Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa cấp i thực trạng công tác chăm sóc người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (copd) của điều dưỡng tại khoa nội, bệnh viện y học cổ truyền hà đông năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.65 KB, 46 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ BÍCH

THỰC TRẠNG CƠNG TÁC CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC
NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI KHOA NỘI,
BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN HÀ ĐÔNG NĂM 2019

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ BÍCH
THỰC TRẠNG CƠNG TÁC CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC
NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI KHOA NỘI,
BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN HÀ ĐÔNG NĂM 2019

Chuyên ngành: Điều dưỡng nội người lớn
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS. TRẦN VĂN LONG

NAM ĐỊNH - 2019


i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, làm việc và nghiên cứu thực hiện chuyên đề, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, các
đồng nghiệp tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đơng, gia đình và bạn bè.
Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đó, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành tới:
Ban Giám hiệu nhà trường, phòng Đào tạo Sau Đại học, các phòng ban và
các thầy cô giáo Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định đã truyền đạt cho tôi kiến
thức, những kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian học
tập, nghiên cứu tại trường.
TS. Trần Văn Long - giảng viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định là
người thầy đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực
hiện và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
Ban giám đốc, các đồng nghiệp tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông đã
tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để tơi có thể hồn thành tốt khóa học này.
Tơi cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình, đồng
nghiệp, bạn bè và tập thể lớp Chuyên khoa I – khóa 6 Nội người lớn, những người
đã dành cho tơi tình cảm và nguồn động viên khích lệ.
Tác giả

Nguyễn Thị Bích


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp “Thực trạng cơng tác chăm sóc
người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính(COPD) của điều dưỡng tại khoa nội bệnh
viện Y học cổ truyền Hà Đơng năm 2019” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi
và chưa từng được công bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào khác cho tới thời
điểm này.

Nam Định, ngày

tháng 12 năm 2019

Tác giả

Nguyễn Thị Bích


iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 3
1.1.1. Định nghĩa điều dưỡng ............................................................................ 3
1.1.2. Nhiệm vụ của người điều dưỡng ............................................................. 3
1.1.3. Khái quát về bệnh BPTNMT ................................................................... 4
1.1.3.1. Định nghĩa bệnh BPTNMT ............................................................... 4
1.1.3.2. Sinh lý bệnh COPD ........................................................................... 4
1.1.3.3. Các yếu tố nguy cơ............................................................................ 5
1.1.3.4. Chẩn đoán xác định COPD ............................................................... 6
1.1.3.5. Phân loại mức độ nặng của COPD .................................................... 6
1.1.3.6. Chẩn đoán đợt cấp COPD ................................................................. 7
1.1.3.7. Phương pháp dự phòng mắc bệnh COPD .......................................... 7

1.1.3.8. Biện pháp dự phòng biến chứng bệnh COPD .................................... 7
1.1.4. Vai trị của việc chăm sóc người bệnh COPD .......................................... 8
1.1.4.1. Quy trình điều dưỡng ........................................................................ 8
1.1.4.2. Các nội dung chăm sóc, điều trị người bệnh COPD........................... 8
1.1.4.3. Vai trị của người điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh COPD ..... 8
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 14
1.2.1. Tình hình thế giới .................................................................................. 14
1.2.2. Tại Việt Nam ........................................................................................ 14
Chương 2. LIÊN HỆ THỰC TIỄN ........................................................................ 16
2.1. Thông tin chung về Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông ............................ 16
2.2. Chức năng và nhiệm vụ: .............................................................................. 16
2.2.1. Cấp cứu - Khám bệnh - Chữa bệnh........................................................ 16


iv
2.2.2. Đào tạo cán bộ y tế ................................................................................ 17
2.2.3 Nghiên cứu khoa học về y học ............................................................... 17
2.2.4. Chỉ đạo tuyến dưới về chun mơn, kỹ thuật. ........................................ 17
2.2.5. Phịng bệnh ........................................................................................... 17
2.2.6. Hợp tác kinh tế y tế ............................................................................... 17
2.3. Tổ chức bộ máy: .......................................................................................... 17
2.4. Một số nét về cơng tác chăm sóc người bệnh tại bệnh viện: ......................... 18
2.5. Thực trạng cơng tác chăm sóc của điều dưỡng cho người bệnh COPD điều trị
tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông năm 2019.............................................. 19
2.5.1. Đặc điểm chung của điều dưỡng tham gia chăm sóc người bệnh tại khoa
Phục hồi chức năng bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông: ............................... 19
2.5.2. Kiến thức của điều dưỡng về chăm sóc người bệnh COPD .................... 19
2.5.3. Qui trình điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh COPD sử dụng tại bệnh
viện Y học cổ truyền Hà Đông ........................................................................ 20
2.5.4. Đánh giá việc thực hiện các bước trong qui trình điều dưỡng thực hiện

