Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

chuong trinh tiet kiem sinh thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 44 trang )

Lời cảm ơn
Để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên cũng như củng cố
những kiến thức lý thuyết và thực hành mà sinh viên đã được học, cuối mỗi
khóa học, trường Đại Học Vinh, cùng với sự đồng ý của phịng Tài ngun và
Mơi trường UBND Thành Phố Vinh, em đã thực tập tại phòng tài nguyên và môi
trường UBND Thành Phố Vinh và thực hiện đề tài thực tập “Đánh giá kết quả
thực hiện chương trình Tiết Kiệm sinh thái trên địa bàn thành phố Vinh tỉnh
Nghệ An ”
Dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô Nguyễn Thị Trang Thanh và sự giúp
đỡ của cán bộ phịng Tài ngun và mơi trường UBND Thành Phố Vinh, sau 02
tháng emđã hồn thành cơng việc thực tập và xây dựng hồn chỉnh đề tài của
mình.
Em đặc biệt gửi lời cảm ơn tới ban giám hiệu, các thầy cô giáo khoa Địa
Lý - Trường Đại Học Vinh cùng tồn thể cán bộ cơng nhân viên phịng Tài
ngun và môi trường UBND Thành Phố Vinh đã giúp em xây dựng thành công
đê tài này .
Với thời gian thực tập có hạn nên nội dung đề tài có phần rút gọn và
khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được nhiều ý kiến
đóng góp của thầy cô giáo cùng tất cả bạn đọc đối với đề tài mà em đã xây
dựng . Em xin chân thành cảm ơn!
Vinh, ngày 25 tháng 04 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Na

1


MỤC LỤC

2



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT :
1. UBND : Ủy ban nhân dân
2. TKST : Tiết Kiệm Sinh Thái

3


DANH MỤC HÌNH ẢNH

DANH MỤC BẢNG

4


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Sự phát triển của nền kinh tế và của ngành môi trường một cách vững
chắc là nền tảng cho sự ổn định về chính trị - xã hội và cải thiện chất lượng cuộc
sống của người dân. Đất nước ta đã và đang từng bước thực hiện sự nghiệp cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong
nhiều lĩnh vực. Đi cùng với sự phát triển của đất nước thì nhiệm vụ bảo vệ mơi
trường luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Bảo vệ môi trường vừa là mục
tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Từ khi
luật bảo vệ môi trường ra đời cùng với những tun truyền trên các phương tiện
thơng tin đại chúng thì nhận thức về bảo vệ môi trường trong các cấp ngành và
nhân dân được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, việc gia tăng dân số và tốc độ phát
triển kinh tế xã hội cao đã làm tăng các hoạt động của con người trong sản xuất,
kinh doanh, nhu cầu nhà ở, sinhhoạt đồng thời tác động mạnh mẽ, lâu dài đến
môi trường.

Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách trên mỗi quốc gia,
và cả thế giới và có rất nhiều phương án để khắc phục, giảm thiểu hậu quả của ô
nhiễm môi trường gây ra. Trong đó việc xử lý và thu gom rác thải sinh họat gặp
nhiều khó khăn cả về phương tiện và phương pháp. Hiện trạng quản lý rác thải
kém hiệu quả đã và đang gây dư luận trong cộng đồng, đặt ra nhiều thách thức
đối với nhiều cấp, ngành, đặc biệt là ngành mơi trường.
Thành phố Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh
Nghệ An, là một trong hai đô thị lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ. Cùng với sự phát
triển kinh tế, gia tăng dân số làm tăng nhanh số lượng rác thải dẫn tới ơ nhiễm
mơi trường Trong khi cơng tác quản lí, thu gom, xử lí vẫn chưa đạt hiệu quả cao
. Vì vậy để nâng cao ý thức của người dân, cùng các nhà quản lí có những bước
đi phù hợp về vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố, tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả thực hiện chương trình Tiết Kiệm
sinh thái trên địa bàn thành phố Vinh tỉnh Nghệ An”
2.Nhiệm vụ thực tập
2.1.Nhiệm vụ của đợt thực tập
+ Thực hiện đầy đủ và nghiêm các quy định của Trường, của Khoa về
thực tập tốt nghiệp.
Sinh viên phải coi thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng trong quá
trình đào tạo đại học.
+ Đọc và hiểu rõ các quy định và hướng dẫn trong Sổ nhật ký thực tập.
Ghi chép đầy đủ vào Sổ nhật ký thực tập các công việc mà sinh viện đã thực
hiện trong thời gian thực tập và làm luận văn.
+Tìm hiểu thực tế, phân tích và đánh giá tình hình thực tế; đối chiếu với
5


kiến thức đã học ở Trường để hình thành báo cáo thực tập.
+ Rèn luyện đạo đức, tác phong nghề nghiệp quản lý tài nguyên và môi
trường; trang bị thêm kỹ năng giao tiếp và thu thập, khai thác, đánh giá thông

tin.
+ Làm và nộp “Báo cáo thực tập tốt nghiệp” theo quy định của Khoa. Mọi
trường hợp nộp sau thời hạn quy định phải có đơn giải trình lý do và có ý kiến
của giáo viên hướng dẫn.
2.2 Nhiệm vụ của vấn đề nghiên cứu
- Tạo được phong trào sâu rộng trong học sinh cũng như cộng đồng về
phân loại, thu gom chất thải có thể tái chế, tái sử dụng
- Xây dựng được ý thức mới về quản lý chất thải như là việc bảo vệ và sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
- Các học sinh thấy được “lợi ích kép” từ việc phân loại, thu gom chất thải
có thể tái chế được. - Hình thành ý thức bảo vệ mơi trường trong tồn dân, xây
dựng nếp sống văn hóa bảo vệ mơi trường
3. u cầu của đợt thực tập
3.1. Yêu cầu về thời gian:
• Tuân thủ đủ thời gian theo kế hoạch
• Thời gian làm việc tại đơn vị thực tập
3.2u cầu về chun mơn
• Tn thủ đủ thời gian theo kế hoạch
• Thời gian làm việc tại đơn vị thực tập
3.3 Yêu cầu về kỷ luật
• Đảm bảo kỷ luật lao động, có trách nhiệm trong cơng việc
• Chấp hành nội quy nơi thực tập
• Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người hướng dẫn tại đơn vị tiếp nhận
• Khơng được tự ý bỏ thực tập
• Khơng được tự ý thay đổi chổ thực tập khi chưa có sự đồng ý của nơi
tiếp nhận thực tập và nhà trường
• Ln trung thực trong lời nói và hành động
• Phong cách, trang phục ln chỉnh tề, phù hợp, lịch sự
- Không được tự tiện sử dụng các trang thiệt bị tại đơn vị thực tập. Nếu sử
dụng thiếu trách nhiệm làm hư hỏng thiết bị phải chịu kỷ luật và bồi thường

