Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa cấp i đánh giá việc thực hiện chế độ ăn đúng của người bệnh sau phẫu thuật đường tiêu hóa tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.17 KB, 40 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƢỠNG NAM ĐỊNH

Học viên: HOÀNG THỊ THANH HUỆ

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ĂN CỦA
NGƢỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT ĐƢỜNG TIÊU HÓA TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2019

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2019


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƢỠNG NAM ĐỊNH

Học viên: HOÀNG THỊ THANH HUỆ

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ĂN ĐÚNG CỦA
NGƢỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT ĐƢỜNG TIÊU HÓA TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2019

Chuyên ngành: ĐIỀU DƢỠNG NGOẠI NGƢỜI LỚN
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: PGS.TS. LÊ THANH TÙNG

NAM ĐỊNH – 2019




i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình của các thầy cơ giáo, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại
học, cùng tồn thể các thầy cơ giáo trường Đại học điều dưỡng Nam Định đã truyền
đạt những kiến thức quý giá, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian học tập
tại trường.
Tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Thanh Tùng đã trực tiếp giúp đỡ và
hướng dẫn tơi rất tận tình trong suốt thời gian tơi học tập và hồn thành chun đề
này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các khoa, phòng của Bệnh viện đa khoa tỉnh
Phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại bệnh viện.
Tôi xin được cảm ơn Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, bạn bè
đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện tốt nhất trong quãng thời gian tôi đi học và
giúp đỡ tơi thu thập thơng tin để hồn thành chuyên đề tốt nghiệp.
Các bạn trong lớp Chuyên khoa I - khóa 6 đã cùng kề vai sát cánh với tơi hồn thành
chun đề này.
Những người bệnh - gia đình người bệnh đã cảm thông và tạo điều kiện cho tôi thăm
khám - tiếp xúc, lắng nghe và thực hiện nghiêm túc những lời khuyên dành cho họ.
Xin chân thành cảm ơn mọi người.
Nam Định, năm 2019
Học viên

Hoàng Thị Thanh Huệ


MỤC LỤC

I.

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................... 1

Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ..................................................... 3
1. Cơ sở lý luận.................................................................................................................... 3
1.1.

Định nghĩa về dinh dưỡng người .................................................................................... 3

1.2.

Vai trò dinh dưỡng với sức khỏe ..................................................................................... 3

2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................................. 5
2.1.

Vai trò dinh dưỡng với người bệnh sau phẫu thuật đường tiêu hóa ........................... 5

2.2. Thực tiễn hoạt động của khoa dinh dưỡng bệnh viện đa khoa tỉnh phú Thọ .............. 7
2.2.1. Cơ cấu tổ chức khoa dinh dưỡng .................................................................................... 7
2.2.2. Thực tiễn hoạt động của khoa .......................................................................................... 7
2.3.

Hướng dẫn chế độ ăn người bệnh sau phẫu thuật đường tiêu hóa của Bộ y tế [3] ... 8

2.3.1. Chế độ ăn người bệnh phẫu đường tiêu hóa giai đoạn khởi động ruột ...................... 9
2.3.2. Chế độ ăn người bệnh phẫu thuật đường tiêu hóa giai đoạn chuyển tiếp 1 ............. 10
2.3.3. Chế độ ăn người bệnh phẫu thuật đường tiêu hóa giai đoạn chuyển tiếp 2 ............. 11
2.3.4. Chế độ ăn người bệnh phẫu thuật đường tiêu hóa giai đoạn hồi phục ..................... 11

2.4. Đánh giá khẩu phần ăn người bệnh 24h .................................................................... 11
CHƢƠNG II: LIÊN HỆ THỰC TIỄN ................................................................................ 12
1. Giới thiệu về bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ .............................................................. 12
2. Việc thực hiện chế độ ăn người bệnh sau phẫu thuật đường tiêu hóa ........................... 15
2.1.

Đặc điểm thực hiện chế độ ăn của người bệnh phẫu thuật đường tiêu hóa ............. 15

2.2.

Đánh giá kiến thức người bệnh về chế độ ăn sau phẫu thuật .................................... 19

2.3.

Đánh giá việc thực hành chế độ ăn của người bệnh sau phẫu thuật ......................... 20

3. Ưu, nhược điểm và nguyên nhân .................................................................................. 23
3.1.

Ưu điểm ............................................................................................................................ 23

3.2.

Nhược điểm...................................................................................................................... 24

3.3.

