Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa cấp i thực trạng công tác chăm sóc người bệnh điều trị hội chứng cai heroin tại bệnh viện tâm thần trung ươngi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.66 KB, 56 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG
ỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG
D
NAM ĐỊNH

HOÀNG THỊ THANH

CHUYÊN ĐỀ
ĐỀ TỐT NGHIỆP
THỰC
ỰC TRẠNG CƠNG TÁC CHĂM SĨC NG
NGƯỜI
BỆNH ĐIỀU TRỊ
TRỊ HỘI CHỨNG CAI HEROIN
TẠI
ẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TW1

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TỐT
ỐT NGHIỆP ĐIỀU D
DƯỠNG CHUYÊN KHOA I

NAM ĐỊNH – 2017
1


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG
ỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG
D


NAM ĐỊNH
------------------------------

CHUYÊN ĐỀ
ĐỀ TỐT NGHIỆP
THỰC
ỰC TRẠNG CƠNG TÁC CHĂM SĨC NGƯ
NGƯỜI
BỆNH
ỆNH ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CAI HEROIN
TẠI
ẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TW1

HỌC VIÊN: HOÀNG THỊ THANH
LỚP: CHUYÊN KHOA I TÂM THẦN – KHÓA 4
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Ths. MAI THỊỊ LAN ANH

Nam Định, Tháng 09 năm 2017

2


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập và hồn thành khóa luận, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình của các thầy cơ giáo, đồng nghiệp, gia đình, bạn bè.
Tơi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu, Phịng Quản lý Đào tạo sau Đại học,
trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định cùng các Thầy, Cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy,
hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân
thành tới Thạc sĩ Mai Thị Lan Anh, người Cơ đã dành nhiều tâm huyết, trách nhiệm của
mình giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu để tơi hồn thành khóa luận một

cách tốt nhất. Tơi cũng xin cảm ơn tới Ban giám đốc Bệnh viện, các khoa, phòng ở Bệnh
viện Tâm Thần trung ương 1 đã giúp đõ tơi trong q trình thu thập thơng tin.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn tới gia đình và bạn bè của tơi những người
đã ln động viên, khích lệ tơi trong suốt q trình học tập và làm khóa luận.

Hà nội, ngày

tháng

Người làm báo cáo

Hồng Thị Thanh

3

năm 2017


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1. BVTTTW1 : Bệnh viện Tâm Thần Trung ương I
2. CMT

: Cai ma túy

3. ĐD

: Điều dưỡng

4. NMT


:

5. KQMĐ

: Kết quả mong đợi

6. YHCT

:

Nghiện ma túy

Y học cổ truyền

4


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là báo cáo của riêng tơi. Các kết quả trong khóa luận
là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Nam Định, ngày tháng
Người làm báo cáo

Hoàng Thị Thanh

5


Năm 2017


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục viết tắt
Đặt vấn đề

1

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn

4

I. Cơ sở lý luận

4

II. Cơ sở thực tiễn

26

Chương II: Thực trạng cơng tác chăm sóc và điều trị

29


Chương III: Đề xuất giải pháp

46

Chương IV: Kết luận

48

Tài liệu tham khảo

6


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiện ma túy (NMT) là một tệ nạn xã hội,nguồn gốc phát sinh các tệ nạn
khác như trộm,cướp,mại dâm…người NMTbản thân khơng có tương lai mà cịn
gây tổn hại cho cả gia đình và xã hội.Việc điều trị NMT vẫn cịn nhiều khó khăn
nhất là việc điều trị để người nghiện từ bỏ hẳn ma túy.
NMTnói chung và nghiện Heroin nói riêng là một vấn đề khơng chỉ riêng
cho một quốc gia,mà nó mang tính tồn cầu.Theo cơ quan kiểm soát ma túy và
tội phạm liên hợp quốc năm 2006,có 11,1 triệu người trên thế giới nghiện
Heroin,chiếm tỷ lệ 0,3% dân số thế giới.Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế
giới, hiện có khoảng 230 triệu người lạm dụng ma túy và các chất gây nghiện,
con số này thực tế còn cao hơn nhiều. Ở Việt Nam, theo Bộ Lao động
Thươngbinh và Xã hội số người NMT năm 2008 là 170.000 người có hồ sơ quản lý
[4], [5].

Trong những năm gần đây tệ nạn nghiện ma tuý đã và đang trở thành mối
lo lắng, quan tâm của Đảng, Nhà nướcvà toàn xã hội. NMT đang là vấn đề nhức

nhối trên tồn thế giới, đó là mối hiểm hoạ lớn cho cả hành tinh chúng ta. NMT
gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho bản thân người nghiện, cho gia đình và
cho xã hội ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và tâm thần, gây thiệt hại về kinh tế,
làm huỷ hoại đạo đức lối sống, làm tan vỡ tình cảm và hạnh phúc gia đình, gây
mất an ninh xã hội, làm suy thối giống nịi, làm giảm sức lao động xã hội.
Vì vậy phịng và chống nghiện ma túy là mối quan tâm hàng đầu của chính
phủ, của mỗi quốc gia.Trong đó các trung tâm cai nghiện bắt buộc và các cơ sở
điều trị tự nguyện cũng rất cần thiết để làm hạn chế các tệ nạn về ma túy,khi
người bệnh đã đến điều trị hội chứng cai nghiện ma túy thì khơng thể thiếu phần
chăm sóc quản lý người bệnh tại cơ sở. Hiện nay, thế giới quan niệm NMT là
một bệnh mạn tính, tái phát. Vì vậy việc điều trị NMT cần phải tiến hành lâu dài
7


tại cộng đồng, đồng thời cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa y tế, gia đình và
cộng đồng xã hội. Ở nước ta đã có nhiều phương pháp y học hiện đại hỗ trợ
điều trị hội chứng cai chất dạng thuốc phiện, chủ yếu heroin như sử dụng các
thuốc hướng thần, liệu pháp tâm lý…, song mỗi phươngpháp đều có hiệu quả
nhất định ở những nhóm đối tượng, với những điều kiện kinh tế xã hội nhất
định.