• Tiết kiệm (khơng sử dụng điện thoại của nơi thực tập cho việc riêng)
• Khơng được tự ý sao chép dữ liệu hoặc các phần mềm của cơ quan thực tập khi
chưa được cho phép
• Khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của đơn vị thực tập
3.4 Yêu cầu về ứng xử
• Đảm bảo kỷ luật lao động, có trách nhiệm trong cơng việc
• Chấp hành nội quy nơi thực tập
6


• Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người hướng dẫn tại đơn vị tiếp nhận
• Khơng được tự ý bỏ thực tập
• Khơng được tự ý thay đổi chổ thực tập khi chưa có sự đồng ý của nơi
tiếp nhận thực tập và nhà trường
• Ln trung thực trong lời nói và hành động
• Phong cách, trang phục ln chỉnh tề, phù hợp, lịch sự
- Không được tự tiện sử dụng các trang thiệt bị tại đơn vị thực tập. Nếu sử
dụng thiếu trách nhiệm làm hư hỏng thiết bị phải chịu kỷ luật và bồi thường
• Tiết kiệm (không sử dụng điện thoại của nơi thực tập cho việc riêng)
• Khơng được tự ý sao chép dữ liệu hoặc các phần mềm của cơ quan thực tập khi
chưa được cho phép
• Khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của đơn vị thực tập
3.5 Yêu cầu về kết quả đạt được
• Tạo mối quan hệ tốt với mọi người tại cơ quan thực tập
• Thật sự thích nghi và hội nhập vào mơi trường doanh nghiệp
• Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao góp phần
giữ vững chất lượng đào tạo và uy tín của trường
• Đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra và tích luỹ được kinh nghiệm
3.6 Yêu cầu khác
- Sinh viên phải có tinh thần tích cực và chủ động gặp gỡ, trao đổi với

giáo viên hướng dẫn trong quá trình thực tập
- Viết nhật ký thực tập đầy đủ để có tư liệu để báo cáo
Trình cho người hướng dẫn ký tên trong sổ nhật ký thực tập hàng tuần để
xác nhận sự chuyên cần cũng như quá trình thực tập của sinh viên
4.Thời gian và địa điểm thực tập
-Thời gian : Từ ngày 22/2/2016 – 17/4/2016
-Địa điểm : Phịng Tài ngun Mơi Trường của UBND thành phố Vinh
-Số 27 –Đường Lê Mao –Thành Phố Vinh

7


Phần 2. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP VÀ HOẠT
ĐỘNG CHUN MƠN CỦA SINH VIÊN
1.1


Giới thiệu về phịng Tài Ngun Mơi Trường của UBND Thành Phố Vinh.
Địa chỉ : số 27 – đường Lê Mao – Thành Phố Vinh
1.1.1 Q trình hình thành và phát triển
-Phịng tài nguyên môi trường thành phố Vinh là cơ quan chuyên môn
thuộc UBND thành phố Vinh thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND thành
phố quản lí nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm : đất đai ,tài ngun
nước, khống sản, mơi trường , biến đổi khí hậu.
-Phịng tài nguyên môi trường thành phố vinh được thành lập từ năm 2003
trên cơ sở phịng địa chính thành phố được đổi tên và bổ sung chức năng nhiệm
vụ.Hiện nay phịng tài ngun và mơi trường có tổng số 17 cán bộ , cơng chức
gồm 1 trưởng phịng , 2 phó trưởng phịng và các chun viên.
- Trong những năm qua , phịng tài ngun và mơi trường thành phố Vinh

đã có nhiều nỗ lực trong cơng tác tham mưu và đạt được nhiều kết quả tích
cực ,đáng được ghi nhận ,góp phần đáng kể vào cơng cuộc xây dựng thành phố
Vinh ngày càng văn minh ,hiện đại , phát triển bền vững.Những kết quả nổi bật
thể hiện rõ trong các mặt cơng tác sau:







Về cấp giấy chứng nhận sử dụng đất Về giải quyết nhà ở tập thể
Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Về bồi thường giải phóng mặt bằng
Về cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai
Về quản lí bảo vệ mơi trường
-Trong thời gian tới phịng tài ngun và mơi trường thành phố Vinh sẽ
tiếp tục phát huy thành tích đạt được,khắc phục các tồn tại hạn chế,phấn đấu đưa
cơng tác quản lí nhà nước về tài ngun và mơi trường ngày càng hiệu
quarhown,góp phần xây dựng thành phố Vinh sớm trở thành trung tâm kinh tế
văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ.

1.1.2 Cơ cấu tổ chức
8


Trưởng Phòng

P. Trưởng Phòng


P. Trưởng Phòng

Chuyên quản đất đai

Chuyên quản đất đai

Chun quản mơi
trường

1.1.3 Vị Trí ,Chức năng của phịng
- Phịng tài ngun và mơi trường thành phố Vinh là cơ quan chun mơn
thuộc UBND thành phố Vinh có nhiệm vụ tham mưu cho UBND thành phố Vinh
thực hiện chức năng quản lí nhà nước về tài ngun mơi trường gồm :đất đai,tài
ngun nước ,mơi trường,khống sản và biến đổi khí hậu
- Phịng tài ngun và mơi trường chịu sự chỉ đạo quản lí trực tiếp về tổ
chức , biên chế và công tác của UBND thành phố , đồng thời chịu sự chỉ đạo ,
kiểm tra , hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của sở tài nguyên môi trường
1.1.4 Phân cơng cán bộ
- Trưởng phịng Tài ngun và Môi trường phụ trách chung và trực tiếp
chỉ đạo vệ sinh môi trường, ký thẩm định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
thẩm định các văn bản phịng trình và gửi các cơ quan có liên quan.
- Một phó phịng : Ngoài việc phụ trách các phường ,xã được phân cơng
cịn chịu trách nhiệm ký duyệt, thẩm định hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tồn đọng, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
Tham mưu giúp trưởng phòng trong lĩnh vực:
Quản lý lâm nghiệp, trồng rừng, phòng cháy rừng
Quản lý, khai thác khống sản trên địa bàn.
Làm trưởng các đồn thanh tra được phân cơng
- Một phó phịng: Ngồi việc phụ trách các phường,xã được phân cơng

cịn trực tiếp thẩm định ký duyệt hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất tồn đọng, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất và tham mưu giúp trưởng phòng một số lĩnh vực:
9


