Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH ở nước ta hiện nay_chuyên đề tốt nghiệp lớp trung cấp chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.32 KB, 27 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân, với nội dung cơ bản của tiến
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là : Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý.
Do đó , tất yếu chúng ta phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH – HĐH.
Từ khi Việt Nam tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước ( năm
1986 đến nay, cơ cấu kinh tế ở nước ta đã có những bước thay đổi quan trọng.
Trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2010 được Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng thông qua, Đảng ta tiếp tục khẳng định:
Phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong thời gian tới vừa phù hợp với yêu cầu hội nhập, khai thác lợi thế
của đất nước, nâng cao hiệu quả nền kinh tế quốc dân, vừa đảm bảo được
định hướng chính trị- xã hội và cải thiện môi trường sinh thái, cần tiếp tục
nâng cao những nhận thức lý luận, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà
nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đối với mỗi địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một vấn đề có ý
nghĩa rất quan trọng trong quá trình đẩy mạnh Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn, là một nội dung trọng tâm trong hoạt động lãnh đạo,
chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ vị trí, vai trò của vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong
giai đoạn hiện nay tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Vấn đề chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng CNH, HĐH ở nước ta hiện nay" làm tiểu luận tốt
nghiệp lớp trung cấp lý luận chính trị do Trường chính trị Nguyễn Văn Linh
mở tại huyện Ân Thi.
Mục đích nghiên cứu của đề tài : Nhằm góp phần củng cố lý luận, tìm
ra những giải pháp cơ bản, chủ yếu, có tính khả thi để xây dựng cơ cấu kinh
- 1 -
tế phù hợp, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.


2. Cơ sở lý luận và thực tiễn :
* Cơ sở lý luận : Tiểu luận dựa trên lý luận của Chủ nghĩa Mác Lê
Nin, lý luận chung về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quan điểm,
chủ trương, đường lối, chính sách, Nghị quyết của Đảng ta v chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.
* Cơ sở thực tiễn : Dựa trên thực tiễn của quá trình CDCCKT ở nước
ta và địa phương tỉnh Hưng Yên trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH.
3. Tình hình nghiên cứu.
Trong những năm qua, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã thu hút
nhiều công trình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước. Nhiều ấn phẩm
khoa học đã được xuất bản trong đó có đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới” của tập thể tác giả thuộc
Viện nghiên cứu kinh tế và phát triển- Trường Đại học kinh tế quốc dân.
Qua các kết quả nghiên cứu đó, nhiều vấn đề lý luận, quan điểm, định hướng
đã từng bước được luận giải và làm sáng tỏ. Nhiều chính sách, giải pháp đã
được triển khai và áp dụng trong thực tế. Tuy nhiên, chưa

có một đề tài nào
bàn về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta gắn với chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ở tỉnh Hưng Yên

. Mặt khác, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH, HĐH trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề có nội dung
phong phú và phức tạp, mục tiêu, yêu cầu và bước đi của nó phải được xem
xét gắn với mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một vấn đề rộng, lớn. Trong khuôn khổ
của tiểu luận, chúng tôi tập trung đi sâu vào làm sáng tỏ 3 vấn đề cơ bản:
- Lý luận về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- 2 -

- Thực trạng của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam và Hưng
Yên.
- Một số giải pháp cơ bản thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ở nước ta hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp định hướng.
- Phương pháp logic- lịch sử.
- Phương pháp gắn lý luận với thực tiễn.
- Phương pháp phân tích- tổng hợp.
- Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh…
* Nội dung của đề tài gồm :
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
- Phần kết luận
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Mục lục
- 3 -
PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN :
1- Một số khái niệm cơ bản về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.
* Cơ cấu kinh tế là cơ cấu các bộ phận hợp thành của nền kinh tế
quốc dân và mối quan hệ giữa chúng.
Nền kinh tế có nhiêù bộ phận hợp thành. Việc xác định quy mô, vị trí,
mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành của nền kinh tế dựa vào nhiều căn
cứ, bị chi phối bởi hàng loạt các nhân tố khách quan, chủ quan.
Nói cách khác:
Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có
quan hệ chặt chẽ với nhau, trong những không gian và thời gian nhất định,
trong những điều kiện kinh tế nhất định, được thể hiện cả về mặt định tính lẫn

định lượng, cả về số lượng lẫn chất lượng, phù hợp với mục tiêu được xác định
của nền kinh tế.
* Về cấu trúc của Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế gồm 3 phương diện, 3 bộ phận hợp thành. Đó là:
- Cơ cấu ngành, lĩnh vực kinh tế.
- Cơ cấu thành phần kinh tế.
- Cơ cấu vùng, lãnh thổ.
Trong đó:
+ Cơ cấu ngành, lĩnh vực kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất, được
coi là bộ xương cuả Cơ cấu kinh tế. Cơ cấu ngành, lĩnh vực kinh tế cho biết tỷ
- 4 -
trọng của từng ngành, lĩnh vực tham gia vào Cơ cấu kinh tế, và mối quan hệ
liên ngành giữa chúng cho biết những thông tin kinh tế quan trọng, là tiêu
chuẩn quan trọng trong việc đánh giá trình độ phát triển cuả một nền kinh tế.
Bao gồm 3 ngành, lĩnh vực chính: nông- lâm nghiệp- thủy sản: còn gọi là
nông nghiệp; công nghiệp-xây dựng : còn gọi là công nghiệp; và dịch vụ.
+ Cơ cấu kinh tế theo vùng: Coi mỗi vùng là một bộ phận hợp thành
của nền kinh tế. Tỷ lệ về lượng, mối liên kết kinh tế giữa các vùng cũng thể
hiện trình độ phát triển của nền kinh tế. (Nếu liên kết kinh tế giữa các vùng
chặt chẽ, phù hợp, thì nền kinh tế phát triển).
+ Cơ cấu kinh tế theo các thành phần kinh tế: cũng có vai trò rất quan
trọng. Cơ cấu các thành phần kinh tế thường được xem xét dưới góc độ chính
trị, xã hội để xác định vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế, để các nhà
hoạch định chính sách đề ra chính sách, chiến lược phù hợp phát triển kinh tế-
xã hội. Đặc biệt là ở nước ta, Đảng ta định hướng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Là quá trình thay đổi cấu trúc của các
bộ phận hợp thành nền kinh tế và mối quan hệ giữa chúng có tính hướng
đích, mục tiêu.
* Về nội dung Chuyển dịch cơ cấu kinh tế :

