Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa cấp i thực trạng kiến thức vàthực hành cho trẻ bú sớm sau sinh của sản phụ tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.09 KB, 71 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
------

MAI THỊ MAI HƯƠNG

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀTHỰC HÀNH CHO TRẺ BÚ SỚM SAU
SINH CỦA SẢN PHỤ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2020

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH- 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
------

MAI THỊ MAI HƯƠNG

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CHO TRẺ BÚ SỚM SAU
SINH CỦA SẢN PHỤ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2020
Chuyên ngành: Điều dưỡng Sản phụ khoa
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
PGS. TS Lê Thanh Tùng

NAM ĐỊNH- 2020



i
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả của quá trình học tập tại trường Đại học
Điều dưỡng Nam Định của học viên trong hai năm theo học chương trình chuyên
khoa 1 chuyên ngành Điều dưỡng
Với tình cảm chân thành, học viên xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
giáo viên hướng dẫn, ........ đã nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp nhiều ý tưởng cho
nghiên cứu, dành thời gian quý báu tận tình chỉ bảo học viên trong tồn bộ q
trình viết đề cương, thực hiện nghiên cứu và hồn thành khóa luận.
Học viên xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học,
các thầy cô giáo trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình giảng dạy,
hướng dẫn, giúp đỡ học viên hồn thành chương trình học tập.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội,
đồng nghiệp nơi tôi tiến hành nghiên cứu, đã tạo điều kiện giúp đỡ và tham gia vào
nghiên cứu.
Tác giả xin được cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã khuyến khích trên
con đường học tập và tất cả bạn bè đồng khóa chuyên khoa 1 chuyên ngành Điều
dưỡng đã cùng nhau học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong suốt 2 năm qua.
Cuối cùng, với những phát hiện trong nghiên cứu này, tác giả xin chia sẻ với
tất cả đồng nghiệp đang làm cơng tác chăm sóc sức khỏe sinh sản trên địa bàn
thành phố Hà Nội, đặc biệt là các bạn đồng nghiệp tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
nơi tôi đang làm việc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Học viên


Mai Thị Mai Hương


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung trong Báo
cáo chuyên đề này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được cơng bố trong
bất cứ cơng trình nào khác. Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn của giáo viên hướng dẫn. Nếu có điều gì sai trái, tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm.

Học viên

Mai Thị Mai Hương


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... 3
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... 4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................................3

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................... 5
1.1. Giới thiệu về sữa mẹ và NCBSM ...................................................................... 5
1.1.1. Lợi ích của ni con bằng sữa mẹ .................................................................. 5
1.1.2 Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất, hoàn hảo nhất cho sức khỏe, sự lớn lên

và phát triển của trẻ .......................................................................................... 5
1.1.3. Ni con bằng sữa mẹ góp phần bảo vệ sức khỏe cho người mẹ. ............ 6
1.1.4. Khuyến nghị về nuôi dưỡng trẻ nhỏ ........................................................ 7
1.2. Cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn .................................................................. 8
Chương 2. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ..Error! Bookmark not defined.
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 11
2.1.1. Nghiên cứu định lượng ......................................................................... 11
2.1.2. Nghiên cứu định tính ............................................................................ 11
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................... 11
2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 11
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................................. 12
2.4.1. Nghiên cứu định lượng ......................................................................... 12
2.4.2. Nghiên cứu định tính ............................................................................ 12
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 13
2.5.1. Thu thập số liệu định lượng .................................................................. 13
2.5.2. Thu thập số liệu định tính ..................................................................... 13
2.6. Biến số nghiên cứu và định nghĩa biến số (Phụ lục 1) .................................... 14
2.7. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................ 21
2.8. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu ............................................................... 21
3.1. Kiến thức về bú sớm và bú mẹ hoàn toàn của ĐTNC. ..................................... 22


3.2. Thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh của ĐTNC ............................................... 30
Chương 3. BÀN LUẬN ......................................................................................... 36
1. Các nghiên cứu về nuôi con bằng sữa mẹ, cho bú sớm và bú mẹ hoàn toàn ....... 36
1.1 Các nghiên cứu trên thế giới ........................................................................... 36
1.2 Các nghiên cứu trong nước..........................................................................................37
2 . Các yếu tố ảnh hưởng đến bú sớm và bú mẹ hồn tồn................................................38
2.1 . Hoạt động khuyến khích ni con bằng sữa mẹ tại địa bàn nghiên cứu.....................39
KẾT

LUẬN...................................................................................................................................40

5.1. Kiến thức về bú sớm và bú mẹ hoàn toàn:..................................................... 401
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP............................................................................................42
1. Đối với Bệnh viện...........................................................................................................42
2. Đối với cán bộ y tế trực tiếp đỡ đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh:
3. . Vai trị của gia đình trong việc Nuôi con bằng sữa mẹ:.................................................43

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phụ lục . CÁCH TÍNH ĐIỂM KIẾN THỨC BÚ SỚM TRONG NCBSM
Phụ lục 1. PHIẾU HỎI SẢN PHỤ THAM GIA NGHIÊN CỨU
Phụ lục. PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU
ĐẠI DIỆN PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG BVPSHN
Phụ lục. PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU
CÁN BỘ PHỤ TRÁCH CHƯƠNG TRÌNH NCBSM BVPSHN
Phụ lục. PHỎNG VẤN SÂU SẢN PHỤ SAU SINH BVPSHN