Công tác quản lý quy hoạch
Thống kê đất đai theo định kỳ
Quản lý một số dự án trên địa bàn, khu công nghiệp
Tổng hợp báo cáo tháng, quý, năm của phịng với UBND huyện, sở tài
ngun và mơi trường và các cơ quan có liên quan
Làm trưởng đồn một số nhiệm vụ được phân cơng
- Các đồng chí chun viên, ngồi phụ trách các xã được phân cơng; tùy
theo u cầu còn phụ trách thêm các mảng : tổng hợp đơn thư, thư kí hội đồng
đấu giá, quản lý giá đất, quản lý phụ trách về môi trường, tài nguyên nước
2.2. Hoạt động chuyên môn của sinh viên trong quá trình thực tập
Chào hỏi đơn vị thực tập
Giao lưu cùng cán bộ tại các phòng
Trao đổi về một số nội quy và quy chế phịng
Quan sát q trình làm việc tại cơ sở thực tập
Hộc hỏi kinh nghiệm và giao tiếp trong cơng việc
Tìm hểu về cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của phịng
Tìm hiểu về một số nội dung tại các tư liệu liên quan
Tìm hiểu một số nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý
Tham gia vào một số hoạt động tại phòng làm việc
Hỗ trợ các cơng việc tại phịng
Trực tiếp thao tác các công việc tại cơ quan nhà nước
Photto các quyết định cùng các giấy tờ có liên quan
Ghi chép các nội dung về vấn đề của công việc vào các sổ ghi nhận
Phát hàng các công văn đi

Lấy công văn và hồ sơ tại các phòng ban khác
Đọc và tham khảo một số cơng văn có ích cho học tập
Giao nhận hồ sơ tại các phòng
Sắp xếp hồ sơ và đi phát hành tại cơ quan
Sắp xếp các loại hồ sơ theo đúng yêu cầu của cán bộ hướng dẫn
Tham khảo một số cơng văn kèm theo tại phịng
Hỏi ý kiến cán bộ hướng dẫn về đề tài nghiên cứu
Xem xét và đánh giá địa bàn thông qua các tư liệu có sẵn tại phịng
Đến khu vực nghiên cứu
Khảo sát tại một số địa bàn cụ thể trên thành phố.
Tổng hợp tại liệu đi thực tại phòng
Xem xét và đánh giá thơng tin tìm hiểu
Xin ý kiến và thắc mắc với cán bộ hướng dẫn
Bắt đầu viết về nội dung đề tài thực tập
Giúp đỡ các hoạt động tại phòng
So sánh và đối chiếu tài liệu được cung cấp với thực tế
10


-

Viết đề tài nghiên cứu
Ghi chép các vấn đề và kiến thức cần cho học tập
Thảo luận về các nội dung liên quan đến quá trình thực tập
Sắp xếp hồ sơ và cơng văn được giao

Họp nhóm và thảo luận về nội dung các loại báo cáo gồm báo cáo
cá nhân , báo cáo nhóm và nhật kí thực tập.
Đến đơn vị thực tập hoàn thiện các loại hồ sơ
Chào hỏi đơn vị thực tập và kết thúc thực tập


11


CHƯƠNG 2 . THỰC TRẠNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH TIẾT KIỆM
SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN
2.1. Khái quát về địa bàn thành phố Vinh
2.1.1. Đặc điểm vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Vinh có tọa độ địa lý từ 18°38'50" đến 18°43’38" vĩ độ Bắc, từ
105°56’30" đến 105°49’50" kinh độ Đông. Vinh là thành phố nằm bên bờ sông
Lam, phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam và Đơng Nam giáp huyện Nghi
Xuân, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Hưng Nguyên. Thành phố Vinh cáchthủ
đô Hà Nội 295 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.424 km, cách
thủ đô Viên Chăn (Lào) 400 km về phía Tây.
Hình 2.1: Sơ đồ hành chính thành phố Vinh

Là vùng đất có núi sơng bao bọc lại nằm kề cạnh biển đơng, Vinh có một
vị trí đặc biệt mà bất cứ nhà chiến lược thời đại nào cũng chú ý tới. Vinh cũng là
nơi hội tụ tiềm lực nhân văn, thiên nhiên cũng như tinh hoa xứ Nghệ. Vinh là
trung tâm chính trị-kinh tế, văn hố, y tế, giáo dục và du lịch của Nghệ An.

12









2.1.1.2 Điều kiện tự nhiên
a. Địa hình
Địa hình Thành phố Vinh được kiến tạo bởi hai nguồn phù sa, đó là phù
sa sông Lam và phù sa của biển Đông. Sau này sơng Lam đổi dịng chảy về mạn
Rú Rum, thì miền đất này cịn nhiều chỗ trũng và được phù sa bồi lấp dần. Địa
hình bằng phằng và cao ráo nhưng khơng đơn điệu, có núi Dũng Quyết hùng vĩ
và dịng sơng Lam thơ mộng bao quanh, tạo nên cảnh quan thiên nhiên của
thành phố rất hài hòa và khống đạt.
b. Khí hậu
Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt và có sự
biến động lớn từ mùa này sang mùa khác.
Nhiệt độ trung bình 24 °C
Nhiệt độ cao tuyệt đối 42.1 °C
Nhiệt độ thấp tuyệt đối 4 °C
Độ ẩm trung bình 85-90%. Số giờ nắng trung bình 1.696 giờ
Năng lượng bức xạ dồi dào, trung bình 12 tỷ Keal/ha năm, lượng mưa trung
bình hàng năm 2.000mm thích hợp cho các loại cây trồng phát triển.
Có hai mùa gió đặc trưng: Gió Tây Nam - gió khơ xuất hiện từ tháng 5
đến tháng 9 và gió Đơng Bắc - mang theo mưa phùn lạnh ẩm ướt kéo dài từ
tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
c. Thủy văn
• Nguồn nước mặt:
Trên địa bàn Thành phố có các sơng chính như: sơng Lam, sơng Cửa Tiền,
sơng Rào Đừng. Trong đó, Sơng Lam (sơng Cả) là con sông lớn nhất tỉnh Nghệ
An bắt nguồn từ thượng Lào, đoạn chảy qua thành phố có chiều dài trên 5 km
thuộc phần hạ lưu, lịng sơng rộng, tốc độ dịng chảy hiền hịa hơn so với vùng
thượng lưu. Sơng Cửa Tiền (sông Vinh) và sông Rào Đừng là hai sơng nhỏ, lịng
sơng hẹp, lượng nước khơng lớn và chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy
văn sông Lam.