Nguyên nhân .................................................................................................................... 24

Chƣơng III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................................................................................... 26



1. Đối với khoa Ngoại Tổng Hợp ...................................................................................... 26
2. Với nhân viên y tế tại khoa................................................................................................
3.Đối với người bệnh và gia đình người bệnh .......................................................................... 27
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 1
Phụ lục 1: BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN .................................................................................
KHẢO SÁT THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ĂN ĐÚNG NGƢỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT
ĐƢỜNG TIÊU HÓA
Phụ lục 2:Bảng điều tra khẩu phần 24h ngƣời bệnh sau phẫu thuật đƣờng tiêu hóa ........


ii

DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU
1. Hình ảnh 1 tổng thể bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ………………………………..13
2. Biểu đồ 1: thời gian người bệnh bắt đầu ăn đường miệng sau phẫu thuật…………...15
3. Biểu đồ 2: Tỷ lệ nhân viên y tế tư vấn về dinh dưỡng cho người bệnh sau PT……...16
4. Biểu đồ 3: Một số nguyên nhân người bệnh không ăn theo chế độ bệnh viện………17
5. Bảng 1: Kiến thức người bệnh sau phẫu thuật……………………………………….18
6. Biểu đồ 4: Tỷ lệ nguyên nhân thực hiện sai giai đoạn khởi động ruột……………….20
7. Biểu đồ 5: Tỷ lệ nguyên nhân thực hiện sai chế độ ăn giai đoạn chuyển tiếp 1……...21
8. Biểu đồ 6: Tỷ lệ nguyên nhân thực hiện sai chế độ ăn giai đoạn chuyển tiếp 2……...21


1


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Dinh dưỡng đúng là nền tảng cho sức khỏe tốt, nhưng cho tới hiện nay
dinh dưỡng đúng và đủ vẫn chưa thực sự được quan tâm, đặc biệt trên người
bệnhnằm viện, khi cơ thể cần đến dinh dưỡng nhất.Các nghiên cứu trong 10 năm
qua ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng chung trên các người bệnhnằm
viện dao động từ 30% - 60%. Trong các nhóm đối tượng được nghiên cứu thì suy
dinh dưỡng trên nhóm người bệnhngoại khoa chiếm tỷ lệ cao nhất (gần 60% theo
SGA ở người bệnhtrước phẫu thuật), tỷ lệ này còn cao hơn trên các người
bệnhphẫu thuật đường tiêu hóa. Một phần nguyên nhân của tình trạng này xuất
phát từ chế độ ăn của người bệnh sau phẫu thuật chưa hợp lý cũng như thiếu sự
hướng dẫn chế độ ăn tới người bệnh. Ở một số nước trên thế giới việc cung cấp
và hỗ trợ dinh dưỡng đúng là không thể thiếu của mọi phác đồ điều trị ngoại
khoa. Để nâng cao hơn chất lượng chăm sóc sức khoẻ tồn diện cho người bệnh,
nhiều nghiên cứu đã tiến hành can thiệp nhằm hướng dẫn chế độ dinh dưỡng
đúng trên người bệnh ngoại khoa. Kết quả này cho thấy các hỗ trợ dinh dưỡng
này giúp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, giảm gánh nặng chi phí, chất lượng khám,
chữa bệnh được nâng cao[6].
Ở Việt Nam trong nhưng năm trở lại đây, vấn đề dinh dưỡng trên người
bệnhnằm viện đang ngày càng được quan tâm và định hướng phát triển khi Bộ Y
Tế đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả
hoạt động này trong bệnh viện[8].[4]. Tuy vậy theo các nghiên cứu ở Việt Nam
thấy rằng suy dinh dưỡng là tình trạng phổ biến của ở người bệnhngoại khoa.
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người bệnhni dưỡng kém, khơng tn thủ
chế độ ăn có tỷ lệ nhiễm khuẩn tăng, tăng tỷ lệ tử vong và gặp nhiều biến chứng
hơn so với các người bệnhđược nuôi dưỡng tốt.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ là bệnh viện tuyến tỉnh nhưng đang là một
trong các bệnh viện đi đầu trong công tác khám chữa bệnh với các kỹ thuật mới
được áp dụng và là bệnh viện khu vực trong tương lai. Tuy nhiên hoạt động chăm
sóc, hướng dẫn chế độ ăn cho người bệnhnói chung và người bệnh ngoại khoa



2

nói riêng vẫn chưa thực sự được quan tâm đầy đủ, chưa có sự phối hợp thực sự
giữa các khoa. Theo báo cáo năm 2017 của Khoa Dinh Dưỡng – Tiết Chế thì
khoa hiện mới chỉ cung cấp khoảng 10% số lượng suất ăn cho các đối tượng
người bệnhnày. Trong khi với quy mô trên 1500 giường bệnh, và số người
bệnhtại khoa ngoại Tổng Hợp trung bình trên 300 lượt người bệnhmột tháng thì
vấn đề can thiệp phịng chống suy dinh dưỡng, giảm chi phí điều trị, làm giảm
các biến chứng liên quan đến dinh dưỡng (viêm phổi, suy hô hấp, nhiễm khuẩn)
cho số đối tượng này là vô cùng cần thiết [5]. Do vậy để xác định việc thực hiện
chế độ ăn đúng trên người bệnh ngoại khoa chúng tôi thực hiện chuyên đề “đánh
giá việc thực hiện chế độ ăn của người bệnh sau phẫu thuật đường tiêu hóa tại
BVĐK tỉnh Phú Thọ năm 2019”. Với mục tiêu sau:
1. Đánh giá thực hiện chế độ ăn của người bệnh sau phẫu thuật đường tiêu hóa
tại BVĐK tỉnh Phú Thọ năm 2019.


