BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
NGUYỄN THỊ QUỲNH PHƯƠNG
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE
CHO NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH NĂM 2020
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TỐT NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA CẤP I
NAM ĐỊNH - 2020
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
NGUYỄN THỊ QUỲNH PHƯƠNG
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE
CHO NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH NĂM 2020
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHUYÊN KHOA CẤP I
Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn
Giảng viên hướng dẫn: TS.BS. Ngơ Huy Hồng
NAM ĐỊNH - 2020
i
LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm học tập, giờ đây khi chun đề tốt nghiệp đang được hồn thành, tơi
xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Thầy Ngơ Huy Hồng - Trường Đại
học Điều dưỡng Nam Định – người thầy đã tận tình hướng dẫn tơi trong quá trình học
tập và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Bác sĩ, Điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa thành
phố Vinh đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện chuyên đề tốt
nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cám ơn tới Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo
trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, gia đình và bạn bè đã ln giúp đỡ tơi trong
q trình học tập và thực hiện chuyên đề.
Do sự hạn chế về thời gian và khả năng nghiên cứu, chuyên đề khơng tránh khỏi
sai sót, mong thầy cơ và các bạn thơng cảm và đóng góp ý kiến.
Xin chân thành cảm ơn!
HỌC VIÊN
Nguyễn Thị Quỳnh Phương
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Quỳnh Phương xin cam đoan đây là cơng trình của riêng tơi,
do chính tơi thực hiện, tất cả số liệu trong báo cáo này chưa được cơng bố trong bất cứ
cơng trình nào khác. Nếu có gì sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Vinh, ngày 09 tháng 8 năm 2020
Người cam đoan
Nguyễn Thị Quỳnh Phương
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... iv
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
Chương 1 ………………………………………………………………………………4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 4
1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 11
Chương 2……………………………………………………………………………...14
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ...................................................................... 14
2.1. Một số thông tin khái quát về bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh ....................... 14
2.2. Thực trạng công tác GDSK tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh .................... 15
Chương 3. ……………………………………………………………………………..25
BÀN LUẬN .............................................................................................................. 25
3.1 Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu…………………………………………...25
3.2. Thực trạng công tác GDSK của ĐD tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh ....... 25
3.3. Phân tích những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện công việc
GDSK của ĐD tại bệnh viện đa khoa thành phố vinh……………………………….26
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................
Phụ lục
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BYT
Bộ Y tế
CSSKBĐ
Chăm sóc sức khỏe ban đầu
ĐTTC
Điều trị tích cực
GDSK
Giáo dục sức khỏe
HSCC
Hồi sức cấp cứu
HĐNB
Hội đồng người bệnh
NB
Người bệnh
ĐD
Điều dưỡng
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Đặc điểm nhân khẩu học của điều dưỡng
18
Bảng 2.2 Đánh giá chung kiến thức tư vấn- GDSK của điều dưỡng
18
Bảng 2.3 Tỷ lệ người bệnh được điều dưỡng tư vấn trong thời gian nằm
viện
Bảng 2.4 Thời điểm điều dưỡng thực hiện GDSK cho người bệnh
Bảng 2.5 Chất lượng chất lượng công tác GDSK của điều dưỡng qua
đánh giá của người bệnh
Bảng 2.6 Phương pháp GDSK điều dưỡng đã áp dụng
19
19
20
21
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khỏe cho người bệnh (NB) là nghĩa vụ thiêng liêng cao quý của
nhân viên y tế (NVYT) nói chung và của điều dưỡng (ĐD) nói riêng và bệnh viện là nơi
để ĐD thực hiện nghĩa vụ này. ĐD là lực lượng đông đảo nhất trong bệnh viện là người
đầu tiên tiếp xúc với người bệnh và cũng là người thường xuyên tiếp xúc với NB trong
quá trình nằm điều trị tại bệnh viện. Ngày nay, ĐD không chỉ đơn giản chỉ là thực hiện
y lệnh mà họ còn trực tiếp thăm khám, nhận định, đưa ra kế hoạch chăm sóc và tư vấn
giáo dục sức khỏe cho NB [5], [6].
Giáo dục sức khỏe (GDSK) là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm làm
thay đổi hành vi sức khỏe. Nó có vai trị to lớn trong việc góp phần bảo vệ và nâng cao
sức khỏe cho con người. Nếu giáo dục sức khỏe đạt hiệu quả, nó sẽ giúp làm giảm tỷ lệ
mắc bệnh, tỷ lệ tàn phế và tỷ lệ tử vong, nhất là ở các nước đang phát triển [21].
Công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh có vai trị rất quan
trọng, để làm tốt rất cần đến kiến thức và kỹ năng giáo dục sức khỏe của điều dưỡng.