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao gồm 3 nội dung cơ bản: Chuyển dịch theo
ngành, lĩnh vực, chuyển dịch theo vùng, lãnh thổ và chuyển dịch theo thành phần
kinh tế.
* Về mục tiêu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải nhằm thực hiện 3 nhóm mục tiêu:
Kinh tế, chính trị- xã hội, môi trường sinh thái.
2- Cơ sở thực tiễn của Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, lý
luận về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Đảng và Nhà nước ta trong
các kỳ Đại hội đã nêu ra các quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ nền
- 5 -
kinh tế nông nghiệp với 2 thành phần kinh tế là: kinh tế quốc doanh và tập thể
là chủ yếu, sang nền kinh tế nhiều thành phần với cơ cấu nông nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ, bắt đầu từ sự chuyển đổi cơ chế kinh tế tháng 12 năm
1986. Đại hội Đảng VI có ý nghĩa thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế
công- nông nghiệp bằng nhiều Nghị quyết, lưu thông phân phối và chuyển
dịch đơn vị kinh tế quốc doanh sang hạch toán kinh doanh XHCN, đổi mới
quản lý nhà nước về kinh tế.
Đại hội Đảng VII, tiếp tục đi sâu đổi mới tư duy lý luận về phát triển cơ
cấu kinh tế công - nông nghiệp và thực hiện chính sách kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần để thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH-HĐH.
Đại hội Đảng VIII đã kế thừa các Đại hội trước đó về phát triển và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế công- nông nghiệp.
Đại hội Đảng IX, đã nêu ra định hướng phát triển nhanh có hiệu quả và
bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH. Đồng thời,
Đảng ta đã điều chỉnh, bổ sung nhiều chủ trương chính sách, đi sâu đổi mới
và mở cửa ngày càng phù hợp với quá trình có tính quy luật của chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo giai đoạn mới.
Đại hội Đảng X, đã nêu và chỉ ra cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo

hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, đan xen nhiều hình thức sở
hữu.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII,
XI, X về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên thông
qua các kỳ Đại hội, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội lần thứ XV, XVI đã đề ra
phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đặc biệt là chú trọng chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, từ đó đã thúc đẩy sự phát triển mạnh
mẽ về kinh tế – xã hội trên phạm vi toàn tỉnh, trong đó kinh tế – xã hội của
huyện Ân Thi cũng có nhiều khởi sắc.
- 6 -
II- THỰC TRẠNG CỦA VIỆC CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở
NƯỚC TA VÀ TỈNH HƯNG YÊN, HUYỆN ÂN THI
1.Những thành tựu đã đạt được trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng CNH – HĐH ở nước ta.
a, Cơ cấu ngành :
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta đã trải qua nhiều
giai đoạn lịch sử khác nhau và đạt được những kết quả quan trọng trong công
cuộc đổi mới. Chúng ta đã khắc phục được sai lầm, khiếm khuyết của tư duy
dũ trong cơ chế tập trung , bao cấp : Đó là khắc phục bệnh chủ quan, duy ý
chí, bấp chấp quy luật, khắc phục được tình trạng đu tư lãng phí, không đem
lại hiệu quả kinh tế, khi cố gắng hình thành cơ cấu ngành kinh tế dựa trên ý
chí chủ quan. Nhờ vậy, chỉ sau 3 năm của thời kỳ phôi thai về kinh tế thị
trường, từ năm 1987 – 1989, nền kinh tế nước ta đã đạt tốc độ tăng trưởng
khá, tăng trưởng liên tục và ổn định. Cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi
theo hướng tích cực. Đó là tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp đã
giảm nhanh, từ 38,74 % năm 1990 , xuống 27,18 năm 1995 ; 24,53 % năm
2000, 20,97 % năm 2005 và 20,66 % năm 2009.
Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đã tăng nhanh năm 1990 : 22,67 %,
năm 1995 tăng lên 28,76 %, năm 2000 : 36,73 %, năm 2005 : 41,02 % và năm
2009 : 40,24 %.

Tỷ trọng dịch vụ trong GDP chưa biến động nhiều, năm 1990 là 38,59
%, năm 1995 : 44,06 %, năm 2000 : 38,74 %, năm 2005 : 38,01 % và năm
2009 : 39,1 %.
Trong từng ngành kinh tế đã có những chuyển dịch tích cực về cơ cấu
sản xuất, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu quả, gắn sản xuất với thị
trường.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo
hướng CNH –HĐH. Theo đó, số lao động trong các ngành công nghiệp và
dịch vụ ngày càng tăng lên, số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm
- 7 -
đi. Tỷ trọng lao động của ngành công nghiệp trong tổng số lao động xã hội
tăng từ 12,1 % năm 2000, lên 17,9 % năm 2005, 20,8 % năm 2008, lao động
trong các ngành dịch vụ tăng từ 19,7 % năm 2000 lên 25,3 % năm 2005, năm
2008 : 26,6 % , lao động nông nghiệp giảm từ 68,2 % năm 2000 xuống còn
56,8 % năm 2005 và năm 2008 là 52,6 %.
Ngành
Năm 1990 1995 2000 2005 2008 2009
N. nghiệp 38,74% 27,18% 24,53% 20,97% 21,70% 20,66%
CN và XD 22,67 28,76 36,73 41,02 40,0 40,24
Dịch vụ 38,59 44,06 38,74 38,01 38,30 39,1
b, Cơ cấu kinh tế vùng
Kinh tế vùng cũng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng : Quy hoạch
các vùng KT gắn với quy hoạch phát triển KT-XH của các địa phương, các đô
thị, các địa bàn, lãnh thổ, đặc biệt là các vùng KT trọng điểm ở 3 miền đang
được xây dựng và hình thành từng bước.
Đến năm 2000, các tỉnh vùng núi phía Bắc đóng góp khoảng trên 9%
GDP của cả nước; vùng đồng bàng sông Hồng khoảng 19%; Bắc Trung Bộ và
Duyên hải miền Trung khoảng gần 15%; vùng Tây Nguyên gần 3%; vùng
Đông Nam Bộ khoảng 35% và đồng bằng sông Cửu Long khoảng 19%.
Các vùng KT trọng điểm đóng góp khoảng 50% giá trị GDP cả nước;