3

Chƣơng I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
1.1.

Định nghĩa về dinh dƣỡng ngƣời

Các chất dinh dưỡng là các chất hữu cơ được hình thành và tích lũy trong
nhữngbộ phận nhất định của cơ thể động vật và thực vật, nó cần thiết cho sự

tồn tại vàphát triển của cơ thể người và các cơ thể động vật khác.Dinh
dưỡng là chức năng mà các cá thể sử dụng thức ăn để duy trì sự sống, nghĩa
là thực hiện các hoạt động sống như: sinh trưởng, phát triển, vận động. Khoa
họcvề dinh dưỡng nghiên cứu mối quan hệ giữa các cá thể và thức ăn, chế
độ ănuống, sinh lý nuôi dưỡng, biến đổi bệnh lý... Thành ngữ “dinh dưỡng
và sức khoẻcộng đồng” dùng để chỉ mối quan hệ giữa chế độ ăn uống và sức
khoẻ hoặc bệnhtật trong một phạm vi cộng đồng dân số xác định, với mục
đích đấu tranh chốngcác bệnh tật do ăn uống không đúng cách. [1]
Năm 1824, Prout (1785-1850) là thầy thuốc người Anh đầu tiên đã chia các
hợpchất hữu cơ thành 3 nhóm: protein, lipid và carbohydrate.[1]
1.2.

Vai trị dinh dƣỡng với sức khỏe

Dinh dưỡng có vai trị quan trọng cho sự phát triển của con người cũng
như phòng ngừa bệnh tật. Vai trò dinh dưỡng với sức khỏe đã được các
danh y thời cổ quan tâm, được dùng để điều trị bệnh, Hypocrate đã viết
“thức ăn cho bệnh
nhân phải là một phương tiện để điều trị và trong phương tiện điều trị phải
có chất dinh dưỡng” hoặc “hạn chế và ăn thiếu chất bổ rất nguy hiểm đối với
những người mắc bệnh mãn tính”. Hay Sidengai-nhà y học người Anh cho
rằng “để nhằm mục đích điều trị cũng như phịng bệnh, trong nhiều bệnh chỉ
cần cho ăn những khẩu phần ăn (diet) thích hợpvà sống một đời sống có tổ
chức hợp lý”.[1]
Cùng với sự phát triển của các nghành khoa học, vai trò dinh dưỡng càng
được khẳng định với các cơng trình nghiên cứu của nhiều tác giả như


4


Gomez (1956), Jelliffe (1959), Welcome (1970) về vai trò của dinh
dưỡng[2]. Ngày nay chúng ta đã biết khoảng 60 chất dinh dưỡng mà cơ thể
người có thể sử dụng được, trong đó có khoảng 40 chất cơ thể cần thiết tuyệt
đối: 8-10 acid amin, 1-2đường đơn, 2-3 acid béo chưa no, hơn 13 nguyên tố
khoáng và hơn 15 sinh tố, và cũng đã có tương đối đầy đủ cơ sở khoa học
cho sản xuất, bảo quản, chế biến,dinh dưỡng bệnh lý và tiết chế.
Các chất dinh dưỡng là các chất hữu cơ được hình thành và tích lũy trong
những
bộ phận nhất định của cơ thể động vật và thực vật, nó cần thiết cho sự tồn tại

phát triển của cơ thể người và các cơ thể động vật khác. Ngày nay nhờ các
phát hiện mới của nghành dinh dưỡng học , người ta lần lượt biết rằng, trong
thức ăn có chứa các thành phần dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể, đó là
các chất protein, lipid, glucid, vitamin và các chất khoáng. Sự thiếumột
trong các chất này trong khẩu phần ăn có thể gây ra nhiều bệnh tật thậm chí
chết người, như bệnh Scorbut do thiếu vitamin C, bệnh tê phù Beriberi do
thiếu vitamin B1, bệnh viêm da Pellagra do thiếu vitamin PP, … Thiếu dinh
dưỡng còn làm cho cơ thể chậm phát triển, giảm sức đề kháng, làm tăng
nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Đối với người bệnh nằm viện, suy dinh
dưỡng làm tăng tỉ lệ biến chứng và tử vong, thời gian nằm viện kéo dài, do
đó chi phí điều trị tăng.Khi thừa dinh dưỡng lại là một trong những yếu tố
nguy cơ gây bệnh mạn tính như: tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo
đường, thừa cân, béo phì, các bệnh tim mạch...[7]
Bên cạnh đó khi thực hiện chế độ dinh dưỡng đúng và hợp lý sẽ giúp cho cơ
thể duy trì khả năng miễn dịch nhằm phòng tránh các bệnh nhiễm trùng và
các bệnh do thiếu hoặc thừa dinh dưỡng gây ra. Theo nghiên cứu của các
chuyên gia về dinh dưỡng thì giữa chế độ ăn uống và một số bệnh mạn tính
như: béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành, ung thư…
có mối liên quan và kết luận “chế độ ăn đi trước, rước bệnh đi sau”, điều đó



5

cho thấy vai trò và tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong việc phòng
tránh bệnh tật.
Rõ ràng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ có vai trị và tầm quan trọng rất
lớn trong điều trị và phòng tránh bệnh tật. Hiện nay, chế độ ăn uống đã được
sử dụng đồng thời với biện pháp dùng thuốc trong điều trị. Do đó, trong điều
trị, ngồi việc sử dụng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác cần phải
thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp. Và cần phải xem việc phối
hợp dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý với việc sử dụng thuốc ngay cả điều trị ngoại
trú chứ không chỉ thực hiện khi nằm bệnh viện
2. Cơ sở thực tiễn
2.1.

