Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

THU HOẠCH TCCT NHỮNG vấn đề đã và ĐANG đặt RA của vấn đề dân tộc ở nước TA HIỆN NAY và THỰC TIỄN tại TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.4 KB, 13 trang )

TỈNH ỦY
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
*

BÀI THU HOẠCH HẾT HỌC PHẦN
Chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính

CHỦ ĐỀ: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÃ VÀ ĐANG ĐẶT
RA CỦA VẤN ĐỀ DÂN TỘC Ở NƯỚC TA HIỆN
NAY VÀ THỰC TIỄN TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC
Họ tên học viên:
Lớp:
Phần: Đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về
các lĩnh vực của đời sống xã hội

....................., năm 2021


2

Phần 1. Vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc trong cách
mạng xã hội chủ nghĩa.
1.1. Một số khái niệm
* Về khái niệm dân tộc và vấn đề dân tộc
Lâu nay, ở nước ta, thuật ngữ dân tộc thường được sử dụng với hai ý
nghĩa chính là: tộc người (ethnic), quốc gia dân tộc (nation) và để chỉ một hình
thức cộng đồng tộc người phát triển cao hơn bộ tộc là dân tộc. Tùy từng trường
hợp cụ thể, thuật ngữ dân tộc được hiểu theo những ý nghĩa khác nhau.
Dân tộc với nghĩa là quốc gia dân tộc (nation) chỉ một cộng đồng chính
trị - xã hội, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định bao gồm một hay nhiều tộc
người. Quốc gia dân tộc là một cộng đồng người ổn định, hình thành trong


lịch sử, sử dụng chung một ngơn ngữ mang tính hành chính, có một lãnh thổ
bất khả xâm phạm, có một tên gọi, có chung mối quan hệ kinh tế, văn hóa và
một thị trưường thống nhất, được chỉ đạo và điều hành bởi một nhà nước
chung.
Thuật ngữ dân tộc dùng để chỉ cộng đồng tộc người (ethnic). Theo
nghĩa này, dân tộc là một cộng đồng người hình thành và phát triển trong
lịch sử trên một lãnh thổ nhất định, có mối liên hệ về kinh tế, có chung một
ngơn ngữ và các đặc trưng sinh hoạt văn hố, có ý thức tự giác tộc người
và tên tự gọi của cộng đồng, ví dụ: dân tộc Kinh, dân tộc Tày v.v…
Vấn đề dân tộc bao gồm mối quan hệ giữa các tộc người trong một
quốc gia và giữa các quốc gia dân tộc thể hiện trên các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, lãnh thổ, ngơn ngữ, văn hóa… Giải quyết vấn đề dân tộc là giải
quyết mối quan hệ giữa các tộc người, các quốc gia dân tộc trên các lĩnh
vực ấy nhằm thực hiện các quyền và lợi ích của tộc người và quốc gia dân
tộc
1.2. Giải quyết vấn đề dân tộc trong các mạng xã hội chủ nghĩa
Giải quyết vấn đề dân tộc thực chất là xác lập mối quan hệ cơng
bằng, bình đẳng giữa các tộc người trong một quốc gia và giữa các quốc


3

gia dân tộc về các vấn đề: lãnh thổ, kinh tế, văn hoá, xã hội… Trong một
quốc gia dân tộc có nhiều thành phần dân tộc thì các thành phần dân tộc
đều bình đẳng như nhau, quyền bình đẳng đó phải được thể chế bằng pháp
luật. Quan hệ giữa các quốc gia dân tộc với nhau là quan hệ bình đẳng đơi
bên cùng có lợi, khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau. Tuy
nhiên, vấn đề dân tộc ln gắn liền với vấn đề giai cấp, lợi ích của giai cấp,
do đó, cách thức giải quyết vấn đề dân tộc trong các phong trào dân tộc đều
mang tính giai cấp sâu sắc.

Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm nảy sinh hai xu
hướng của phong trào dân tộc trong giải quyết vấn đề dân tộc. Xu hướng
thứ nhất, khi chủ nghĩa tư bản ra đời xoá bỏ chế độ cát cứ phong kiến, hình
thành một quốc gia dân tộc độc lập, thống nhất, có một chính phủ, một
hiến pháp, thị trường thống nhất phục vụ cho sự phát triển của chủ nghĩa tư
bản, kích thích đời sống dân tộc và các phong trào dân tộc theo hướng tư
bản chủ nghĩa. Xu hướng thứ hai, mở rộng tăng cường quan hệ kinh tế phá
bỏ sự ngăn cách giữa các dân tộc bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, trong đó
có cả thủ đoạn vũ trang xâm lược thuộc địa, đặt ách áp bức của chủ nghĩa
thực dân cũ và mới lên các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc, chống lại các
phong trào đấu tranh địi độc lập dân tộc, điều đó tất yếu dẫn đến mâu
thuẫn đối kháng giữa chủ nghĩa thực dân, đế quốc với các dân tộc thuộc
địa, phụ thuộc ngày càng gay gắt.
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, tình trạng bóc lột giai cấp dần dần
được thủ tiêu, tình trạng áp bức dân tộc cũng dần mất theo. Giai cấp cơng
nhân, nơng dân, tầng lớp trí thức và các tầng lớp lao động khác thuộc các
dân tộc trong một quốc gia cùng làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội. Mối
quan hệ giữa các dân tộc trong chế độ xã hội chủ nghĩa là các dân tộc xích
lại gần nhau trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng tạo điều kiện giúp đỡ nhau
phát triển.


4

Như vậy, vấn đề dân tộc có tầm quan trọng đặc biệt với tất cả các
quốc gia trên thế giới, là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp. Giải quyết
đúng hay sai vấn đề dân tộc sẽ quyết định đến sự ổn định, phát triển hay
khủng hoảng, tan rã của một quốc gia dân tộc. Chỉ có đứng vững trên lập
trường giai cấp cơng nhân mới có thể giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc.
Phần 2. Những vấn đề đã và đang đặt ra của vấn đề dân tộc ở

nước ta hiện nay
2.1. Quan điểm, Chính sách dân tộc ở Việt Nam hiện nay
Đảng, Nhà nước ta xác định chính sách dân tộc hiện nay tập trung
vào việc: khắc phục sự cách biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa
các dân tộc; nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số, giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hố các dân tộc; thực hiện bình đẳng, đồn kết, tơn
trọng giúp đỡ nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc nhằm xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, bảo đảm cho tất cả các dân tộc ở Việt Nam đều phát triển, ấm no,
hạnh phúc; chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, kỳ thị, chia rẽ dân
tộc, lợi dụng vấn đề dân tộc để gây mất ổn định chính trị - xã hội.
Tư tưởng chỉ đạo cơ bản, xuyên suốt trong quan điểm, chính sách
dân tộc ở nước ta hiện nay được Đảng ta khẳng định là "Thực hiện bình
đẳng, đoàn kết, tương trợ cùng phát triển" giữa các dân tộc. Để thực
hiện tư tưởng chỉ đạo đó, Đảng đã xác định một số nội dung cơ bản, đó
là:
Một là, vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ
bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng
Việt Nam.
Hai là, các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đồn
kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện
thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia
rẽ dân tộc.


5

Ba là, phát triển tồn diện chính trị, kinh tế, văn hố xã hội và an
ninh - quốc phịng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi, gắn tăng
trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện chính sách

dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây
dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị,
bản sắc văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số trong sự phát
triển chung các cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất.
Bốn là, ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc
và miền núi; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng
đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh
thần tự lực tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự
quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự tương trợ, giúp đỡ của các địa
phương trong cả nước.
Năm là, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm
vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, của các cấp, các ngành, của
tồn bộ hệ thống chính trị.
2.2. Những vấnVấn đề dân tộc ở Việt Nam hiện nay
Xuất phát từ những vấn đề cịn tồn tại trong cơng tác dân tộc và giải
quyết vấn đề dân tộc hiện nay như.
Trong xây dựng và triển khai chính sách pháp luật về dân tộc cịn
thiếu quy định về quy trình xây dựng chính sách; chưa phân định rõ ràng,
cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cấp trong ban hành chế
độ chính sách.
Trong phát triển kinh tế vùng dân tộc, những năm qua tuy tốc độ tăng
trưởng khá nhanh song đóng góp của khu vực này vào nền kinh tế quốc
dân còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng. Hệ thống kết cấu hạ tầng tuy
được cải thiện song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế cịn chậm. Sản xuất nơng nghiệp
cịn chiếm tỷ trọng lớn, mang nặng tính tự phát, sản xuất nhỏ chưa phát