75-80% giá trị gia tăng công nghiệp và 60-65% giá trị gia tăng khu vực dịch
vụ. Nhịp độ tăng trưởng của các vùng trọng điểm đều đạt trên mức trung bình
cả nước, đóng vai trò tích cực lôi cuốn và kích thích các vùng khác cùng phát
triển.
c,Thành phần kinh tế :
Với chính sách kinh tế nhiều thành phần , đa dạng hoá các hình thức sở
hữu hiện nay : Khu vực KT nhà nước đang được tổ chức lại, đổi mới và
- 8 -
chiếm khoảng 40% GDP , chi phối nhiều ngành KT then chốt và tập trung
hơn vào các lĩnh vực chủ yếu của nền KT. Kinh tế dân doanh phát triển khá
nhanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, chiếm 45,7% GDP, đóng
góp quan trọng cho phát triển KT-XH, nhất là giảI quyết việc làm và cải thiện
đời sống nhân dân; trong đó ,KT hợp tác và hợp tác xã phát triển khá đa dạng,
đóng góp 6,8% GDP. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng
tương đối cao, chiếm 15,9% GDP, là cầu nối quan trọng với thế giới về
chuyển giao công nghệ, giao thương quốc tế.
2.Những tồn tại hạn chế.
Mặc dù đạt được những kết quả quan trọng, song nhìn chung, ở nước ta
cơ cấu KT chuyển dịch chậm. Cụ thể là :
- Về chuyển dịch cơ cấu ngành : Mặc dù có tốc độ tăng cao trong những
năm gần đây, nhưng tỷ trọng dịch vụ trong GDP còn thấp, các loại dịch vụ
cao cấp, có giá trị tăng thêm lớn chưa phát triển mạnh. Trong nông nghiệp,
sản xuất chưa gắn kết chặt chẽ và có hiệu quả cao với thị trường; việc đưa tiến
bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất còn chậm; công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp và nông thôn vẫn còn lúng túng. Trong công nghiệp, ít sản
phẩm có hàm lượng công nghệ và tri thức cao; công nghiệp công nghệ cao
phát triển chậm; một số sản phẩm công nghiệp có sản lượng lớn còn mang
tính gia công, lắp ráp, giá trị nội địa tăng chậm; công nghiệp bổ trợ kém phát
triển; tốc độ đổi mới công nghệ còn chậm.
- Các vùng KT trọng điểm chưa phát huy được các thế mạnh để đi nhanh

hơn vào cơ cấu KT hiện đại. Chính sách hỗ trợ các vùng kém phát triển chưa
đáp ứng được yêu cầu. Sự liên kết vùng chưa được quan tâm đúng mức, hiệu
quả thấp.
- Các thành phần KT phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Chưa
tạo được đầy đủ môi trường hợp tác, cạnh tranh bình đẳng giữa các thành
phần KT; chưa khai thác tốt các nguồn lực trong nước và của người Việt Nam
ở nước ngoài để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Việc sắp xếp, đổi mới,
- 9 -
phát triển doanh nghiệp nhà nước còn chậm, hiệu quả hoạt động còn thấp.
Kinh tế tư nhân chưa được tạo đủ điều kiện thuận lợi để phát triển, quy mô
còn nhỏ, sức cạnh tranh còn yếu và chưa đuợc quản lý tốt. Kinh tế tập thể
kém hấp dẫn và phát triển chậm, còn nhiều lúng túng. Kinh té có vốn đầu tư
nước ngoài phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, việc thu hút đầu tư
nước ngoài còn kém so với một số nước trong khu vực.
3. Nguyên nhân của thực trạng.
a, Nguyên nhân của những thành tựu :
Đạt được những thành tựu quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế
là do những nguyên nhân chủ yếu đây :
- Cơ cấu KT tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH.
- Thể chế KT thị trường định hướng XHCN được xây dựng bước đầu.
- Hội nhập KT quốc tế và KT đối ngoại có bước tiến mới.
- Tiềm lực KT, cơ sở vật chất- kỹ thuật được tăng cường đáng kể, khả
năng độc lập tự chủ của nền KT được nâng lên.
b, Nguyên nhân của những hạn chế :
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta còn chậm là do :
- Việc huy động và sử dụng các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực, vào
công cuộc phát triển KT-XH còn kém hiệu quả và chưa tương xứng với tiềm
năng, hạn chế sự phát triển.
- Trình độ phát triển KT và công nghệ vẫn tụt hậu so với nhiều nước
xung quanh.

- Sức cạnh tranh của nền KT, chất lượng và tính bền vững của sự phát
triển còn kém.
- Kết cấu hạ tầng KT-XH chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển.
- Hội nhập KT quốc tế còn hạn chế
- 10 -
* Liên hệ với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Hưng Yên và huyện
Ân Thi.
Hưng Yên là một tỉnh nằm ở tả ngạn sông Hồng thuộc trung tâm đồng
bằng Bắc bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc và tam giác kinh tế
Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Phía Bắc liền với thủ đô Hà Nội và tỉnh
Bắc Ninh, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương,
phía Tây Nam giáp tỉnh Hà Tây và Hà Nam. Đây là mảnh đất phù sa màu mỡ
tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế toàn diện của tỉnh.
Ngày 01 tháng 01 năm 1997, tỉnh Hưng Yên được tái lập, là một tỉnh
có điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi, lại có vị trí gần các trung tâm công
nghiệp (nhất là gần Hà Nội). Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng
nhanh đặc biệt là phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá phục vụ cho
nhu cầu tiêu dùng và chế biến của các thành phố.
Sau 13 năm tái lập tỉnh (1997 – 2010 ) tốc độ tăng trưởng kinh tế năm
sau cao hơn năm trước, bình quân trên 12%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch
nhanh theo hướng tăng trưởng trong công nghiệp và dịch vụ:
Chuyển dịch cơ cấu:( % )
Năm Nông nghiệp Công nghiệp – Xây dựng Dịch vụ
1997 52 20 28
2000 41,5 27,8 30,7
2007 25,9 42,8 31,3
2009 27,06 42,36 30,58
Tổng thu ngân sách năm 1997 khoảng 82 tỷ VNĐ, năm 2005 đạt 1250
tỷ VNĐ. Năm 2007 đạt 1362 tỷ VNĐ.
Thu nhập bình quân đầu người năm 1997 là 205 USD, năm 2005 đạt