Vai trò dinh dƣỡng với ngƣời bệnh sau phẫu thuật đƣờng tiêu hóa
Từ lâu người ta đã coi dinh dưỡng là phần thiết yếu của việc điều trị

bệnh, đặc biệt trên người bệnh sau phẫu thuật với nhiều bệnh cảnh khác
nhau cần các chế độ dinh dưỡng khác nhau, vì khơng chỉ có tác dụng ni
sống người bệnh mà cịn tham gia vào q trình điều trị giúp người bệnh
phẫu thuật nhanh liền vết mổ. Ở Việt Nam tỷ lệ suy dinh dưỡng người bệnh
nằm viện dao động từ 40 – 60% và đặc biệt cao trên người bệnh sau phẫu
thuật bệnh lý đường tiêu hóa tuy nhiên chế độ dinh dưỡng hiện nay chưa
được quan tâm đúng mức.
Lành vết thương và dinh dưỡng có mối quan hệ mật thiết Lành vết
thương và dinh dưỡng có quan hệ mật thiết đã được công nhận bởi các
nghiên cứu có từ hàng trăm năm. Suy dinh dưỡng hoặc thiếu hụt chất dinh
dưỡng có tác động nghiêm trọng đến sự lành vết thương.Các yếu tố dinh
dưỡng trong sự hàn gắn vết thương.

Suy dinh dưỡng protein – năng lượng, dạng phổ biến nhất của suy
dinh dưỡng trên thế giớidẫn đến giảm sức căng vết thương, giảm chức năng
tế bào lympho T, giảm hoạt động thực bàovà giảm bổ thể, kháng thể cuối
cùng là giảm khả năng đề kháng của cơ thể đối với vết thươngchống lại


6

nhiễm trùng. Trên lâm sàng suy giảm miễn dịch tương quan với tăng tỷ lệ
biến chứng và tăng sự không lành vết thương sau phẫu thuật. Suy dinh
dưỡng có thể có trước vết thương hoặc có thể thứ phát do dị hóa từ vết
thương. Cần cung cấp dinh dưỡng tốt nhất để đạt hiệu quả cho sự lành vết
thương.
- Chất bột đường (Glucid)
Chất đường cùng với chất béo cung cấp năng lượng chính cho cơ thể và sự
lành vết thương, vết thương cần năng lượng để tổng hợp collagen.Glucose là
nguồn năng lượng chínhcho sự lành vết thương dưới dạng ATP.Glucose
cũng cần thiết cho việc ngăn ngừa suy giảmamino acid và protein. Chất
đường đóng vai trị quan trọng cung cấp năng lượng cho sự lành vếtnhưng
quá nhiều đường cũng làm chậm quá trình lành vết thương như bệnh nhân
đái tháođường khi khơng kiểm sốt đường huyết tốt
- Protein
Thiếu protein nặng làm chậm lành vết thương do giảm tổng hợp collagen,
giảm sự căng da và gia tăng nhiễm trùng. Tuy nhiên thiếu hụt protein đơn
thuần hiếm gặp mà đa số kết hợpprotein năng lượng hay suy dinh dưỡng
protein – năng lượng.
- Chất béo
Vai trò chất béo chưa được nghiên cứu sâu, nhu cầu acid béo cần thiết tăng
lên sau tổn thương, sự thiếu hụt các acid béo cần thiết có thể xảy ra sau 2
tuần khơng dùng chúng mặc dùkhơng có biểu hiện lâm sàng cho tới 2- 7

tháng. Phospholipid là thành phần chính của màng tếbào trong khi
prostaglandins đóng vai trị quan trọng cho phản ứng viêm và chuyển hóa tế
bào.Thiếu hụt acid béo thiết yếu hiếm khi biểu hiện lâm sàng trừ khi ni ăn
tĩnh mạch kéo dài màkhơng có chất béo.
- Vi chất dinh dưỡng
Vi chất dinh dưỡng cần thiết cho tế bào bao gồm thành phần hữu cơ như
vitamin và thànhphần vô cơ. Mặc dù các chất này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong


7

nhu cầu dinh dưỡng cơ thể nhưng rấtquan trọng cho sự lành vết
thương.Mangne là đồng yếu tố tổng hợp protein và collagen cầnthiết cho sự
lành vết thương. Kẽm liên quan tổng hợp DNA, tổng hợp protein và tăng
sinh tếbào, ngoài ra sắt, đồng cũng cần thiết cho sự lành vết thương.
2.2.