6


huy được tiềm năng, thế mạnh của từng vùng. Công nghiệp địa phương,
công nghiệp chế biến chưa phát triển, thương mại dịch vụ chưa đáp ứng
được yêu cầu sản xuất và đời sống của đồng bào các DTTS.
Mặc dù công tác xóa đói giảm nghèo đã mang lại kết quả vượt bậc
so với thời gian trước nhưng tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều còn
cao; hiện vẫn còn nhiều nhóm DTTS, nhiều vùng có trình độ phát triển
kinh tế - xã hội thấp hơn so với bình quân chung của cả cộng đồng.
Hệ thống chính trị cơ sở ở một số vùng DTTS cịn yếu kém. Cơng
tác quản lý xã hội cịn có sơ hở, chưa sát dân, chưa nắm bắt kịp thời tâm tư
nguyện vọng của đồng bào, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới. Đội ngũ
cán bộ là người DTTS tuy có tăng về số lượng nhưng chất lượng chưa cao,
cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở hiện nay phần lớn có trình độ học vấn
trung học cơ sở, có trên 50% số cán bộ cơ sở chưa qua đào tạo về chuyên
môn nghiệp vụ quản lý nhà nước, pháp luật và kinh tế.
Đời sống văn hóa - xã hội của đồng bào DTTS tuy có những tiến bộ
đáng kể trên nhiều mặt, song mức hưởng thụ văn hóa tinh thần của người
dân cịn thấp. Cơng tác thơng tin và tiếp nhận thơng tin cịn gặp nhiều khó
khăn. Bản sắc văn hóa truyền thống của nhiều dân tộc đang bị mai một. Có
dân tộc đang đứng trước nguy cơ mất bản sắc văn hóa, suy giảm số lượng,
chất lượng dân số. Tình trạng phổ biến là giáo dục đạt chất lượng thấp, đã
phổ cập giáo dục tiểu học nhưng tỷ lệ học sinh đến trường đúng độ tuổi
còn thấp, càng đến bậc học cao, số trẻ em bỏ học càng nhiều, vẫn còn
nhiều người mù chữ, cơng tác thanh tốn nạn mù chữ chưa vững chắc rất
dễ bị mù chữ trở lại.
Tình hình an ninh, trật tự vùng DTTS vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố diễn
biến phức tạp. Tình trạng khai thác lâm sản trái phép, phá rừng làm nương
rẫy cùng với nạn cháy rừng xảy ra ở nhiều nơi đã ảnh hưởng trực tiếp đến
độ che phủ rừng và biến đổi khí hậu. Tình trạng bn bán trái phép ma túy,
tái trồng cây thuốc phiện, nghiện hút, nhiễm HIV, hôn nhân cận huyết