Mặt khác điều dưỡng chiếm số đông trong nhân lực của bệnh viện và có nhiều thời gian
chăm sóc, tiếp xúc người bệnh trong q trình nằm viện. Nếu làm tốt sẽ đạt mục tiêu
tăng cường chất lượng điều trị, tăng khả năng phục hồi và cải thiện chất lượng cuộc sống
cho người bệnh, giảm số lần nhập viện, tiết kiệm chi phí cho điều trị. Thay đổi hành vi
từ có hại sang có lợi, có kỹ năng yên tâm sống chung với bệnh. Nếu làm không tốt,
người bệnh không nhận thức đầy đủ về bệnh, không tuân thủ điều trị, không thay đổi
hành vi, sẽ ảnh hưởng bất lợi đến kết quả điều trị khơng, dự phịng và kiểm sốt tình
trạng bệnh, dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống, tăng tỷ lệ tái nhập viện, chi phí điều trị
tăng, bệnh có thể nặng lên và có thể dẫn đến tử vong [6].
Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh là bệnh viện hạng 2 tuyến huyện với mô hình
500 giường bệnh kế hoạch, trung bình người bệnh ngoại trú mỗi ngày khoảng 18002000 người, người bệnh nội trú 650 người. Trong những năm gần đây bệnh viện đã phát
triển toàn diện về mọi mặt như: Là 1 trong những bệnh viện hàng đầu trong việc ứng
dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong các hoạt động khám chữa bệnh, bên cạnh đó
các hoạt động chun mơn ln được Ban giám đốc chú trọng, trong đó vấn đề giáo dục
sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng là một trong những vấn đề đang được Bệnh
2
viện quan tâm chú trọng. Hệ thống điều dưỡng của Bệnh viện và chất lượng chăm sóc
người bệnh tại bệnh viện ngày càng tốt hơn. Để có được những tiến bộ kể trên, bên cạnh
việc tăng cường công tác chuyên môn kỹ thuật, hoạt động tư vấn giáo dục sức khoẻ của
điều dưỡng cho người bệnh đang được triển khai thực hiện có hiệu quả, đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của người bệnh. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một đánh giá mang
tính khách quan và khoa học về công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng tại Bệnh
viện Đa khoa thành phố Vinh, đây là lý do để học viên thực hiện chuyên đề “Thực trạng
công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh nội trú của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa
khoa Thành phố Vinh năm 2020” với 2 mục tiêu sau:
3
MỤC TIÊU
1. Mô tả thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh
nội trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh năm 2020.
2. Phân tích nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác giáo dục
sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh.
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.
Cơ sở lý luận
1.1.1. Giáo dục sức khỏe
1.1.1.1. Khái niệm
Giáo dục sức khoẻ (GDSK): là một q trình tác động có mục đích và có kế hoạch
lên tình cảm và lý trí của con người nhằm tạo ra hành vi có lợi hoặc làm thay đổi hành
vi sức khỏe (từ có hại thành có lợi) cho cá nhân và cộng đồng [5].
Mục đích chủ yếu của GDSK là giúp cho đối tượng tự nguyện tự giác thay đổi
hành vi sức khỏe của chính mình.
Hành vi sức khỏe là hành vi con người có liên quan tới việc tạo ra sức khỏe tốt,
bảo vệ và phục hồi sức khỏe [3],[6].
1.1.1.2. Tầm quan trọng của GDSK
GDSK là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi sức
khỏe. Nó có vai trị to lớn trong việc góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con
người. Nếu GDSK đạt hiệu quả, nó sẽ giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tàn phế và tỷ
lệ tử vong, nhất là ở các nước đang phát triển.
GDSK không thay thế được các cơng tác chăm sóc sức khỏe khác, nhưng GDSK
rất cần thiết để thúc đẩy những người sử dụng các dịch vụ y tế, cũng như thúc đẩy phát
triển các dịch vụ này.
Trong thực tế đã thấy rõ, nếu khơng làm tốt GDSK thì nhiều chương trình y tế sẽ
đạt kết quả thấp và khơng bền vững, thậm chí có nguy cơ thất bại.
So với các giải pháp dịch vụ y tế khác, GDSK là một cơng tác khó làm và khó
đánh giá kết quả, nhưng nếu làm tốt sẽ mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí ít nhất,
nhất là ở tuyến y tế cơ sở.
Vì thế:
GDSK là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của hệ thống y tế, là một chức
năng nghề nghiệp bắt buộc của mọi cán bộ y tế và của mọi cơ quan y tế từTrung ương
đến cơ sở. Nó là một chỉ tiêu hoạt động quan trọng của một cơ sở y tế [5].
1.1.1.3 Các phương pháp GDSK
Phương pháp GDSK trực tiếp [3],[11].
