Tải bản đầy đủ (.doc) (143 trang)

Sự chuyển biến về chính trị, kinh tế, xã hội của cộng hoà nam phi và quan hệ hợp tác thương mại việt nam nam phi từ 1994 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.52 MB, 143 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Nam Phi là một quốc gia thuộc loại lớn nhất của châu Phi, diện tích
của nó chiếm tồn bộ phần cực nam của châu Phi và được hai đại dương bao bọc
là Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Với vị trí địa lý có tầm quan trọng đặc biệt
đã tạo nên những nét đặc trưng riêng biệt về lịch sử và phát triển kinh tế xã hội
của đất nước này. Những năm gần đây, Nam Phi được nhắc đến như một điểm
sáng về cải cách và phát triển cả về chính trị lẫn kinh tế-xã hội của châu Phi. Sự
thành công của Nam Phi khiến người ta phải quan tâm chú ý đến quốc gia này
nhiều hơn nữa.
Xét về mặt lịch sử, Nam Phi là một quốc gia đa sắc tộc điển hình của
nghèo đói và bất cơng do ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa phân
biệt chủng tộc. Thoát khỏi hệ thống thuộc địa Anh năm 1948, Nam Phi phải mất
một thời gian dài để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai muốn gạt người
da đen ra khỏi hệ thống kinh tế và chính trị của đất nước. Cuộc bầu cử đa sắc tộc
lần đầu tiên ở Nam Phi do ứng cử viên tổng thống Nelson Mandela đứng đầu
diễn ra vào năm 1994 đã chấm dứt chế độ Apacthai và mở ra một giai đoạn phát
triển mới cho đất nước Nam Phi. Những chính sách mà Tổng thống Nelson
Mandela và những người kế nhiệm đã đưa ra là nhằm tạo lập một nền dân chủ
và một chế độ chính trị đa sắc tộc mới và cân bằng hơn cho Nam Phi. Từ năm
1999, Tổng thống thứ hai của Nam Phi - ông Thabo Mbeiki - đã có những chính
sách phát triển kinh tế mới, đưa Nam Phi ngày càng trở thành một nước đóng
vai trị quan trọng ở châu Phi và trên thế giới. Với chính sách mở cửa và tăng
cường hợp tác với các nước bên ngoài, Cộng hoà Nam Phi hiện nay là một trong
những đối tác kinh tế - thương mại quan trọng của nhiều nước ở châu Phi và
châu Á, trong đó có Việt Nam chúng ta. Hai nước đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo


lớn, những chuyến thăm viếng lẫn nhau của các cán bộ cấp cao của chính phủ
hai bên để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. Đặc biệt là ở nước ta hiện nay đã
thành lập hẳn một viện chuyên nghiên cứu về Châu Phi và Trung Đơng, mà


trong đó Nam Phi là một đối tượng lớn cần nghiên cứu.
Nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu tìm hiểu về Nam Phi hiện nay ở Việt
Nam, cũng như mong muốn rút ra những bài học quý giá cho quá trình đổi mới
đất nước của chúng ta hiện nay. Chúng tôi đã quyết định chọn vấn đề: “Sự
chuyển biến về chính trị, kinh tế, xã hội của Cộng hoà Nam Phi và quan hệ
hợp tác thương mại Việt Nam - Nam Phi từ 1994 đến nay” làm đề tài luận
văn thạc sỹ của mình. Với những đóng góp của luận văn này, chúng tôi mong
muốn cung cấp một số kiến thức phổ quát và thông tin cơ bản về đất nước và
những chuyển biến về chính trị, kinh tế – xã hội của Nam Phi sau 13 năm kể từ
khi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc, đồng thời cũng muốn khái quát một
cách có hệ thống quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Nam Phi trong
thời gian qua. Để từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm tạo dựng một sự hợp tác bền
vững giữa hai nước, hai dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Có thể nói rằng, việc nghiên cứu trực tiếp về Nam Phi nói chung và sự
chuyển biến của Nam Phi sau 13 năm đổi mới nói riêng cho đến nay có rất ít nhà
nghiên cứu ở Việt Nam đề cập đến. Nó chỉ được thể hiện một cách rải rác trong
một số bài báo được đăng tải trến các tạp chí chuyên ngành, các phương tiện
truyền thông… Nhưng tất cả chỉ mới dừng lại ở việc giới thiệu, hay trình bày
một cách sơ qua về đất nước Nam Phi và cung cấp một số số liệu, thơng tin có
liên quan phục vụ cho q trình nghiên cứu của chúng tơi chứ chưa có một cơng
trình chun khảo nào cả. Vì vậy việc sử dụng tài liệu tham khảo rất bị hạn chế .
Có thể tìm thấy ở một số tài liệu sau:
1. Bài viết “ Đất nước Nam Phi sau hơn 10 năm dưới chế độ dân chủ”
của Vũ Thị Chinh, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đơng, số
2


10(14), (10/2006) đã đề cập đến sự thay đổi trong đời sống của nhân dân Nam
Phi sau khi chế độ Apacthai sụp đổ. Đồng thời tác giả cũng đã nói lên được tầm

quan trọng và sáng suốt trong việc lãnh đạo đất nước của Đảng ANC cũng như của
hai vị tổng thống đáng kính Nelson Madela và Thabo Mbeki. Tuy nhiên, với sự hạn
chế của một bài tạp chí nên nó mới chỉ là bước chấm phá sơ qua về vấn đề này.
2. Bài viết “ Kinh tế Cộng hoà Nam Phi sau 11 năm xoá bỏ chế độ
phân biệt chủng tộc” của tác giả Đặng Phương Hoa lược dịch từ Báo Ngoại
thương Nga (2/2006), đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông,
số 8(12), (8/2006) đã cho người đọc một cái nhìn khách quan về tình hình phát
triển kinh tế và sự hợp tác thương mại của Nam Phi với các nước bên ngoài sau
năm 1994. Đồng thời bài viết cũng chỉ ra những khó khăn và tồn đọng mà nền
kinh tế Nam Phi đang vấp phải trong giai đoạn hiện nay.
3. Bài viết “ Nam Phi-Nền ngoại thương phát triển nhất châu Phi” của
Trần Thị Lan Hương, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đơng, số
9(13), (9/2006) đã có những nét khái qt về nên kinh tế Nam Phi với những đặc
điểm và động thái của thị trường Nam Phi. Đồng thời bài viết đã cung cấp
những số liệu cụ thể trong hoạt động kinh tế cũng như những chính sách về
thương mại và hợp tác quốc tế của Nam Phi trong giai đoạn từ 1994 đến nay.
Điều này đã góp phần cho chúng ta hiểu thêm về quan hệ hợp tác Việt NamNam Phi trong thời gian qua.
4. Bài viết “ Chính sách ngoại giao của Nam Phi đối với sự hội nhập
của Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi (SADC) giai đoạn 1994 - 2006”
của tác giả David Monyae. Đây là bài viết có giá trị của một thạc sỹ - đại học
Wiwaterstand, Nam Phi đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông,
số 5(09), (5/2006). Trong bài viết này tác giả đã cung cấp cho người đọc biết
chính sách ngoại giao khu vực của Nam Phi qua 12 năm tự do từ 1994-2006.
Tác giả cũng đã xác định rõ những nét chung của các nước thuộc miền Nam

3


châu Phi để từ đó rút ra những định hướng cho sự hợp tác chung của khu vực
này.