550 USD, năm 2007 đạt 11,25 triệu VNĐ (tương đương 760 USD ), năm
2008 : 15,8 triệu VNĐ.
Nông nghiệp Hưng Yên đã phát triển toàn diện theo hướng thâm canh sản
xuất hàng hoá theo nhu cầu của thị trường. Giá trị sản xuất tăng bình quân
5,2%/năm, trồng trọt tăng 5,19%, chăn nuôi tăng 9,38% cơ cấu chuyển dịch theo
- 11 -
hướng giảm tỷ trọng giá trị cây lương thực, tăng nhanh giá trị cây công nghiệp, rau
quả và chăn nuôi.
Trên địa bàn tỉnh hiện nay đã có 5 khu công nghiệp bao gồm: Khu
công nghiệp Như Quỳnh A và B (diện tích 95ha), khu công nghiệp Phố Nối A
(390ha), khu công nghiệp Phố Nối B (250ha), khu công nghiệp Minh Đức
(200ha), khu công nghiệp thị xã Hưng Yên (60ha). Ngoài ra còn có nhiều cụm
và điểm công nghiệp khác nằm dải rác ở các huyện với hàng nghìn cơ sở sản
xuất, hàng vạn công nhân lao động, giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm
tăng trên 25%, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 tăng gấp 20 lần so với
năm 1996. Đã hình thành một số ngành sản xuất có tính động lực như: điện
lực, dệt may, cơ khí và luyện thép với kỹ thuật số tiên tiến, tăng sức cạnh
tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Công tác vận động và thu hút các dự án đầu tư đạt kết quả cao, tạo
động lực cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu đầu tư, cơ cấu kinh tế, cơ cấu
lao động. Đến nay trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã có 818 dự án đầu tư được
chấp thuận và cấp giấy chứng nhận đầu tư , trong đó có 182 dự án đầu tư
nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 1,3 tỷ USD (vốn đã thực hiện là 65%) và
636 dự án có vốn đầu tư trong nước, với số vốn đăng ký là: 44.310 tỷ VNĐ
(vốn đã thực hiện là 46%).
Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: được quan tâm khuyến khích,
nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục, phát triển và mở thêm nhiều
làng nghề mới. Hiện nay Hưng Yên có 62 làng nghề tiểu thủ công nghiệp, 17
làng nghề truyền thống, tạo việc làm cho 2,3 vạn lao động. Từ năm 1997 đến
nay, làng nghề và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tốc độ tăng trưởng bình

quân năm là 12,5%. Giá trị sản xuất các làng nghề chiếm tỷ trọng 30% trong
tổng số giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Các làng nghề truyền thống tiêu
biểu như: gốm xứ, kim hoàn, mây tre đan xuất khẩu, chế biến nông sản
Thương mại, dịch vụ: được quan tâm, chỉ đạo và đầu tư, tốc độ tăng
trưởng bình quân đạt trên 15%/năm. Các dịch vụ vận tải, tài chính, ngân hàng,
- 12 -
bưu chính viễn thông, bảo hiểm được mở rộng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu
cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Xuất khẩu tiếp tục duy trì với tốc độ
tăng cao, năm 1997 đạt 3 triệu USD, năm 2000 đạt 10 triệu USD, năm 2005
đạt 230 triệu USD, năm 2007 đạt 368 triệu USD.
Kết cấu hạ tầng: được đầu tư nâng cấp nhanh, khá đồng bộ, góp phần
nâng cao hiệu quả sản xuất, phát huy lợi thế của từng vùng, từng ngành. Các
tuyến đường liên huyện, liên tỉnh được xây dựng hoặc nâng cấp (hoàn thành
việc trải nhựa 100% đường tỉnh, 80% đường huyện, xây dựng mới và nâng
cấp 1024 km đường giao thông nông thôn, 36 cây cầu xây dựng mới 19
trạm bơm, kiên cố hoá 250 km kênh mương, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội
của tỉnh phát triển.
Tuy nhiên, cũng như cả nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Hưng
Yên còn có hạn chế. Đó là : Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, chưa đáp
ứng được nhu cầu tăng trưởng kinh tế, giá trị gia tăng còn thấp, tỷ trọng nông
nghiệp trong cơ cấu ngành, lĩnh vực còn cao, công nghiệp và dịch vụ chưa
phát triển. Chưa thực sự phát huy được vai trò của tỉnh nằm trong vùng kinh
tế trọng điểm. Các thành phần kinh tế chưa khai thác hết tiềm năng, thế
mạnh , nội lực vào việc phát triển kinh tế – xã hội.
Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, chủ yếu là lao
động giản đơn, thiếu lao động có tay nghề cao, đã qua đào tạo, chưa chủ động
chiếm lĩnh thị trường, tạo đầu ra cho sản phẩm. Việc quy hoạch , xây dựng và
bổ sung quy hoạch còn thiếu chặt chẽ, đồng bộ, do đó, cũng tác động tới hiệu
quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Hưng Yên.
* Đối với huyện Ân Thi.

