Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TIỂU LUẬN nỗi BUỒN CHIẾN TRANH VIẾT về CHIẾN TRANH THỜI hâu CHIẾN, từ CHỦ NGHĨA ANH HÙNG đến NHU cầu đổi mới bút PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.26 KB, 14 trang )

NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
VIẾT VỀ CHIẾN TRANH THỜI HÂU CHIẾN
TỪ CHỦ NGHĨA ANH HÙNG ĐẾN NHU CẦU ĐỔI MỚI BÚT PHÁP
 

Dĩ đại nghĩa nhi thắng hung tàn
Dĩ chí nhân nhi dịch cường bạo[1]
L'écrivain est au service de ceux qui subissent l'histoire[2]

Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là một tác phẩm có số phận đặc biệt. Xuất bản lần đầu
tiên năm 1990 với tiêu đề do các biên tập viên nhà xuất bản Hội nhà văn lựa chọn - Thân
phận của tình yêu - chỉ một năm sau đó, cuốn sách đầu tay của nhà văn cựu chiến binh thuộc
thế hệ sinh viên đầu tiên của Trường viết văn Nguyễn Du được tái bản với tiêu đề của chính
tác giả - Nỗi buồn chiến tranh. Cũng trong năm đó, cuốn sách được giải thưởng của Hội nhà
văn, một trong những giải thưởng văn chương quan trọng nhất ở Việt Nam. Khác với những
tiểu thuyết khác cùng được trao giải trong năm này (Mảnh đất lắm người nhiều ma của
Nguyễn Khắc Trường và Bến không chồngNỗi buồn chiến tranhIndependent, một trong
những nhật báo có uy tín của nước Anh đã nhận xét về cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh : "Vượt
ra ngoài sức tuởng tượng của người Mỹ, Nỗi buồn chiến tranh đi ra từ chiến tranh Việt Nam
đã đứng ngang hàng với cuốn tiểu thuyết chiến tranh vĩ đại của thế kỷ, Mặt trận phía Tây
vẫn yên tĩnh của Erich Maria Remarque(...). Một cuốn sách viết về sự mất mát của tuổi trẻ,
cái đẹp, một câu chuyện tình đau đớn...một thành quả lao động tuyệt đẹp". Hơn mười năm
sau lần xuất bản đầu tiên, năm 2003, cuốn sách của Bảo Ninh lại lặng lẽ được tái bản và xuất
hiện trong đời sống văn học ở Việt Nam : với tiêu đề Nỗi buồn chiến tranh (NXB Hội nhà
văn, trong tuyển tập Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ Đổi mới - một sự thừa nhận ?) và Thân
phận của tình u (NXB Phụ nữ). Lặng lẽ bởi ngồi các mục tin sách và thống kê doanh thu
sách bán chạy của một vài tờ báo, cuốn sách hoàn toàn vắng bóng trong đời sống phê bình
báo chí và đại học. Như vậy là gần mười lăm năm sau khi cuốn tiểu thuyết ra đời, những câu
hỏi đặt ra từ chính tác phẩm dường như vẫn cịn bị bỏ ngỏ. Là một cuốn tiểu thuyết về tình
yêu bi thảm trong chiến tranh - về Thân phận của tình yêu- hay là một tiểu thuyết về Nỗi
buồn chiến tranh - những suy nghiệm của một cá nhân, một nhân vật có vấn đề (un héros


problematique - khái niệm của Lukacs) về thực tại lịch sử? Là một cách tân nghệ thuật dẫn
tới một độ chênh với "tầm đón nhận" của cơng chúng và giới phê bình hay là một cuốn sách


suy đồi về chiến tranh? Những câu hỏi vẫn còn đó và trong tất cả mọi trường hợp, sự im lặng
hay lảng tránh không phải là một câu trả lời lý tưởng. H.G. Gadamer từng khẳng định :
"Chúng ta chỉ thực sự hiểu một văn bản nếu chúng ta thực sự đã hiểu câu hỏi mà văn bản đó
trả lời"[3]. Trước một hiện tượng văn học phức tạp như Nỗi buồn chiến tranh, chúng tôi giả
định một cách đọc của riêng mình, ngõ hầu có thể chạm được đến bản chất của tác phẩm,
chạm đến "câu hỏi mà văn bản đó trả lời" cũng như những câu hỏi đặt ra từ chính tác phẩm.
Sự bùng nổ của những trường phái phê bình trong thế kỷ XX, đặc biệt ở các nước phương
Tây, mở ra cho người nghiên cứu muôn vàn những ngả đường dẫn đến tác phẩm văn học.
Dẫu vậy, cũng chính sự bùng nổ đó cũng khẳng định một thực tế : khơng một phương pháp
nào có đủ khả năng trả lời được đầy đủ các câu hỏi đặt ra từ văn bản. Trước thực tế đó, một
mặt cách đọc của chúng tôi sẽ đi thẳng vào tháo dỡ cấu trúc hình thức và từ đó khơi phục lại
trường ngữ nghĩa của văn bản tiểu thuyết. Đồng thời, xuất phát từ một lối "đọc sâu" (close
reading) cấu trúc văn bản chúng tôi đề xuất một thao tác đọc liên văn bản (intertextualité) tiểu
thuyết của Bảo Ninh trong hệ thống sáng tác của chính anh và trong đời sống văn chưong giai
đoạn đầu thời kỳ Đổi mới, đặc biệt, trong sự đối chiếu với những cây bút tiêu biểu của văn
học chiến tranh thập niên 80 (Nguyễn Trọng Oánh, Nguyễn Minh Châu...). Với một cách đọc
như vậy, chúng tôi giả định có thể chạm đến tầng ngữ nghĩa thực sự ngõ hầu chạm đến những
"câu hỏi còn bị treo lại" về một trong những tác phẩm phức tạp nhất của văn học Việt Nam
thời kỳ Đổi mới mà phác hoạ ra được những thay đổi có tính quy luật của văn học viết về
chiến tranh sau chiến tranh ở Việt Nam. của Dương Hướng), sự lựa chọn của Hội đồng xét
giải dành cho tác phẩm của Bảo Ninh đã khiến cho trường hợp trở thành một trong những lựa
chọn bị tranh cãi nhiều nhất trong số các giải thưởng văn chương của tổ chức văn học này
cho đến hôm nay. Tính phức tạp của những đánh giá về tác phẩm thể hiện ngay từ cuộc tọa
đàm về cuốn tiểu thuyết do Hội Nhà văn và Tuần báo Văn nghệ tổ chức trong năm 1991 và
một loạt các bài viết sau cuộc tọa đàm. Bên cạnh những ý kiến đánh giá cao tác phẩm về nội
dung và đặc biệt hình thức nghệ thuật (của Đỗ Đức Hiểu, Nguyên Ngọc, Trần Đình Sử...), có

khơng ít nhà phê bình coi cuốn sách của Bảo Ninh là "điên loạn", "rối bời", "lố bịch hóa hiện
thực", "bôi nhọ quân đội" (bài viết của Đỗ Văn Khang trên tuần báo Văn nghệ số 43, ra ngày
26/10/1991). Và sau đó là sự im lặng và lãng quên. Cuốn sách hầu như vắng bóng trong các
cơng trình, các tác phẩm phê bình và các chuyên luận về văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới.
Trong khi đó, ngay sau khi dành được giải thưởng ở Việt Nam, cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh
được dịch và giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới và xuất phát từ nhiều mục đích cũng như
hệ giá trị khác nhau, được đánh giá một cách nồng nhiệt. Tờ
1. Từ những thách thức của lối viết.
Có thể khẳng định, ở thời điểm Nỗi buồn chiến tranh ra đời, Bảo Ninh là một trong những
cây bút quan trọng góp phần làm nên một cuộc cách mạng trong nghệ thuật tiểu thuyết ở Việt