5. Bài viết “ Đường lối chính trị của Cộng hồ Nam Phi” của Tiến sỹ
Đỗ Trọng Quang, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông, số
2(18), (2/2007) đã chỉ ra nền chính trị mới của Nam Phi một cách cụ thể dươí
hai thời tổng thống Nelson Madela và Thabo Mbeki. Đồng thời tác giả còn đề
cập đến quan hệ hợp tác chính trị và an ninh quốc phịng của Nam Phi đối với
các nước trong khu vực.
Chúng ta có thể tham khảo một số bài viết:
1. Bài viết “Một số nét khái quát về Cộng hoà Nam Phi”. Nguyễn
Thanh Huyền, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông, số 1(01),
(9/2005).
2. Bài viết “Phát triển kinh tế và phân phối thu nhập ở Nam Phi giai
đoạn hậu Apacthai” của Trần Thị Lan Hương, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu
Châu Phi & Trung Đông, số 4(08), (4/2006).
3. Bài viết “Nam Phi và chương trình nghị sự châu Phi” của tác giả
Christopher Landsberg, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đơng,
số 5(09), (5/2006).
Ngồi ra cịn có một số cuốn sách và nhiều bài báo có liên quan đã
được đăng tải trên nhiều tạp chí khác nhau. Bên cạnh đó, cũng có một số tài liệu
tham khảo bằng tiêng Anh, tiếng Nga và tiếng Trung được công bố trên các
Website nhưng do trình độ ngoại ngữ của chúng tơi cịn có hạn nên chỉ sử dụng
được phần nào nguồn tài liệu q đó mà thơi. Nhìn chung, tuỳ theo cách tiếp cận
của mỗi tác giả mà các cơng trình nghiên đã đề cập đến các khía cạnh, góc độ
khác nhau của luận văn. Vì vậy, trên cơ sở thừa hưởng những cơng trình đã
nghiên cứu, cùng với nguồn tài liệu thu thập được, chúng tôi cố gắng bổ sung
những phần thiếu hoặc chưa đựơc để hoàn thành đề tài “Sự chuyển biến về

4


chính trị, kinh tế,xã hội của Cộng hồ Nam Phi và quan hệ hợp tác thương

mại Việt Nam - Nam Phi từ 1994 đến nay”.
Với nguồn tài liệu còn hạn chế và kinh nghiệm bản thân chưa nhiều nên
khó có thể tránh khỏi những sai sót, nhưng chúng tơi cũng đã cố gắng để hoàn
thành luận văn này. Rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp của các thầy các cô
cùng các bạn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Như tên đề tài của luận văn đã nêu rõ, đối tượng nghiên cứu của luận
văn là: “Sự chuyển biến về chính trị, kinh tế, xã hội của Cộng hồ Nam Phi
và quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - Nam Phi từ 1994 đến nay”. Như
vậy, đối tượng nghiên cứu trực tiếp của chúng tôi sẽ tập trung ở hai vấn đề
chính:
1. Những chuyển biến của Nam Phi sau khi thoát khỏi chế độ phân biệt
chủng tộc Apacthai. Ở đây chúng tôi đã tập trung làm sáng rõ ở ba mặt chính.
Đó là sự chuyển biến về Chính trị, kinh tế và xã hội của Nam Phi.
2. Hai là quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam – Nam Phi từ năm
1994 đến nay.
Tuy nhiên, để hiểu rõ những biến đổi của đất nước Nam Phi sau 13 năm
đổi mới và quan hệ hợp tác giữa hai nước một cách tồn diện và logic, chúng tơi
đã mở rộng phạm vi nghiên cứu ra thành:
- Về thời gian : Luận văn bao quát từ khi quốc hội Anh thông qua quyết
định thành lập vương quốc Liên hiệp, biến Nam Phi thành một nước tự trị nằm
trong khối Liên hiệp Anh (năm 1910). Chính quyền người da trắng ở đây đã thi
hành chính sách phân biệt chủng tộc một cách cực đoan và thâm độc, một thứ
chủ nghĩa phản động và đáng nguyền rủa của nhân loại - Chủ nghĩa Apacthai.
Đến khi tổ chức Đại hội dân tộc Phi (ANC) ra đời và lãnh đạo nhân dân Nam
Phi đánh tan chế độ phân biệt chủng tộc thiết lập nên một nhà nước Cộng hồ
thực thụ (1994). Chính phủ mới đó đã lãnh đạo đất nước một cách sáng suốt tạo
5



nên những biến đổi lớn lao đến gần đây (2006). Ngồi ra cơng trình cũng cập
nhật một số tài liệu đến ngày nay (2007).
Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
- Sự ra đời và các chính sách cai trị của Chủ nghĩa Apacthai.
- Cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi dưới sự lãnh đạo của ANC.
- Những chuyển biến về Chính trị, Kinh tế và Xã hội của Nam Phi
sau khi cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc giành thắng
lợi.
- Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam – Nam Phi từ sau khi thiết
lập quan hệ ngoại giao đến nay.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.
4.1. Với đối tượng và phạm vi nghiên cứu được xác định như trên, để
giải quyết những vấn đề mà luận văn đưa ra, trong quá trình nghiên cứu, phương
pháp tốt nhất mà chúng tôi sử dụng là sưu tầm tài liệu, trích dẫn, thống kê. Từ
đó đưa ra những nhận xét, so sánh và phân tích một cách cụ thể. Ngồi ra, chúng
tơi cịn kết hợp các phương pháp khác như phương pháp lịch sử và logic lịch sử,
phương pháp đối chiếu so sánh và các phương pháp liên ngành khác để kiểm
chứng độ chính xác của nguồn tài liệu và những nhận định mà khoá luận đã nêu ra.
4.2. Do đây là một đề tài cịn mang tính chất thời sự, mới mẻ và có ít
người nghiên cứu nên nguồn tài liệu còn rất hạn chế. Chủ yếu tập trung trong
các bài báo, các bài nghiên cứu của một số tác giả được đăng trên các tạp chí
chuyên ngành. Bên cạnh đó luận văn cịn sử dụng những nguồn tài liệu chủ yếu
sau đây:
1. Các thông tin trên các Website đáng tin cậy như : TTXVN, Bộ
Ngoại giao, Bộ Thương Mại…
2. Thông qua các hiệp định, tuyên bố chung đã ký kết giữa Việt Nam
và Nam Phi.

6



3. Các sách báo thuộc các NXB Chính trị Quốc gia, Đại sứ quán Nam
Phi tại Việt Nam và đặc biệt là từ Viện nghiên cứu Châu Phi và
Trung Đông.
5. Đóng góp của khóa luận.
Với yêu cầu của một luận văn Thạc sỹ và sự nỗ lực của bản thân trong
bước đầu tập dượt làm nghiên cứu khoa học, luận văn của chúng tơi có thể có
những đóng góp chủ yếu sau đây:
5.1. Là cơng trình đầu tiên tập trung nghiên cứu về những chuyển biến
một cách toàn diện trong các lĩnh vực Chính trị, kinh tế và xã hội của Nam Phi
sau 13 năm đổi mới dưới chế độ Cộng hồ. Trong q trình làm luận văn, chúng
tơi đã cố gắng chỉ rõ ra những bước tiến mới, sự phát triển, những con số trung
thực để người đọc hiểu được tương đối rõ ràng, mạch lạc sự chuyển biến ấy là gì
và nó diễn ra như thế nào, có ảnh hưởng ra sao đến cuộc sống của nhân dân
Nam Phi trong giai đoạn hiện nay.
5.2. Không chỉ dừng lại ở việc ghi chép lại những gì đang diễn ra trong
lịch sử Nam Phi trong giai đoạn hiện nay, luận văn cịn tập trung nghiên cứu
chính sách đối ngoại, hợp tác về thương mại của Nam Phi với các nước trên thế
giới. Mà cụ thể ở đây là quan hệ hợp tác với Việt Nam chúng ta. Điều đó góp
phần cho người đọc hiểu thêm về chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước ta
trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời chúng tôi cũng xin đưa ra một số giải pháp
và vạch ra những triển vọng cho quá trình hợp tác này.
5.3. Cuối cùng, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn và những tài liệu
mà chúng tơi có thể tiếp cận được. Luận văn muốn cung cấp cho người đọc cái
nhìn mới về Nam Phi - một đất nước xa xơi và cịn ít người biết về nó.
6. Bố cục khố luận.
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tài liệu tham khảo và phần Phụ
lục theo quy định của một luận văn Thạc sỹ, nội dung của luận văn gồm 3
chương, cụ thể như sau:
7



Chương 1 : Tình hình Nam Phi trước năm 1994
Chương 2 : Những chuyển biến về chính trị, kinh tế, xã hội của
Nam Phi sau năm 1994
Chương 3 : Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam – Nam Phi