cho người bệnh COPD điều trị tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông .......... 21
2.5.4.1. Đánh giá bước nhận định người bệnh của điều dưỡng trong chăm sóc
người bệnh COPD điều trị tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông ............. 21
2.5.4.2. Đánh giá thực trạng chăm sóc người bệnh COPD của điều dưỡng tại
bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông ............................................................ 22
2.6. Các ưu, nhược điểm: ................................................................................... 25
2.6.1. Ưu điểm: ............................................................................................... 25
2.6.2. Nhược điểm: ......................................................................................... 26
2.7. Nguyên nhân của hạn chế: ........................................................................... 26
Chương 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM
SÓC CỦA ĐIỀU DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH COPD ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH
VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN HÀ ĐÔNG .............................................................. 28
3.1. Đề xuất đối với Bệnh viện ........................................................................... 28
3.2. Đề xuất đối với người bệnh và gia đình người bệnh..................................... 28
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 29
1. Thực trạng cơng tác chăm sóc của điều dưỡng cho người bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tinh điều trị tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông năm 2019. ................. 29


v
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc của điều dưỡng cho
người bệnh BPTNMT điều trị tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông. ............. 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 31
PHỤ LỤC I. Phiếu khảo sát của ĐD về chăm sóc người bệnh COPD
PHỤ LỤC II. Phiếu đánh giá


vi
DANH MỤC VIẾT TẮT
BPTNMT


Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

NB

Người bệnh

ĐD

Điều dưỡng

QT

Quy trình

BN

Bệnh nhân

PHCN

Phục hồi chức năng


NV

Nằm viện


vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Qui trình điều dưỡng sử dụng trong chăm sóc người bệnh COPD .......... 20
Bảng 2.2. Đánh giá bước nhận định người bệnh của điều dưỡng trong chăm sóc
người bệnh COPD ................................................................................ 21
Bảng 2.3. Đánh giá việc theo dõi, đánh giá người bệnh COPD của điều dưỡng ..... 22
Bảng 2.4. Đánh giá việc sử dụng thuốc cho người bệnh COPD của điều dưỡng ............. 23
Bảng 2.5. Đánh giá việc tư vấn, hướng dẫn người bệnh COPD của điều dưỡng ..... 24


viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Kiến thức của điều dưỡng về chăm sóc người bệnh COPD ................ 19
Biểu đồ 2.2. Đánh giá việc thực hiện các biện pháp lưu thông đường thở của điều
dưỡng cho người bệnh COPD ............................................................. 22
Biểu đồ 2.3. Đánh giá việc điều dưỡng sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu, phục
hồi chức năng hô hấp cho người bệnh................................................. 23


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT: tiếng Anh được viết là Chronic
Obstructive Pulmonary Disease: COPD) là tình trạng bệnh lý được đặc trưng bởi sự
hạn chế luồng khí khơng hồi phục hồn tồn. Sự hạn chế luồng khí này thường tiến

triển từ từ và liên quan với phản ứng viêm bất thường của phổi với các phân tử nhỏ
và khí độc hại. [14][15]
COPD đang là vấn đề toàn cầu và là gánh nặng cho BN và cả hệ thống y tế.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1990 COPD là nguyên nhân gây tử vong
đứng thứ 6 và là nguyên nhân gây tàn phế đứng thứ 12 trên thế giới [17]. Dự đoán
đến năm 2020 tỷ lệ tử vong do COPD sẽ tăng lên đứng thứ 3 và là nguyên nhân thứ
5 trong các bệnh gây nên tàn phế trên toàn thế giới [16]. Tại Việt Nam, theo một số
nghiên cứu cho thấy COPD có chiều hướng tăng theo xu hướng chung của thế giới.
Theo nghiên cứu về dịch tễ học của COPD năm 2009 cho thấy tỷ lệ mắc ở người >
40 tuổi là 4,2% [2]. COPD là căn nguyên hàng đầu, chiếm 25 – 26% tổng số các
bệnh nhân điều trị nội trú khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai từ năm 1996 đến năm
2002 [6].
COPD là bệnh mạn tính, khơng gây nguy hiểm tức thì cho người bệnh, nhưng
người bệnh sẽ thường xuyên bị thiếu oxy trong máu: Cảm thấy mệt mỏi, khó thở,
tức ngực, ho, khạc đờm, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, giảm sức lao
động, thậm chí nhiều người không tự lo được nhu cầu sinh hoạt của bản thân, phải
lệ thuộc vào người khác, vậy chẳng khác nào "chưa tàn" mà đã "phế". Việc điều trị
và chăm sóc cho bệnh nhân mắc bệnh COPD cần phải tồn diện, trong đó cần chú
trọng các biện pháp khơng dùng thuốc. Do đó, người điều dưỡng có vai trị rất quan
trọng trong chăm sóc và điều trị người bệnh COPD, giúp người bệnh nhanh phục
hồi chức năng hô hấp.
Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, khoa Phục hồi chức năng hàng năm
điều trị khoảng 230 – 350 lượt người bệnh điều trị COPD ... Phương pháp điều trị
của đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng trong bệnh viện cho người bệnh COPD tập trung
chủ yếu bằng biện pháp không dùng thuốc, giúp phục hồi chức năng hô hấp cho
người bệnh. Cơng tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng là yếu tố then chốt
quyết định hiệu quả điều trị bệnh nhân mắc COPD. Việc triển khai toàn diện và
từng bước chuẩn hóa, chun sâu cơng tác chăm sóc người bệnh mắc COPD là vấn



2
đề cấp thiết. Điều này có ý nghĩa đặc biệt, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và
điều trị người bệnh mắc COPD tại Bệnh viện, cũng như hướng dẫn người bệnh tự
chăm sóc tại gia đình.
Vì vậy học viên chọn chun đề: “Thực trạng cơng tác chăm sóc người bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính(COPD) của điều dưỡng tại khoa nội bệnh viện Y học
cổ truyền Hà Đông năm 2019” với hai mục như sau:
1. Mô tả thực trạng công tác chăm sóc của điều dưỡng cho người bệnh COPD
điều trị tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông năm 2019.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc của điều dưỡng cho
người BPTNMT điều trị tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông.