Ân Thi là một huyện thuần nông nằm ở phía bắc tỉnh với diện tích tự
nhiên là 12.821,08ha dân số khoảng 131.382 người được phân bố làm 20 xã
và một thị trấn. Trong huyện có một công ty may TNHH Foremart Việt Nam
thường xuyên thu hút 1500 - 2300 lao động.
- 13 -
Về giao thông có đường tỉnh lộ 38B và đường 200, đường 204 chạy
qua, hệ thống đường giao thông liên xã phần lớn là đường cấp phối.
Toàn huyện có diện tích gieo cấy 8.208ha lúa xuân 2010, trong đó lúa
chất lượng cao chiếm 65% diện tích, lúa lai chiếm 10% diện tích.
Đường 200, đường (5B) cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đi qua các xã như
Xuân Trúc, Vân Du, Đào Dương, Tân Phúc, Bãi Sậy, Nguyễn Trãi, Hoa
Thám .vv, Hội nông dân từ huyện đến cơ sở đã tuyên truyền vận động hội
viên nông dân thực hiện sự chỉ đạo của Ban giải phóng mặt bằng cấp huyện,
cấp cơ sở.
Bảng 1: Diện tích, dân số và đơn vị hành chính năm 2006 của huyện Ân Thi
Diện tích
(ha)
Dân số TB
(người)
Mật độ d.số
(người/ha)
Số làng
Toàn huyện
12.821.08 131.382 132
1. Phù ủng 834.03 7994 95,8 8
2. Bãi Sậy 710.36 6.528 91,8 8
3. Bắc Sơn 775.33 7.308 94,2 6
4. Tân Phúc 461.4 4.296 92,5 6
5. Đào Dương 619.66 8.907 143,7 4
6. Vân Du 554.34 6.451 116,3 9

7. Xuân Trúc 755.70 8.521 112,7 6
8. Quảng Lãng 675.72 5.591 97,5 5
9. Cẩm Ninh 488.50 4.442 90,9 7
10. Thị trấn Ân Thi 770.03 7.908 102,6 9
11. Quang Vinh 551.79 5.727 103,7 6
12. Hoàng Hoa Thám 641,66 5.884 916,9 6
13. Đa Lộc 577.80 5.161 89,3 6
14. Tiền Phong 470.07 4.762 101,3 3
15. Nguyễn Trãi 720.69 5.757 79,8 5
16. Hồ Tùng Mậu 676.64 7.702 113,8 5
17. Hồng Vân 442.01 5.224 118,1 8
18. Hồng Quang 344.67 3.331 183,6 5
19. Hạ Lễ 571.05 5.134 89,9 7
20. Đặng Lễ 607.21 6.1764 101,6 7
21. Văn Nhuệ 572.30 4.894 85.5 5
( Sè liÖu theo phßng thèng kª huyÖn ¢n Thi cung cÊp)
- 14 -
Bảng 2: Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành kinh tế của
huyện Ân Thi
Đơn vị tính: triệu đồng
2005 2006 2007 2008 2009
A- Ngành Nông nghiệp 557.472 688.907 937.303 1.182.122 1.471.567
B- Chăn nuôi 133.665 165.075 237.317 348.111 379.696
C- Dch v
45.839 65.021 77.840 83.591
Bảng 3 : Giá trị sản xuất ngành công nghiệp theo giá thực tế ( phân theo
loại hình kinh tế) của huyện Ân Thi
Giá trị: triệu đồng
Năm Tổng số Ngoài nhà nớc Đầu t nớc ngoài
2005 864.03 864.03

2006 109.392 109.392
2007 184.047 161.047 12.5
2008 294.110 206.260 29.87
2009 335.699 256.821 55.77
Bảng 4: Cơ cấu ngành
Năm
Ngành
2005 2006 2007 2008 2009
N. Nghiệp 72% 68% 68% 58% 57%
CN và Xây dựng 11% 14.5% 15% 17% 17%
Dịch vụ 17% 17.5% 17% 25% 26%
* Đánh giá chung :
Huyện đã chú trọng việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất
nông nghiệp đã có nhiều cố gắng và thu đợc nhiêù kết quả khá. Công tác chỉ
đạo,điều hành của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phơng mang lại hiệu
quả thiết thực, sự ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, đã giúp nông
dân chủ động nguồn giống, đổi mới phơng thức sản xuất, tập quán thâm canh
gieo cấy, thu hoạch lúa. Do vậy, diện tích, năng xuất, tổng sản lợng lúa cả
những năm qua cơ bản đạt khá. Chăn nuôi phát triển ổn định, tổng đàn gia
súc, gia cầm đều tăng so cùng kỳ. Các mô hình trang trại tiếp tục phát triển cả
về quy mô và giá trị doanh thu,toàn huyện có 98 trang trại đạt tiêu chí cho thu
nhập 100 triệu đồng trở lên. Công tác phòng chống lụt bão, úng đợc các cấp,
- 15 -
các ngành, các địa phơng thực hiện nghiêm túc. Kế hoạch nạo vét Đông Xuân
hàng năm và đắp đê Bắc- Hng Hải.
Việc quản lý đất đai đã dần đi vào nề nếp theo quy định của Luật đất
đai. Công tác vệ sinh môi trờng đã có chuyển biến tích cực, nhiều xã, thị trấn
đã quan tâm, chỉ đạo và thực hiện tốt vệ sinh môi trờng. Công tác giải phóng
mặt bằng dự án đờng ô tô cao tốc Hà Nội Hải Phòng qua địa bàn huyện đ-
ợc chỉ đạo tập trung bảo dảm đúng tiến độ. Đang tập trung hoàn chỉnh hồ sơ

