BỘ Y TẾ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CKI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
NGUYỄN THỊ BÍCH LOAN
NGUYỄN THỊ BÍCH LOAN
THỰCTRẠNG CƠNG TÁC TƯ VẤN VỀ SỬ DỤNG
THUỐC HÓA CHẤT CỦA ĐIỀU DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH
UNG THƯ ĐẠI TRÀNG TẠI KHOA UNG BƯỚU
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH VĨNH PHÚC
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHỆP
NĂM 2018
NAM ĐỊNH - 2018
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
NGUYỄN THỊ BÍCH LOAN
THỰCTRẠNG CƠNG TÁC TƯ VẤN VỀ SỬ DỤNG
THUỐC HĨA CHẤT CỦA ĐIỀU DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH
UNG THƯ ĐẠI TRÀNG TẠI KHOA UNG BƯỚU
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. ĐỖ MINH SINH
NAM ĐỊNH - 2018
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành chuyên đề tốt nghiệp, tôi đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các tập thể, cá nhân, các nhà khoa học,
gia đình và bạn bè. Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tơi xin được bày tỏ và gửi
lời cảm ơn chân thành tới:
Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, các
Khoa/Phòng khác của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện tốt
nhất để tôi học tập và hoàn thành luận chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Tiến sĩ Đỗ Minh Sinh đã hết lịng giúp đỡ, hướng dẫn và động viên cũng như
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành chuyên đề tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn tới Khoa Ung bướu – YHHN- Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện và phối hợp để triển khai các nội dung của chuyên đề.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia
đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt q trình học tập
và hồn thành chun đề tốt nghiệp.
Học viên
Nguyễn Thị Loan
LỜI CAM ĐOAN
Tơi là Nguyễn Thị Bích Loan, học viên lớp Điều Dưỡng chuyên khoa 1 –
khóa V, Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định, chuyên ngành Điều Dưỡng Nội
khoa, xin cam đoan:
Đây là báo cáo chuyên đề tốt nghiệp do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới
sự hướng dẫn của TS Đỗ Minh Sinh.
Tất cả các số liệu trong báo cáo này chưa được công bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.Nếu có điều gì sai trái tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Người cam đoan
Nguyễn Thị Loan
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn .............................................................................................................. 3
Lời cam đoan........................................................................................................... 4
1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .................................................................................... 3
2.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 3
2.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................ 14
3. Liên hệ thực tiễn ................................................................................................ 20
3.1. Thực trạng công tác tư vấn về sử dụng thuốc hóa chất của điều dưỡng cho
người bệnh ung thư đại tràng tại Khoa Ung bướu-Y học hạt nhân - Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Vĩnh Phúc. ............................................................................................. 20
3.2. Một số ưu điểm và nhược điểm về công tác tư vấn sử dụng thuốc hóa chất cho
NB ung thư đại tràng ............................................................................................. 26
4. Đề xuất một số giải pháp ................................................................................... 20
5. Kết luận ............................................................................................................. 22
5.1. Thực trạng tư vấn sử dụng thuốc hóa chất ....................................................... 22
5.2. Đề xuất các giải pháp, khả thi. ........................................................................ 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Diễn giải
BVĐKT
Bệnh viện Đa khoa Tỉnh
BC
Biến chứng
BS
Bác sĩ
ĐD
Điều dưỡng
GDSK
Giáo dục sức khỏe
UT
Ung thư
NB
Người bệnh
ĐT
Đại tràng
TC
Triệu chứng
TĐHV