7

thống, tai nạn, di cư tự do, lừa gạt, buôn bán phụ nữ và trẻ em, lao động
trái phép qua biên giới... diễn biến phức tạp. Những nội dung trên trên đã
và đang đặt ra những vấn đề của công tác dân tộc trong bối cảnh tồn cầu
hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước hiện nay. Nó được thể hiện
trên một số khía canh:
Một là, các dân tộc thiểu số là một bộ phận của quốc gia có
đời sống cịn nhiều khó khăn so với mặt bằng chung. Nguyên nhân
kinh tế là yếu tố dễ đem ra để so sánh, kích động, dễ nhận biết để
lồng vào đó cách giải thích khác nhau nhằm tạo ra sự nghi kỵ, từ đó
phá hoại khối đồn kết giữa các dân tộc, đa số với thiểu số; thiểu số
với thiểu số.
Hai là, mặt bằng học vấn của đồng bào các dân tộc thiểu số
khơng đồng đều, nhận thức cịn những hạn chế nên dễ bị các thế
lực thù địch lợi dụng để xuyên tạc sự thật về các vấn đề phát triển
và quan hệ dân tộc.
Ba là, trình độ quản lý nhà nước về công tác dân tộc của hệ
thống chính trị bên cạnh thành tựu vẫn cịn hạn chế, chưa sâu sát,
chưa bền vững, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, như nhận thức,
cán bộ, cơ chế quản lý, chính sách, xuất phát điểm của các dân tộc
trong phát triển...
Bốn là, xuất phát từ quan điểm chiến lược (thuộc bản chất)
của các thế lực thù địch khi đi xâm lược một thuộc địa hay chiếm
đoạt quốc gia khác trước khi chiếm tài nguyên là chinh phục “người
dân bản địa, bản xứ” thơng qua con đường có tính mũi nhọn là “tôn
giáo” và “dân tộc”. Lợi dụng đặc điểm quan hệ tộc người trong điều
kiện các quốc gia đa tộc người; áp dụng chính sách “chia để trị” để
kích động phá hoại khối đoàn kết dân tộc.

Phần 3. Thực tiễn những vấn đề dân tộc ở tỉnh Bình Phước hiện
nay và giải pháp


8

3.1. Những vấn đề đã và đang đặt ra cho công tác dân tộc và giải
quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Bình Phước hiện nay
Trong những năm qua, cơng tác dân tộc và thực hiện chính sách dân
tộc được các cấp ủy, chính quyền, đồn thể các cấp trên địa bàn tỉnh Bình
Phước tiến hành một cách bài bản, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính
trị. Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh được nâng lên rõ
rệt, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Một số vấn đề đã và đang
đặt ra cho việc giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Bình Phước hiện nay đó là.
Những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, vướng mắc giữa dân với dân,
giữa dân với cán bộ cơ sở, chính quyền địa phương vẫn còn xảy ra ở một số địa
phương, nhất là hiện tượng tranh chấp đất đai, giải tỏa đền bù, thu hồi đất chưa
được xử lý kịp thời, dứt điểm nên cịn xảy ra các vụ khiếu kiện đơng người, vượt
cấp. Cùng với đó, nhiều vấn đề bức xúc của đồng bào các dân tộc, đặc biệt là
đồng bào dân tộc thiểu số cịn chậm được giải quyết.
Tình hình người dân Bình Phước vượt biên qua Camphuchia cư trú, làm
ăn trái phép vẫn còn xảy ra ở một số địa bàn biên giới, gây khó khăn cho ta
trong cơng tác quản lý bảo vệ biên giới. Trên khu vực biên giới của tỉnh, tình
hình tranh chấp, khiếu kiện đất đai vẫn còn diễn biến phức tạp, trong năm 2017
xảy ra 07 vụ với 36 người dân ở xã Đắc Ơ huyện Bù Gia Mập; xã Hưng Phước,
Thiện Hưng, huyện Bù Đốp (địa bàn đồn Biên phịng Đắc Ơ, Hồng Diệu, Bù
Đốp) đi khiếu kiện đất đai; có 02 vụ (4 người dân) xã Đắc Ơ khiếu kiện vượt
cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
Tình đồn kết, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau giữa đồng bào các dân tộc
ở tỉnh Bình Phước có thời điểm, có nơi, chưa tốt, chưa phát huy được sức

mạnh tổng hợp. Tình trạng dân di cư tự do diễn biến rất phức tạp, hàng
năm, tỉnh Bình Phước đón nhận trên 20.000 người dân di cư từ các tỉnh
phía Bắc vào, các tỉnh lân cận như Lâm Đồng, Tây Ninh, Bình Dương và
các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Đáng chú ý, trong nhiều năm qua, tình trạng
người dân tộc đa số từ nhiều nơi ln tìm cách mua rẫy, mua điều non, của