3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận:
1.1.1. Định nghĩa điều dưỡng
Định nghĩa điều dưỡng: Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi trường của
người bệnh để hỗ trợ sự phục hồi của họ (Florence Nightingale, năm 1860).
1.1.2. Nhiệm vụ của người điều dưỡng:
* Theo thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/11/2011 về Hướng dẫn điều dưỡng
về chăm sóc người bệnh trong các bệnh viện, người điều dưỡng có 12 nhiệm vụ
trong cơng tác chăm sóc người bệnh như sau:
- Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe.
- Chăm sóc tinh thần.
- Chăm sóc vệ sinh cá nhân.
- Chăm sóc dinh dưỡng.
- Chăm sóc phục hồi chức năng.
- Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật.

- Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh.
- Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong.
- Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng.
- Theo dõi, đánh giá người bệnh.
- Bảo đảm an tồn và phịng ngừa sai sót chun mơn kỹ thuật trong chăm sóc
người bệnh.
- Ghi chép hồ sơ bệnh án [1].
* Nguyên tắc thực hành điều dưỡng
Trong công tác chăm sóc người bệnh, Điều dưỡng có nhiệm vụ chăm sóc và
đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho người bệnh về thể chất và tinh thần. Theo học
thuyết của Virgina Henderson, người bệnh có 14 nhu cầu cơ bản và nguyên tắc
trong thực hành điều dưỡng là hỗ trợ người bệnh đáp ứng các nhu cầu đó:
1. Hỗ trợ NB trong hô hấp
2. Hỗ trợ người bệnh trong ăn uống
3. Hỗ trợ người bệnh trong bài tiết
4. Hỗ trợ người bệnh trong tư thế, vận động: nằm, ngồi, đi đứng


4
5. Hỗ trợ người bệnh trong ngủ và nghỉ ngơi
6. Hỗ trợ người bệnh trong thay và mặc quân áo
7. Hỗ trợ người bệnh trong duy trì thân nhiệt bình thường
8. Hỗ trợ người bệnh vệ sinh cá nhân
9. Hỗ trợ người bệnh tránh những nguy hiểm
10. Hỗ trợ tinh thần người bệnh
11. Hỗ trợ người bệnh lao động, giải trí, rèn luyện thể lực
12. Hỗ trợ người bệnh trong giao tiếp
13. Tơn trọng tín ngưỡng, tơn giáo
14. Giúp NB có kiến thức y học thơng tường liên quan đến bệnh tật của họ
1.1.3. Khái quát về bệnh BPTNMT

1.1.3.1. Định nghĩa bệnh BPTNMT
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Là bệnh lý hơ hấp mạn tính có thể dự
phịng và điều trị được. Bệnh đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra khơng hồi
phục hồn tồn, sự cản trở thơng khí này thường tiến triển từ từ và liên quan đến
phản ứng viêm bất thường của phổi với các phân tử nhỏ hoặc khí độc hại mà trong
đó khói thuốc lá và thuốc lào đóng vai trị quan trọng hàng đầu [5],[7],[8,[9].
1.1.3.2. Sinh lý bệnh COPD
* Sự tăng tiết chất nhầy và rối loạn chức năng hô hấp
Sự tăng tiết chất nhầy là do sự kích thích các tuyến tiết chất bởi những chất
trung gian gây viêm như Leucotrien, Proteinase và Neuropeptides. Những tế bào
lông bị dị sản dạng vây dẫn đến sự suy giảm hệ số thanh thải nhầy lơng.
*Sự giới hạn lưu lượng khí thở và sự căng phồng phổi.
Sự giới hạn lưu lượng khí thở khơng hồi phục, một số ít có thể có hồi phục do
hiện tượng tái cấu trúc, xơ hoá và hẹp đường thở nhỏ, những vị trí giới hạn đường
thở là tiểu khí quản có khẩu kính < 2mm, trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kháng
lực đường thở tăng gấp đơi bình thường, sự phá huỷ phế bào gây khí phế thũng. Sự
giới hạn lưu lượng khí được biểu hiện bởi sự giảm FEV1và tỉ lệ FEV1/FVC trong
đó tỉ lệ FEV1/FVC giảm thường là dấu hiệu đầu tiên của sự giới hạn khí thở.
*Bất thường về sự trao đổi khí
Sự mất qn bình giữa thơng khí/ tưới máu là cơ chế chủ yếu do tổn thương
thành đường thở ngoại vi và khí phế thũng. Trong khí phế thũng có sự giảm