Do nằm ở vùng hạ lưu nên sông ở thành phố Vinh chịu ảnh hưởng của
mưa lũ ở thượng nguồn và chế độ thuỷ triều. Vào mùa mưa nước từ thượng
nguồn dồn về làm mực nước sơng lên cao, dịng sơng chảy xiết, đôi khi gặp phải
bão, áp thấp nhiệt đới gây nên tình trạng lụt lội.
Ngồi ra, thành phố Vinh có hệ thống ao, hồ tự nhiên và nhân tạo khá
phong phú, như hồ Cửa Nam và các ao, hồ xen kẽ trong các khu dân cư.

Nguồn nước ngầm: có hai lớp:
Lớp trên nằm trong tầng cát ở độ sâu 0,5 - 2 m, khơng có áp lực và lớp
dưới nằm ở tầng cát nhỏ, ngăn cách với lớp trên bởi tầng sét pha.
d. Tài nguyên đất
Tài nguyên đất của thành phố Vinh có 3 nhóm đất chính, gồm:
13


• Nhóm đất cát biển:
Đất cát có diện tích 3.345 ha, phân bố tập trung ở xã Hưng Lộc, xã Nghi
Phú, xã Nghi Liên, xã Nghi Đức, xã Nghi Ân. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tỷ
lệ cát thường 80% - 90%, dung tích hấp thu thấp. Hàm lượng các chất dinh
dưỡng như mùn, đạm, lân đều nghèo.Lượng Kali có hầu hết trong các tầng đất, ở
lớp đất mặt lượng Kali tiêu ở mức độ trung bình (16,2mg/100g đất), xuống các
tầng dưới lượng Kali tiêu ở mức độ nghèo. Nhìn chung, đất cát biển có độ phì
nhiêu thấp, song lại thích hợp cho việc trồng hoa màu và cây công nghiệp ngắn
ngày như rau, khoai, lạc, đỗ, vừng, dâu, tằm,...
Trong quá trình canh tác cần chú ý các biện pháp để cải tạo đất như: Bón
nhiều phân hữu cơ, trồng thêm các loại cây họ đậu để cải tạo đất. Bón các loại
phân khống, nên bón làm nhiều lần để phân khơng bị rửa trơi, bón phân hữu cơ
nên vùi sâu.
• Nhóm đất mặn:
Đất mặn hình thành ở địa hình vàn, vàn thấp, vẫn bị ảnh hưởng của nguồn

nước. Đất mặn có 2 nhóm đất phụ (Đất mặn trung bình, đất mặn ít) có diện tích
khoảng 1.252 ha, phân bố chủ yếu ở xã Hưng Hòa và một phần ở phường Hưng
Dũng. Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng. Đất có phản ứng ít
chua (pHKCl< 5,0), hàm lượng cation trao đổi và dung tích hấp thu CEC trung
bình đến thấp. Hàm lượng mùn, đạm và lân tổng số ở tầng mặt trung bình.
• Nhóm đất phù sa:
Đất phù sa có diện tích 4.367 ha, chiếm 48,50% diện tích tự nhiên của tập
trung chủ yếu ở các xã Hưng Đông, xã Nghi Liên, xã Nghi Kim, các phường
Vinh Tân, phường Đơng Vĩnh. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, phản
ứng ít chua, hàm lượng mùn tổng số tầng mặt trung bình khá, các tầng dưới
thấp; đạm tổng số tầng mặt khá, các tầng dưới nghèo. Hàm lượng Lân tổng số ở
tầng mặt từ trung bình đến thấp, hàm lượng kali tổng số từ nghèo đến khá; hàm
lượng lân và kali dễ tiêu đều ở mức độ nghèo.
Hiện nay quỹ đất phù sa đã được sử dụng hết để phát triển các cây lương
thực, thực phẩm, cây cơng nghiệp ngắn ngày.
• Ngồi 3 loại đất chính trên
Trên địa bàn thành phố cịn có 1 phần diện tích đất xói mịn trơ sỏi đá (41
ha), phân bố ở trên núi Dũng Quyết thuộc phường Trung Đơ.Hiện nay, diện tích
đất này đã được trồng rừng nhằm bảo vệ đất, hạn chế xói mịn rửa trơi đất.
e. Tài nguyên nhân văn
Với truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc, chinh phục, cải tạo thiên
nhiên và xã hội đã tạo ra cho mảnh đất thành phố Vinh có một bề dày về văn
hóa, lịch sử, kho tàng văn hóa kiến trúc và nét văn hóa dơ thị. Tài nguyên du lịch
của thành phố khá đa dạng như khu du lịch Lâm Viên - núi Quyết, du lịch sông
Lam, Quảng trường Hồ Chí Minh... Tiềm năng du lịch nhân văn cũng rất phong
14


phú, ít địa phương nào có thể sánh bằng, với nhiều di tích lịch sử - văn hố như
Đền Hồng Sơn với 3 kỳ lễ hội, Đền thờ vua Quang Trung, Núi Quyết, chùa Cần

Linh, cồn Mô, thành cổ Vinh... Đây cịn là q hương của các điệu hị ví dặm,
hát phường vải.... Các trung tâm du lịch văn hóa hiện đại như công viên trung
tâm thành phố, công viên Nguyễn Tất Thành.
Đặc biệt trong năm 2014 Dân ca Ví dặm Xứ Nghệ đã được công nhận là
di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và đã được UNESSCO cơng nhận là văn
hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.
f. Cảnh quan và môi trường
Trong những năm qua, vấn đề môi trường đã được các cấp, các ngành của
thành phố quan tâm thông qua việc xây dựng và triển khai các chương trình dự
án về bảo vệ môi trường, tăng cường công tác quản lý và xây dựng nếp sống văn
minh đô thị, quản lý tốt vỉa hè, hành lang an tồn giao thơng, trật tự an tồn giao
thơng, quy hoạch và trật tự xây dựng đơ thị... qua đó đã góp phần cải thiện chất
lượng mơi trường của thành phố.
• Thu gom, quản lý chất thải rắn
Theo số liệu thống kê của Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Nghệ
An, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên Thành phố khoảng 300m3/ngày
đêm.
Việc thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác thải của thành phố hiện nay do
Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Nghệ An đảm nhiệm. Hàng ngày, Công
ty thực hiện việc quét và gom rác trên các tuyến phố chính, 23 chợ và các khu
dân cư tại các phường, xã với 175 điểm tập kết xe gom rác. Ngoài ra, rác của các
nhà máy, xí nghiệp, cơ quan và một phần rác thải của các bệnh viện (rác thải
sinh hoạt) được hợp đồng định kỳ để Công ty vận chuyển xử lý. Toàn bộ rác thải
của thành phố được đưa về khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghi Yên để xử lý
theo hình thức chơn lấp hợp vệ sinh.
• Thu gom, xử lý nước thải
Hiện tại trên địa bàn thành phố Vinh đang áp dụng 2 hình thức xử lý nước
thải là xử lý tập trung và xử lý phi tập trung.
- Mơ hình xử lý nước thải tập trung: nước thải phát sinh từ khu dân cư
qua hệ thống mương cấp 3, cấp 2, cấp 1 dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập

trung của thành phố công suất 25.000m3/ngày đêm tại xã Hưng Hòa. Phạm vi
thu gom nước thải chủ yếu ở các vùng nội thành.
- Mô hình xử lý nước thải phi tập trung: chủ yếu áp dụng ở vùng ngoại
thành và cho từng cơ sở riêng biệt, nơi chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước
thải tập trung
2.1.2 Đặc điểm dân cư.
a. Dân số :
15


