Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

lịch sử văn hóa dòng họ nguyễn đình ở nghi lộc nghệ antừ thế kỷ xv đến đầu thế kỷ xx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.25 KB, 87 trang )

A. DẪN LUẬN
1. Lí do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI, một thế kỉ với sự phát triển vượt
bậc về mọi mặt: văn hóa, văn minh, khoa học kĩ thuật. Nhưng dù sống trong
thời đại nào, hồn cảnh nào thì mỗi con người Việt Nam vẫn không thể quên
nguồn gốc, cội rễ của dân tộc. Dù thời gian có qua đi nhưng những gì thuộc
về q khứ, những gì là giá trị đích thực vẫn mãi mãi tồn tại và thách thức
cùng năm tháng. Lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua bao nhiêu thăng trầm biến
động với những cuộc thiên di đắp đổi vẫn sáng ngời chiến tích âm vang và
đáng tự hào. Trong bản hùng ca chung ấy có cội nguồn của mỗi tên đất, tên
làng, có truyền thống của mỗi phong tục tập qn và đặc biệt có cả lịch sử văn
hóa dịng họ, giống nịi
Văn hóa của quốc gia dân tộc bao giờ cũng có cội nguồn từ văn hóa
dịng họ. Truyền thống dòng họ sẽ bồi đắp nên truyền thống dân tộc. Dịng họ
chính là nơi sản sinh, bảo tồn, lưu giữ những di sản văn hóa, là chiếc nơi sinh
ra những nhân tài cho đất nước. Dòng họ phản ảnh một mơi trường văn hóa
thơng qua những phong tục cúng tế, lễ hội mà vẫn còn được lưu giữ đến ngày
nay. Vì thế các nhà nghiên cứu lịch sử khi nghiên cứu lịch sử dân tộc, trước
tiên thường rất quan tâm tới vấn đề dịng họ.
Vì vậy việc nghiên cứu dịng họ vừa có ý nghĩa quan trọng trong việc
giữ gìn, tơn vinh, phát huy và giáo dục truyền thống lịch sử địa phương, là
nguồn tư liệu vô cùng quý giá giúp chúng ta hiểu văn hóa dân tộc đồng thời
hiểu thêm về thân thể và sự đóng góp của các nhân vật lịch sử.
Người xưa lại có câu “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Đó là truyền thống đạo lí của người Việt Nam. Vì thế nghiên cứu lịch sử dịng
họ là góp phần củng cố nuôi dưỡng ý thức cội nguồn. Giúp cho mỗi con
người Việt Nam dù đi xa tới đâu thì vẫn nhớ măi cội nguồn của dân tộc mình,
1


tổ tiên mình. Một truyền thống dịng họ tốt đẹp sẽ tạo nên những con người


tốt đẹp cho xă hội. Một con người biết yêu tổ tông, yêu quê hương đất nước
và ư thức cộng đồng. Giúp cho con người Việt Nam vượt qua thử thách chông
gai vững bước tiến tới tương lai. Mỗi con người sẽ góp sức làm giàu đẹp quê
hương, đất nước, sáng ngời dòng tộc.
Hiện nay khi đất nước đã thoát khỏi chiến tranh, đang chuyển mình trên
đà phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao, xu hướng tìm
về cội nguồn ngày càng phát triển mạnh mẽ và đi vào chiều sâu. Người ta đã
biết chắp nối gia phả, trùng tu lại từ đường, lăng mộ, bia kí, tổ chức lễ hội của
dòng họ khơi dậy truyền thống dân tộc lòng biết ơn thành kính với tổ tiên.
Nghi Lộc - mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi sinh cơ lập nghiệp của
nhiều dòng họ lớn, sản sinh ra rất nhiều các vị anh hùng hào kiệt nhưng trong
đó có một dịng họ mà lịch sử phát triển gần như theo suốt chiều dài lịch sử
dân tộc, một dòng họ mà khi nhắc đến chúng ta khơng thể phủ nhận những
đóng góp rất lớn đối với lịch sử dân tộc qua các triều đại phong kiến lịch sử
Việt Nam. Đó là dịng họ Nguyễn Đình.
Dịng họ Nguyễn Đình khởi thủy từ Nghi Hợp – Nghi Lộc – Nghệ An
tổ tiên của dòng họ đến đây sớm nhất từ thời hậu Lê thế ký thứ XV. Trải qua
hơn 600 năm với 15 người con đại diện cho 15 chi phái trong họ. Dòng họ
Nguyễn Đình đã có rất nhiều đóng góp to lớn trong quá trình dựng nước và
giữ nước của dân tộc.
Năm 1990 Chính phủ ra quyết định cơng nhận nhà thờ Họ Nguyễn
Đình ở Nghi Hợp – Nghi Lộc – Nghệ An là khu di tích lịch sử văn hóa Quốc
gia. Đây là niềm tự hào chung cho con cháu dòng họ Nguyễn Đình và nhân
dân Nghi Hợp – Nghi Lộc - Nghệ An.
Nghiên cứu về dịng họ Nguyễn Đình giúp cho chúng ta hiểu sâu sắc
hơn về gia tộc, cộng đồng và mối quan hệ giữa các dịng họ. Từ đó duy trì và
phát huy khối đại đồn kết dân tộc. Tạo ra một sức mạnh lớn cả về vật chất và
2



tinh thần trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời giữ vững gia
phong, phát huy truyền thống tốt đẹp từ đó làm sáng ngời văn hóa gia tộc
trong di sản văn hóa của dân tộc. Góp phần vào sự nghiệp xây dựng Cơng
Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa. Đưa đất nước ngày càng phát triển giàu mạnh
sánh vai với các nước trong khu vực cũng như các nước trên Thế Giới.
Với những lí do trên chúng tơi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Lịch sử văn
hóa dịng họ Nguyễn Đình ở Nghi Lộc - Nghệ An từ thế kỉ thứ XV đến đầu
thế kỉ XX” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn hóa dịng họ nằm trong khn khổ văn hóa làng xă. Hiện nay một
số địa phương đã tổ chức các cuộc hội thảo về lịch sử - văn hóa dịng họ
thơng qua những nhân vật nổi tiếng, những con người ưu tú của dòng họ.
Nghiên cứu lịch sử - văn hóa dịng họ hiện nay được coi là một hướng tìm
tịi, khảo cứu hấp dẫn được sự quan tâm đông đảo những người làm lịch sử.
Họ Nguyễn Đình là dịng họ lớn trên đất xứ Nghệ và cũng được nhiều tác
giả đề cập đến với những khía cạnh mức độ khác nhau nhưng chưa có một
tác phẩm nào nghiên cứu cụ thể về lịch sử văn hóa dịng họ Nguyễn Đình.
Vấn đề này đă được đề cập qua một số cơng trình nghiên cứu chúng tơi có
điều kiện tiếp cận sau:
- Cuốn Cương Quốc Cơng Nguyễn Xí. Tộc phả - Di Huấn – Phụ lục.
Của hội đồng gia tộc đại tôn họ Nguyễn Cương Quốc Cơng tại Nghi Hợp
-Nghi Lộc - Nghệ An. Đã nói tới tộc phả - Di Huấn – Phụ Lục của gia tộc
Nguyễn Đình.
- Cuốn Thân Thế, sự nghiệp Thái Sư Cương Quốc Cơng Nguyễn Xí do
hội đồng quản tộc dịng họ Nguyễn Cương Quốc Cơng. Đã nói tới thân thế sự
nghiệp Cương Quốc Cơng Nguyễn Xí
- Cuốn Thái Sư Cương Quốc Cơng Nguyễn Xí q hương - con người.
3