Nam. Anh đã chuyển dịch toàn bộ phạm vi tồn tại của nhân vật trung tâm từ đời sống xã hội
vào đời sống tâm lý. Nhân vật chính trong tiểu thuyết của anh không phải là một con người
hành động, anh không mô tả, kể, tái hiện lại đời sống xã hội của một con người (tồn tại trong
xã hội, tiếp xúc với những nhân vật khác, xung đột và giải quyết xung đột ... ) để từ đó khái
quát những vấn đề nhân sinh. Trái lại, anh tái hiện lại một thế giới tâm lý đầy những dằn vặt,
ẩn ức (trong đó có cả những ẩn ức tình dục - một yếu tố cho đến thời điểm đó khơng phải là
quen thuộc đối với văn học Việt Nam), những hồi ức và những ám ảnh. Toàn bộ thiên truyện
được xây dựng trên một tình huống giả định về một tự sự hai lần hư cấu. Trước hết, đó là
cuốn tiểu thuyết đầu tiên và duy nhất của nhà văn - cựu chiến binh Kiên về tuổi thơ, tuổi trẻ,
những năm tháng trận mạc, cuộc đời hậu chiến và chính hành trình viết tiểu thuyết của anh.
Đó là một cuốn tiểu thuyết được sáng tạo trong những cơn dằn vặt tinh thần và những xung
đột nội tâm khủng khiếp nhưng câm lặng của Kiên, một cuốn tiểu thuyết mãi mãi khơng bao
giờ được hồn thành. Ngày Kiên rời bỏ khu phố và "ngọn hải đăng Ha le" - căn phòng viết
của anh - cuốn tiểu thuyết chỉ là một đống bản thảo, không đánh số trang, bị xáo tung và
nhiều trang bị đốt. Đến lượt mình, cuốn sách lại được người trần thuật (xưng tôi, lộ diện trong
phần cuối cùng của tiểu thuyết - mà qua sự hé lộ ít ỏi về tiểu sử, người đọc có thể biết rằng
cũng là một nhà văn - cựu chiến binh) tiếp nhận, sắp xếp lại, định dạng và hoàn chỉnh lại
trong dạng thức cuối cùng. Tình huống hư cấu này chi phối toàn bộ nguyên tắc kết cấu của

tác phẩm khiến cho Nỗi buồn chiến tranh một mặt mang dáng dấp của một tiểu thuyết dịng
tâm tưởng (nhưng khơng trong dạng thức thuần tuý nhất của thể loại này như những tác phẩm
của M. Proust, J. Joyce hay W. Woolf); một mặt là một tiểu thuyết trong tiểu thuyết - hay
chính xác hơn tiểu thuyết về tiểu thuyết (tương tự như Bọn làm bạc giả của A. Gide).
Những dạng thức kết cấu nói trên khiến cho Nỗi buồn chiến tranh trở thành một thách thức
đối với việc đọc của công chúng ở Việt Nam ít nhất cho đến thời điểm đó. Nó khơng có
những xung đột nguời - người (ta - địch, người xấu - người tốt, người lạc hậu - người tiến
bộ ...) xun suốt tồn bộ thiên truyện. Nó khơng được phân chia thành những chương phần
với những đường dây cốt truyện mạch lạc. Về cơ bản, toàn bộ tiểu thuyết được chia thành 7
phần dựa trên các cách trang thống nhất trong cả bốn bản in (năm 1990, 1991 và hai bản năm
2003). Những hồi ức của cựu chiến binh Kiên bị cắt vụn và phân tán trong các phần của văn
bản. Có những hồi ức xuất hiện ngay từ trong phần đầu tiên (hồi ức về cái chết của người nữ
giao liên Hồ, về nhà ga Thanh Hố và Phương) như là những khúc ouverture báo hiệu
những chủ đề chính của tác phẩm (cái chết của những người lính và sự huỷ diệt tình u...) và
chỉ được tái hiện trọn vẹn trong những phần cuối cùng của thiên truyện. Và đa phần những
hồi ức khơng được gắn bó theo một trật tự nhân quả hoặc thời gian đảm bảo cho sự trong
sáng của kết cấu. Nó tương hợp với đời sống tinh thần của Kiên, một thế giới tâm lý đầy
những ám ảnh và những dằn vặt khủng khiép. Nó tạo nên cho người đọc một thứ cảm giác


đúng như cảm giác của người kể chuyện khi lần đầu tiên tiếp xúc với toà núi non bản thảo
của Kiên : "Một sáng tác dựa trên cảm hứng chủ đạo của sự rối bời".
Trong tiểu thuyết của Bảo Ninh, sự thách thức đối với việc đọc còn được gia tăng bởi tính
chất gây sốc của những chất liệu cấu thành nên tiểu thuyết. Sự bạo hành tràn ngập trong tác
phẩm. Và song hành với bạo hành là những cái chết. Có cái chết buồn thảm như cái chết của
cha và dượng Kiên hay cái chết của Can, người lính đào ngũ; có cái chết bi thảm như cái chết
của những người đồng đội của Kiên trong chiến tranh. Có những trường đoạn miêu tả cái chết
(trận thảm sát xóa sổ cả một đơn vị "mùa khô đầu tiên sau Hiệp định" - xuất hiện ngay từ
phần đầu tiên của tiểu thuyết). Có những hình ảnh trở thành một thứ âm bản của sử thi chiến
tranh (mùa mưa, những cánh rừng đại ngàn, thời kỳ bài bạc, ma tuý "hồng ma", mối quan hệ