5
Phương pháp GDSK trực tiếp là phương pháp người GDSK trực tiếp tiếp xúc với
đối tượng GDSK. Đây là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nhất nhưng đạt hiệu quả cao
nhất đối với cá nhân, tập thể, cộng đồng. Người GDSK có thể nhanh chóng nhận được
các thơng tin phản hồi từ đối tượng giáo dục nên tính điều chỉnh cao và có hiệu quả tốt
trong việc giúp đỡ đối tượng thay đổi hành vi.
Cách thức
+) Tư vấn trong GDSK:
Là một hình thức thường được sử dụng trong GDSK, đặc biệt đối với cá nhân và
gia đình.Trong tư vấn, người tư vấn cung cấp thông tin cho đối tượng, động viên đối
tượng suy nghĩ về vấn đề và chọn các hành động riêng để giải quyết vấn đề. Tư vấn còn
hỗ trợ tâm lý cho đối tượng khi họ hoang mang, lo sợ về vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
khi họ chưa hiểu rõ chúng.
+) Nói chuyện phổ biến kiến thức y học thường thức:
Tổ chức các cuộc nói chuyện sức khỏe giúp mọi người trực tiếp được nghe những
thông tin mới nhất về các vấn đề sức khỏe liên quan tới cá nhân, gia đình và cộng đồng
nhằm giúp các đối tượng suy nghĩ và hướng tới việc thay đổi hành vi. Tuy nhiên phương
pháp này cần kết hợp các phương pháp và sự hỗ trợ khác.
Khi tổ chức một buổi nói chuyện cần làm các việc sau:
- Xác định rõ chủ đề nói chuyện và chỉ nên khu trú vào một chủ đề nhất định.
- Xác định đối tượng tham dự, ngày giờ, địa điểm và thông báo trước để họ chuẩn
bị tới dự (chọn thời gian và địa điểm thích hợp).
- Xác định nội dung cốt lõi cần trình bày.
- Xác định thứ tự trình bày.
- Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ thích hợp với chủ đề và thực tế tại địa phương.
Khi nói chuyện cần:
- Phải tôn trọng đối tượng.
- Xây dựng mối quan hệ với đối tượng trước khi nói chuyện.
- Nên sử dụng ngôn ngữ địa phương rõ ràng, mạch lạc.
- Cần kết hợp với tranh ảnh, mơ hình và ví dụ minh họa.
- Cần bao quát, quan sát đối tượng để điều chỉnh, giải đáp thắc mắc đầy đủ khi
đối tượng yêu cầu.
6
- Kết thúc buổi nói chuyện cần tóm tắt những vấn đề mấu chốt nhất cho đối tượng
dễ nhớ.
+) Tổ chức thảo luận nhóm:
Rất có hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như trong GDSK. Thảo
luận nhóm trong GDSK là ứng dụng nguyên lý "sự tham gia của cộng đồng" trong
CSSKBĐ. Một nhóm thảo luận tốt nhất là từ 6 - 10 người để tạo cơ hội cho tất cả các
thành viên có thể trình bày và thảo luận làm sáng tỏ những vấn đề chưa hiểu biết và nêu
ra các biện pháp giải quyết các vướng mắc của họ hay của cộng đồng trong đó có họ
sinh sống.
Các điểm cần thực hiện khi tổ chức thảo luận nhóm:
- Xác định chủ đề, nội dung trọng tâm.
- Xác định mục tiêu của thảo luận nhóm.
- Xác định đối tượng mời vào thảo luận nhóm.
- Cần chuẩn bị trước câu hỏi trọng tâm cho chủ đề thảo luận dựa trên những thơng
tin phù hợp với tình hình thực tế.
Trong một số trường hợp, tư vấn cần đáp ứng nhu cầu bí mật cho các đối tượng
bị các bệnh xã hội có định kiến như bệnh lây qua đường tình dục.
+) Đối thoại trực tiếp giữa người làm GDSK với từng cá nhân trong lúc tiến hành
các dịch vụ y tế.
Phương pháp GDSK gián tiếp[3],[11]
GDSK gián tiếp là phương pháp giáo dục mà người giáo dục không trực tiếp tiếp
xúc với các đối tượng giáo dục, các nội dung giáo dục cần được chuyển tải qua các
phương tiện thông tin đại chúng.
Phương pháp này có tác dụng tốt khi chúng ta cung cấp, truyền bá các kiến thức
thông thường về bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho quảng đại quần chúng nhân dân
một cách có hệ thống. Đó là phương pháp hiện nay vẫn được sử dụng khá rộng rãi trên
thế giới cũng như ở nước ta.
Phương pháp này kém hiệu quả và tốn kém, đòi hỏi kỹ thuật cao để vận hành sử
dụng các phương tiện thông tin đại chúng.