9

đồng bào dân tộc thiểu số đã làm cho tình hình tranh chấp đất đai, xích
mích, va chạm giữa đồng bào các dân tộc mới di cư đến với đồng bào tại
chỗ trở thành nhân tố tiềm ẩn gây mất ổn định.
3.2. Một số giải pháp giải quyết vấn đề dân tộc và nâng cao chất
lượng thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Bình Phước hiện nay.
Một là, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và xã
hội về vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc.
Cần thống nhất nhận thức, tư tưởng từ tỉnh tới thơn bản
về vấn đề dân tộc; về vai trị, trách nhiệm của cán bộ, đảng
viên và toàn xã hội trong cơng tác dân tộc, trong đó cán bộ,
đảng viên là lực lượng nịng cốt. Đẩy mạnh cơng tác tun
truyền, phổ biến quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng
và Nhà nước. Nội dung tun truyền phải mang tính tồn
diện, tập trung hướng tới các chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS; xóa bỏ tư tưởng kỳ thị dân tộc cũng như
tư tưởng ỷ lại trong một số đồng bào các dân tộc; khơi dậy
lòng tự hào dân tộc; kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm
mưu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đa dạng hóa
các hình thức tun truyền và lồng ghép cơng tác tuyên
truyền với những việc làm, hành động cụ thể, gắn với lợi ích
của đồng bào.
Hai là, tiếp tục vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính

sách và pháp luật về vấn đề dân tộc theo hướng bảo đảm
tính tồn diện, hiệu quả, bền vững và công bằng. Cần
thường xuyên rà sốt lại hệ thống chính sách dân tộc đang
được thực hiện, trên cơ sở đó kịp thời điều chỉnh và bổ sung
những chính sách mới cho phù hợp với tình hình thực tiễn
tại tỉnh Bình phước. Đặc biệt, để bảo đảm tính hiệu quả và
bền vững, việc hình thành chính sách phải dựa trên cơ sở


10

nhận thức đầy đủ về đặc điểm dân cư, tộc người, văn hóa,
điều kiện địa lý, tự nhiên, mơi trường ở các vùng dân tộc.
Xây dựng chính sách theo địa bàn và trình độ phát triển gắn
với xây dựng nơng thôn mới. Mặt khác, trong điều kiện
nguồn lực thực hiện chính sách hạn chế, cần xác định rõ
những ưu tiên, trọng điểm trong xây dựng chính sách, trong
đó đặc biệt chú trọng đến chính sách giảm nghèo gắn với
phát triển bền vững; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;
bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc tại
địa phương.
Ba là, tăng cường, đổi mới sự lãnh đạo của các cấp ủy
đảng đối với công tác dân tộc. Các cấp ủy đảng cần tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo việc cụ thể hóa, thể chế hóa, tổ
chức thực hiện nghị quyết; thường xuyên kiểm tra, giám sát
việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, bảo đảm tính
hiệu quả. Đồng thời, tiếp tục tập trung lãnh đạo việc kiện
tồn hệ thống chính trị vùng đồng đồng bào DTTS, nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ vùng dân tộc và cán bộ làm
công tác dân tộc; đổi mới phương thức lãnh đạo công tác

dân tộc.
Bốn là, phát huy vai trị của Mặt trận Tổ quốc và các
đồn thể nhân dân trong giải quyết vấn đề dân tộc. Mặt
trận Tổ quốc và các đồn thể nhân dân cần tích cực tham
gia tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện
chính sách dân tộc; phối hợp với các cấp chính quyền tun
truyền, hướng dẫn đồng bào xóa bỏ tập tục lạc hậu, mê tín
dị đoan, xóa bỏ các tệ nạn xã hội; đi sâu nắm bắt tâm tư,
nguyện vọng của người dân, quan tâm hơn nữa đến việc