Thay đổi hành vi
TT- GDSK
Truyền thông-Giáo dục sức khỏe
WHO
Tổ chức Y tế Thế giới
TVGDSK
Tư vấn giáo dục sức khỏe
PCUT
Phòng chống ung thư
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Nội dung thực hiện bước chào hỏi, thới thiệu trong quy trình tư vấn
của điều dưỡng .............................................................................................. 23
Bảng 3.2. Tư vấn của điều dưỡng cho người bệnh về sử dụng thuốc hóa chất
và đưa ra các ví dụ cụ thể .............................................................................. 23
Bảng 3.3. Hoạt động thảo luận, giải thích và tổng kết nội dung tư vấn của điều
dưỡng............................................................................................................ 23
Bảng 3.4. Các nội dung người bệnh được tư vấn ........................................... 24
Bảng 3.5. Đề xuất của người bệnh để hoạt động tư vấn được tốt hơn ............ 26
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Mức độ hiểu hiểu thông tin được tư vấn của người bệnh ........... 25
Biểu đồ 3.2. Mức độ hài lòng của người bệnh về nội dung được tư vấn ........ 25
Biểu đồ 3.3. Mức độ hài lòng của người bệnh về thái độ tư vấn của người điều
dưỡng............................................................................................................ 25
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Hình ảnh đại thể của ung thư đại tràng............................................. 5
Hình 2.2. Dẫn lưu bạch huyết của đại tràng ..................................................... 7
1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO)ước tính năm 2015 trên thế giới có khoảng
14,1 triệu trường hợp mắc mới và khoảng trên 8,8 triệu người chết do ung thư, trung
bình 6 ca tử vong thì xấp xỉ có 1 ca tử vong do ung thư bệnh ung thư có số lượng
bệnh nhân tử vong nhiều nhất: Ung thư Phổi (1,69 triệu người chết), Ung thư Gan
(788000 ca tử vong), Ung thư Đại trực tràng (774000 ca tử vong), Ung thư Dạ dày
(754000 ca tử vong),Ung thưVú (571000 ca tử vong) [11].
Theo số liệu của ghi nhận của Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAL) tại
Việt Nam, mỗi năm có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 ca tử vong vì
ung thư.Trong xếp hạng 172 quốc gia và vùng lãnh thổ , về tỷ lệ chết vì bệnh ung
thư do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố tháng 5/2014, Việt Nam đứng ở vị trí
78, tỷ lệ mắc ung thư hàng năm ở Việt Nam là 138.7/100.000 người. Việt Nam
đứng thứ 105 trên tổng số 179 nước trong bản đồ ung thư quốc tế về tỷ lệ mắc.
Ung thư đại trực tràng là bệnh phổ biến trên thế giới, gặp nhiều ở các nước
phát triển và có xu hướng ngày càng tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có
Việt Nam[4], [8]. Trên thế giới, ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ tư ở nam, thứ
ba ở nữ trong các loại bệnh ung thư. Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng đứng
hàng thứ tư ở nam, thứ năm ở nữ và đứng hàng thứ ba trong các ung thư tiêu hóa.
Ngày nay, ung thư đại trực tràng đã được tổ chức Y tế Thế giới xếp vào loại ung thư
có khả năng phòng và điều trị hiệu quả. Tuy vậy, bệnh nhân ung thư đại trực tràng ở
nước ta thường đến muộn, gây rất nhiều khó khăn cho cơng tác điều trị và chăm sóc
giảm nhẹ.
Những dấu hiệu của ung thư đại tràng thường khơng có triệu chứng rõ ràng
hoặc dễ bị nhầm lẫn và người bệnh thường không thấy có gì khác biệt với người
bình thường cho đến khi tình cờ đi khám. Vì vậy, khi phát hiện bệnh thường bệnh
nhân ở giai đoạn 2 hoặc giai đoạn 3, (khoảng 95%) đang trở thành mối đe dọa toàn
thể nhân loại bởi đặc điểm của ung thư đại tràng là di căn xa và nhanh như: Di căn
phúc mạc gây viêm phúc mạc, xâm lấn theo bạch mạch, di căn hạch, di căn xương,
não, tim, thiếu máu …thậm chí có thể gây tử vong hoặc giảm chất lượng cuộc sống
ảnh hưởng đến sức khỏe, sức lao động của người bệnh, trở thành gánh nặng cho gia
đình và xã hội. Kết quả điều trị ung thư phụ thuộc chủ yếu vào việc phát hiện bệnh
2
ở giai đoạn nào. Ở giai đoạn sớm hoàn toàn có thể chữa khỏi , giảm biến chứng di
căn tới các cơ quan, giảm tỷ lệ tử vong ngược lại ở giai đoạn muộn điều trị vừa tốn
kém, vừa ít hiệu quả, chủ yếu chỉ có thể kéo dài và giảm nhẹ triệu chứng[11].