Thực tiễn hoạt động của khoa dinh dƣỡng bệnh viện đa khoa tỉnh
phú Thọ

2.2.1. Cơ cấu tổ chức khoa dinh dƣỡng
- Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế hiện tại có 06 cán bộ gồm 01 thạc sỹ, 01
bác sỹ, 01 Cử nhân y tế công cộng, 03 điều dưỡng.
- Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế được chia thành 02 bộ phận gồm: bộ
phận dinh dưỡng lâm sàng và bộ phận dinh dưỡng tiết chế (do một
đơn vị hợp đồng với bệnh viện chịu trách nhiệm chế biến và cung cấp
suất ăn)
2.2.2. Thực tiễn hoạt động của khoa
- Khám, tư vấn về dinh dưỡng cho người bệnh ngoại trú.
- Theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh nội trú trong

quá trình điều trị.
- Điều trị bằng chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh nội trú (hiện khoa
cung cấp trên 100 mã chế độ ăn bệnh lý).
- Tổ chức phục vụ dinh dưỡng, tiết chế.
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn
thực phẩm trong bệnh viện.
- Giáo dục truyền thông về dinh dưỡng, tiết chế (tổ chức tư vấn người
bệnh tại buồng bệnh và kết hợp tư vấn trong các buổi họp hội đồng
người bệnh, khoa đã xây dựng các loại tờ rơi hướng dẫn chế độ ăn cho
trên 30 mặt bệnh phổ biến).
- Đào tạo, chỉ đạo tuyến và nghiên cứu khoa học (khoa đã đào tạo cho
trên 50 lượt học viên tuyến cơ sở và hàng năm khoa đều có các đề tài,


8

sáng kiến cải tiến nâng cao hiệu quả chăm sóc dinh dưỡng trên người
bệnh).
Một số hình ảnh hoạt động khoa Dinh dưỡng – Tiết chế

2.3.

Hƣớng dẫn chế độ ăn ngƣời bệnh sau phẫu thuật đƣờng tiêu hóa
của Bộ y tế [3]


9

Trong các bệnh ngoại khoa, dinh dưỡng đóng một vai trị rất quan
trọng, vì bệnh nhân ngoại khoa phải đủ sức vượt qua được cuộc phẫu thuật do

mất máu, dịch thể, stress... Để phẫu thuật đạt kết quả tốt, bệnh nhân cần được
nuôi dưỡng tốt cả trước và sau phẫu thuật.
Chế độ dinh dưỡng người bệnh phẫu thuật đường tiêu hóa thường qua
ba giai đoạn:
- Giai đoạn đầu (khởi động ruột): Là thời gian 1 - 2 ngày ngay sau khi mổ.
Đây là giai đoạn tăng nhiệt độ cơ thể, liệt cơ do ảnh hưởng của thuốc gây
mê dẫn đến liệt ruột, chướng hơi, bệnh nhân mệt mỏi. Chuyển hoá mất
nhiều nitơ, cân bằng nitơ âm tính, mất nhiều kali, vì thế cũng làm tăng
thêm sự liệt ruột, chướng hơi.
- Giai đoạn giữa (giai đoạn chuyển tiếp): Từ ngày thứ 3 - 5 sau mổ. Thông
thường đến giai đoạn này nhu động ruột đã trở lại, bệnh nhân đã có thể
trung tiện. Bệnh nhân tỉnh táo hơn, có cảm giác đói nhưng vẫn chán ăn.
Bài tiết nitơ giảm đi, cân bằng nitơ trở lại bình thường. Bài tiết kali cũng
giảm.
- Giai đoạn hồi phục: Đến giai đoạn này bệnh nhân đại tiểu tiện bình
thường, kali máu dần trở lại bình thường. Vết mổ đã liền. Bệnh nhân biết
đói, có thể ăn tăng để phục hồi dinh dưỡng nhanh.

2.3.1. Chế độ ăn ngƣời bệnh phẫu đƣờng tiêu hóa giai đoạn khởi động
ruột
Nguyên tắc

Cơ cấu khẩu phần

Ký hiệu


10

1. Nhu cầu các chất dinh dưỡng:


E (kcal): 300- 500

- Năng lượng: 35- 40 Kcal/kg cân nặng hiện tại/ngày.

P (g): < 10

- Protid: 1-1,2g /kg cân nặng hiện tại.

L (g): < 5

- Lipid: 15-20 % tổng năng lượng.

G (g): 50- 100

PT01-X

2. Đường nuôi:
a) Nuôi qua đường ruột:
- Năng lượng: 300-500 Kcal/ngày
- Protid: <10 g/ngày
- Lipid: <5 g/ngày
- Số bữa ăn: 6 -8 bữa/ngày
- ăn lỏng hoàn toàn (nước cháo, nước quả chín)
b) Ni qua đường tĩnh mạch:
Số lượng chất dinh dưỡng= Nhu cầu- số lượng chất
dinh dưỡng nuôi qua đường ruột.