Của trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia UBND Tỉnh Nghệ An.
Gồm toàn bộ những bài viết về dịng họ Nguyễn Đình và Đức Tổ Nguyễn Xí.
- Về chính sử có “Đại Việt thơng sử” nhắc tới gia đình Nguyễn Xí với
nghề làm muối truyền thơng. Hay trong “Lịch triều hiến chương loại chí”
(nhân vật chí) có đề cập đến nhân vật Nguyễn Xí
- Trong cuốn “Quê hương Nghi Lộc - Cửa Lò và những con người” của
hội đồng hương Nghi Lộc Cửa Lò của Huyện ủy - HĐND - UBND huyện
Nghi Lộc đă giới thiệu về mảnh đất và con người Nghi Lộc.
- Cuốn “Danh nhân Nghệ Tĩnh” (tập 1) nói tới tiểu sử và sự nghiệp của
Nguyễn Xí.
- Cuốn “Đền Vạn Lộc”của UBND Nghi Tân - Thị xă Cửa Lò đề cập tới
tiểu sử, sự nghiệp Nguyễn Sư Hồi và đề thờ ông cùng những lễ hội.
Ngoài các tác phẩm đă xuất bản liên quan đến đề tài nghiên cứu của
chúng tơi cịn có dịp tiếp cận với nhiều bài viết trên các tạp chí, kí yếu hội
thảo như:
- Bài “Người có cơng đầu trong việc tạo dựng vương triều Lê Thánh
Tông” của GS. Nguyễn Đình Chú - Trường ĐHSPH ĐH Quốc Gia Hà Nội
- Hồ sơ khảo cứu nhà thờ họ Nguyễn Đình.
- Ngồi ra cịn có rất nhiều cuốn gia phổ của 15 chi do những tộc
trưởng của mỗi chi viết ra theo từng chi, từng nhánh của dòng họ Nguyễn
- Đỗ Minh Nụ (bảo tàng Nghệ An) “Từ góc độ lễ hội truyền thống nhìn
nhận về những sinh hoạt văn hóa trong lễ hội danh nhân Nguyễn Xí”.
- Bài viết “Long Sơn- Nguyễn Đình Hồ - Thân thế và sự nghiệp” của
cháu nội Nguyễn Đình Lễ viết.
Về cơ bản trong các cuốn tài liệu mà chúng tơi tiếp cận trên ít nhiều đă
nói đến một số vấn đề truyền thống dịng họ Nguyễn Đình, một số đóng góp
của dịng họ Nguyễn Đình đối với lịch sử dân tộc cũng như đóng góp của các
4



nhân vật và di tích của dịng họ Nguyễn Đình. Nhìn chung các bài viết đó cịn
mang tính khái qt lẻ tẻ hoặc chỉ tập trung vào một số cá nhân tiêu biểu như
(Nguyễn Xí, Nguyễn Sư Hồi,...) chứ chưa đi sâu nghiên cứu tổng thể q
trình phát triển dịng họ và những đóng góp của dịng họ đối với tiến trình
phát triển của lịch sử nước nhà.
Do đó, việc nghiên cứu của chúng tơi gặp khơng ít những khó khăn về
mặt tư liệu.
3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Dòng họ Nguyễn Đình là dịng họ lớn trải qua hơn 600 năm lịch sử vì
thế dựa vào nguồn tư liệu hiện có và khả năng có hạn của mình, chúng tơi
chỉ nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử - văn hóa dịng họ Nguyễn Đình ở Nghi
Lộc -Nghệ An từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XX. Nhưng trong quá trình phát
triển, dịng họ Nguyễn Đình vẫn đang tồn tại và phát triển đến ngày nay và
có sức lan tỏa đi khắp các nơi khác do đó trong đề tài có đề cập tới những
thời gian và khơng gian có liên quan ỏ xẵ Nghi Hợp – Huyện Nghi Lộc –
Nghệ An.
3.2. Nhiệm vụ
Nhận thức vai trò to lớn của dịng họ đối với sự hình thành phát triển
eecủa dân tộc cũng như ư nghĩa to lớn của việc nghiên cứu truyền thống văn
hóa dịng họ nên khóa luận nhằm giải quyết vấn đề sau:
- Trước hết chúng tôi khái quát các điều kiện tự nhiên, vị trí cũng như
con người Nghi Lộc. Tìm hiểu nguồn gốc và quá trình phát triển trên của
dịng họ Nguyễn Đình ở Nghi Lộc - Nghệ An.
- Đi sâu tìm hiểu văn hóa truyền thống của dịng họ Nguyễn Đình để
thấy được những đóng góp to lớn của dịng họ Nguyễn Đình đối với lịch sử
dân tộc.
5



- Tìm hiểu một số nhân vật tiêu biểu của dòng họ từ thế kỉ XV đến đầu
thế kỉ XX để thấy được và khẳng định công lao của các nhân vật dòng họ
Nguyễn đối với dân tộc và quê hương đất nước.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
4.1.1:Tài liệu gốc
Trong luận văn chúng tôi tham khảo bộ chính sử,gia phả dịng họ qua các
chi của dịng họ Nguyễn Đình ở Nghi Hợp – Nghi Lộc – Nghệ An .Sắc phong,
văn bia, hoành phi,câu đối, bài văn tế của các triều vua.Những bài diễn ca ca
gợi và truyền tụng đến ngày nay đối với dòng họ Nguyễn Đình. Ngồi ra luận
văn cịn tham khảo các tác phẩm như: Đại Việt Thông Sử , Đại Việt Sử Kí
Tồn Thư , Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí ………
4.1.2:Tài liệu nghiên cứu
Các loại tài liệu nghiên cứu mà chúng tơi tham khảo được đó là tài liệu
nghiên cứu lịch sử, văn hóa cụ thể như: An Tĩnh Cổ Lục của HIPPOLYTE LE
BRETON, Lịch Sử Việt Nam của Đào Duy Anh,Quê hương Nghi Lộc – Cửa
Lò và những con người ……….
4.1.3:tài liệu khác
Ngồi ra đề tài cịn sử dụng các tài liệu như Từ Điển Nhân Vật Lịch Sứ Viêt n
- Tài liệu điền dă:
Để bổ sung tư liệu cho đề tài, chúng tôi đă đi thực tế để tìm hiểu, khảo
cứu nhà thờ họ Nguyễn Đình, đồng thời gặp gỡ trao đổi một số nhân vật là
hậu duệ của dịng họ Nguyễn như Nguyễn Đình Lễ, Nguyễn Đình Nguyên,
Nguyễn Đình Điệp (tộc trưởng chi 2), Nguyễn Đình Tuấn (trơng coi nhà văn
hóa của dịng họ), Nguyễn Đình Dương…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi sử dụng phương lịch sử, phương
6



pháp logic trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin để dựng
lại quá trình hình thành và phát triển của dòng họ qua thời gian niên biểu, so
sánh với tư liệu đă sưu tầm được từ đó phân tích và rút ra đánh giá tổng hợp.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Quá trình phát triển của dịng họ Nguyễn Đình ở Nghi Lộc
- Nghệ An
Chương 2. Văn hóa truyền thống của dịng họ Nguyễn Đình ở Nghi
Lộc - Nghệ An
Chương 3. Đóng góp của dịng họ Nguyễn Đình trong lịch sử dân
tộc từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XX (qua một số nhân
vật tiêu biểu)

