Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Tiểu luận xây dựng kế hoạch giáo dục sức khỏe cho người bệnh tai biến mạch máo não

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 32 trang )

BÀI TẬP VỀ NHÀ
BỘ MÔN TIM MẠCH
Lớp: CNDDCQ19
1) Nguyễn Hà Ngọc Trâm
2) Đinh Thị Huyền Trân
3) Bùi Thị Thùy Trang
4) Hoàng Lê Thùy Trang
5) Lê Thị Huyền Trang
6) Nguyễn Thị Trang
7) Nguyễn Thị Thùy Trinh
8) Văn Thị Diễm Trinh
9) Lê Thanh Trúc
10) Hồ Thanh Trung
11) Huỳnh Thị Cẩm Tú
12) Tống Hoàng Minh Tú
13) Nguyễn Ngọc Thanh Tuyền
14) Trần Thị Thanh Tuyền
15) Phạm Lê Hồng Uyên

16)
17)
18)
19)
20)
21)
22)
23)
24)
25)
26)
27)


28)
29)

Phan Phương Uyên
Phan Thị Cẩm Uyên
Bùi Ngọc Thúy Vy
Cao Triệu Vy
Lê Yến Vy
Trần Nguyễn Từ Vy
Đoàn Ngọc Thanh Xuân
Phạm Phú Xuân
Phan Thị Thanh Xuân
Trần Thị Xuân
Mông Thị Yên
Nguyễn Thị Kim Yến
Nguyễn Trần Hải Yến
Sơn Ngọc Yến

Nhóm 6

Nội dung trình bày: Xây dựng kế hoạch giáo dục sức
khỏe cho người bệnh tai biến mạch máu não.
LƯU Ý: NỘI DUNG MÀU XANH THUỘC NỘI DUNG THAM KHẢO THÊM.

Nội dung 1. Cung cấp các thông tin về bệnh


1. Định nghĩa
Tai biến mạch máu não (TBMMN) hay còn gọi là đột quỵ, là một tình trạng nguy hiểm đe dọa
tính mạng, xảy ra thường do mạch máu não bị vỡ hoặc tắc làm cho sự cung cấp máu cho não

bị ngừng trệ.

2. Yếu tố nguy cơ
-

-

Độ tuổi và giới tính (TBMMN đa số xảy ra ở người lớn tuổi (từ 55 tuổi trở lên) và tỉ lệ mắc
bệnh ở nam cao hơn so với nữ).
Chủng tộc (người da đen dễ bị TBMMN hơn so với người da vàng và người da trắng).
Các bệnh lý có thể gây TBMMN:
+ Xơ vữa động mạch não.
+ Tăng huyết áp.
+ Bệnh tim mạch.
+ Đái tháo đường.
+ Tiền sử đột quỵ và thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA).
+ Hút thuốc lá và ít hoạt động thể lực.
TBMMN khơng phải bệnh di truyền nhưng nếu trong gia đình có người bị TBMMN (do bệnh lý
tiểu đường, mỡ máu, béo phì hoặc tăng huyết áp) thì người thân của NB cũng có nguy cơ mắc
bệnh cao hơn.

3. Triệu chứng
Các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột, thậm chí khơng nặng nhưng có thể ngày càng trở
lên nghiêm trọng hơn.
-

Đột ngột đau đầu dữ dội, đặc biệt kèm theo buồn nơn, nơn hay chóng mặt.
Rối loạn thị giác
Rối loạn ngôn ngữ
Rối loạn cảm giác.

Yếu và liệt nửa người. (Có thể là liệt chi trên hoặc chi dưới hay chỉ là tê bì các chi)
Rối loạn cơ vịng: tiểu tiện khơng tự chủ hay bí tiểu tiện.
Tim mạch: thường thấy huyết áp tăng > 180/110mmHg, mạch nhanh.
Méo miệng, lác mắt, sụp mi.
Các triệu chứng trên có thể biến mất hồn tồn sau một vài giây hoặc một vài phút. Tuy
nhiên, NB cần phải thăm khám ngay với bác sĩ ngay cả khi khơng cịn triệu chứng vì đây là dấu
hiệu báo trước cơn tai biến sẽ xảy ra. Ngoài ra, kết quả chụp CT scan não và MRI não là 2 cân
lâm sàng có giá trị nhất cho biết được là nhồi máu não hay xuất huyết trong sọ.


4. Di chứng
Các di chứng thường gặp sau tai biến mạch máu não:
-

-

Liệt: tay hay chân hoặc liệt nửa người.
Khó khăn trong việc nói (nói ngọng, nói lắp hoặc khơng nói được) và nhai, nuốt ( khó cử động
cơ miệng)
Rối loạn nhận thức: là một trong những biến chứng nặng nề nhất (sa sút trí tuệ, khó khăn
trong suy nghĩ, lý luận, phán đoán chậm chạp, hay quên, hoặc thậm chí mất trí nhớ).
Rối loạn cảm xúc: NB TBMMN thường khó khăn trong việc kiểm sốt cảm xúc, dễ dẫn đến
trầm cảm.
Đau: Xuất hiện ở các bộ phận bị ảnh hưởng bởi tai biến mạch máu não.
Giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc
Mắt nhìn mờ: mờ một bên hoặc cả hai bên mắt , thị lực giảm sút. (Rối loạn thị giác sau tai
biến cũng là một biến chứng mà rất nhiều người gặp phải do vùng não bị thiếu máu ảnh
hưởng đến khả năng nhìn).
Nguy cơ tái phát với những hậu quả, chi phí cải thiện cao gấp nhiều lần so với lần đầu bị tai
biến.