11

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đồng bào, nhất là đối
với những người thuộc nhóm yếu thế trong xã hội như phụ
nữ, người già, trẻ em, người nghèo.
Năm là, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu
số
Trong phát triển kinh tế, cần rà sốt, bổ sung, hồn
thiện quy hoạch, đặc biệt là các vùng trọng điểm, đi kèm
với việc xác định mục tiêu, yêu cầu và các lĩnh vực kinh tế
mũi nhọn, có tính cạnh tranh của từng vùng. Tạo mơi
trường thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng và thực hiện một số chương trình, dự án phát triển sản
xuất, kinh doanh các sản phẩm có lợi thế; hỗ trợ, thu hút
đầu tư của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và
thân thiện với môi trường.
Trong giải quyết các vấn đề văn hóa - xã hội, cần đổi
mới phương thức bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa

của các dân tộc theo hướng gắn bảo tồn với phát huy, chú
trọng bảo tồn động và tính hiệu quả đối với phát triển kinh
tế. Đặc biệt, cần phát huy vai trò chủ thể của người dân
trong bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc.
Tăng cường giao lưu và đẩy mạnh quá trình xây dựng văn
hóa theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và sắc
thái tộc người.
Sáu là, tăng cường đấu tranh chống lợi dụng vấn đề dân
tộc vào mục đích xấu và đẩy mạnh hơn nữa hợp tác quốc tế
trong các vấn đề liên quan đến dân tộc thiểu số. Trong đấu
tranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc vào mục đích xấu, cần
đặc biệt chú trọng cơng tác tun truyền vận động, giúp


12

đồng bào các DTTS hiểu rõ chủ trương, chính sách dân tộc
của Đảng, Nhà nước. Đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng
hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao hiệu
lực, hiệu quả trong thực hiện các chính sách dân tộc, qua
đó củng cố niềm tin của đồng bào đối với Đảng, với chế độ.
Thực hiện tốt công tác nắm bắt tình hình, xây dựng đội ngũ
cốt cán và những người có uy tín trong vùng đồng bào
DTTS. Đồng thời, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế
với bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng thế trận quốc
phịng tồn dân và an ninh nhân dân vững chắc trong vùng
đồng bào dân tộc thiểu số. Cùng với việc nâng cao hiệu quả
bảo đảm quyền của các DTTS, cần tăng cường hợp tác quốc
tế trong các vấn đề liên quan đến dân tộc.
KẾT LUẬN

Ngay từ thời dựng nước, trong tiến trình phát triển hàng ngàn năm, các
dân tộc dù q trình tộc người khác nhau nhưng ln ln sát cánh bên nhau
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với truyền thống: “Bầu ơi thương lấy bí cùng;
tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Cái “giàn” mà ông cha ta đã
tổng kết chính là Tổ quốc Việt Nam của tất cả chúng ta. Xuất phát từ đặc
điểm đó, ông cha ta đã thực thi nhiều biện pháp nhằm giải quyết vấn đề dân
tộc trước yêu cầu phát triển quốc gia, đặc biệt là trong thời cổ trung đại và di
sản về vấn đề dân tộc trong lịch sử đã để lại nhiều bài học quý giá cho hôm
nay khi giải quyết vấn đề dân tộc. Chính vì vậy, ngay từ khi mới ra đời, Đảng
ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định vấn đề dân tộc, thực hiện chính sách
dân tộc có vai trị và vị trí đặc biệt quan trọng đối với tồn bộ sự nghiệp cách
mạng của Đảng và nhân dân ta.
Quán triệt những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn
đề dân tộc, ngay từ đầu, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những


13

nguyên tắc và định hướng chiến lược về chính sách dân tộc ở Việt Nam, đó là
đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc. Có thể khẳng định chính sách
dân tộc của Đảng ta ln được qn triệt và triển khai thực hiện nhất quán
trong mọi thời kỳ. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, mỗi địa
phương cụ thể, chính sách dân tộc của Đảng ln được bổ sung, hồn thiện
và vận dụng linh hoạt để giải quyết hiệu quả những vấn đề dân tộc đặt ra, đáp
ứng yêu cầu thực tiễn và sự phát triển của đất nước, của từng địa phương.



×