Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa cấp i chăm sóc dẫn lưu kerh sau phẫu thuật sỏi ống mật chủ tại khoa ngoại tổng hợp bvđk tỉnh phú thọ 6 tháng đầu năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.87 KB, 37 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

LƯƠNG BÌNH NGUYÊN

CHĂM SÓC DẪN LƯU KERH SAU PHẪU THUẬT
SỎI ỐNG MẬT CHỦ TẠI KHOA NGOẠI TỔNG HỢP BVĐK
TỈNH PHÚ THỌ- 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2019

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

LƯƠNG BÌNH NGUYÊN

CHĂM SÓC DẪN LƯU KERH SAU PHẪU THUẬT
SỎI ỐNG MẬT CHỦ TẠI KHOA NGOẠI TỔNG HỢP BVĐK
TỈNH PHÚ THỌ - 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2019
Chuyênngành : Ngoại người lớn
BÁO CAÓ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TS VŨ VĂN ĐẨU

NAM ĐỊNH - 2019



i



MỤC LỤC
Lờicảmơn
Lời cam đoan
ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................Error! Bookmark not defined.
CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .......................Error! Bookmark not defined.
I. CƠ SƠ LÝ LUẬN: ............................................. Error! Bookmark not defined.
1. Giải phẫu gan và đường mật............................ Error! Bookmark not defined.
2. Định nghĩa sỏi ống mật chủ: ............................ Error! Bookmark not defined.
3. Nguyên nhân: .................................................. Error! Bookmark not defined.
4 . Yếu tố ảnh hưởng đến tạo sỏi ống mật chủ. .... Error! Bookmark not defined.
5. Dấu hiệu lâm sàng:.......................................... Error! Bookmark not defined.
6. Biến chứng:..................................................... Error! Bookmark not defined.
7. Phương pháp phẫu thuật sỏi ống mật chủ ........ Error! Bookmark not defined.
8. Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật sỏi ống mật chủ có dẫn lưu Kerh Error!
Bookmark not defined.
II. CƠ SƠ THỰC TIỄN : ..................................... Error! Bookmark not defined.2
1. Chăm sóc người bệnh sau tán sỏi: ................. Error! Bookmark not defined.3
2. Chăm sóc sau khi lấy sỏi mật qua đường hầm Kehr: ...... Error! Bookmark not
defined.3
3. Theo dõi biến chứng sau mổ ......................... Error! Bookmark not defined.6
4. Giáo dục sức khoẻ ......................................... Error! Bookmark not defined.7
III. LIÊN HỆ THỰC TIỄN: .................................. Error! Bookmark not defined.7
1. Thực trạng chăm sóc: .................................... Error! Bookmark not defined.8
2. Các ưu, nhược điểm : .................................... Error! Bookmark not defined.4
IV. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẢ THI: ....... Error! Bookmark not defined.5
1. Đối với bệnh viện:......................................... Error! Bookmark not defined.5
2 . Đối với khoa/ Trung tâm: ............................. Error! Bookmark not defined.5
3. Đối với điều dưỡng viên: .............................. Error! Bookmark not defined.6
KẾT LUẬN ........................................................... Error! Bookmark not defined.7

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận, tơi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, phòng Đào
tạo sau đại học, cùng tồn thể các thầy cơ giáo trường Đại học điều dưỡng Nam
Định đã truyền đạt những kiến thức quý giá, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong
thời gian học tập tại trường.
Tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS VŨ VĂN ĐẨU đã trực tiếp giúp đỡ và
hướng dẫn tơi rất tận tình trong suốt thời gian tơi học tập và hồn thành chun đề
này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các khoa, phòng của Bệnh viện đa
khoa tỉnh Phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại
bệnh viện.
Tôi xin được cảm ơn Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ,
bạn bè đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện tốt nhất trong quãng thời gian tôi đi
học và giúp đỡ tơi thu thập thơng tin để hồn thành chun đề tốt nghiệp.
Các bạn trong lớp Chuyên khoa I - khóa 6 đã cùng kề vai sát cánh với tơi
hồn thành chuyên đề này.
Những người bệnh - gia đình người bệnh đã cảm thông và tạo điều kiện cho
tôi thăm khám - tiếp xúc, lắng nghe và thực hiện nghiêm túc những lời khuyên dành
cho họ.
Xin chân thành cảm ơn mọi người.
Nam Định, năm 2019
Học viên


Lương Bình Nguyên


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung trong bài
báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được cơng bố trong bất
cứmột cơng trình nào khác. Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn của giáo viên hướng dẫn. Nếu có điều gì sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm.

Học viên

Lương Bình Ngun


iv

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Giải phẫu đường mật:…………………………………………….4
Hình 2 : Sỏi đường mật trong gan:..………………………….……..…….5
Hình 3 : Vị trí sỏi ống mật chủ:……………………….……….…..….…..8
Hình 4: Hình ảnh quy trình chăm sóc dẫn lưu Kerh:………….…………12
Hình 5: Hình ảnh dẫn lưu Kerh sau phẫu thuật:………………………….19
Hình 6: Chăm sóc ống dẫn lưu ổ phúc mạc:…………………….……......21
Hình 7: Chăm sóc sonde dạ dày, sonde niệu đạo – bàng quang:.………..21
Hình 8: Chăm sóc vết mổ:………………………..………………………