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TÌNH HÌNH NAM PHI TRƯỚC NĂM 1994
1.1. Một vài nét về điều kiện tự nhiên - dân cư và vị trí chiến lược của
Nam Phi
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư của Nam Phi
Cộng hoà Nam Phi là một quốc gia rộng lớn bậc nhất ở châu Phi, với
tổng diện tích là 1.219.909 km2 , gần như chiếm toàn bộ phần cực Nam của châu
Phi. Toàn bộ đất nước được hai đại dương bao bọc là Đại Tây Dương ở phía tây
và Ấn Độ Dương ở bờ biển phía đơng. Nam Phi có chung đường biên giới với
Môdămbich và Xoa Dilen ở đông bắc, với Dimbab và Bơtxoana ở phía Bắc và
với Namibia ở phía tây bắc. Vùng đông nam của Nam Phi bao bọc lấy đất nước
Lêxơthơ.
Vị trí địa lý của Nam Phi có tầm quan trọng đặc biệt, đây là chiếc cầu
nối giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, tạo nên những nét đặc trưng riêng
biệt về lịch sử và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thiên nhiên đã ban
tặng cho Nam Phi được sở hữu nhiều vùng địa lý đa dạng : từ những rặng núi
lớn thuộc Great Escarpment đến những sa mạc khô cằn, từ những cao nguyên
đến những vùng canh tác phì nhiêu, từ những khu rừng nguyên sinh đến các con
sông lớn và các dải cát trắng. Nhìn tổng thể người ta thấy nơi đây có bốn vùng

8



địa lý chính là vùng đồng cỏ thảo nguyên, vùng hoang mạc, vùng núi - cao
nguyên và vùng duyên hải.
Vùng hoang mạc và thảo nguyên hợp lại hình thành lên một vùng bình
ngun rộng lớn có hình bán nguyệt nằm sâu bên trong lãnh thổ Nam Phi. Vùng
duyên hải là một vùng đất hẹp bao bọc vùng bình nguyên theo ba hướng. Vùng
Great Escarpment rộng lớn làm thành một bức tường ngăn cách vùng bình
nguyên và duyên hải. Great Escarpment thực ra là do nhiều rặng núi nối tiếp
nhau tạo nên một bức tường đá chạy dọc bờ đông và bờ nam của vùng thảo
nguyên. Nó trải thành một chuỗi hầu như liên tục từ miền bắc giáp Zimbabwe
đến tận miền nam, rồi lượn sang phải hướng về phía tây nội địa trở thành một
loạt các rặng núi nhỏ.
Khí hậu của Nam Phi được thay đổi từ vùng này đến vùng khác, có đủ
bốn mùa xn, hạ, thu, đơng nhưng mùa hè ở đây dài và mùa đơng thì ngắn. Vị
trí cận nhiệt đới của Nam Phi khiến cho xứ này có tiết trời ấm áp và thừa thãi
ánh nắng. Nhưng Nam Phi lại khốn khổ vì khơng có những cơn mưa ổn định
theo mùa và thường bị nạn hạn hán hồnh hành. Chỉ có một phần ba đất nước có
lượng mưa tối thiểu 640 mm một năm - đủ để trồng trọt mùa vụ. Nửa đông của
Nam Phi thường có nhiều mưa hơn cịn miền tây thì chỉ thích hợp cho việc chăn
thả gia súc. Vì nằm ở phía Nam của đường xích đạo nên các mùa của Nam Phi
ngược lại với các mùa của chúng ta. Mùa xuân bắt đầu từ tháng 9 và hết mùa hè
vào tháng 3, còn từ tháng 4 thời tiết chuyển sang thu để rồi mùa đông sẽ gối tiếp
và kết thúc vào tháng 8.
Về sơng ngịi, Nam Phi có 3 con sơng lớn, đó là sơng Orange dài 2.090
km, bắt nguồn từ Lêxôthô và chảy đổ ra vịnh Alexander thuộc Đại Tây Dương.
Con sông này đã tạo ra một tuyến đường thuỷ tấp nập nhất ở Nam Phi, ngồi ra
cịn cung cấp năng lượng thuỷ điện cho nhiều vùng nhờ các đập nước được xây
dựng dọc theo sông và phục vụ việc tưới tiêu cho các vùng đất nông nghiệp của
tỉnh Cape. Sông thứ hai là Vaal, với chiều dài 1.207 km. Con sông thứ ba
9



Limpopo dài 1.770 km, bắt nguồn gần Johannesburg, chảy về hướng Bắc rồi
sang Đông - Bắc, qua Môdămbich, đổ vào Ấn Độ Dương. Con sơng này cịn là
đường biên giới tự nhiên giữa Nam Phi và Dimbabuê.
Với hệ động - thực vật đa dạng và phong phú, Nam Phi tự hào là quốc
gia có đời sống hoang dã mn hình muôn vẻ vào bậc nhất thế giới. Các loại
muông thú hoang dã như voi châu Phi, hươu cao cổ, ngựa vằn, khỉ đầu chó, cá
sâu…đều có mặt ở Nam Phi. Có đến 1/10 tổng số các lồi chim của thế giới
sống ở Nam Phi, trong đó có loại chim đặc biệt gọi là chim Kori bustard có
trọng lượng lớn nhất thế giới, nặng đến 20 kg. Công viên quốc gia Kruger rất
nổi tiếng của Nam Phi chính là một trong những nơi bảo tồn đời sống hoang dã
của những loài chim, thú nói trên.
Nam Phi tự hào vì có những thành phố tuyệt đẹp và cực kỳ đa dạng về
kiến trúc “Kiến trúc đơ thị mang tính lịch sử bao gồm từ Cape Dutch đẹp như
tranh vẽ với các cột chống được trang trí hoạ tiết rườm rà, tới các kiểu biệt thự
thời Victoria, các toà nhà chọc trời xây bằng xi măng và kính ở tất cả các đơ thị
lớn được thiết kế theo kiểu tân cổ giao duyên và bao trùm lên tất cả là kiểu kiến
trúc dân cư và nơng thơn” [9].
Nam Phi có thành phố - Thủ đơ hành chính Pretoria với dân số 1 triệu
người. Đây là thành phố của cây dạ hương, nơi có tồ nhà làm việc của chính
phủ Nam Phi rất nổi tiếng gọi là Khu nhà liên hợp và là nơi có trụ sở ngoại giao
của nhiều nước trên thế giới. Cách Pretoria khơng xa lắm về phía nam là thành
phố Johannesburg lớn nhất Nam Phi với 3 triệu dân, nổi tiếng là thành phố của
vàng, là trung tâm đô thị thương mại, văn hoá, nghệ thuật, thể thao. Bên cạnh
Thủ đơ hành chính, Nam Phi cịn có Cape Town là Thủ đô lập pháp. Đây là một
thành phố cảng đẹp vào bậc nhất thế giới và cũng là hải cảng quan trọng nhất
của Nam Phi vì nó nằm trên đường biển nối liền châu Âu với châu Á. Thành phố
này có 2,35 triệu dân, là thành phố lớn thứ hai của Nam Phi. Durban là thành
phố lớn thứ ba, có dân số 1,5 triệu người, cũng là một trong những hải cảng
10