2.3.2. Chế độ ăn ngƣời bệnh phẫu thuật đƣờng tiêu hóa giai đoạn chuyển
tiếp 1

Nguyên tắc

Cơ cấu khẩu phần

1. Nhu cầu các chất dinh dưỡng

E (kcal): 700- 1000

- Năng lượng: 35- 40 Kcal/kg cân nặng hiện tại/ngày.

P (g): 10 - < 25

- Protid: 1-1,2g /kg cân nặng hiện tại

L (g): < 15

- Lipid: 15-20 % tổng năng lượng.

G (g): 158- 225

3. Đường nuôi:
a) Nuôi qua đường ruột:
- Năng lượng: 700-1000 Kcal/ngày
- Protid: <25 g/ngày
- Lipid: <15 g/ngày
- Thực phẩm: gạo, khoai tây, quả chín, sữa đã thủy
phân protein vàl ipid chuỗi trung bình. Trong các
trường hợp đặc biệt, tuỳ theo độ cắt giảm diện tích hấp
thu mà lựa chọn các thực phẩm cơng thức có chứa các
chuỗi peptid, hoặc ở dạng acid amin và lipid ở dạng

chuỗi trung bình.
- ăn mềm (cháo, súp, sữa, nước quả).
- Số bữa ăn: 6 -8 bữa/ngày
b) Nuôi qua đường tĩnh mạch:

Ký hiệu
PT02-X


11

Số lượng chất dinh dưỡng= Nhu cầu- số lượng chất
dinh dưỡng nuôi qua đường ruột.

2.3.3. Chế độ ăn ngƣời bệnh phẫu thuật đƣờng tiêu hóa giai đoạn chuyển
tiếp 2
Nguyên tắc

Cơ cấu khẩu phần

1. Nhu cầu các chất dinh dưỡng

E (kcal): 1200-1300

- Năng lượng: 35- 40 Kcal/kg cân nặng hiện tại/ngày.

P (g): 30- 45

Ký hiệu
PT03-X


- Protid: 1- 1,2g /kg cân nặng hiện tại. Trong đó: Ni L (g): < 20
qua đường ruột 30- 45 g, phần cịn lại ni qua đường G (g): 250- 330
tĩnh mạch).
- Lipid: 15-20 % tổng năng lượng. Ni qua đường
ruột <20 g, phần cịn lại ni qua đường tĩnh mạch.
4. Đường nuôi:
a) Nuôi qua đường ruột:
- Năng lượng: 1200-1300 Kcal/ngày
- Protid: 30-45 g/ngày
- Lipid: <20g/ngày
- Số bữa ăn: 4- 6 bữa/ngày
b) Nuôi qua đường tĩnh mạch:
Số lượng chất dinh dưỡng= Nhu cầu- số lượng chất
dinh dưỡng nuôi qua đường ruột.

2.3.4. Chế độ ăn ngƣời bệnh phẫu thuật đƣờng tiêu hóa giai đoạn hồi phục
Nguyên tắc

Cơ cấu khẩu phần

- Năng lượng: 1800-1900 Kcal/ngày.

E (kcal): 1800-1900

- Protid: 12-14% tổng năng lượng.

P (g): 55- 65

Ký hiệu

PT04-X

- Lipid: 15- 25% tổng năng lượng. Axid béo chưa no L (g): 40- 50
một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và axid G (g): 275- 325
béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid.
Natri(mg): < 2400
- Số bữa ăn: 4- 6 bữa/ngày.
Nước (l): 2- 2,5

2.4.

Đánh giá khẩu phần ăn ngƣời bệnh 24h
Phương này đối tượng được hỏi kể lại tỷ mỉ những gì đã ăn ngày hơm trước
hoặc 24h trước khi phỏng vấn.


12

Ưu điểm: là phương pháp thông dụng áp dụng cho đối tượng, có giá trị áp
dụng cho số đơng đối tượng.
- Đơn giản, nhẹ nhàng đối với đối tượng nên có sự hợp tác cao.
- Nhanh, chi phí ít và có thể áp dụng rộng dãi ngay cả với đối tượng có trình
độ văn hóa thấp hoặc mù chữ.
Đối tượng được hỏi:
- Hỏi trực tiếp người bệnh hoặc người theo ni.
Thời gian: có 2 cách ấn định thời gian cần thu thập thông tin
- Cách 1: hỏi ghi tất cả các thực phẩm (kể cả đồ uống được đối tượng tiêu
thụ trong 24h) kể từ lúc điều tra viên hỏi trở về trước.
- Cách 2: hỏi ghi tất cả các thực phẩm kể cả đồ uống được đối tượng tiêu thụ
ngày hôm trước từ lúc ngủ dậy buổi sáng hôm qua cho đến trước lúc thức

dậy của sáng hôm sau. [9]

CHƢƠNG II
LIÊN HỆ THỰC TIỄN
1. Giới thiệu về bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ được thành lập từ năm 1965 với tên gọi
là Bệnh viện cán bộ. Từ năm 2006 đến nay, Bệnh viện được đổi tên thành
Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.
Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Phú Thọ là Bệnh viện tuyến cao nhất
của tỉnh Phú Thọ, được xếp loại Bệnh viện hạng I với quy mô 2.000 giường
bệnh, tổng số cán bộ viên chức Bệnh viện 1.564 cán bộ, trong đó Bác sỹ và