5

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi mật là một bệnh bệnh lý về đường tiêu hóa thường hay gặp nhất với tỷ lệ mắc
dao động từ 0,1 – 61,5% trên toàn thế giới, số người bị sỏi mật chiếm 10,7% dân số, gặp
chủ yếu ở nữ giới, đặc biệt là phụ nữ tiền mãn kinh.
Ở châu Âu – Mỹ: sỏi ống mật chủ hình thành phần lớn là do sỏi túi mật di chuyển
xuống, thành phần chủ yếu là Cholesterol. Tính chất của sỏi: cứng, màu vàng nâu, mặt gồ
ghề. Tỷ lệ nữ nhiều hơn nam gấp 4 lần, thường xảy ra trên những người phụ nữ béo ít vận
động.
Ở Châu Á: sỏi đường mật phần lớn do giun chui lên đường mật gây nhiễm khuẩn
đường mật, sỏi mật ở châu Á chủ yếu là sỏi ở ống mật chủ và sỏi ở trong gan. Sỏi có màu
nâu đen dễ vỡ, tỷ lệ nam và nữ tương đương; gặp ở mọi lớp người, lứa tuổi hay gặp là
trung niên.
Ở Việt Nam, theo Giáo sư Tôn Thất Tùng: Sỏi túi mật chiếm 10,8% - 11,4%, sỏi
ống mật chủ và sỏi trong gan chiếm sấp xỉ 80%, ngược lại ở Châu Âu sỏi túi mật chiếm
63,8%. (7)
Sỏi ống mật chủ trường hợp không gây tắc, nhiễm trùng sẽ khơng có triệu chứng,
tuy nhiên khi bị tắc và gây nhiễm trùng thường rất nặng nề nếu khơng được điều trị kịp
thời dễ có những biến chứng có thể gây tử vong.
Hiện nay điều trị sỏi ống mật chủ có nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng
như : dùng thuốc làm tan sỏi(với sỏi có thành phần cấu tạo là cholesteron),tán sỏi ngoài
cơ thể,lấy sỏi theo đường hầm xuyên qua da,phẫu thuật nội soi lấy sỏi mật..
Tuy nhiên phương pháp mở ống mật chủ lấy sỏi – đặt dẫn lưu Kehr là phẫu thuật
kinh điển vẫn đang giữ vai trò chủ yếu và chiếm tỷ lệ nhiều nhất ở Việt Nam nhằm mục
đích lấy hết sỏi đường mật, tạo lưu thông tốt cho mật ruột. Trong thời đại khoa học kỹ
thuật tiên tiến hiện nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của phẫu thuật nội soi, phẫu
thuật ít xâm hại đã được áp dụng nhiều trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Phương pháp
này có ưu điểm là lấy được sỏi cho mọi đối tượng, an tồn và khơng cần trang thiết bị
hiện đại. Tuy nhiên phương pháp này vẫn cịn có các nhược điểm là hậu phẫu nặng nề và



6

đường mổ dài, có nguy cơ dính ruột cao. Kết quả phẫu thuật phụ thuộc rất nhiều vào công
tác kỹ thuật, chỉ định cũng như chăm sóc người bệnh….
Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi phia bắc,hàng năm tỷ lệ người bệnh sỏi mật
đến khám và điều trị khá cao.Vì vậy việc tìm hiểu một số chỉ số qua việc theo dõi dẫn lưu
Kerh sau phẫu thuật sỏi đường mật giúp người điều dưỡng ngoại khoa lập kế hoạch chăm
sóc và thực hiện kế hoạch chăm sóc dẫn lưu Kerh một cách nhanh chóng và chính
xác,tránh nhiễm khuẩn ngược dòng,phát hiện sớm các biến chứng như : chảy máu đường
mật, tắc mật, viêm tụy...,để phối hợp cùng Bác sỹ xử lý kịp thời,đảm bảo an toàn cho
người bệnh,giúp người bệnh mau chóng bình phục,giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội
là rất cần thiết.
Về triệu chứng, phương pháp điều trịbệnh đã được nhiều nghiên cứu đề cập đến.
Tuy nhiên nghiên cứu về cơng tác chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật sỏi ống mật chủ
cịn được ít đề cập. Chính vì vậy tơi tiến hành chun đề: “Chăm sóc dẫn lưu Kerh sau
phẫu thuật sỏi ống mật chủ tại khoa ngoại Tổng hợp bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú
Thọ 6 tháng đầu năm 2019”.
Với 02 mục tiêu:
1. Mơ tả q trình chăm sóc dẫn lưu Kerh sau phẫu thuật sỏiống mật chủ tại khoa
Ngoại tổng hợp- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao quy trình chăm sóc dẫn lưu Kerh sau phẫu
thuật sỏiống mật chủ tại khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú
Thọ.


7

CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

I. CƠ SƠ LÝ LUẬN
1. Giải phẫu gan và đường mật
1.1. Gan
Gan người trưởng thành thường nặng 1,4 - 1,6 kilơgam, mềm, có màu đỏ sẫm. Gan
là một cơ quan nội tạng lớn nhất và đồng thời là tuyến tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể. Gan
nằm ngay dưới cơ hoành ở phần trên, bên phải của ổ bụng. Gan nằm về phía bên phải của
dạ dày và tạo nên giường túi mật.
Gan được cung cấp máu bởi hai mạch chính ở thùy phải: động mạch gan và tĩnh
mạch cửa (tĩnh mạch gánh). Động mạch gan thường bắt nguồn từ động mạch thân tạng.
Tĩnh mạch cửa dẫn lưu máu từ lách, tụy và tiểu tràng nhờ đó mà gan có thể tiếp cận được
nguồn dinh dưỡng cũng như các sản phẩm phụ của quá trình tiêu hóa thức ăn. Các tĩnh
mạch gan dẫn lưu máu từ gan và đổ trực tiếp vào tĩnh mạch chủ dưới.
1.2. Đường mật
Đường dẫn mật ngồi gan được tính từ ống gan chung nơi hội tụ của ống gan phải
và ống gan trái đến cơ vòng Oddi.Ống gan chung là sự tập hợp của ống gan phải và ống
gan trái.Ống gan phải nhận mật ở nửa gan phải,ống gan trái nhận mật ở nửa gan trái.Hai
ống đi từ trong gan ra rồi nối tiếp nhau thành ống gan chung ở trước chỗ chia đôi của tĩnh
mạch cửa hoặc hơi chếch sang phải.Ống gan chung chạy dọc bờ phải của mạc nối nhỏ
xuống dưới và hơi chếch sang trái có đường kính 4-5mm,dài 2-4mm thay đổi theo từng
người.Khi tới bờ trên của khúc I tá tràng thì ống gan chung nhận ống túi mật để hình
thành ống mật chủ
Ống mật chủ tiếp theo ống gan chung đi ra phía sau khúc I tá tràng rồi đi sau đầu
tụy để dổ vào bóng gan – tụy(bóng Valte) và đổ vào khúc II tá tràng cùng với ống tụy
chính.Ống mật chủ dài khoảng 5-6cm,đường kính khoảng 5-6mm,chỗ hẹp nhất là ở bóng
Valte và chỗ rộng nhất là ở sau tá tràng.
Túi mật hình bầu dục nằm trong rãnh dọc phải ở mặt dưới gan dài 8-10cm,rộng
3cm,túi mật chia thành 3 vùng:vùng đáy,vùng thân và vùng cổ.Vùng cổ túi mật phình ở
giữa một bể nhỏ(bể Hartman) là nơi sỏi thường dừng lại.