Ở các bệnh ung thư nói chung và ung thư đại trực tràng nói riêng tuân thủ
điều trị đóng vai trị quan trọng trong kiểm sốt hiệu quả điều trị. Truyền thông giáo
dục sức khỏe (TTGDSK) đã được chứng minh có vai trị quan trọng trong kiểm soát
các yếu tố nguy cơ và tăng cường tuân thủ điều trị. Công tác tư vấn giáo dục sức
khỏe về sử dụng thuốc cho người bệnh ung thư đại tràng là một trong những chức
năng nhiệm vụ của người điều dưỡng, một giải pháp ít tốn kém hơn so với các giải
pháp kỹ thuật, dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác nhưng đem lại hiệu quả cao và bền
lâu. Tư vấn sử dụng thuốc giúp người bệnh nâng cao kiến thức, thực hành từ đó
thực hiện chế độ dùng thuốc hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực, góp phần quan
trọng trong kiểm soát các yếu tố nguy cơ di căn xa và giảm tỷ lệ tử vong cho người
bệnh. Tuy nhiên, các báo cáo khoa học của điều dưỡng về cơng tác tư vấn sử dụng
thuốc hóa chất cho người bệnh ung thư đại tràng còn thiếu hụt. Thực tế cho thấy
hoạt động tư vấn về tuân thủ sử dụng thuốc tại các khoa có người bệnh ung thư
chưa được quan tâm đúng mức. Để đóng góp một phần vào kiểm soát hiệu quả điều
trị ung thư đại tràng nói riêng nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh nói chung,
chuyên đề này đã được thực hiện với mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng công tác tư vấn về sử dụng thuốc hóa chất của điều dưỡng
cho người bệnh Ung thư tại khoa Ung Bướu - Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
tháng 7/2018
2. Đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác tư vấn sử dụng
thuốc hóa chất của điều dưỡng cho người bệnh ung thư đại tràng tại khoa Ung Bướu
- Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc.
3
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.Tổng quan về ung thư và ung thư đại tràng
2.1.1.1. Khái niệm[3]
Theo Tổ chức Y tế Thế giới(TCYTTG):Ung thư là sự tăng trưởng khơng được
kiểm sốt và sự xâm lấn lan rộng của tế bào. Ung thư là một bệnh lý ác tính của tế
bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân gây ung thư thì tế bào tăng sinh một cách vô
hạn độ, không tuân theo các cơ chế kiểm soát về mặt phát triển của cơ thể.
Ung thư đại tràng là ung thư phát triển từ ruột kết hay trực tràng,gây nên bởi
sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng xâm lấn hoặc lan rộng ra các bộ
phận khác của cơ thể
2.1.1.2. Phân loại[3]
Các giai đoạn của ung thư đại tràng
Giai đoạn 0: Được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Các tế bào ung thư chỉ có ở
niêm mạc hoặc các lớp lót bên trong đại tràng hoặc trực tràng.
Giai đoạn I: Ung thư đã phát triển xuyên qua lớp niêm mạc và lan xuống lớp
dưới niêm mạc hoặc lớp cơ của thành ruột nhưng không lây sang các mô hoặc các
hạch bạch huyết lân cận (T1 hoặc T2, N0, M0).