Dân số trung bình của thành phố Vinh năm 2015 là 314.351 người, trong
đó nam là 152.837 người, chiếm 48,62% và nữ là 161.514 người, chiếm 51,38%
tổng dân số. Tuy hằng năm biến động thất thường, song tỷ lệ tăng dân số đang
có xu thế tăng ( chủ yếu tăng cơ học từ khu vực nông thôn và thành thị), phù
hợp với tỷ lệ đơ thị hóa của một đơ thị đang phát triển. Dân số khu vực nội thành
( 25 phường, xã) khoảng 225.858 người; dân số nông thôn là 88.493 người.
b. Lao động:
Số người trong độ tuổi lao động ( tính từ 15 tuổi đến 60 tuổi) khoảng
197.414 người, chiếm 62,80% dân số của thành phố. Trong đó: lao động trong
ngành nông – lâm – ngư nghiệp khoảng 90.245 người; ngành công nghiệp – xây
dựng khoảng 42.359 người; dịch vụ khoảng 64.810 người. Hằng năm, có
khoảng 3 nghìn người trong độ tuổi lao động được bố trí việc làm. Nhìn chung,
lực lượng lao động của thành phố khá dồi dào và có trình độ tay nghề cao hơn
các huyện thị xã trong tỉnh khoảng 41% tổng số lao động.
c. Thu nhập và mức sống :
Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống của người dân tăng lên rõ rệt
thu nhập bình quân đầu người của thành phố tăng nhanh qua các năm, năm 2014
thu nhập bình quân đầu người ước đạt 39,2 triệu đồng, thu ngân sách đạt 3.000
tỷ đồng. Khoảng cách giữa các xã, phường đã được thu hẹp, nhiều chỉ tiêu về xã
hội ngày càng được hoàn thiện, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thành phố giảm từ

2,51% năm 2012 xuống còn 175% năm2014. Thành phố Vinh đã hồn thành
việc xố nhà tạm cho hộ nghèo, đời sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt.
Bảng 2.1: Hiện trạng dân số và lao động thành phố vinh năm 2015
STT
1

2

3

Chỉ tiêu
Tổng số nhân khẩu

ĐVT
Khẩu

Số lượng
314.351

- Nông nghiệp

Khẩu

134.731

- Phi nông nghiệp

Khẩu

179.620


Tổng số hộ

Hộ

83.268

- Nông nghiệp

Khẩu

34.272

- Phi nông nghiệp

Khẩu

48.996

Tổng số lao động

Lao động

197.414

- Nông nghiệp

Lao động

90.245


- Phi nông nghiệp

Lao động

107.169

16


2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Vinh
a. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua, kinh tế của thành phố đã có bước phát triển tương
đối toàn diện và liên tục tăng trưởng với tốc độ khá nhanh.
Tính đến 6 tháng đầu năm 2015, kinh tế thành phố Vinh tiếp tục có bước
tăng trưởng khá, giá trị sản xuất ( tính theo giá cố định năm 2010) ước đạt
31.895,5 tỷ đổng, đạt 100% kế hoạch năm, tăng 8,7% so với chu kỳ. Giá trị gia
tăng ước đạt 14.105,4 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm, tăng 8,5% so với chu
kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 12.291 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch năm,
tăng 19,0% so với năm trước.
- Tăng trưởng kinh tế (GDP) với tốc độ 16 – 17%/năm
- GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 92 – 94 triệu
đồng/người/năm
- Tỷ trọng GDP của các ngành kinh tế đến năm 2015:
+ Ngành dịch vụ đạt 57 – 58%
+ Ngành công nghiệp đạt 41 – 42%
+ Ngành nông nghiệp đạt 0,5 – 1%
Tăng trưởng kinh tế của thành phố Vinh giai đoạn 2012 – 2015 được thể
hiện qua bảng 2.1
Bảng 2.2 : Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2012 – 2015

STT
1
2
3

Ngành kinh tế
Nông-lâm-thủy sản
Công nghiệp-xây dựng
Dịch vụ-Thương mại

Tốc độ TTKT(%)
28,01
58,26
13,73

(guồn : Phịng Tài Ngun và Mơi Trường thành phố Vinh)
Bảng 2.3: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thành phố Vinh
Đơn vị : %
STT
1
2
3

Các chỉ tiêu kinh tế
Công nghiệp- xây dựng
Dịch vụ
Nơng nghiệp

2011
40,37

57,91
1,72

2012
40,89
57,50
1,61

Năm
2013
34,05
64,19
1,76

2014
32,77
65,57
1,67

2015
33,71
64,82
1,47

(Nguồn : Phịng Tài Ngun và Mơi Trường thành phố Vinh)
b. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
• Ngành cơng nghiệp – Tiểu thủ cơng nghiệp