8

Hình 1:Giải phẫu đường mật
Gan được cung cấp máu bởi hai mạch chính ở thùy phải: động mạch gan và tĩnh
mạch cửa (tĩnh mạch gánh). Động mạch gan thường bắt nguồn từ động mạch thân tạng.
Tĩnh mạch cửa dẫn lưu máu từ lách, tụy và tiểu tràng nhờ đó mà gan có thể tiếp cận được
nguồn dinh dưỡng cũng như các sản phẩm phụ của q trình tiêu hóa thức ăn. Các tĩnh
mạch gan dẫn lưu máu từ gan và đổ trực tiếp vào tĩnh mạch chủ dưới.
2. Định nghĩa sỏi ống mật chủ
Sỏi mật là tình trạng xuất hiện một hoặc hai viên sỏi theo đúng nghĩa đen trong
lòng đường mật gây ứ trệ và tắc nghẽn sự lưu thông mật.
Sỏi ống mật chủ là bệnh hay gặp ở đường tiêu hóa và có thể gây nhiều biến chứng
tại chỗ như gây thấm mật phúc mạc, viêm phúc mạc mật, chảy máu đường mật…hoặc
biến chứng toàn thân như sốc, nhiễm trùng, suy thận cấp, viêm tụy cấp và có thể dẫn đến
tử vong.
Sỏi có thể có một hoặc nhiều viên nhỏ hịa lẫn với bùn mật, hoặc có giun kèm theo,
có trường hợp sỏi đóng khn thành sỏi lớn dọc theo ống mật chủ.
Sỏi ống mật chủ có thể nằm ở bất cứ đoạn nào của ống mật chủ nhưng thường gặp
ở đoạn sau tá tụy hoặc vị trí gần cơ Oddi.
Cấu trúc thành phần của sỏi là cholesterol và sỏi sắc tố mật. Tính chất của sỏi ống
mật chủ thường là có màu nâu đen, mềm dễ mủn nát.


9

Hình 2 :Sỏi đường mật trong gan(Nguồn />3. Nguyên nhân:
Sỏi mật ở Việt Nam chủ yếu là sỏi sắc tố mật,được tạo thành thường có hai nguyên nhân
cần lưu ý:
- Nhiễm ký sinh trùng đường mật, giun đũa từ ruột chui lên đường mật, trứng giun hay
xác giun làm nòng cốt rồi sắc tố mật, Canxi Bilrubinat bám vào, cùng với sự ứ đọng của

các tế bào niêm mạc đường ruột hoại tử bong ra là cơ sở hình thành sỏi ở ống mật chủ và
ở trong gan.
- Nhiễm khuẩn: các vi khuẩn chủ yếu theo giun từ ruột chui lên đường mật gây viêm
nhiễm, làm đường mật giãn to và ứ mật. Thành niêm mạc chui lên đường mật gây viêm
nhiễm và phù nề. Tế bào thành ống mật bị hoại tử bong ra hòa vào mật, các muối canxi
cùng các tổ chức hoại tử và mật kết tủa tạo thành sỏi hay bùn mật. Yếu tố ảnh hưởng đến
việc tạo sỏi ống mật chủ.
4 . Yếu tố ảnh hưởng đến tạo sỏi ống mật chủ
Ngồi hai chất chính cholesterol gây sỏi cholesterol và sắc tố bilirubin gây sỏi
đường mật có một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo sỏi mật nhất là sỏi mật choleterol
như:


10

- Mập phì: là nguy cơ đáng ngại cho sỏi mật nhất là phụ nữ. Người ta giả định rằng mập
phì có khuynh hướng làm giảm số lượng muối mật bài tiết, do đó cũng làm tăng hàm
lượng cholesterol. Mập phì cũng làm giảm sự tổng xuất túi mật.
- Estrogen: lượng estrogen thặng dư do thai nghén, do uống thuốc kích thích tố, hay do
uống thuốc ngừa thai cũng được giả định làm tăng lượng cholesterol trong máu và làm
giảm chuyển động của túi mật. Cả hai điều kiện này đều dễ gây nên sỏi mật.
- Chủng tộc: người Mỹ thổ dân trong cơ thể chứa di thể có khuynh hướng làm tiết nhiều
cholesterol trong mật.Tỷ lệ người bị sỏi mật cao nhất là những người này.
- Giới tính: đàn bà thường bị sỏi mật nhiều hơn. Số đàn bà độ tuổi từ 20 đến 60 có nhiều
triển vọng bị sỏi mật nhiều hơn đàn ông.
- Tuổi tác: những người trên 60 tuổi dễ bị sỏi mật hơn.
- Bệnh tiểu đường: những người thường có lượng fatly acids triglyce – rides cao. Những
chất này có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi mật.
- Xuống cân quá nhanh: khi cơ thể cố gắng biến dưỡng chất béo trong thời gian xuống
cân q nhanh, nó có thể gây bệnh gan mãn tính, bệnh đường ruột, sỏi đường mật …