Giai đoạn II: Chia làm 3 cấp độ
Giai đoạn IIa: Ung thư đã phát triển xuyên qua lớp cơ vào lớp thanh mạc của
đại tràng hoặc trực tràng nhưng không lan sang các mô lân cận hoặc đến các hạch
bạch huyết lân cận(T3, N0, M0).
Giai đoạn IIb: Ung thư đã phát triển đến lớp phúc mạc và không lây lan đến
các hạch bạch huyết gần đó hoặc ở nơi khác (T4a, N0, M0 )
Giai đoạn IIc: Khối u đã lan rộng xuyên qua các lớp của đại tràng hoặc trực
tràng và phát triển trực tiếp hoặc dính trực tiếp vào các cấu trúc lân cận nhưng
không lây lan đến các hạch bạch huyết gần đó hoặc ở nơi khác ( T4b, N0, M0)
Giai đoạn III: Chia làm 3 cấp độ:
Giai đoạn IIIa: Ung thư đã phát triển đến lớp dưới niêm mạc hoặc lớp cơ của
thành ruột và lan rộng sang 1-3 hạch bạch huyết vùng hoặc đã lan đến các mô gần
hạch bạch huyết nhưng chưa di căn sang bộ phận khác (T1, hoặc T2, N1 hoặc N1c
4
,M0).Tế bào ung thư đã lan qua lớp niêm mạc đến dưới niêm, Ung thư đã di căn tới
ít nhất 4 nhưng không nhiều hơn 6 hạch bạch huyết lân cận ( T1, N2a, M0).
Giai đoạn IIIb: Khối u đã phát triển qua lớp cơ đến lớp thanh mạc hoặc qua
lớp thanh mạc nhưng chưa vào các cơ quan gần đó, đồng thời di căn đến 1-3 hạch
bạch huyết vùng hoặc đã lan đến các mô gần hạch bạch huyết nhưng chưa di căn xa
( T3 hoặc T4a, N1 hoặc N1c, M0).Ung thư đã lan đến lớp cơ của thành ruột hoặc
đến thanh mạc của thành ruột, di căn sang 4- 6 hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa
phát triển đến các cơ quan xa ( T2 hoặc T3, N2a, M0).Ung thư phát triển qua lớp
niêm mạc đến lớp dưới niêm mạc hoặc lớp cơ của thành ruột, lây lan sang ít nhất 7
hạch bạch huyết vùng nhưng chưa di căn xa (T2, N2b, M0).
Giai đoạn IIIc: Ung thư phát triển qua lớp thanh mạc ruột nhưng chưa lan sang
các cơ quan gần đó, đồng thời lây lan sang 4-6 hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa
di căn xa (T4a, N2a, M0).Ung thư đã phát triển qua lớp cơ vào lớp thanh mạc của
thành ruột và di căn đến 7 hạch bạch huyết lân cận trở lên nhưng chưa di căn xa (T3
hoặc T4a, N2b, M0).Khối u đã phát triển qua lớp dưới niêm mạc xâm lấn trực tiếp
hoặc dính trực tiếp vào cơ quan cận kề, đồng thời có trên 1 hạch bạch huyết lân cận
nhưng chưa di căn xa (T4b, N1 hoặc N2, M0).
Giai đoạn IV: Chia làm 2 cấp bậc.
Giai đoạn IVa: Ung thư đã phát triển qua tất cả các lớp của thành ruột và xâm
lấn sang các hạch bạch huyết vùng, đồng thời di căn đến một phần xa của cơ thể,
chẳng hạn như gan hoặc phổi (T bất kỳ, bất kỳ N, M1a).
Giai đoạn IVb: Ung thư đã di căn ra hơn một phần xa của cơ thể (T bất kỳ, bất
kỳ N, M1a)
2.1.1.3. Yếu tố nguy cơ[3]
Yếu tố dinh dưỡng: Ung thư đại tràng liên quan chặt chẽ với chế độ ăn nhiều
thịt mỡ động vật. Những thực phẩm có nhiễm các hóa chất gây ung thư như:
Benzopyren, Nitrosamin ….cũng có khả năng gây ung thư.Chế độ ăn ít chất xơ,
thiếu các vitamin A,B,C,E, thiếu Canxi làm tăng nguy cơ ung thư. Uống nhiều
rượu, nghiện thuốc lá là những nguyên nhân thuận lợi gây ung thư.