13

Dược sỹ Đại học: 523 người; số điều dưỡng, NHS, KTV: 781 người; cán bộ
khác: 260 người.
Bệnh viện xác định sứ mệnh và tầm nhìn là địa chỉ tin cậy hàng đầu
trong việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ và các tỉnh khu vực Tây Bắc.
Bệnh viện có tổng số 40 khoa, phịng, trung tâm trong đó: 08 phịng
chức năng, 06 khoa Cận lâm sàng, 17 khoa Lâm sàng và 10 Trung tâm: Trung
tâm Ung bướu; Trung tâm Đào tạo chỉ đạo tuyến; Trung tâm khám chữa bệnh
chất lượng cao; Trung tâm tim mạch; Trung tâm xét nghiệm;Trung tâm huyết
học - truyền máu; Trung tâm Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng;Trung
tâm Đột quỵ; Trung tâm Thận - Lọc máu; Trung tâm Sản Nhi.
Bệnh viện có tổng số 40 phịng khám trong đó có 26 phịng khám cơng
lập, 12 phòng khám theo yêu cầu, 01 phòng khám OPC và 01 phòng khám Hỗ
trợ sinh sản.
Bệnh viện đã áp dụng thành công và được cấp chứng nhận đạt tiêu

chuẩn chất lượng ISO 9001 : 2008 và liên tục được cấp duy trì từ năm 2009.
Đến năm 2017, Bệnh viện tiếp tục được cấp duy trì chứng nhận tiêu chuẩn ISO
9001:2015 và chứng nhận ISO 15189 : 2012 (TCVN 15189 : 2014) về tiêu
chuẩn chất lượng và năng lực của phòng xét nghiệm Y tế dành cho Đơn vị
Hóa sinh thuộc Trung tâm xét nghiệm BV ĐK tỉnh Phú Thọ... Tất cả các khâu
trong quy trình khám, chữa bệnh tại Bệnh viện đều được chuẩn hóa, các quy
chế chun mơn trong thường trực cấp cứu, khám bệnh và chăm sóc người
bệnh được thực hiện nghiêm túc.
Bệnh viện có cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị máy móc hiện
đại: Bệnh viện nằm trong khuôn viên rộng 2.94 ha với 3 tòa nhà 7 tầng, 2 tòa
nhà 11 tầng (Tòa nhà đa trung tâm và Trung tâm khám chữa bệnh chất lượng
cao).
Bệnh viện có 1.600 giường bệnh.Hàng ngày, Bệnh viện tiếp đón trung
bình từ 1.300 – 1.500 lượt người đến khám bệnh, người bệnh nội trú trung bình


14

1.600 – 1.800 người.Số lượng người bệnh đến khám chữa bệnh ngày càng
tăng.

Hình ảnh 1: tổng thể BVĐK tỉnh Phú Thọ
Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc, nâng cao sức khỏe người dân trong tình
hình mới, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, quan trọng nhất là làm hài lịng
về chất lượng điều trị, xác định con người ln là yếu tố then chốt trong mọi
thành công, Ban lãnh đạo Bệnh viện đã đưa công tác đào tạo và phát triển đội
ngũ nhân lực trình độ cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bệnh
viện. Để triển khai công tác này, Bệnh viện đã áp dụng đồng bộ nhiều giải
pháp. Năm 2017, Bệnh viện đã cử đi đào tạo 02 nghiên cứu sinh; 26 bác sỹ
CKII; 34 thạc sỹ, bác sỹ chuyên khoa I; cử 21 điều dưỡng đi học điều dưỡng

chuyên khoa I. Trong năm, Bệnh viện thu hút được 70 bác sỹ chính quy về
cơng tác tại Bệnh viện, trong đó 06 bác sỹ loại giỏi, 01 bác sỹ CKI, 03 bác sỹ
đã thi đỗ nội trú. Thường xuyên mời các chuyên gia đầu ngành trong nước và
nước ngoài về đào tạo tại chỗ và chuyển giao công nghệ mới tại Bệnh viện
Thế mạnh hiện nay của Bệnh viện là phát triển mạnh các chuyên khoa
mũi nhọn như ung bướu, tim mạch, chấn thương chỉnh hình, đột qụy, hỗ trợ
sinh sản, huyết học truyền máu, ghép thận, lọc máu - thận nhân tạo...
Để đạt được những thành cơng đó phải nói đến hiệu quả từ đề án Bệnh
viện vệ tinh. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang là Bệnh viện Vệ


