô cùng

quan trọng trong việc quản lý dụng cụ, tài sản của các khách sạn. Ở khách sạn
Melia việc này được tiến hàng hàng tháng, nhân viên nhập trực tiếp trên phần
mềm quản lý trang thiết bị của khách sạn để tiện theo dõi và quản lý

-

Thường xun kiểm tra tình hình hoạt động, tính linh hoạt của các trang thiết bị,
dụng cụ và phân công nhân viên làm vệ sinh định kỳ
● Kiểm tra tình hình hoạt động, tính linh hoạt của các trang thiết bị, dụng cụ:
Việc này được giao cho nhân viên bộ phận kĩ thuật kiểm tra 3 tháng 1 lần.
Ngoài ra, nhân viên bộ phận bếp cũng có nhiệm vụ theo dõi sát sao các trang
thiết bị, khi có hiện tượng hư hỏng hay vấn đề gì thì báo ngay cho bộ phận kĩ
thuật để kịp thời tìm ra nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết
● Phân công nhân viên làm vệ sinh: cuối mỗi ca làm việc nhân viên sẽ thực hiên
việc vệ sinh các dụng cụ nhà bếp theo các bước như sau:
⮚ Công tác chuẩn bị
⮚ Tráng thực phẩm thừa
⮚ Ngâm dụng cụ trong bồn có pha nước tẩy
⮚ Tráng, rửa nước sạch
⮚ Để ráo – lau khô
⮚ Sắp xếp dụng cụ đúng nơi quy định

-

Giám sát việc sử dụng thiết bị và dụng cụ của nhân viên.

-

Lên danh sách mua mới các trang thiết bị, dụng cụ và trình cấp trên phê duyệt.


21


5. Quản lý nhân sự:
Quản lý nhân sự là việc rất quan trọng trong khâu quản lý của bếp bánh. Nhân sự là
lực lượng chủ chốt tạo ra những sản phẩm chất lượng cho Meliá Deli. Vì vậy việc
quản lý nhân sự cần phải hết sức chú ý và cẩn thận.
-

Sắp xếp và bố trí cơng việc cụ thể cho từng bộ phận: mỗi bộ phận đều nắm rõ vai
trò, nhiệm vụ của mình để đảm bảo vận hành nhà bếp hiệu quả và trơn tru nhất có
thể.

-

Đề xuất tuyển dụng nhân viên mới, tham gia kiểm tra, phỏng vấn và tuyển chọn
nhân viên mới: việc tuyển dụng nhân viên mới được chọn lọc kĩ càng, tìm ra
những ứng viên phù hợp có năng lực, trách nhiệm và có thể gắn bó lâu dài. Đánh
giá nhân viên thử việc: đây là một quá trình quan trọng để xem xét ứng viên có
thực sự phù hợp với Deli và được đánh giá một cách cẩn thận, tỉ mỉ, khách quan
và chính xác.

-

Thực hiện việc đào tạo quy trình làm việc tiêu chuẩn cho nhân viên mới của bộ
phận: trong một môi trường chuyên nghiệp như Meliá Deli thì nghiệp vụ của các
nhân viên cũng cần phải đáp ứng tiêu chuẩn của khách sạn. Quản lý có nhiệm vụ
đào tạo quy trình này cho nhân viên và đảm bảo mọi nhân viên nắm rõ.

-


Phối hợp lên kế hoạch tổ chức các chương trình huấn luyện, tập huấn nâng cao
nghiệp vụ cho nhân viên.

-

Định kỳ thực hiện việc đánh giá kết quả và năng lực nhân viên theo quy định của
khách sạn.

-

Tổ chức thực hiện theo các quy định về quản lý nhân sự của khách sạn.

6. Quản lý về hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm trong bộ phận bếp bánh:
a. Quản lý về hàng hóa:
Trong bộ phận bếp bánh của khách sạn Melia, để đảm bảo nguồn nguyên liệu
chất lượng, an tồn, quản lý bếp bánh chính là người quản lý 100% hàng hóa,
nguyên liệu đầu vào và theo dõi tình hình sử dụng nguyên liệu của nhân viên. Để

22


mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất, khách sạn Melia đã đảm bảo những tiêu
chuẩn trong khâu quản lý hàng hóa:
● Quản lý bếp bánh nhận phiếu yêu cầu mua hàng hóa, ngun vật liệu như:
bột mì, bơ, trứng, kem, yến mạch, baking powder, baking soda, muối,
đường, mật ong, sữa, hương liệu (siro), hoa quả tươi, hoa quả khô,…; kiểm
tra phiếu mua hàng và duyệt phiếu để mua hàng
● Trực tiếp kiểm tra hàng hóa, nguyên vật liệu mua vào về chất lượng, số
lượng.