7


B. NỘI DUNG
Chương 1
Q TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA DỊNG HỌ NGUYỄN ĐÌNH
Ở NGHI LỘC - NGHỆ AN
1.1. Nghi Lộc - vùng đất và con người
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:
Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, nằm sát phía
Bắc Thành phố Vinh trên tọa độ từ 18 040 đến 18055 vĩ độ Bắc, từ 105 028 đến
105045 kinh độ Đơng; phía Bắc giáp 2 huyện n Thành và Diễn Châu, phía
Nam giáp Thành Phố Vinh và hai huyện Hưng Ngun, Nam Đàn, phía Đơng
giáp Biển Đơng và huyện Nghi Xn (tỉnh Hà Tĩnh), Phía Tây giáp huyện Đơ
Lương. Diện tích tự nhiên của huyện rộng gần 420 km 2 gồm 32 xă và một thị

trấn (đến nay còn 370,8km2 do năm 1994 Cửa Lị theo quyết định của Chính
phủ tách riêng thành một thị xă).
Địa hình:
Trên cơ sở khảo sát địa chất của tỉnh Nghệ An cũ, các nhà nghiên cứu
lịch sử và địa lý cũ đoán định cách đây khoảng một vạn năm, bờ biển còn
nằm sâu trong địa phận huyện Nghi Lộc ngày nay. Thời ấy Sống Cấm là dịng
sơng rộng lớn nhất của huyện, phát ngun từ dăy núi Đại Huệ ở phía Tây
Nam và dăy núi Đại Vạc ở phía Tây Bắc theo độ nghiêng từ 60 đến 00 đổ
xuống đến núi Voi (Đô Cấm - Nghi Quang) tách thành 2 nhánh chảy quanh
núi Voi và Lữ Sơn (nay là đồi 200). Sau khi biển lùi, nhánh sơng phía Nam bị
bồi đắp, chỉ cịn lại nhánh sơng Phía Bắc như ngày nay. Với độ nghiêng
khơng lớn, Sơng Cấm mang đặc trưng của dịng sơng đồng bằng: có độ gấp
khúc lớn, vận tốc chậm (khoảng 0,9 m3/giờ vào mùa khô kiệt và 2,5m3 /giờ
vào mùa lũ), lượng phù sa thấp và chịu ảnh hưởng của thủy triều.
8


Sông Cấm cũng là ranh giới tự nhiên giữa 2 vùng có đặc điểm riêng
biệt của huyện. Vùng phía Bắc và phía Tây, Tây Nam từ tả ngạn Sơng Cấm
trở lên núi đồi nối tiếp nhau dàn dầy suốt dọc địa giới chung với các huyện
Nam Đàn, Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu, lấn sâu vào nội địa lan rộng ra
dọc bờ biển phía Bắc Cửa Lị. Lớn nhất là dăy núi Đại Vạc bắt đầu từ làng Cổ
Văn, Cổ Lăm (Nghi Văn) địa đầu phía Tây Bắc huyện ven theo địa giới chung
hai huyện Yên Thành, Diễn Châu chạy thẳng xuống Sông Cấm đối đầu với
núi Voi ở hữu ngạn, tạo thành cửa vào ra của các tuyến giao thông Bắc - Nam
của đất nước. Trên dăy núi Đại Vạc có động Thần Vũ (Nghi Hưng) cao từ
200m đến 500m so với mặt biển, núi đồi ở vùng này hầu hết có độ dốc lớn
(350 - 400) và bị xói mịn nặng. Khống sản tuy có sắt, mang gan, phốt phát…
song trữ lượng ít, chất lượng thấp giá trị cơng nghiệp khơng nhiều. Diện tích
bán sơn địa chiếm tỷ lệ lớn bị phủ dày sỏi đá, nghèo chất mùn và chất hữu cơ,

thung lũng đồng bằng vì tiếp giáp với núi đồi nên khập khễnh, bị chia cắt, tỷ
lệ sét cao, độ PH thấp (khoảng từ 4,5 đến 5%).
Vùng phía Đơng và Đơng Nam từ hữu ngạn Sơng Cấm trở xuống tuy
khơng có nhiều núi đồi, song địa hình hết sức phức tạp. Sau các đợt biển lùi
cứ cách nhau khoảng trên dưới 1km lại nổi lên cồn cát cao, rộng, kéo dài song
song theo bờ biển. Xen kẽ giữa các cồn cát là các lòng chảo và Bầu Đầm. Thổ
nhưỡng ở các lịng chảo có hiện tượng tích tụ sắt và nhôm rất nghèo chất
mùn. Tỷ lệ đất canh tác trong vùng vừa ít vừa manh mún và năng suất các loại
cây trồng đều thấp, đồng bằng màu mỡ phần lớn nằm ở hai ven bờ sông Cấm,
nhất là phía hữu ngạn, thích nghi nhiều loại cây trồng nhất là lúa.
Huyện Nghi Lộc có bờ biển dài 25 km chiếm 1/10 bờ biển của tỉnh
Nghệ An, có hai cửa sơng lớn là Cửa Lị và Cửa Hội. Hai cửa sơng có vị trí
chiến lược rất quan trọng cả về quân sự và kinh tế của quốc gia và quốc tế,
cửa biển có độ sâu đảm bảo cho tàu thuyền lớn đi vào dễ dàng, bờ biển có
nhiều băi tắm đẹp như Băi Lữ, Bài Tiền Phong, cửa Hiền.
9


Khí hậu:
Huyện Nghi Lộc nằm trong vùng tiểu khí hậu vịnh ? nơi có nhiệt độ
mặt đất diễn biến tương tự và trùng hợp với thời gian nhiệt độ của khơng khí
vì vậy mỗi năm có 2 mùa: mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng từ tháng 4 đến
tháng 10, đầu mùa nóng cũng là lúc gió mùa Tây Nam (gió Lào) từ Vịnh Ben
- Gan vượt Trường Sơn tràn sang với tốc độ mạnh, nhiệt độ cao có lúc lên tới
40 - 420. Mùa băo lụt kéo dài từ tháng 8 đến tháng 10. Có năm tới tháng 11
trên 70% lượng mưa mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau nhiệt độ trung
bình ở mùa này của Nghi Lộc khơng q 14 0c, lượng mưa trung bình ít, bình
quân chỉ 100mm.
Địa danh Nghi Lộc qua các thời kỳ lịch sử:
Cũng như các huyện đồng bằng ven biển khác của tỉnh, từ thửa các vua

Hùng dựng nước, trên địa phận Nghi Lộc ngày nay đă có cư dân người việt cổ
sinh sống, thửa ấy nơi đây là lănh thổ Bộ Việt Thường của nước Văn Lang
sau là nước Âu Lạc, tương truyền Thục An Dương Vương đă có qua lại vùng
này.
Qua hàng ngàn năm cai trị của các tập đoàn phong kiến Việt Nam cũng
như các địa phương trong cả nước, địa giới và tên gọi quận, huyện ở vùng đất
Nghi Lộc đă nhiều lần thay đổi. Mãi tới năm 1889, Vua Thành Thái mới đổi
tên huyện Chân Lộc dưới triều Tây Sơn thành huyện Nghi Lộc và mười năm
sau (1899) địa giới giữa phủ Hưng Nguyên và huyện Nghi Lộc được điều
chỉnh. Tổng Yên Trường phía Bắc Vinh - Bến Thủy trước đây thuộc huyện
Nghi Lộc nay cắt sang phủ Hưng Ngun, Tổng Vân Trình phía Tây Sông
Cấm trước đây thuộc phủ Hưng Nguyên nay cắt sang huyện Nghi Lộc, các
làng, xă phía Bắc Sơng Cấm được tách ra lập thành Tổng La Vân. Địa giới
này của huyện Nghi Lộc ổn định cho tới trước ngày Cách mạng tháng Tám
năm 1945 thành cơng.
Ngày 29/8/1945 Thủ tướng Chính Phủ ra quyết định số 113/Cp về
10