17



Thành phố Vinh tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp phát triển sản
xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, khuyến khích tiêu dùng, tạo mơi trường, hành
lang thuận lợi để các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. Tập trung kêu gọi thu
hút đầu tư và giám sát chặt chẽ tiến độ các dự án, quy hoạch các cụm cơng
nghiệp, thực hiện các chính sách tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, duy
trì đối thoại doanh nghiệp.
- Giá trị sản xuất năm 2014 trên địa bàn thành phố đạt 15.795 tỷ đồng, đạt
101,5% kế hoạch, tăng 6,4% so với kỳ.
- Giá trị sản xuất năm 2015 trên địa bàn thành phố ước đạt 17.455 tỷ đồng,
tăng 9,7% so cùng kỳ.
Các sản phẩm công nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định và năng lực cạnh
tranh được nâng cao ; có 610 doanh nghiệp thành lấp mới, cấp mới giấy phép
kinh doanh 1.130 hộ, câp phép xây dựng ; 240 dự án (tăng 54,6% so với cùng
kỳ) và 1.290 nhà ở tư nhân (tăng 15,13% so cùng kỳ), cơ cấu doanh nghiệp
chuyển biến theo hướng tăng sản xuất kinh doanh, giảm loại hình xây dựng và
kinh doanh bất động sản.
Thành phố đang đẩy mạnh việc phát triển các làng nghề nhằm mục đích
bảo tồn bản sắc văn hóa đồng thời tạo việc làm cho nhân dân.
• Ngành dịch vụ
- Thương mại: Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt : 13,994 tỷ đồng, tăng
7,34% so với cùng kỳ. Hàng hóa lưu thơng ngày càng thuận lợi, đáp ứng nhu
cầu phát triển đáng kể, cơ bản đáp ứng được nhu cầutiêu dùng của dân cư cũng
như yêu cầu phát triển sản xuất của các ngành kinh tế. Hệ thống các trung tâm
thương mại, siêu thị (Intimex, Maximax, CK Palaza, Big C Vinh, Metro), chợ có
quy mơ lớn như chợ Vinh, chợ Ga Vinh và các chợ khu vực, có thể đáp ứng tốt
nhu cầu cho người dân bản địa và khách tham quan du lịch, giao dịch tại thành
phố.
- Du lịch: Tập trung xây dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn và
thân thiện, chất lượng dịch vụ du lịch ngày càng được nâng cao. Một số khu du

lịch chất lượng cao được xây dựng, nhiều nhà khách, khách sạn được nâng cấp,
công tác tuyên truyền quảng bá du lịch được chú trọng, là tiền đề trở thành trung
tâm dịch vụ của vùng Bắc Trung Bộ. Tổng lượng khách du lịch ước trong năm
2015 đạt : 1700 nghìn lượt, tăng 7,4% so cùng kỳ, doanh thu ước đạt : 535 tỷ
đồng, tăng 4,8% so cùng kỳ.

18


- Vận tải: Vận tải hành khách ước đạt 7.350 nghìn lượt người, tăng 8,5%
so cùng kỳ, vận tải hàng hóa ước : 746.526 nghìn tấn/km, tăng 5,4% so cùng kỳ.
• Ngành nơng – lâm - ngư nghiệp
Với mục tiêu hướng đến nền sản xuất nơng nghiệp hàng hịa.Thành phố
tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích mở rộng mơ hình sản xuất cơng
nghệ cao, từng bước hình thành các vùng thâm canh. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ
cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, xây dựng mơ hình liên kết hợp
tác giữa doanh nghiệp với hộ nơng dân được triển khai khép kín từ dịch vụ cung
cung ứng giống, kỹ thuật, đến tiêu thụ sản phẩm, đồng thời đẩy mạnh áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây con, chuyển đổi cơ cấu mừa vụ, phát
triển mạnh nuôi trồng thủy sản. Dự ước giá trị thu nhập bình qn/1 ha đất nơng
nghiệp đạt 35 – 40 triệu đồng.
Khu vực kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng sản
phẩm quốc nội (4,5% GDP). Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành nông nghiệp
trong giai đoạn 2011 – 2013 chiếm 28,01% so với tồn ngành kinh tế. Giá trị sản
xuất nơng – lâm – ngư nghiệp năm 2013 đạt 189 tỷ đồng (theo giá so sánh
1994), tăng 31 tỷ đồng so với năm 2012.. Tính đến 9 tháng năm 2015 tỷ trọng
nơng – lâm – ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế của thành phố giảm so với các
năm, giảm xuống 1,47%.
Sản lượng lương thực tăng 6,7% (lúa tăng 2,7%, ngô tăng 39,2%), sản
lượng rau các loại tăng 8,4%, tổng đàn gia cầm tăng 7,5%.... Thực hiện mơ hình

liên kết sản xuất nơng nghiệp hàng hóa giữa các hộ dân với Cơng ty CP Á Châu
đã thực hiện 7,5ha tại 3 xã là Nghi Ân, xã Nghi Kim và xã Nghi Liên, các sản
phẩm chủ yếu là ớt, xà lách tây, cải thảo và bí đỏ. Hồn thành đầu tư nhà lưới tại
xã Hưng Đơng và xã Hưng Lộc với diện tích khoảng 5000m2.
c. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
• Hạ tầng xã hội
- Giáo dục đào tạo
Thực hiện công tác xã hội hố giáo dục một cách tồn diện, đa
dạng.Trong những năm qua ngành giáo dục có những bước phát triển toàn diện
cả về xây dựng mạng lưới trường lớp cũng như chất lượng giáo dục.

Bảng 2.4: Tồng số trường lớp, học sinh, giáo viên theo các cấp
19


STT Cấp
1
2
3
4
5
6
7

Mầm non
Tiểu học
Trung học
cơ sở
Trung học
phổ thông

Đại học
Cao đẳng
Trung cấp

Học

Giáo

sinh

viên

(người)
9062
17062

(người)
496
1015

1

16810

982

426

6


13564

732

306

số lượng trường
Cơng
Dân lập
lập
26
10
28
1
24
5
5
7
9

Lớp học +
(lớp)
266
537

55000
18000

Ngồi ra cịn có, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp: 1 trung tâm, thu
hút 6.114 học sinh học nghề phổ thông và 5.152 lượt học sinh đến sinh hoạt

hướng nghiệp.
+ Ngoài ra, trường Chính trị Nghệ An, Trung tâm Chính trị thành phố
Vinh hàng năm thu hút trên 8.000 học viên; các trung tâm huấn luyện và 20
trung tâm học tập cộng đồng cùng 3 trung tâm ngoại ngữ và tin học ứng dụng
hoạt động trên địa bàn Thành phố.
Thực hiện đề án xây dựng thành phố Vinh thành trung tâm giáo dục và
đào tạo vùng Bắc Trung Bộ, thành phố đã tích cực đổi mới căn bản tồn diện
giáo dục đào tạo. Chất lượng giáo dục năm học 2013-2014 trên địa bàn thành
phố được nâng lên rõ rệt, đạt được nhiều thành tích cao và dẫn đầu tồn tỉnh.
Cơng tác tuyển sinh, tiến hành duyệt tuyển sinh các lớp đầu cấp, quy mô các bậc
học đều tăng (bậc mầm non tăng: 3 trường, 45 nhóm lớp, 800 trẻ; bậc Tiểu học
tăng: 17 lớp với 1.000 học sinh; bậc THCS tăng: 19 lớp với 1.120 học sinh).. Số
lượng học sinh giỏi cấp tỉnh, học sinh giỏi cấp quốc gia, học sinh thi đỗ đại học,
cao đẳng ln dẫn đầu tỉnh.Chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, thu chi ngoài quy
định và quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc
gia tiếp tục được quan tâm: có 02 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia:
THCS Trung Đô, Tiểu học Hưng Hòa. Về cơ sở vật chất trường học ngày càng
được đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa nhờ thực hiện phương
thức xã hội hóa, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Giảng đường, phịng
thực hành, thí nghiệm, thư viện, trang thiết bị ngày càng khang trang, góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo.
- Y tế
Cơng tác y tế có nhiều tiến bộ, việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, chất
lượng khám chữa bệnh, điều trị được nâng lên rõ rệt.
20