Công tác chăm sóc của điều dưỡng trong q trình điều trị hội chứng
cai heroin có những đặc điểm riêng so với các bệnh lý tầm thần khác.Nhu cầu
chăm sóc đối với người bệnh nghiện heroin rất phức tạp, do các triệu chứng của
hội chứng cai diễn biến nhanh,triệu chứng về thể chất và tâm thần, trên nhân cách
đặc thù của người nghiện heroin.Để có thể chăm sóc tốt người bệnh điều trị hội
chứng cai heroin, cần phải nắm rõ qui trình diễn biến của hội chứng cai heroin,
đặc điểm riêng, cũng như nhu cầu chăm sóc theo từng giai đoạn, đồng thời phải
xây dựng kế hoạch chuyên biệt.
Ở Việt Nam trên phương diện chăm sóc chưa được đề cập nhiều và kế

hoạch chăm sóc chưa được xây dựng riêng cho người bệnh cai heroin. Tại bệnh
viện Tâm thần trung ươngI, những năm gần đây vấn đề chăm sóc quản lý người
bệnh có hội chứng nghiện heroin đang được coi làvấn đề cấpthiết,đặc biệt là vấn
đề chăm sóc người bệnh có hội chứng cai heroin vào điều trị tự nguyện do chưa
có một qui trình thống nhất dành riêng cho chăm sóc người bệnh cai heroin mà
vẫn thực hiện chăm sóc quản lý giốngnhư những người bệnh khác.Vì vậy, để
khám phá thực trạng cơng tác chăm sóc người bệnh cai heroin và từ đó đưa ra
một số giải pháp góp phần nâng cao cơng tác chăm sóc chun biệtđối với người
bệnh cai heroin tại bệnh viện Tâm thần Trung ương I, thì chun đề:“Thực
trạng cơng tác chăm sóc người bệnh điều trị hội chứng cai heroin tại Bệnh
Viện tâm thần trung ươngI”là thực sự cấp thiết.

8


Chuyên đề được thực hiện với hai mục tiêu sau:
1. Mơ tả thực trạng chăm sóc người bệnh điều trị hội chứng cai Heroin tại
bệnhviện Tâm thần trung ươngI
2. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả chăm sóc người bệnh điều trị hội
chứng cai Heroin tại bệnh việnTâm thần trung ươngI.

Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I.Cơ sở lý luận:
1. Chất ma tuý:
1.1. Khái niệm về chất ma tuý.
Chất ma túy (CMT) là chất gây nghiện, đó là chất tự nhiên (nhựa thuốc
phiện, lá coca, hoa lá rễ cây cần sa), hoặc những chất bán tổng hợp như heroin
hay chất tổng hợp như ATS (amphetamin và các chế phẩm cùng loại)... Những
chất này tác động đặc biệt vào hệ thần kinh trung ương và nếu sử dụng lặp lại

nhiều lần sẽ gây ra trạng thái lệ thuộc về mặt tâm lý, sinh học cho người sử dụng.
Các chất này đều gây ra nhiều biến đổi tâm lý và cơ thể khác nhau, như trạng thái
bàng quan thờ ơ, đặc biệt trạng thái khoái cảm (rất dễ chịu, khó quên, khó từ bỏ)
[4], [12].
Heroin là chất bán tổng hợp, là morphine có gắn thêm 2 gốc acetyl, thường
dùng dưới dạng hút, hít và tiêm tĩnh mạch. Heroin có tác dụng gây nghiện nhanh
và mạnh gấp nhiều lần morphine nên đã nhanh chóng thay thế morphine. Ở nước
ta hiện nay heroin là chất ma tuý chủ yếu được thanh thiếu niên sử dụng dưới
dạng tiêm chích và đây là đường lây nhiễm HIV, viêm gan B, C. [15].
1.2. Phân loại chất ma tuý.
Việc phân loại chất gây nghiện hết sức phức tạp và có nhiều cách khác
nhau [5].
9


- Phân loại theo mức độ chất gây nghiện:
 Chất gây nghiện mạnh là loại chất gây nghiện có phản ứng dược lý mạnh,
tất cả các nước đều cấm sử dụng: morphin, codein, heroin...
 Chất gây nghiện trung bình là loại chất gây nghiện có phản ứng tâm lý là
chủ yếu, đồng thời có cả phản ứng sinh học: amphetamin, các chất gây loạn thần...
 Chất gây nghiện nhẹ là loại chất gây nghiện có phản ứng tâm lý là chủ
yếu, phản ứng sinh học là thứ yếu: thuốc lá, cafein, seduxen...
- Phân loại theo nguồn gốc:
 Nguồn gốc thực vật: thuốc phiện, cần sa...
 Các dược phẩm đã được sản xuất: seduxen, amphetamin, barbiturate..
- Phân loại theo chính sách xã hội:
 Chất gây nghiện hợp pháp trong xã hội: rượu, cafe, thuốc lá...
 Chất gây nghiện hợp pháp trong y tế: morphin, codein, thuốc giải lo âu
benzodiazepin, thuốc ngủ barbiturate...
 Chất gây nghiện bất hợp pháp và bị giới hạn: chất dạng thuốc phiện

(thuốc phiện, heroin...), cannibis (cần sa, hashich...), cocain.
- Phân loại theo tác dụng của chất gây nghiện lên hệ thần kinh trung ương:
 Các chất ức chế, giảm đau: rượu, benzodiazepin, các chất dạng thuốc
phiện (opioid), thuốc ngủ barbiturate, cần sa...
 Các chất kích thích, kích thần: amphetamin, nicotine, cocaine, cafeine...
 Các chất gây ảo giác: Ketamine, mescaline...
2. Nghiện Heroin:
2.1. Cơ chế nghiện Heroin.
- Tác động của heroin qua các điểm tiếp nhận (hay thụ thể) morphin:
Heroin khi vào cơ thể được chuyển hoá thành morphin rồi vào máu. Thời
gian bán huỷ của morphin ở máu khoảng 2 giờ 30 phút. Sau 24 giờ, 90% morphin
bài tiết ra ngoài, chỉ một lượng nhỏ vào hệ thần kinh trung ương và đến các điểm
tiếp nhận morphin. Có nhiều điểm tiếp nhận morphin (muy, kappa, sigma, delta,
10


epsilon...), nhưng điểm tiếp nhận muy là cơ sở chủ yếu, nằm rải rác ở não, tập
trung nhiều nhất ở vùng dưới đồi, có một ít ở hệ thần kinh thực vật.
Tại các điểm tiếp nhận muy có sẵn các peptide nội sinh (endorphine,
enkephaline). Các peptide này tác động với morphin và dẫn truyền morphin qua hệ
thần kinh đến các vùng khác nhau của cơ thể gây ra những tác dụng chuyên biệt [13].