thành lập thị xă Cửa Lò tách khỏi huyện Nghi Lộc. Sau khi thành lập thị xă
Cửa Lò trực thuộc tỉnh, huyện Nghi Lộc còn lại 32 xă và thị trấn Quán Hành,
trong đó có 6 xă miền núi là Nghi Yên, Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Lâm,
Nghi Công, Nghi Hưng với tổng diện tích tự nhiên là 39,731 ha, trong đó
14,555 ha đất chuyên dùng, 1.039 ha đất ở và 15.422 ha đất chưa sử dụng với
dân số 202.224 người; cịn các xă cịn lại thì như thế nào?
1.1.2. Truyền thống văn hóa, lịch sử
Nghi Lộc là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử tinh thần
yêu nước, cách mạng đáng tự hào.
Trên mảnh đất Nghi Lộc, dân cư hình thành khá sớm, từ dọc sơng Cấm
và đường Thiên Lư (tên trước khi có đường quốc lộ 1) rồi lan dần ra các vùng

trong huyện, trước hết là vùng phía Đơng và Đơng Nam theo sự lùi dần của
biển. Theo tộc phả của các dòng họ lớn lâu đời trên lănh thổ huyện Nghi Lộc
thì thủy tổ của cái gì? phần lớn từ phía Bắc vào một số từ phía Nam ra. Các
cụm dân cư được hình thành muộn từ thế kỷ XIV về sau đều bắt nguồn từ
trang trại khai khẩn đất hoang và thu góp người ở nhiều nơi đến.
Sau khi biển lùi, nhánh sơng Cấm phía Nam bồi lấp, Ơng Nguyễn Hội
q làng Cương Gián, huyện Nghi Xuân chiêu lập ra hai đồng muối Thượng
Xá (Nghi Xá, Nghi Hợp) và Yên Lương (Nghi Thủy) tiếp đó Nguyễn Xí con
thứ của Ơng là một danh tướng của Nhà Lê lấy tù binh quân Minh (Trung
Quốc) và quân Chăm Pa, Chiêm Thành (các quốc gia phía Nam) khai phá đất
hoang dọc bờ biển từ Cửa Lò đến Cửa Hội làm cho dân cư và ruộng canh tác
của vùng nay ngày càng được mở rộng. Riêng vùng Bàu ổ làng Văn Trung
(Nghi Hương) và Đồng Sở làng Phú ích (Nghi Phong) được ơng lập thành hai
làng mới và cử các thủ lĩnh người Chăm Pa làm thủ chí kỳ hào. Con đầu
Nguyễn Xí là quận cơng Nguyễn Sư Hồi khi được Vua Lê Nhân Tông phong
chức “Thái bảo tổng đô đốc hải binh thượng tướng quân thập nhị hải môn”
(Quan Thái Bảo, thượng tướng tổng đô đốc hải quân trấn thủ 12 cửa biển) đă
11


lấy Cửa Xá làm trung tâm của tuyến phòng thủ cùng với xây dựng căn cứ Xá
Tấn, sau đổi là Lị Tấn (tức Cửa Lị ngày nay) Ơng dùng thuyền hải quân chở
đá xây kè dọc bờ phía Nam của sông Cấm để bảo vệ căn cứ và chiêu dân ở
các nơi đến phát triển nghề đánh cá và làm ruộng. Năm 1493 Ông lập xă Hải
Giang bao gồm Vạn Lộc và Tân Lộc (Nghi Tân) sau này cùng thời với thành
lập xă Hải Giang ở Cửa Lò, cụm dân cư “Ba trang, bảy trại” dọc bờ phía Bắc
của Sơng Lam từ cửa Hội trở lên (bao gồm các hàng thuộc xă Nghi Hải, Nghi
Hòa, Nghi Xuân, Phúc Thọ và Nghi Thái) cũng được hình thành và phát triển
đơng đúc kề cận với “Ba Trang, Bảy trại” là làng Kiều Mộc, sau đổi là Kiều
Thái (Nghi Thái) là một trong ba làng do bà Vương Mẫu Phạm Thi Dung làng

Nghi Xá (Nghi Đức) là mẹ vú của Trần Nhân Tông lập ra để khai khẩn điền
trang được triều đình ban cho lúc trở về sinh sống ở quê nhà.
Đi đôi với phát triển dân cư ruộng đất canh tác ven biển các trang trại
khai khẩn đất hoang ở đồng bằng và bán sơn địa cũng được thành lập ngày
càng nhiều, khi được triều đình cử vào trấn thủ Nghệ An, Thái Bảo Lăng
Quận Công Trần Bá Chúc đă chiêu dân khai phá đất hoang lập nên các làng
Nhất Tộc, Xuân Mỹ (Nghi Đồng) và xă Quá Khê (Nghi Hưng) còn Quận
Công Nguyễn Quang Thực ở xă Mặc Điền, Trấn Nam Đường thì lập ra ấp
Kim Ngọc (Nghi Long) khi dịng họ bị truy diệt Ơng Lê Cơng ùm ở Kinh Bắc
đổi tên họ thành Nguyễn Văn vào lánh nạn lập nên trại Đậu Lâm (Nghi Lâm).
Dòng họ Phạm Huy ở Tiên Động (Nghi Xuân) Phượng Cung (Nghi Phong)
cũng gốc họ Mạc ở Kinh Bắc vào đây lánh nạn gây dựng nên tổ dòng họ
Phùng ở Thiêm Lộc (Nghi Hương), Thu lũng (Nghi Thái), Phượng Cương,
Mỹ Chiêm (Nghi Phong), Phúc Lợi (Phúc Thọ)…. Nghề đóng cối xay ở Cao
Xá (Nghi Văn), Yên Lạc (Nghi Diên), nghề làm đá ở Lam Nham (Nghi Yên),
Đông Ngàn (Nghi Tiến), Trung Kiên (Nghi Thiết)… Nghề buôn bán vận vải
bằng thuyền mành vượt biển vào Nam ra Bắc và trên các tuyến đường sông
trong tỉnh phát triển ở các xă Song Lộc (Nghi Hải, Nghi Hòa, Tân Hợp (Nghi
12


Xuân) Vạn Lộc, Tân Lộc (Nghi Tân), Xuân ánh (Nghi Quang)…) Dù khơng
có đồng cỏ, song ở một số vùng như Thu lũng (Nghi Thu), Văn Trung Đông
Quan (Nghi Hương), Cổ Đan, Cổ Bái, Phúc Lợi (Phúc Thọ)… vẫn mua bò
gầy các nơi về vỗ béo bán lấy lăi.
Các nghề nghiệp trên đây đă góp phần quan trọng tạo việc làm, nâng
cao mức sống cho nhân dân, nhất là các xă vùng phía Đơng và Đơng Nam,
nơi thiếu ruộng đất canh tác, thừa lao động và luôn bị tổn thất về thiên tai,
dịch họa. Không những cần cù, kiên nhẫn trong lao động sản xuất nông
nghiệp, đánh cá, phát triển ngành nghề mà nhân dân vùng này còn phải căn cơ