5
DLCO/L từ đó gây viêm thiếu oxy máu. Tình trạng thiếu oxy máu và tăng khí
cacbonic ít xảy ra khi FEV1.
Những người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng tình trạng thiếu oxy
gây co các động mạch khẩu kính nhỏ và cá tiểu động mạch.
*Tăng áp phổi và tâm phế mạn
Tăng áp phổi xảy ra chậm trong dẫn tiến của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (giai

đoạn 3). Sau đó là tâm phế mạn. Những yếu tố gây nên tăng áp phổi là sự co mạch,
sự tái cấu trúc những động mạch phổi. Sự co thắt mạch ngoài nguyên nhân gây
thiếu oxy còn do sự tổng hợp hay phóng thích NO bị giảm và sự tiết bất thường của
những peptides co mạch như Endothelin1. Sự tăng áp phổi và sự giảm hệ thống
mạch máu phổi do khí phế thũng có thể dẫn đến phì đại thất phải và suy tim phải.
1.1.3.3. Các yếu tố nguy cơ

Yếu tố nguy cơ gây viêm phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD
+ Trên toàn cầu, hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất của COPD.
+ Yếu tố nguy cơ do di truyền: bệnh thiếu hụt 1- Antitrypsine di truyền...
+ BN mắc một số bệnh: dị ứng, hen phế quản, lao phổi, bệnh về lồng ngực...
+ Bụi và hóa chất nghề nghiệp khi tiếp xúc nhiều và lâu dài.


6
+ Ơ nhiễm khơng khí trong nhà do chất đốt nấu ăn, nơi ở thơng khí kém.
+ Ơ nhiễm khơng khí ngồi trời, góp phần vào tổng gánh nặng của bụi phổi,
mặc dù vai trị gây COPD có vẻ khơng đáng kể.
+ Các yếu tố ảnh hưởng lên sự phát triển của phổi trong bào thai và thời thơ ấu
(sinh nhẹ cân, nhiễm trùng đường hơ hấp ...) có nguy cơ mắc COPD [4],[8],[9].
1.1.3.4. Chẩn đoán xác định COPD
- Trong tiền sử và/hoặc hiện tại có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ: hút thuốc lá,
thuốc lào, tiếp xúc với khói bụi hoặc hóa chất, khói bếp và khói của nhiên liệu đốt.
- Ho, khạc đờm 3 tháng/năm, và liên tiếp trong 2 năm trở lên
- Khó thở: tiến triển nặng dần theo thời gian và khó thở liên tục. BN phải "gắng
sức để thở", "thở nặng" "cảm giác như thiếu khơng khí", hoặc "thở hổn hển". Khó
thở tăng khi gắng sức, nhiễm trùng hơ hấp.
- Khám lâm sàng: rì rào phế nang giảm là dấu hiệu thường gặp nhất, có thể có
tiếng ran rít, ran ngáy, trong các đợt cấp có thể thấy ran ẩm, ran nổ. Lồng ngực hình
thùng, gõ vang trống. Ở giai đoạn muộn có thể thấy các dấu hiệu của suy tim phải

(gan to, tĩnh mạch cổ nổi, phù 2 chân).
- X quang phổi chuẩn: ít có giá trị chẩn đốn, hình ảnh của viêm phế quản mạn
tính "phổi bẩn" hoặc khí phế thũng.
- Đo chức năng hơ hấp: Rối loạn thơng khí tắc nghẽn khơng hồi phục hồn tồn,
là tiêu chuẩn vàng chẩn đốn và đánh giá mức độ COPD.
- Test hồi phục phế quản âm tính [5],[7],[13].
1.1.3.5. Phân loại mức độ nặng của COPD
Theo GOLD: Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease, COPD
được phân chia làm 4 mức độ:
- I: COPD nhẹ
- II: COPD vừa
- III: COPD nặng
- IV: COPD rất nặng.
Trên thực tế, việc phân loại mức độ nặng của COPD dựa trên triệu chứng lâm
sàng và tần suất xuất hiện đợt cấp COPD [9].


7
1.1.3.6. Chẩn đoán đợt cấp COPD:
Đợt cấp, hay đợt bùng phát (exacebation), biểu hiện khi BN đã được chẩn đoán
mắc COPD mạn tính đột nhiên xuất hiện một hoặc nhiều dấu hiệu:
- Khó thở tăng, ho tăng, khạc đờm tăng hoặc thay đổi màu sắc của đờm.
- Triệu chứng toàn thân có thể có: sốt, rối loạn ý thức, tiểu ít, tím môi, người
mệt mỏi, giảm hoạt động [13].
1.1.3.7. Phương pháp dự phòng mắc bệnh COPD
- Ngừng hút thuốc.
- Tuân thủ điều trị các đợt nhiếm khuẩn hô hấp.
- Tăng cường hoạt động thể chất: Tập thể dục, đi bộ …
- Cải thiện môi trường sống: tránh tiếp xúc với khói, bụi, đặc biệt là khói thuốc lá…
- Tiêm vaccine phòng cúm hàng năm và vaccine phòng phế cầu 4 năm/lần.