Các phương tiện đại chúng thường được sử dụng trong phương pháp GDSK gián
tiếp là:
- Đài phát thanh, vơ tuyến truyền hình, video.
7
- Tạp trí, sách báo, tranh ảnh, tranh lật, tờ rơi.
- Pano, áp phích.
- Sách chuyên đề, sách hỏi đáp về sức khỏe bệnh tật.
1.1.1.4. Phương tiện GDSK [3],[11]
Phương tiện GDSK là công cụ mà người GDSK sử dụng để thực hiện một phương
pháp GDSK và qua đó truyền đạt nội dung GDSK cho đối tượng phân loại các phương
tiện GDSK bao gồm:
Phương tiện bằng lời nói: Lời nói là công cụ sử dụng rộng rãi và rất hiệu quả
trong GDSK nhất là lời nói trực tiếp với đối tượng. Sử dụng lời nói có thể truyền tải các
nội dung GDSK một cách linh hoạt phù hợp với đối tượng. Lời nói rất tiện lợi và mang
lại hiệu quả cao, có thể sử dụng ở mọi nơi, mọi chỗ, với mọi người, với 1 gia đình, 1
nhóm nhỏ, 1 cộng đồng... Lời nói có thể dùng trực tiếp hay gián tiếp, lời nói cịn được
dùng để hỗ trợ, phối hợp với các phương tiện GDSK khác như tranh ảnh, pano, áp phích,
mơ hình...Người nói nếu khơng nắm chắc được nội dung truyền đạt có thể dẫn đến việc
cung cấp thơng tin khơng chính xác và gây hiểu lầm cho đối tượng
Phương tiện bằng chữ viết.
Phương tiện tác động qua thị giác (phương tiện GDSK trực quan) tranh, ảnh,
pano...
Phương tiện nghe, nhìn: ti vi, ...
1.1.1.5. Lựa chọn nội dung GDSK
Nội dung GDSK là những thơng tin chính cần trao đổi với đối tượng GDSK trong
một thời gian nhất định.
Ví dụ: Nội dung GDSK về phịng chống một bệnh nào đó thường theo trình tự
sau:
+ Ảnh hưởng xấu do bệnh gây ra.
+ Tầm quan trọng của việc phịng chống bệnh đó.
+ Ngun nhân của bệnh, đường lây truyền.
+ Cách phát hiện và xử trí thơng thường tại nhà và các phương pháp phịng bệnh
thơng thường khác [3],[11].
1.1.2. Vai trị của GDSK trong công tác điều dưỡng
1.1.2.1. Định nghĩa điều dưỡng:
8
Điều đưỡng là một nghề nghiệp trong hệ thống y tế nhằm bảo vệ, nâng cao, tối
ưu về sức khỏe và các khả năng: dự phòng bệnh và điều trị đáp ứng nhu cầu sức khỏe
con người; tăng cường chăm sóc các cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội [6].
1.1.2.2. Phân loại điều dưỡng và chức năng nhiệm vụ:
Hiện nay ở Việt Nam, Bộ Y tế và Bộ Nội vụ đã phân loại hoạt động thực hiện
các nhiệm vụ của điều dưỡng theo trình độ chun mơn bao gồm: điều dưỡng sơ cấp,
điều dưỡng trung cấp, điều dưỡng cao đẳng và đại học, điều dưỡng chính và điều dưỡng
cao cấp [5]. Tuy vậy hiện nay phần lớn tại các bệnh viện chỉ có đến đội ngũ điều dưỡng
đại học.
Trong từng nhiệm vụ cụ thể, Bộ Y tế cũng căn cứ vào trình độ phân loại nhiệm
vụ theo chuyên môn như điều dưỡng sơ cấp khi thực hiện kỹ thuật chun mơn có thể
tham gia trực tiếp hoặc trợ giúp trong chăm sóc.
1.1.2.3. Vai trị chức năng của người điều dưỡng.
Điều dưỡng chăm sóc và đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho người bệnh về thể chất
và tinh thần [5]. Để đảm bảo và nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc người bệnh,
giúp người bệnh sớm bình phục sức khỏe thì đối tượng nào cũng phải hồn thành tốt vai
trị nghề nghiệp của mình đồng thời cần phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa thầy thuốc và
điều dưỡng . Hội điều dưỡng Mỹ, hội điều dưỡng của các nước Singapore, Thái Lan,
Philipin đã nêu rõ vai trò chức năng của người điều dưỡng chủ yếu là [22]:
1.
Người chăm sóc
2.
Người truyền đạt thơng tin
3.
Người giáo viên
4.
Người tư vấn
5.