Morphin có nhiều tác dụng khác nhau, đặc biệt các tác dụng chữa bệnh
như giảm đau, gây bình thản giảm lo âu, ức chế hơ hấp (chống ho), tăng trương
lực cơ trơn dạ dày, ruột (chống tiêu chảy), đặc biệt gây cảm giác sảng khối. Tuy
nhiên, chính cảm giác sảng khối đó đã sinh ra hiện tượng nghiện với ba trạng
thái: dung nạp, lệ thuộc cơ thể, lệ thuộc tâm thần.
- Cơ sở sinh học của trạng thái dung nạp:
Morphin tác động liên tục vào các điểm tiếp nhận muy sẽ ức chế hoạt
động của men adenylcyclase là men kích thích ATP (adenosin-triphosphate) để

sản xuất AMP vịng (adenosin monophosphate cyclique) một chất có vai trị thiết
yếu trong quá trình sản sinh và dẫn truyền các xung động thần kinh, năng lượng
cơ bản của hoạt động thần kinh và tâm thần. Do cơ thể không thể thiếu
adenylcyclase được nên để bù vào lượng adenylcyclase do morphin làm giảm, cơ
thể phải liên tục tổng hợp adenylcyclase với nồng độ khơng ngừng tăng lên. Vì
vậy muốn làm giảm adenylcyclase để có được cảm giác sảng khối như lần trước,
lượng morphin đưa vào cơ thể lần sau phải cao hơn và cứ như thế người nghiện
dần dần dung nạp liều morphin ngày càng cao.
- Cơ sở sinh học của trạng thái lệ thuộc về mặt cơ thể (hội chứng cai):
Khi người nghiện ngừng sử dụng heroin, cơ thể vẫn duy trì phương thức đáp
ứng như khi có một lượng lớn heroin đưa vào cơ thể hàng ngày, nghĩa là vẫn tiếp tục
tổng hợp một lượng lớn men adenylcyclase. Các chất morphin nội sinh (endorphine)
được cơ thể sản xuất ra quá ít, khơng thể ức chế được lượng adenylcyclase này, do
đó nồng độ AMP vịng trong cơ thể tăng vọt, kích thích mãnh liệt hệ thần kinh, gây
nhiều triệu chứng rất khó chịu, cịn gọi là hội chứng cai (biểu hiện tình trạng thiếu
morphin cấp diễn).
11


- Cơ sở sinh học của trạng thái lệ thuộc về mặt tâm thần (thèm CMT trường diễn):
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sự lệ thuộc vào chất ma tuý chủ yếu là sự
lệ thuộc về mặt tâm thần. Sự lệ thuộc về mặt cơ thể chỉ trong thời gian ngắn,
cơ thể tự điều chỉnh để chấm dứt các triệu chứng của hội chứng cai trong
vòng 1-2 tuần. Cảm giác sảng khối và bình thản do heroin gây ra là cơ sở
sinh học của thèm và nhớ trường diễn heroin. Đó là nguyên nhân làm cho hầu
hết người nghiện tái sử dụng lại heroin sau một thời gian ngắn điều trị hội
chứng cai nếu không được điều trị duy trì chống tái nghiện lâu dài. Các tác
giả sử dụng liệu pháp tập tính cho rằng trong thời gian dài sử dụng heroin gây ra
những phản ứng thường xuyên của bộ não đối với heroin, từ đó hình thành một
phản xạ có điều kiện mà việc xóa bỏ phản xạ này là rất khó. Cảm giác thèm và

nhớ sự dễ chịu, sảng khoái do heroin đem lại đã tồn tại tiềm tàng và thường trực
trong não. Bởi vậy, khi gặp một kích thích gợi nhớ heroin thì các dấu vết của
phản xạ có điều kiện lại được hoạt hóa. Xung động thèm heroin xuất hiện trở lại
và thúc đẩy người nghiện tái sử dụng. Chính vì thế, một số người nghiện heroin
đã điều trị hội chứng cai và không sử dụng nó trong một thời gian dài, lại có thể tái
nghiện sau khi ra khỏi trại cai nghiện một thời gian ngắn.
2.2. Nguyên nhân nghiện Heroin.
2.2.1.Chất gây nghiện.
Các chất dạng thuốc phiện tự nhiên ở miền núi nước ta rất sẵn có và dễ
trồng. Mặc dù nước ta có chủ trương triệt phá cây thuốc phiện, chuyển đổi cây
trồng, nhưng vẫn cịn diễn ra rất phức tạp. Do địa hình nước ta gần vùng tam giác
vàng, lượng ma tuý xâm nhập vào Việt Nam rất dễ dàng và có xu hướng gia tăng.
Ngày càng xuất hiện chất ma tuý (heroin) bán tổng hợp mới, dễ vận chuyển, sử
dụng đơn giản và tiện lợi. Vì vậy việc kiểm sốt sự lưu thơng và bn bán heroin
rất khó khăn.
2.2.2.Đối tượng có khuynh hướng nghiện.
-