5. Dấu hiệu lâm sàng:
Sự có mặt của sỏi trong lịng ống mật chủ thường khơng có biểu hiện lâm sàng để
tạo nên bệnh cảnh trầm trọng ngay, nhưng sớm muộn cũng gây ứ đọng nước dịch mật và
nhiễm trùng đường mật.
5.1. Triệu chứng cơ năng: Tam chứng Charcot.
- Đau: đau do sỏi di chuyển, cơn đau đột ngột, đau dữ dội, vị trí đau ở hạ sườn phải, đau
lan ra sau lưng và lên vai (cơn đau quặn gan).
- Sốt: Sau đau vài giờ người bệnh xuất hiện sốt 390 – 400C. Sốt kèm theo rét run, chán ăn,
cơn sốt kéo dài vài giờ sau đó vã mồ hơi. Thường sốt cao vào buổi chiều.
- Vàng da - vàng mắt: xuất hiện sau đau và sốt. Lúc đầu vàng nhẹ ở củng mạc mắt rồi dần
dần vàng đậm ở da, vàng da kèm theo ngứa ở da, nước tiểu thẫm màu.
Đối với tắc mật do sỏi thì đau – sốt – vàng da diễn ra đúng theo thứ tự thời gian và
mất đi theo thứ tự thời gian.
5.2.Triệu chứng thực thể:


11

- Ấn đau vùng hạ sườn phải, co cứng nửa bụng phải hay cả vùng thượng vị.
- Gan to ứ mật, ấn đau tức vùng gan.
- Túi mật căng to, đơi khi sờ thấy đáy túi mật trịn nhẵn như quả trứng gà, mềm, ấn rất
đau, di động theo nhịp thở, đôi khi đáy túi mật ngang rốn. Cơn đau giảm khi mật đã lưu
thông túi mật nhỏ lại.
- Điểm đau: ấn điểm túi mật, điểm cạnh ức đau.
5.3. Triệu chứng toàn thân:
- Trong trường hợp nhẹ: biểu hiện toàn thân khơng có gì thay đổi.
- Khi sỏi mật đã gây biến chứng có biểu hiện nhiễm trùng, nhiễm độc: môi khô, lưỡi bẩn,
hơi thở hôi, người mệt mỏi, chán ăn, da vàng sạm, đái ít, vết ngứa trên da.
- Có thể có các dấu hiệu của suy thận như : đái ít,vơ niệu trong trường hợp nhiễm khuẩn
mật nặng.

5.4. Triệu chứng cận lâm sàng:
- Xét nghiệm huyết học: số lượng bạch cầu tăng,tốc độ máu lắng tăng
-Sinh hóa máu:Bilirrubin tăng, Phosphataza kiềm tăng, thời gian Quick tăng,Men
gan(SGOT và SGPT tăng),trường hợp nhiễm khuẩn nặng có suy thận thì Ure và Creatinin
máu tăng cao.
-Đông máu cơ bản: Prothrombin giảm làm cho thời gian đông máu kéo dài.
- Xét nghiệm nước tiểu : có nhiều sắc tố mật và muối mật.
- X quang:
+ Chụp bụng khơng chuẩn bị thấy bóng gan, bóng túi mật to.
+ Chụp đường mật qua da, chụp đường mật ngược dòng qua soi tá tràng xác định số
lượng sỏi, vị trí sỏi.
Siêu âm, chụp CT Scanner: xác định số lượng, vị trí sỏi, hình sỏi.


12

Hình 3 : Vị trí sỏi ống mật chủ
6.Biến chứng:
- Thấm mật phúc mạc: do thành ống mật chủ giãn, túi mật căng to làm thành túi mỏng,
nước mật đem theo cả vi khuẩn thấm vào ổ bụng.
- Viêm phúc mạc mật: vi khuẩn ở nước dịch mật vào ổ bụng gây viêm phúc mạc.
- Viêm đường mật có mủ và áp xe gan đường mật: tắc mật gây ứ đọng mật và nhiễm
khuẩn, trên mặt gan có nhiều ổ áp xe nhỏ rải rác, mủ thối, vi khuẩn thường gặp là Ecoli,
trực khuẩn mủ xanh.
- Viêm mủ túi mật hoại tử: thủng túi mật các tạng xung quanh hoặc mạc nối dính chặt tạo
thành đám cứng ở hạ sườn phải, hoặc bục ra gây viêm phúc mạc.
- Chảy máu đường mật: do áp xe hoại tử nhu mô gan làm cho các nhánh động mạch hoặc
tĩnh mạch trong gan thông thương với đường mật.
7. Phương pháp phẫu thuật sỏi ống mật chủ
Phẫu thuật hở mở ống mật chủ lấy sỏi, kết hợp đặt dẫn lưu Kehr là một biện pháp

ngoại khoa kinh điển đã được áp dụng từ lâu với những kết quả khả quan.Năm 1890
Luwig Courvoisier là người đầu tiên phẫu thuật mở ống mật chủ lấy sỏi. Phẫu thuật này
có những ưu điểm:
- Lấy triệt để đối với mọi đối tượng.
- An tồn.
- Khơng cần các trang thiết bị đắt tiền.


13

Nhưng cũng có những nhược điểm:
- Hậu phẫu nặng nề.
- Đường mổ dài và nguy cơ dính ruột sau mổ cao.
Nhưng hiện nay, hình thức phẫu thuật tiên tiến và ít xâm hại hơn là mổ nội soi, có dẫn lưu
đường mật Kehr được ưu tiên lựa chọn tại nhiều bệnh viện nhờ vào khả năng lấy hết sỏi
đường mật, cũng như có thể tạo lưu thơng mật ruột.
Các phương pháp dẫn lưu đường mật bao gồm:


Dẫn lưu ống mật chủ qua cơ Oddi và tá tràng (phương pháp Volker)



Dẫn lưu ống Kehr qua ống túi mật (đối với bệnh nhân có cắt túi mật)



Dẫn lưu qua ống gan




Dẫn lưu túi mật
Thông thường, sau khi giải quyết lấy sỏi và dị vật ở đường mật thì phải tiến hành khâu

ống mật chủ. Nhằm đảm bảo an toàn cho đường khâu ống mật chủ, các bác sĩ thường sử
dụng sonde Kehr để dẫn lưu dịch mật.
8. Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật sỏi mật có dẫn lưu Kerh( Quy trình được
trích dẫn từ cuốn Quy trình chăm sóc khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú
Thọ- năm 2016)
8.1. Chăm sóc sau mổ thường quy của phẫu thuật ổ bụng
* Chăm sóc 24 giờ đầu: mục đích là theo dõi để phát hiện và xử trí kịp thời các biến
chứng trong giai đoạn giữa mê và tỉnh.Điều dưỡng viên cần:
+Để người bệnh trong phịng thống mát về mùa hè,ấm về mùa đơng,khơng được
để q lạnh hoặc q nóng,đặc biệt ở người già và trẻ em.
+Tránh tụt lưỡi: đặt ống Mayo
+Tránh tắc đờm rãi: nếu người bệnh có dấu hiệu thở khị khè thì phải hút sạch đờm
rãi.