Người biện hộ cho người bệnh
1.1.2.4. Nghĩa vụ nghề nghiệp của người điều dưỡng.
Người điều dưỡng có bốn trách nhiệm cơ bản: nâng cao sức khỏe, phòng bệnh
tật, phục hồi sức khỏe và làm giảm bớt đau đớn cho người bệnh [6].
Đối với người bệnh, người điều dưỡng có trách nhiệm: chăm sóc cơ bản cho những
người cần tới sự chăm sóc; tạo ra một mơi trường trong đó quyền của con người, các giá
trị, tập quán và tín ngưỡng của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng đều được tôn trọng;
cần đảm bảo cho mọi cá thể nhận được thông tin cần thiết làm cơ sở để họ đồng ý chấp
nhận các phương pháp điều trị và chăm sóc; giữ kín các thơng tin về đời tư của người
9
mình chăm sóc, đồng thời phải xem xét một cách thận trọng khi chia sẻ các thông tin
này với người khác.
Trách nhiệm nghề nghiệp của người điều dưỡng với người bệnh phải dựa trên
các nguyên tắc cơ bản sau đây:
Không bao giờ được từ chối giúp đỡ người bệnh: ý thức trách nhiệm trước cuộc
sống của người bệnh đòi hỏi người điều dưỡng một sự quan tâm đặc biệt và một sự sẵn
sàng quên mình để giúp đỡ người bệnh. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần nhớ rằng
người bệnh đang gặp khó khăn và đang cần sự giúp đỡ của người cán bộ y tế. Sự từ chối
giúp đỡ người bệnh là vi phạm nghĩa vụ xã hội của mình, phải chịu sự lên án về mặt đạo
đức và khi cần phải bị xử phạt về hành chính.
Giúp đỡ người bệnh loại trừ các đau đớn về thể chất: trước người bệnh đang bị
đau đớn vì bệnh tật, người điều dưỡng phải luôn thể hiện một sự thông cảm và quan tâm
đặc biệt, xem nỗi đau đớn của người bệnh như nỗi đau đớn của chính mình để tìm mọi
cách cứu giúp. Khi tiến hành các kỹ thuật chăm sóc và điều trị phải nhẹ nhàng để hạn
chế tới mức thấp nhất sự đau đớn cho người bệnh.
Không bao giờ được bỏ mặc người bệnh: người điều dưỡng có nhiệm vụ đấu tranh cho
sự sống của người bệnh đến cùng, luôn dành sự quan tâm tối đa cho người bệnh với tinh
thần “cịn nước cịn tát”, khơng bao giờ xa rời vị trí để người bệnh một mình đối phó
với bệnh tật.
Hỗ trợ về tinh thần cho người bệnh: trong khi nằm viện, tinh thần của người bệnh
chịu ảnh hưởng của bản thân bệnh tật, sự cách ly người thân, môi trường bệnh viện và
nhiều yếu tố khác. Vì vậy, tình trạng về tinh thần và thể chất của người bệnh thực tế
khác với tình trạng của người khỏe. Khi tiếp xúc với người bệnh, người điều dưỡng phải
gây được lòng tin của người bệnh vào hiệu quả điều trị.
Tôn trọng nhân cách người bệnh: bản chất của y đức học được thể hiện trong câu
“phải đối xử với người bệnh như anh muốn người ta đối xử với anh”. Khi tiếp xúc với
người bệnh, người điều dưỡng phải tạo ra một mơi trường trong đó mọi giá trị, mọi
phong tục tập quán và tự do tín ngưỡng của mỗi cá nhân đều được tôn trọng. Khi tiếp
xúc với người bệnh, người điều dưỡng không được cáu gắt, quát mắng người bệnh [7].
1.1.2.5. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh
10
- GDSK nhằm giúp người bệnh hiểu rõ về bản chất của bệnh, các yếu tố nguy cơ
cho sự tiến triển của căn bệnh, vai trò của người bệnh trong việc đạt đến kết quả điều trị
tối ưu.
- GDSK giúp cải thiện tỉ lệ người bệnh tuân thủ điều trị: dùng thuốc đều đặn,
luyện tập vận động đều đặn, duy trì tình trạng dinh dưỡng ổn định.
- Loại hình GDSK: phân phát các tài liệu in ấn, tổ chức các buổi trình bày có
minh họa bằng hình ảnh và tài liệu phát tay, thảo luận trong nhóm nhỏ giúp hiểu rõ nội
dung thông tin, trao đổi kinh nghiệm.
- Các nội dung giáo dục sức khỏe: Sinh bệnh học bệnh, kỹ năng sử dụng thuốc,
hướng dẫn về dinh dưỡng, nhận biết và xử trí các dấu hiệu cảnh báo dấu hiệu nặng, cách
vệ sinh.