Ở Việt Nam theo thống kê của Cục phòng chống tệ nạn xã hơi có khoảng

70% số người nghiện ma túy ở độ tuổi thanh, thiếu niên. Lứa tuổi đang ở
12


trong quá trình hình thành nhân cách, dễ bị khủng hoảng tâm lý, dễ bị lợi
dụng, bắt chước và thích tò mò mạo hiểm.
-

Những người bị stress lâm vào trạng thái lo âu, trầm cảm có thể tìm đến


Heroin.
-

Đặc điểm tính cách có xu hướng nghiện

2.2.3.Mơi trường xã hội.
-

Gia đình có người thân nghiện heroin, nội bộ gia đình xung đột, không

quan tâm giáo dục hoặc quá nuông chiều con cái.
-

Lối sống hưởng thụ, bạn bè rủ rê, áp lực nhóm

-

Cơ chế thị trường, mở cửa, giao lưu quốc tế thuận lợi, nhận thức của

người dân về heroin còn hạn chế.
2.3. Tác hại của nghiện heroin.
2.3.1.Về sức khoẻ.
Người nghiện heroin thường chán ăn dẫn đến gầy sút, sợ lạnh, lười vệ
sinh thân thể, dễ bị nhiễm khuẩn do tiêm chích khơng vơ trùng. Có nguy cơ
bị sốc thuốc do tiêm thuốc nhanh và quá liều. Đặc biệt dùng chung bơm kim
tiêm và tình dục khơng an tồn dễ bị lây truyền các bệnh HIV/AIDS, bệnh
hoa liễu, viêm gan B, C. Về mặt tâm thần, người nghiện thường biến đổi
nhân cách, thiếu kiềm chế cảm xúc, thường xuyên xung đột với gia đình, lừa
dối mọi người, khơng quan tâm đến người thân, từ bỏ mọi ham muốn, thường
xuyên trong tình trạng nhiễm độc (lơ mơ, đi loạng choạng, dễ bị tai nạn và

gây tai nạn cho người khác). Ngồi ra có thể có các rối loạn tâm thần khác
như lo âu, trầm cảm, hoang tưởng, ảo giác…
2.3.2.Về công việc.
Người nghiện luôn dành phần lớn thời gian cho việc tìm kiếm và sử
dụng heroin, nên chểnh mảng, không tập trung vào công việc và học tập,
không tuân thủ giờ giấc và nội qui dẫn đến mất việc hoặc phải bỏ học.
13


2.3.3.Về kinh tế.
Số tiền mà người nghiện phải chi trả cho heroin ngày càng nhiều do phải
tăng liều và tăng số lần sử dụng trong khi thu nhập từ lao động ngày càng
giảm, thậm chí khơng kiếm ra tiền. Chính vì thế người nghiện phải lừa dối
mọi người để có tiền sử dụng heroin, bán đồ đạc của bản thân, gia đình và
cuối cùng là phạm tội… Trên thế giới việc mua bán ma túy lên tới 500 tỷ
USD/năm, bằng 8% tỷ trọng thương mại toàn cầu. Phần lớn những người nghiện
ma túy kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn: 100% gia đình lâm vào cảnh sa sút
kinh tế, 12% chủ doanh nghiệp bị phá sản, 4% bị mắc nợ, 14% bị đuổi việc. Tại
Mỹ một người nghiện tiêu 200 USD mỗi ngày và hàng năm chỉ tính riêng Valium
đã sử dụng trị giá khoảng 200 triệu USD. Tại Canada hàng năm chi khoảng 8 tỷ
USD, Italia khoảng 10 tỷ USD. Ở nước ta, trung bình một người NMT tiêu thụ từ
50.000 đến 200.000 đồng/ngày, tính ra cả nước sẽ mất tới trên 10 tỷ đồng/ngày.
Hàng năm nhà nước phải chi phí 50 tỷ đồng cho cơng tác phịng chống tệ nạn xã
hội trong đó có NMT.
2.3.4.Về gia đình.
Nạn ma túy làm đạo lý gia đình bị đảo lộn, vợ chồng ly dị, con cái hư hỏng, lang
thang, bụi đời. Qua các báo cáo điều tra xã hội học gần đây có 27% người nghiện vợ
chồng ly dị, 16,6% ly thân, 24% thân nhân từ bỏ nghĩa vụ đối với người nghiện,
8,33% con cái bị hư hỏng. Nạn ma túy cịn làm xói mịn thuần phong mỹ tục, phẩm
giá, nhân cách đồi bại.

2.3.5.Đối với xã hội.
Nạn ma túy làm rối loạn trật tự an ninh và an toàn xã hội, cả cộng đồng lo âu
căng thẳng, những người sống bên cạnh người NMT cảm thấy không an tâm,
thường phải đề phòng trộm cắp, né tránh người NMT để khỏi phải tai họa.
Theo báo cáo của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội: 70% người NMT có liên
quan đến trộm cắp, cướp giật, cờ bạc, mại dâm trong đó có 40% là tội phạm hình sự.
Hàng ngàn người bất chấp luật pháp lao vào con đường buôn bán ma túy kiếm lời,
14


tổ chức buôn bán ma túy thành những tụ điểm, nhiều đối tượng đã lĩnh án tử hình, tù
chung thân [5].
2.4. Các biểu hiện lâm sàng và tiêu chuẩn chẩn đoán của nghiện heroin theo ICD
10.
2.4.1Hội chứng nghiện [12]:
Người nghiện heroin là người sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần heroin với liều
dùng ngày càng tăng, dẫn đến trạng thái nhiễm độc mạn tính, bị lệ thuộc về thể
chất và tâm thần vào heroin. Người nghiện heroin có những biểu hiện lâm sàng
đặc trưng như sau:
1. Ham muốn mạnh mẽ hoặc cảm giác buộc phải sử dụng heroin.
2. Tổn thương khả năng kiểm sốt tập tính sử dụng heroin về mặt thời gian
bắt đầu, kết thúc hoặc mức sử dụng, được minh chứng bởi: heroin thường được
sử dụng với khối lượng lớn hơn và trong thời gian dài hơn dự định, hoặc bởi sự
thèm muốn dai dẳng hoặc những nỗ lực khơng thành để giảm hoặc kiểm sốt việc
sử dụng heroin.
3. Một trạng thái cai sinh lý khi việc sử dụng heroin bị ngừng lại hoặc giảm
bớt, được minh chứng bởi hội chứng cai đặc trưng cho heroin, hoặc phải sử dụng
chất ma tuý cùng loại (hoặc gần giống) với ý định làm giảm nhẹ hoặc tránh các
triệu chứng cai.
4. Có bằng chứng về hiện tượng dung nạp heroin, như là có nhu cầu phải