quan trọng của Nam Phi. Thành phố này nổi tiếng vì có cộng đồng người Ấn Độ
rất đơng và rất phát triển về thương mại, buôn bán. Đứng thứ tư là thành phố
cảng Elizabeth có dân số 1 triệu người, là trung tâm công nghiệp quan trọng, sản
xuất xe ô tô, cao su. Cái tên Elizabeth nhắc người ta nhớ đến thành phố này là
nơi những người Anh di cư đầu tiên đã đặt chân đến đây và xây dựng lên.
Nam Phi là một nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất giàu có. Các
nguồn tài nguyên này đóng vai trị rất quan trọng phát triển kinh tế. Khống sản
chiếm 2/3 kim ngạch xuất khẩu của Nam Phi. Có thể tìm thấy ở đây những
khống sản quan trọng như vàng, kim cương, than đá, quặng sắt, mangan,
phôtpho, uran, bạch kim, đồng, vanadi, khí đốt. Vàng thực sự đóng vai trị quan
trọng trong nền kinh tế Nam Phi. Trữ lượng vàng của Nam Phi chiếm 70 % sản
lượng vàng của thế giới tư bản. Khi giá vàng tăng cao trong thập niên 1970, việc
khai thác vàng trở thành một ngành kinh doanh thu lợi nhuận cao cho đất nước.
Năm 1993, chỉ riêng doanh thu từ việc xuất khẩu vàng của Nam Phi đã vượt hơn
6 tỷ USD. Những khu khai thác vàng quan trọng của Nam Phi thuộc tỉnh
Gauteng và Orange Free State. Kim cương ở Nam Phi chiếm 55,7% dự trữ và
gần một nửa trữ lượng của thế giới. Đứng đầu về sản xuất Platine, thứ hai về
Chrome và thứ ba về Uranium. Chính việc phát hiện ra khống sản như vậy đã
thúc đẩy Nam Phi bước vào kỷ nguyên cơng nghiệp từ đầu thế kỷ XX. Có thể
nói nửa đầu thế kỷ XX, đất nước này đã sản xuất hơn một nửa số lượng vàng
tồn thế giới. Nhờ có vàng, Nam Phi có thể mua được những thứ mà họ không
thể sản xuất ra được và từng bước xây dựng nền cơng nghiệp của mình.
Hiện nay Nam Phi có khoảng 46 triệu người dân sinh sống và là đại
diện cho nhiều chủng tộc, bộ lạc và nhiều nền văn hoá khác nhau: từ da đen, da
trắng đến da màu, từ văn hoá châu Âu, châu Á đến châu Phi. Mật độ dân số là
37,8 người/ km2. Số dân thành thị chiếm 59,5% dân số, cịn dân số nơng thơn là
40,5%. Về cơ cấu giới tính, Nam Phi có 47,7% dân số là nam và 52,3% là nữ.


11


Người da đen chiếm số đông trong cộng đồng cư dân Nam Phi, khoảng
hơn 30 triệu người, gồm nhiều sắc tộc khác nhau, trong đó có 4 sắc tộc chính đó
là Zulu, Sotho, Xhosa và Pondo. Sử sách ghi rằng người da đen đến Nam Phi từ
các vùng nằm sâu trong lục địa châu Phi và kéo dài qua nhiều thế kỷ. Các bộ lạc
da đen được hình thành theo chế độ quyền hành cha truyền con nối. Mỗi bộ lạc
thành lập lên vương quốc riêng của mình, sinh sống bằng nghề chăn thả gia súc
và trồng trọt. Giữa các bộ tộc đã từng xẩy ra những xung đột quyết liệt, gây ra
tình trạng cát cứ, chia rẽ và mâu thuẫn mà cho đến ngày nay nhiều mâu thuẫn
vẫn tồn tại.
Người da trắng ở Nam Phi chiếm gần 14% dân số, tức là khoảng hơn 6
triệu người và xuất phát từ những nguồn gốc khác nhau.
Người Boer là những người da trắng đầu tiên đến định cư ở Nam Phi
(từ năm 1651), họ đa phần là các chủ trang trại, có nguồn gốc là những người
khai phá tiên phong thuộc Cơng ty Đơng Ấn Hà Lan. Những người có nguồn
gốc từ Hà Lan như vậy hiện nay ở Nam Phi gọi là người Africaner nói ngơn ngữ
Afrikaans, một dạng ngơn ngữ Hà Lan đã được giản lược và pha trộn với tiếng
Pháp, tiếng Đức.
Người Anh lần dầu tiên xâm nhập vào Nam Phi bằng cách xâm chiếm
chiếm vùng Cape năm 1759, từ đó hình thành lên cộng đồng nói tiếng Anh ở
đây. Sau đó, năm 1820, hàng nghìn người Anh đã cập cảng Elizabeth rồi định cư
ở các vùng xung quanh. Trong số người da trắng ở Nam Phi thì người gốc Anh
chiếm đa số và đương nhiên tiếng Anh là ngôn ngữ của họ.
Những người gốc châu Âu khác cũng có mặt ở Nam Phi, đó là người
Pháp, người Đức, người Hy Lạp, người Ý, người Bồ Đào Nha. Người Do Thái
đã đến Nam Phi từ năm 1841, hiện nay có khoảng 110 000 người và đóng góp
khơng ít cho đời sống kinh tế, văn hoá và giáo dục của đất nước này.
Nguồn gốc châu Á ở Nam Phi có khoảng hơn 1 triệu người, trong đó

cộng đồng người Ấn Độ là đông nhất, sống tập trung tại chủ yếu tại thành phố
12


Durban và khu ngoại ô của thành phố này. Cộng đồng người Hoa hiện có
khoảng 12.000 người, phần lớn họ sống và làm việc tại Johannesburg.
Người da màu hay người lai, họ là con cháu hỗn huyết của người da
đen với người châu Âu và người châu Á ở Nam Phi. Số người lai hiện nay ở
châu Phi lên tới khoảng 4 triệu, họ nói tiếng Afrikaans và cả tiếng Anh.
Các ngơn ngữ chính được dùng ở Nam Phi hiện nay bao gồm 11 loại.
Đó là các thứ tiếng Afrikaans, Sesotho, Siswati, Xhosa, Zulu, Xitsonga,
Setswana, Tshivenda. Trong đó tiếng Anh là tiếng đa phần người Nam Phi hiểu
và sử dụng.
1.1.2. Vị trí chiến lược của Nam Phi
Với vị trí địa lý hết sức đặc biệt, Nam Phi đã trở thành chiếc cầu nối
giữa Đại Tây Dương với Ấn Độ Dương, là điểm dừng chân lý tưởng cho các
đồn thuyền bn từ tây sang đông trong lịch sử. Không những thế, với nguồn
tài nguyên thiên nhiên phong phú, lượng khoáng sản và hương liệu dồi dào đã
biến nơi đây thành “miền đất hứa” cho các nước đế quốc đầy tham vọng.
Trong chiến lược tồn cầu của Mỹ, Nam Phi tuy khơng phải là nơi có vị
trí “an ninh sống cịn” đối với Mỹ, nhưng nó đóng vai trị ngày càng quan trọng
hơn do sự giàu có về tài nguyên chiến lược mà nhu cầu của Mỹ và các nước
phương Tây khác về các loại tài nguyên ngày càng lớn, đồng thời do Mỹ và các
nước phương Tây cịn có nhiều quyền lợi về chính trị, kinh tế và quân sự chiến
lược ở Cộng hoà Nam Phi.
Quyền lợi của Mỹ cũng như các nước khác về kinh tế ở Nam Phi là rất
lớn. Các công ty tư bản của các nước này đầu tư vào đây rất nhiều nhằm vơ vét
tài nguyên giàu có của Nam Phi và bóc lột nhân cơng rẻ mạt. Ở Nam Phi trong
giai đoạn cai trị của chế độ Apacthai có 1.068 cơng ty đa quốc gia, trong đó có
406 cơng ty của Mỹ, 364 cơng ty của Anh và 142 công ty của Tây Đức. Tổng số

vốn đầu tư trực tiếp của các nước này vào Nam Phi lên tới 25 tỷ đơ la, trong đó
40% số vốn là của các công ty tư bản và các ngân hàng của Anh, Tây Đức đứng
13