dị thường giữa những người lính trinh sát trong đơn vị của Kiên và những cô gái thủ kho
trong rừng già...). Có hình ảnh buồn bã về ngày chiến thắng trĩu nặng những dự cảm kinh
hoàng về sự tổn hại của nhân tính trong nhà ga hàng không Tân Sơn Nhất. Và đồng thời, lần
đầu tiên, những ẩn ức và đời sống tình dục được người viết đưa vào tác phẩm và trở thành
một chiều kích khơng thể quy giản trong cuộc đời của nhân vật chính.
Vậy phải chăng Nỗi buồn chiến tranh là một "tiểu thuyết đen" về chiến tranh, bấn loạn, "rối
bời" và đầy những hình ảnh kinh hồng về chiến tranh giải phóng dân tộc và những mảnh đời
chiến bại của những cựu chiến binh trong những năm tháng hậu chiến ?
2. Những mạch ngầm văn bản.
Như đã trình bày, Nỗi buồn chiến tranh là một tiểu thuyết hướng nội và chủ quan hoá triệt
để. Những xung đột và những vận động cơ bản của tiểu thuyết đều diễn ra trong thế giới nội
tâm của nhân vật. Mở ra bằng mùa mưa đầu tiên ở Cánh Bắc sau chiến tranh và cuộc hành
trình đi tìm hài cốt đồng đội của Kiên trong những cánh rừng già, những dự cảm của Kiên
báo hiệu những xung đột cơ bản trong cuộc đời anh. Trước hết đó là xung đột giữa một ham
muốn trở về với cuộc sống hồ bình và qn đi q khứ với dự cảm về chuyện "quên thật là
khó", "chẳng biết đến bao giờ thì lịng mình mới có thể ngi nổi, trái tim mình mới thốt
khỏi gọng bàn tay xiết chặt của những kỷ niệm chiến tranh. Những kỷ niệm có thể là êm đềm,
có thể là ác hại nhưng đều đã để lại những vết thương mà tới bây giờ một năm đã qua, hay
mười năm, hay hai mươi năm nữa vẫn cịn đau, đau mãi". Dự cảm đó cụ thể dần thành ý thức
về một cuộc đời "khác nào con thuyền bơi ngược dịng sơng khơng ngừng bị đẩy lùi về dĩ
vãng" mà "lịng tin và lịng ham sống khơng phải là những ảo tưởng mà là nhờ sức mạnh của
hồi tưởng". Tiếp đó là xung đột giữa những "tín niệm văn chương và nhân sinh sâu bền nhất
của anh" và sự thôi thúc bên trong của việc viết, một thứ "nghịch lý hiểm nghèo của bút
pháp". Anh cảm thấy bị thôi thúc bởi việc viết, "viết sao cho xao xuyến nổi lòng dạ, xúc động
nổi trái tim con người như thể viết về tình yêu, về nỗi buồn, sao cho có thể truyền được vào


cuộc sống đương thời luồng điện của những cảm xúc chỉ có thể diễn đạt bằng thì q khứ và
q khứ của quá khứ" nhưng đồng thời đó lại là một cái viết đối lập với tất cả những gì anh
đã sáng tạo và cố gắng sáng tạo. Hai xung đột nội tâm cơ bản trong cuộc đời của Kiên được

anh ý thức một cách thiêng liêng thành một "thiên mệnh" chi phối sự sinh tồn của anh trong
những ngày hậu chiến, "thiên mệnh" dẫn dắt anh trong hai cuộc phiêu lưu cuối cùng cả cuộc
đời : hành trình tìm lại và phục sinh quá khứ và hành trình sáng tạo văn chương.
Nỗi buồn chiến tranh là hành trình đau đớn của một số phận dị kỳ tìm lại quá khứ của mình.
Suốt dọc hành trình sống của Kiên, số phận giống như một thứ lực ly tâm hất văng những
người thân thiết nhất ra khỏi cuộc đời anh. Hoặc họ lặng lẽ rời bỏ khỏi anh (Mẹ, Phương...)
hoặc cái chết giật họ khỏi cuộc đời anh (cha, dượng, những người đồng đội...) Những cái chết
và khoảng trống tâm hồn để lại sau những cái chết chính là nguồn động lực thúc đẩy cuộc
hành trình ngược về quá khứ của Kiên - cuộc hành trình tìm lại ý nghĩa ẩn dấu sau những cái
chết buồn bã / hoặc đau đớn của những người thân, người đồng đội. Toàn bộ cuộc đời hậu
chiến của Kiên bị trôi đi trong cuộc hành trình "đi tìm thời gian đã mất" đó, từ những dự cảm
ban đầu cho đến những giác ngộ của anh về nỗi buồn chiến tranh (phần 3) và chân lý về
những cái chết trong chiến tranh (phần 4).
Song song với hành trình tâm tưởng tìm về ký ức là cuộc hành trình của sáng tạo văn chương.
Mạch vận động này được khởi phát từ phần thứ hai của tiểu thuyết từ những thôi thúc nội tâm
về một cái viết kỳ lạ gắn liền với một "thiên mệnh" của cuộc đời, một cái viết xung đột với
tất cả những tín điều văn chương mà Kiên vẫn tin tưởng và theo đuổi. Chỉ đến những phần
cuối cùng của thiên truyện thì thiên chức ấy mới được hiển hiện trong một sự thức nhận toàn
vẹn những chân lý về chiến tranh, về trách nghiệm của chính anh - người sống sót sau chiến
tranh - trong cuộc đời hậu chiến và về ý nghĩa thực sự của nghề viết văn. Không phải vô lý
khi Kiên thừa nhận "cuốn tiểu thuyết đầu tay cực kỳ bấp bênh và cịn vơ cùng dang dở này
như là một cuộc phiêu lưu cuối cùng trong cả cuộc đời làm lính của anh, đồng thời là một sự
thách thức nghiêm trọng nhất đối với sự sinh tồn của anh không chỉ trên tư cách một người
cầm bút". Đối với Kiên, một người sống sót qua những khủng khiếp của cuộc chiến, sống
nghĩa là mang món nợ với những người đã khuất, đúng như anh thú nhận : "Thực ra thì trong
chiến tranh Kiên được hưởng nhiều may mắn hơn thời bình, bởi vì trong chiến tranh anh đã
được sống, chiến đấu, trưởng thành lên bên những người đồng chí thật tốt. Tuy nhiên, giá của
sự may mắn ấy là anh đã lần lượt mất hết những người bạn, người anh em, người đồng đội
chí thiết nhất. Họ bị giết ngay trước mắt Kiên hoặc là đã chết trong vòng tay anh. Nhiều
người đã chết để gỡ cho tính mạng Kiên. Nhiều người hy sinh bởi lỗi lầm của anh". Và như

vậy, đối với Kiên, sống gắn liền với trách nghiệm nói thay lời trăn trối của những nguời đã
chết trong chiến tranh, những "đồng đội thân yêu và ruột thịt, vơ số và vơ danh, những liệt sĩ
của lịng nhân, đã làm sáng danh đất nước này và đã làm nên vẻ đẹp tinh thần cho cuộc kháng