Các tổn thương tiền ung thư: Viêm đại tràng chảy máu; bệnh Crohn; Polyp
đại tràng
Yếu tố di truyền: Bệnh đa polip đại tràng gia đình (Familial Adenomatous
5
Polyposis: FAP). Hội chứng ung thư đại tràng di truyền khơng có polip( Hereditary
nonpolyposis colorectal car: HNPCC).
Gen sinh ung thư: Trong ung thư đại tràng, người ta đã phát hiện được nhiều
gen bị tổn thương : gen APC, gen K- Ras, gen DCC, gen P53, gen h MSH2, hoặc
MLH1.
2.1.2. Cơ chế bệnh sinh
2.1.2.1. Đặc điểm giải phẫu đại tràng:
Đại tràng dài trung bình khoảng 150cm, được sắp xếp như một chữ U ngược,
quây lấy tiểu tràng, bao gồm : Manh tràng và ruột thừa, đại tràng lên hay đại tràng
phải, đại tràng góc gan hay góc phải, đại tràng ngang, đại tràng góc lách hay góc
trái, đại tràng xuống hay đại tràng trái, đại tràn chậu hông hay đại tràng Sigma.Đại
tràng có các dải cơ dọc, bờm mỡ và các bướu. Chỗ nối giữa hồi tràng và manh tràng
là van Bauhin.
Hình 2. 1.Hình ảnh đại thể của ung thư đại tràng
Liên quan định khu của đại tràng.
Đại tràng phải: Ở phía sau liên quan đến hố chậu phải và hố thắt lưng phải, các
nhánh đám rối của thần kinh thắt lưng, thần kinh bụng sinh dục, thần kinh sinh dục
đùi, thần kin đùi, bó mạch sinh dục, niệu quản phải các mạch chậu.Phía trên liên
quan với cực dưới thận phải, Phía trước tiếp giáp với thành bụng.Phía trong liên
quan tới các quai ruột non và đoạn 2 tá tràng.
Đại tràng góc gan: Liên quan tới mặt dưới của gan và túi mật
6
Đại tràng ngang: Mặt trước nằm sau thành bụng, có mạc nối lớn dính và che
phủ. Mặt sau tiếp giáp với đầu tụy, cùng với đoạn 3 và 4 của tá tràng với ruột non,
qua phúc mạc thành liên quan tới thận trái. Ở dưới, liên quan các quai ruột non.
Phía trên liên quan đến bờ cong lớn của dạ dày, lách và thân tụy.
Đại tràng góc lách: Nằm ngay dưới lách, liên quan đến thận trái và thành bụng
trái
Đại tràng trái: Phía trong và sau liên quan tới niệu quản trái, bó mạch thần
kinh sinh dục trái, phía trên là thận trái.
Đại tràng xích ma: Liên quan tới các quai ruột non ở phía trên, đối với nữ cịn
liên quan với tử cung và buồng trứng ở phía dưới.
Mạch máu:
Động mạch: Đại tràng được nuôi dưỡng bởi hai động mach là: động mạch mạc
treo tràng trên và động mạch mạc treo tràng dưới
Động mạch mạc treo tràng trên: có ba nhánh nuôi đại tràng phải bao gồm:
Động mạch đại tràng giữa, động mạch đại tràng phải và động mạch hồi đại tràng.