thứ hai chiếm 20% và Mỹ đứng thứ ba với 17% tổng số vốn đầu tư ( Số liệu
4.1987). Các nhà tư bản ngân hàng Mỹ và Tây Âu cũng hoạt động rất tích cực ở
Nam Phi, ba trong mười ngân hàng lớn nhất thế giới đã mở chi nhánh hoạt động
tại Nam Phi. Các tư bản ngân hàng này khơng chỉ cung cấp tài chính cho Nam
Phi, đảm bảo việc buôn bán vàng và kim cương ở Nam Phi mà cịn quan tâm tới
các cơng ty của Anh, Mỹ và các nước tư bản khác, tạo điều kiện để các cơng ty
này có cơ sở vững chắc ở Nam Phi. Đồng thời Nam Phi cịn là nơi cung cấp
chính tài nguyên chiến lược phục vụ cho các ngành công nghiệp quốc phòng, vũ
trụ… của Mỹ và các nước đế quốc khác. Trong những năm đầu của thập kỷ
80XX, Cộng hoà Nam Phi đã cung cấp cho Mỹ 27% nhu cầu về vàng, 57%
vanadium - một thành phần quan trọng trong hợp kim chịu nhiệt dùng cho động
cơ phản lực mà bất kể loại máy bay nào cũng cần đến nó, 40% chrome - một
kim loại khơng thể thiếu được đối với cơng nghiệp sắt thép và quốc phịng Mỹ.
25% các kim loại thuộc nhóm platine rất cần thiết đối với ngành công nghiệp
tinh chế dầu lửa… và cung cấp cho các nước Tây Âu và Nhật Bản khoảng từ 75
đến 100% các loại khoáng sản cơ bản cần cho cơng nghiệp. Sự cần thiết của các
tài ngun khống sản của Nam Phi đối với các ngàn công nghiệp của Mỹ cũng
như các nước đế quốc khác đã được Tổng thống Nixon đánh giá : “Ngay cả Hoa
Kỳ là nước có tài nguyên phong phú cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập
khẩu các các thứ quặng không thể thiếu được. Chrome là một ví dụ về mối nguy
hiểm ngấm ngầm này. 96% dự trữ Chrome lại ở Nam Phi và Zimbabue…”. Hạ
nghị viện Mỹ cũng đã tổng kết : “ Nền công nghiệp sắt thép của các nước phát
triển phương Tây (kể cả Mỹ) sẽ bị tê liệt 6 tháng sau khi miền nam châu Phi
ngừng cung cấp mangan” ( Báo cáo của Hạ viện Mỹ năm 1980).
Nhu cầu về nguyên liệu phục vụ cho việc phát triển các ngành công

nghiệp của Mỹ và các nước phương Tây ngày càng tăng buộc các nước này phải
ráo riết hoạt động nhằm duy trì nguồn cung cấp nguyên liệu ở Nam Phi cho
mình. Điều đó hồn tồn phù hợp với bản chất của chủ nghĩa tư bản mà Lê Nin
14


đã khẳng định: “Chủ nghĩa tư bản càng phát triển cao, nguyên liệu càng thiếu
thốn, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và việc tìm kiếm các nguyên liệu trên tồn
thế giới càng ráo riết thì cuộc đấu tranh để chiếm thuộc địa càng quyết liệt hơn”.
Nam Phi còn là nơi có vị trí chiến lược, qn sự đặc biệt quan trọng,
nhất là đối với Mỹ và các nước đồng minh trong khối NATO. Trong chiến lược
đại dương của Mỹ, Nam Phi được coi là một mắt xích quan trọng, việc kiểm
sốt được Nam Phi khơng chỉ là kiểm sốt được nguồn tài nguyên thiên nhiên
của nước này mà còn khống chế được các nước tư bản phát triển khác do mức
độ phụ thuộc vào dầu lửa của Trung Đông rất lớn mà hơn 50% số tàu chở dầu
nhập vào Tây Âu, 45% của Nhật Bản và 20% của Mỹ phải đi qua mũi Hảo Vọng
của Nam Phi. Nam Phi còn là một trong ba cửa ngõ để đi vào Ấn Độ Dương và
cũng là một trong những cử ngõ để đi vào châu Phi. Báo cáo của tướng Brao tại
quốc hội Mỹ đầu năm 1977 đã nhấn mạnh : “Mỹ phải nắm lấy các con đường
đến sân bay, các bến cảng cũng như mạng lưới thơng tin trên tồn bộ châu Phi
và các vùng xung quanh”. Không những thế ở Nam Phi, Mỹ còn cho đặt các căn
cứ quân sự Saint John, Simoustown, Silvermine và trạm quan sát NASA. Quân
cảng Simoustown, Silvermine có thể chứa được 80 tàu chiến và có thể theo dõi
đến tận Mỹ latinh, Ấn Độ Dương và Inđơnêxia.
Do Nam Phi có vị trí trọng yếu và nguồn tài nguyên giàu có. Mỹ và các
nứơc đế quốc đã rất chú trọng tăng cường tiềm lực kinh tế, qn sự cho chính
phủ Nam Phi trước đây hịng biến nước này thành tên lính xung kích nhằm bảo
vệ quyền lợi kinh tế, quân sự của chúng trong khu vực, phá hoại phong trào cách
mạng, phong trào giải phóng dân tộc của các nước miền Nam châu Phi và ngăn
chặn ảnh hưởng của Liên Xô, Cu Ba và các xu thế đi theo khuynh huớng xã hội

chủ nghĩa ở đây. Mỹ và các nước đế quốc rất chú trọng các âm mưu sử dụng
Nam Phi như một tên sen đầm khu vực. Một khối lượng lớn các loại vũ khí đạn
dược bao gồm các loại hiện đại như là tàu ngầm, các loại máy bay chiến lược
cũng được đưa vào Nam Phi trực tiếp từ Mỹ cũng như qua các nước đế quốc
15


khác nhằm tăng cường khả năng cho Nam Phi trong việc chống phá cách mạng.
Trong hai năm 1980 – 1981, chính quyền Mỹ đã viện trợ cho Pretoria 900 triệu
đơ la. Đặc biệt nghiêm trọng hơn các nước đế quốc nhất là Mỹ tích cực giúp
Nam Phi phát triển nhanh ngành cơng nghiệp sản xuất vũ khí kể cả vũ khí hạt
nhân. Mỹ đã cung cấp cho chính quyền Nam Phi cũ một khối lượng Urannium
đã làm giàu đủ để làm 10 quả bom nguyên tử. Hơn nữa Mỹ còn giúp Nam Phi
trong việc xây dựng công nghệ làm giàu Uranium và đào tạo chuyên gia trong
lĩnh vực này. Được sự giúp đỡ cật lực của Mỹ và các nước đế quốc, Nam Phi đã
có một nền quốc phịng hết sức hiện đại. Chính quyền Nam Phi cũ đã tự thoả
mãn được 95% nhu cầu về vũ khí và bắt đầu xuất khẩu vũ khí cho nhiều nước.
Được Mỹ khuyến khích và ủng hộ, chính quyền Nam Phi cũ đã thi hành chính sách
Apacthai cực kỳ phản động đối với nhân dân trong nước và tiến hành các cuộc xâm
lược và tăng cường chống phá phong trào cách mạng của nhiều nước ở miền nam
châu Phi.
1.2. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ phân biệt
chủng tộc Apacthai
1.2.1. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apacthai và chính sách cai trị
1.2.1.1. Nguồn gốc, sự ra đời của chủ nghĩa Apacthai
Bước chân những kẻ thực dân
Cho đến cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, trong khi ở khu vực Bắc Phi
đã trở thành miếng mồi béo bở và là mục tiêu cho các đoàn thuyền của thực dân
phương Tây, thì ở khu vực châu Phi đen (phía nam Xahara) hầu hết cư dân ở đây
vẫn còn sống cách biệt với cư dân bên ngoài. Sự giao lưu duy nhất của họ đó là

thơng qua những đồn lạc đà xuyên qua sa mạc Xahara của người da trắng Arập
và người Bec-Be ở Bắc Phi. Nhưng càng về sau con đường này ngày càng suy yếu.
Thay thế các con đường bn nóng bỏng trên sa mạc là những con
đường biển thơng thương mới được mở ra. Đó là những con đường của những
16