- Dùng oxy liệu pháp.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và bổ sung
vitamin A, C, E. Tránh ăn quá no, hạn chế ăn muối, thức uống có ga. Uống nhiều
nước trong ngày .v.v.
1.1.3.8. Biện pháp dự phòng biến chứng bệnh COPD
* Các biến chứng thường gặp của bệnh COPD
- Suy hô hấp.
- Suy tim, tâm phế mãn.
- Tàn phế.
* Các biện pháp dự phòng:
- Định kỳ khám sức khỏe.
- Tuân thủ chế độ dự phòng và điều trị, đặc biệt là chế độ dùng thuốc.
- Khi có dấu hiệu đợt cấp, cần xin ý kiến bác sỹ về việc sử dụng kháng sinh.
Nếu điều trị tại nhà trong 1 - 2 ngày không đỡ, cần vào viện.
- Cần chú ý các bệnh kết hợp.
- Nên có bình oxy hoặc máy tạo oxy tại nhà.


8
1.1.4. Vai trị của việc chăm sóc người bệnh COPD:
1.1.4.1. Quy trình điều dưỡng:
Quy trình ĐD là một loạt các hoạt động theo kế hoạch đã được định trước trực
tiếp hướng tới một kết quả chăm sóc riêng biệt, hay qui trình ĐD là một hệ thống và
phương pháp tổ chức của kế hoạch chăm sóc.
Quy trình ĐD cơ bản gồm 5 bước:
Bước 1: Nhận định bệnh nhân.
Bước 2: Chẩn đốn điều dưỡng.
Bước 3: Lập kế hoạch chăm sóc.
Bước 4: Thực hiện kế hoạch chăm sóc.
Bước 5: Đánh giá quá trình chăm sóc [2],[3],[10].

1.1.4.2. Các nội dung chăm sóc, điều trị người bệnh COPD
- Nguyên tắc cơ bản: Xác định mức độ nặng của từng BN dựa trên triệu chứng.
Áp dụng chương trình điều trị theo bậc tùy theo mức độ nặng của bệnh. Chọn cách
điều trị tùy thuộc vào các yếu tố văn hóa, dân tộc, khả năng và sự chọn lựa của BN
và điều kiện thuốc men của từng địa phương [5],[9].
- Giáo dục BN: tránh lạnh, khói, bụi...; tư vấn cho BN cai thuốc lá, thuốc lào; vệ
sinh mũi họng thường xuyên; tiêm vắc xin cúm hàng năm vào đầu mùa; cách phản
ứng đối với những đợt cấp [7],[12]
- Điều trị bằng thuốc: Thuốc giãn phế quản, các thuốc này là chủ yếu trong điều
trị triệu chứng của COPD, ưu tiên các dạng phun hít khí dung. Corticoid, dạng phun
hít hoặc khí dung đều đặn được khuyên dùng, nên dùng dạng phối hợp. Kháng sinh,
được khuyên dùng trong đợt cấp do nhiễm trùng và các nhiễm trùng khác.
- Các phương pháp điều trị không dùng thuốc bao gồm: hoạt động thể lực, phục
hồi chức năng hô hấp, oxy liệu pháp và can thiệp phẫu thuật. Trong các biện pháp
khơng dùng thuốc thì vai trị của hoạt động thể lực và phục hồi chức năng hô hấp là
rất quan trọng [11].
1.1.4.3. Vai trò của người điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh COPD
Trong cơng tác chăm sóc, điều trị người bệnh, bác sỹ và điều dưỡng có vai trị
và chức năng khác nhau, nhưng đều có mục tiêu chung là đáp ứng nhu cầu chăm
sóc sức khỏe của người bệnh. Nếu bác sỹ có chức năng chẩn đốn và điều trị thì
điều dưỡncó vai trị: Chăm sóc và đáp ứng nhu cầu cơ bản cho người bệnh về thể


9
chất và tinh thần. Đối với người bệnh COPD, Người điều dưỡng có vai trị đặc biệt
quan trọng trong việc chăm sóc, giáo dục người bệnh phịng ngừa biến chứng bệnh
và phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh. Điều dưỡng là người trực tiếp và chủ
động thục hiện tất cả các bước chăm sóc người bệnh tại bệnh viện, đồng thời là
người hướng dẫn người bệnh dự phòng và điều trị tại nhà.
* Thực hiện qui trình chung khi BN nhập viện