tăng đáng kể lượng heroin để đạt được các hiệu quả mong muốn hoặc gây ngộ
độc, hoặc giảm đáng kể tác dụng với việc sử dụng tiếp tục cùng một khối lượng
heroin.
5. Sao nhãng do sử dụng heroin biểu hiện bằng sự thay đổi nhiều các thú vui
hoặc những mối quan tâm bị từ bỏ hoặc giảm sút do sử dụng heroin, phần lớn
thời gian cần để tìm kiếm hay sử dụng heroin, hoặc hồi phục khỏi tác động của
heroin.

15


6. Tiếp tục sử dụng mặc dù có bằng chứng rõ ràng về các hậu quả có hại,
được minh chứng bởi việc tiếp tục sử dụng khi người bệnh biết hoặc có thể xem
như đã biết bản chất và mức độ tác hại.
2.4.2.Biểu hiện lâm sàng của hội chứng cai heroin theo ICD 10 [3]:
Nét đặc trưng của hội chứng cai heroin gồm 12 triệu chứng sau:
1. Cảm giác thèm khát heroin
2. Ngạt mũi hoặc hắt hơi
3. Chảy nước mắt
4. Đau cơ hoặc chuột rút
5. Co cứng bụng
6. Buồn nôn hoặc nôn
7. Ỉa chảy
8. Giãn đồng tử
9. Nổi da gà hoặc ớn lạnh
10. Nhịp tim nhanh hoặc tăng huyết áp
11. Ngáp
12. Ngủ không yên
Ở người nghiện heroin khi cắt hoặc giảm lượng heroin đang sử dụng và theo
dõi sát đảm bảo khơng sử dụng chất được nữa, thì các triệu chứng của hội chứng

cai nhất định sẽ xuất hiện và tự nó sẽ mất đi sau 7-10 ngày.
2.4.3.Biểu hiện lâm sàng của dùng heroin quá liều.
Người nghiện sững sờ, hôn mê với suy hô hấp, truỵ tim mạch, hạ thân
nhiệt, đồng tử co hẹp. Nếu không được cấp cứu kịp thời người nghiện sẽ tử
vong.
2.4.4.Biểu hiện lâm sàng của nhiễm độc heroin mạn tính.
 Rối loạn tiêu hố: chán ăn buồn nơn, nơn, táo bón xen kẽ với ỉa chảy.
 Rối loạn tiết niệu: đái khó, đái rắt.
 Rối loạn thần kinh: nhức đầu chóng mặt, run, giật cơ, dị cảm.
16


 Nhiễm khuẩn các loại: ghẻ lở, apxe, loét tĩnh mạch, viêm gan B, C, nhiễm
HIV...
2.4.5.Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện heroin (theo ICD -10).
Ba hoặc nhiều hơn trong số các biểu hiện trên (6 triệu chứng nghiện) cần phải
xảy ra cùng nhau trong vịng ít nhất một tháng hoặc nếu tồn tại trong khoảng thời
gian ngắn hơn một tháng, thì cần lặp đi lặp lại cùng nhau trong khoảng thời gian
12 tháng.
2.4.6.Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng cai heroin (theo ICD-10).
-

Phải có bằng chứng rõ ràng về việc mới ngừng hoặc giảm sử dụng heroin sau

khi đã sử dụng heroin lặp đi lặp lại, thường với liều cao và thời gian kéo dài.
-

Các triệu chứng và dấu hiệu tương ứng với các đặc điểm đã biết của trạng

thái cai heroin.

-

Các triệu chứng và dấu hiệu không thể quy cho một bệnh nội khoa không liên

quan đến việc sử dụng heroin và không thể quy cho một rối loạn tâm thần hoặc
một rối loạn hành vi khác.
-

3 trong số 12 triệu chứng của hội chứng cai nêu trên.

3. Điều trị nghiện heroin.
3.1. Nguyên tắc điều trị
-

Các liệu pháp điều trị đa dạng, chọn liệu pháp nào phải phù hợp với từng

hoàn cảnh người bệnh.
-

Điều trị hội chứng cai ban đầu là cần thiết, nhưng điều trị duy trì lâu dài mới

là chủ yếu.
-

Điều trị toàn diện để giải quyết các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội

-

Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc, gia đình và cộng đồng trong


quá trình điều trị.
3.2. Điều trị hội chứng cai Heroin
3.2.1. Phương pháp cắt ngang.