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BGĐ

Ban Giám đốc

BV

Bệnh viện

BVPSHN


Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

BMTE

Bà mẹ trẻ em

CSSKSS

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

CHTM

Đẻ chỉ huy tĩnh mạch

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐDTBV

Điều dưỡng trưởng bệnh viện

ĐDTK

Điều dưỡng trưởng khoa

ĐTV

Điều tra viên


NCBSM

Nuôi con bằng sữa mẹ

NCBSMHT

Ni con bằng sữa mẹ hồn tồn

NC

Nghiên cứu

NHS

Nữ hộ sinh

NVYT

Nhân viên y tế

HD

Hướng dẫn

HS, SV

Học sinh, sinh viên

KB


Khám bệnh

KH

Kế hoạch

KSTC

Kiểm soát tử cung

PN

Phụ nữ

SKSS

Sức khỏe sinh sản

SP

Sản phụ

SM

Sữa mẹ

PV

Phỏng vấn


PVS

Phỏng vấn sâu

IMCI

Management Interagreted Chilhood Illness

WHO

Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ........................................... 22
Bảng 3.1.2. Khám thai và tư vấn trước sinh về sữa mẹ của ĐTNC......................... 23
Bảng 3.1.3. Thông tin về lần sinh con của ĐTNC .................................................. 24
Bảng 3.1.4. Kiến thức về sữa non của ĐTNC ........................................................ 24
Bảng 3.1.5. Kiến thức về thời gian cho trẻ bú sớm của ĐTNC ............................... 25
Bảng 3.1.6. Niềm tin về số lượng và chất lượng của sữa non của ĐTNC .............. 27
Bảng 3.1.7. Kiến thức về bú mẹ hoàn toàn của ĐTNC .......................................... 28
Bảng 3.1.8. Kiến thức về số bữa bú trong ngày của trẻ của ĐTNC ........................ 28
Bảng 3.1.9. Kiến thức về cách bảo vệ và duy trì nguồn sữa của ĐTNC ................. 29
Bảng 3.1.10 Mong muốn được nhận thêm thông tin của ĐTNC............................. 30
Bảng 3.2.1. Nguyên nhân cản trở trẻ bú mẹ sớm sau sinh (n=192)......................... 31
Bảng 3.2.2. Người hỗ trợ khi cho trẻ bú lần đầu của ĐTNC................................... 33
Bảng 3.2.3. Trẻ được cho ăn/ uống trước bữa bú lần đầu ....................................... 34


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1.1 Kiến thức về lợi ích sữa non của ĐTNC .......................................... 25
Biểu đồ 3.1.2. Kiến thức về lợi ích cho trẻ khi bú mẹ sớm của ĐTNC ................... 26
Biểu đồ 3.1.3. Kiến thức về lợi ích cho mẹ khi cho trẻ bú sớm của ĐTNC ............ 26
Biểu đồ 3.1.4. Kiến thức về nguy cơ cho trẻ khi không được bú sữa non của ĐTNC
......................................................................................................... 27
Biểu đồ 3.1.5. Kiến thức về cho trẻ bú sớm của ĐTNC ......................................... 28
Biểu đồ 3.1.6. Sự tiếp cận thông tin của ĐTNC ..................................................... 29
Biểu đồ 3.2.1. Thực hành cho trẻ bú sớm của ĐTNC ............................................. 30
Biểu đồ 3.2.2. Những khó khăn khi cho trẻ bú lần đầu của ĐTNC ......................... 32
Biểu đồ 3.2.3. Tỉ lệ thực hành cho trẻ bú mẹ hoàn toàn tại thời điểm xuất viện...... 34
Biểu đồ 3.2.4. Lý do cho trẻ năm thêm sữa ngoài của ĐTNC ............................... 35


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng
đầu là một trong những can thiệp có hiệu quả nhất trong các can thiệp tăng cường
sức khỏe và giảm tỷ lệ tử vong trẻ em [34]. Theo kết quả của một số nghiên cứu,
nếu can thiệp này được thực hiện được ở 90% số bà mẹ cho con bú thì có thể cứu
sống được 1,3 triệu trẻ em hàng năm, trong đó chỉ với can thiệp cho trẻ bú sớm
trong giờ đầu giảm được 22% số tử vong trẻ trong vòng 1 tháng sau đẻ [34], [36],
[47].
Cho trẻ bú sớm sẽ cung cấp được nguồn sữa non quý giá cho trẻ. Sữa non là
sữa chỉ có trong vài ngày đầu sau đẻ. Sữa non chứa đầy đủ chất dinh dưỡng phù hợp
cho trẻ mới sinh và nhiều chất kháng khuẩn giúp trẻ sơ sinh chống đỡ với nguy cơ
lây nhiễm bệnh tật. Hơn thế nữa, các chất giúp phòng nhiễm khuẩn này tiếp tục góp
phần vào việc hình thành và hoàn chỉnh hệ thống miễn dịch về sau cho trẻ. Chính vì
vậy người ta coi sữa mẹ như là liều vắc xin đầu tiên giúp trẻ chống đỡ bệnh tật [45].
Mặc dù lợi ích của việc cho con bú sớm và bú mẹ hoàn toàn đã được rất nhiều
nghiên cứu khẳng định nhưng kiến thức và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của