chiến", để làm cho tiếng nói chung của một thời đại "đau thương nhưng huy hoàng, những
ngày bất hạnh những chan chứa tình người" khơng bị chìm vào qn lãng và sự vơ tình của
"nền hịa bình thản nhiên" hậu chiến. "Thiên mệnh" ấy chính là sức mạnh duy nhất duy trì
cuộc sống thời hậu chiến của Kiên, là sức mạnh níu kéo anh lại với cuộc đời trong những
phút giây cận kề cái chết và sự suy sụp tinh thần (phần 3). Công cụ duy nhất của anh để thực
hiện chức trách ấy chính là văn chương. Đó chính là con đường khiến cho Kiên trở thành một
nhà văn "tồn tại đến trót đời với thiên chức là một cây bút của những người đã hy sinh, là nhà
tiên tri của những năm tháng đã qua đi, người báo trước thời quá khứ". Có thể nói, đối với
Kiên, thiên chức văn chương cũng chính là thiên chức cuộc đời.
2. Thế giới nhân vật - biểu tượng và ý nghĩa.
Nhân vật là một chất liệu có tính bản thể của tự sự. Tương tự như văn bản, chất liệu đó có thể
được soi sáng từ nhiều chiếu kích khác nhau. Nhân vật của một tự sự có thể được hành xử
như một thực thể sống, có đời sống tâm lý và đặc biệt những ẩn ức tâm lý được dấu kín.
Nhân vật cũng có thể là hình chiếu của những dồn nén tâm lý hoặc sự phản chiếu thế giới tư
tưởng của tác giả hoặc được coi như hình chiếu của đời sống xã hội. Dẫu vậy, trước hết, nhân
vật - chính xác hơn thế giới nhân vật - là một cấp độ chất liệu của văn bản và trong ý nghĩa
đó, nếu như văn bản có ý tạo sinh nghĩa độc lập thì nhân vật cũng cần phải được ứng xử như
một hệ thống có quan hệ nội tại và giá trị của các yếu tố được tạo sinh từ mối quan hệ giữa
các yếu tố cấu thành nên hệ thống này. Từ nhận thức đó, chúng tơi đề xuất một cái nhìn có
tính ký hiệu học về nhân vật tự sự đối với tác phẩm của Bảo Ninh.
Có ba tuyến nhân vật chạy song song trong cuộc đời của Kiên : những người phụ nữ, những
người đồng đội và những người thân (cha, mẹ, dượng). Đa phần trong số họ hiện diện trong
hình hài của những ký ức, khơng tiểu sử, thậm chí, có những nhân vật chỉ là những tiếng nói
vang vọng trong lương tâm của Kiên. Trong hành trình tâm tưởng của Kiên, ký ức về những
người đồng đội luôn gắn liền với cái chết. Hoặc họ là nạn nhân của cái chết, hoặc họ là người

gây ra cái chết. Cái chết phản ánh bản chất hai mặt của chiến tranh. Nó gắn liền với bạo
lực,thứ bạo lực tăm tối hủy diệt con người "chà đạp, hành hạ, (...), làm nhục, (...), giết chết,
(...) chôn vùi, qt sạch, tuyệt diệt", nó chà đạp lên nhân tính của con người và hủy diệt
"những người ưu tú nhất, tốt đẹp nhất, xứng đáng hơn ai hết quyền được sống trên cõi
dương", nó khơi dậy bạo lực và sự tàn bạo trong con người, sự dửng dưng với cái ác. Ở
phương diện đó, vết thương khủng khiếp nhất mà chiến tranh để lại không chỉ là sự thương
tổn và cái chết cụ thể mà quan trọng hơn, là sự chà đạp lên nhân tính. Ở một phía khác, cũng
chính cái chết của những người đồng đội phản ánh một phương diện khác của chiến tranh :
cái đẹp của tình người. Điều đó được đúc kết trong một chân lý thật đơn giản : "những con
người xứng đáng hơn ai hết quyền được sống trên cõi đời này nhưng đã lẳng lặng chấp nhận


quy luật đơn giản của chiến tranh : mình chết thì bạn mình sống !". Tiếng nói, kỷ niệm và
những hồi ức của những đồng đội đồng vọng vào dòng tâm tư của Kiên, chiếu dọi vào hiện
thực tàn bạo của chiến tranh, làm phát lộ nỗi đau đích thực của con người trong chiến tranh nỗi đau của nhân tính (mà trong đó vang vọng lời cảnh báo của người lính ở phi trường Tân
Sơn Nhất trong ngày giải phóng : "liệu mà coi chừng nhân tính") - và làm ngời sáng vẻ đẹp
của tình người trong chiến tranh.
Một tuyến nhân vật chủ đạo khác trong Nỗi buồn chiến tranh là những người phụ nữ đi qua
cuộc đời Kiên. Trong tiểu thuyết, người phụ nữ là hiện thân của tình yêu - đối âm của chiến
tranh. Tình yêu gắn liền với cái đẹp, với nhân tính là cái đối lập với bạo lực hủy diệt nhân
tính. Nếu như chiến tranh đánh thức trong Kiên phần tàn tạo, biến anh thành một cỗ máy, "âm
thầm và mệt mỏi" - nghĩa là vơ cảm - của sự giết chóc thì những người phụ nữ từ Hạnh cho
đến Phương, đến người nữ y tá trong Điều trị 8 (một hóa thân của Phương) lại đánh thức
trong anh tình yêu, một tình yêu mà cho đến tận cuối cuộc đời anh, vĩnh viễn khơng trọn vẹn.
Những người phụ nữ hóa thân thành những tiếng gọi níu kéo Kiên khơng chỉ với cuộc sống
và cả với cái thiện, nhân tính và tình người. Trong khoảnh khắc khi anh chuẩn bị thực hiện
cuộc hành quyết những người lính đối phương, chính tiếng nói của Phương ("Anh sẽ giết
nhiều người chứ ?" "Sẽ thành anh hùng chứ?") đã níu kéo anh ở lại ở phía bên này của cái
thiện. Trong những khoảnh khắc tuyệt vọng của cuộc đời, người phụ nữ hiển hiện như nơi trú
ẩn của cuộc đời anh (hiển hiện qua hình ảnh người thiếu phụ ở Đồi Mơ) và là ngọn nguồn

nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo trong anh (Phương và người đàn bà câm). Có thể nói trong
tiểu thuyết của Bảo Ninh, người phụ nữ là biểu tượng cho cái Đẹp và Nhân tính, những thứ
có ý nghĩa với cuộc đời Kiên như một sự cứu rỗi trong một thế giới khủng khiếp của chiến
tranh.
Trong ý nghĩa đó, hình tượng người phụ nữ trong Nỗi buồn chiến tranh có một sự đồng
vọng với hệ thống hình tượng những người đồng đội đã chết của Kiên. Người phụ nữ không
chỉ là ánh sáng cứu rỗi cuộc đời con người mà còn là nạn nhân của sự hủy diệt. Điều đó
được biểu thị tập trung trong hình tượng Phương, người phụ nữ xuyên suốt cuốn tiểu thuyết.
Đối với Kiên, Phương là người đánh thức tình yêu trong anh thời tuổi trẻ, là nguồn sức mạnh
chập chờn trong quãng đời chiến trận của anh nhưng đồng thời, Phương cũng là một nạn
nhân của chiến tranh, bị làm nhục ngay trong những giờ khắc khởi đầu của cuộc chiến và mối
tình của họ mãi mãi là một mối tình đau khổ khơng thành với những vết thương khơng thể
chữa lành trong cuộc sống thời bình. Cái chết của những người lính, sự tan vỡ của tình yêu và
sự chà đạp nhân phẩm người phụ nữ là những mặt biểu hiện sức mạnh hủy diệt của chiến
tranh, sức mạnh chà đạp lên đời sống con người.