17


Cịn gọi là cai khơ được áp dụng tại Mỹ năm 1938. Phương pháp này thực
hiện bằng cách cô lập bệnh nhân, ngừng hoàn toàn việc sử dụng các chất ma túy.
Hội chứng cai sẽ giảm dần sau 6-7 ngày và những di chứng còn kéo dài vài tháng
[4], [5], [15].
3.2.2. Phương pháp giảm dần.
Bằng cách giảm liều lượng ma túy, mỗi ngày một ít trong thời gian 13 - 30
ngày, đồng thời tăng cường thuốc bổ và thuốc an thần. Phương pháp này có ưu điểm
là người nghiện thích nghi dần, hội chứng cai giảm từ từ, không vật vã như phương
pháp cắt ngang, nhưng nhược điểm là đòi hỏi phải dùng chất ma túy, thời gian cắt
cơn kéo dài [12], [11].
3.2.3. Phương pháp dùng thuốc hướng thần.
Phác đồ điều trị bằng thuốc an thần kinh đã được thế giới nghiên cứu và đưa
vào sử dụng từ thập kỷ 50 của thế kỉ trước và được phổ biến rộng rãi trong chuyên
ngành tâm thần. Tại Việt Nam (1995), phác đồ này đã được Bộ Y tế phổ biến và
triển khai điều trị trên toàn quốc. Các thuốc sử dụng thông thường như thuốc giải lo
âu (seduxen), thuốc an thần kinh (tisersin, nozinan), thuốc chống trầm cảm
(amitriptylin). Phương pháp này có ưu điểm giá thành rẻ, tiện lợi, dễ sử dụng.
Thời gian điều trị hội chứng cai từ 7 - 10 ngày, liều lượng thuốc tùy thuộc
vào từng bệnh nhân và nhất thiết phải có bác sĩ chuyên khoa tâm thần, hoặc bác
sĩ đa khoa đã được tập huấn tham gia điều trị [14], [9], [16], [10].
3.2.4. Phương pháp điều trị hội chứng cai heroin bằng catapressan (clonidine)
Catapressan tác động vào thụ thể α2 làm giảm lượng noradrenaline giúp cơ
thể trở về trạng thái cân bằng và mất hội chứng cai. Catapressan có tác dụng phụ

là giảm huyết áp và đau đầu [15].

18


3.2.5.Liệu pháp tâm lý.
Dùng liệu pháp tâm lý đơn thuần hay liệu pháp tâm lý kết hợp với dùng thuốc
hướng thần, phương pháp này địi hỏi phải có bác sỹ chuyên khoa tâm thần nắm
vững kỹ năng điều trị tâm lý, vì vậy khó thực hiện ở các tuyến cơ sở [14].
3.2.6.Phương pháp châm cứu.
Tùy theo từng thể bệnh mà chọn huyệt châm cứu cho thích hợp [7].
 Các huyệt thường dùng là: Thái xung, Kinh môn, Tâm du, Hành gian,
Suất cốc, Côn lôn...
 Kỹ thuật châm: dùng tả pháp là chính trong thực chứng và dùng bổ pháp
là chính trong hư chứng.
 Ưu điểm: phương pháp châm cứu thường rẻ tiền, đơn giản, có thể áp
dụng ngay ở tuyến cơ sở, thời gian điều trị ngắn, thường từ 5- 7 ngày.
 Nhược điểm: cần phải châm theo triệu chứng khi nó xuất hiện, châm
nhiều lần trong ngày nên khó áp dụng khi bệnh nhân vật vã nhiều, nhất là bệnh
nhân khơng chịu hợp tác thì khơng thực hiện được.
3.2.7.Phương pháp dùng thuốc y học cổ truyền.
Nhiều nước trên thế giới đã sử dụng các thuốc YHCT để điều trị hội chứng
heroin như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan và một số nước Tây Âu. Hiện nay ở
Việt Nam đang nghiên cứu thử nghiệm một số bài thuốc YHCT như: Bông sen,
Vinatidic, Cedemex...
Các bài thuốc YHCT kể trên đều tập trung giải quyết các triệu chứng của
hội chứng cai heroin theo lý luận của YHCT. Mỗi bài thuốc đều có tác dụng hỗ
trợ nhất định đối với từng triệu chứng.
3.2.8.Phương pháp khí cơng.
Li M. và cs. ở Viện Nghiên cứu Khí công, Đại học Tổng hợp Guangzhou

(Trung Quốc) đã ứng dụng khí cơng để điều trị hội chứng cai heroin cho 86 nam
giới, tuổi đời từ 18 đến 52, có thời gian NMT từ 5 - 11 năm. Các tác giả nghiên
cứu trên 3 nhóm: khí cơng (n = 34), dùng thuốc (n = 26) và nhóm chứng khơng
19


điều trị gì (n = 26) và đánh giá NMT theo tiêu chuẩn hướng dẫn chẩn đoán và
thống kê về các bệnh rối loạn tâm thần. Kết quả nghiên cứu cho thấy các triệu
chứng của hội chứng cai ở nhóm khí cơng giảm nhanh hơn.
3.3. Điều trị trạng thái nghiện heroin mạn tính
Cịn gọi là điều trị trạng thái phụ thuộc về mặt tâm thần hay trạng thái đói
ma túy trường diễn hoặc chống tái nghiện [4].
3.3.1. Điều trị các triệu chứng lâm sàng do nhiễm độc chất ma tuý mạn tính.
Rối loạn tiêu hố (táo bón hoặc ỉa chảy, buồn nơn...), rối loạn tiết niệu (đái
khó, đái dắt), rối loạn thần kinh (nhức đầu, chóng mặt...), nhiễm khuẩn các loại
(ghẻ lở, viêm gan B, C...).

3.3.2. Điều trị thay thế bằng methadone.
Methadone là chất dạng thuốc phiện có tác dụng giảm đau mạnh gấp 5 lần
morphin nhưng thời gian tác dụng kéo dài từ 24 - 36 giờ. Methadone dung nạp
chậm hơn nhiều so với morphin và dung nạp chéo với các chất dạng thuốc phiện
cùng tác động trên một thụ thể. Do vậy nó có thể làm mất biểu hiện của hội
chứng cai khi được sử dụng thay thế các chất dạng thuốc phiện khác.
Ưu điểm: khắc phục được tình trạng đói ma túy trường diễn, quản lý được
người nghiện, tránh lây lan các bệnh truyền nhiễm.
Nhược điểm: giá thành đắt, thời gian điều trị kéo dài. Thực chất là thay thế
một chất ma túy này bằng một chất ma túy khác ít nguy hại hơn [11].
3.3.3. Điều trị đối kháng bằng naltrexone (abernil).
Naltrexone được Martin sử dụng từ năm 1973 để loại trừ trạng thái phụ
thuộc về mặt tâm thần của các đối tượng NMT. Naltrexone vào hệ thần kinh