nhiều bà mẹ vẫn còn hạn chế. Một số bà mẹ vẫn còn vắt sữa đầu trước khi cho con
bú. Nhiều bà mẹ vẫn chưa tin tưởng là có thể có sữa ngay sau khi sinh nên cho bữa
bú đầu thường chậm sau 1 giờ hoặc nhiều giờ sau đẻ. Một số bà mẹ thường cho con
ăn các thức ăn khác trước khi bú mẹ lần đầu. Các thực hành này khơng những đã bỏ
phí đi những giọt sữa non q giá cho trẻ mà cịn có ảnh hưởng khơng tốt đến thực
hành ni con bằng sữa mẹ sau này [17], [20].
Ở Việt nam, mặc dù hầu hết các bà mẹ đều nuôi con bằng sữa mẹ nhưng tỷ lệ
cho con bú sớm chỉ đạt được 55% [38]. Hỗ trợ các bà mẹ trong khi mang thai và sau
khi sinh về NCBSM để tăng tỷ lệ cho con bú sớm và bú mẹ hoàn toàn sau sinh cần
được ưu tiên trong các chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em nhằm cung
cấp cho trẻ nguồn dinh dưỡng phù hợp, an toàn nhất bảo đảm cho trẻ một khởi đầu
tốt đẹp.
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội tiền thân là khoa sản Bệnh viện Xanh Pôn, được
thành lập theo quyết định số 4951/QĐTC ngày 21/11/1979 của UBND thành phố
Hà Nội. Từ một bệnh viện chuyên khoa với 70 giường bệnh và tổng số nhân viên
ban đầu là 102 người thì nay Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã có 835 cán bộ cơng


2
nhân viên, trở thành bệnh viện chuyên khoa hạng I, tuyến đầu về lĩnh vực Sản khoa
và chăm sóc sức khỏe sinh sản không chỉ cho người dân của thành phố Hà Nội mà
còn là địa chỉ tin cậy cho người dân các tỉnh lân cận trong khu vực. Từ khi Thành
phố Hà Nội mở rộng địa giới hành chính số lượng người bệnh đến khám và sinh đẻ
tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội ngày càng tăng.
Là bệnh viện chuyên ngành Sản Phụ khoa, chất lượng khám, chăm sóc trước
và sau sinh tại bệnh viện là vấn đề mà lãnh đạo bệnh viện quan tâm hàng đầu
trong chiến lược “chăm sóc sức khỏe sinh sản”.
Chương trình NCBSM đã được triển khai tại bệnh viện từ những năm 90 và
vẫn được tiếp tục duy trì với mục tiêu cho trẻ bú sớm ngay sau sinh; ni con
hồn tồn bằng sữa mẹ trong 6 tháng; tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ đến 24 tháng

tuổi và lâu hơn. Tuy nhiên với lưu lượng thai phụ đến khám và sinh con ngày càng
tăng, cơ sở hạ tầng chật hẹp nên quy trình thăm khám thai phụ, theo dõi sản phụ
sau sinh, tư vấn dinh dưỡng, hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ cho sản phụ tại bệnh
viện còn tồn tại nhiều bất cập. Một số các câu hỏi đang đươc đặt ra cho Chương
trình NCBSM tại Bệnh viên Phụ sản Hà Nội như: Thực trạng sản phụ sau khi sinh
thực hành cho trẻ bú sớm như thế nào? Những yếu tố gì liên quan đến thực hành
cho trẻ bú? Công tác tư vấn cho trẻ bú sớm và NCBSM được thực hiện tại bệnh
viện như thế nào? Bệnh viện Phụ sản Hà Nội nên làm gì để hỗ trợ tốt hơn cho cơng
tác tư vấn, chăm sóc cho sản phụ sau khi sinh về NCBSM? Để góp phần trả lời
các câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng thực hành cho trẻ
bú sớm của các sản phụ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2020”.


3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung
Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành và các yếu tố liên quan đến thực hành
cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn sau sinh của sản phụ sinh con tại Bệnh viện Phụ
Sản Hà Nội trong năm 2020, nhằm đề xuất các giải pháp cải thiện thực hành nuôi
con bằng sữa mẹ.
Mục tiêu cụ thể:
1.

Mô tả kiến thức thực hành cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn sau sinh của các
sản phụ sinh con tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2020.

2.

Xác định tỷ lệ thực hành cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn trong thời gian
nằm viện của các sản phụ sau sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2020.



4
THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HÀNH CHO TRẺ BÚ SỚM
VÀ BÚ MẸ HOÀN TOÀN SAU KHI SINH CÁC CÁC SẢN PHỤ

YẾU TỐ TỪ MẸ
-Tuổi, trình độ, nghề

nghiêp, nơi sinh sống,
tình trạng hơn nhân, số
con
- Kiến thức
- Thái độ

- CS trước sinh

KIẾN THỨC VỀ SỮA NON VÀ THỜI GIAN CHO TRẺ
BÚ SỚM SAU SINH CỦA CÁC SẢN PHỤ

THỰC HÀNH CHO TRẺ BÚ SỚM VÀ BÚ MẸ
HOÀN TỒN CỦA SẢN PHỤ

- Q trình chuyển dạ
- Sức khỏe (yếu, đầu vú,
đau đớn, chưa có sữa)
YẾU TỐ GIA ĐÌNH
- Phong tục tập quán
- Áp lực của gia đình
- Quan niệm của gia

đình về sữa non
- Nhận thức của gia
đình về sữa mẹ
- Hỗ trợ của gia đình
với sản phụ sau khi

YẾU TỐ TỪ CON
- Apgar, cân nặng, giới
tính
- SK của trẻ (bệnh lý,
non tháng)
- Không chịu bú
- Chuyển trẻ về với mẹ
muộn

YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG

YẾU TỐ BỆNH VIỆN

- Các cuộc hội thảo (biếu,
tặng sữa…)
- Nguồn thông tin đại
chúng
- Nguồn hỗ trợ (các trình
dược tiếp thị)
- Quảng cáo từ các hãng
sữa