- Tiếp đón bệnh nhân: Đánh giá sơ bộ về BN cần dựa vào các tiêu chí đánh giá
mức độ nặng của BN, chú ý quan sát mầu da, tính chất thở... đo mạch, nhiệt độ,
huyết áp ngay. Xử trí hạ sốt, cho nằm đầu cao, thở oxy khi thấy cần thiết. Nếu tiên
lượng nặng cần phải lắp monitor theo dõi độ bão hoà oxy. Báo cáo ngay với bác sĩ
về tình hình BN.
- Chẩn đốn điều dưỡng: Chẩn đoán ĐD với BN mắc COPD đợt cấp có vai trị
quan trọng trong theo dõi và chăm sóc. Chẩn đốn ĐD cần xác định rõ tình trạng
người bệnh, trong đó bao gồm đầy đủ đặc điểm cá nhân, các triệu chứng của bệnh,
trú trọng các triệu chứng liên quan đến mức độ nặng của bệnh: khó thở...
- Lập kế hoạch chăm sóc: Kế hoạch chăm sóc phải xây dựng khẩn trương, tỉ
mỉ, nhưng phải tồn diện, trong đó có phối hợp nhóm, bàn giao cụ thể. Chú ý:
+ Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, tính chất khó thở, SpO2, tính
chất ho, tính chất đờm, ý thức; theo dõi chất nôn, chất thải...
+ Chế độ thở oxy. Chế độ hút đờm dãi, vệ sinh mũi họng, răng miệng. + Hướng
dẫn và hỗ trợ BN ăn uống, vệ sinh cá nhân.
+ Thường xuyên giải thích, an ủi, động viên, người bệnh yên tâm phối hợp điều
trị.
+ Hướng dẫn BN sử dụng thuốc hoặc xơng khí dung
- Thực hiện kế hoạch: Cần chủ động, trách nhiệm cao, chú ý đối tượng cụ thể,
bởi lẽ nhu cầu chăm sóc trên BN COPD rất cao (cao tuổi, các chức năng sống có thể
bị đe dọa như: khó thở nặng...). Thực hiện mệnh lệnh của bác sỹ cần khẩn trương:
chế độ dùng thuốc, chế độ hộ lý ...
- Lượng giá quá trình chăm sóc: Đánh giá theo thời gian đã định của kế hoạch
hoặc khi có bất thường, đánh giá diễn biến sau khi thực hiện các biện pháp điều trị
và ĐD, chú ý các chức năng sống, các phản ứng phụ của thuốc. Cần báo cáo kịp
thời với bác sỹ những diễn biến bất thường.


10
* Hướng dẫn phục hồi chức năng hô hấp:

Phục hồi chức năng (PHCN) hô hấp giúp làm giảm triệu chứng khó thở, cải
thiện chất lượng cuộc sống, tăng khả năng gắng sức, giúp ổn định hoặc cải thiện
bệnh, giảm số đợt kịch phát phải nhập viện điều trị, giảm số ngày nằm viện, tiết
kiệm chi phí điều trị. Nội dung của phục hồi chức năng hô hấp gồm 3 nội dung
chính: Giáo dục sức khỏe, vật lý trị liệu hơ hấp và hỗ trợ tâm lý và tái hòa nhập xã
hội. Chăm sóc BN và PHCN hơ hấp khơng những chỉ tiến hành khi BN nằm viện
mà phải được thực hiện tốt trong giai đoạn bệnh ổn định
Vật lý trị liệu phục hồi chức năng hô hấp là quan trọng, gồm:
- Phương pháp thông đờm làm sạch đường thở: gồm 2 kỹ thuật chính
+ Kỹ thuật ho có kiểm sốt:
Bước 1: Ngồi trên giường hoặc ghế thư giãn, thoải mái.
Bước 2: Hít vào chậm và thật sâu.
Bước 3: Nín thở trong vài giây.
Bước 4: Ho mạnh 2 lần, lần đầu để long đờm, lần 2 để đẩy đờm ra ngoài.
Bước 5: Hít vào chậm và nhẹ nhàng. Thở chúm mơi vài lần trước khi lặp lại
động tác ho
+ Kỹ thuật thở ra mạnh:
Bước 1: Hít vào chậm và sâu.
Bước 2: Nín thở trong vài giây.
Bước 3: Thở ra mạnh và kéo dài.
Bước 4: Hít vào nhẹ nhàng. Hít thở đều vài lần trước khi lặp lại.
- Bảo tồn duy trì chức năng hô hấp:
+ Bài tập thở chúm môi:
Ngồi thoải mái. Thả lỏng cổ vai. Hít vào chậm qua mũi. Môi chúm lại như đang
huýt sáo, thở ra bằng miệng chậm sao cho thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào.
Lặp đi lặp lại động tác thở chúm mơi nhiều lần cho đến khi hết khó thở.
+ Bài tập thở hoành:
Ngồi ở tư thế thoải mái. Thả lỏng cổ và vai. Đặt 1 bàn tay lên bụng và đặt tay
cịn lại lên ngực. Hít vào chậm qua mũi sao cho bàn tay trên bụng có cảm giác bụng
phình lên. Lồng ngực khơng di chuyển. Hóp bụng lại và thở ra chậm qua miệng với