14

+Tránh trào ngược dịch dạ dày vào khí quản: để người bệnh nằm thẳng,nghiêng
đầu,theo dõi ống sonde dạ dày.
+Theo dõi mạch,nhiệt độ,huyết áp, nhịp thở và các ống dẫn lưu ổ bụng để phát
hiện sớm các biến chứng: suy hô hấp,chảy máu trong ổ bụng.
+Thực hiện thuốc theo y lệnh
+Làm các xét nghiệm theo y lệnh
*Chăm sóc các ngày sau
+Chăm sóc vết mổ: thay băng vết mổ và chân ống dẫn lưu đảm bảo đúng quy trình
+Thực hiện y lệnh thuốc kháng sinh,giảm đau.

+Theo dõi mạch,huyết áp,nhiệt độ,tình trạng vết mổ và các ống dẫn lưu nhằm phát
hiện sớm nhiễm trùng.
+Dinh dưỡng cho người bệnh: trong giai đoạn chưa có trung tiện thì ni dưỡng
qua đường tĩnh mạch,sau khi có trung tiện cho người bệnh ăn các chất mềm,dễ tiêu,cần
chú ý cho người bệnh ăn ít chất béo ở giai đoạn đầu sau mổ.
+Cắt chỉ vết mổ: thường cắt chỉ sau 7 ngày,người gầy có thể lâu hơn
+Tập vận động sớm cho người bệnh
*Chăm sóc dẫn lưu Kerh
Ống dẫn lưu Kerh là loại ống mềm hình chữ T,ngành ngắn được đặt trong ống mật
chủ,ngành dài đi từ chỗ mở ống mật chủ đi qua thành bụng ra ngoài.Nguyên tắc theo dõi
ống dẫn lưu này khác các ống dẫn lưu ổ bụng khác.
-Mục đích đặt ống Kerh
+Giảm áp đường mật,nếu mật khơng xuống được tá tràng thì có chỗ thốt ra
ngồi,đảm bảo vết khâu không để thấm mật vào ổ bụng.
+Phát hiện sót sỏi sau mổ để điều trị,bơm rửa, lấy sỏi qua đường hầm Kerh
+Chụp kiểm tra đường mật xem dịch mật đã thông tốt xuống tá tràng chưa.
-Biến chứng của dẫn lưu Kerh
+Chảy máu chân Kerh
+Nhiễm trùng chân Kerh
+Rò mật qua chân Kerh


15

+Tuột Kerh
-Cách theo dõi ống dẫn lưu Kerh
+Ống Kerh được nối dẫn vào túi hoặc chai vô trùng, túi hoặc chai phải thấp hơn vị
trí đường mật để tránh trào ngược dịch mật vào trong đường mật.
+Đầu ngoài ống Kerh thường được quấn một vòng quanh một cuộn băng mềm sau
đó cố định cuộn băng vào thành bụng.

+Ống dẫn lưu Kerh phải thơng,ghi chính xác số lượng,màu sắc,tính chất của dịch
mật trong túi dẫn lưu hàng ngày.Trung bình dịch chảy qua Kerh khoảng 300-500ml/24
giờ trong những ngày đầu.Khi có trung tiện(3-4 ngày sau mổ) một phần dịch mật xuống tá
tràng,dịch mật qua Kerh khoảng 150-200ml/24 giờ.Nếu số lượng nhiều hơn 500ml thì có
thể do cịn sót sỏi gây tắc tại Oddi,cần báo Bác sỹ để có chỉ định bơm rửa Kerh.
+Dịch chảy qua ống Kerh thường có màu xanh ánh hoặc vàng trong.Trong trường
hợp có nhiều bùn mật,cặn sỏi hoặc dịch mật có mủ cần bơm rửa thường xuyên tránh tắc
Kerh.Nếu dịch mật có máu cần báo Bác sỹ ngay.
-Kỹ thuật bơm rửa Kerh
.Chuẩn bị dụng cụ: găng vô khuẩn,pank,gạc,thuốc sát khuẩn,dịch rửa ấm(thường
dùng huyết thanh mặn đẳng trương).Trường hợp chảy máu đường mật dùng huyết thanh
nóng 40°c,bơm tiêm 20ml và kim,khay quả đậu.
.Thao tác :
+Tháo ống Kerh khỏi ống nối,để đầu ngoài vào khay quả đậu
+Kẹp ống Kerh cách da 10cm.
+Bơm 10ml dịch rửa đoạn ngoài
+Bơm 10ml dịch rửa đoạn trong
+Mở kẹp kiểm tra ống có thơng khơng nếu mục địch là thơng ống Kerh.Nếu mục
đích là rửa đường mật khi dịch mật có nhiều bùn mật hoặc chảy máu đường mật thì tiếp
tục thao tác cho đến khi dịch mật chảy ra trong thì dừng lại
+Nối ống Kerh vào túi dẫn lưu mới
+Ghi nhận xét vào hồ sơ
+Thu dọn và lau rửa dụng cụ


16

-Rút dẫn lưu Kerh
+Dẫn lưu Kerh cần phải được kiểm tra trước khi rút,bằng cách kẹp ống Kerh ngắt
quãng,nếu trong q trình kẹp,người bệnh khơng đau tức bụng vùng hạ sườn phải,khơng

có biểu hiện vàng da tăng lên(khơng cịn tắc nghẽn có thể rút được ống Kerh)
-Điều kiện rút Kerh
+Sau 10-14 ngày
+Chụp XQ đường mật phải đảm bảo: khơng cịn sót sỏi,thuốc cản quang xuống tá
tràng tốt.
+Kẹp Kerh liên tục từ 24-48 giờ người bệnh không đau tức bụng vùng hạ sườn
phải, khơng sốt…