người châu Âu trên đường đi tìm những vùng đất mới, những thị trường mới
cũng như nguồn tài nguyên giàu có mà châu Âu già cỗi ít có được.
Năm 1488, những người châu Âu đầu tiên đã đặt chân lên mảnh đất
Nam Phi, Bartholomew Dias, nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha, là người đầu
tiên phát hiện ra Mũi Hảo Vọng. Mười năm sau, năm 1498, bằng lộ trình tăng
cường, Vasco de Gama đã bơi vòng qua mũi đất cực nam châu Phi này.
Sau khi phát hiện ra Mũi Hảo Vọng các nhà thám hiểm người Bồ Đào
Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan đã phát hiện ra khu vực Nam Phi là một nơi lý tưởng
cả về nguồn nguyên liệu, châu báu và cả những khoáng sản quý hiếm. Từ đó,
Nam Phi đã trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho các đồn qn từ châu Âu
sang. Khơng chỉ vơ vét nguồn tài nguyên thiên nhiên, hương liệu và vàng, đá
q. Sang thế kỷ XVI, nghề bn chính cho các đồn thuyền này là các nơ lệ da
đen. Đây là một nguồn lợi kếch xù mà không một tên đế quốc nào thời bấy giờ
lại không ham muốn.
Vào giữa thế kỷ thứ XVII, các thương gia người Hà Lan cũng đã góp
phần vào cuộc thăm dị và đã chọn Vịnh Bàn để định cư lâu dài. Vịnh Bàn ngày
nay là Mũi Hảo Vọng. Dân Hà Lan dần tiến lên phía bắc và tấn công người
Khoisan bằng bạo lực và dịch bệnh. Năm 1651, công ty Đông Ấn Hà Lan đã cử
Jan van Riebeeck cùng vợ và 90 người đàn ông ốm yếu đến khai khuẩn vùng đất
hoang dã Nam Phi. Vào cuối thập niên 1650, những chuyến tàu chở nô lệ từ
khắp châu Phi, Ấn Độ và Đông Nam Á đã bắt đâu đến Nam Phi. Với sự cai trị
năng nổ của vị thống đốc mới Simson van der Stel, thuộc địa này trở nên giàu
có. Những người định cư đã tiến sâu vào trong lục địa và bắt đầu trồng trọt trên

những mảnh đất màu mỡ.
Đến cuối thế kỷ XVIII, thế lực của người Hà Lan bị lu mờ dần, người
Anh nhảy vào chiếm các vùng đất còn lại ở châu Phi. Năm 1820, khoảng 5000
di dân đến từ Anh quốc được phái đi khai khuẩn tỉnh Eastern Cape. Người Anh
muốn tăng cường ảnh hưởng của họ ở Mũi Hảo Vọng và tạo ra một vùng đệm
17


ngăn cách họ với bộ lạc Xhosa - những người đang chiếm cư và sinh cơ lập
nghiệp tại đó. Khi người Anh bắt đầu xâm chiếm đất đai của bộ lạc Xhose, các
cuộc chiến xẩy ra khơng ngớt.
Tình trạng biến động của người dân da đen Nam Phi không chỉ nổ ra
bởi những kẻ xâm lược da trắng. Việc cưỡng bức di dân Difaquane ở Sotho và
cuộc triệt hạ Mfequane ở Zulu gây ra những biến động và đau thương lớn lao.
Làn sóng bạo động diễn ra khắp Nam Phi, một số bộ tộc tan rã, một số khác bị
bắt làm nơ lệ. Ở châu Phi nói chung cũng như ở Nam Phi nói riêng, người da
đen bị bắt đã bị quẳng lên tàu như những con vật và bị chở sang châu Mỹ đổi lấy
tiền cho các ông chủ. Dọc bờ biển của châu Phi mọc lên những tụ điểm tập kết
những người nô lệ da đen. Mặc dù là kẻ đến sau nhưng thực dân Anh lại là “ơng
chủ lớn” trong kỹ nghệ bn người này. Đã có hơn 60 triệu người da đen ở châu
Phi đã bị bắt sang châu Mỹ làm nô lệ trong thời gian này, nhưng chỉ có 20 triệu
người là cập bến cịn lại là bị chết và bỏ trốn dọc đường. Việc làm này đã để lại
những hậu quả vô cùng lớn lao, một xã hội Nam Phi hoàn toàn lạc hậu và đang ở
giai đoạn phát triển thấp của lịch sử lại càng bị vùi dập đến tột cùng.
Trong tình trạng hỗn loạn đó, những người Phi gốc Hà Lan đã thực hiện
một cuộc di dân lớn nhằm thoát khỏi sự thống trị của quân Anh và tìm kiếm sự
tự do cho chính mình. Nền cộng hồ của những người Phi gốc Hà Lan mau
chóng được thiết lập ở các vùng sâu bên trong. Nhưng rồi họ cũng bị người Anh
thôn tính dần trong sự lộn xộn của các hiệp ước, sự ngoại giao và tình trạng bạo
lực trong suốt giai đoạn giữa của thế kỷ XIX. Chỉ khi quốc kỳ Anh phủ khắp từ

Cairo đến mũi Hảo Vọng thì kim cương mới được phát hiện ở Kimberley, và sự
kháng cự của người Hà Lan đột nhiên trở nên mạnh mẽ hơn.
Cuộc chiến Anglo-Boer đầu tiên chấm dứt với chiến thắng của người
Boer, lập nền cộng hoà Zuid-Afrikaansche Republiek. Người Anh đã rút khỏi
vùng đất này cho tới khi mạch quặng vàng khổng lồ được phát hiện ở khu vực
Johannesburg và họ liền tiến hành cuộc nội chiến Anglo-Boer lần thứ hai. Năm
18


1902, người Boer đã cạn kiệt nguồn nhân sự của mình và phải viện kế sách đánh
du kích, phản hồi lại sự thống trị của người Anh trên lãnh thổ này. Quân Anh đã
bác bỏ điều này bằng những cuộc tấn công không cân xứng. Người Boer bị buộc
phải chấp nhận một vết nhục cay đắng cho sự bình yên của đất nước.
Năm 1910, quốc hội Anh đã thông qua quyết định thành lập vương
quốc Liên hiệp, biến Nam Phi thành một nước tự trị nằm trong khối Liên hiệp
Anh. Louis Botha trở thành thủ tướng đầu tiên của Nam Phi. Như vậy một nước
cộng hoà mới dựa trên nền tảng hệ thống nghị viện đã được ra đời, nhưng người
da đen chỉ có thể trở thành nghị sĩ một khi họ được người da trắng đề cử. Như
vậy, khác với hầu hết các nước châu Phi, đều bị chính quyền thực dân phương
Tây trực tiếp cai trị, thì ở Nam Phi tính chất cai trị ở đây mang tính gián tiếp,
như vậy ít hay nhiều sẽ hạn chế hơn những tàn bạo và khắc nghiệt của sự cai trị
thực dân với thuộc địa. Nói như vậy khơng có nghĩa là người da đen ở Nam Phi
sẽ có cuộc sống ấm no, đầy đủ và tự do hơn so với các thuộc địa khác. Ngược lại
sự nương tay đó của chính quyền thực dân Anh như báo trước cho những người
da đen ở đây một dấu hiệu tồi tệ hơn. Thực tế lịch sử Nam Phi đã chứng minh
điều này : người da đen, da màu ở Nam Phi đã bị đối xử thậm tệ chẳng khác nào
thân phận “nô lệ ngay trên quốc gia mình [44,tr.22]. Chính quyền người da trắng
ở đây đã thi hành chính sách phân biệt chủng tộc một cách cực đoan và thâm
độc, một thứ chủ nghĩa phản động và đáng nguyền rủa của nhân loại - Chủ nghĩa
phân biệt chủng tộc Apacthai.

Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apacthai
Từ Apacthai (Apartheid) được xuất hiện đầu tiên vào năm 1948 trong
bài xã luận đăng trên tờ báo Aphrican ở Nam Phi sau khi đảng Quốc gia của bọn
phân biệt chủng tộc da trắng cầm quyền ở nước này ra tun ngơn của đảng
chính thức đề cập chủ nghĩa Apacthai. Bản tun ngơn đó viết : “Một sự lựa
chọn đối với chúng ta : hoặc là sống chung với người da đen, mà đối với người
điều đó có nghĩa là tự sát dân tộc, hoặc là chủ nghĩa riêng biệt”. Từ đó, chủ
19


nghĩa Apacthai trở thành nền móng tư tưởng của chế độ chính trị ở nước Cộng
hồ Nam Phi. Bản thân từ Apacthai được ghép bởi hai chữ: “Aparth” nghĩa là
tách biệt và “heid” nghĩa là chủng tộc nên nó có nghĩa là tách biệt chủng tộc cực
đoan và tàn bạo.
Tuy nhiên, nguồn gốc của chủ nghĩa Apacthai đã có từ lâu, bắt nguồn
sâu xa từ sự thống trị của bọn thực dân Hà Lan khi đoàn thuyền của chúng cập
bến ở vùng mũi Hảo Vọng (1652). Chúng tuyên bố rằng khi chúng đến đây,
vùng này chưa có người, rằng người Băngtu (dân tộc Đen người địa phương)
cũng là người di cư đến cùng một lúc với chúng. Trong khi đó khoa học khảo cổ
đã xác định cách đây 500 nghìn năm đã có con người xuất hiện ở vùng này và
bộ lạc Băngtu đã sống ở đây từ thế kỷ XV. Người Boer, tên gọi của cộng đồng
người Hà Lan lúc bấy giờ đã tàn sát người Băngtu, đuổi họ lùi dần vào rừng sâu.
Chính chủ nghĩa Apacthai sau này xuất hiện có nguồn gốc từ chính sách tiêu diệt
người Đen của bọn thực dân Boer hồi thế kỷ XVII.
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Nam Phi, người Boer và người Anh
đã gặp phải sự chống trả quyết liệt của nhân dân da đen Nam Phi. Nhưng những
cuộc đấu tranh này đã bị đàn áp hết sức dã man và chịu nhiều tổn thất. Sau khi
chiếm được Nam Phi và thành lập Liên bang Nam Phi (1910), thực dân da trắng
nhất là những người Boer đã thực hiện chính sách chia để trị nhằm áp đặt sự
thống trị của họ đối với người da đen bản xứ. Năm 1913 với “luật về đất đai của

người bản xứ” do chính quyền người Anh cơng bố ở Nam Phi, có thể nói chủ
nghĩa Apacthai đã được thể chế hố. Đó là chính sách phân biệt chủng tộc, theo
tiếng Afrikaan của người Boer gọi là Apacthai. “ Apacthai có nghĩa như là sự
chia sẻ, sự tách biệt một cách lạnh lùng, là sự tập hợp tất cả những thứ gọi là luật
lệ áp đặt hàng trăm năm lên người da đen biến họ trở thành những người hoàn
toàn lệ thuộc vào người da trắng” [43,tr.74]. Những người theo chủ nghĩa
Apacthai lập luận rằng: người da trắng và người da đen không thể sống bình
đẳng được, khơng thể sống với nhau mà phải sống tách biệt và chỉ có sự tách
20


biệt theo màu da thì mới có thể đảm bảo được sự phát triển của chủng tộc và
quốc gia [4, tr.283].
Khi Đảng quốc gia - Đảng của người Boer lên nắm quyền (1947), chủ
nghĩa Apacthai được hoàn thiện thành học thuyết, được coi là quốc sách và ghi
vào Hiến pháp. Học thuyết Apacthai dựa trên những lý thuyết phản động cho
rằng “Nam Phi là của người da trắng”, “người da trắng là trên hết” và sự thống
trị của người da trắng là thể hiện chủ nghĩa quốc gia truyền thống của họ nhằm
bảo tồn “nguồn gốc của cộng đồng người Afrikaan”, bình đẳng là sự sụp đế hồn
tồn, vì khơng có khả năng chung sống thì phải duy trì chính sách cách ly tuyệt
đối, người da trắng hoặc nô lệ hoá người Phi mà chỉ là người Irlarais hồi thế kỷ
XIX không chịu chung sống với người Anh, người Bulgarie không chịu chung
sống với nguời Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1948, ngoại trưởng Nam Phi Jansen nói :
“Nếu người bản xứ cũng tiếp tục chung sống với chúng ta, chúng ta buộc phải
tranh chấp với họ để chiếm ưu thế và các cuộc xung đột tất nhiên sẽ diễn ra mãi.
Trái lại, nếu họ sống cách ly ra, họ sẽ thực hiện được mọi khả năng của họ”.
V.I. Lê Nin trong khi phân tích nguyên nhân thúc đẩy các nhà chiến
lược tư bản chủ nghĩa quan tâm đến chính trị và hệ tư tưởng chủng tộc chủ
nghĩa, đã chỉ ra một xu hướng lịch sử là: “Xu hướng của giai cấp tư sản và bọn
cơ hội chủ nghĩa muốn kiếm một số ít dân tộc rất giàu có, và có đặc quyền thành

những ký sinh trùng sống vĩnh viễn trên lưng bộ phận khác của lồi người.
Muốn tận hưởng việc bóc lột người đa đen, người Ấn Độ... bằng cách dùng
nhiều chế độ quân phiệt hiện đại được trang bị những phương tiện giết người rất
lợi hại để hãm họ vào tình trạng quy phục”. Chủ nghĩa đế quốc chăm bón cho
chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, sử dụng nó như một cơng cụ nơ dịch của dân tộc,
do đó chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trở thành một bộ phận hợp thành hệ tư
tưởng và chính trị của chủ nghĩa đế quốc “trong số những hình thức phân biệt
chủng tộc chủ nghĩa thì trắng trợn nhất, cơng khai và thơ bạo nhất đó là chủ
nghĩa Apacthai mà điển hình nhất là ở Cộng Hoà Nam Phi” [4, tr.197].
21


Để bảo vệ cho học thuyết Apacthai phản động, chính quyền Pretoria
dựa trên bốn giáo điều chủ yếu:
Một là, người Boer phải được tồn tại và có quyền được hưởng mọi ưu
tiên của Thượng đế đã ban cho để bù lại những đau khổ trong quá khứ của họ.
Hai là, Thượng đế đã ban cho họ đất Nam Phi và muốn có sự cách ly
chủng tộc. Chính quyền Apacthai được dựng lên trên cơ sở khác biệt tự nhiên
của con người và như vậy nó phù hợp với ý muốn của thượng đế.
Ba là, về chức năng ưu tiên của người da trắng ở Nam Phi là bảo vệ văn
minh Thiên chúa giáo phương Tây. Nó phải duy trì thuyết “người da trắng trên
hết”, đó là sự đảm bảo duy nhất cho những giá trị cơ bản đó. Nói cách khác
chống lại Apacthai là phá hoại văn minh Thiên chúa giáo mà chính người da
màu cũng được thừa hưởng. (Giáo điều này được bọn bảo vệ thuyết Apacthai
nhấn mạnh nhiều nhất).
Bốn là, tin tưởng vào sự cần thiết phải bảo vệ tính chất thuần tuý, sinh
thái của người da trắng và văn minh phương Tây. Điều này đưa ra nhằm bảo vệ
thuyết chủng tôc tuyệt đối trên tất cả mọi mặt kể cả văn hoá xã hội và sinh lý.
Theo Lê Nin, “nguồn gốc sinh ra quyền lực chính trị của thực dân da
trắng ở các thuộc địa là sự độc chiếm của bọn chủng tộc chủ nghĩa đối với tư

liệu sản xuất”. Do đó, ngay từ đầu khi mới đặt chân lên mũi Hảo Vọng rồi tiến
vào cực Nam lục địa châu Phi, thực dân Hà Lan đã xua đuổi, bắt bớ cư dân bản
địa đang sống. Trong tình trạng liên minh bộ lạc, thị tộc để chiếm đất đai canh
tác của họ. Đồng thời bằng bạo lực hay tiền bạc mua chuộc các tù trưởng của
liên minh bộ lạc, người Hà Lan đã thuần phục cư dân ở đây và biến họ dần dần
lệ thuộc vào mình. Thực chất của những hành động này là cướp hết tư liệu sản
xuất của cư dân ở đây, thiết lập ra chính quyền của mình và tiến hành bóc lột
dân bản địa dồn ép. Họ lệ thuộc vào hồn tồn chính quyền của người da trắng
mới lập nên.