tiết kiệm hết mức trong sinh hoạt mới trang trải được quanh năm. Ngay các
gia đình, địa chủ, phú nơng và các gia đình nơng dân có chút dư thừa cũng
làm giàu theo con đường ấy.
Về việc học hành ở Nghi Lộc.Câu? Tinh thần hiếu học trong nhân dân
không ngừng được phát huy, thời chữ Hán còn được trọng dụng ở trong huyện
khơng làng xă nào khơng có trường học. Các trường này phần lớn do các nho
sĩ nghèo tư lập và lấy đó làm nghề sinh sống. Số đơng các gia đình cho con
cháu đi học là cốt để bồi dưỡng về đạo lý làm người để có người đọc văn tế lễ
tổ tiên, để đọc và viết các văn tự…. Khỏi bị khinh bỉ, lửa đảo. Những người
có điều kiện dồi mài kinh sử theo dõi thi cử thì khơng ít người đă thành đạt
rạng danh cho q hương, đất nước.
Theo Hương khoa lục triều Nguyễn của Cao Xuân Dục thì từ khoa thi
Hương đầu tiên năm Đinh Măo (1807) đến khoa thi cuối cùng về chữ Hán
năm Mậu Ngọ (1918) Huyện Nghi Lộc đă có 83 người đỗ cữ nhân ở Trường
Nghệ An và các tỉnh. Trong tổng số khoa thi thời kỳ này có 6 khoa. Mỗi khoa
huyện Nghi Lộc có tới 4 người đỗ cử nhân. Riêng hai khoa Canh Tư (1900)
và Quư Măo (1903) mỗi khoa thi Nghi Lộc có 6 người đỗ cử nhân. Cịn thi
hội dưới triều Nguyễn, Nghi Lộc có 11 người đỗ tiến sĩ, 4 người đỗ phó bảng.
Trong số đó 3 xă Kim Khê Thượng ở (Nghi Long), Đơng Hải (Phúc Thọ) Vạn
13


Lộc (Nghi Tân) đă chiếm tới 9 vị.[nguồn?] Riêng gia đình tiến sĩ Đinh Văn
Phác ở làng Ơng La xă Kim Khê Thượng ở (Nghi Long) 3 đời liên tục (Ông,
cha, cháu) đều đỗ tiến sĩ. Trong hàng đaị khoa ở Nghi Lộc cụ Phạm Nguyễn
Du, tên thật là Phan Huy Khiêm ở Đặng Đền (Nghi Phong) nổi lên như một
ngôi sao, cụ vừa đỗ đậu thi Hương (tức giải Nguyên) vừa đỗ đầu thi hội (Tức
hội Nguyên) dưới thời Lê Cảnh Hưng cụ là một trong những nhà thơ hiện
thực ở nước ta được đánh giá cao, tuy chỉ học nghề với thân sinh vợ ở huyện
Thanh Chương nhưng nhờ say sưa với nghề làm thuốc “trị bệnh cứu người”,

ơng Hồng Ngun Cát ở xă Vạn Lộc (Nghi Tân) đă lập thành một thập kinh
nghiệm dân gian với tích lũy thực tiễn, ông đă viết cuốn sách thuốc gia truyền
gồm 12 tập được các danh y trân trọng, góp phần làm phong phú thêm nền y
học của dân tộc.
Ngoài những nét tiêu biểu của con người Nghi Lộc thì con người Nghi
Lộc cịn có một tinh thần u nước, ư chí đấu tranh chống áp bức, chống xâm
lược liên tục trong quá trình lịch sử. Đặc biệt là trong những năm tháng của
cuộc kháng chiến chỗng Mỹ cứu nước của người dân Nghi Lộc. Trong hai lần
đánh phá Miền Bắc (lần 1: 5-8-1964 đến 1/11/1968)
Lần 2: từ 3/4/1972 đến 31/1/1973) đế quốc Mỹ đă cho không quân và
Hải quân tàn phá hủy diệt Nghi Lộc, nhưng người dân Nghi Lộc đă kiên quyết
anh dũng đấu tranh và đạt được rất nhiều thành tích trong chiến đấu.diễn đạt?
Trong tổng số 106 chiếc máy bay Mỹ bị bắn rơi, trên địa bàn huyện Nghi Lộc
có 77 chiếc do bộ đội chủ lực, 10 chiếc do bộ độ địa phương, 19 chiếc do dân
quân tự vệ bắn rơi.
Nghi Lộc cũng là vùng có nhiều di tích thắng cảnh với những băi tắm
hấp dẫn như Băi Lữ, Băi Tiền Phong, Cửa Hiền, Đào Hịn Ngư, Hịn Mắt…
Với tinh thần văn hóa của các địa phương trong nước du nhập nền đời
sống văn hóa của nhân dân Nghi Lộc sâu đậm bản sắc dân tộc. Cốt lơi bản
chất ấy là ư thức quư trọng tình nghĩa, nhân ái, thủy chung vì vậy những
14


thuần phong mỹ tục của dân tộc như: Thờ phụng tổ tiên, và những người có
cơng với làng nước, hiếu thảo với ơng bà cha mẹ, tình nghĩa thủy chung với
xóm làng. Được mọi người trong mọi thế hệ coi trọng, giữ gìn và phát huy.
1.2. Sự phát triển của dịng họ Nguyễn Đình ở Nghi Lộc -Nghệ An từ thế
kỷ XV đến đầu thế kỷ XX
Trong số các dòng họ tồn tại lâu đời ở nước ta thì dịng họ Nguyễn
Đình được xem là dịng họ lớn và có từ lâu đời. (theo truyền thuyết kể rằng).

Năm 208 trước công nguyên, cách ngày nay hơn 2.200, nhà Triệu dùng mưu
gian cướp nỏ thần An Dương Vương rồi đem quân sang đánh chiếm nước
ta.Khơng cịn cách chống cự An Dương Vương đành phải bỏ Cổ Loa lên ngựa
chạy về phía Nam. Đến bờ biển cuối huyện Diễn Châu ngày nay bị đuổi ráo
riết phía sau nhà vua nhảy xuống biển tự tử, con ngựa của người chạy tiếp vào
đầu bờ huyện Nghi Lộc ngày nay cũng chết theo. Hai nơi này vừa là dấu tích
lịch sử vừa là chỉ giới bờ biển thửa ấy. Về sau bờ biển lùi xa về phía Đơng
làm cho lục địa huyện Chân Phúc ở thế kỷ XIV bao gồm các huyện Nghi Lộc,
tỉnh Nghệ An và huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh được mở rộng.
Măi đến đầu thế kỷ XIV trên băi biển rộng lớn này đang chỉ là dày cồn
cát khô cằn, xen kẻ vào đó là đầm lồi, đầm đìa và lạch nước biển hoang sơ.
Người các nơi đang lần lượt tìm đến đây bắt đầu khai phá đất hoang, canh tác
và làm nghề đánh cá biển, hình thành ra các cụm cư dân thưa thớt mang tính
chất trang trại. Nghiên cứu tộc phổ các dòng họ lớn lâu đời trên dải đất này,
gốc tổ phần lớn là ở các địa phương phía Bắc và phía Nam đến. Một trong số
người đến lập cư đầu tiên ở Hải Tân gần sát cửa Xá, thuộc làng Thượng Xá,
huyện Chân Phúc là cụ Nguyễn Hợp. Qua đây chúng ta thấy dịng họ Nguyễn
Đình là một trong những dòng họ đầu tiên định cư vùng đất Nghi Lộc và đóng
góp tích cực vào q trình dựng nước và giữ nước của cộng đồng người Việt
Nam.
15