(Hình ảnh minh họa)


Nội dung 2: Cung cấp thông tin về thuốc sử dụng:
A. CUNG CẤP KIẾN THỨC CHUNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG THUỐC CHO NB
- Dặn dò NB sử dụng thuốc theo toa của Bác sĩ, không tự ý dừng hoặc mua thuốc bên ngoài.
- Khuyên NB tuân thủ thời gian dùng thuốc.
- NB Không tự ý giảm liều, hoặc ngưng thuốc khi chưa có chỉ định của Bác sĩ.
- Hướng dẫn NB biết được các tác dụng chính, cách dùng và liều dùng, tác dụng phụ của
thuốc.
- Chỉ dẫn NB chú ý, phát hiện những bất thường khi sử dụng thuốc.

B. CUNG CẤP THÔNG TIN CỤ THỂ VỀ THUỐC: Tác dụng chính, tác dụng
phụ, cách dùng và liều lượng.
Giáo dục cho NB tùy theo từng loại thuốc được chỉ định từ BS, sau đây là một số thuốc được
sử dụng trong điều trị tai biến mạch máu não.

(ĐIỀU TRỊ THEO THỂ ĐỘT QUỴ)

Phần 1. Xuất huyết trong sọ
1. Thuốc cầm máu: Transamin
1.1 Tác dụng chính:
Thuốc ức chế sự giáng hóa tự nhiên của fibrin, làm ổn định cục máu đơng
từ đó giúp phòng ngừa và điều trị chảy máu kết hợp với tiêu fibrin quá
mức.
1.2 Cách dùng và liều lượng:
- Liều dùng: Đối với người lớn, liều dùng thông thường cho đường uống là
750 – 2.000mg acid tranexamic/ngày, chia làm 3 – 4 lần, tương đương 2 –
4 viên nén Transamin 500mg/ngày. Liều có thể được điều chỉnh tùy thuộc

vào tuổi và triệu chứng.
Lưu ý khi dùng thuốc:
+Trong trường hợp quên dùng thuốc, NB nên dùng ngay khi nhớ ra (nếu đã gần đến thời
điểm dùng liều tiếp theo, NB nên bỏ hẳn liều cũ). Không gấp đôi liều để bù lại.
+ Không được tự ý ngưng thuốc hoặc kéo dài thời gian uống thuốc khi chưa được bác sĩ cho
phép.
+ Bảo quản ở nhiệt độ phòng từ 15-30°C, tránh ánh sáng và độ ẩm. Khơng lưu trữ trong
phịng tắm.


+ Để thuốc xa tầm tay trẻ em và vật ni.
1.3 Tác dụng phụ:
- Tiêu hóa: Buồn nơn, nơn, tiêu chảy.
- Tim mạch: Hạ huyết áp, huyết khối tắc mạch (huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân, nghẽn mạch
phổi, huyết khối ở mạc treo ruột, động mạch chủ, tắc động mạch võng mạc, huyết khối ở
động mạch trong sọ).
- Thần kinh trung ương: Thiếu máu cục bộ và nhồi máu não (khi dùng điều trị chảy máu dưới
màng nhện), đau đầu, tràn dịch não, chóng mặt.
- Huyết học: Giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, thời gian
chảy máu bất thường.
- Thị giác: Bất thường về thị giác kiểu loạn màu sắc, giảm
thị giác, bệnh võng mạc tĩnh mạch trung tâm.
- Tiết niệu: Hoại tử vỏ thận cấp ở người bị bệnh ưa chảy
máu A. Suy thận kết hợp với hoại tử vỏ thận cấp hiếm
gặp.

2. Thuốc co mạch: Nimotop (Nimodipine)
2.1 Tác dụng chính:
Nimodipine được sử dụng để điều trị các triệu chứng
do vỡ mạch máu trong não (xuất huyết dưới nhện).

Nó hoạt động bằng cách tăng lưu lượng máu đến các
mô não bị thương.
2.2 Cách dùng và liều lượng:
- Cách dùng: Thuốc nên được nuốt nguyên viên với
một ít nước, không phụ thuộc vào bữa ăn. Tránh
uống cùng nước bưởi. Khoảng cách giữa các liều kế
tiếp không được quá 4 ngày
- Liều lượng: Nimotop tab: Quy trình được khuyến nghị dùng Nimotop dạng dung dịch tiêm
truyền trong 5-14 ngày, được tiếp theo bằng liều hằng ngày 6x2 viên Nimotop dạng bao phim
(6x60mg nimodipine).
- Thời gian sử dụng:
+ Dùng dự phòng: Sau khi kết thúc điều trị bằng truyền dịch, nên tiếp tục uống Nimotop viên
với liều 6x60mg Nimotop/ngày với khoảng cách mỗi 4 giờ và uống thêm 7 ngày nữa


+ Dùng trị liệu: Sau khi truyền tĩnh mạch, nên dùng đường uống 6x60mg Nimatop/ngày với
khoảng cách mỗi 4 giờ và uống thêm 7 ngày nữa.