- Kỹ thuật sử dụng thuốc
Có vai trò rất quan trọng giúp tuân thủ điều trị.
Ưu khuyết điểm của từng dạng thuốc
Hướng dẫn chi tiết, có hình ảnh minh họa, có thực hành.
- Các dấu hiệu cảnh báo tiến triển nặng:
Giúp người bệnh nhận biết sớm nhất khi có các triệu chứng khởi đầu.
Có thái độ và cách xử trí thích hợp
Giảm bớt di chứng, tỷ lệ tử vong
Giảm bớt số lần nhập viện, thời gian nằm viện và chi phí y tế.
Giúp người bệnh lựa chọn môi trường.
Sống chung với di chứng bệnh với chất lượng cuộc sống tốt.
Hướng dẫn chi tiết và chu đáo những vấn đề trong đời sống hàng ngày, bao
gồm cả đời sống tinh thần [5].
- Biết cách phòng bệnh
Thực hiện tiêm phòng
Lựa chọn thực phẩm.
Với các ý nghĩa trên, GDSK giữ vai trò quan trọng và là một bộ phận hữu cơ,
không thể tách rời của hệ thống y tế, là một chức năng nghề nghiệp bắt buộc của điều
dưỡng, của mọi cán bộ y tế và của mọi cơ quan y tế từ trung ương đến cơ sở. Kỹ năng
11
GDSK cũng là một trong những tố chất cơ bản giúp người điều dưỡng thực thi chức
năng, nhiệm vụ của mình.
1.1.3 Tầm quan trọng của GDSK đối với người bệnh
- Là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe.
- Góp phần tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người.
- Nếu giáo dục sức khỏe đạt kết quả tốt nó sẽ giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ
lệ tàn phế và tỷ lệtử vong nhất là ở các nước đang phát triển.
- Tăng cường hiệu quả các dịch vụ Y tế.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng công tác giáo dục sức khoẻ của điều dưỡng thế giới
Năm 2005, trong một nghiên cứu mô tả cắt ngang của Casey D [21] ở 3 bệnh
viện công gồm Tikur Anbessa, Saint Paul và Zewditu Memorial tại tỉnh Addis Ababa,
Ethiopia nhằm đánh giá cơng tác chăm sóc của điều dưỡng thơng qua mức độ hài lịng
của 631 NB, kết quả cho thấy: Trong khi, tỷ lệ NB hài lòng với khả năng chun mơn
của người điều dưỡng đạt 70% thì tỷ lệ NB hài lịng với lượng thơng tin nhận được từ
điều dưỡngvề tình trạng bệnh tật, cách thức điều trị bệnh của họ chỉ đạt 40%.
Nghiên cứu nhận thức về chất lượng chăm sóc tại phịng cấp cứu và xác định các
khu vực cải tiến chất lượng của Muntlin, Gunningberg và Carlsson (2006) tại Thụy Điển
cho thấy hơn 20% người bệnh cho rằng đã không nhận được các thông tin hữu ích từ
điều dưỡng về cách tự chăm sóc bản thân [26]
Một nghiên cứu của Jenney và cộng sự (2011) về kiến thức của điều dưỡng chỉ
ra rằng có 21% điều dưỡng thiếu kiến thức về quy trình GDSK cho người bệnh trước
khi ra viện.
Nghiên cứu của tác giả Zakrisson và cộng sự (2010) đã chỉ ra rằng tuổi liên quan
rõ ràng với kiến thức. Điều dưỡng lớn tuổi thì kinh nghiệm làm việc nhiều, họ có kinh
nghiệm tốt hơn trong việc nắm bắt tình trạng bệnh và mức độ tiếp thu của người bệnh
so với điều dưỡng trẻ tuổi [27]
Nghiên cứu của Lipponen (2006) lại cho rằng trình độ của điều dưỡng là yếu tố
quan trọng liên quan đến kiến thức kỹ năng giáo dục sức khỏe, trình độ giáo dục cao
hơn có liên quan rõ ràng với kiến thức tốt hơn (80% điều dưỡng có trình độ học vấn đại
học có kiến thức tốt, trong khi con số này ở những điều dưỡng có trình độ học vấn trung
cấp chỉ khoảng 30%) với P= 0.002 [24]
12
Một nghiên cứu khác của Kelly Scott (2010) cũng chỉ ra rằng, số lượng điều
dưỡng có liên quan trực tiếp đến chất lượng chăm sóc, ở bệnh viện nào có nhiều điều
dưỡng có trình độ cao và số lượng đơng thì chất lượng chăm sóc cao hơn hẳn các bệnh
viện khác. Chất lượng chăm sóc điều dưỡng bao gồm việc phòng ngừa té ngã người
bệnh, phòng chống loét do tỳ đè, viêm phổi do thở máy, nhiễm trùng máu do đặt catheter
và đặt ống thông đường tiết niệu [23]
1.2.2. Thực trạng công tác giáo dục sức khoẻ của điều dưỡng tại Việt Nam
Nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Bích Ngà năm 2011 [15] về thực trạng cơng tác