Theo “Cương Quốc Công di huấn” và “Thượng Xá cựu Lê Công Thần
tộc” cụ Nguyễn Hợp gốc ở làng Đồng Giản (nay là xă Cương Giản, huyện
Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) cụ có hai người con trai là Nguyễn Khai và Nguyễn
Hội vào giữa thế kỷ XIV cụ để người con đầu ở quê tổ đưa con là Nguyễn Hội
đến lập lò nấu muối ở Hải Tân, làng Thượng Xá (nay là xă Nghi Hợp, huyện
Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An).
Tại đây vợ chồng Ông Nguyễn Hội và bà Vũ Thị Hạch sinh hai người

con trai là Nguyễn Biện và Nguyễn Xí. Nguyễn Biện sinh năm giáp tuất
(1394) Nguyễn Xí sinh năm Đinh Sửu (1397).
Tương truyền nghề nấu muối của gia đình ơng Nguyễn Hội rất phát đạt
được mang đi bán ở nhiều nơi. Nhờ nghề buôn bán mà cụ Nguyễn Hội đă
thân quen với Lê Khoáng (thân sinh Lê Lợi) ở Lam Sơn, thán phục nghĩa cử
của ông bà cụ Lê Khống, ơng Nguyễn Hội xin cho người con đầu của mình
là Nguyễn Biện vào làm trong trang trại.
Ngày 23 tháng 3 năm ất Dậu (1405) Nguyễn Hội chết theo truyền khẩu
là để bảo vệ lò muối và đồng ruộng Nguyễn Hội nuôi một con hổ rất tinh
khôn vào một đêm khuya, Nguyễn Hội ra thăm lò muối bị hổ tưởng nhầm kẻ
gian nên vồ chết. Nhưng khi biết nhầm thì hổ tinh mang xác ơng đến vùi lấp ở
xứ Đồng Lầm (lầm cây rậm) và ngày đêm canh giữ không rời. Ngôi mộ của
ông đến nay vẫn giữ nguyên vị trí và hình dáng xưa.
Thương chồng, buồn phiền bà Vũ Thị Hạch cũng lâm bệnh và qua đời
vào ngày 7 tháng 5. Nguyễn Biện và Nguyễn Xí sống trong tình thương của
ơng nội và gia đình Lê Lợi. Được ông bà cụ Lê Khoáng cưu mang Nguyễn
Biện đem em ra trại Lam Sơn, lúc Nguyễn Xí mới lên 9 tuổi. Cụ Nguyễn Hội
ông tổ nghề nấu muối ở làng Thượng Xá cùng rời quê mới trở về quê cũ. Hai
anh em Nguyễn Biện và Nguyễn Xí từ đó gắn bó với sự nghiệp của Lê Lợi
nhà Hậu Lê. Riêng bá tổ Nguyễn Biện hi sinh oanh liệt trong trận Lê Lai liều
mình cứu chúa, cịn Đức tổ Nguyễn Xí đă chiến đấu trong suốt khởi nghĩa
16


Lam Sơn, Phục vụ 4 triều vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê
Thánh Tông ở cương vị mới với lòng trung quân ái quốc rất đỗi tự hào.
Trải qua 600 năm con cháu của Đức tổ đă phát triển sinh sơi nảy nở rất
đơng chưa có điều kiện thống kê thành con số đích thực chỉ biết rằng sống
khắp mọi miền của Tổ quốc Việt Nam kể cả khơng ít người đă rời xa q
hương đất nước sang sinh sống ở nhiều nước trên thế giới. Tiếc rằng hiện nay

chưa có một gia phả chung chính thống của cả dòng họ, với một dòng họ quá
lớn cùng với sự biến động của thời gian và của lịch sử do sự phát triển để sinh
sống có sự di chuyển nơi cư trú để làm ăn nên hiện thời chưa có được cách
nắm bắt đầy đủ ngay được vốn chính như nó đă có.
Cương Quốc Cơng Nguyễn Xí được coi là Đức tổ của dịng họ Nguyễn
Đình và là đời thứ nhất, đời thứ 2 là 16 người con trai và 8 người con gái. Có
thể liệt kê theo thứ tự sau:
1. Con trai trưởng là Nguyễn Sư Hồi, nhưng tên Húy lúc đầu là Đình
Khơi. Nguyễn Sư Hồi ngồi cơng lao đă cùng tham gia diệt bọn phản nghịch
Lê Nghi Dân và bọn Phạm Đồn, Phan Ban, đưa Lê Tư Thành lên ngơi cịn có
cơng trấn bố phịng tại nhiều vùng của Nghệ An trong đó có vùng Cửa Lò.
Trong thời gian trấn ngự vùng biển Cửa Lị ngay q hương Thượng Xá. Ngài
đă có cơng chiêu lập ấp lấn biển bao gồm cả nông dân và ngư dân ra thơn Tân
Lộc, Vạn Lộc, sau đó đă phát triển một xă vừa có truyền thống văn vật, vừa
có đời sống kinh tế đa dạng và sung túc hơn ở trong vùng. Ngài được chức
quan cao nhất là Thái úy, tham dự triều chính Mă Đơ . Sau khi qua đời
được dựng đền thờ được phong là Thượng Đẳng Phúc Thần.Tại đây, xă Nghi
Tân, Nghi Lộc (nay đă chuyển sang phường Nghi Tân thuộc thị xă Cửa Lò)
hiện có đền thờ Sư Hội và vết tích một đoạn lũy bảo vệ, mặt biển do Ngài xây
đắp. Năm 1991 đền thờ dă được Bộ văn hóa nước Cộng hịa xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam ra quyết định công nhận đền thờ của Ngài là di tích lịch sử văn hóa
quốc gia.
17


2. Con thứ hai: Nguyễn Sương làm quan tới chức Tổng quản vệ
Nghiêm Vơ Hành Thuận Hóa đạo Đơ tổng binh sứ phị mã Đơ úy.
3. Con thứ ba: Nhật Huyền làm quan đến chức Hóa Châu Thần Giáp
quân đồng trữ, Đô Tổng binh sứ, Ty đô Tổng binh sứ.
4. Con thứ tư: Bá Kiệt làm quan đến chức Phấn VơVệ Tam phụ Quốc

quân đồng tri.
5. Con thứ năm: Kế Sài làm quan đến chức Hành Thuận Hóa đạo tam
phụ quốc quân đồng tri, Đô tổng binh sứ, Ty độ tổng binh sứ.
6. Con thứ sáu: Phùng Thời, làm quan đến chức Thanh Hóa đạo đơ tổng
binh sứ, Ty đơ tổng binh sứ.
7. Con thứ bảy: Thúc Ngu, làm quan đến chức Nhất cuộc Chính giám
đơ tổng binh sứ, Ty đô tổng binh sứ đồng tri.
8. Con thứ tam: Tôn Cao, làm quan đến chức nhất cuộc chính giám
Lạng Sơn xứ đô tổng binh sứ, Ty đô tổng binh sứ đồng tri.
9. Con thứ chín: Cảnh Thanh Làm quan đến chức Tuyên Quốc vệ Đô
tổng binh sứ, Ty đô tổng binh sứ đồng tri.
10. Con thứ mười: Trong Đạt, làm quan đến chức Đạt tín đại phu.
11. Con thứ mười một: Phúc Xá làm quan đến chức Nhất cuộc chính
giám đạt tín đại phụ.
12. Con thứ mười hai: Hữu Lương làm quan đến chức Huân đạt vệ
quản lệnh.
13. Con thứ mười ba: Đồng Dần làm quan đến chức Ngọc Linh vệ quản
lệnh.
14. Con thứ mười bốn: Nhân Thực làm quan đến chức Nghiêm dũng vệ
biền sở quân lệnh.
15. Con thứ mười lăm: Văn Chính làm quan đến chức Thanh Hóa đạo
đô tổng binh sứ, Ty đô tổng binh sứ.
16. Con thứ mười sáu: Duy Tân, mất lúc còn nhỏ chưa chẵn năm
18