Lưu ý khi dùng thuốc:
+ Cần phải theo dõi huyết áp trong khi điều trị bằng thuốc này.
+ NB xuất hiện các phản ứng có hại, nên giảm liều dùng hoặc ngưng điều trị.
+ Chóng mặt, chống váng hoặc ngất xỉu cũng có thể xảy ra khi sử dụng thuốc. Nói cho NB và
người nhà NB biết phản ứng của loại thuốc này. Tránh trường hợp NB khi lái xe, sử dụng máy
móc hoặc làm bất cứ điều gì khác có thể gây nguy hiểm.
+ Đối với NB suy gan, phụ thuộc vào huyết áp nên giảm liều dùng hoặc cân nhắc ngưng điều
trị với Nimodipine.
+ Người mẹ không nên dùng Nimodipine khi cho con bú.
+ Không tự ý sử dụng loại thuốc khác khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Tránh các tương tác
thuốc không mong muốn.


2.3 Tác dụng phụ:
- Máu và hệ bạch huyết: giảm tiểu cầu.
- Hệ miễn dịch: phản ứng dị ứng, phát ban đỏ
- Hệ thần kinh: đau đầu, chóng mặt
- Tim: tim đập nhanh, hiếm gặp nhịp tim chậm
- Mạch máu: giảm huyết áp, giản mạch
- Hệ tiêu hóa: buồn nơn, hiếm gặp tắc ruột
- Gan – mật: hiếm gặp tăng men gan thoáng qua.

Phần 2. Nhồi máu não
1. Thuốc làm tiêu cục máu đông: tPA
1.1 Tác dụng chính:


Thuốc có vai trị làm tan huyết khối (cục máu đơng làm tắc dịng chảy lịng mạch máu não và
gây ra đột quỵ não).

1.2 Cách dùng và liều lượng:
- Cách dùng: Nếu dùng thuốc trong vòng 3 – 4 giờ (thời gian vàng) sau khi tai biến khởi phát
thì người bệnh có thể cải thiện được 50% biến chứng, phần cịn lại phụ thuộc vào q trình
phục hồi sau tai biến.
- Liều dùng: Theo khuyến cáo, thuốc tiêu sợi huyết Alteplase (Actylyse lọ 50mg/50ml) được
dung với liều 0.9mg/kg (liều tối đa 90mg), Trong đó 10% tiêm liền vào tĩnh mạch trong 1 phút.
90% còn lại được truyền tĩnh mạch liên tục trong 1 giờ.
1.3 Tác dụng phụ:
- Triệu chứng đau đầu, buồn nôn/nôn, ý thức xấu
đi. Chụp cắt lớp vi tính có hình ảnh chảy máu não.
Tỉ lệ xuất huyết não chiếm 6.4% (cứ 16 ca có 1
trường hợp)
- Chảy máu ngoại sọ: Xuất huyết trong mắt, chảy

máu dạ dày, chảy máu chân răng...
- Một số phản ứng quá mẫn khác: Phát ban, mày
đay, co thắt phế quản, phù mạch, hạ huyết áp...

2. Thuốc chống kết tập tiểu cầu: Aspirin
2.1 Tác dục chính:
Có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm, đặc biệt chống kết tập
tiểu cầu. Khi dùng liều thấp phịng ngừa đau tim và hình thành cục
nghẽn trong mạch máu khơng cho tiểu cầu dính lại với nhau hiệu
quả ngăn ngừa máu đông - yếu tố gây nên tai biến mạch máu não.

2.2 Cách dùng và liều dùng:
- Dùng liều thấp ngày uống 3 lần mỗi lần 0.5g có thể dùng hằng ngày hoặc cách ngày.


- Dặn NB uống nguyên viên sau ăn, không được nhai hay nghiền ra.
Lưu ý khi dùng thuốc:
+ Dặn dò NB Không nên nằm ngay sau khi uống (đợi khoảng 10 phút).
+ NB không tự ý ngừng thuốc khi cảm thấy khỏe và chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
+ Dặn NB thơng báo ngay khi có dấu hiệu chảy máu.
+ Khuyến cáo NB không nên dùng thuốc với liều lượng 20g mỗi lần uống. (có thể gây tử vong)
+ Trẻ em dưới 12 tuổi không nên dùng Aspirin, bị cho là có thể gây ra hội chứng Reye, nếu
khơng có toa bác sĩ.
2.3 Tác dụng phụ:
- Tác dụng trên hệ dạ dày ruột: Hủy tế báo biểu mô của hệ tiêu hóa gây thủng ổ loét, ức chế
COX làm giảm tổng hợp PG, tạo điều kiện cho HCl và pepsin của dịch vị gây tổn thương cho
niêm mạc khi hàng rào bảo vệ bị suy yếu.
- Tác dụng lên hệ tiết niệu: Gây nên các rối loạn chức năng tiểu cầu thận, viêm thận mô kẽ,
hoại tử nhú thận, suy thận cấp và tăng kali máu.
- Trên hệ huyết học: Hội chứng xuất huyết, làm kéo dài thời gian chảy máu, có thể gây ra hiện

tượng xuất huyết dưới da do ức chế ngưng kết tiểu cầu.
- Với thai phụ: Dễ gây quái thai ở 3 tháng đầu, ở 3
tháng cuối có thể làm tăng thời gian mang thai vì
ức chế PGE, PGF (là chất gây tăng co bóp tử
cung), đồng thời có thể ảnh hưởng chức phận của
thai nhất là tuần hồn và hơ hấp.
- Dùng lâu có thể gây “hội chứng salicylê”
(salicylisme): buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, nhức
đầu, lú lẫn.