chăm sóc của điều dưỡng thông qua nhận xét của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh
viện Y học cổ truyền Trung ương cho thấy điều dưỡng viên làm tương đối tốt các chức
năng cơ bản như: hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh của bác sĩ đạt 84,2%; theo
dõi, đánh giá NB đạt 80,5%; tiếp đón NB đạt 78,9%; Tuy nhiên, công tác tư vấn, GDSK
cho NB chỉ đạt 49,6%.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình Minh tiến hành tại bệnh viện Ninh Bình năm
2008 nhằm mơ tả thực trạng cơng tác chăm sóc điều dưỡng cho thấy: về cơ bản ĐDV
của bệnh viện đã hoàn thành tương đối tốt các nhiệm vụ với 4 trong 5 nhiệm vụ được
đánh giá đều đạt trên 90% như: công tác tiếp đón NB đạt 95,8%, tiếp theo là hoạt động
chăm sóc hỗ trợ về tâm lý, tinh thần; theo dõi đánh giá NB lần lượt đạt 94,9% và 94,0%,
và công tác phối hợp thực hiện y lệnh của bác sỹ đạt 90,3%. Tuy nhiên, kết quả thực
hiện công tác tư vấn, hướng dẫn GDSK lại khá thấp chỉ đạt 66,2%.
Nghiên cứu của Phạm Thị Loan và cộng sự năm 2006 [12] khi lấy ý kiến của 213
người bệnh nằm điều trị nội trú tại các khoa lâm sàng bệnh viện C - Thái Nguyên để
đánh giá công tác CSNB của ĐD, kết quả cho thấy 97,18% người bệnh đánh giá được
điều dưỡng thông báo và hướng dẫn sử dụng thuốc; tỷ lệ điều dưỡng giải thích động
viên người bệnh khi thực hiện tiêm truyền và thủ thuật cũng được người bệnh đánh giá
khá cao đạt 87,3%; Có 86,86% người bệnh đánh giá được ĐD hướng dẫn về chế độ ăn
uống.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Nguyễn Thị Thanh Điều năm 2007 [8] về thực
trạng và một số giải pháp về tăng cường công tác điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh
tại Viện Chấn thương - Chỉnh hình qn đội 108 (4/2006 - 6/2007), cho thấy: Trong khi,
những chăm sóc cơ bản như lấy mạch, nhiệt độ, đo huyết áp được đánh giá ở mức độ cao
đạt > 95%; công tác chuẩn bị cho người bệnh trước mổ đạt 97,5%; 96% người bệnh đánh
13
giá được điều dưỡng đón tiếp vui vẻ, chăm sóc tận tình, động viên giải thích rõ ràng, song
các vấn đề khác như giao tiếp, giải thích cho người bệnh trước khi làm các thủ thuật mới
chỉ đạt ở 80,8%; cơng tác chăm sóc ống dẫn lưu sau mổ cũng như chăm sóc vết mổ đạt
từ 85,8% - 86,7%. Tuy vậy, cơng tác hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc và phịng bệnh
chỉ đạt 77,5%, cơng tác hướng dẫn người bệnh cách luyện tập phục hồi chức năng sau mổ
mới chỉ đạt 78,3%.
Khảo sát thực trạng giao tiếp và ứng xử của điều dưỡng viên tại Bệnh viện đa khoa
tỉnh Hà Giang từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2009 của Phạm Khánh Vân năm 2009 [20]
cho thấy còn những tồn tại như 10,58 % điều dưỡng viên không hướng dẫn chế độ ăn cho
NB hoặc 6,88 % không giải thích và hướng dẫn NB cách sử dụng thuốc v.v...
Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hồng Loan [12] năm 2019 tại Sơn La cho thấy
vẫn còn 22,4% người bệnh khơng được điều dưỡng tư vấn về phịng ngừa kiểm sốt
nhiễm khuẩn, 23,2% người bệnh khơng được tư vấn về hoạt động thể lực…
14
Chương 2.
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.1. Một số thông tin khái quát về bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh
Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh là bệnh viện hạng II, trực thuộc sở y tế Nghệ
an, Nằm giữa trung tâm thành phố Vinh Chỉ tiêu giường bệnh được giao năm 2020 là
500 giường bệnh kế hoạch, 544 giường bệnh thực kê; Bệnh viện có 26 khoa/phịng,
trong đó có 16 khoa lâm sàng; 3 khoa cận lâm sàng; 7 phịng chức năng, Nhân lực hiện
tại có 731 người, trong đó bác sỹ 182; dược sỹ 40; điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật
viên là 321; còn lại là đối tượng khác.