và các điêù kiện đền bù đất thổ c để bàn giao mặt bằng cho dự án theo kế
hoạch.
Các công trình xây dựng cơ bản đợc thi công đảm bảo kế hoạch và chất
lợng công trình.
Hoạt động tài chính có nhiều cố gắng, thu ngân sách đạt cao so với
năm 2008 do có nguồn đấu giá quyền sử dụng đất. Thực hiện chi tiêu tiết kiệm
theo quy định của Tỉnh và Trung ơng.
Hoạt động văn hoá, xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Các đối tợng
chính sách đợc quan tâm, chế độ đối với ngời có công, các đối tợng xã hội đợc
bảo đảm đúng quy định, tỷ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm. Sự nghiệp giáo dục có
những bớc đổi mới ghi nhận, chất lợng giáo dục từng bớc nâng lên, đặc biệt
chất lợng mũi nhọn và học sinh thi đỗ vào các trờng Đại học, Cao đẳng. Hoạt
động y tế từ huyện xuống cơ sở có nhiều c gắng cả về khám và điều trị. Thờng
xuyên tuyên truyền, kiểm tra việc chấp hành vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm
phòng chống các loại dịch bệnh trên địa bàn, đặc biệt là dịch cúm A/ H1N1.
Hoạt động hành chính theo cơ chế một cửa đợc duy trì và từng bớc đổi
mới, nâng cao hiệu quả, hiệu lực điều hành. Công tác tiếp dân và trả lời ý kiến
kiến nghị của công dân đợc quan tâm, cơ bản giải quyết dứt điểm ngay từ cơ
sở, do vậy không có đơn th vợt cấp kéo dài. Công tác quốc phòng an ninh
có nhiều cố gắng, nhất là việc tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ và trấn áp
các loại tội phạm hình sự, ổn định an ninh nông thôn. Mặc dù vậy, trong sản
xuất nông nghiệp : Việc chuẩn bị giống, vật t nông nghiệp ở một số địa phơng
còn thiếu tập trung, một số hộ nông dân cấy giống kém chất lợng,lúa bị lẫn
thoái hoá ảnh hởng năng suất và chất lợng sản phẩm. Việc quản lý thuốc bảo
vệ thực vật trên địa bàn vẫn còn buông lỏng, dẫn đến thuốc kém chất lợng vẫn
lu hành, hiệu quả trừ sâu bệnh không cao. Việc khai thông dòng chảy, giải toả
sen bèo, đăng dập ở một số xã cha tập trung cao ảnh hởng đến phòng, chống
lụt bão, úng. Hoạt động của các HTXDVNN còn nhiều hạn chế, nhiều xã hoạt
động còn cầm chứng, các loạ hình dịch vụ quản lý điện sinh hoạt còn nhiều
- 16 -

bất cập, giá điện thu quá cao so với giá bậc thang quy định chung của ngành
điện, gây bức xúc trong nhân dân.
- Trong quản lý đất đai vẫn còn dấu hiệu buông lỏng, một số xã, thị trấn
vẫn để cho thôn, ấp bán đất trái thẩm quyền, chuyển đổi đất sai mục đích hoặc
khoán đấu thầu dài hạn nhiều năm thu tiền một lần cha đợc x lý triệt để. Công
tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm do công tác tuyên
truyền và trách nhiệm của lãnh đạo quản lý cơ sở còn xem nhẹ, cha tập trung
cao, một số cơ sở cán bộ chuyên môn còn có biểu hiện gây phiền nhiễu với
công dân. Công tác vệ sinh môi trờng một số địa phơng cha thực sự quan tâm,
hiện tợng rác không đợc thu gom hoặc thu gom lại đổ bừa bãi không đúng quy
định ở một số xã vẫn còn, gây ô nhiễm môi trờng và ảnh hởng sức khoẻ cộng
đồng.
- Công tác quản lý, điều hành của một số xã, thị trấn cha thật sự sâu sát
dẫn đến một số sai phạm về quản lý điều hành trong một số lĩnh vực, quản lý
đất đai và chính sách xã hội
- Công tác an toàn giao thông và chấp hành giao thông ở một bộ phận
công dân cha nghiêm túc, tình trạng lấn chiếm lòng, lề đờng, xây dựng công
trình kiên cố trái phép vi phạm hành lang an toàn giao thông vẫn xẩy ra, ý
thức tham gia giao thông kém dẫn đến vi phạm an toàn giao thông. Hiện tợng
lạng lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm, chạy quá tốc độ, đặc biệt vào
bam đêm ở các tuyến đờng giao thông chính của huyện vẫn còn tiếp diễn. Các
tuyến đờng trong huyện hiện nay đã xuống cấp nhiều ảnh hởng đến việc đi lại
của nhân dân, đồng thời là nguyên nhân gây tai nạn giao thông nhng cha có
giải pháp khắc phục.
- Công tác xây dựng trờng đạt chuẩn Quốc Gia còn chậm, do việc đầu t
kinh phí còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất của một số trờng xuống cấp,
nhất là cơ sở vật chất của trờng Mầm non nhng cha đợc địa phơng quan tâm
sửa chữa kịp thời.
- Một số trạm xã xã bị xuống cấp, trang thiết bị thiếu, cũ cha đợc đầu t
đã ảnh hởng đến chất lợng khám, chữa bệnh cho nhân dân.

- Công tác truyền thông dân số kế hoạch hoá gia đình còn nhiều bất
cập, một số xã, thị trấn xem nhẹ việc tuyên truyền. Hiện tợng sinh con thứ 3
có chiều hớng gia tăng và đặc biệt cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn sinh
con thứ 3 nhng cha sử lý nghiêm, đã tác động không nhỏ đến quần chúng
nhân dân, góp phần làm tăng tỷ lệ dân số và làm mất cân bằng giới tính giữa
nam và nữ.
- 17 -
- Hệ thống thông tin, tuyên truyền ở một số xã, thị trấn bị xuống cấp
nhng không đợc sửa chữa, ảnh hởng đến công tác tuyên truyền các chủ trơng
chính sách của Đảng,Nhà nớc tới nhân dân.
Từ thực trạng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nớc ta nói
chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Hng Yên và huyện Ân Thi
nói riêng, cần có một hệ thống giải pháp chủ yếu, đồng bộ. Nhằm đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hớng CNH HĐH ở nớc ta hiện nay, đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế đất nớc thời kỳ hội nhập.
III- NHNG GII PHP C BN NHM Y MNH CHUYN DCH C
CU KINH T THEO HNG CNH HH NC TA HIN NAY :
1. V nhn thc :
Cn nõng cao hn na nhn thc v v trớ, vai trũ, tm quan trng ca
chuyn dch c cu kinh t trờn c 3 b phn cu thnh : Chuyn dch c cu
ngnh, lnh vc, Chuyn dch c cu vựng, lónh th, Chuyn dch c cu cỏc
thnh phn kinh t.
La chn phng thc, bc i phự hp trong tin trỡnh y mnh
Chuyn dch c cu kinh t.
2. y mnh Chuyn dch c cu kinh t nụng nghip, nụng thụn :
Trong nhng nm ti, chỳng ta cn y mnh hn na Chuyn dch c
cu kinh t nụng nghip v nụng thụn, gii quyt ng b cỏc vn nụng
nghip, nụng thụn v nụng dõn trong mi quan h bin chng gia quan h
sn xut vi trỡnh phỏt trin ca lc lng sn xut, ng thi tớch cc ci
thin i sng nụng dõn. Trong ú cú nhng vic cc k quan trng cn phi