3. Thuốc chống đông: Heparin trong giai
đoạn cấp, dự phịng bằng Warfarin, Lovenox.
3.1 HEPARIN
3.1.1. Tác dụng chính:
- Heparin là chất chống đơng máu có tính acid mạnh. Thuốc có
tác dụng chống đơng máu cả trong và ngồi cơ thể thông qua
tác dụng lên antithrombin III.
- Ngừa tai biến thuyên tắc huyết khối.
3.1.2. Cách dùng và liều lượng:


- Tiêm dưới da hoặc truyền vào tĩnh mạch.
3.1.3 Tác dụng phụ:
Các tác dụng phụ phổ biến của heparin có thể bao gồm:
- Phản ứng dị ứng.
- Xét nghiệm chức năng gan bất thường.
- Heparin có thể khiến NB dễ chảy máu hơn, có thể nghiêm
trọng hoặc đe dọa tính mạng. NB cũng có thể bị chảy máu bên
trong cơ thể với các triệu chứng:
+ Ẩm hoặc đổi màu da.

+ Đau ngực, nhịp tim khơng đều.
+ Khó thở, chóng mặt, lo lắng, đổ mồ hơi.
+ Chảy máu hoặc bầm tím bất thường.
+ Đau dữ dội hoặc sưng ở dạ dày, lưng dưới hoặc háng.
+ Da sẫm màu hoặc xanh lam trên bàn tay hoặc bàn chân.
+ Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn.
+ Mệt mỏi bất thường.
+ Bất kỳ chảy máu nào sẽ khơng ngừng.
+ Chảy máu mũi, có máu trong nước tiểu hoặc phân, phân có màu đen hoặc hắc ín, ho ra
máu hoặc chất nôn trông giống như bã cà phê.
3.2 WARFARIN
3.2.1. Tác dụng chính:
- Warfarin là một chất chống đơng máu (làm lỗng máu). Warfarin làm giảm sự hình thành
các cục máu đơng.
- Warfarin được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa
máu đông trong tĩnh mạch hoặc động mạch, có thể
giảm nguy cơ đột quỵ , đau tim hoặc các tình trạng
nghiêm trọng khác.

cục
làm

3.2.2. Cách dùng và liều lượng:
- Dạng thuốc uống.
- Liều lượng và cách sử dụng Warfarin tùy theo tình
trạng
từng NB.
- Khơng dùng warfarin nếu NB không thể uống thuốc đúng giờ mỗi ngày.
- Uống warfarin vào cùng một thời điểm mỗi ngày, cùng với thức ăn hoặc không. Không bao
giờ dùng liều gấp đôi.

Lưu ý: Không dùng warfarin khi đang mang thai, trừ khi bác sĩ yêu cầu.


- Thực phẩm chứa nhiều vitamin K (gan, lá rau xanh hoặc dầu thực vật) có thể làm cho
warfarin kém hiệu quả hơn → Hạn chế sử dụng trong chế độ ăn.
- Dặn NB tránh sử dụng các sản phẩm nước trái cây như
nước ép bưởi, nước ép nam việt quất, nước ép trái nhàu
và nước ép lựu có thể tương tác với warfarin và dẫn đến
các tác dụng phụ khơng mong muốn.
- Dặn dị NB tránh uống rượu.
3.2.3. Tác dụng phụ:
- Chảy máu là tác dụng phụ phổ biến nhất của warfarin.
- Các tác dụng phụ khác:
+ Đau đầu đột ngột, cảm thấy rất yếu hoặc chóng mặt.
+ Sưng, đau, bầm tím bất thường.
+ Chảy máu nướu răng, chảy máu cam.
+ Cchảy máu từ vết thương hoặc kim tiêm không ngừng chảy.
+ Kinh nguyệt ra nhiều hoặc chảy máu âm đạo bất thường.
+ Tiểu ra máu, phân có máu hoặc hắc ín.
+ Ho ra máu hoặc chất nơn trơng giống như bã cà phê.
3.3 LOVENOX
3.3.1. Tác dụng chính:
- Lovenox (enoxaparin) là một chất chống đông máu
được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa một loại cục
máu đông được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) ,
có thể dẫn đến cục máu đông trong phổi (thuyên tắc
phổi) . DVT có thể xảy ra sau một số loại phẫu thuật hoặc
ở những người nằm liệt giường do bệnh kéo dài.
- Lovenox cũng được sử dụng để ngăn ngừa các biến
chứng mạch máu ở những người bị một số loại đau thắt

ngực (đau ngực) hoặc đau tim.
3.3.2. Cách dùng và liều lượng:
- Tiêm dưới da hoặc truyền vào tĩnh mạch


