Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

thực trạng hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh suy tim trước khi ra viện tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện đa khoa huyện nga sơn,tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.47 KB, 37 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

VŨ KHẮC BỘ

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN GIÁO DỤC SỨC KHỎE
CỦA ĐIỀU DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH SUY TIM TRƯỚC KHI
RA VIỆN TẠI KHOA HỒI SỨC - CẤP CỨU BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN NGA SƠN,TỈNH THANH HÓA

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2018


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

VŨ KHẮC BỘ

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN GIÁO DỤC SỨC KHỎE
CỦA ĐIỀU DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH SUY TIM TRƯỚC KHI
RA VIỆN TẠI KHOA HỒI SỨC - CẤP CỨU BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. ĐỖ MINH SINH

NAM ĐỊNH - 2018




LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành chuyên đề tốt nghiệp, tôi đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các tập thể, cá nhân, các nhà khoa học,
gia đình và bạn bè. Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tơi xin được bày tỏ và gửi
lời cảm ơn chân thành tới:
Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, các
Khoa/Phòng khác của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện tốt
nhất để tôi học tập và hồn thành khóa luận chun đề tốt nghiệp của mình.
Tiến sĩ Đỗ Minh Sinh đã hết lịng giúp đỡ, hướng dẫn và động viên cũng như
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành chuyên đề tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn tới khoa Hồi sức - Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Nga Sơn đã
tạo điều kiện và phối hợp để triển khai các nội dung của chun đề.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia
đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt q trình học tập
và hồn thành chun đề tốt nghiệp.
Học viên

Vũ Khắc Bộ


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Vũ Khắc Bộ - học viên chuyên khoa I khóa V của Trường Đại học Điều
dưỡng Nam Định, chuyên ngành Nội người lớn, xin cam đoan:
1. Đây là khóa luận do bản thân tơi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
TS. Đỗ Minh Sinh.
2. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác trung thực
và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của nơi nghiên cứu.

Tôi xin chịu trách nhiệm về những điều cam đoan trên
Nam Định, ngày 28 tháng 8 năm 2018
NGƯỜI CAM ĐOAN

Vũ Khắc Bộ


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ………………………..………………...…………….3
2.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 3
2.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................... 12
3. Thực trạng ......................................................................................................... 14
3.1. Thực trạng hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh
suy tim trước khi ra viện tại khoa Hồi sức - Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa huyện Nga
Sơn tỉnh Thanh Hóa............................................................................................... 15
3.2. Một số ưu điểm và nhược điểm của hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe của
điều dưỡng cho người bệnh suy tim trước khi ra viện tại khoa Hồi sức - Cấp cứu
Bệnh viện Đa khoa huyện Nga Sơn. ...................................................................... 20
3.3. Nguyên nhân của các việc làm được và chưa làm được .................................. 20
4. Đề xuất một số giải pháp tăng hiệu quả các buổi tư vấn giáo dục sức khỏe cho
người bệnh suy tim ................................................................................................ 21
4.1. Đối với Bệnh viện........................................................................................... 22

4.2. Đối với khoa Hồi sức - Cấp cứu. ..................................................................... 22
5. Kết luận ............................................................................................................. 22
5.1. Thực trạng hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh
suy tim trước khi ra viện tại khoa Hồi sức - Cấp cứu –Bệnh viện Đa khoa huyện
Nga Sơn. ............................................................................................................... 23
5.2. Đề xuất một số giải pháp để hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe cho người
bệnh suy tim tại Bệnh viện Nga Sơn đạt hiệu quả cao hơn. .................................... 23
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Mẫu phiếu khảo sát


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CSNBTD

Chăm sóc người bệnh tồn diện

BN

Bệnh nhân

BSCKI

Bác sĩ chuyên khoa I

BV

Bệnh viện

BVNS


Bệnh viện đa khoa

ĐD

Điều dưỡng

GDSK

Giáo dục sức khỏe

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trương

TS

Tiến sĩ

TT – BYT

Thơng tư - Bộ y tế

VD

Ví dụ



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả thực hiện tư vấn giáo dục sức khỏe theo quy trình của điều dưỡng
dành cho người bệnh ............................................................................................ 17
Bảng 3.2. Các nội dung mà người bệnh được tư vấn trước khi ra viện .................. 18
Bảng 3.3. Đề xuất của người bệnh để hoạt động tư vấn được tốt hơn .................... 20

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ người bệnh được và không được tư vấn trước khi ra viện ......... 18
Biểu đồ 3.2. Mức độ hiểu thông tin được tư vấn của người bệnh .......................... 19
Biểu đồ 3.3. Mức độ hài lòng của người bệnh với nội dung tư vấn ........................ 19
Biểu đồ 3.4. Mức độ hài lòng của người bệnh với thái độ tư vấn của điều dưỡng .. 19


1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy tim là một gánh nặng lớn của cộng đồng. Bệnh có tỉ lệ mắc và mắc mới
tăng lên theo tuổi trên toàn thế giới [12]. Suy tim cịn là ngun nhân chính làm
người già mắc suy tim phải nằm viện và tái nhập viện[9]. Nó được báo cáo là tỉ lệ
nằm viện tăng lên từ 877,000 đến 1,106,000 năm 2006, và tăng 171% tại Mỹ. Suy
tim hiện vẫn đang là gánh nặng toàn cầu (với 1-2% dân số thế giới bị suy tim –
tương đương khoảng 26 triệu người mắc bệnh); tỉ lệ mắc suy tim tăng theo tuổi ở cả
hai giới. Tại Mỹ có gần 650.000 ca mắc mới mỗi năm [13]. Riêng khu vực Đơng
Nam Á có tỉ lệ người mắc bệnh suy tim cao do đây là khu vực đa dạng về văn hóa
xã hội và lịch sử độc đáo và do là khu vực có tốc độ phát triển dân số nhanh lên tới
>600 triệu người) phần đông là dưới 65 tuổi [4].
Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế năm 2005, tỷ lệ mắc và tử vong của
các bệnh tim mạch là 6,77% và 20,68% [2].Tổng số người bệnh nhập Viện Tim
mạch Việt Nam đã tăng một cách rõ rệt trong những năm gần đây (từ 7.046 người