15

tinh của các bệnh viện trung ương bao gồm: Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức;
Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện K Trung ương,
Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, Bệnh viện nội tiết Trung ương, Bệnh viện Bệnh nhiệt
đới Trung ương. Chính vì vậy, Bệnh viện đã nhận được sự hỗ trợ trong công
tác đào tạo cán bộ, chuyển giao chuyên môn kỹ thuật từ các bệnh viện hạt
nhân.
Khoa Ngoại Tổng Hợp: đảm nhận chức năng khám và điều trị cho
những người bệnh thuộc lĩnh vực ngoại khoa (phẫu thuật các bệnh lý về tiêu
hóa, gan, mật, tụy; nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng các kỹ thuật cao,
các phương pháp điều trị mới vào phẫu thuật và điều trị cho người
bệnh,chuyển giao chun mơn kỹ thuật cho tuyến dưới với nhiều hình thức.
Ngồi ra khoa cịn đảm nhiệm cơng tác đào tạo và huấn luyện chuyên ngành
Ngoại khoa tiêu hóa cho các Bệnh viện tuyến dưới và học sinh, sinh viên các
trường Đại học Y, Cao đẳng Y, Dược trong và ngoài tỉnh). Khoa hiện có 23
cán bộ trong đó có 11 bác sĩ và 12 điều dưỡng viên. Đội ngũ cán bộ nhân viên
trẻ, năng động nhiệt tình, tâm huyết với nghề, ln khắc phục mọi khó khăn để
hồn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, thường xuyên trau dồi, cập nhật kiến

thức, ln có ý thức học tập, nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ lý luận
và chuyên môn nghiệp vụ.
2. Việc thực hiện chế độ ăn ngƣời bệnh sau phẫu thuật đƣờng tiêu hóa
2.1. Đặc điểm thực hiện chế độ ăn của ngƣời bệnh phẫu thuật đƣờng tiêu
hóa
Dinh dưỡng thơng qua chế độ ăn đóng góp một phần quan trọng trong điều
trị. Chính vì vậy vai trị của việc thực hiện chế độ ăn là quan trọng và rất cần
thiết. Qua phỏng vấn người bệnh, người nhà người nhà người bệnh, khảo sát
nay đã mô tả được tương đối toàn diện về việc thực hiện chế độ ăn người bệnh
sau phẫu thuật đường tiêu hoa tại BVĐK tỉnh Phú Thọ.


16

Trên 100 người bệnh nghiên cứu tại khoa ngoại Tổng Hợp, bệnh viện đa khoa
tỉnh Phú Thọ chúng tôi nhận thấy có 32 người bệnh (32% ) thực hiện tốt chế
độ ăn của mình sau phẫu thuật, 68 người bệnh tương đương 68% thực hiện chế
độ ăn chưa tốt bao gồm người bệnh nhịn quá dài ngày, ăn chưa theo hướng dẫn
của cán bộ tại khoa.
Về thời gian bắt đầu ăn sau phẫu thuật:
thời gian bắt đầu ăn sau phẫu thuật
45
40
35
30
25
20
15
10
5

0

41

39

20

trong 24 giờ trong 48 giờ
đầu

thời gian bắt đầu ăn
sau phẫu thuật

trên 48 giờ

Biều đồ 1: Thời gian người bệnh bắt đầu ăn đường miệng sau PT
Qua những số liệu thu thập được nhóm khảo sát nhận thấy, có 20%
người bệnh bắt đầu ăn đường miệng ngay sau phẫu thuật 1 ngày, 41% người
bệnh bắt đầu ăn sau 2 ngày phẫu thuật và có 39% người bệnh bắt đầu ăn đường
miệng trên 2 ngày sau phẫu thuật. Việc nuôi dưỡng bằng đường miệng sớm
giúp người bệnh sớm lành vết mổ cũng như gia tăng hiệu quả điều trị trên
người bệnh sau phẫu thuật. Tuy nhiên hiện nay quản điểm chủ yếu vẫn là chờ
người bệnh có trung tiện chở lại mới bắt đầu nuôi ăn đường miệng.


17

Tỷ lệ nhân viên y tế tƣ vấn về dinh dƣỡng
47


50
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0

38

Tỷ lệ người bệnh
được tư vấn về…
9

bác sỹ

điều dưỡng

khoa Dinh
dưỡng

7

không được
tư vấn


Biểu đồ 2: Tỷ lệ nhân viên y tế tư vấn về dinh dưỡng sau phẫu thuật
Việc tư vấn, hướng dẫn thực hiện chế độ ăn cho người bệnh được thực
hiện tốt, 93% người bệnh hoặc người nhà người bệnh đã được hướng dẫn về
thực hiện chế độ ăn cho người bệnh sau phẫu thuật cụ thể (bác sỹ tại khoa
hướng dẫn 38%, điều dưỡng viên hướng dẫn 47%, 9% người bệnh được cán bộ
khoa Dinh dưỡng hướng dẫn). Mặc dù vậy kết quả khảo sát về kiến thức người
bệnh vẫn cho thấy có khoảng gần 30% người bệnh đã được hướng dẫn nhưng
vẫn chưa nắm được cụ thể về chế độ ăn của mình.
Cũng từ kết quả khảo sát nhóm nhận thấy chỉ có 26% người bệnh có
đăng ký ăn theo chế độ của bệnh viện cung cấp. 74% người bệnh thực hiện chế
độ tự ăn.


×