Từ góc nhìn này, có thể dọi một ánh sáng khác vào mối quan hệ kỳ lạ vượt qua tuổi tác giữa
cha của Kiên và Phương. Cha và dượng của Kiên thuộc về cùng một hệ thống, chính xác hơn,
một kiểu nhân vật. Họ nổi bật ở sự yếu đuối và lạc lồi. Họ là những hình ảnh cuối cùng buồn
bã của một lớp người đã qua, một thứ chứng tích của thời thuộc địa, những "nhà thơ thời tiền
chiến" (dượng của Kiên) và những hoạ sĩ thời "mỹ thuật Đông Dương" (cha của Kiên). Cắm
rễ vào một thời đại "nhất khứ bất phục phản", khơng thể hồ nhập vào đời sống và thời đại
hiện tại (những dằn vặt về sáng tạo bộc lộ qua những cơn mê sảng của cha Kiên), họ như
những cái bóng hiu hắt của quá khứ giữa thời hiện tại. Ở phương diện đó những con người
này vừa có ý nghĩa như một sự đối chiếu (cái lãng mạn và một thứ tự do cá nhân của một thời
đã qua và cái anh hùng của một thời đang đến, một thời bão táp và cách mạng của thế hệ
Kiên), vừa nổi bật ở một khả năng tiên cảm về thời đại sắp tới. Khả năng tiên cảm ấy thể hiện
ở những lời tiễn biệt buồn bã như một lời trăn trối của dượng với Kiên trước ngày anh ra trận
trong ngôi nhà nhỏ bên sông Hồng. Nó thể hiện trong cái nghi thức "man rợ và dấy loạn" của

cha Kiên đốt đi toàn bộ tác phẩm của mình trước khi ơng từ dã cõi đời. Đối với ông, hành vi
đốt tác phẩm thể hiện điểm tột cùng của một sự lạc loài của một tâm hồn trong thời đại mới
đồng thời cũng là tiên cảm về mặt bên kia của một thời đại chiến tranh đang tới, một thời đại
anh hùng nhưng tột cùng đe doạ đối với cái Đẹp - cái giá đau đớn của chiến tranh. Mối quan
hệ và những tình cảm của cha Kiên giành cho Phương vượt ra ngoài trường ngữ nghĩa của
những tình cảm thơng thường của con người. Đó là sự chiêm ngưỡng Cái Đẹp (ở ý nghĩa phổ
quát) của một người nghệ sĩ và sự lo âu của một người thấu thị trước tương lai về những mối
đe doạ đối với Cái Đẹp.
Trong tiểu thuyết của Bảo Ninh, hình tượng người cha nghệ sĩ của Kiên cũng có giá trị như
một thứ Đạm Tiên báo trước cuộc đời anh. Đi qua chiến tranh với hành trang là những kỷ
niệm "có thể là êm đềm, có thể là ác hại", Kiên trở thành người bị cầm tù của quá khứ với
một thứ "thiên mệnh" thiêng liêng ngược về quá khứ. Anh cũng phải trải qua những vật vã
trong sáng tác và những đau đớn trong cuộc đời hiện tại như cha mình. Và hành động cuối
cùng trong cuộc đời nghệ sĩ của anh cũng là một nghi lễ tiêu huỷ tồn bộ sản phẩm tinh thần
của cuộc đời mình. Hành động đó mang một ý nghĩa hai mặt. Với Kiên, hoàn thành cuốn tiểu
thuyết đồng nghĩa với việc hoàn tất một thiên chức, thiên chức "kể lại, viết lại, làm sống lại
những linh hồn đã mai một, những tình yêu đã phai tàn, bừng sáng lại những giấc mộng
xưa", thiên chức nói thay lời trăn trối của những người đã khuất, lời trăn trối về "sự nghiệp
liêng đau khổ của người lính chống Mỹ", để cho tiếng nói của "cả một thế giới, một thời đại,
cả một lịch sử" khơng bị vùi xuống lịng sâu đất ẩm cùng với thân xác vơ danh của những
người lính, cho dù "bản thân việc nhận thức ra được lời trăn trối đó chẳng mang lại gì nhiều
cho đời sống hiện tại". Đối với Kiên, nếu như thiên chức viết văn đồng nghĩa với thiên chức
cuộc đời thì khoảnh khắc khi anh hồn thành tác phẩm, thách thức cuối kết của cuộc đời,
cũng là thời điểm anh thức nhận được trọn vẹn nhất chân lý của cuộc đời anh cũng như


những năm tháng trận mạc. Vượt qua những kinh hoàng và bạo hành của chiến tranh, vượt
lên trên cái sức mạnh huỷ diệt của chiến tranh, cái còn lại, cái sức mạnh thực sự "làm nên vẻ
đẹp tinh thần của cuộc kháng chiến", cái bất tử mà chiến tranh không thể huỷ diệt nổi chính là
Nhân tính và Tình người "bất diệt những tình nguời". Chỉ khi thức nhận được chân lý bình dị