- Lovenox thường được tiêm mỗi ngày cho đến khi tình trạng chảy máu của NB được cải
thiện.
- Mỗi ống tiêm nạp sẵn dùng một lần chỉ dành cho một lần sử dụng. Vứt bỏ sau một lần sử
dụng (ngay cả khi vẫn còn thuốc bên trong).
3.3.3. Tác dụng phụ:
+ Buồn nôn, tiêu chảy.
+ Thiếu máu.
+ Sự hoang mang.
+ Đau, bầm tím, đỏ hoặc kích ứng nơi tiêm thuốc.
- Dị ứng với Lovenox: phát ban, ngứa hoặc rát da, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.
- Các tác dụng phụ không mong muốn khác:
+ Chảy máu bất thường, hoặc chảy máu khơng
ngừng.
+ Dễ bị bầm tím, có đốm đỏ hoặc tím dưới da của
bạn.
+ Chảy máu cam, chảy máu nướu răng.
+ Chảy máu âm đạo bất thường, có máu trong
nước tiểu hoặc phân.
+ Ho ra máu hoặc chất nôn trông giống như bã cà
phê.
+ Dấu hiệu chảy máu trong não - suy nhược đột
ngột (đặc biệt là ở một bên của cơ thể), đau đầu dữ
dội đột ngột, các vấn đề về giọng nói hoặc thị lực.
+ Lượng hồng cầu thấp (thiếu máu) - da xanh xao,
mệt mỏi bất thường, cảm thấy chống váng hoặc

khó thở, tay và chân lạnh.

Nội dung 3: Cung cấp thông tin Dinh dưỡng hợp lý.
1. Nguyên tắc dinh dưỡng
-

Thức ăn phải dễ tiêu hóa, hấp thu và ở dạng mềm, lỏng như súp, cháo, sữa. Cần phân bố đều
3 - 4 bữa/ngày, không nên ăn quá no.
Khẩu phần ăn cần giảm muối và nước do người bệnh không bài tiết được nhiều muối và nước
vì bị tụ máu ở tĩnh mạch gây phù, chức năng thận kém.


-

-

Nếu người bệnh suy tim thì lượng nước đưa vào cơ thể phải phụ thuộc vào lượng nước tiểu
bài tiết trong 24 giờ. Hạn chế ăn muối ở mức 4 - 5g/ngày để giảm phù, giúp thận bài tiết các
chất đào thải của chuyển hóa đạm, chất béo, tinh bột, đường.
Nguồn năng lượng nên lấy từ rau củ, khoai đậu đỗ, cơm, mỳ, bún, miến…

2. Những thực phẩm NB nên ăn:
2.1

Chế độ dinh dưỡng cho NB tai biến mạch máu não
a. Về các chất
 Nhu cầu năng lượng:
- Trung bình mỗi ngày cần cung cấp khoảng 1200-1500 kcal cho người có cân nặng trung bình
50-55kg. Đối với người bệnh nằm tại giường, khơng đi lại được thì chỉ cần cung cấp khoảng 25
kcal/kg cân nặng/ngày.

- Năng lượng trong khẩu phần nên giảm bớt để tránh tăng cân, giảm nhẹ hoạt động cho bộ
máy tiêu hóa và tuần hồn.

 Nhu cầu về đạm (protein):
Đạm là chất quan trọng nhất cho sự phục hồi và cải thiện sức khỏe, cung cấp đủ chất lượng
và số lượng giúp giảm các tình trạng viêm nhiễm, teo cơ, suy giảm miễn dịch…
- Cần đảm bảo chất đạm 1g/kg cân nặng/ngày.
- Nên chọn nguồn cung cấp đạm chất lượng cao, ít chất béo bão hịa và nhiều đạm thực vật
(đậu đỗ, đậu tương, đậu phụ) và đạm động vật (cá biển, cá đồng, sữa, thịt nạc...).
- Nếu NB có kèm theo suy thận, cần giảm lượng đạm từ 0,4 - 0,6g/kg cân nặng/ngày và tham
khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng để điều chỉnh lượng đạm cho phù hợp.
 Nhu cầu về chất béo:
Các axit béo trong dầu thực vật làm giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể, hạn chế xơ vữa và
giảm nguy cơ tái phát tai biến.
- Nên giữ ở mức 25 - 30g chất béo/ngày, trong đó 1/3 là chất béo động vật và 2/3 là chất béo
thực vật như vừng, lạc.
- Ngoài ra, các loại axit béo trong dầu thực vật có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt
là do cục máu đơng trong lịng mạch máu não.
 Nhu cầu về vitamin và chất khoáng:
Vitamin và khoáng chất giúp chuyển hóa các chất đa lượng, kích thích các hoạt động trao đổi
chất trong cơ thể, bảo vệ cơ thể.
- Có trong các loại hoa quả chín, rau củ, sữa. Đặc biệt là kali có nhiều trong quả chuối, có tác
dụng lợi tiểu, giảm huyết áp và chống lại tình trạng toan của cơ thể.
- Vitamin C, E có vai trị chống oxy hóa.
- Canxi làm ổn định huyết áp, điều hòa nhịp tim, sắt và acid folic để tạo máu.
- Selen chống oxi hóa.


-


Ngoài ra, tăng cường cung cấp đủ chất xơ tạo phân giảm táo bón nếu giảm nhu động ruột và
probiotic duy trì cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột do dùng thuốc kéo dài.