trung ương tìm đến các thụ thể của heroin, cạnh tranh với heroin chủ vận ở đấy,
đẩy chất chủ vận ra ngoài hay triệt tiêu tác dụng của chất này ngay tại các thụ thể.
Khi đối tượng đang sử dụng heroin mà sử dụng naltrexone thì cơ chế tác động
nêu trên sẽ gây hội chứng cai heroin cấp, có thể gây tử vong. Do vậy liệu pháp
20


naltrexone chỉ được sử dụng sau khi đã điều trị hội chứng cai heroin và đảm bảo
trong cơ thể không cịn heroin nữa. Liệu pháp naltrexon ít hấp dẫn với nhiều đối
tượng NMT. Nhưng với đối tượng có quyết tâm cao thì liệu pháp này mang lại
nhiều kết quả. Liệu pháp đối kháng naltrexon cần kết hợp chặt chẽ với liệu pháp
tâm lý hành vi nhận thức.
3.3.4.Liệu pháp tâm lý.
Liệu pháp tâm lý trực tiếp và gián tiếp kết hợp với gia đình, tâm lý cá nhân
và tâm lý nhóm, phương pháp cộng đồng điều trị... tác động vào nhân cách và
làm thay đổi hành vi người nghiện [7].

3.3.5. Biện pháp nâng đỡ xã hội.
Có vai trị quan trọng trong việc ngăn chặn tái nghiện. Bằng các biện pháp
làm trong sạch mơi trường khơng có ma túy, dạy nghề, tạo công ăn việc làm ổn
định cho người nghiện [4].
Xu hướng hiện nay của các nhà điều trị là lồng ghép các liệu pháp sinh học,
liệu pháp tâm lý và biện pháp xã hội nói trên.
4. Chăm sóc người bệnh điều tri hội chứng cai Heroin
- Công tác điều dưỡng trong việc chăm sóc, quản lý người bệnh điều trị hội
chứng cai heroin rất quan trọng giúp việc phát hiện triệu chứng, các yếu tố nguy
cơ, động viên về tâm lý cho người bệnh, thực hiện các y lệnh của thầy thuốc,
cũng như việc chủ động chăm sóc. Cơng tác chăm sóc của điều dưỡng giúp người
bệnh thuận lợi vượt qua các triệu chứng của hội chứng cai dễ dàng hơn, đồng
thời giúp tránh các tai biến trong quá trình điều trị.

- Người bệnh điều trị cai heroin có triệu chứng phức tạp, diễn biến nhanh cần có
kế hoạch và chủ động trong cơng tác chăm sóc. Mặt khác, người nghiện heroin
thường có nhân cách bệnh lý (nhân cách chống đối xã hội), vì vậy thường có
những hành vi gây rối, chống đối, kết thành nhóm chính vì vậy cơng tác chăm
21


sóc gặp khó khăn mà cơng tác quản lý cịn khó khăn hơn rất nhiều nhất là những
người bệnh khơng tự nguyện cai họ ln ln có những suy nghĩ tìm đủ mọi cách
để có được thuốc chống đối nhân viên và khơng hợp tác chính vì vậy những
người điều dưỡng làm cơng tác chăm sóc quản lý những đối tượng này cần có
những kiến thức nhất định mặt khác cũng cần phải có những kỹ năng giao tiếp
ứng xử thật khéo léo thật chuyên nghiệp nếu không rất dễ để người bệnh trốn
viện thành cơng.
- Chính từ những đặc điểm riêng của công tác điều trị người bệnh cai heroin có
tính chun biệt khác với cơng tác chăm sóc người bệnh nội khoa tâm thần khác.
- Để thực hiện tốt cơng tác chăm sóc người bệnh, điều dưỡng cần nắm chắc đặc
điểm riêng trong cơng tác chăm sóc người bệnh cai heroin, đồng thời phải xác
định nhu cầu chăm sóc chung và riêng cho từng người bệnh theo từng giai đoạn
thời gian.
4.1. Các giai đoạn khi người bệnh nhập viện.
4.1.1.Giai đoạn đầu (giai đoạn nhập viện).
- Giai đoạn này người bệnh chưa trong tình trạng hội chứng cai heroin. Chính vì
vậy nhu cầu chăm sóc của người bệnh chủ yếu là giải thích, tư vấn phổ biến các
nội qui qui chế của viện của khoa.
Đối với công tác chăm sóc của điều dưỡng ở giai đoạn này là:
+ Xác định mức độ phụ thuộc heroin (tham khảo ý kiến của thầy thuốc) để
tiên lượng mức độ mãnh liệt của trạng thái cai cho giai đoạn tiếp theo.
+ Để xác định mức độ phụ thuộc heroin cần nắm rõ các thơng tin sau:
-


Thời gian nghiện heroin.

-

Đường dùng hút, hít hay đường tĩnh mạch.

-

Tần suất và khoảng thời gian dùng trong ngày.

-

Số lần cai heroin.

-

Tình trạng sức khỏe chung và các bệnh lý kèm theo (nếu có)

22


-

Ngoài ra cần xác định những nét cơ bản về tính cách,nghề nghiệp,tiền

án tiền sự (nếu có), vì trong trạng thái cai người nghiện heroin sẽ có những phản
ứng chống đối,kích động thiên về tính cách và nghề nghiệp.
+ Thực hiện hành động chăm sóc chung như các người bệnh khác nói
chung:

Đo chỉ số sống, thực hiện y lệnh của thầy thuốc,đưa và phụ giúp xét
nghiệm,sắp xếp giường bệnh và đồ vải
+ Thực hiện chăm sóc trong cơng tác giải thích, động viên chuẩn bị tâm lý
cho người bệnh vì trong giai đoạn nhập viện này người bệnh thường không có
hội chứng cai.
4.1.2.Giai đoạn xuất hiện hội chứngcai.
Giai đoạn biểu hiện hội chứngcai thường bắt đầu sau 24 giờ ngừng sử dụng
heroin và nặng dần lên thường đạt đỉnh điểm ở ngày thứ 3 đến thứ 5. sau đó
thuyên giảm dần và hết. Thường sau 10 ngày các triệu chứng về cơ thể tâm thần
hết, chỉ còn triệu chứng thèm heroin.
-