nhưng cũng đau đớn đó Kiên mới có thể giải thốt khỏi gánh nặng của những ám ảnh đen tối
của quá khứ. Ở đó hành vi đốt bản thảo và từ bỏ "ngọn hải đăng Hale", căn phịng và khu phố
kỷ niệm có ý nghĩa như một giải thoát trong một sự giác ngộ thiêng liêng. Khác với những
nhân vật điển hình của mỹ học phản ánh xã hội, những hình chiếu của những tấng lớp xã hội,
hình tượng Kiên và người cha của anh trước hết cần được hiểu những số phận dị thường,
những thực thể cô độc và cá biệt mà một thứ "thiên mệnh vơ danh, thiêng liêng và cao cả,
song tuyệt đối bí ẩn" đã buộc họ phải trải qua những cảnh huống đầy trái ngược của lịch sử,
đúng như Kiên đã thú nhận : "Chính bởi thiên mệnh ấy mà anh có một tuổi thơ như thế, một
tuổi hoa niên, một thời chiến trận như thế và tóm lại, một cuộc sống như đã sống suốt bốn
chục năm qua với những đau khổ và hạnh phúc như thế. Cũng vì mang trong đời một định
mệnh huyền cơ nào đấy nên anh mới có thể sống sót qua cuộc chiến tranh với những hồn
cảnh mà bình thường ra khơng thể có cơ hội thốt chết. Ánh sáng trong suốt và hình bóng vơ
hình của một thiên mệnh như thế thực ra đã từng biểu hiện trong đời anh nhưng thoảng lướt
và bất chợt đến nỗi không bao giờ anh kịp hiểu, không bào giờ kịp níu giữ".Vị thế cơ độc và
số phận dị thường ấy giúp họ nhìn thấy được những góc khuất của lịch sử. Cái nhìn của họ
khơng phải là sự phản chiếu cái nhìn cộng đồng về lịch sử mà nó là một cái nhìn, một suy
nghiệm cá nhân về lịch sử. Chỉ có điều, nếu như cha của Kiên sau khi đã thấu thị những đe
doạ của một thời đại mới đối với cái đẹp, ông dừng lại ở bên này cánh cửa của lịch sử (cái
chết về tinh thần - đốt tranh - và thể xác trước chiến tranh) thì Kiên lại đi theo một hành trình
khác : dấn thân vào chiến tranh, trải nghiệm những cảnh huống kinh hoàng của chiến tranh và
ra khỏi chiến tranh với gánh nặng của những kỷ niệm đau đớn. Tuy vậy, bằng một ý chí sống
thấm đẫm màu sắc chủ nghĩa anh hùng, trong những ngày tháng hậu chiến, anh đã vật lộn với
những ám ảnh quá khứ để đạt đến một sự thấu thị về ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh, về
những gì bất diệt trong chiến tranh, về những gì mà bạo hành và cái chết khơng thể huỷ diệt :
"vĩnh cửu những tình người". Theo chúng tơi, đó chính là chìa khố để "đọc sâu" (close
reading) tác phẩm vào loại gây tranh cãi nhiều nhất của văn học đương đại này. Sự thức nhận
của nhân vật chính trong thời điểm kết thúc cuộc hành trình tâm tưởng của anh trong những
ngày hậu chiến phản ánh một dạng thức của chủ nghĩa anh hùng : đối diện với sự thật đau
thương của chiến tranh để chạm đến ý nghĩa đích thực, đẹp đẽ và cao cả của cuộc chiến một thứ chân lý cao cả được giác ngộ từ những trải nghiệm đau đớn. [4] Ở đó, anh ta
nhận ra cái bản chất hai mặt của chiến tranh : "Những ngày đau thương nhưng vinh quang.

Những ngày bất hạnh nhưng tràn ngập tình người". Chính vì vậy nên với Kiên trở về với
những hồi ức của chiến tranh không chỉ là trở về với những ám ảnh kinh hoàng của trận mạc


mà cịn là cuộc hành trình trở về để được "sống trong mùa xuân của những tình cảm mà ngày
nay đã biến mất, đã già cỗi hoặc biến tướng. (...) về gần với tình u, với tình bạn, tình đồng
chí, những tình cảm đã giúp chúng ta vượt qua ngàn nỗi đau đớn của chiến tranh". Và bay
bổng trên cuộc hành hương ngược về quá khứ, trên sự thức nhận nhọc nhằn, đau đớn nhưng
tuyệt đẹp đó là nỗi buồn chiến tranh, nỗi buồn của những con ngưòi đã đi qua và trải nghiệm
chiến tranh, đã chứng kiến sức mạnh huỷ diệt của chiến tranh, chứng kiến sự trỗi dậy của cái
ác trong chiến tranh, chứng kiến những gì tốt đẹp nhất bị giết chết trong chiến tranh, chứng
kiến "những người ưu tú nhất, tốt đẹp nhất, xứng đáng hơn ai hết quyền được sống trên cõi
dương" bị tước đoạt sự sống trong chiến tranh. Nhưng cũng chính sự dai dẳng của nỗi buồn
ấy cũng là minh chứng cho một cái gì khơng thể bị huỷ diệt bởi chiến tranh : Nhân tính và
Tình người. Đó chính là cảm giác mà Người trần thuật khái quát trong điểm kết thúc cuốn
tiểu thuyết : "Nhưng chúng tôi cùng chia xẻ chung một nỗi buồn, nỗi buồn chiến tranh mênh
mông, nối buồn cao cả, vượt lên trên mọi niềm hạnh phúc, mọi nỗi bất hạnh. Nhờ có nó,
chúng tơi đã sống sót qua cuộc chiến, thốt khỏi cảnh giết chóc triền miên, thoát khỏi sự bao
vây đau đớn của súng đạn, lưỡi lê, sự ám ảnh của bạo hành để trở về, mối ngưòi theo một con
đường khác nhau, với cuộc đời, một cuộc đời, không chắc đã hạnh phúc hơn, (...), nhưng đó
là cuộc đời tốt đẹp nhất mà chúng tơi có thể mơ ước, cuộc sống trong hồ bình". Trong ý
nghĩa cuối cùng của tác phẩm đó, có lẽ, đã đến lúc phải trả lại tên thật cho cuốn tiểu thuyết :
Nỗi buồn chiến tranh.
4. Cái nhìn mới về hiện thực chiến tranh và con đường mới viết về chiến tranh trong thời
hậu chiến.
Ở điểm cuối cùng của một hành trình xuyên qua các lớp cấu trúc hình thức và biểu tượng của
văn bản tiểu thuyết, có thể khằng định, trong Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã xác lập một
cái nhìn mới về hiện thực lịch sử - hiện thực chiến tranh. Mới trong sự đối chiếu với văn học
hiện thực xã hội chủ nghĩa trong chiến tranh và trước 1986. Cái mới ở đây được xác định
không chỉ ở việc anh đưa vào trong tác phẩm của mình những chất liệu hiện thực chưa từng

có trong văn học chiến tranh (dẫu điều này cũng có giá trị thẩm mỹ riêng) mà trước hết thể
hiện ở việc anh đã tìm đến một phương pháp tiếp cận hiện thực khác với phương pháp điển
hình hố của văn học hiện thực truyền thống. Anh không tiếp cận hiện thực thông qua những
nhân vật điển hình, hoặc mang tính phản ánh, hoặc mang tính lý tưởng (trong văn học hiện
thực xã hội chủ nghĩa sẽ là sự kết hợp cả hai yếu tố này). Anh xây dựng và tơ đậm tính cá biệt
của số phận nhân vật. Anh rời bỏ phạm vi tồn tại xã hội và đi sâu vào chiều kích tâm lý của
nhân vật. Chính vì vậy, nhân vật chính trong cuốn sách của Bảo Ninh có giá trị vừa như một
số phận đặc biệt, vừa như một thứ Nhân vật - Người chứng. Dạng thức này tạo nên một
khoảng cách giữa nhân vật và hiện thực lịch sử đồng thời thay đổi bản chất quá trình phản
ánh hiện thực trong tác phẩm. Theo đó, nhà văn khơng mơ tả trực tiếp hiện thực mà "ghi lại"