Hình 4 : Quy trình chăm sóc người bệnh mổ sỏi mật có dẫn lưu Kerh
8.2 Giáo dục sức khỏe cho người bệnh.
Hướng dẫn cho người bệnh sau khi xuất viện:
+ Giữ vệ sinh ăn uống, tẩy giun định kỳ.
+ Vệ sinh môi trường.
+ Không ăn gỏi cá.
+ Giáo dục cho người bệnh khi có các triệu chứng phát hiện sớm, đi khám ngay
khi có dấu hiệu sỏi tái phát.
Để đề phòng sỏi tái phát người bệnh cần chú ý tránh các nguyên nhân gây ra như:
+ Nhịn ăn sáng, lười vận động, ăn ít rau, ăn nhiều mỡ.
+ Các bệnh gây viêm nhiễm, giun chui ống mật.
II. CƠ SƠ THỰC TIỄN
A. Trên thế giới :


17

-

Năm 1890Luwig Courvoisier là người đầu tiên phẫu thuật mở ống mật chủ lấy sỏi.

-


Năm 1896 Kehr là người đầu tiên đề xuất đặt dẫn lưu vào đường mật sau khi mở

-

Năm 1897 Quenu là người đầu tiên thực hiện phẫu thuật mở ống mật chủ lấy sỏi có

đường mật lấy sỏi và đã chế tạo ra dẫn lưu mang tên ống dẫn lưu Kehr.
đặt dẫn lưu Kehr.

B. Ở Việt nam :
1- Chămsóc người bệnh sau tán sỏi
Có nhiều phương pháp lấy sỏi sót sau mổ: mổ lại, lấy sỏi qua đường hầm Kehr, lấy
sỏi qua mật tuỵ ngược dòng và cắt cơ vòng, lấy sỏi qua da.Lấy sỏi qua đường hầm Kehr
là phương pháp nhẹ nhàng nhất, có thể làm nhiều lần, ít tai biến và biến chứng.
1.1- Ưu điểm
- Hình ảnh đường mật được nhìn thấy trực tiếp trên màn hình, rõ ràng giúp chúng ta xác
định sỏi dễ dàng. Phân biệt ảnh giả do khí, giả mạc…
- Vào sâu trong các ống mật để lấy sỏi.Kết hợp tán sỏi.Bơm rửa hiệu quả.
- Có thể làm nhiều lần cho đến khi sạch sỏi.
1.2- Tai biến và biến chứng: rách đường hầm, chảy máu nhẹ, tụ dịch dưới hoành, tụt ống
dẫn lưu, mất đường hầm trong quá trình lấy sỏi.
1.3- Kỹ thuật:Chẩn đốn sỏi sót bằng chụp mật qua Kehr và siêu âm. Lưu Kehr 3 tuần sau
mổ.Chụp đường mật và siêu âm lại.
- Chuẩn bị người bệnh: Nhịn ăn trước thủ thuật 6 giờ.
- Thực hiện tán sỏi ở phòng thủ thuật hoặc phòng mổ.
- Tiền mê (Dolargan, Pethidine, Hypnovel…).
- Nếu Kehr < 16Fr, cần nong đường hầm trước khi soi.
Chăm sóc người bệnh trước khi thực hiện thủ thuật:
- Siêu âm bụng và chụp mật qua Kehr lại trước khi làm thủ thuật.

- Nhịn ăn uống trước khi làm thủ thuật 6 giờ.
- Mở ống dẫn lưu cho dịch mật chảy ra.
- Nếu người bệnh sốt, cho thuốc hạ sốt Acetaminophen, Paracetamol v.v...
2- Chăm sóc sau khi lấy sỏi mật qua đường hầm Kehr


18

2.1- Người bệnh sẽ lưu lại phòng hồi sức 2–6 giờ,sau đó chuyển lên khoa
Sau thủ thuật 6 giờ, người bệnh có thể ăn uống nhẹ (sữa, súp, cháo…), sau 12 giờ ăn uống
bình thường.
- Sau thủ thuật, người bệnh thường không đau hoặc chỉ đau nhẹ vùng dưới sườn phải.
- Khi sỏi đường mật, có cho nước vào đường mật và xuống ruột nên sau thủ thuật, thông
thường người bệnh sẽ đi tiêu lỏng 2–3 lần nhưng người bệnh tự hết mà khơng cần dùng
thuốc.Một số ít người bệnh có thể ói ra dịch trong.
- Bình thường, ống dẫn lưu sẽ ra dịch mật liên tục vào túi nhựa.Nếu ống dẫn lưu không
ra mật kèm đau, tức hay sốt nên báo điều dưỡng. Cần thay băng chân ống dẫn lưu mỗi
ngày.
- Lấy sỏi mật qua đường hầm Kehr có thể được làm nhiều lần cho đến khi hết sỏi, trung
bình 2–3 lần.Mỗi lần làm cách nhau 2–3 ngày.Người bệnh có thể về nhà giữa các lần lấy
sỏi. Khi đã được lấy sạch sỏi và rút ống dẫn lưu, xuất viện, người bệnh có thể ăn uống
bình thường và dùng thuốc theo đơn.
2.2- Theo dõi:
Tái khám lần đầu tiên sau khi xuất viện 1 tháng, lần thứ hai sau ba tháng và các lần
sau mỗi sáu tháng. Mỗi lần tái khám, người bệnh được khám lâm sàng và siêu âm bụng
kiểm tra.
2.2.1. Đau vết mổ:
Đánh giá mức độ đau theo thang điểm đau, vị trí đau. Nếu người bệnh đau lan lên
vai thì nên cho người bệnh nằm tư thế Fowler hay ngồi dậy.Giải thích cho người bệnh yên
tâm.Nếu người bệnh đau vết mổ nên hướng dẫn người bệnh dùng gối tỳ vào bụng khi

ngồi dậy để giảm đau.
Khuyến khích người bệnh ngồi dậy đi lại sớm giúp người bệnh dễ chịu hơn.
2.2.2. Hệ thống dẫn lưu Kehr không đạt hiệu quả, gây loét da và đặt lâu ngày
- Sau khi mổ sỏi đường mật, phẫu thuật viên thường đặt Kehr để giải áp đường mật,
theo dõi (màu sắc, lượng mật ra hàng ngày, chảy máu đường mật...), làm nòng (nong ống
mật chủ bị hẹp), điều trị (bơm rửa ống mật chủ, tán sỏi sót sau mổ), tán sỏi sau mổ.