Động mạch mạc treo tràng dưới tĩnh mới: Có các nhánh đại tràng trái, đại
tràng sigma và phân ra hai nhánh cùng là động mạch trực tràng trên, một nhánh đi
đến mặt phải, một nhánh đi tới mặt trái trực tràng
Hai nhánh của động mạch đại tràng giữa và động mạch đại tràng trái nối với
nhau trong mạc treo đại tràng ngang tạo tràng trên thành cung mạch Rioland.Tất cả
các nhánh động mạch nuôi đại tràng, khi tới gần bờ ruột đều chia ra các nhánh lên
và nhánh xuống nối với nhau tạo thành cung dọc bờ đại tràng gọi là cung viền. Từ
cung viền lại có vơ số các mao mạch nhỏ chia nhánh ôm lấy hai mặt: Mặt trước và
mặt sau của đại tràng
Tĩnh mạch: Máu của toàn bộ đại tràng và phần trên của trực tràng được đổ
vào hai tĩnh mạch là: Tĩnh mạch mạc treo tràng trên và tĩnh mạch mạc treo tràng
dưới. Rồi cuối cùng đều được đổ vào tĩnh mạch cửa. Điều này phần nào giải thích
được tại sao ung thư đại tràng khi di căn theo đường tĩnh mạch thì cơ quan đầu tiên
bị di căn thường là gan
7
Hình 2.2. Dẫn lưu bạch huyết của đại tràng
Các đường bạch huyết của đại tràng được phân chia thành hai hệ thống: Một
ở thành đại tràng và một ở ngoại thành đại tràng. Các lưới mao mạch trên thành đại
tràng ở lớp cơ và lớp dưới thanh mạc đi từ bờ tự do đến bờ mạc treo dọc các cung
viền, tạo thành chuỗi hạch cạnh đại tràng. Từ đó bạch mạch đi đến các hạch ở chỗ
phân chia các nhánh động mạch được gọi là hạch trung gian, rồi từ các hạch này các
đường bạch huyết đi đến các hạch nằm cạnh động mạch chủ bụng, nơi xuất phát của
động mạch mạc treo tràng trên và mạc treo tràng dưới gọi là hạch trung tâm.
Bệnh đại tràng có liên quan tới ba cơ chế sau:
Sự cảm thụ bất thường chức năng ống tiêu hóa, tăng nhạy cảm hoặc nội tạng
dễ kích thích
Phản ứng quá nhạy cảm của ruột trước các stress được giải thích là do sự nhay
cảm hóa của thần kinh hướng tâm do đó những kích thích tâm lý mà người bình
thường khơng cảm nhận được lại gây cảm giác đau ở bệnh nhân.
Rối loạn vận động của ruột tăng nhu động ruột gây tiêu chảy, giảm nhu động
ruột gây táo bón.
Ở bệnh nhân bị viêm đại tràng hay hội chứng ruột kích thích, sự đáp ứng của
đại tràng với thức ăn thay đổi tùy theo thể bệnh nhưng thường là đáp ứng thái quá
và kéo dài. Ở người bình thường sau khi ăn nhu động đại tràng diễn ra theo hai pha
: Pha tăng nhu động ruột trong 60 phút đầu và phút thứ 120 – 150 trong khi bệnh
nhân có hội chứng ruột kích thích nhu động tăng liên tục trong 3 giờ.
8
Thay đổi sự chịu đựng của ruột, một số đoạn ruột giảm khả năng chịu áp lực
của khối thức ăn.Hay gặp trong rối loạn chức năng tiêu hóa, trương lực cơ ở thành
dạ dày là yếu tố chính của sự căng giãn dạ dày. Ngoài ra những rối loạn tâm lý (Lo,
buồn bực, trầm cảm, căng thẳng) không dung nạp bẩm sinh với một số thức ăn,
những viêm nhiễm tiêu hóa trong tiền sử cũng đóng một vai trị quan trọng nhất
định trong cơ chế bệnh sinh
2.1.2.2.Đặc điểm của ung thư đại tràng di căn phúc mạc.