hình chiếu của hiện thực qua tấm gương một ý thức cá nhân. Trong một tham luận tại Hội
thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ II (TP Hồ Chí Minh - 2004), chúng tôi xác định phương
thức phản ánh hiện thực này là một phương diện của quá trình cá nhân hố hư cấu.
Trong một cái nhìn rộng hơn, sự xác lập cái nhìn mới về hiện thực trong tiểu thuyết của Bảo
Ninh tương ứng với những thay đổi về quy chế tồn tại của người nghệ sĩ và đời sống văn học
và đời sống xã hội. Nỗi buồn chiến tranh được ra đời từ những thay đổi của văn học Việt
Nam trong thời kỳ Đổi mới mà một trong những tiến trình nịng cốt chính là khẳng định vai
trò độc lập của cá nhân nghệ sĩ trong đời sống văn học nghệ thuật. Đó cũng là thời điểm cố
nhà văn Nguyễn Minh Châu công bố tiểu luận Hãy viết lời ai điếu cho một giai đoạn văn
nghệ minh hoạ trên tuần báo Văn nghệ. Xuyên qua lớp ngôn từ gây sốc của bài tiểu luận có
ý nghĩa như một lời di chúc của nhà văn quân đội đã trải qua chiến tranh giải phóng dân tộc,
có thể nhận thấy một tiếng gọi khẩn thiết kêu gọi tinh thần trách nghiệm của từng cá nhân
nghệ sĩ trong mối quan hệ với đời sống xã hội, theo đó, người nghệ sĩ khơng chỉ phản chiếu
cái nhìn về hiện thực của cộng đồng mà cịn có trách nghiệm, bằng lao động nghệ thuật, làm
phong phú hơn cái nhìn đó bằng những sáng tạo cá nhân. Trong một cái nhìn có tính liên văn
bản (intertextualité), có thể thấy kiểu Nhân vật - Người chứng, hành trình "đi tìm thời gian đã
mất" của kiểu nhân vật này và mơtíp chuyến đi tìm hài cốt đồng đội (có ý nghĩa như một ẩn
dụ) trong tác phẩm của Bảo Ninh cũng từng được báo trước trong những tác phẩm có ý nghĩa

như một cuộc cách mạng trong văn học chiến tranh của Nguyễn Minh Châu : Mùa trái cóc ở
miền Nam và Cỏ lau. Khoan hãy nói đến những quan hệ kế thừa và ảnh hưởng thì cũng có
thể khẳng định sự đồng vọng của một loạt vấn đề lớn của văn học viết về chiến tranh thời hậu
chiến đồng vọng trong sáng tác của những tác giả này : thân phận con người trong chiến tranh
(sự mất mát tuổi thanh xuân và sự tan vỡ của tình u...), sự sám hối trước những món nợ của
chiến tranh, suy tư về nhân tính trong chiến tranh và sau chiến tranh. Mở rộng trường khảo
sát, có thể nhận thấy sự tương đồng trong cái nhìn về mặt trái của hiện thực chiến tranh
(những thất bại trên chiến trường, hình ảnh kẻ đào ngũ, những cái chết trong chiến tranh...)
trong tiểu thuyết của Bảo Ninh và một trong những tác giả đầu tiên của làn sóng đổi mới văn
học chiến tranh : Nguyễn Trọng Oánh và tiểu thuyết Đất trắng.
Như vậy, với những đối chiếu vừa mang tính xã hội học văn học, vừa mang tính liên văn bản,
có thể xác lập lại cuộc đối thoại giữa tác phẩm của Bảo Ninh và đời sống văn học đương thời.
Cuốn tiểu thuyết của anh nằm trong một dòng chảy chung của văn học viết về chiến tranh sau
chiến tranh. Có những thao thức xuyên suốt sáng tác của những nhà văn viết về chiến tranh
thời hậu chiến này. Là những công dân, họ viết về chiến tranh trong một trách nghiệm văn
hố : tìm đến cội nguồn lý giải sức mạnh của con người Việt Nam đi qua cái tàn khốc của
chiến tranh và làm nên Chiến thắng. Là những người lính, họ viết về chiến tranh trong một
món nợ tinh thần với những người đã khuất : làm sống lại hình ảnh của những "đồng đội


thân yêu và ruột thịt, vô số và vô danh, những liệt sĩ của lòng nhân, đã làm sáng danh đất
nước này và đã làm nên vẻ đẹp tinh thần cho cuộc kháng chiến". Là những nghệ sĩ có bản
lĩnh trí thức, họ đối diện với thực tại của chiến tranh để phản ánh được những mất mát thật sự
đối với một dân tộc : sự tổn thương nhân tính và tình người. Điều này đặc biệt được thể hiện
một cách đậm đặc trong hai bản di chúc nghệ thuật cuối cùng của Nguyễn Minh Châu : Mùa
trái cóc ở miền Nam và Cỏ lau. Độ lùi thời gian sau chiến tranh và nền văn hóa hậu chiến
đặt ra cho tác phẩm của họ những câu hỏi khác với văn học viết về chiến tranh trong chiến
tranh.
Riêng Bảo Ninh, anh đã đẩy những khuynh hướng nghệ thuật của những nhà văn đi trước đến
một chiều kích mới. Anh quyết liệt từ bỏ hình thức tiểu thuyết hiện thực truyền thống (theo