- Nguồn nhân lực: số lượng và
chất lượng cán bộ tham gia vào

NCBSM (trình độ, kinh nghiệm)
- Quy định của BV về hỗ trợ
NCBSM: CSTS, hỗ trợ sau
sinh…
- Việc thực hiện các quy định
NCBSM: Cơ chế giám sát hỗ trợ,
nhắc nhở, thưởng, phạt…
- Cơ sở vật chất (chật chội…)


5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Giới thiệu về sữa mẹ và NCBSM
1.1.1. Lợi ích của ni con bằng sữa mẹ
Theo định nghĩa của WHO, nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp nuôi dưỡng
trẻ bằng cách cho trẻ trực tiếp bú sữa mẹ hoặc cho ăn sữa mẹ được vắt ra bằng các
biện pháp thay thế khác [45].
Nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp nuôi dưỡng tự nhiên gắn liền với sự ra
đời và trường tồn của nhân loại. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất bảo đảm cho
sự sống còn và phát triển cho trẻ mà khơng một loại thức ăn nào có thể thay thế
được. Kinh nghiệm thực tế và kết quả của nhiều nghiên cứu đã khẳng định vai trò
quan trọng đặc biệt của việc nuôi con bằng sữa mẹ trong những tháng, năm đầu đời
và ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe của mỗi con người về sau. Lợi ích của nuôi
con bằng sữa mẹ không những quan trọng đối với trẻ mà còn tác động đến sức khỏe
bà mẹ, mang lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội bằng những bằng chứng sau đây.
1.1.2 Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất, hoàn hảo nhất cho sức khỏe, sự lớn lên
và phát triển của trẻ
Sữa mẹ có đủ tất cả các thành phần dinh dưỡng mà trẻ cần, bao gồm chất béo,
đạm, carbohydrates, vitamin, muối khoáng và nước. Các thành phần dinh dưỡng

trong sữa mẹ dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, có sẵn trong bầu vú mẹ khơng mất công chuẩn
bị. Trong 6 tháng đầu đời, trẻ chỉ cần bú sữa mẹ là đáp ứng được đủ tất cả nhu cầu
về dinh dưỡng cho trẻ, không cần thêm bất cứ thức ăn, nước uống khác kể cả nước
lọc [37], [41].
Chất béo có trong sữa mẹ khoảng 3,5g trong 100 ml sữa, chiếm khoảng một
nửa năng lượng do sữa cung cấp. Chất béo trong sữa mẹ chứa các acid béo cần
thiết, giúp cho q trình hồn thiện não bộ, mắt và làm vững bền mạch máu, đặc
biệt sữa mẹ có 2 loại axit béo khơng no là DHA (axit docosahexaenoic) và ARA
(axit arachidonic) các vai trò rất quan trọng cho việc phát triển hệ thần kinh cho trẻ.
Hai loại axit này khơng có ở trong bất cứ một loại sữa động vật nào [45].
Sữa mẹ có ít protein hơn sữa động vật nhưng cân bằng giữa các amio axit
trong protein sữa mẹ là phù hợp giúp trẻ sự hấp thu tối đa. Cho trẻ ăn sữa với thành
phần đạm nhiều hơn sẽ là tăng gánh nặng cho thận của trẻ vì thận của trẻ chưa


6
trưởng thành hồn tồn, khó đào thải hết các chất dư thừa từ protein của sữa động
vật.
Sữa mẹ có chứa nhiều các chất giúp cơ thể trẻ phòng chống nhiễm khuẩn như
globulin miễn dịch, globulin A có tác dụng bao phủ niêm mạc ruột ngăn không cho
vi khuẩn xâm nhập vào ruột. Sữa mẹ có chứa nhiều bạch cầu và whey protein có tác
dụng diệt vi khuẩn, vi rút và nấm gây bệnh. Sữa mẹ còn cung cấp cho trẻ những
kháng thể chống bệnh tật giúp trẻ khỏe mạnh, không hay bị tiêu chảy, viêm đường
hơ hấp và nếu có bị nhiễm bệnh thì cũng nhẹ hơn.
Vitamin trong sữa mẹ đủ để cung cấp cho trẻ trong 4-6 tháng đầu khi bà mẹ
được ăn uống đầy đủ, trừ vitamin D là vitamin cơ thể trẻ tự tổng hợp khi tiếp xúc
với ánh sáng mặt trời. Lượng Fe và Zc trong sữa mẹ tuy ít nhưng có hoạt tính cao,
dễ hấp thu nên vẫn thỏa mãn cho nhu cầu của trẻ [45]. Tỉ lệ Ca/P cân đối nên trẻ
được nuôi dưỡng sữa mẹ ít bị cịi xương và thiếu máu hơn những trẻ được ni
dưỡng bằng sữa bị [45].

Sữa mẹ có chứa một chất bảo vệ trẻ không tăng cân quá mức, vì thế ni con
bằng sữa mẹ là giảm nguy cơ thừa cân và béo phì cho trẻ dưới 2 tuổi. Một số nghiên
cứu cho thấy nếu trẻ được bú mẹ và ăn bổ sung hợp lý trong 2 năm đầu đời sẽ tạo
cơ hội cho sự lớn lên và phát triển phù hợp cho trẻ [48]. Chính vì vậy, lựa chọn nuôi
con bằng bằng sữa mẹ là cho trẻ một cơ hội tốt nhất để có một sự khởi đầu cuộc đời
tốt đẹp, phát triển đầy đủ về thể lực và trí tuệ.
1.1.3. Ni con bằng sữa mẹ góp phần bảo vệ sức khỏe cho người mẹ.
Bà mẹ cho con bú ngay sau khi đẻ sẽ giúp tử cung co hồi tốt, giảm nguy cơ
chảy máu sau đẻ. Các bà mẹ cho con bú ít có nguy cơ ung thư vú, buồng trứng,
lỗng xương hơn các bà mẹ khơng cho con bú. Hơn nữa cho con bú sẽ tăng cường
khả năng chuyển hóa nên bà mẹ có thể hấp thu thức ăn một cách tốt nhất giúp bà mẹ
phục hồi sức khỏe nhanh sau một thời gian dài tiêu tốn năng lượng cho mang thai
và sinh đẻ. Cho con bú làm tăng gắn bó tình cảm mẹ con giảm căng thẳng, lo âu cho
bà mẹ. Cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ làm bà mẹ chậm có kinh trở lại,
vì vậy NCBSM cịn có tác dụng như một biện pháp tránh thai tự nhiên [2].