thc hin tt, ú l : Phi phỏt trin ton din nụng nghip, chuyn dch mnh
c cu nụng nghip v kinh t nụng thụn theo hng to ra giỏ tr gia tng
ngy cng cao, gn vi cụng nghip ch bin v th trng, thc hin c khớ
hoỏ, in khớ hoỏ, thy li hoỏ, a nhanh tin b khoa hc, k thut v cụng
ngh sinh hc vo sn xut, nõng cao sn xut, cht lng v sc cnh tranh,
phự hp vi c im tng vựng, tng a phng, khn trng xõy dng cỏc
quy hoch phỏt trin nụng thụn v thc hin chng trỡnh xõy dng , t chc
v phỏt trin ca cỏc thnh phn kinh t, t chc kinh t nụng thụn i ụi
- 18 -
với xây dựng nếp sống văn hoá, nâng cao trình độ dân trí, văn minh, môi
trường lành mạnh, hình thành các khu dân cư đô thị hoá với kết cấu hạ tầng
kinh tế – xã hội đồng bộ,chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động nông thôn theo
hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm
công nghiệp và dịch vụ.
Nghị quyết Trung ương 7 ( khoá X ) đã đề ra từ nay đến năm 2010 là “
Không ngừng nâng cao đời sống vật chất , tinh thần của dân cư nông thôn, hài
hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các cùng còn nhiều khó
khăn, nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước
tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông
thôn mới. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện
đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng xuất, chất lượng, hiệu quả và
khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả
trước mắt và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã
hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức t chức sản xuất hợp lý, gắn nông
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã
hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dântộc,dân trí được nâng cao,
môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh
đạo của Đảng được tăng cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên
minh công nông – nông dân – trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế – xã
hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
3. Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp :
Muốn phát triển công nghiệp phải ưu tiên phát triển các ngành mũi
nhọn và các ngành hướng mạnh về xuất khẩu dựa trên năng lực cạnh tranh.
Đẩy mạnh tốc độ hiện đại hoá, đổi mới công nghệ. Đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông thôn. Tăng cường sự tham gia của các khu vực tư nhân
vào phát triển công nghiệp, đặc biệt khuyến khích sự phát triển của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
- 19 -
Cải thiện vai trò của Nhà nước trong việc chỉ đạo thực hiện chiến lược,
quy hoạch, chính sách phát triển công nghiệp hướng tới việc huy động hữu
hiệu các nguồn lực và khai thác tốt các tiềm năng của đất nước. Nhà nước có
vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các tư tưởng chiến lược chủ đạo
phát triển công nghiệp thông qua việc tạo môi trường thích hợp và các chính
sách ưu tiên, khuyến khích, cả đối với các ngành và đối với các doanh nghiệp.
Đầu tư của Nhà nước cho phát triển công nghiệp đóng vai trò rất quan trọng,
giải pháp cần quan tâm là nâng cao hiệu quả đầu tư của Nhà nước và có tính
toán kỹ lưỡng đến hiệu quả trước khi đưa ra các quyết định đầu tư mới.
Các biện pháp phát triển các ngành công nghiệp cần chú trọng phát huy
lợi thế so sánh và dựa trên năng lực cạnh tranh của các ngành trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế. Năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp phải
được đánh giá trên cơ sở khoa học, so sánh với các nước trong khu vực và có
dự báo xu hướng trong tương lai.
Các biện pháp thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp cần chú trọng đến
việc huy động nguồn lực tiềm tàng của tất cả các loại hình doanh nghiệp.
4. Phát triển các ngành dịch vụ :
Chúng ta cần tiến hành cấp bách việc rà soát tất cả các ngành dịch vụ
để đánh giá hiện trạng, năng lực cạnh tranh, tiềm năng và xu hướng phát triển
của chúng, trên cơ sở đó xây dựng một chiến lược phát triển các ngành dịch
vụ của Việt Nam từ nay đến năm 2020. Việc xây dựng và thực hiện chiến

lược phát triển dịch vụ phải gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng và thực hiện
chiến lược phát triển công nghiệp và các chương trình đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường huy động các nguồn
lực trong xã hội bằng cách mở rộng sự tham gia của khu vực tư nhân và nước
ngoài vào đầu tư, kinh doanh các ngành dịch vụ, giảm thiểu độc quyền nhà
nước, tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường. Thí dụ, trong các ngành điện
lực và viễn thông,nhà nước cần tách chức năng quản lý được trục quốc gia với
chức năng kinh doanh của các doanh nghiệp để có nhiều doanh nghiệp hơn
- 20 -
tham gia kinh doanh. Trong một số ngành dịch vụ mang tính xã hội giáo dục,
y tế, văn hoá, thể thao, môi trường… cần đẩy mạnh công tác xã hội hoá.
Muốn vậy nhà nước cần xây dựng và ban hành các quy định pháp lý và các
chính sách rõ ràng về phương thức và các hình thức xã hội hoá.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ thông qua các
biện pháp như : Đẩy mạnh thực hiện lộ trình giảm giá cước dịch vụ xuống
mức ít nhất là ngang bằng với các nước trong khu vực, tăng cường ứng dụng
khoa học, công nghệ hiện đại vào sản xuất và kinh doanh dịch vụ, phát huy
lợi thế so sánh của từng ngành, từng vùng, từng thời kỳ, thay đổi phương thức
và thái độ phục vụ để hướng tới khách hàng nhiều hơn, vì lợi ích của khách
hàng… Đáp ứng với những thách thức trong quá trình hội nhập , trước hết
Nhà nước cần xây dựng một lộ trình mở cửa dịch vụ thích hợp, phù hợp với
những cam kết quốc tế và sát với thực tế nước ta, tiếp đến các ngành, các cấp
và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, sẵn
sàng đón nhận sự cạnh tranh cả trên thị trường trong nước và nước ngoài.
5. Tăng nhanh nguồn vốn đầu tư, hướng dẫn đầu tư vào việc thúc
đẩy nhanh chuyển dịch các ngành, vùng và thành phần kinh tế.
Đảng và Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện chính sách nhằm khuyến
khích đầu tư, thu hút đầu tư phát triển kinh tế – xã hội.
Kết hợp giữa các nguồn vốn đầu tư, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, phương
thức đầu tư phù hợp, tránh dàn trải, thiếu trọng điểm, kém hiệu quả ở các