kiểu tiểu thuyết - ký sự như Đất trắng) để theo đuối tiểu thuyết tâm lý. Anh đưa vào những
chiều kích hiện thực chưa từng có trong tiểu thuyết của những nhà văn thế hệ trước : yếu tố
tình dục, những "hình ảnh đen" về chiến tranh[5],... Nhưng đồng thời, anh cũng sáng tạo nên
một sắc thái anh hùng mới của văn học viết về chiến tranh. Trong Nỗi buồn chiến tranh,
những mất mát và đau thương mà con người phải chịu đựng trở thành một chiều kích khơng
thể quy giản. Khơng lẩn tránh hoặc trừu tượng hố chiều kích đó, Bảo Ninh cụ thể hố nó
thành những dịng tâm tư khủng khiếp của những ám ảnh theo đuổi cựu chiến binh Kiên suốt
quãng đời hậu chiến. Dẫu vậy, trong anh, những đau đớn của cuộc sống hiện tại còn xuất phát
từ sự lạc lõng của anh trước "nền hoà bình thản nhiên thời hậu chiến". Chính sự xung đột ấy
khơi dậy trong anh cái thiên mệnh phải làm phục sinh lại quá khứ, như một cuộc đấu tranh
chống lại sự lãng qn. Và cũng chính trong cuộc hành trình đau đớn để làm phát lộ những
chân lý đầy nhân bản về chiến tranh và con người trong chiến tranh đó, hắt lên một ánh sáng
khác vào tồn bộ q khứ trận mạc của anh. Đối với Kiên, "sống ngược trở lại con đường của
mối tình xưa, chiến đấu lại cuộc chiến đấu", "làm sống lại những linh hồn đã mai một, những
tình yêu đã phai tàn, bừng sáng lại những giấc mộng xưa" có ý nghĩa như một "con đường
cứu rối của anh". Cứu rỗi bởi lẽ quãng đời chiến trận dẫu là quãng đời khủng khiếp nhất mà
anh đã phải trải qua những cũng là quãng đời đẹp đẽ nhất mà một con người có thể được
sống. Trở về với quá khứ chính là trở về với tất cả những gì đẹp đẽ nhất đó, trong một thứ
ánh sáng thiêng liêng. Cảm giác đó sau này sẽ được tơ đậm trong một truyện ngắn tuyệt đẹp
của chính Bảo Ninh về Hà Nội lúc khơng giờ. Đó là cảm giác của một con người tìm thấy lại
được quá khứ của mình trong một giác ngộ thiêng liêng : "(...) thời gian càng nhích sâu vào
trời khuya để đến với ngày mai thì chúng tơi càng về gần hơn với Hà Nội những đêm xưa,
với Hà Nội trong vắt lúc không giờ. Về gần hơn với bạn bè một lứa bên trời, về gần hơn với
tình yêu ban đầu, về gần hơn với tuổi thơ non dại. Sinh ra, lớn lên, rồi làm lụng, rồi chiến đấu
và hy sinh cho thành phố này, thế hệ chúng tôi được hưởng phép mầu của nó, trở thành một
thế hệ mãi mãi tuổi thanh xuân của một thành phố trẻ trung vĩnh hằng".


Nếu như ký ức chiến tranh trở thành một ám ảnh đeo đẳng nhân vật trong tiểu thuyết của Bảo
Ninh thì đối với anh, Nỗi buồn chiến tranhNỗi buồn chiến tranh, anh hầu như chỉ sáng tác

những truyện ngắn. Thế giới những truyện ngắn đó giống như những mảnh vỡ của tiểu thuyết
hoặc phản chiếu, hoặc soi sáng thế giới của tiểu thuyết. Một loạt chủ đề truyện ngắn của anh
như những mất mát của tuổi trẻ và tình yêu trong chiến tranh (Hà Nội lúc không giờ, Khắc
dấu mạn thuyền, Rửa tay gác kiếm...), ký ức về thời thuộc địa và những con người thời
thuộc địa (La Mácxâye, Tiếng vĩ cầm của kẻ thù,...), .. giống như một vệt kéo dài vang vọng
của những mơtíp đã hiển hiện trong cuốn tiểu thuyết đầu tay của anh. Có những chủ đề mà
đối chiếu với Nỗi buồn chiến tranh, ngưòi đọc có thể tìm thấy một sự soi sáng những ý
nghĩa còn ẩn dấu của cuốn tiểu thuyết (Hà Nội lúc khơng giờ). Có những chủ đề như một sự
tiếp nối và mở rộng của Nỗi buồn chiến tranh : khát vọng hoà giải dân tộc sau chiến tranh
(Lá thư từ Quý Sửu) hay rộng hơn, những suy tư về toàn bộ lịch sử dân tộc và sư hàn gắn
những chia rẽ giữa con ngưòi sau những bão táp lịch sử (Thời tiết của ký ức). Một lối đọc có
tính soi sáng lẫn nhau như vậy cho phép phát lộ bản chất đích thực của Nỗi buồn chiến
tranh, nó khơng phải là một đối âm của những tượng đài văn học chiến tranh mà văn học
hiện thực xã hội chủ nghĩa đã tạo dựng qua hai cuộc chiến tranh lớn của lịch sử dân tộc. Nó là
một sự đào sâu hiện thực chiến tranh bằng những trải nghiệm cá nhân để làm phong phú thêm
cái nhìn của cộng đồng về hiện thực lịch sử. cũng trở thành một tác phẩm ám ảnh tồn bộ sự
nghiệp sáng tác của anh, ít nhất cho đến thời điểm hiện tại. Sau
Bảo Ninh thuộc về một kiểu người viết đặc biệt của văn học Việt Nam đương đại : những nhà
văn từng đi qua chiến tranh với tư cách người lính. Ở Việt Nam, hầu hết những thành tựu
chính của văn học viết về chiến tranh đều thuộc về kiểu tác giả này. Một số người trong số họ
khơng cịn nữa, một số người vẫn tiếp tục sáng tác (Nguyễn Trí Huân, Chu Lai, Bảo Ninh ...).
Nhưng, bằng những thành tựu nghệ thuật không thể phủ nhận của văn học viết về chiến tranh
từ 1986 đến nay, những nhà văn này đã khẳng định cho một con đường tìm tịi nghệ thuật :
nhìn thẳng vào hiện thực chiến tranh, bằng những trải nghiệm và cái nhìn cá nhân, tái hiện lại
cái chiều kích đau thương và bộ mặt tàn khốc không thể quy giản của chiến tranh, nói lên
tiếng nói cảnh báo về những hiểm hoạ của chiến tranh để lại sau chiến tranh nhưng đồng thời,
phục dựng lại hình ảnh của những con người bằng sự chịu đựng và sức mạnh anh hùng đã
thực sự làm nên sức mạnh cho cuộc kháng chiến, tái sinh lại những khát vọng nuôi dưỡng cả
một dân tộc trong chiến tranh. Ở điểm đó, có thể khẳng định về sức sống không thể phủ nhận
của một con đường nghệ thuật.

Nguồn:


[1] Nguyễn Trãi, Cáo Bình Ngơ. Dịch : Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn. Lấy chí nhân để
thay cường bạo
[2] A. Camus, Discours de Suède (Diễn từ ở Thuỵ Điển). Dịch : Nhà văn phục vụ những kẻ
chịu đựng lịch sử
[3] Dẫn theo H.R. Jauss, Pour un esthétique de réception,
[4] Trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây, khi được hỏi về cuộc sự xung đột giữa nhân
vật trong tiểu thuyết và thực tại như "một dạng Hămlét muộn màng", Bảo Ninh thú nhận :
"Nhân vật của tôi có dằn vặt, có nội tâm nhưng chưa phải là trí thức. Họ là bộ đội, họ suy
nghĩ như vậy, thế thôi". Chúng tôi hiểu phương diện "bộ đội" (ở ý nghĩa thiêng liêng nhất của
khái niệm) trong những nhân vật của Bảo Ninh, đặc biệt trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến
tranh ở phương diện đầy mầu sắc anh hùng này.
[5] NMC mang mầu sắc xã hội, Bảo Ninh mang mầu sắc tâm lý.



×