22


Thủ tướng Veraoerd đã nói : “ Hãy văn minh hố cho họ nhưng khơng
để họ được phương Tây hơn” tức là người da đen chỉ được quyền văn minh hố
theo điều kiện người da đen mà thơi.
Như vậy, chủ nghĩa Apacthai chính là một chủ nghĩa phân biệt chủng
tộc đặc thù ở Nam Phi kết hợp với chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phát xít.
Dựa vào đây bọn thực dân da trắng ra sức “dạy dỗ” người da đen để họ hiểu
rằng so với người da trắng họ là người “hạ đẳng”, là “kẻ thấp hèn đáng khinh
biệt” phải cam chịu cuộc đời nơ lệ.
1.2.1.2. Chính sách cai trị của chế độ Apacthai
Từ năm 1948, chính quyền Prêtoria đã ban hành trên 200 đạo luật phân
biệt chủng tộc, trong đó có những đạo luật cực kỳ phản động để tước bỏ quyền
làm người của dân tộc Bantu. Từ việc quy định quyền lực vạn năng của bọn lãnh
chúa da trắng đến luật chém đầu, treo cổ cho đến luật thông hành, luật chôn sống
người da đen và hàng trăm luật lệ phân biệt đối xử khác tách biệt người da đen
hoàn toàn khỏi xã hội người da trắng. Cùng làm việc như nhau nhưng lương
công nhân da trắng cao gấp mười lần lương công nhân người da đen. Lương của
một công nhân mỏ da đen chỉ bằng 1/10 tiền thuế thân của một tên da trắng.

Dưới sự thống trị của chính quyền thực dân da trắng, người dân da đen, da màu
ở Nam Phi phải chịu cuộc sống khổ cực, tủi nhục tối tăm, họ bị đối xử chẳng
khác nào nơ lệ. “Nhìn vào bất cứ hướng nào cũng thấy người da đen lam lũ, đói
rách, mình phủ đầy chất bụi, mệt mỏi, đôi mắt trắng dã, lưng còng. Họ phải sống
trong những khu lều trại lụp xụp trên những khu đất của mỏ khai thác”
[11,tr.46]. Người da đen Nam Phi trở thành kẻ bị khuất phục và họ trở thành nơ
lệ ngay trên đất nước của mình. Họ khơng có sức mạnh, khơng có quyền lực,
khơng được quyết định vận mệnh và số phận của mình. Họ bị lệ thuộc hồn tồn
vào người da trắng, phần cịn lại của cuộc đời mình họ bị vùi chơn trong những
hầm mỏ tối tăm của các ông chủ da trắng. Để rồi đối lập với những khu lều lụp

23


xụp, cuộc sống thiếu thốn, tủi nhục là những toà lâu đài, những ngôi nhà sang
trọng và sự phè phỡn của các viên chức người da trắng.
Chính quyền Prêtơria khẳng định rằng: người Phi da đen là dân nhà quê,
chỉ được sống trên đồng ruộng, trong các hầm mỏ và đó là sứ mệnh của họ. Biểu
tượng cho sự đối xử tách biệt của người da trắng và người da đen ở Nam Phi đó
là “ Thẻ thuế thân”. Mọi người dân Nam Phi từ 16 tuổi trở lên đều phải mang
trong mình tấm “Thẻ thuế thân”, phải trình cho bất cứ một viên chức da trắng
nào khi chúng yêu cầu. Nếu từ chối việc trình thẻ cũng có nghĩa là phải vào tù,
cịn khơng có thẻ nghĩa là phạm tội. Nhìn vào “Thẻ thuế thân” chính quyền da
trắng sẽ biết được người Phi da đen này sống ở khu vực nào thuộc quyền quản
lý của ai và người này đã nộp thuế hay chưa.
Sự phân biệt đối xử giữa người da trắng và người da đen thể hiện trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ kinh tế - chính trị, văn hố - giáo dục…
và trên bất cứ lĩnh vực nào luật pháp cũng nghiêng về những người da trắng và
ngược lại với người da đen. Điều này được Nenxon Mandela trong cuốn hồi ký
của mình viết: “Một đứa trẻ người Phi chỉ sinh ra trong một bệnh viện, một nhà

hộ sinh giành cho người Phi, chỉ được bước lên xe bus giành riêng cho người
Phi, chỉ được ở trong vùng quy định riêng cho người Phi và chỉ có thể đến
trường nếu nơi đó có trường học giành cho người Phi. Chỉ được thuê một nơi
che mưa, nắng giành cho người Phi và lúc nào cũng có thể bị chặn lại giữa
đường và buộc phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân, và nếu người Phi ấy quên mang
theo thẻ căn cước thì lập tức bị ném vào nhà giam” [44,tr.61]. Sống trên đất đai
của mình, quốc gia mình nhưng người Phi da đen, da màu phải chịu sự đối xử
đến mức họ phải tự kêu lên: “Chúng ta khơng có độc lập, chúng ta khơng có tự
do, chúng ta khơng có gì hết’’. [44,tr.61].
Ngay trong các trường học dành cho trẻ em người da đen, chúng chỉ
cho phép dạy nhạc, múa, thể dục mà khơng đựơc học tốn, vì theo chúng “người
da đen chưa có bộ óc để nhận thức các bộ mơn khoa học trừu tượng”. Người da
đen không đựơc tham gia bầu cử, khơng có bất cứ quyền hành gì trong xã hội.
24


Cơng nhân da đen khơng được lập các cơng đồn và bị cấm các hoạt động chính
trị.
Để thực hiện triệt để giáo thuýêt Apacthai, chế độ phân biệt chủng tộc ở
Nam Phi đã thông qua đạo luật về chủng tộc, màu da. Hệ thống phân chia này là
một nhân tố quyết định đối với mọi quyền lợi cơ bản, nghĩa vụ và sự tự do của
con người do chính sách Apacthai đặt ra. Apacthai quy định: người Phi, người
da màu và người gốc châu Á không được làm nhiều nghề lao động. Luật lao
động quy định người Phi chỉ được làm một nghề gì đó và bị giới hạn nghề
nghiệp với đồng lương rất thấp. Không những thế người Phi cịn khơng được
sống chung khu phố với người da trắng, từ đường đi lối lại đến trường học, bệnh
viện thậm chí cả ghế đá trong vườn hoa và nghĩa trang cũng riêng biệt. Soweto
là một trong nhiều điển hình về chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Đây là
một thị trấn nhà trọ đối với người da đen, họ khơng có quyền mua nhà ở đây mà
chỉ có quyền th nhà và muốn th nhà thì phải có giấy thơng hành đặc biệt và

giấy chứng nhận có cơng việc làm ổn định trong 10 năm. Đêm đêm, người da
đen sau một ngày lao động mệt nhọc về đây ngủ dưới sự canh gác của những đội
tuần tra người da trắng. Người da đen không chỉ bị bắt lao động đến kiệt sức mà
còn bị đánh đập, khủng bố đến tàn bạo. Từ thành thị đến nông thôn đâu đâu
cũng nhan nhản dòng chữ “Dành cho người da trắng”.
Để thực hiện luật cách ly chủng tộc, đánh lạc hướng cuộc đấu tranh của
nhân dân Nam Phi và tô điểm cho chính sách Apacthai, năm 1962, chính quyền
Nam Phi đã đưa ra chính sách Bontoustan mà người ta cịn gọi là “tủ kính” của
Apacthai. Nhằm tập trung dân da đen sống riêng rẽ từng khu vực, thành lập cái
gọi là các Cộng hoà. Trên 20 triệu người da đen bị dồn vào hơn 10 Bontoustan
chật hẹp chỉ chiếm 13% diện tích cả nước Nam Phi. Các Bonoustan mà bọn cầm
quyền phân biệt chủng tộc gọi là những “nước độc lập” có chính phủ và quốc
hội lập pháp do người Phi đảm nhiệm nằm trong Liên bang Nam Phi nhưng các
quyền hành chính địa phương và quyền hành pháp đều bị hạn chế và thường bị
chính quyền Pretoria phủ quyết. Như vậy, về thực chất đó chỉ là những trại tập
25


×