bệnh năm 2003 lên đến 10.821 người bệnh vào năm 2007) tức là tăng 53.5% số
người bệnh nhập viện trong vòng 5 năm [7]. Hiện nay ước tính có khoảng 320.000
đến 1,6 triệu người mắc bệnh suy tim, ước tính 1-1.5% dân số [4].
Nếu như ở các nước khác, suy tim là hậu quả cuối cùng của một loạt bệnh lý
như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý mạch vành, bệnh nhân thường kèm theo
bệnh phức tạp khác như COPD, thì ở Việt Nam lại có thêm một đặc điểm nữa là có
các bệnh lý lây nhiễm, bệnh van tim do thấp…do vậy tuổi mắc bệnh của suy tim
của người Việt Nam có xu hướng thấp dần. Thơng thường bệnh nhân suy tim nhập
viện khá muộn, chỉ khi khó thở tưởng như không thở được họ mới chịu đi khám.
Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong điều trị suy tim nhưng, đây vẫn là một bệnh tiến
triển với bệnh suất và tử suất cao. Dự báo số lượng bệnh nhân suy tim sẽ còn tiếp
tục tăng do tuổi thọ người dân ngày càng cao; tăng các yếu tố nguy cơ và số bệnh
nhân sống sót sau can thiệp mạch vành tăng,“50% bệnh nhân suy tim tử vong trong
vòng 5 năm, cao hơn cả ung thư. Điều này khác với suy nghĩ của nhiều người về
căn bệnh này, không biết rằng suy tim là nghiêm trọng…” [4].
Bên cạnh đó, vấn đề đáng quan tâm nữa là chi phí điều trị suy tim cao do tỷ lệ
nhập viện cao và chất lượng cuộc sống thấp. Tại 5 trung tâm tim mạch lớn (gồm


2
Viện Tim mạch Việt Nam, BV Chợ Rẫy, BV Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí
Minh, Viện Tim Hồ Chí Minh, BV Thống Nhất) số bệnh nhân nhập viện do suy tim
khoảng 4000 ca/năm, chi phí mỗi đợt điều trị lên đến 25 triệu đồng. Chi phí cho
bệnh nhân chủ yếu lại cho các đợt nằm viện điều trị nội trú. tại Việt Nam, ước tính
chi phí cho điều trị suy tim lên đến 96 triệu USD/năm[4].
Bệnh viện Đa khoa huyện Nga Sơn là bệnh viện hạng 2 của tỉnh Thanh Hóa.
Tại khoa Hồi sức - Cấp cứu của bệnh viện hàng năm điều trị cho hàng trăm bệnh
nhân suy tim cả trong và ngoài huyện, hoạt tư vấn giáo dục sức khỏe của người điều
dưỡng cho người bệnh suy tim mặc dù đã có thực hiện trong thời gian bệnh nhân
nằm viện nhưng trước khi người bệnh ra viện, hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe

của người điều dưỡng cho người bệnh suy tim chưa được thực hiện thường xuyên.
Bên cạnh đó bệnh viện cũng chưa có báo cáo đánh giá về vấn đề này. Vậy câu hỏi
được đặt ra đó là thực trạng cơng tác tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho
người bệnh suy tim trước khi ra viện là như thế nào? Có những giải pháp nào để
nâng cao hiệu quả của hoạt động này? Đáp án của các câu hỏi trên có thể giúp đánh
giá được quy mơ của vấn đề cũng như tìm ra các giải pháp cải thiện vấn đề. Với ý
nghĩa như trên, chuyên đề này đã được thực hiện với 02 mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho
người bệnh suy tim trước khi ra viện tại khoa Hồi sức - Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa
huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa từ 20/6/2018 đến 20/8/2018.
2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn giáo
dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh suy tim trước khi ra viện tại khoa Hồi
sức - Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.


3
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Định nghĩa suy tim[1],[3],[6]
Đã có rất nhiều định nghĩa của suy tim trong vòng 50 năm qua. Trong những
năm gần đây, hầu hết các định nghĩa suy tim đều nhấn mạnh cần phải có sự hiện
diện của triệu chứng cơ năng của suy tim và dấu hiệu thực thể của tình trạng ứ dịch
trên lâm sàng.
Theo Trường Mơn Tim mạch Hoa Kỳ (ACC): Suy tim là một hội chứng lâm
sàng phức tạp, là hậu quả của tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng của tim,
dẫn đến tâm thất không đủ khả năng tiếp nhận máu (suy tim tâm trương) hoặc tống
máu (suy tim tâm thu).
Trong phần lớn các trường hợp suy tim, bệnh nhân sẽ có biểu hiện của tình
trạng cung lượng tim thấp (chẳng hạn như: mệt, khó thở khi gắng sức) hoặc tình
trạng q tải tuần hoàn gây ra sung huyết phổi và phù ngoại vi.

Theo Hội Tim Mạch Châu Âu: Suy tim là một hội chứng mà bệnh nhân phải
có các đặc điểm sau: Các triệu chứng cơ năng của suy tim (mệt, khó thở khi gắng
sức hoặc khi nghỉ ngơi); Các triệu chứng thực thể của tình trạng ứ dịch (xung huyết
phổi hoặc phù ngoại vi); và các bằng chứng khách quan của tổn thương thực thể
hoặc chức năng của tim lúc nghỉ.
Suy tim là trạng thái bệnh lý, trong đó tim mất khả năng bơm đủ máu đáp ứng
nhu cầu chuyển hóa của cơ thể trong mọi tình huống sinh hoạt của người bệnh
2.1.2. Nguyên nhân [1],[3],[6]
Suy tim không phải là một bệnh mà là một hội chứng phức tạp do nhiều q
trình bệnh lý gây ra. Có 4 yếu tố cơ bản có thể gây ra suy tim bao gồm
- Tăng thể tích máu (tăng tiền gánh tim)
- Tăng sức cản ngoại vi (tăng hậu gánh tim)
- Giảm sức co bóp cơ tim
- Giảm sự đổ đầy các buồng tim
Các nguyên nhân này có thể dẫn đến suy tim trái, suy tim phải hay suy tim
toàn bộ.
Suy tim trái: Tăng huyết áp động mạch, hở hay hẹp van động mạch chủ
đơnthuần hay phối hợp, nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim do nhiễm độc, nhiễm trùng,


4
cácbệnh cơ tim, cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, cơn cuồng động nhĩ, rung
nhĩnhanh, cơn nhịp nhanh kịch phát thất, blốc nhĩ thất hoàn toàn, hẹp eo động
mạchchủ, tim bẩm sinh, cịn ống động mạch, thơng liên thất
Suy tim phải: Hẹp van 2 lá là nguyên nhân thường gặp nhất, tiếp đến là bệnh
phổimạn như: Hen phế quản, viêm phế quản mạn, lao xơ phổi, giãn phế quản, nhồi
máu phổi gây tâm phế cấp. Gù vẹo cột sống, dị dạng lồng ngực, bệnh tim bẩm sinh
nhưhẹp động mạch phổi, tứ chứng Fallot, thông liên nhĩ, thông liên thất giai đoạn
muộn,viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, tổn thương van 3 lá, ngồi ra một số ngun
nhân ítgặp như u nhầy nhĩ trái. Trong trường hợp tràn dịch màng ngoài tim và co