7
1.1.4. Khuyến nghị về nuôi dưỡng trẻ nhỏ
Bằng chứng về lợi ích của việc ni con bằng sữa mẹ đối với tình trạng dinh
dưỡng, sự phát triển của trẻ, giảm bệnh tật, tử vong cho trẻ đã được rất nhiều nghiên
cứu khẳng định. Trẻ khơng được bú mẹ có nguy cơ bị bệnh tiêu chảy và viêm phổi
cao gấp 6-10 lần so với trẻ được bú mẹ [19],[43]. Hơn thế nữa, sữa mẹ cịn có ảnh
hưởng lâu dài giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính về sau [24], [44]. Nuôi
con bằng sữa mẹ là can thiệp cứu sống trẻ em có hiệu quả nhất trong các chương
trình can thiệp vì sự sống cịn trẻ em, người ta ước tính rằng chỉ với thực hành cho
trẻ bú sớm và bú mẹ hồn tồn trong 6 tháng đầu có thể phòng được khoảng 1,3
triệu trẻ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi [34].
Với các bằng chứng của việc nuôi con bằng sữa mẹ trong việc tăng cường sức
khỏe, giảm bệnh tật, tử vong cho bà mẹ trẻ em cũng như tạo nền tảng cho cho sự

lớn lên và phát triển tối ưu cho trẻ [28], WHO và UNICEF khuyến nghị [46]:
- Cho trẻ bú sớm ngay trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ.
- Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu: Có nghĩa là chỉ cho trẻ bú mẹ, không
cần cho trẻ thêm bất kỳ thức ăn, nước uống nào khác.
- Từ tháng thứ 6 trở đi: Cho trẻ ăn thức ăn bổ sung đầy đủ, an toàn, hợp lý và
tiếp tục cho con bú sữa mẹ đến 2 tuổi hoặc lâu hơn vì sữa mẹ vẫn đóng vai trò quan
trọng trong dinh dưỡng của trẻ.
Vai trò của người chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh tại cuộc đẻ đóng vai trị quan
trọng quyết định giúp người mẹ cho trẻ bú sớm trong giờ đầu sau sinh. WHO và các
tổ chức quốc tế cũng khuyến nghị là cần cho trẻ nằm tiếp xúc da kề da hoặc nằm
cạnh mẹ ngay sau khi sinh để tạo điều kiện thuận lợi cho bà mẹ cho con bú. Đối với
trẻ sinh ra bình thường, khơng bị bệnh, cần trì hỗn một số chăm sóc sơ sinh như
cân, đo chiều dài, tắm cho trẻ, tiêm phòng sau giờ đầu để tránh trẻ phải tách mẹ làm
chậm bữa bú đầu của trẻ.


8
1.2. Cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn
Theo WHO, bú sớm sau sinh là trẻ được bú trong vịng 1giờ sau đẻ và bú mẹ
hồn tồn là trẻ chỉ bú mẹ, không ăn thêm bất kỳ thức ăn nước uống nào khác, kể cả
nước lọc (trừ vitamin, vac xin và các thứ thuốc cần thiết do chỉ định của thầy thuốc)
[45].
Cho bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh đã được WHO và UNICEF khuyến
nghị trên toàn cầu từ năm 1989. Các nghiên cứu sau đó đã cung cấp nhiều bằng
chứng về lợi ích của việc cho con bú sớm cũng như tạo điều kiện, hỗ trợ bà mẹ thực
hiện được cho con bú ngay trong vòng 1 giờ sau sinh, vì thế khuyến nghị này đã
được xem xét và cập nhật vào các năm 1998, 2007 cùng với việc khuyến khích cho
trẻ tiếp xúc da kề da với mẹ ngay sau khi sinh. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định với
các chăm sóc này đã giúp trẻ khơng bị lạnh, ít quấy khóc hơn và tăng cường mối
tương tác mẹ - con và kết quả trở lại là giúp việc cho con bú sớm thành công hơn