Giai đoạn này công tác của điều dưỡng đặc biệt quan trọng. Chăm sóc tồn

diện là u cầu bắt buộc trên cả mặt cơ thể và tâm thần.
-

Ngoài các nhu cầu chăm sóc chung như các bệnh nội khoa và tâm thần,cần

phải chăm sóc tồn diện trên tất cả các mặt theo dõi chức năng sống, theo dõi tình
trạng chung, theo dõi các triệu chứng của hội chứng cai, theo dõi các triệu chứng
của rối loạn tâm thần,chăm sóc tồn diện về vệ sinh, nhu cầu sinh hoạt, thực hiện y
lệnh điều trị của thầy thuốc, động viên về tâm lý, giúp đỡ chấp hành điều trị. Tất cả
các nhu cầu này không tách rời, yêu cầu thực hiện kịp thời khẩn trương.
-

Nhu cầu chăm sóc đặc biệt cần nhiều ở ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 của liệu

trình điều trị.
-


Hành động chăm sóc của điều dưỡng phải kết hợp chăm sóc về cơ thể, tâm

thần, tâm lý, giữa các điều dưỡng cần kết hợp chăm sóc chẽ thành một kíp mới
đảm bảo việc điều trị, chăm sóc có hiệu quả tránh tai biến.
4.1.3.Giai đoạn hết dấu hiệu hội chứngcai.
23


Hội chứng cai thường giảm từ ngày thứ 7, sau khi dừng sử dụng heroin và
hầu hết sau ngày thứ 10. Tuy nhiên một số triệu chứng còn tồn tại như thèm chất
ma túy, dù rằng mức độ mãnh liệt giảm hơn.Một số triệu chứng như rối loạn giấc
ngủ, mệt mỏi có thể cịn kéo dài ở một số người bệnh. Khi các dấu hiệu của hội
chứng cai hết, người bệnh thường đòi hỏi yêu sách ra viện, trên nền nhân cách
bệnh lý (nhân cách chống đối xã hội), người bệnh thường hay kết thành nhóm có
xu hướng chống đối nội qui điều trị, sinh hoạt và gia đình.
+ Nhu cầu chăm sóc, điều trị của người bệnh ở giai đoạn này.
-

Theo dõi chung về cơ thể, tâm lý, tâm tư tình cảm, nguyện vọng của người bệnh.

-

Thực hiện y lệnh điều trị các rối loạn còn tồn tại.

-

Động viên giải thích để người bệnh hiểu tiếp tục q trình điều trị sau cai tại

gia đình hay tại cơ sở y tế.

-

Hướng dẫn một số biện pháp tránh và hạn chế tiếp xúc với ma túy nói chung

và heroin nói riêng.
-

Tuyên truyền giáo dục sức khỏe.

-

Chuẩn bị cho người bệnh ra viện. Tóm lại trong giai đoạn này việc chủ yếu

trong cơng tác chăm sóc của điều dưỡng là: Theo dõi chung, theo dõi diễn biến
tâm lý của người bệnh, tuyên truyền giáo dục sức khỏe và chuẩn bị cho người
bệnh ra viện.
-

Cần chú ý hạn chế kết thành nhóm của người bệnh, tránh xa những nơi người

bệnh có thể tái nghiện.
-

Không nên tiếp xúc với môi trường xấu (môi trường có người nghiện) trong

vịng từ 1-2 tháng đầu.
4.2. Quy trình điều dưỡng chăm sóc người bệnh có hội chứng caiheroin.
Qui trình điều dưỡng là gồm 5 bước mà người điều dưỡng cần thực hiện
các kế hoạch đã được định trước hướng đến kết quả chăm sóc người bệnh tốt
nhất mà mình mong muốn.

- Các thơng tin hành chính:
24


 Họ và tên. Tuổi. Giới. Nghề nghiệp. Dân tộc. Địa chỉ .Khi cần liên lạc
 Ngày vào viện:
 Lý do vào viện:
 Bệnh sử:
 Tiền sử:
 Chuẩn đoán y khoa: Cai nghiện heroin
4.2.1. Nhận định: Là thu thập và ghi lại các số liệu.
Nhận định người bệnh dựa vào các kỹ năng giao tiếp, hỏi bệnh, khám thực
tế (nhìn, sờ, gõ nghe) quan sát, sử dụng các giác quan (nhìn, nghe, sờ, ngửi) các
xét nghiệm lâm sàng, cận lâm sàng.
+ Toàn trạng:
-

Tri giác người bệnh tỉnh táo, tiếp xúc được khơng? Ý thức?

-

Da hồng hay xanh, niêm mạc có hồng hay khơng? Trầy xước, rách da?

(Viết tiêm trích cũ thường khơng xưng nhưng đơi khi có thay đổi màu sắc da, da
sáng hoặc tối hơn)? Dựng lông (nổi da gà)...
-

Dấu hiệu sinh tồn: Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở?

-


Đánh giá về trạng thái, cân nặng, béo hay gầy, nặng bao nhiêu kilogam?

+ Các hệ thống cơ quan:
-

Thần kinh: Người bệnh có run rẩy, có loạng choạng khơng? Cảm giác có

nóng và lạnh khơng? Bồn chồn? Nhức mỏi và đau tồn thân khơng? Ngáp, chảy
nước mắt, giãn đồng tử? Bồn chồn, giảm trí nhớ? Kích động, Vật vã?
-

Tuần hoàn: Thăm khám tim đánh giá nhịp tim, tiếng tim. Có dấu hiệu

bệnh lý?
-

Máu: Kiểm tra các xét nghiệm máu có bất thường khơng?

-

Hơ hấp: Kiểm tra lồng ngực có cân đối khơng, thăm khám phổi có ral

khơng
-

Tiêu hóa: Ăn uống như thế nào? Có ngon miệng khơng? Nơn và buồn

nôn?
25



×