thắt màng ngoài tim, triệu chứng lâm sàng giống suy tim phải nhưng thực chất là
suy tâmtrương
Suy tim toàn bộ: ngoài 2 nguyên nhân trên dẫn đến suy tim tồn bộ, cịn gặp
các ngun nhân sau: bệnh cơ tim giãn, suy tim toàn bộ do cường giáp trạng,
thiếuVitamine B1, thiếu máu nặng
2.1.3. Triệu chứng [1],[3],[6]
2.1.3.1.Suy tim trái
a. Triệu chứng lâm sàng
* Triệu chứng cơ năng:
Có 2 triệu chứng chính: Khó thở và ho. Khó thở là triệu chứng thường gặp
nhất. Lúcđầu khó thở khi gắng sức, về sau từng cơn, có khi khó thở đột ngột, có khi
khó thởtăng dần; ho hay xảy ra vào ban đêm khi bệnh nhân gắng sức, ho khan, có
khi có đờm lẫn máu.
* Triệu chứng thực thể:
Khám tim: Nhìn thấy mỏm tim lệch về phía bên trái, nghe được tiếng thổi tâm
thunhẹ ở mỏm do hở van 2 lá cơ năng.
Khám phổi: Nghe được ran ẩm ở 2 đáy phổi. Trong trường hợp cơn hen tim có
thểnghe được nhiều ran rít, ran ngáy.
Huyết áp: HATT bình thường hay giảm, HATTr bình thường.
b. Cận lâm sàng
X quang: Phim thẳng tim to, nhất là các buồng tim trái, nhĩ trái lớn hơn trong
hở 2 lá, thất trái giãn với cung dưới trái phồng và dày ra, phổi mờ nhất là vùng rốn.
Điện tâm đồ: Tăng gánh tâm trương hay tâm thu thất trái.


5
Siêu âm tim: Kích thước buồng thất trái giãn to, siêu âm còn cho biết được
chứcnăng thất trái và nguyên nhân của suy tim trái như hở van động mạch chủ...vv.
Thăm dị huyết động: Nếu có điều kiện thơng tim, chụp mạch đánh giá chính
xácmức độ nặng nhẹ của một số bệnh van tim.

1.1.3.2.Suy tim phải
a. Triệu chứng lâm sàng
* Triệu chứng cơ năng: khó thở nhiều hay ít tùy theo mức độ suy tim, khó
thởthường xun, nhưng khơng có cơn khó thở kịch phát như suy tim như suy tim
trái. Xanh tím nhiều hay ít tùy nguyên nhân và mức độ của suy tim phải.
* Triệu chứng thực thể: Chủ yếu là ứ máu ngoại biên với gan to, bờ tù,
mặtnhẵn, ấn đau tức, điều trị tích cực bằng trợ tim và lợi tiểu gan nhỏ lại, hết điều
trị ganto ra gọi là “gan đàn xếp”, nếu gan bị ứ máu lâu ngày gan không nhỏ lại được
gọi là“xơ gan tim” với gan bờ sắc, mật độ chắc. Tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan
tĩnh mạchcổ dương tính ở tư thế 450. Áp lực tĩnh mạch trung ương và tĩnh mạch
ngoại biên tăng cao.
Phù: Phù mềm lúc đầu ở 2 chi dưới về sau phù tồn thân, có thể kèm theo
cổtrướng, tràn dịch màng phổi. Tiểu ít 200-300ml/ 24giờ.
Khám tim: Ngoài các dấu hiệu của nguyên nhân suy tim, ta cịn nghe nhịp
timnhanh, có khi có tiếng ngựa phi phải, thổi tâm thu ở ổ van 3 lá do hở van 3 lá
cơnăng hậu quả của dãn buồng thất phải. Huyết áp tâm thu bình thường, huyết áp
tâmtrương tăng.
b. Cận lâm sàng
X quang: Trừ trường hợp suy tim phải do hẹp van động mạch phổi có đặc
điểm làphổi sáng, còn lại các nguyên nhân suy tim phải khác trên phim thẳng phổi
mờ, cungđộng mạch phổi giãn, mõm tim hếch lên do thất phải giãn. Trên phim
nghiêng tráimất khoảng sáng sau xương ức.
Điện tâm đồ: Trục phải, dày thất phải.
Siêu âm tim: Thất phải giãn to, tăng áp động mạch phổi.
Thăm dò huyết động: Tăng áp lực cuối tâm trương thất phải, áp lực động mạch
chủthường tăng.
2.1.3.3.Suy tim toàn bộ


6

Bệnh cảnh suy tim phải thường trội hơn. Bệnh nhân khó thở thường xun,
phù tồn thân, tĩnh mạch cổ nổi tự nhiên, áp lực tĩnh mạch tăng cao,gan to nhiều,
thường có cổ trướng, tràn dịch màng phổi, huyết áp tâm thu giảm,huyết áp tâm
trương tăng, X-quang tim to toàn bộ, điện tâm đồ có thể dày cả 2 thất.
2.1.4. Phân độ suy tim
2.1.4.1. Theo Hội Tim Mạch New York (NYHA): Chia làm 4 độ:
Độ 1: Bệnh nhân có bệnh tim nhưng khơng có triệu chứng cơ năng, hoạt động
thể lực vẫn bình thường.
Độ 2: Cáctriệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức nhiều, hạn chế hoạt
động thể lực.
Độ3: Các triệu chứng cơ năng xuất hiện ngay cả khi gắng sức nhẹ, làm hạn
chế hoạtđộng thể lực.
Độ 4: Các triệu chứng cơ năng xuất hiện thường xuyên kể cả khi nghỉ ngơi.
2.1.4.2. Phân độ suy tim mạn theo Trần Đỗ Trinh và Vũ Đình Hải
Suy tim độ 1: Khó thở khi gắng sức, ho ra máu, không phù, gan khơng to.
Suy tim độ 2: Khó thở khi đi lại với vận tốc trung bình, khi đi phải ngừng lại
đểthở, phù nhẹ, gan chưa to hoặc to ít, 2cm dưới bờ sườn. Phản hồi gan tĩnh mạchcổ
dương tính ở tư thế 450
Suy tim độ 3: Khó thở nặng hơn hoặc giảm đi, phù toàn thân, gan > 3cm dưới
sườn, mềm, phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính ở tư thế 450, điều trị gan nhỏ lại
hoàn toàn.
Suy tim độ 4: Khó thở thường xuyên, bệnh nhân phải ngồi dậy để thở, gan
>3cm dưới bờ sườn, mật độ chắc, bờ sắc, điều trị khơng đáp ứng hoặc nhỏ lại ít.
2.1.5. Điều trị suy tim
2.1.5.1. Một số thuốc điều trị suy tim:
a. Thuốc trợ tim:
Tác dụng: Làm cho tim đập mạnh, chậm và đều hơn.
Thuốc thường dùng:
+ Digoxin: dạng ống tiêm 0,5 mg; viên uống 0,25 mg; liều dùng theo chỉ dẫn
của bác sĩ

+ Lanatosid C (Cedilanide, Isolanid): ống tiêm 0,4 mg; viên uống 0,25 mg;
liều dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ


7
Lưu ý: Thuốc dễ gây độc đặc biệt là làm chậm nhịp tim, rối loạn dẫn truyền
hoặc loạn nhịp tim nên không được dùng kéo dài, tràn lan.
b. Thuốc lợi tiểu:
Tác dụng: Thải muối và nước làm giảm bớt ứ trệ tuần hồn.
Thuốc thường dùng:
+ Nhóm thải trừ Kali: Furosemit (ống tiêm 0,02 gam, viên uống 0,04 gam);
Hypothiazit (viên uống 0,025 gam).
+ Nhóm khơng thải trừ Kali: Spironolacton (viên 50 mg, 75 mg hoặc 100 mg).
Lưu ý: Khi dùng lợi tiểu thải trừ Kali phải đề phòng hạ Kali máu và bù Kali
cho bệnh nhân. Nên dùng thuốc vào buổi sáng để tránh mất ngủ vì đái đêm.
c. Thuốc giãn mạch:
Tác dụng: Gây giãn các tĩnh mạch (làm giảm tiền gánh cho tim) hoặc giãn các
động mạch (làm giảm hậu gánh cho tim) hoặc cả hai.
Thuốc thường dùng:
+ Nhóm Nitrat: Risordan viên 5 mg; Lenitral viên 2,5 mg.
+ Nhóm ức chế men chuyển: Captopril viên 25 mg, 50 mg; Enalapril viên 5
mg, 10 mg (BD: Renitec, Ednyt...); Perindopril viên 4 mg (BD: Coversyl)
Lưu ý: Thuốc gây hạ huyết áp, không nên dùng ở bệnh nhân suy tim có huyết
áp tâm thu quá thấp (dưới 90 mmHg).
2.1.6. Chăm sóc [3]
2.1.6.1.Nhận định chăm sóc:
Khai thác kỹ tiền sử mắc các bệnh tiềm ẩn là các nguyên nhân gây suy tim và
các biểu hiện của bệnh.
Các biểu hiện ứ huyết ở phổi: Khó thở, thở nhanh nơng, khó thở khi nằm hoặc
cơn khó thở kịch phát về đêm, tím da, mơi, đầu chi hoặc toàn thân, rales ẩm ở phổi,

biểu hiện xung huyết phổi trên Xquang.
Các biểu hiện ứ dịch ngoại vi: Tĩnh mạch cổ nổi, gan to mềm và có dấu hiệu
phản hồi gan – tĩnh mạch cổ, tang cân đột ngột, phù, tràn dịch màng phổi, tràn dịch
màng tim, dịch ổ bụng, tăng áp lực tĩnh mạch trung tâm và ngoại vi
Các biểu hiện giảm tưới máu tổ chức: Trạng thái mệt nhọc, kém tỉnh táo, suy
yếu cơ thể, đái ít (cần đo nước tiểu trong 24h), huyết áp tâm thu giảm, tần số tim
nhanh, đau ngực, chậm tái đổ đầy mao mạch.


8
Phát hiện các yếu tố làm tăng nặng suy tim: Ăn quá nhiều muối, lao động nặng
hoặc có các hoạt động gắng sức, mắc them các bệnh khác như nhiễm trùng đường
hô hấp, loạn nhịp tim, tắc động mạch phổi, dùng một số loại thuốc gây giữ muối và
nước hoặc gây giảm sức co của tim. Đánh giá mức độ nhận thức của người bệnh
đặc biệt là nhận thức về các yếu tố làm tăng nặng bệnh và tự chăm sóc bản thân khi
ra viện
2.1.6.2.Chẩn đốn điều dưỡng
Các chẩn đốn điều dưỡng phụ thuộc vào kết quả nhận định thực tế người
bệnh liên quan đến tình trạng suy tim, có thể đưa ra các chẩn đoán sau.
Giảm tưới máu tổ chức do giảm sức co cơ tim, thay đổi tần số tim, rối loạn
nhịp tim
Không chịu được hoạt động thể lực do cơ thể suy yếu, mất cân bằng cung cầu
o xy cơ tim
Giảm trao đổi khí ở phổi do ứ huyết phổi hậu quả của giảm sức co cơ tim
Thể tích dịch vượt quá mức do ứ dịch trong cơ thể (ứ mưới và nước) hậu quả
của giảm cung lượng tim
Thiếu hụt kiến thức về quá trình bệnh, các yếu tố làm tăng nặng bệnh và tự
chăm sóc sau khi ra viện do thiếu tiếp cận với các nguồn thơng tin, hiểu sai thơng
tin hoặc do q trình nhớ lại khơng đầy đủ
2.1.6.3.Lập kế hoạch chăm sóc:

Dựa trên các chẩn đốn chăm sóc đã có, các mục tiêu chăm sóc cần đạt được
cho người bênh suy tim là:
Cải thiện tưới máu tổ chức cho người bệnh.
Cải thiện hoạt động thể lực cho người bệnh
Cải thiện trao đổi khí ở phổi cho người bệnh
Đảm bảo trạng thái cân bằng dịch cho người bệnh.
Tăng cường nhận thức về quá trình bệnh, các yếu tố làm tăng nặng bệnh và tự
chăm sóc khi ra viện cho người bệnh.
2.1.6.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
a. Cải thiện tưới máu tổ chức
Hướng dẫn người bệnh thực hiện nghỉ ngơi hợp lý, vận động tại giường nhẹ
nhàng hoặc trong phòng bệnh xen kẽ giữa những khoảng nghỉ, nằm nghỉ để tránh


9
nguy cơ huyết khối tĩnh mạch.
Thực hiện một số thuốc giãn mạch, thuốc tăng co bóp cơ tim, thuốc chống
đơng khi có chỉ định. Theo dõi các đáp ứng của người bệnh với thuốc và các tác
dụng không mong muốn của thuốc như hạ quá mức huyết áp với các thuốc giãn
mạch, chảy máu với các thuốc chống đông, thay đổi quá nhiều tần số tim đối với
một số thuốc khác như chậm đối với Digoxin, quá nhanh đối với Dobutamin
Cung cấp và hướng dẫn người bệnh thực hiện chế độ dinh dưỡng nương nhẹ
bộ máy tiêu hóa để khơng làm tăng gánh nặng cho tim: khoảng 1000 – 1500 kcal/
ngày, chọn và chế biến thức ăn dễ tiêu hóa, hấp thu, chia khẩu phần ăn làm nhiều
bữa nhỏ trong ngày, tránh ăn quá nhiều trong một bữa
Theo dõi các biểu hiện của tưới máu tổ chức nhưng: Mức độ mệt nhọc, mức
độ tỉnh táo, tần số tim, huyết áp, độ ẩm da, lượng nước tiểu trong 24h
b. Cải thiện khả năng hoạt động thể lực
Khả năng chịu đựng các hoạt động thể lực ở người bệnh suy tim giảm đặc biệt
với những người bệnh suy tim nặng do cung cấp oxy không đủ đáp ứng nhu cầu của