[30], [32].
Cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn sau khi sinh là tận dụng được nguồn sữa
non quí giá từ mẹ. Sữa non là sữa được tạo ra trước và trong vài ngày đầu sau đẻ.
Lượng sữa non không nhiều nhưng đủ về số lượng và các thành phần dinh dưỡng
phù hợp với bộ máy tiêu hóa của trẻ ngay khi mới lọt lịng mẹ. Sữa non có màu
vàng nhạt, đặc sánh có nhiều kháng thể, bạch cầu hơn sữa trưởng thành giúp trẻ sơ
sinh chống nhiễm khuẩn và dị ứng. Hơn thế nữa, các chất giúp phòng nhiễm khuẩn
này tiếp tục góp phần vào việc hình thành và hồn chỉnh hệ thống miễn dịch về sau
cho trẻ. Chính vì vậy người ta coi sữa mẹ như là liều vắc xin đầu tiên giúp trẻ chống
đỡ bệnh tật. Sữa non cịn có tác dụng xổ nhẹ giúp tống phân su nhanh, kéo theo đào
thải bilirubin nhanh. Vì vậy, trẻ được bú sữa non ít vàng da hơn và thời gian vàng
da cũng ngắn hơn. Sữa non cịn có nhiều yếu tố phát triển giúp bộ máy tiêu hoá non
nớt của trẻ nhanh chóng trưởng thành. Lượng vitamin A trong sữa non rất nhiều
giúp giảm nhẹ bệnh khi trẻ mắc bệnh [14]. Đặc biệt sữa non chứa nhiều các yếu tố
tăng trưởng giúp phát triển ruột chưa trưởng thành. Bình thường do ruột của trẻ cịn
chưa phát triển hồn chỉnh nên có thể các protein trong sữa bị có kích thước phân
tử lớn vẫn có thể thấm qua gây hội chứng khơng dung nạp thức ăn và cịn có thể gây
dị ứng. Nhờ tác dụng của các yếu tố tăng trưởng trong sữa non mà các mao ruột
trưởng thành nhanh. Các kháng thể có trong sữa non làm cho ruột hấp thu có chọn


9
lọc, nhờ đó mà giúp trẻ khơng bị dị ứng và không mắc chứng không dung nạp các
thức ăn khác [14].
Cho trẻ bú sớm cịn có tác động vào cơ tử cung gây co cơ, giảm nguy cơ chảy
máu sau đẻ, giảm nguy cơ bế sản dịch trong thời kỳ hậu sản, giảm nguy cơ nhiễm
trùng tử cung sau đẻ do cơ chế kích thích vùng dưới đồi sản xuất oxytocin [45]. Trẻ
mút vú ngồi việc kích thích tuyến n sản xuất oxytocin cịn kích thích tiết
prolactin. Hai nội tiết tố này có tác dụng lên q trình tạo và tiết sữa: prolactin kích
thích các tế bào tuyến sữa tạo sữa và oxytocin giúp làm co các biểu mô xung quanh

tuyến vú để dẫn các sữa chảy vào ống dẫn sữa ra các đầu vú và bài tiết sữa. Vì thế,
cho bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh sẽ thúc đẩy quá trình tạo sữa nhanh hơn
so với việc chờ xuống sữa tự nhiên. Prolactin thường tồn tại ở máu mẹ khoảng 30
phút sau khi cho con bú giúp tạo sữa cho bữa bú sau [14]. Vì vậy cho trẻ bú thường
xuyên còn là cơ sở cho sự tạo sữa và duy trì nguồn sữa mẹ. Thêm vào đó việc cho
trẻ bú sớm sẽ khuyến khích cho mẹ và con ở gần nhau, đặc biệt là cho trẻ tiếp xúc
da kề da với mẹ sẽ hỗ trợ tốt cho phản xạ này tạo và tiết sữa [45].
Ngoài ra, cho trẻ bú sớm cịn có tác dụng khác như làm thơng tuyến sữa, giải
quyết được một số khó khăn khi cho con bú, đặc biệt là đối với các bà mẹ bị tụt
núm vú. Nếu trong những ngày đầu không cho con bú, khi sữa về làm vú căng, núm
vú càng tụt vào trong gây khó khăn cho trẻ bú mẹ nhưng cũng có thể gây nên một
số các bệnh lý về vú cho bà mẹ trong thời kỳ nuôi con như tắc tia sữa, viêm tắc vú,
áp xe vú [12], [14].
Vai trò của nội tiết tố trong việc sản xuất, bài tiết sữa được trình bày ở các sơ
đồ dưới đây [45].


10
SỰ ĐIỀU HÒA NỘI TIẾT KHI CHO CON BÚ

Vùng dưới đồi

Xung động
thần kinh

Thùy sau
tuyến yên

Thùy trước
tuyến yên


Oxytocin

Prolactin

Phun sữa

Tạo sữa

Trẻ bú

Lợi ích của bú mẹ hoàn toàn được nhiều tác giả nghiên cứu từ những năm đầu
thập kỷ 80. Kết quả cho thấy là những trẻ khơng được bú mẹ hồn tồn trong vịng
6 tháng đầu sau sinh có nguy cơ tử vong do tiêu chảy ở trẻ em tăng 8,6 lần, cịn với
những trẻ khơng được ni con bằng sữa mẹ thì nguy cơ này tăng lên 25 lần [23].
Một nghiên cứu ở Bangladesh cho thấy rằng tử vong trẻ em do tiêu chảy và viêm
phổi có thể giảm đi một phần ba nếu trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng [29].
Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng mang lại lợi ích rõ rệt hơn trong việc giảm tử vong
do tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp so với những trẻ chỉ bú mẹ hoàn toàn trong
3 hoặc 4 tháng [22], [29].


11

Chương 2
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Nghiên cứu định lượng
Đối tượng nghiên cứu là các sản phụ sinh con tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
trong tháng 4/2020.

Tiêu chuẩn chọn:
- Sản phụ sau sinh có thơng báo được xuất viện.
- Sản phụ có con đang ở cùng phòng với mẹ.
- Sản phụ đang điều trị tại khoa chăm sóc sau đẻ (khoa A3, D4).
- Sản phụ có sức khỏe bình thường.
- Sản phụ đồng ý hợp tác sau khi được giải thích mục đích của công việc điều
tra (ký vào giấy đồng ý tham gia nghiên cứu).
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Sản phụ mắc các bệnh mãn tính như: tim, phổi, cao huyết áp.
- Sản phụ mắc các bệnh lây truyền, nhiễm khuẩn cấp tính.
- Sản phụ được ra viện nhưng con nằm tại khoa sơ sinh.
- Sản phụ mắc bệnh tâm thần, câm, điếc, không trả lời nghiên cứu được.
- Sản phụ từ chối tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Nghiên cứu định tính
Phỏng vấn sâu các đối tượng:
- Cán bộ y tế: gồm 6 người (01 BS, 01 ĐDTBV, 02 ĐDTK, 02 NHS).
- 05 sản phụ sau đẻ được xuất viện tại khoa chăm sóc sau đẻ.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: 1- 6/2020
Thời gian thu thập số liệu: từ tháng 01/4/2020 đến tháng 30/6/2020
Địa điểm: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu bằng phương pháp mơ tả cắt ngang có phân tích kết hợp giữa
nghiên cứu định lượng và định tính.