Ông nào? có 8 người con gái:
Ngọc Hỷ
Ngọc Lệ lấy thái tử con vua
Ngọc Minh

Ngọc Thái
Ngọc Biên
Ngọc Viên (Có bản chép là Ngọc Liễn)
Ngọc Kinh (Có bản chép là Ngọc Quỳnh)
Ngọc Bình.
Tất cả đều lấy chồng thuộc tầng lớp cơng thần, quý tộc, cháu gái là
Ngọc Hân (con ông Nguyễn Sương) làm chức Dì thiên thuộc? được phong
tước Quận Thượng công chúa.
Những người con trai của Đức Tổ đă noi gương thân phụ mình đều hết
lịng trung qn ái quốc, trong 15 người thì người thì có 7 người giữ các chức
vụ quan trọng trong triều và 8 người điều khiển, chỉ huy 8 đạo quân trấn thủ
các vùng xung yếu của đất nước Đại Việt. Tất cả đều được phong tước, thấp
cũng là “Tước hầu” cao hơn là tước “Quận Cơng”, cao hơn nữa là Quốc Cơng
có 2 người là phò mã (con rể) của nhà vua, còn 8 người con đều lấy chồng
thuộc gia đình quư tộc.
15 người con trai của Đức Tổ Nguyễn Xí đă sinh hạ con cháu và hình
thành 15 chi chính Tơng của họ Nguyễn Cương Quốc Cơng (cịn gọi là họ
Cựu Lê Cơng Thần) và tiếp tục có nhiều người được phong chức tước.
Ngồi 15 chi chính Tơng cịn có 3 chi dưỡng tử (con nuôi, tức là con
cháu của những người Minh, người Chiêm Thành vốn là hành binh được Đức
tổ Nguyễn Xí nhận về ni dưỡng thành con ni và được cơng nhận là người
Việt).
Như ban đầu chúng tơi đă nói dịng họ Nguyễn Đình là dịng họ lớn
hiện nay chưa có một gia phong phả chung cho cả dịng tộc, vì thế ở mỗi chi
19


chúng tôi sẽ chọn một số người đại diện để minh chứng cho điều đă trình bày
ở trên.
* Ở chi cả:

1. Nguyễn Đình Thả cháu 3 đời, con ơng Nguyễn Sư Hồi được phong
là Dũng lược hầu.
2. Nguyễn Đình Hiên cháu 4 đời, con ơng Nguyễn Đình Thả được
phong là Quảng Lược hầu.
3. Nguyễn Đình Thơng cháu 5 đời, con ông Nguyễn Đình Hiển được
phong là Thao lược hầu.
* Ở chi hai:
1. Nguyễn Bá Nhật: Cháu 3 đời con ông Nguyễn Sương được phong là
Uy Vũ công thần tả đô đốc, Huân kiệt hầu.
2. Nguyễn Cận (Hân) cháu 3 đời con ông Nguyễn Sương được phong là
Lưu thủ tuần lô Đống lương hầu, tặng Phấn lược tướng quân.
3. Nguyễn Bá Kư cháu 4 đời con ông Nguyễn Bá Nhật, được phong lấn
Suy trung công thần, Thái bảo Chiêu quận công.
4. Nguyễn Đình Hán cháu 4 đời con ơng Nguyễn Đình Cận (Hân) được
phong là Kiệt tiết công thần, Thái úy, Ân trung hầu.
5. Nguyễn Bá Quưnh cháu 5 đời con ông Nguyễn Bá Ký được phong là
Cương chính công thần, Thiếu úy, Nguyên quận công.
6. Nguyễn Bá Kỳ cháu 5 đời con ông Nguyễn Bá Ký được phong là
Khâm sai Thống tướng, Thái úy, An quốc cơng.
7. Nguyễn Đình Đặng cháu 5 đời con ơng Nguyễn Đình Hán được
phong chánh đội trưởng.
8. Nguyễn Bá Tổng cháu 6 đời con ông Nguyễn Bá Cương được phong
kiệt tiết tuyên lực công thần,Tả đô đốc Vận quận công.
9. Nguyễn Bá Nhung: cháu 6 đời con ông Nguyễn Bá Quýnh được
phong Đặc tiến phụ quốc Kim ngô Vệ,Đô chỉ huy sứ thực vơ sự Trung lương
20


hầu.
10. Nguyễn Đình Đạt Cháu 6 đời con ơng Nguyễn Đình Đặng được

phong chánh đội trưởng.
11. Nguyễn Đình Hướng cháu 6 đời con Ơng Nguyễn Đình Đặc được
phong thành đội trưởng.
12. Nguyễn Đình Hóa cháu 6 đời con ơng Nguyễn Đình Đặng được
phong chánh đội trưởng.
13. Nguyễn Bá Bác. Cháu 6 đời con ông Nguyễn Bá Cương được
phong Kiệt tiết công thần, Tả đô đốc, Phúc quận công.
14. Nguyễn Bá Ngữ cháu 7 đời con ông Nguyễn Bá Tống được phong
Dương vơ Uy vũ công thần, Thận quận công.
15. Nguyễn Bá Nghi cháu 7 đời con ông Nguyễn Bá Tống được phong
Tán trị công thần, Tả Hiệu điếm, Phương Nham hầu.
16. Nguyễn bá Hành cháu 7 đời con ông Nguyễn Bá Tống được phong
phị mã đơ úy, Hành quận cơng, Tặng Hồng y đại vương.
17. Nguyễn Bá Trân cháu 7 đời con Ông Nguyễn Bá Hiệu được phong
Dương vơ uy dũng,Tán trị công thần, Phú lâm hầu.
18. Nguyễn Bá Lai cháu 7 đời con ông Nguyễn Bá Hiệu được phong
Đặc tiến phụ quốc, Thượng tướng quân, Phàn lầm hầu.
19. Nguyễn Bá Sâm cháu 7 đời con ông Nguyễn Bá Nhung được phong
phú lộc hầu.
20. Nguyễn Bá Nhân cháu 7 đời con ơng Nguyễn Bá Nhung phong hiếu
dũng hầu.
21. Nguyễn Đình Tài chánh đội Triêu Văn bá.
22. Nguyễn Bá Luật Hải Dương Dầu (cháu 8 đời con ông Nguyễn Bá
Trân)
23. Nguyễn Bá Lệ cháu 8 đời con ông Nguyễn Bá Trân được phong Tra
lân hầu.
21


24. Nguyễn Đình Sản cháu 8 đời con ơng Nguyễn Đình Đo được phong

làm Trần Vinh Bá.
25. Nguyễn Đình Đặc cháu 8 đời con ông Nguyễn Đinh Đa được phong
chành đội trưởng.
26. Nguyễn Bá Kiện cháu 9 đời con ông Nguyễn Bá Luật được phong
Xá lĩnh hầu.
27. Nguyễn Đình Tấn cháu 9 đời con ơng Nguyễn Đình Đặc được
phong chánh đội trưởng.
28. Nguyễn Đình Đạt cháu 9 đời con ơng Nguyễn Đình Đạo được
phong Hồng Lược bá.
29. Nguyễn Bá Cảnh cháu 10 đời con ông Nguyễn Bá Kiên được phong
Chưởng đình lộc hầu.
30. Nguyễn Bá Đĩnh cháu 10 đời con ông Nguyễn Bá Kiên được phong
Chưởng lộc hầu.
31. Nguyễn Đình Du cháu 11 đời con ơng Nguyễn Đình Ln được
phong thăng Thụ xuất thần hiệu úy anh vơ Tướng quân.
32. Nguyễn Đình Mai cháu 13 đời con ơng Nguyễn Đình Quê trúng tú
tài Đinh Dậu khoa.
33. Nguyễn Đình ái cháu cháu 14 đời con ơng Nguyễn Đình Thước
được phong Thủy dũng suất đội.
34. Nguyễn Huy Xán (Côn) cháu 16 đời con ơng Nguyễn Đình Liễn
trúng tú tài Giáp Ngọ khoa, đệ nhị chi khoa xương phát thí.
* Ở chi ba:
1. Nguyễn Đình Miễn cháu 3 đời con ơng Nguyễn Nhật Huyền được
phong Cẩm y vệ, Đô chỉ huy sứ, Mỹ phúc hầu.
2. Nguyễn Đình Quan cháu 4 đời con ơng Nguyễn Đình Miễn được
phong Tán trị cơng thần, Thượng tướng quân, Lâm khê hầu.
3. Nguyễn Đình Đức cháu 5 đời con ơng Nguyễn Đình Quan được
22