cơ thể khi vận động
Tùy theo mức độ suy tim khuyên người bệnh nằm nghỉ tại giường và hỗ trợ
người bệnh những sinh hoạt hàng ngày như vệ sinh cá nhân hoặc cho bệnh nhân ăn
nếu cần.
Khi các triệu chứng của suy tim được cải thiện giúp người bệnh tăng dần các
hoạt động thể lực từ thụ động chuyển dần sang chủ động khi nằm nghỉ tại giường
rồi hỗ trợ người bệnh ngồi nghỉ trên ghế có tựa, đi bộ những quãng ngắn …đề tránh
các biến chứng như teo cơ, cứng khớp, huyết khối tĩnh mạch và cải thiện tuần hoàn.
Hướng dẫn người bệnh thực hiện những khoảng nghỉ xen kẽ lúc vận động và
giải thích cho người bệnh hiểu tầm quan trọng của những khoảng nghỉ và sự chuyển
trạng thái vận động dần dần ngay cả khi các biểu hiện của suy tim đã ổn định để
tránh sự thay đổi đột ngột có thể gây giảm tưới máu não và tăng gánh nặng lên tim
Chế độ dinh dưỡng hợp lý đảm bảo đủ số calo giúp người bệnh có đủ năng
lượng để thực hiện các hoạt động nhẹ, cần khuyến khích người bệnh ăn đủ từ 4 – 6
bữa nhỏ/ ngày việc thực hiện các bữa ăn nhỏ còn giúp giảm gánh nặng cho tim
c. Cải thiện trao đổi khí ở phổi
Kê thêm gối sau gáy, dưới vai, lưng, tách hai bàn tay khỏi ngực và đặt hai


10
cẳng tay lên gối giúp giãn nở lồng ngực và tạo thuận lợi cho động tác hô hấp.
Cung cấp cho người bệnh tư thế nằm nghỉ phù hợp để tạo thuận lợi cho thơng
khí như nằm trên giường ở tư thế ngồi hoặc các tư thế Fowler tùy theo mức độ khó
thở của người bệnh.
Khun người bệnh duy trì tư thế nằm phù hợp khi ngủ ban đêm để tránh khó
thở tư thế và tránh cơn khó thở kịch phát về đêm, thực hiện y lệnh thuốc lợi tiểu,
thuốc giãn mạch khi có chỉ định nhằm giảm ứ huyết ở phổi, trừ trường hợp cấp cứu
nên cho người bệnh sử dụng thuốc lợi tiểu vào buổi sáng để tránh mất ngủ về đêm,
theo dõi tần số thở, kiểu thở, biên độ thở, tiếng thở và các thơng số về khí máu, cho
người bệnh thở oxy khi có chỉ định,

d. Đảm bảo trạng thái cân bằng dịch
Đánh giá tình trạng ứ dịch, theo dõi lượng dịch vào ra bằng nhiều biện pháp
như cân nặng người bệnh hàng ngày ở cùng một thời điểm, cùng một lượng quần
áo, cùng một cân, giám sát lượng dịch đưa vào cơ thể qua tất cả các con đường như
thức ăn, đồ uống, nước uống thuốc, dịch để pha thuốc cho tiêm, truyền, lượng dịch
ra từ nước tiểu mồ hôi, hơi thở. Khi lượng nước tiểu ít hơn 30ml/giờ cần thông báo
ngay cho bác sỹ, theo dõi mức độ nổi của tĩnh mạch cổ, mức độ phù ngoại vi, mức
độ to của gan, và các dấu hiệu của phù phổi.
Hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể qua các con đường đặc biệt từ chế độ ăn
uống, tùy mức độ suy tim và các biểu hiện của ứ dịch, cung cấp cho người bệnh chế
độ ăn với lượng muối được khống chế: Từ 1-2 gam Nacl/ ngày khi có phù nhẹ, dưới
1g Nacl/ngày khi có phù nhiều hoặc có tổn thương thận kết hợp, chỉ 0,3gam Nacl/
ngày khi suy tim quá nặng (Chế độ ăn cơm, đường, sữa, đậu nành)
Giám sát lượng nước đưa vào cơ thể nếu khơng có các bằng chứng mất dịch từ
các con đường khác, lượng nước đưa vào cơ thể được tính bằng lượng nước tiểu
trong 24h cộng với 300ml
Thực hiện y lệnh thuốc lợi tiểu chú ý không để hạ kali máu bằng cách thường
xuyên theo dõi các biểu hiện của hạ kali máu trên lâm sàng, kết quả điện giải đồ, và
bổ xung kali khi cần thiết.
2.1.7. Hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh suy tim [3],[6]
Cơng tác giáo dục sức khỏe đóng vai trị quan trọng trong liệu trình điều trị
suy tim cho người bệnh, đặc biệt công tác giáo dục cho người bệnh trước khi ra viện


11
sẽ góp phần nâng cao hơn nữa kiến thức cho người bệnh đồng thời góp phần thay
đổi hành vi cho người bệnh trong phịng bệnh, tự chăm sóc bản thân, các vấn đề của
công tác này tập trung vào các nội dung
2.1.7.1. Về định nghĩa, nguyên nhân, theo dõi các triệu chứng và liên lượng
Giải thích một cách hợp lý cho người bệnh về nguyên nhân, các triệu chứng cơ

năng và thực thể của suy tim, tại sao triệu chứng suy tim xuất hiện và hậu quả của
suy tim , theo dõi và nhận biết các triệu trứng cơ năng và thực thể của suy tim, ghi
lại cân nặng hàng ngày, phát hiện tăng cân nhanh biết được các yếu tố thúc đẩy sự
nặng lên của bệnh để bệnh nhân biết khi nào cần thông báo với nhân viên y tế, trong
trường hợp khó thở tăng lên, phù hoặc tăng cân đột ngột khơng giải thích được > 2
kg trong 3 ngày, bệnh nhân có thể tăng liều lợi tiểu và báo lại cho nhân viên y tế
biết
2.1.7.2. Điều trị bằng thuốc và tuân thủ điều trị
Giúp người bệnh hiểu được chỉ định, liều dùng và hiệu quả của thuốc nhận
biết các tác dụng phụ thường gặp của các thuốcsử dụng.
Hiểu được tầm quan trọng của việc tuân thủ các điều trị theo khuyến cáo nhận
biết các tác dụng phụ thường gặp của các thuốc sử dụng, hạn chế muối có thể giúp
kiểm sốt triệu chứng xung huyết ở BN suy tim độ III/IV có triệu chứng
2.1.7.3. Chế độ ăn, uống hợp lý, từ bỏ các thói quen có hại
Tránh uống nhiều nước: Hạn chế dịch 1,5 – 2 lít/ngày ở BN suy tim nặng để
giảm triệu chứng. Hạn chế dung dịch nhược trương để giảm hạ Natri máu. Không
cần thiết hạn chế dịch thường quy ở tất cả BN suy tim có triệu chứng nhẹ đến vừa.
Hạn chế dịch dựa vào cân nặng (30 mL/kg cân nặng, 35 mL/kg/ nếu cân nặng >85
kg) có thể ít gây khát nước, theo dõi và phòng ngừa suy dinh dưỡng chế độ ăn lành
mạnh và duy trì cân nặng lý tưởng, giảm uống rượu. Ngoài ra, hạn chế rượu theo
các hướng dẫn thông thường (2 đơn vị/ngày ở nam, hoặc 1 đơn vị/ngày ở nữ). 1 đơn
vị = 10 mL cồn nguyên chất (1 ly rượu vang, 1/2 lon bia, một cốc rượu mạnh, bỏ
thuốc lá và/hoặc không dùng thuốc không dùng thuốc gây nghiện.
2.1.7.4. Hoạt động thể lực và giải trí
Giúp người bệnh hiểu được lợi ích của tập thể dục, tập luyện đều đặn nên có
người hướng dẫn, hoạt động thể lực thoải mái và an toàn. Đi du lịch hoặc tham gia
các hoạt động giải trí tùy theo tình trạng sức khỏe, khi đi du lịch, cần mang theo