Hệ thống y tế thành phố đa dạng, bao gồm các cơ sở y tế nhà nước, các
bệnh viện và phịng khám tư nhân hình thành ngày càng nhiều tạo thành mạng
lưới rộng khắp. Trên địa bàn thành phố hiện có 2 bệnh viện ngành: Quân y IV và

Bệnh viện giao thơng IV với 300 giường bệnh, tuyến tỉnh có 5 bệnh viện: Bệnh
viện Đa khoa tỉnh, bệnh viện nhi, bệnh viện Đông y, bệnh viện tâm thần, bệnh
viện nội tiết và 10 trung tâm chuyên khoa. Y tế tuyến thành phố có 7 bệnh viện,
phịng khám khu vực, viện điều dưỡng với 2.055 giường bệnh; các trạm y tế cấp
phường, xã, cơ quan xí nghiệp có 40 cơ sở với 183 giường bệnh. Hiện nay, một
số bệnh viện ngoài công lập đang đầu tư, xây dựng: Bệnh viện mắt Sài Gòn,
Bệnh viện Thái An... Thành phố đang mở rộng các cơ sở y tế về cả chiều rộng
và chiều sâu nhằm đưa lĩnh vực y tế trở thành trung tâm.
Số cán bộ ngành y thuộc các bệnh viện, phòng khám đa khoa, viện điều
dưỡng, trạm y tế xã, phường, cơ quan xí nghiệp do thành phố quản lý là 1.602
người (gồm Bác sỹ, y sỹ, y tá); cán bộ ngành dược là 478 người (gồm Dược sỹ
cao cấp, dược sỹ trung cấp, dược tá). Nhìn chung, đội ngũ cán bộ y tế được bồi
dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Đáng chú ý là trong năm qua bệnh viện ung bướu Nghệ An đã ứng dụng
thành công phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, trở thành 1 trong 8
bệnh viện trong cả nước ứng dụng được kỹ thuật này. Bệnh viện cũng là nơi đầu
tiên ở Việt Nam điều trị thành công cho bệnh nhân ung thư vú bằng phương
pháp này. Cũng trong năm 2014, bệnh viện Đa khoa Thành phố ứng dụng kỹ
thuật tán sỏi niêu quản bằng Laze, góp phần giảm tình trạng quá tải cho các bệnh
viện tuyến trên.
Các chương trình y tế quốc gia, phịng chống các bệnh xã hội, giám sát
dịch tễ, phịng trừ và ứng phó dịch bệnh được chú trọng và hoạt động có hiệu
quả; cơng tác khám, chữa bệnh cho người nghèo đã được triển khai thực hiện đạt
kết quả tương đối tốt.Tổ chức kiểm tra về ATTP (xử phạt 10 cơ sở), hành nghề y
dược tư nhân (xử phạt 65 cơ sở).
- Văn hóa –thể thao
Đã chỉ đạo tuyên truyền và tổ chức tốt các hoạt động giao lưu văn hóa,
văn nghệ, TDTT, lễ hội, kỷ niệm các ngày lễ lớn như Liên hoan tiếng hát Làng
Sen, Kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014), 50 năm
thành phố Vinh đánh thắng trận đầu (5/8/1964 - 5/8/2014)...

Bên cạnh đó, thành phố đã đẩy mạnh phong trào "toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa", đến nay: tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 90%, khối xóm văn
hóa đạt 66%. Phong trào thể dục thể thao, "rèn luyện thân thể theo gương Bác
Hồ vĩ đại" thu hút được sự tham gia đơng đảo của quần chúng nhân dân; có
34,3% số người tập luyện thường xuyên; 23,2% gia đình thể thao...Đạt giải Nhất
toàn đoàn tại Đại hội TDTT tỉnh Nghệ An lần thứ 7. Tổ chức thành công Giải
đua xe đạp Phượng Hồng - Trung Đơ - Cúp truyền hình Nghệ An lần thứ V.
21


• Hạ tầng kỹ thuật
- Mạng lưới giao thông
Thành phố Vinh là đầu mối giao thông của cả tỉnh Nghệ An và vùng Bắc
Trung Bộ, có nhiều tuyến giao thơng quan trọng của tỉnh, vùng và cả nước. Nằm
trên trục đường giao thông huyết mạch Bắc – Nam về cả đường bộ - đường sắt đường thuỷ và đường hàng khơng. Nhìn chung hệ thống giao thơng của thành
phố khá hoàn chỉnh và ngày càng được đầu tư nâng cấp, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội theo hướng cơng nghiệp hố và hiện đại hố. Mạng lưới
giao thơng nội thị có 765km đường giao thơng các loại hầu hết đã rải nhựa hoặc
đổ bê tông xi măng.
+
Đường bộ: Quốc lộ 1A chạy xuyên qua trung tâm thành phố theo
hướng Bắc – Nam với chiều dài 10km đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn quốc gia
Vinh là đầu mối của các tuyến đường đi các huyện trong tỉnh, đi Lào và đông
bắc Thái Lan.
+
Đường sắt: Đường sắt xun Việt chạy qua phía tây thành phố có ga
Vinh là ga đầu mối quan trọng có nhà ga, sân ga thoáng rộng đã được nâng cấp
rất thuận lợi trong việc luân chuyển hành khách và hàng hóa đi các tỉnh trong
nước. Ga Vinh có quy mơ xây dựng khá lớn, được sắp xếp vào ga đường sắt loại
II, lưu lượng tàu về ga 9-10 chuyến/ngày, (cao điểm có 28 – 30 chuyến tàu qua