11
thời gian thở ra gấp đơi thời gian hít vào và bàn tay trên bụng có cảm giác bụng
hõm xuống.
- Các biện pháp đối phó với cơn khó thở:
+ Chọn các tư thế đứng hoặc ngồi sao cho phần thân trên từ hơng trở lên hơi cúi
về phía trước. Có thể tìm các điểm tựa như tường, mặt bàn, bệ gạch.. .Tư thế này
giúp cơ hoành di chuyển dễ dàng hơn.
+ Ln kết hợp với thở mím mơi.
+ Ở tư thế ngồi, chi trên nên đặt ở tư thế sao cho khuỷu tay hoặc bàn tay chống
lên đầu gối hay đầu tựa vào cẳng tay. Ở tư thế này, các hoạt động của các cơ hô hấp
ở lồng ngực hỗ trợ tốt nhất để làm nở phổi.
- Cơn khó thở về đêm:
Nếu BN có cơn khó thở về đêm, thường phải thức giấc vì khó thở, cần lưu ý:
+ Trước khi ngủ: Dùng thuốc giãn phế quản loại tác dụng kéo dài. Dùng nhiều
gối để kê đầu cao khi ngủ. Đặt thuốc bơm xịt loại để cắt cơn ngay cạnh giường,
trong tầm tay.
+ Khi thức giấc vì khó thở: Ngồi ở cạnh mép giường với tư thế hơi cúi người ra
phía trước, khuỷu tay chống gối. Thở mím mơi chậm rãi và điềm tĩnh cho đến khi
hết khó thở.
- Tập thể dục và luyện tập, gồm các bài tập vận động:
+ Bài tập vận động tay:
Bệnh nhân được hướng dẫn các bài tập vận động tay để tăng cường sức cơ chi
trên, cơ hô hấp.
Các bắp cơ vai, ngực và cánh tay khỏe mạnh sẽ hỗ trợ tốt cho động tác hô hấp
và những động tác thường ngày như quét dọn, vệ sinh cá nhân...
Các loại hình vận động tay thường dùng: nâng tạ, máy tập đa năng...
+ Bài tập vận động chân:
Giúp cho các bắp cơ ở chân rắn chắc hơn, bên cạnh đó cịn giữ vai trị rất quan

trọng trong việc cải thiện chức năng tim - phổi, giúp cho cơ thể có được sức bền cần
thiết, dẻo dai và người bệnh sẽ lâu mệt hơn khi phải gắng sức. Bài tập vận động
chân còn giúp cho người bệnh đi lại tốt hơn, đem lại sự năng động và tự tin cho BN
và không lệ thuộc vào người khác. Bài tập được xây dựng phù hợp với khả năng và
thể lực của từng người và được tăng dần cường độ để đạt được hiệu quả cần thiết.


12
Loại hình thường được sử dụng: xe đạp lực kế, thảm lăn, đi bộ trên mặt phẳng,
leo cầu thang...
+ Thời gian, liệu trình tập luyện:
Thời gian tập luyện ít nhất 8 tuần, mỗi tuần 3 buổi. BN phải tham gia đầy đủ để
đạt được hiệu quả tốt nhất. Khi đã thành thạo, BN sẽ tự tập luyện tại nhà.
- Hướng dẫn BN tập luyện các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày:
+ Đi bộ:
Bắt đầu bằng đi bộ một thời gian ngắn trên mặt phẳng, có thể dùng oxy nếu cần
thiết. Khi có cảm giác khó thở phải dừng lại ngay. Khuyên BN đi theo tốc độ của
riêng, phù hợp với gắng sức của BN.
Trong khi đi bách bộ cần kết hợp với bài tập thở hồnh, khi hít vào bụng giãn
nở to, khi thở ra bụng xẹp lại. Lưu ý:
Tránh những động tác thừa, tránh mang những vật nặng.
Kéo dài khoảng cách đi bộ của mình theo nỗ lực tập luyện hàng ngày. Dần dần,
BN sẽ thấy hài lòng vì khả năng gắng sức đã được cải thiện.
Đặt mục tiêu hợp lý để đạt được, không nên cố gắng mọi cách để đạt được mục
tiêu đó.
+ Leo cầu thang:
Leo cầu thang là một gắng sức thể lực nặng do vậy có thể phải thở oxy bổ sung
trong q trình leo. BN cần bước từng bước một, tay bám vào tay vịn của cầu thang
để giữ thăng bằng tránh ngã.
Vừa leo cầu thang vừa phối hợp với thở hoành và thở chúm mơi để giảm khó

thở và tăng khả năng gắng sức. Khi BN cảm thấy khó thở thì dừng lại và ngồi nghỉ
tại bậc hoặc chiếu nghỉ của cầu thang.
+ Tắm rửa, vệ sinh cá nhân:
Tự tắm rửa, vệ sinh cá nhân là 1 trong những việc thường gây khó thở.
Khơng nên tắm khi thấy trong người khơng khỏe và ở nhà một mình.
Dùng vịi hoa sen loại cầm tay, ống dẫn nước đủ dài di động dễ dàng.
Dùng bàn chải có cán dài để kỳ cọ, tránh phải cúi người hoặc với tay.
Để tránh khó thở, nên dùng ghế để ngồi khi tắm. Chọn ghế loại chắc chắn, nhẹ,
chiều cao thích hợp, có chỗ dựa hoặc khơng tuỳ ý.
Nên đặt thanh vịn trong nhà tắm để có chỗ bám, tựa khi cần thiết.