12

bảng tóm tắt bệnh sử, thuốc đang điều trị và các thuốc dự phòng khi cần khác. Theo
dõi và cân bằng lượng dịch nhập mỗi ngày, đặc biệt trong chuyến bay và ở nơi có
khí hậu nóng.Lưu ý phản ứng phụ của thuốc khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng ở một
số thuốc (VD: Amiodarone).
2.1.7.5. Các vấn đề khác cần tư vấn
Thảo luận với nhân viên y tế và đảm bảo an tồn khi sinh hoạt tình dục. BN ổn
định có thể sinh hoạt tình dục bình thường mà khơng làm nặng lên triệu chứng suy
tim, cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị rối loạn cương dương.
Tiêm phòng cúm và viêm phổi phế cầu theo hướng dẫn
Có hướng phịng ngừa như giảm cân ở bệnh nhân béo phì, bỏ thuốc lá, hạn chế
rượu bia. Hiểu biết để lựa chọn cách điều trị thích hợp
Biết là những triệu chứng trầm cảm và suy giảm nhận thức thường gặp ở BN
suy tim và sự quan trọng, hiểu biết để chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình chăm sóc người bệnh suy tim trên thế giới
Cơng tác chăm sóc người bệnh hết sức quan trọng và được xem như là vai trò
cơ bản của người điều dưỡng. Benner và Wubel phát biểu rằng: “Chăm sóc là trung
tâm của tất cả các hoạt động điều dưỡng có hiệu quả” [10]. Jen Watson cho rằng:
“Thực hành chăm sóc là hạt nhân của nghề điều dưỡng”. Trong việc chăm sóc sức
khoẻ, người điều dưỡng phải chịu trách nhiệm cho tất cả các phương diện của quy
trình chăm sóc.
Trên thực tế đã có rất nhiều nghiên cứu về cơng tác chăm sóc người bệnh suy
tim. Người điều dưỡng dựa vào quy trình chăm sóc bao gồm các bước nhận định,
chẩn đoán, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và đánh giá. Trong q trình chăm sóc,
điều dưỡng thu thập các thông tin chủ quan và dữ liệu khách quan về vấn đề sức
khỏe đang còn tồn tại trên người bệnh dựa trên các dấu hiệu của người bệnh suy tim
sau đó phân tích, giải thích để đưa ra các chẩn đốn chăm sóc. Điều dưỡng xác định
mục tiêu, lập kế hoạch can thiệp để đạt được các mục tiêu đó. Các biện pháp can
thiệp điều dưỡng được xây dựng để đáp ứng các nhu cầu cụ thể của người bệnh và
được làm trong giai đoạn thực hiện kế hoạch của q trình chăm sóc. Kết quả sẽ

được xem xét trong giai đoạn đánh giá.
Các hoạt động chăm sóc đối với người bệnh suy tim bao gồm: Theo dõi dấu


13
hiệu sinh tồn, thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn, cho người bệnh uống thuốc và
thở oxy khi khó thở, phối hợp với bác sỹ cung cấp thơng tin về bệnh cho người
bệnh và gia đình. Tất cả các hoạt động đó cần được dựa trên các nguyên tắc đạo đức
nghề nghiệp [7].
Việc thực hiện một kế hoạch chăm sóc cho người bệnh suy tim thành cơng
phụ thuộc vào sự tuân thủ phác đồ điều trị của người bệnh và gia đình. Theo kết quả
nghiên cứu của Ghali et al trên người da đen, trung bình mỗi năm người bệnh phải
nhập viện 3 lần do không tuân thủ chế độ thuốc điều trị[11]. Không tuân thủ thuốc
và chế độ ăn điều trị là nguyên nhân chính của nhiều đợt suy tim. Suy tim có thể
được ngăn chặn và hạn chế quá trình tiến triển của bệnh bằng biện pháp giúp người
bệnh tuân thủ kế hoạch chăm sóc và điều trị [15].
Trong suy tim trái, cung lượng tim giảm điều này ảnh hưởng đến dấu hiệu sinh
tồn của người bệnh vì vậy điều dưỡng phải theo dõi dấu hiệu sinh tồn và ghi lại
những thay đổi nếu có, thơng báo những bất thường cho bác sĩ điều trị[8].
Để cải thiện sự co bóp cơ tim và cung lượng tim, thuốc điều trị như Digitalis,
Digoxine,thuốc lợi tiểu, chẳng hạn như Furosemide: Để tăng cường việc loại bỏ các
chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, và làm như vậy, để ngăn chặn dấu hiệu phù toàn
thân như phù phổi. Điều dưỡng theo dõi tác dụng không mong muốn và khả năng
đáp ứng của người bệnh khi uống thuốc [12].
Giáo dục sức khỏe là việc làm hàng ngày, hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi và chế
độ ăn hợp lý giúp người bệnh suy tim cải thiện sức khỏe. Các nghiên cứu gần đây
đã nhấn mạnh tới chương trình giáo dục, tư vấn về chế độ ăn và hướng dẫn tập thể
dục cho người bệnh suy tim mức độ nhẹ và vừa giúp người bệnh cải thiện sức khỏe
[14].
2.2.2. Tình hình chăm sóc người bệnh suy tim ở Việt Nam