 Cung cấp axit folic :
Giúp chống xơ vữa động mạch, giảm huyết áp và giảm cholesterol trong máu
Axit folic có trong các loại quả có vị chua, rau lá xanh, các loại đậu, gạo, mỳ và các sản phẩm
từ ngũ cốc. Gan cũng chứa nhiều axit này.

b. Về
thực
phẩm
 Các loại cá: có hàm lượng các loại acid béo omega-3 cao, cholesterol tốt, rất tốt cho tim
mạch, hạn chế hình thành mảng bám trong lịng mạch.
- Các loại cá (cá trích, cá hồi, cá mịi, cá ngừ) chứa acid béo không no cực tốt cho cơ thể giúp cơ
thể phục hồi, ít gây ra các biến chứng.
- Ngoài ra, ăn cá giúp triệt tiêu xơ vữa trong thành mạch máu - là tác nhân gây tai biến

 Rau xanh, trái cây tươi:
- Trái cây dễ ăn, hấp thụ tốt cho người bị tai biến. Có thể gọt cho người bệnh ăn trực tiếp hoặc
ép thành nước, sinh tố.
- Một số loại trái cây tốt cho người bị tai biến: dâu tây, quýt, việt quất có chứa nhiều chất
chống oxi hóa.
 Thành phần trong táo làm giảm cholesterol, tiêu mỡ.
 Mâm xôi triệt các gốc tự do, chống oxi hóa.
 Cam và quả kiwi có chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa khác rất tốt cho những
người cao huyết áp, làm giảm sự xâm hại của các gốc tự do đối với huyết quản, hàm lượng
kali phong phú trong nước cam cũng giúp bổ trợ cho việc hạ huyết áp.


 Các loại rau củ nhiều chất xơ: giúp kiểm soát lượng đường trong máu, thúc đẩy và ngăn ngừa

bệnh tiêu hóa và giúp kiểm sốt cân nặng, làm giảm các yếu tố nguy cơ của tái phát đột quỵ.
- Các loại rau xanh, đặc biệt là rau xanh lá đậm có hàm lượng acid folic rất cao.
- Các loại rau cải rất tốt trong việc nâng cao các phản ứng sinh hóa để phục hồi chức năng não.
- Một số loại rau củ như : bắp cải, cải bó xôi, cải củ, cải cúc, súp lơ, rau muống, cà rốt.
- Các nguồn tốt nhất chứa chất xơ là các loại trái cây tươi hoặc nấu chín và rau quả, các sản
phẩm ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu (ví dụ: đậu khơ, đậu lăng, đậu Hà Lan,…).

 Một số loại sữa:
- Sữa ít béo: có tác dụng bổ sung canxi, giảm thiểu cholesterol xấu, giúp hạ huyết áp hiệu quả,
hỗ trợ phòng ngừa tai biến.
- Sữa bò hữu cơ có chứa nhiều Kali, rất hữu ích trong việc
chống lại bệnh huyết áp cao, từ đó cải thiện tình trạng tai
biến.
- Sữa gạo: sữa gạo chứa nhiều Carbohydrate, giúp làm giảm
lượng cholesterol xấu trong máu nên rất tốt cho sức khỏe
của người tai biến.
- Sữa chua có tác dụng hỗ trợ giảm cân hiệu quả, phù hợp
với người thừa cân, béo phì kèm theo tai biến mạch máu
não.

 Thực phẩm bảo vệ sức khỏe thành phần là nattokinase- enzym có nguồn gốc từ đậu tương
lên men theo phương pháp làm natto:
 Nattokinase sẽ tăng cường lưu thông máu,
giúp cải thiện di chứng tai biến mạch máu não
rất hiệu quả. Enzym này còn giúp làm giảm độ
nhớt máu và độ dính của hồng cầu, từ đó hỗ
trợ ổn định huyết áp hiệu quả.
 Đặc biệt, sản phẩm có thành phần hoàn toàn
từ tự nhiên nên cho hiệu quả bền vững, an
tồn, khơng gây tác dụng phụ khi dùng dài lâu.


2.2

Chế độ dinh dưỡng cho NB sau tai biến mạch máu não
 Ưu tiên ăn các loại cá như: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá nước ngọt,...
 Ăn giảm muối và nước.
 Nên ăn 25-30g chất béo/ngày, trong đó 1/3 là chất béo động vật và 2/3 là chất béo thực vật
như vừng, lạc.


 Lượng đạm (protein) cần giữ ở mức 0,8g/kg cân nặng/ngày. Nên chọn thực phẩm ít
cholesterol và nhiều đạm thực vật (đậu đỗ, đậu tương, đậu phụ) và đạm động vật (cá biển, cá
đồng, sữa, thịt nạc...).
 Các loại vitamin và chất khống có trong các loại hoa quả chín, rau củ, sữa cần được cung
cấp thường xuyên. Một số loại rau xanh, trái cây như: rau cải xanh, súp lơ, cà rốt, quả mâm
xôi, táo, họ nhà cam,...
 Một số loại sữa: sữa ít béo, sữa bị hữu cơ, sữa gạo, sữa đậu nành không đường, sữa chua…
 Thức ăn cho những người bị tai biến thường phải lỏng và những bữa ăn trong ngày nên được
chia nhỏ ra thành nhiều lần.

3. Những thực phẩm mà NB tai biến mạch máu não không nên ăn
3.1 Hạn chế sử dụng muối: ví dụ những món như cá khơ, mắm ruốc, các món
kho mặn, dưa muối, thịt hun khói, xúc xích, thực phẩm đã chế biến đóng hộp,
.......................................................................................................................................................

3.2 Thực phẩm chứa nhiều vitamin K: thường được tìm thấy nhiều trong gan
và lòng đỏ trứng gà, mùi tây, măng tây, dầu oliu, dâu tây, kiwi không tốt cho người
đột quỵ.
 Không bỏ hồn tồn, chỉ hạn chế vì vitamin K hỗ trợ đông máu nên dùng nhiều
sẽ không tốt cho người bệnh TBMMN.