12
Chúng tơi thu thập và phân tích số liệu định lượng, sau đó thu thập và phân
tích số liệu định tính để giải thích cho kết quả của nghiên cứu định lượng. Phương
pháp định lượng và định tính được lồng ghép để trả lời cho câu hỏi và mục tiêu

nghiên cứu.
Công cụ thu thập số liệu định lượng gồm: bút, sổ, sách, bộ câu hỏi phát vấn,
bảng kiểm (phụ lục), cách tính điểm (phụ lục)...
Các tiêu chí cần đánh giá: Kiến thức, thái độ và thực hành của sản phụ sau
sinh (phụ lục)
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.4.1. Nghiên cứu định lượng
Áp dụng cơng thức tính

n

z12α/2p1 p
d2

Trong đó:
- n: Cỡ mẫu tối thiểu
- Z1- α/2: Hệ số tin cậy. Với mức ý nghĩa α = 0,05 thì Z1- α/2 = 1,96.
- P: Tỷ lệ kiến thức thực hành sản phụ cho trẻ bú mẹ sớm p = 0,55 (Theo
điều tra của viện Dinh dưỡng)
- q = 1- p = 0,45
- d: Sai số chấp nhận được ở mức 6% (d = 0,06)
Áp dụng vào cơng thức tính cỡ mẫu thì cỡ mẫu tối thiểu là n =265.
Ước tính khoảng 10% dự phịng thì cỡ mẫu cần nghiên cứu là 265+265*10%.
Do vậy cỡ mẫu cần cho nghiên cứu làm trịn là 290.
2.4.2. Nghiên cứu định tính
Để thu thập thơng tin cho nghiên cứu định tính, chúng tơi chọn chủ đích 06
CBYT bao gồm: (01 bác sỹ phụ trách chương trình NCBSM của bệnh viện;01 điều
dưỡng trưởng bệnh viện; 02 điều dưỡng trưởng khoa điều trị chăm sóc sản phụ;02
NHS trực tiếp theo dõi chăm sóc sản phụ sau khi đẻ và 05 sản phụ sau sinh có thơng
báo xuất viện)



13
2.5. Phương pháp thu thập số liệu
2.5.1. Thu thập số liệu định lượng
-

Nghiên cứu định lượng sẽ dựa trên điều tra về kiến thức của các sản

phụ sinh con tại BVPSHN, xác định tỉ lệ và đánh giá một số yếu tố liên quan đến
việc cho con bú sớm và bú hoàn toàn sau khi sinh của các sản phụ này.
-

Nghiên cứu định lượng sẽ được nghiên cứu viên trực tiếp hỏi, bằng

những câu hỏi trong bộ câu hỏi thiết kế cho việc đánh giá về kiến thức của các sản
phụ sinh con tại BVPSHN. Thực hành cho trẻ bú sớm cũng được nghiên cứu viên
quan sát sản phụ cho trẻ bú mẹ. Tồn bộ q trình quan sát sẽ được chấm điểm
thông qua bộ công cụ thiết kế sẵn cho đánh giá này.
-

Chúng tôi đánh giá tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn chung cho tất cả các trẻ khi

ra viện, vì vậy có sự khác biệt từ 2 - 5 ngày về tuổi của trẻ tại thời điểm đánh giá.
2.5.2. Thu thập số liệu định tính
Nghiên cứu viên trực tiếp tiến hành phỏng vấn sâu. Sử dụng phương tiện máy
ghi âm và ghi chép.
Số liệu định tính được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận
nhómn do nghiên cứu viên trực tiếp phỏng vấn. Các đối tượng được chọn có chủ
đích là đại diện cho các bên liên quan đến vấn đề nghiên cứu và đồng ý tham gia

phỏng vấn. Nội dung phỏng vấn và thảo luận được ghi băng sau đó gỡ băng và phân
tích theo chủ đề. Những mảng chủ đề chính1) Thực trạng thực hành cho trẻ bú mẹ
sớm sau khi sinh và NCBSMHT; (2) Đề xuất các giải pháp nhằm tăng tỷ lệ cho trẻ
bú mẹ sớm sau sinh và NCBSMHT
Dự kiến số lượng cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm như sau:
- 01 PVS đại diện Phòng điều dưỡng trưởng BV
- 03 PVS điều dưỡng trưởng các khoa: Phòng đẻ, Hậu sản A3, Hậu sản D4.
- 01 TLN với 6-8 sản phụ đến sinh trong thời gian tiến hành nghiên cứu tại
BVPSHN.