19

- Dẫn lưu Kehr ln được chảy ra ngồi liên tục ngay sau mổ. Quan sát chân dẫn lưu có
thấm dịch mật không? Điều dưỡng nên thay băng ngay nếu thấm dịch qua băng, nếu số
lượng dịch xì rị qua chân dẫn lưu quá nhiều nên đặt túi dán cho người bệnh hoặc nếu cần
thì đặt máy hút qua chân dẫn lưu, đồng thời ngừa rơm lở da tích cực cho người bệnh.
Theo dõi hệ thống dẫn lưu có hoạt động tốt hay không, tránh đè lên dẫn lưu.Túi chứa dẫn
lưu luôn thấp hơn chân dẫn lưu 60cm.
2.2.3- Theo dõi tính chất mật:
- Chú ý khơng được giơ cao bình hứng dịch khi quan sát, tránh dịch từ ngoài chảy vào
trong ống mật chủ. Bình thường mật vàng trong, óng ánh. Nếu mật lợn cợn có máu cục,
điều dưỡng theo dõi chảy máu. Nếu mật màu trắng đục điều dưỡng theo dõi có mủ, nếu
mật nâu lợn cợn theo dõi cịn sỏi khơng.
- Bơm rửa đường mật là do cịn sỏi hay mủ: Điều dưỡng bơm với nước muối sinh lý ấm,
áp lực nhẹ, khoảng 10–20ml lần bơm (tuỳ tính chất dịch mật). Bơm rửa 5–7 ngày liên tiếp
dịch mật sẽ trong.
2.2.4- Điều kiện rút Kehr: thời gian 7–8 ngày sau mổ, người bệnh hết đau, hết sốt, ăn
uống tốt, nước mật giảm, vàng trong, siêu âm hết sỏi, X quang có thuốc cản quang qua
Kehr kiểm tra thấy đường mật thơng.
2.3. Người bệnh lo lắng do rị dịch sau rút Kehr
- Khi chụp X quang xong nên cho Kehr chảy hết thuốc cản quang ra ngoài trước khi rút.
Trong trường hợp người bệnh vẫn cịn sỏi thì dẫn lưu Kehr được lưu lại và người bệnh sẽ

xuất viện, người bệnh sẽ được hẹn tái khám để tiến hành tán sỏi qua Kehr.Điều dưỡng sẽ
hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc khi về nhà và tái khám định kỳ.
- Hướng dẫn người bệnh ngồi dậy, đi lại giúp mật xuống ruột dễ dàng.Khi nằm nên nằm
tư thế Fowler. Điều dưỡng thay băng khi thấm dịch. Giải thích cho người bệnh rằng dịch
sẽ ra nhiều trong những ngày đầu sau rút nhưng khi mật xuống ruột thơng thì số lượng
dịch mật sẽ ra ít và vết thương sẽ lành. Trong những ngày này điều dưỡng giúp người
bệnh tránh viêm lở da do rò mật sau rút. Cho người bệnh ngồi dậy đi lại.
2.4. Người bệnh lo lắng do mang dẫn lưu Kehr về nhà


20

- Trong những trường hợp người bệnh không thể lấy hết sỏi trong khi mổ, hay do hẹp
đường mật cần để lại nong đường mật thường phẫu thuật viên sẽ để lại Kehr và cho người
bệnh về nhà. Điều dưỡng hướng dẫn người bệnh chăm sóc da xung quanh chân ống dẫn
lưu. Vẫn tắm rửa vệ sinh sạch sẽ nhưng sau đó lau khơ chân da và băng lại. Ống dẫn lưu
có thể cột lại, nếu thấy căng tức thì mở ra cho dịch mật chảy ra ngồi, sau đó có thể cột
lại.Hướng dẫn người bệnh khi có dấu hiệu sốt, đau bụng hay vàng da tái phát thì nhập
viện ngay.
- Hướng dẫn người bệnh uống nhiều nước giúp lượng dịch mật ra dễ dàng hơn. Người
bệnh nên tái khám theo lời dặn để bác sĩ tán sỏi qua Kehr, hay rút theo dõi nếu hẹp đường
mật.
2.5. Dẫn lưu dưới gan và dẫn lưu túi mật có tính cách phịng ngừa
Chăm sóc da sạch sẽ tránh nhiễm trùng. Theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất dịch
ra. Nếu dịch dẫn lưu ra màu vàng thì điều dưỡng nên theo dõi rò mật sau mổ, ghi vào hồ
sơ và báo bác sĩ. Dẫn lưu này thường là dẫn lưu phòng ngừa nên bác sĩ sẽ cho y lệnh rút
sớm nếu dịch dưới 50ml/24 giờ.
2.6. Người bệnh vàng da niêm, ngứa do sắc tố mật ngấm qua da
Cho người bệnh uống nhiều nước, vệ sinh da sạch, tránh trầy da do gãi ngứa, cắt
ngắn móng tay. Thực hiện thuốc kháng dị ứng, theo dõi xét nghiệm Bilirubin. Người bệnh

vàng da thì nước tiểu sẽ vàng do nước tiểu có bilirubin; do đó người bệnh sẽ ngứa và
nguy cơ nhiễm trùng cao. Điều dưỡng chăm sóc bộ phận sinh dục sau khi đi tiểu như rửa
sạch, lau khơ ngay, thay quần lót thường xuyên, tránh mặc quần quá dày hay quá chật.
2.7. Bệnh lý làm người bệnh ăn kém ngon
Người bệnh nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, hạn chế thức ăn béo, nhiều dầu mỡ
trong thời gian đầu sau mổ. Cho người bệnh uống nhiều nước.Theo dõi các dấu hiệu đau
bụng, khó tiêu, nặng bụng. Vệ sinh trong ăn uống, uống thuốc kháng giun.
3. Theo dõi biến chứng sau mổ
3.1. Chảy máu sau mổ: qua dẫn lưu, thường dẫn lưu khơng có máu. Nếu trong trường hợp
có máu thì theo dõi chảy máu sau mổ. Điều dưỡng theo dõi dấu chứng sinh tồn, số lượng
máu, da xanh niêm mạc xanh nhợt, báo phẫu thuật viên ngay.