3.3 Lipid động vật: làm tăng khả năng gây ra tình trạng tai biến mạch máu
não, gây ảnh hưởng tới q trình điều trị.
 Các món chiên, xào nhiều dầu, da gà, ba rọi, tóp mỡ, sữa đặc có đường, bơ,
nội tạng động vật,
..........

3.4 Hạn chế ăn thịt đỏ như thịt bị, cừu,…vì chứa hàm lượng cao chất béo bão hòa làm tăng
nguy cơ đột quỵ và bệnh tim, gây tắc nghẽn động mạch do tích tụ các mảng xơ vữa.


3.5 Thực phẩm có nhiều đường: việc thu nạp dư thừa đường cùng với tăng huyết áp, béo
phì, tiểu đường type 2 và rối loạn lipid máu là những yếu tố nguy cơ cao gây tái phát đột quỵ
 Như bánh ngọt, nước soda, nước ép trái cây, kẹo…

3.6 Rượu bia, chất kích thích: hạn chế dùng các loại thực phẩm lên men (chao, cơm
rượu,nem chua,...), gây kích thích như gia vị cay nóng, cà phê, trà, nước tăng lực,…


Nội dung 4: Cung cấp thông tin vận động, phục hồi chức
năng, nghỉ ngơi, vệ sinh.
1. Vận động và nghỉ ngơi:
-









Hoạt động hàng ngày (như ăn uống, chải đầu, đánh răng, tắm giặt, thay quần áo, đi vệ sinh...)
có thể khơng tự làm một mình =>NB có thể cần trợ giúp bằng dụng cụ hoặc sự giúp đỡ của
người nhà người bệnh (NNNB).
NNNB nên thường xuyên xoa bóp các bắp cơ, khớp tay, khớp chân để giúp NB được lưu
thông máu, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp và teo cơ.
Trong trường hợp bệnh nặng:
NB chưa tự vận động được, NNNB phải giúp họ thay đổi tư thế mỗi 2 giờ 1 lần, đồng thời cần
xoa phấn rôm vào lưng, mông và các vị trí bị tì đè khác.
Khi cho ăn uống, nên kê gối sau lưng bệnh nhân để giữ họ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi.
Đối với trường hợp nhẹ hơn:
Tùy mức độ di chứng liệt, cần đề ra một kế hoạch cụ thể cho NB tập luyện hằng ngày.
Cố gắng để cho họ tự tập ở mức tối đa, NNNB chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi NB khơng thể tự
làm được. Q trình tập luyện địi hỏi sự kiên trì của cả NB và người hướng dẫn. Nên duy trì
việc này cả khi các di chứng đã được phục hồi.
Nếu NB đi được nhưng còn yếu: có thể sử dụng thêm gậy để hỗ trợ.

Một số bài tập luyện trong chế độ chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não:
-

-

-

-

Tập chuyển trọng lượng lần lượt sang hai chân: bệnh nhân đứng tựa nhẹ vào mép bàn, có thể
cần sự giúp đỡ của người thân, đặt hai bàn chân cách nhau khoảng 15– 20 cm, ngang bằng
nhau, sau đó dồn trọng lượng cơ thể lên hai chân. Chuyển trọng lượng lần lượt từ chân này
sang chân kia, giữ vài giây ở mỗi chân rồi lặp lại như vậy.

Tập đứng, dồn trọng lượng lần lượt lên hai chân: Áp dụng cho bệnh nhân có thể đứng thẳng.
Hai bàn chân vẫn cách nhau khoảng 15 – 20 cm, trọng lượng chia đều hai bên chân, hai tay
xuôi theo thân. Tiếp theo, bệnh nhân hãy trụ bằng chân trái và nhấc chân phải lên khỏi sàn
nhà, rồi đổi bên.
Tập đứng thăng bằng: Bệnh nhân tư thế đứng thẳng, dồn trọng lực đều hai chân, sau đó quay
đầu nhìn ra sau vai, ngửa đầu, cúi đầu, nghiêng người, đưa hai tay lên qua đầu, đưa hai tay
sang phải rồi sang trái.
Tập đi bộ: Khi đã đứng vững, bệnh nhân tai biến mạch máu não cần tập đi bộ ít nhất 15 phút
mỗi ngày.

2.Phục hồi chức năng:


NB có thể phục hồi gần như hồn tồn các chức năng sau TBMMN nếu hoạt động phục hồi
được tiến hành kịp thời.
- NB cần được phục hồi chức năng càng sớm càng tốt, khả năng phục hồi tốt nhất là trong 3
tháng đầu sau đột quỵ.
- Phục hồi chức năng chia làm 2 giai đoạn:
 - Phục hồi khi cơ thể chưa cử động được.
 - Phục hồi khi NB rời khỏi giường.
-

GIAI ĐOẠN 1: BÀI TẬP GIAI ĐOẠN PHỤC HỒI KHI CƠ THỂ CHƯA CỬ ĐỘNG ĐƯỢC:

A. Tập tư thế nằm

-

GIẢI THÍCH: Tư thế nằm ngửa.
Kê gối đầu đến vai.

Cuộn chân kê hông bên liệt.
Cuộn chân nâng chân bên liệt.

Tập tư thế nằm nghiêng bên liệt:

GIẢI THÍCH
-

Gập vai, cánh tay duỗi vng góc .
Kê gối đầu đến khớp vai .


-

Chặn gối mềm dọc sau lưng .
Trục cơ thể thẳng.
Chân lành gập vng góc, kê gối nâng chân.
Chân liệt duỗi thẳng.