ngành,địa phương, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước, kết hợp với tăng
cường huy động vốn đầu tư trong dân,đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước
ngoài, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, ngân hàng. Hạn chế đến mức
thấp nhất rủi ro trong hoạt động tín dụng.
6. Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động :
- 21 -
Muốn thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì vấn đề có tính chất quan trọng hàng đầu là
phải nâng cao được chất lượng nguồn lực lao động. Nhất là ở khu vực nông
thôn. Do đó,trong việc đào tạo nghề cho nông dân cần chú ý cả phương tiện
kỹ thuật và kỹ năng quản lý, không chỉ chú trọng các loại hình chính quy trên
cơ sở phát triển hệ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, mà đặc biệt quan tâm
tới mô hình đào tạo cộng đồng. Tăng cường đào tạo ngành nghề phi nông
nghiệp cho nông dân.
Có chính sách khuyến khích và sử dụng tốt sinh viên, học sinh tốt
nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp về phục vụ ở nông thôn.
7. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý Nhà nước đối
với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điu kiện của một nước nông nghiệp
lạc hậu, trong cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, hơn bao
giờ hết, chúng ta cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý
Nhà nước, nhất là trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn, đẩy nhanh cơ
cấu lao động trên địa bàn nông thôn, từng bước giải quyết những vấn đề việc
làm, ô nhiễm môi trường sinh thái…
IV – MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Trong thời gian tới, chúng ta cần :
- Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh trong toàn xã hội.
- Chú trọng hơn nữa việc đào tạo nghề trên địa bàn nông thôn trong quá

trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Huy động tối đa nguồn vốn để đầu tư máy móc, trang thiết bị tiên
tiến, hiện đại đưa vào ứng dụng trong các ngành kinh tế.
- Nhà nước cần đầu tư phát triển các khu công nghệ cao. Hình thành
các trung tâm kinh tế, thương mại.
- 22 -
- Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học – công nghệ trong quá
trình Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Cần củng cố và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị, chính
quyền cơ sở.
- Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở về mọi mặt.
Hiện nay đội ngũ cán bộ cơ sở còn thiếu, còn yếu, khi giải quyết công việc
lúng túng,có khi tránh né, cục bộ… gây mất lòng tin của nhân dân với chính
quyền, ảnh hưởng tới uy tín và năng lực chỉ đạo thực tiễn của cán bộ.
PHẦN KẾT LUẬN
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá
ở nước ta đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt
Nam nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành một quốc
gia văn minh, hiện đại.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá
ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tác động đến sự phát triển
kinh tế – xã hội của đất nước và đã cải thiện được cơ bản đời sống của nhân
dân, nhất là đời sống người nông dân.
Tuy nhiên, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta cũng còn nhiều tồn
tại, hạn chế, chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu đề ra.
- 23 -
Để quá trình này đạt được hiệu quả cao, đạt được mục tiêu của chuyển
dịch cơ cấu kinh tế là : Phát triển mạnh mẽ về kinh tế, ổn định về chính trị –
xã hội, bảo đảm môi trường sinh thái, chúng ta phải hết sức năng động, chủ
động,sáng tạo, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nhất là phải nắm bắt được

cac thành tựu khoa học- công nghệ – kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, khắc phục sự
lạc hậu, bảo thủ, trì trệ, ngại đổi mới, phải nắm bắt được các cơ hội phát triển,
khai thác tiềm năng sẵn có, trong đó có tiềm năng về dịch vụ du lịch, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực,xây dựng một chính sách phát triển hợp lý
nhằm thu hút các cá nhân, các vùng, miền, các thành phần kinh tế cùng tham
gia phát triển kinh tế, xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Đảng Cộng sản Việt Nam- Nghị quyết Đại Hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, VII, VIII, IX, X.
2- Tỉnh Uỷ Hưng Yên- Nghị quyết Đại Hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần
thứ XIV, XV, XVI.
3- Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên- Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế-
xã hội năm 2008.
4- Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2006, 2007 của một số
xã thuộc huyện Phù Cừ, Kim Động, Ân Thi, Mỹ Hào
- 24 -
5- TS. Đặng Văn Thắng, TS. Phạm Ngọc Dũng- Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế công- nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng, thực trạng và triển vọng-
NXB CTQG, Hà nội, 2003.
6- PGS, PTS Nguyễn Đình Kháng, PTS Vũ Văn Phúc - Những nhận
thức kinh tế chính trị trong giai đoạn đổi mới ở Việt Nam- NXB CTQG, Hà
nội, 1999.
MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Cơ sở lý luận và thực tiễn 2
3. Tình hình nghiên cứu 2
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
5. Phương pháp nghiên cứu 3

Phần nội dung 4
I- Cơ sở lý luận và thực tiễn 4
1. Một số khái niệm cơ bản về cơ cấu kinh tế và CDCCKT 4
2. Cơ sở thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế 5
II- Thực trạng của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước
ta, và tỉnh Hưng Yên, huyện Ân Thi
6
- 25 -

×