Trong q trình điều trị cơng tác điều dưỡng chăm sóc cũng vơ cùng quan
trọng, góp phần rất đáng kể vào kết quả, chất lượng điều trị. Công việc xây dựng kế
họach phù hợp sát với tình trạng người bệnh là nhu cầu rất cần thiết để đem lại kết
quả mong muốn trong quá trình điều trị phục hồi của người bệnh. Chăm sóc người
bệnh tồn diện được đưa vào thực hiện trong các bệnh viện nhằm nâng cao chất
lượng chăm sóc cho người bệnh. Tuy nhiên theo Nguyễn Bích Lưu – Phó chủ tịch
Hội điều dưỡng Việt Nam một số bệnh viện thành lập Ban chỉ đạo CSNBTD nhưng


14
ban này chưa hoạt động thường xuyên, hoặc chưa thực sự thực hiện mà giao phó
việc triển khai CSNBTD cho phòng Điều dưỡng của bệnh viện. Bộ Y tế đã u cầu
các bệnh viện xố bỏ mơ hình phân cơng chăm sóc theo cơng việc, nhưng cho tới
thời điểm khảo sát vẫn còn 16% bệnh viện vẫn đang thực hiện mơ hình chăm sóc
theo cơng việc với lý do là thiếu nhân lực [5].
Ngày 26/01/2011 Bộ Y tế ban hành Thông tư 07/2011/TT-BYT “Hướng dẫn
công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện” đánh dấu một cột
mốc quan trọng trong cơng tác chăm sóc người bệnh tồn diện tại các bệnh viện.
Thơng tư 07 được hồn thiện, có nghĩa là người điều dưỡng phải thực hiện hết 12
nhiệm vụ quy định trong Thông tư: Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe; Chăm
sóc về tinh thần; Chăm sóc vệ sinh cá nhân; Chăm sóc dinh dưỡng; Chăm sóc phục
hồi chức năng; Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật; Dùng thuốc
và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh; Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và
người bệnh tử vong; Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng; Theo dõi, đánh giá người
bệnh; Bảo đảm an tồn và phịng ngừa sai sót chun mơn kỹ thuật trong chăm sóc
người bệnh; Ghi chép hồ sơ bệnh án.
Tuy nhiên theo Phạm Mạnh Hùng việc chăm sóc điều trị suy tim hiện nay ở
nước ta vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa có các nghiên cứu dịch tễ cộng
đồng, chưa có chương trình, ưu tiên nào về suy tim, nguồn lực cịn hạn chế. Bên
cạnh đó vẫn cịn thiếu các phương tiện chẩn đốn, thuốc và thiết bị tối ưu. Việc chi

trả BHYT bị áp lực cắt giảm chi phí… Về phía người bệnh, nhận thức về bệnh suy
tim cịn rất hạn chế, cùng với đó là việc tuân thủ điều trị, hợp tác với thầy thuốc còn
hạn chế, khả năng tiếp cận thầy thuốc chuyên khoa thấp[4].
Trên thực tế việc chăm sóc điều trị suy tim hiện nay ở mỗi chuyên khoa, đơn
vị đều trị lẻ tẻ chứ chưa có được chương trình tổng thể thống nhất, trong khi đó
bệnh suy tim mạn tính cần điều trị suốt đời và bệnh nhân tuân thủ điều trị mới là
quan trọng. Trong khi việc chăm sóc điều trị suy tim cần phải đạt 2 mục tiêu rất
quan trọng đó là tăng thời gian sống và tăng chất lượng cuộc sống sau điều trị suy
tim; thứ 2 là việc quản lý bệnh nhân suy tim một cách tổng thể [4].


15
3. THỰC TRẠNG
3.1. Thực trạng hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho
người bệnh suy tim trước khi ra viện tại khoa Hồi sức - Cấp cứu Bệnh viện Đa
khoa huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa.
3.1.1. Giới thiệu về khoa Hồi sức - Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa huyện Nga
Sơn tỉnh Thanh Hóa.
3.1.1.1. Một số đặc điểm chung
Bệnh viện đa khoa Nga Sơn nằm trên địa bàn huyện Nga Sơn, là huyện cuối
cùng phía Đơng Bắc của tỉnh Thanh Hóa cách trung tâm thành phố Thanh hóa
45km. Khoa Hồi sức - Cấp cứu hiện có 22 cán bộ trong đó 03 thầy thuốc (01
BSCKI, 01 Thạc sỹ, 01 bác sỹ đa khoa ) 18 điều dưỡng viên (03 ĐD đại học, 05
Cao Đẳng, 10 trung học), 01 Hộ lý, số giường kế hoạch của khoa là 18 giường
bệnh, số giường thực kê phục vụ bệnh nhân là 40 giường .
Khoa Hồi sức - Cấp cứu là một trong các đơn vị chức năng của Bệnh viện.
Hiện tại khoa có 8 phịng điều trị nội trú, 01 phịng khám cấp cứu ban đầu, mơ hình
phân cơng điều dưỡng đang áp dụng tại khoa là mơ hình phân cơng chăm sóc theo
đội (khoa chia làm 03 đội chăm sóc), là khoa điểm về áp dụng các tiến bộ về điều
trị và chăm sóc cho người bệnh điều trị nội khoa tại bệnh viện, các mặt bệnh chính

khoa đang điều trị và chăm sóc như, tại biến mạch máu não, suy tim, tăng huyết áp,
COPD, tâm phế mãn, các cấp cứu về ngừng hơ hấp, ngừng tuần hồn.
Về hoạt động chuyên môn trong 6 tháng đầu năm 2018 tại khoa: Tổng số ngày
điều trị 6070 ngày, tổng số bệnh nhân điều 1219 người, công suất sử dụng giường
bệnh đạt 185,3%.
3.1.1.2. Hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng tại Bệnh viện và
tại khoa Hồi sức - Cấp cứu
Bệnh viện đã sử dụng một phòng riêng cho hoạt động tư vấn giáo dục sức
khỏe và họp hội đồng cấp bệnh viện hàng tháng, trong phịng có trang bị hệ thống
âm thanh, tranh ảnh và một số tài liệu liên quan đến các bệnh thường gặp của bệnh
nhân, tuy nhiên các tài liệu chưa được cập nhật thường xun và chưa đa dạng,
phịng chưa có ti vi để có thể truyền thơng bằng hình ảnh, hàng tháng bệnh viện tổ
chức họp hội đồng người bệnh và lồng ghép truyền thông giáo dục sức khỏe cho các
bệnh nhân.Hàng năm bệnh viện có tổ chức đào tạo, tập huấn cho điều dưỡng viên