● Nhận phiếu yêu cầu xuất hàng của nhân viên từ kho, kiểm tra số lượng
hàng tồn và kí vào phiếu xác nhận.
● Ghi chép đầy đủ hồ sơ, nhật ký của nhà bếp gồm các nội dung: nguồn gốc
xuất xứ của thực phẩm mua vào, mẫu lưu thức ăn đã chế biến, thực đơn, chi
phí, người cung cấp nguyên vật liệu cho nhà bếp
● Tổ chức các khu vực sắp xếp hàng hóa, nguyên vật liệu, bảo quản trong khu
vực có nhiệt độ thích hợp để đảm bảo chất lượng.
● Kiểm tra hàng ngày việc bảo quản, khu vực để nguyên vật liệu ít nhất 1
lần/ca.
● Đảm bảo đúng các nguyên tắc trong quá trình mua hàng, thanh toán, xuất
hàng.
● Ghi các biên bản hủy món hay hủy nguyên vật liệu đối với bếp và thực hiện
theo quy trình liên quan
● Thực hiện quản lý Foodcosting với các loại nguyên vật liệu của bộ phận
bếp bánh theo chỉ tiêu của nhà hàng, đảm bảo hợp lý và tiết kiệm chi phí.
c. Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm:
Quản lý, tổ trưởng cũng như tất cả nhân viên trong bộ phận khách sạn Melia
luôn tuân thủ những quy tắc về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chẳng hạn như:
● Đối vơi nhà bếp:
⮚ Vị trí bếp bánh đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường, cách biệt với nhà
vệ sinh và các nguồn ô nhiễm khác
23


⮚ Khu vực chế biến, kho bảo quản sạch sẽ, thống mát, khơng thấm nước và
dễ lau chùi cọ rửa.
⮚ Khu vực bếp bánh có đủ nước sạch để đảm bảo quá trình chế biến, vệ sinh
dụng cụ
● Đối với nhân viên:
⮚ Nhân viên được khám sức khỏe trước khi tuyển dụng và khám sức khỏe

định kì hàng năm. Những người bị bệnh ngoài da, bệnh truyền nhiễm sẽ
tạm thời được nghỉ việc cho tới khi điều trị khỏi.
⮚ Mọi nhân viên được đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi chế biến,
phục vụ: móng tay cắt ngắn, đeo tạp dề, nón bếp, rửa tay bằng xà phịng,…
⮚ Nhân viên tại bộ phận chế biến không được ăn uống, nhai kẹo cao su và hút
thuốc trong bếp.
● Đối với việc bảo quản nguyên vật liệu:
Việc cất giữ, bảo quản thực phẩm đúng cách cũng rất quan trọng bởi chất lượng
của thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị của món ăn
⮚ Sau khi nhập vào bếp, thực phẩm được phân loại: thực phẩm chín như bơ,
sữa và thực phẩm sống như trứng gà được bảo quản trong tủ lạnh riêng đề
phòng sự lây nhiễm chéo, Nhiệt độ tủ lạnh được duy trì từ 2 -6 độ.
⮚ Không sử dụng các nguyên liệu không rõ nguồn gốc, đã bị mốc, đặc biệt là
bột làm bánh
⮚ Các thực phẩm đóng hộp, đóng gói sẵn phải ghi nhãn đầy đủ nội dung: tên
sản phẩm, thành phần, trọng lượng, hạn sử dụng, nơi sản xuất,…
7. Xử lý các trường hợp phát sinh:
Dù làm trong bộ phận nào của khách sạn thì cũng sẽ gặp phải những sự cố phát
sinh, đặc biệt là trong bộ phận bếp và trong đó cũng có bộ phận bếp bánh. Một số sự cố
có thể xảy ra trong bộ phận bếp bánh chẳng hạn như nổ lò nướng bánh, cháy nổ điện,
bỏng, ngộ độc thực phẩm, …
● Xử lý sự cố cháy nổ:
24


⮚ Khi có cháy nổ người phát hiện phải ngay lập tức phát lệnh báo động, cắt
cầu dao điện
⮚ Huy động mọi phương tiện chữa cháy sẵn có: dùng bình chữa cháy bắn trực
tiếp vào nơi chớm cháy cho đến khi dập tắt ngọn lửa đồng thời liên lạc với
các bộ phận liên quan để phối hợp tác chiến xử lý.

⮚ Báo lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp (114)
⮚ Hướng dẫn mọi người thoát khỏi khu vực nguy hiểm một cách trật tự, đồng
thời sơ tán những tài sàn quý đến khu vực an toàn
⮚ Sơ cứu cho người bị nạn, nhanh chóng gọi xe cứu thương của trung tâm y
tế gần nhất (115)
⮚ Sau khi sự cố được dập tắt, tổ chức lập biên bản báo cáo sự việc
⮚ Tổ chức họp rút kinh nghiệm và đưa ra các biện pháp phòng tránh triệt để
hơn trong tương lai
● Xử lý sự cố bỏng
Nếu vết bỏng không được sơ cứu kịp thời và đúng cách có thể gây ra những
hệ lụy nghiêm trọng tới sức khỏe, để lại hậu quả vô cùng đáng tiếc cho nạn nhân
sau này. Do đó dù nạn nhân bị bỏng nhẹ hay nặng thì việc sơ cứu là rất cần thiết.
Bởi vì nhiều trường hợp không sơ cứu kịp thời hoặc xử lý sai vết bỏng nên đã để
lại những hậu quả đáng tiếc
Nguyên tắc chung khi sơ cứu bỏng ban đầu là cho nạn nhân tách khỏi nguồn
bỏng, sau đó xả nước trực tiếp vào vết bỏng càng sớm càng tốt, liên tục trong vòng
20 - 30 phút để làm giảm nhiệt độ bề mặt của da và giúp giảm độ sâu của vết
bỏng. Tuy nhiên, tuyệt đối không sử dụng nước đá, chỉ sử dụng nước lạnh thông
thường như nước máy, nước giếng. Sau đó, sử dụng gạc hoặc khăn bơng thấm
nước đắp vào chỗ bỏng để bớt đau
Ngoài nguyên tắc chung, mỗi nguyên nhân gây bỏng sẽ có một nguyên tắc sơ
cứu khác nhau

25


×