lại mỗi ngày).
+
Đường thủy: Hệ thống sơng ngịi bao quanh phia stây đơng va fphía
nam thành phố là điều kiện thuận lợi cho giao lưu với các huyện trong tỉnh.
Sơng Lam có độ sâu 2 – 4m có cảng Bến Thủy là một cảng hàng hóa lâu đời của
Bắc miền trung có khả năng cho tàu dưới 2.000 tấn ra vào thuận lợi
+
Đường không: Sân bay Vinh nằm phía Bắc thành phố, trên địa bàn
xã Nghi Liên, cách trung tâm thành phố khoảng 6km về phía Bắc. Là sân bay
hạng IV, hiện có các chuyến bay: đi Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh,
Bn Mê Thuột, Viên Chăn.
• Tình hình cấp thốt nước
- Hệ thống cấp nước: Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt của Thành phố
hiện nay bao gồm có nước máy, nước giếng khơi, giếng khoan và nước mưa
trong đó tỷ lệ số hộ dân nội thành được cấp nước máy đạt 80%.
- Hệ thống thoát nước thành phố: (giai đoạn 1) đã được đầu tư xây dựng
bằng nguồn vốn chuyển đổi nợ của Chính phủ Liên bang Đức với số vốn 104 tỷ
đồng (thực hiện năm 1998) và các nguồn vốn huy động khác, tương đối hồn
chỉnh.
Tổng cộng mương thốt nước chính đã được xây dựng là 262,8 km; 3
trạm tiêu úng phối hợp: Trạm Tây Nam, Trạm phía Nam (Cầu Đen) và Trạm
22


Vinh Tân với tổng công suất 87.000 m3/h để tiêu úng cho đô thị. Khu vực nội
thành cơ bản đã giải quyết tốt vấn đề thoát nước, tránh ngập úng.
- Mạng lưới cấp điện
Thành phố được cấp điện từ lưới điện quốc gia 220 KV theo tuyến Hồ
Bình - Thanh Hố - Vinh. Tại thành phố Vinh có trạm nguồn 220/110 KV công
suất 1 x 125 MVA và trạm trung gian 110.35.10KV công suất là 2 x 25MVA lưới

điện tương thế có 3 cấp điện áp phủ kín tồn Thành Phố : lưới 35KV dài 30,2
Km ; lưới 10KV dài 39 Km ; lưới 6 KV dài 44 Km.
Mạng lưới điện được xây dựng đồng bộ, cải tạo mở rộng đến khắp các
khu vực, tổng các tuyến đường chính đều được chiếu sáng đạt 145,5 km. Mức
tiêu thụ điện năng trung bình tồn thành phố là 167.422.244 kw/h, đạt 828,69
kw/ng/năm.
- Bưu chính, viễn thơng
Mạng lưới bưu chính - viễn thơng đang từng bước phát triển mạnh, chất
lượng thông tin được nâng cao.Hệ thống bưu chính được củng cố và hiện đại
hố đáp ứng u cầu dịch vụ thơng tin liên lạc nhanh chóng, chính xác với độ tin
cậy cao.
Hệ thống bưu chính được cải thiện, trung tâm bưu chính ở ngã 5 (trung
tâm Thành phố) rất thuận lợi và đảm bảo chuyển phát thư báo, bưu kiện kịp thời
đến khách hàng trong ngày. Năm 2007, thành Phố đã có mạng thông tin viễn
thông kỹ thuật số, 100% số xã, phường trong thành Phố có điện thoại và dịch vụ
bưu chính. Có khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng và phục vụ tốt yêu cầu phát
triển kinh tế.
2.3 Vấn đề nghiên cứu
Quản lí rác thải
“Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình Tiết kiệm sinh thái
trên địa bàn thành phố Vinh tỉnh Nghệ An”
2.3.1. Nội dung của vấn đề nghiên cứu
Một số hình ảnh về chương trình :

23


Hình2.2 : học sinh trường tiểu học Hưng Dũng tham gia vào chương trình
tiết kiệm sinh thái


Hình 2.3 : Một số hình ảnh về chương trình tiết kiệm sinh thái của
Pilippine
“Chương trình tiết kiệm sinh thái” là sáng kiến của thành phố Marikina Philippine trong quản lý chất thải và giáo dục bảo vệ môi trường. Nội dung của
24


chương trình là các học sinh thực hiện việc thu gom, phân loại rác thải có thể tái
chế ở nhà và mang đến trường. Các loại chất thải này sẽ được thu mua tập trung
tại trường, số tiền thu được từ việc bán chất thải có thể tái chế được tích lũy
thành điểm và ghi vào sổ tiết kiệm sinh thái của từng học sinh. Với số điểm tích
lũy được của mình, học sinh có thể sử dụng để đổi lấy các dụng cụ phục vụ cho
q trình học tập…


Tên của Dự án là “ Tiết kiệm sinh thái” bao hàm các ý nghĩa sau:
1. Bảo vệ hệ thống sinh thái bởi các nhận thức về chất thải với thực tiễn
mơi trường hồn chỉnh.
2. Quản lý chất thải rắn phát sinh ngay từ các hộ gia đình, tái chế sử dụng
lại chất thải.
3. Lợi ích kinh tế thu được từ việc tái chế rác thải
Với sự giúp đỡ, hướng dẫn của Hiệp hội các đô thị Việt Nam, thành phố
Vinh đã tiếp cận chương trình từ năm 2010 và đến tháng 9 năm 2011 bắt đầu
triển khai thí điểm tại các trường học thuộc phường Hưng Dũng. Trên cơ sở
những kết quả đạt được của chương trình thí điểm, UBND tỉnh Nghệ An đã có
Cơng văn số 4763/UBND-ĐTXD ngày 13/7/2012; Sở Giáo dục và Đào tạo đã
có Cơng văn số 1807/SGD&ĐT-GDTH ngày 06/9/2012; UBND Thành phố đã
có Cơng văn số 3316/UBND-TNMT ngày 14/9/2012 chỉ đạo tiếp tục thực hiện
và nhân rộng chương trình trên tồn địa bàn. Theo đó, các Trường THCS và
Tiểu học trên địa bàn thành phố Vinh sẽ thực hiện Chương trình tiết kiệm sinh
thái bắt đầu từ năm học 2012-2013.

2.3.2 Những mục tiêu cần đạt được:



Học sinh cần một môi trường và cộng đồng lành mạnh và an tồn.



Các cơ sở thu mua phế liệu (ve chai) cần được tạo cơ hội để mở rộng
phạm vi hoạt động.



Chính quyền thành phố cần nhận thấy tầm quan trọng của giảm thiểu chất
thải và thu hút người dân vào việc quản lý chất thải sinh thái, chất thải tái chế
được.
2.3.3 Nội dung các sáng kiến của chương trình



Quản lý chất thải ngay tại nguồn chương trình yêu cầu các học sinh tiểu học
và giáo viên thu gom chất thải có thể tái chế được từ các hộ gia đình đến trường
vào Ngày Sinh thái - một ngày đã ấn định trong tuần.



Rác thải mang đến sẽ được cân đo và ghi vào “Sổ Tiết kiệm sinh thái”
phát hành cho mỗi học sinh.
25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×