Trong những năm qua Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh đã có những bước
phát triển đáng kể, chất lượng cán bộ, công nhân viên chức được nâng cao, cơ sở hạ
tầng và trang thiết bị được đầu tư đúng mức vì thế chất lượng khám chữa bệnh ngày
càng tăng lên và đã tạo được lòng tin trong nhân dân, ngày càng có nhiều người bệnh
đến khám và điều trị, Mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 2000 đến 2200 người bệnh
ngoại trú và 650-700 người bệnh nội trú
Đặc biệt bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh áp dụng triệt để công nghệ thông
tin vào khám chữa bệnh, chăm sóc người bệnh như áp dụng mơ hình quản lý tổng thể
bệnh viện HIS, quản lý hệ thống labo xét nghiệm LIS, PACS (hệ thống lưu trữ và
truyển tải hình ảnh, bệnh án điện tử (EMR), thẻ khám chữa bệnh thông minh, chữ ký
số, dấu vân tay…. Bệnh viện đã đạt mức 6/7 điểm theo thông tư 54/2017/TT-BYT về
áp dụng bộ tiêu chí ứng dụng cơng nghệ thơng tin tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Một số hình ảnh về công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh nội trú của
điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh
15
Mơ hình đội nhóm tại giường bệnh của Khoa Bệnh nhiệt đới
Điều dưỡng trưởng truyền thông giáo dục sức khỏe tại khoa HSTC
2.2. Thực trạng công tác GDSK tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh
Để đánh đảm bảo tính khách quan khi đánh giá về cơng tác chăm sóc người bệnh,
chúng tôi tiến hành khảo sát sơ bộ các Điều dưỡng trực tiếp làm tại các khoa lâm sàng
16
điều trị nội trú của Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh, là những điều dưỡng mà theo
chức năng nhiệm vụ phải thực hiện giáo dục sức khoẻ cho người bệnh.
Phiếu khảo sát được xây dựng dựa trên hướng dẫn của Bộ Y tế về đánh giá chất
lượng bệnh viện và được sử dụng để khảo sát tất cả các điều dưỡng (Phụ lục 1).
Thực tế tại bệnh viện có 321 điều dưỡng, NHS, KTV. Tuy nhiên do một số điều
dưỡng đi học, nghỉ đẻ và một số điều dưỡng làm việc tại khoa/phịng khơng trực tiếp
tham gia chăm sóc điều trị người bệnh. Vì thế, mẫu nghiên cứu của chúng tôi là 251
điều dưỡng đã đồng ý tham gia và trả lời phiếu khảo sát.
Phương pháp thu thập thông tin:
-
Đối với điều dưỡng:
Tiến hành 5 cuộc phỏng vấn sâu đối với 5 điều dưỡng trưởng được chọn chủ
đích ở các khoa có số lượng người bệnh đơng: Khoa Ngoại tổng hợp; Khoa Nội tổng
hợp; Khoa Nội tim mạch; Khoa Phụ Sản; Khoa YHCT.
Chọn tất cả điều dưỡng của 11 khoa lâm sàng hiện đang làm việc tại thời điểm
nghiên cứu là 251 điều dưỡng để phỏng vấn tại các văn phịng khoa của các khoa lâm
sàng đó. ĐTV tiến hành phỏng vấn từng điều dưỡng theo các nội dung trong phiếu khảo
sát và yều cầu điều dưỡng viên đánh dấu vào ô tương ứng với câu trả lời, trong quá trình
phỏng vấn nếu điều dưỡng viên thấy nội dung nào chưa rõ thì sẽ hỏi trực tiếp ĐTV để
được giải thích.
Chọn 5 điều dưỡng trưởng để tiến hành phỏng vấn sâu về công tác giáo dục sức
khỏe của điều dưỡng tại 5 khoa lâm sàng
Đánh giá kiến thức của điều dưỡng về giáo dục sức khỏe bằng các bộ câu hỏi
(theo Phụ lục 1) dựa vào TT 07/2011/BYT và tham khảo đề tài của tác giả Lê Thị Hồng
Loan cho 11 khoa lâm sàng.
Trong bộ câu hỏi đánh giá thực trạng về công tác giáo dục sức khỏe cho người
bệnh được chia thành 30 câu.
Nếu trả lời đúng 29-30 câu trở lên => Xuất sắc
Nếu trả lời đúng 25-28 câu trở lên => Giỏi
Nếu trả lời đúng 21-24 câu trở lên => Khá
Nếu trả lời đúng 15-20 câu trở lên => Trung bình
Nếu trả lời đúng dưới 15 câu => Kém