21

3.2. Sốc nhiễm trùng: theo dõi nhiệt độ thường xuyên, thực hiện kháng sinh theo y lệnh,
phát hiện sớm và hồi sức người bệnh. Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc vơ trùng. Rửa tay
trước và sau khi chăm sóc người bệnh.
3.3. Rò mật, mật tràn ra thành bụng: chân dẫn lưu chảy dịch mật liên tục, điều dưỡng
chăm sóc da ngừa rôm lở da. Điều dưỡng đặt túi dán hay hút dịch qua chân dẫn lưu, theo
dõi số lượng dịch mật, giúp người bệnh sạch sẽ.
3.4. Viêm phúc mạc mật: người bệnh sốt cao, bụng gồng cứng, có các triệu chứng viêm
phúc mạc. Điều dưỡng chăm sóc hồi sức người bệnh, thực hiện bù nước, điện giải, hạ sốt,
thở oxy, tư thế giảm đau, thực hiện kháng sinh và chuẩn bị trước mổ để mổ cấp cứu.
3.5. Viêm tuỵ cấp: sau mổ sỏi mật người bệnh có nguy cơ viêm tuỵ cấp. Điều dưỡng theo
dõi đau bụng vùng thượng vị, đau dữ dội, nơn ói, Amilase máu tăng cao. Điều dưỡng hút
liên tục dẫn lưu dạ dày, không cho người bệnh ăn uống và chuẩn bị người bệnh trước mổ
cấp cứu.
3.6. Sót sỏi: nguyên tắc phẫu thuật đường mật là lấy hết sỏi, nhưng trong nhiều trường
hợp phẫu thuật viên khơng thể lấy hết nên vẫn cịn sót sỏi. Trong trường hợp này người

bệnh giữ ống dẫn lưu Kehr về nhà và sau đó tái khám để tán sỏi qua Kehr nên điều dưỡng
hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc Kehr tại nhà.
4. Giáo dục sức khoẻ
Nếu người bệnh có cắt túi mật, thời gian đầu hạn chế thức ăn có nhiều mỡ, dầu,
trứng, sữa, chất béo. Khoảng 2–3 tháng sau cho người bệnh tập ăn dần lại bình thường,
hạn chế thức ăn nhiều cholesterol. Nếu người bệnh mổ sỏi đường mật nên cho người bệnh
uống nhiều nước, ăn thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, vệ
sinh trong ăn uống. Tẩy giun định kỳ mỗi 3 – 6 tháng/lần, kiểm tra siêu âm đường mật
định kỳ. Giáo dục người bệnh xuất viện còn mang ống dẫn lưu Kehr về cách chăm sóc
ống Kehr, sinh hoạt, tái khám…
III. LIÊN HỆ THỰC TIỄN
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ là tuyến chuyên môn cao nhất của tỉnh Phú,được
xếp loại bệnh viện hạng I, với quy mô 2000 giường bệnh,tổng số cán bộ viên chức Bệnh
viện 1564 cán bộ.Bệnh viện có tổng số 40 khoa,phịng,trung tâm trong đó:08 phịng chức


22

năng,06 khoa Cận lâm sang,17 khoa lâm sàng và 10 trung tâm, số người bệnh điều trị nội
trú trung bình là : từ 1500 - 1800 người bệnh/ ngày.
Khoa Ngoại Tổng Hợp là một trong những khoa lớn của bệnh viện với chỉ tiêu là
50 giường bệnh, thực kê là 55 giường, với đội ngũ Bác sỹ là :10, Điều dưỡng viên là :13 (
trong đó có 01 điều dưỡng CKI, 08 cử nhân điều dưỡng đại học. 02 cao đẳng, 02 trung
học )
1- Thực trạng qua chăm sóc 10 người bệnh sau phẫu thuật sỏi ống mật chủ có đặt
ống dẫn lưu Kehr tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọtơi thấy
1.1- Chăm sóc dấu hiệu sinh tồn:
Dấu hiệu sinh tồn được theo dõi tùy theo tình trạng người bệnh, giai đoạn bệnh,
tùy vào loại phẫu thuật. Người điều dưỡng theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong ngày đầu 3060phút/ lần và thời gian theo dõi có thể 12 giờ hoặc 24 giờ sau phẫu thuật. Những ngày
tiếp theo nếu dấu hiệu sinh tồn bình thường theo dõi ngày 2 lần.

- Ở chuyên đề này tôi nhận thấy dấu hiệu sinh tồn của người bệnh thực sự chưa được
theo dõi đúng quy định. Trong 12 giờ đầu dấu hiệu sinh tồn được theo dõi đầy đủ các chỉ
số về huyết áp, mạch, nhịp thở, nhiệt độ. Tuy nhiên những ngày sau dấu hiệu sinh tồn
được theo dõi ngày 01 lần,và khi người bệnh có diễn biến bất thường như đau,sốt chỉ
được theo dõi các chỉ số về huyết áp và nhiệt độ, còn chỉ số mạch, nhịp thở không được
theo dõi.
-Các chỉ số sinh tồn người điều dưỡng chưa thực hiện đúng quy trình như thông báo và
để người bệnh nghỉ 15 phút trước khi thực hiện quy trình ảnh hưởng đến độ chính xác
của các chỉ số.
1.2- Chăm sóc dẫn lưu :
1.2.1- Chăm sóc ốngdẫn lưu Kehr


×