13
Khơng nên dùng các loại xà bơng, dầu gội... có mùi hắc khó chịu.
Nếu BN đang thở oxy dài hạn tại nhà, trong khi tắm cũng vẫn cần phải thở oxy.
Đặt bình oxy cạnh cửa phịng tắm, dây dẫn oxy đủ dài.
+ Mặc quần áo:
Sắp xếp tủ quần áo gọn gàng, ngăn nắp sao cho dễ lấy, vừa tầm tay.
Tránh các loại quần áo chật, bó sát, quá nhiều lớp, các loại áo cổ kín, cổ cao, áo
cài nút sau lưng...
Nên mặc quần chun hoặc quần có dây đeo vai cho dễ chịu.
Phụ nữ nên dùng áo ngực loại mềm mại, co giãn hoặc thay bằng áo lót.
Nên ngồi xuống giường hoặc ghế khi mặc quần áo để tránh khó thở.
Nếu thấy mệt khi cúi gập người, mang tất có dây kéo, dụng cụ mang giày có
cán dài. Tốt nhất dùng các loại giày không buộc dây.
+ Làm việc nhà:
Sắp xếp để có thể đi một vịng, tránh đi lại nhiều lần.
Nên dùng loại xe đẩy nhỏ có bánh xe để chất đồ đạc lên.
Hạn chế đi cầu thang. Nếu bắt buộc phải đi, nên nghỉ ở khoảng giữa cầu thang
và đặt ghế ở cuối để ngồi nghỉ.

Tránh dùng các loại có mùi gắt như dầu lửa, long não, thuốc tẩy...
+ Làm bếp:
Sắp xếp các dụng cụ làm bếp vừa tầm tay, dễ lấy, tránh đi lại nhiều. Nên ngồi
làm món ăn, món ăn đơn giản, dễ làm, khơng cầu kỳ. Ưu tiên cho các thức ăn làm
sẵn và tận dụng khả năng bảo quản thức ăn của tủ lạnh. Khi dọn dẹp nên dùng mâm
hoặc xe đẩy nhỏ.
Tuyệt đối tránh các loại bếp có nhiều khói hoặc làm các món nướng. Nhà bếp
cần thơng thống, nên có quạt thơng gió hoặc quạt máy nhỏ.
+ Ra ngồi:
Sắp xếp cơng việc sao cho không lúc nào phải vội vã, làm việc gì cũng khoan
thai, vừa với sức mình.
Khơng nên đi xe điện ngầm. Tránh đi những xe quá đông người. Nếu đi ơ tơ
riêng, nên vặn máy điều hịa trước hoặc mở cửa xe cho thống. Tránh đến những
nơi đơng người, kém thống khí như trong tầng hầm, trong nhà kín vì thiếu oxy và
dễ bị lây nhiễm bệnh qua đường hô hấp


14
Chú ý giữ ấm nếu khí hậu bên ngồi lạnh và nhiều gió. Nên tiêm vaccine phịng
cúm hàng năm và vaccine phòng phế cầu 3 - 5 năm cần tiêm nhắc lại.
+ Đi mua sắm:
Nên sử dụng các loại xe đẩy, tránh xách hoặc mang vác nặng. Mua và thử quần
áo có thể làm cho BN rất mệt. Nên biết trước số đo của mình hoặc mang theo thước
dây. Chỉ mua sắm ở những cửa hàng quen để khi cần có thể đổi [5],[6].
Như vậy, vai trị người điều dưỡng rất quan trọng đối với BN mắc COPD. Điều
dưỡng là người trực tiếp và chủ động thực hiện tất cả các bước chăm sóc người
bệnh tại bệnh viện, đồng thời hướng dẫn người bệnh COPD dự phòng và điều trị tại
nhà.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình thế giới

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong năm 1990 COPD là nguyên nhân gây
tử vong xếp thứ 6 với 2,2 triệu người chết. COPD là một trong những nguyên nhân
hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới dẫn đến gánh nặng kinh tế xã
hội ngày càng gia tăng. Dựa trên các nghiên cứu dịch tễ học, số ca mắc COPD ước
tính là khoảng 385 triệu năm 2010, với tỷ lệ mắc trên thế giới là 11,7% và khoảng 3
triệu ca tử vong hàng năm.
Với sự gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá tại các nước đang phát triển và sự già hóa dân
số ở những quốc gia phát triển, tỷ lệ mắc COPD được dự đoán sẽ tăng cao trong
những năm tới và đến năm 2030 ước tính có trên 4,5 triệu trường hợp tử vong hàng
năm do BPTNMT và các rối loạn liên quan [2].
Ở các nước khu vực Đông Nam Châu Á, tần suất mắc COPD ước tính từ 6 –
8% dân số.
Tại Nhật bản, theo Bộ Y tế tỷ lệ mắc COPD năm 1996 là 0,3%. Theo đánh giá
của hội lồng ngực Đài Loan thì có tới 16% dân số Đài Loan lứa tuổi > 40 tuổi mắc
bệnh này [21].
1.2.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, theo một số nghiên cứu cho thấy COPD có chiều hướng tăng
theo xu hướng chung của thế giới. Theo nghiên cứu về dịch tễ học của COPD năm
2009 cho thấy tỷ lệ mắc ở người > 40 tuổi là 4,2% [2]. COPD là căn nguyên hàng


15
đầu, chiếm 25 – 26% tổng số các bệnh nhân điều trị nội trú khoa Hô hấp Bệnh viện
Bạch Mai từ năm 1996 đến năm 2002 [6].
Trước tình hình đó, ngày 26 tháng 6 năm 2018, Bộ Y tế đã ban hành quyết định
3874/QĐ – BYT về việc ban hành tài liệu chun mơn “Hướng dẫn chẩn đốn và
điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.



×