Tư thế nằm nghiêng bên lành :

-

GIẢI THÍCH:
Gập vai, cánh tay lành thả lỏng tự nhiên .
Chặn gối mềm sau lưng .
Ôm gối mềm làm điểm tựa đỡ cánh tay liệt.
Kê gối mềm nâng toàn bộ chân liệt .
Chân lành duỗi tự nhiên.


Lưu ý: NB cần nằm đúng tư thế để giảm bớt sự co cứng và đề phòng khớp biến dạng . Đồng
thời lăn trở mình để tránh ê mỏi.
 Lăn sang bên lành : bên liệt ở phía trên .
 Lăn sang bên liệt : bên liệt ở phía dưới.


B. Tập sinh hoạt hàng ngày cho người bệnh:
Thay quần áo
Mặc áo/ quần theo thứ tự : bên liệt trước , bên lành sau .
Mặc quần áo
Cởi áo/ quần theo thứ tự: bên lành trước , bên liệt sau.
Cày khuy, buộc dây giày
Để đơn giản thao tác thì có thể thay khuy/ dây
bằng miếng dán.

Di chuyển từ giường sang ghế / xe lăn và ngược lại


-

Di chuyển người bị liệt ngồi ở mép giường. Xe lăn để xát bên liệt .
Dìu người bệnh đứng dựa sát vào người thân.
Dìu người bệnh xoay người và hạ xuống xe lăn.

C. Tập đứng dậy:
Dùng nạn để đứng dậy
-

Bước 1: Người thân cho tập đứng vững trên thanh song song.
Bước 2: ngồi đặt hai chân đều nhau .

Bước 3: Vịn tay vào nạng và đặt lực đứng cân đều trên hai chân.

Trường hợp

khơngNB
tự đứng dậy

NNNB cần có các động tác hỗ trợ
-

Bước 1 NB vòng tay bám lên cổ NNNB .
Bước 2: Tay NNNB đặt ngang thắt lưng NB .
Bước 3: Tì gối để giữ gối NB duỗi và dìu đứng dậy.
Bước 4: Giữ thắt lưng từ phía sau để NB tập bước đi.


B1

B2

B3

B4

Lưu ý: Để NB đứng dậy dồn trọng lượng đều vào cả hai chân, tránh tình trạng NB muốn đứng
lên bằng chân lành.

D. Tập đứng thăng bằng
-


Bước 1: NB đứng thẳng, dạng ngang hai tay.
Bước 2: Cúi gập người sang hai bên. Mỗi bên 10 lần .
Bước 3: Thường xuyên tập đi trong thanh song song .

E. Tập luyện các động tác :
Nâng hông
NB tự nâng hông.
Đếm từ 1 đến 20 rồi hạ xuống.
Thực hiện 10 lần.

Đưa hai tên lên phía đầu
Tay lành đan/ giữ tay liệt . Nâng cả hai tay đến ngang tai.
Hạ tay về vị trí cũ .


Thực hiện 10 lần.

GIAI ĐOẠN 2: BÀI TẬP GIAI ĐOẠN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG KHI NGƯỜI BỆNH ĐÃ RỜI
KHỎI GIƯỜNG:
Khi NB bắt đầu cử động được trở lại thí cần tập thêm các bài phục hồi cơ để tăng trương lực
cơ.

A. Ức chế lực cơ tay:
-

NB ngồi.
Tay duỗi thẳng.
Bàn tay và ngón tay mở xịe đặt trên mặt giường.
Chống tay sát thân và cố gắng nâng người.
Thực hiện 10 lần.


B. Ức chế lực cơ chân:
-

Ngồi gối chân liệt vng góc, bàn chân liệt đặt sát trên nền nhà.
Bắt chéo chân lành sang chân liệt, cẳng bên chân lành tỳ đầu gối bên chân liệt xuống.


-

Nếu NB khơng tự làm được thì NN cần hỗ trợ: dùng tay của mình để tỳ ấn gối bên liệt của NB
xuống.
Giữ trong vòng 5-10 phút.

C. Tập gấp háng:
-

NB ngồi thẳng, khớp gối vng góc.

-

Tay của người nhà nắm lấy gối bên liệt và nhấc lên.

D. Tập duỗi gối giúp đứng vững:
-

NB ngồi sâu vào ghế, cẳng chân duỗi thẳng, gối duỗi.
Một tay người nhà tỳ vào cổ chân chống lại cử động của NB.



E. Tập các cơ ở tay:
-

Tập cơ ở vai, khuỷu tay và bàn tay.
Giơ 2 tay lên quá đầu rồi hạ xuống, thực hiện 20 lần.
Nếu lúc đầu không làm được ở tư thế ngồi hoặc đứng, có thể thực hiện bài tập này ở tư thế
nằm ngửa. Hai tay cầm gậy vào gần rồi ra xa khỏi người, làm 20 lần.

F. Tập vai bên liệt:
-

Để NB nằm ngửa
Một tay giữ vai bên liệt.
Tay kia cầm cẳng tay đưa lên phía đầu.
Đưa lên càng cao càng tốt, khi nào NB đau thì dừng lại.
Giữ 30 giây rồi đưa tay trở về vị trí ban đầu.

G. Tập kéo giãn cổ tay bên liệt:
NB nằm ngửa, cánh tay gập lên phía vai 900.


×