16
về kỹ năng giao tiếp ứng xử nhưng công tác này vẫn chưa được làm thường xuyên.
Khoa Hồi sức – Cấp cứu chưa có phịng riêng dành cho cơng tác tư vấn giáo
dục sức khỏe cho người bệnh, các điều dưỡng chủ yếu thực hiện công tác này tại
các buồng bệnh hoặc góc truyền thơng được bố trí ngay tại phịng hành chính và tại
khu vực quầy theo dõi tiếp đón người bệnh đặt tại hành lang của khoa.
Ở tại phịng bệnh điều trị và chăm sóc đều có phân cơng điều dưỡng chăm sóc
kiêm nhiệm cơng tác truyền thơng tư vấn giáo dục sức khoẻ về bằng nhiều phương
pháp, dưới nhiều hình thức tư vấn khác nhau, nhưng việc thực hiện về tư vấn cịn
nhiều khó khăn do khối lượng cơng việc q tải của điều dưỡng, khoa có nhiều
bệnh nhân nặng, các trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác tư vấn, giáo
dục sức khỏe cho người bệnh cịn hạn chế.
Tại các góc truyền thơng có sử dụng tranh lật, pano, tờ rơi, để phục vụ tốt nhất
cho công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân, và cũng giúp cho bệnh nhân

được tiếp cận với các tài liệu này.
Thời gian tư vấn, giáo dục sức khỏe cho các người bệnh thường kéo dài từ 15
phút đến 30 phút và thường áp dụng với từng nhóm bệnh nhân, điều dưỡng tư vấn
sau khi thực hiện xong các thủ thuật trên bệnh nhân. Tuy nhiên số buổi tư vấn còn
hạn chế so với nhu cầu của người bệnh.
3.1.2. Thực trạng hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho
người bệnh điều trị suy tim trước khi ra viện tại khoa Hồi sức - Cấp cứu.
3.2.2.1. Phương pháp thực hiện
* Thời điểm đánh giá từ 20/6/2018 đến 20/8/2018 tại khoa Hồi sức - Cấp cứu,
bệnh viện huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
* Về đối tượng đánh giá:
+ Hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe của người điều dưỡng cho người bệnh
điều trị suy tim trước khi ra viện. Số lượng quan sát là 30 buổi tư vấn. Chọn ngẫu
nhiên 30 buổi trong tổng số các buổi tư vấn của điều dưỡng từ 20/6-20/8/2018.
+ Người bệnh suy tim trước khi ra viện. Số lượng là 40 người. Chọn ngẫu
nhiên 40 người bệnh trong tổng số người bệnh ra viện từ 20/6-20/8/2018.
* Về công cụ đánh giá: (i) bảng kiểm quan sát hoạt động tư vấn của người
điều dưỡng cho người bệnh và (ii) phiếu phỏng vấn người bệnh về hoạt động tư vấn
của người điều dưỡng (Phụ lục). Các công cụ này được xây dựng dựa trên hướng


17
dẫn về quy trình tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh của Bộ Y tế.
* Về phương pháp thu thập thông tin: quan sát trực tiếp hoạt động tư vấn của
người điều dưỡng bằng bảng kiểm và (ii) phỏng vấn trực tiếp từng người bệnh về
hoạt động tư vấn của điều dưỡng.
* Về phân tích số liệu: Các số liệu sau khi thu thập được quản lý bằng phần
mềm SPSS. Sử dụng bảng, tần số và tỷ lệ % để mô tả thực trạng hoạt động tư vấn
giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh suy tim trước khi ra viện.
3.2.2.2. Thực trạng hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe của người điều dưỡng

cho người bệnh qua quan sát trực tiếp
Bảng 2. 1. Kết quả thực hiện tư vấn giáo dục sức khỏe theo quy trình của điều
dưỡng dành cho người bệnh (n=30)

Nội dung các bước tư vấn

Khơng
thực hiện

Có thực hiện
Đầy đủ

Chưa đầy
đủ

SL

%

SL

%

SL

%

Bước 1: Chào hỏi, giới thiệu nội
dung tư vấn về bệnh suy tim


0

0,0

28

93,3

2

6,7

Bước 2: Tìm hiểu kiến thức của
người bệnh về bệnh suy tim.

0

0,0

26

86,7

4

13,3

Bước 3: Cung cấp các kiến thức cơ
bản về bệnh suy tim


3

10

24

80

3

10

Bước 4: Tư vấn, thuyết phục thực
hiện dùng thuốc đúng theo chỉ định.

0

0,0

27

90

3

10

Bước 5: Tư vấn động viên người
bệnh thực hiện tốt chế độ ăn uống.


0

0,0

27

90

3

10

Bước 6: Tư vấn động viên người
bệnh thực hiện chế độtập luyện sinh
hoạt.

0

0,0

26

86,7

4

13,3

Bước 7: Tư vấn cách theo dõi bệnh
và đến khám đột xuất hay định kỳ.


2

6,7

25

83,3

3

10

Bước 8:Tích cực động viên và thảo
luận với người bệnh.

3

10

23

76,7

4

13,3

Bước 9: Kết luận vấn đề vừa tư vấn


2

6,7

25

83,3

3

10

Bước 10: Cảm ơn sự lắng nghe và
đóng góp ý kiến của NB.

0

0,0

30

100

0

0,0


18
Việc tư vấn và giáo dục sức khỏe cho người bệnh suy tim trước khi ra viện là

một khâu quan trọng trong công tác điều trị cho người bệnh, qua bảng trên có thể
nhận thấy điều dưỡng viên tại khoa Hồi sức - Cấp cứu đã thực hiện công tác tư vấn
giáo dục sức khỏe cho người bệnh sát với bảng kiểm, tuy nhiên vẫn còn một số
bước cần thực hiện tốt hơn để công tác tư vấn đạt hiệu quả cao hơn. Kết quả tại
bảng 2.1 cho thấy tại Bước 3 vẫn cịn 20% số buổi điều dưỡng khơng nêu lên được
các triệu chứng, biểu hiện của bệnh hoặc có nêu nhưng chưa đầy đủ, hoặc tại bước 8
mới chỉ có 76,7% số buổi tư vấn thực hiện đầy đủ việc đưa các ví dụ cụ thể để tạo
động lực cho người bệnh và thảo luận với người bệnh, cịn lại 23,3% khơng thực
hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ, Bước 9 khi tổng kết vấn đề cần tư vấn vẫn cịn
16,7% số buổi khơng thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ .
3.2.2.3. Đánh giá của người bệnh về hoạt động tư vấn của điều dưỡng


12.5

Khơng

87.5

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ người bệnh được và không được tư vấn trước khi ra viện
Khi phỏng vấn 40 người bệnh về việc có được tư vấn trước khi ra viện khơng
thì vẫn cịn 12,5% người bệnh trả lời khơng nhận được tư vấn trước khi ra viện.
Bảng 3.2. Các nội dung mà người bệnh được tư vấn trước khi ra viện (n=35)
Nội dung tư vấn

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Chế độ dùng thuốc


32

91,4

Chế độ ăn

34

97,1

Chế độ tập luyện

33

94,3

Chế độ sinh hoạt, nghỉ nghơi

35

100,0

Theo dõi các diễn biến bệnh, tái khám

30

85,7

100% người bệnh đã nhận được tư vấn về chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi; tỷ lệ

người bệnh nhận được các nội dung tư vấn khác đều trên 85%.


×