phong Đơ chỉ huy sứ, Tuấn lương hầu.
4. Nguyễn Đình Thăng cháu 6 đời con ơng Nguyễn Đình Đức được
phong Đơ chỉ huy sứ, Lâm xun hầu.
5. Nguyễn Đình Tộ cháu 11 đời con ơng Nguyễn Đình Tân được phong
Chánh đội trưởng.
6. Nguyễn Đình Mậu (Việt) cháu 12 đời con ông Nguyễn Đình Tộ được
phong Cẩm y vệ, Đô úy
7. Nguyễn Đình Cống cháu 12 đời con ơng Nguyễn Đình Tộ được
phong Cẩm y vệ suất đội.
* Ở chi 4: Đang sưu tầm
* Ở chi 5:
1. Nguyễn Đình Phú cháu 3 đời con ông Nguyễn Kế Sài được phong
Tán trị cơng thần, Tả đơ đốc, Hn liệt hầu.
2. Nguyễn Đình Quả cháu 3 đời con ông Nguyễn Kế Sài được phong
Thái bộc khanh.
3. Nguyễn Đình Bảng cháu 3 đời con ông Nguyễn Kế Sài được phong
Tả hiệu điểm.
4. Nguyễn Đình Bính cháu 3 đời con ơng Nguyễn Kế Sài được phong
Quy thiêng sư vệ thống vệ.
5. Nguyễn Đình Điển cháu 3 đời con ông Nguyễn Kế Sài được phong
Thị lang hầu.
6. Nguyễn Đình Lơ cháu 4 đời con ơng Nguyễn Đình Quang được
phong Thiêm lộc hầu.
7. Nguyễn Đình Báu cháu 4 đời con ơng Nguyễn Đình Phú được phong
Kim ngơ vệ, Đơ chỉ huy sứ Quỳnh Sơn hầu.
8. Nguyễn Đình Nghi cháu 4 đời con ơng Nguyễn Đình Phú được
phong Phấn dũng vệ, Tổng binh Thọ khê hầu.
9. Nguyễn Đình Sủng cháu 4 đời con ơng Nguyễn Đình Phú được
23



phong Vạn thăng hầu.
10. Nguyễn Đình Liêu cháu 4 đời con ơng Nguyễn Đình Phú được
phong Dực nghĩa hầu.
11. Nguyễn Phục Minh cháu 5 đời con ơng Nguyễn Đình Báu đựơc
phong Tả hiệu điểm, Lan xuyên hầu.
12. Nguyễn Kế Hưng cháu 5 đời được phong Thiếu bảo Hồng quận
cơng.
13. Nguyễn Trọng Thưởng cháu 6 đời con ông Nguyễn Kế Hưng được
phong Dực vận tán trị thuần tín uy dũng cơng thần phó tướng Trinh quận
cơng.
14. Nguyễn Đình n (An) cháu 6 đời con ơng Nguyễn Đình Tơng
được phong Kim ngơ vệ, Đơ chỉ huy sứ Nghĩa Thắng hầu.
15. Nguyễn Đình Khang cháu 6 đời con ơng Nguyễn Đình Tơng được
phong Chánh đội trưởng Đại trung bá.
16. Nguyễn Kế Đại cháu 6 đời con ông Nguyễn Kế Hưng được phong
là Hữu hiệu điểm, Hịa Thắng hầu.
17. Nguyễn Đình Cơng cháu 7 đời con ông Nguyễn Kế Đại được phong
Hữu hiệu điểm, Cảnh lương hầu.
18. Nguyễn Kế Đô cháu 7 đời con ông Nguyễn Đình Yên đựơc phong
Tham đốc Tuấn lương hầu.
19.Nguyễn Trọng Chất cháu 7 đời con ông Nguyễn Trọng Thưởng
được phong Thịnh Xá hầu.
20. Nguyễn Trọng Hạ cháu 7 đời con ông Nguyễn Trọng Thưởng được
phong Chánh đội trưởng, Ân Vinh Bá.
21. Nguyễn Trọng Hiền cháu 7 đời con ông Nguyễn Trọng Thưởng
được phong Đô chỉ huy sứ, Uy lộc hầu.
22. Nguyễn Trọng Lương (Phòng tử) cháu 7 đời con ông Nguyễn Cảnh
Hà (rể Nguyên quận công) ông Nguyễn Trọng Thưởng đem về nuôi làm con
24



thứ 4 được phong làm Tham đốc Hán Dương Hầu.
23. Nguyễn Kế Tào cháu 8 đời con ông Nguyễn Kế Đô được phong Tả
hiệu điểm Thủy Đường hầu.
24. Nguyễn Kế Luân cháu 8 đời con ông Nguyễn Trọng Hạ được phong
Thành Vinh ba.
25. Nguyễn Kế Chức cháu 8 đời con ông Nguyễn Trọng Hiền được
phong Chánh đội trưởng, Dơng Lộc bá.
26. Nguyễn Cảnh Diệu cháu 8 đời con ông Nguyễn Cảnh Hữu được
phong Cảnh đội trưởng, Hiển lộc bá.
27. Nguyễn Đình Biện cháu 10 đời con ơng Nguyễn Kế Huy được
phong Kinh trung bá.
28. Nguyễn Đình Hiệu cháu 11 đời con ơng Nguyễn Đình Biên được
phong Thuận trung bá.
29. Nguyễn Kế Ninh cháu 11 đời con ông Nguyễn Kế........ được phong
Phó tướng Thái quận cơng.
30. Nguyễn Đình Đắc cháu 12 đời con ông Nguyễn Công Thúc được
phong Suy trung dực vận công thần, Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân,
Thượng trụ quốc, Phó tướng, Đắc lộc hầu, Khâm sai chưởng dinh tăng Thiếu
Bảo.
31. Nguyễn Đình Liệm cháu 12 đời con ông Nguyễn Đình Hiệu 16 tuổi
đậu tú tài khoa cho chi 5 được phong Đô chỉ huy sứ Liêm thọ hầu.
32. Nguyễn Đình Qun cháu 13 đời con ơng Nguyễn Đình Liêm được
phong Kiệt tiết trung tướng quân, Quyên thọ hầu.
33. Nguyễn Đình Vi cháu 13 đời con ơng Nguyễn Đình Đắc được
phong Bổ thụ đại hùng Kỳ Phó quản kỳ.
34. Nguyễn Đình Tú cháu 13 đời con thứ 4 của Nguyễn Đình Đắc được
phong Nam Định tỉnh hữu vệ hiệp quân.
35. Nguyễn Đình Đức 13 đời con thứ 5 của Nguyễn Đình Đắc được

25


×