14
2.6. Biến số nghiên cứu và định nghĩa biến số (Phụ lục 1)
TT

Tên biến

Định nghĩa

Phân loại

Phươg
pháp
thu thập

A

Thông tin chung

A1


Tuổi

Là số năm kể từ khi sinh ra đến

(Tính theo năm năm 2013

Phỏng vấn
Biến liên tục

dương lịch)
A2

Giới tính

bằng bộ câu
hỏi

Là giới tính của ĐTNC

Biến phân loại

Phỏng vấn
bằng bộ câu
hỏi

A3

Địa bàn nơi cư


Nơi cư trú của hộ gia đình là nơng Biến nhị phân

Phỏng vấn

trú

thơn hay thành thị

bằng bộ câu
hỏi

A4

Trình độ học

Là cấp học cao nhất của ĐTNC:

Biến thứ bậc

vấn

Phỏng vấn
bằng bộ câu
hỏi

A5

Nghề nghiệp

Cơng việc chính của ĐTNC đang Biến phân loại


Phỏng vấn

làm có nguồn thu nhập chủ yếu

bằng bộ câu

hoặc lớn nhất cho bản thân

hỏi

ĐTNC:
A6

Kinh tế gia

- Mức thu nhập dưới 4.000.000 Biến thứ bậc

Phỏng vấn

đình

VND/năm/người

bằng bộ câu

được

coi




hỏi

nghèo
- Mức thu nhập từ 4.000.000
VND/năm/người đến 20.000.000
VND/năm/người

được coi là

trung bình
- Mức thu nhập trên 20.000.000
VND/năm/người được coi là giàu
A7

Phân loại quy

Cặp vợ chồng đang sống riêng Biến nhị phân

Phỏng vấn


15
mơ gia đình
A8

hay ở chung với ai đó trong một

bằng bộ câu


ngôi nhà

hỏi

Số con chung

Số con chung của hai vợ chồng

của hai vợ

sinh ra và lần sinh này

Biến rời rạc

chồng
A9

A10

Phỏng vấn
bằng bộ câu
hỏi

Kinh nghiệm

Biết về sữa mẹ (hoặc con sinh ra Biến nhị phân

Phỏng vấn


nuôi con bằng

lần gần đây nhất của hai vợ chồng

bằng bộ câu

sữa mẹ

có được NCBSM?)

hỏi

Thực

trạng Có/ không sử dụng sữa thay thế

Phỏng vấn

dùng thêm sữa cho trẻ

bằng bộ câu

ngoài cho trẻ

hỏi

Sản khoa
A11

Số lần khám thai Là số lần sản phụ đến với cơ sở

y tế dù tư nhân hay công lập

Phỏng vấn
bằng bộ câu
hỏi

A12

Khám thai tại cơ Sản phụ đến khám thai tại cơ sở

Phỏng vấn

sở y tế

bằng bộ câu

y tế tư nhân hay công lập

hỏi
A13

A14
A15

Số lần được tư Do nhân viên y tế hoặc tổ chức

Phỏng vấn

vấn về cho trẻ khác tư vấn


bằng bộ câu

bú sữa mẹ

hỏi

Thời

gian Tổng thời gian chuyển dạ đẻ của

P/vấn bằng

chuyển dạ

sản phụ

bộ câu hỏi

Cách thức đẻ

Đẻ thường hay có can thiệp

Phỏng vấn
bằng bộ câu
hỏi

A16
A17

Cân nặng của trẻ Cân nặng của trẻ được tính bằng

Giới tính của trẻ

Ph/vấn bằng

gram

bộ câu hỏi

Là giới tính nam hay nữ

Phỏng vấn
bằng bộ câu

A18

Biến cố sau đẻ Sản phụ sau đẻ bình thường/ bất

hỏi
Phỏng vấn


16
đối với sản phụ

thường

bằng bộ câu
hỏi

B


Nhóm biến về kiến thức cho trẻ bú mẹ sớm và NCBSMHT

B1

Khái niệm

về Người

NCBSMHT
B2

B3

B4

phỏng

vấn

nêu Biến nhị

Phỏng vấn

được/không nêu được số tháng trẻ cần phân

bằng bộ câu

được ni hồn tồn bằng sữa mẹ


hỏi

Khái niệm về Người
sữa non

được

được

phỏng

vấn

nêu Biến nhị

Phỏng vấn

được/không nêu được khái niệm về phân

bằng bộ câu

sữa non

hỏi

Thời gian cho

Người được phỏng vấn nêu được thời Biến nhị

Phỏng vấn


con bú mẹ sau

điểm tối ưu để cho trẻ bú lần đầu tính phân

bằng bộ câu

khi sinh

từ lúc trẻ ra đời

hỏi

Lợi ích của việc

Người được phỏng vấn đưa ra được Biến

Phỏng vấn

bú mẹ sớm sau

các lợi ích khi cho trẻ bú mẹ sớm sau phân loại

bằng bộ câu

sinh với trẻ

sinh

hỏi


Lợi ích của việc

Người được phỏng vấn đưa ra được Biến

Phỏng vấn

trẻ bú mẹ sớm

các lợi ích khi cho trẻ bú mẹ sớm sau phân loại

bằng bộ câu

sau sinh với bà

sinh

hỏi

mẹ trong thời kỳ
sau đẻ
B5

Sữa có ngay sau Người được phỏng vấn nêu được tên Biến nhị
khi đẻ gọi là sữa sữa có ngày đầu sau đẻ

Phỏng vấn

phân


đầu hay sữa non
B6

Cách

để

có Người được phỏng vấn nêu được các Biến

nhiều sữa

cách giải quyết để có nhiều sữa mẹ

phân loại

Phỏng vấn
bằng bộ câu
hỏi

B7

Cách cho trẻ bú

Người được phỏng vấn nêu được cách Biến nhị

Phỏng vấn

sữa mẹ

cho trẻ bú đúng như thế nào


bằng bộ câu

phân

hỏi

B8

Tổng thời gian Người được phỏng vấn nêu chính xác Biến nhị

Phỏng vấn


×