Cơ chế di căn phúc mạc của ung thư đại tràng
Xâm lấn tại chỗ: Một qúatrình nhiều bước gây di căn phúc mạc của ung thư
đại tràng. Đầu tiên các tế bào ung thư riêng lẻ được tách ra từ các khối u nguyên
phát đã xuyên thành đại tràng. Các tế bào ung thư riêng lẻ được tách ra từ các khối
u nguyên phát đã xuyên thành đại trực tràng. Các tế bào ung thư này di chuyển tự
do trong khoang phúc mạc và di chuyển đến bề mặt phúc mạc. Tại đây quá trình
viêm đóng vai trị quan trọng,các tế bào trở nên ái tính với phúc mạc. Các tế bào
ung thư sau đó xâm nhập vào các lớp submesothelial và ci cùng có thể xâm nhập
vào hệ tuần hồn. Trong sự tiến triển của các tế bào di căn, phúc mạc không chỉ là ở
chỗ bám dính duy nhất, lan tràn đến cả phúc mạc lân cận
Xâm lấn theo bạch mạch: Năm 1879, ChoottA đề cập sự xâm lấn của ung thư
theo đường bạch huyết. Năm 1950, Dukes cho rằng chỉ khi nào các lớp thành ruột
bị phá hủy thì tế bào ung thư mới đến hạch, nguy cơ di căn hạch và số lượng hạch
bị di căn tăng khi độ mô học của u tăng
Di căn theo đường máu: Các tác giả đã chứng minh tế bào ung thư theo đường
máu reo rắc khắp cơ thể, trong đó có phúc mạc.
Di căn phúc mạc đi theo khoang tự nhiên: Nhiều nghiên cứu của các tác giả
nước ngoài đã chứngminh rằng. Một trong những nguyên nhân gây di căn phúc mạc
ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng là do thầy thuốc. Vì trong quá trình phẫu thuật
điều trị ung thư đại trực tràng, các phẫu thuật viên đã vơ tình làm các tế bào ung thư
rơi vào ổ bụng gây ra di căn phúc mạc. Các tế bào ung thư có thể rơi ra từ khối u,
đoạn đại trực tràng, các mạch máu, mạch bạch huyết đã cắt ra. Điều này giải thích
tại sao có nhiều bệnh nhân ung thư đại tràng đã phẫu thuật triệt căn kết hợp điều trị
hóa chất sau một thời gian lại phát hiện có di căn phúc mạc và khi làm xét nghiệm
tế bào học thì đó là tế bào ung thư di căn từ đại tràng.
9
2.1.2.3.Sinh bệnh học ung thư đại tràng di căn phúc mạc
Khi tế bào ung thư di căn tới phúc mạc, các tế bào này được coi là các tế bào
ngoại sinh. Do đó, sẽ kích thích gây viêm tại chỗ. Tuy nhiên,tế bào ung thư không
giống như các loại tế bào khác. Chúng có khả năng chống lại hàng rào bảo vệ của
cơ thể như bạch cầu đa nhân trung tính, Monocid, Lyphosid để phát triển lan tràn
trong ổ phúc mạc. Hơn nữa một số bạch cầu như CD44, các chất như integrin và
selectin làm tăng khả năng bám dính cho tế bào ung thư với bề mặt phúc mạc.
Cơ chế và quá trình gây viêm của tế bào ung thư cũng giống như các q trình
viêm khác, có đầy đủ các giai đoạn, các thành phần của quá trình viêm. Nhưng q
trình viêm do tế bào di căn có điểm khác là thành phần ngoại sinh không những
không bị tiêu diệt mà ngày càng phát triển tăng lên về số lượng,lan tràn ra xung
quanh. Do đó, q trình viêm diễn ra liên tục, khơng ngừng ở nhiều vị trí khác nhau.
Cùng với đó, mơ đệm của phúc mạc cung cấp một nguồn giàu các yếu tố tăng
trưởng và chemokinelà môi trường thuận lợi để các tế bào ung thư phát triển.
2.1.3. Biểu hiện lâm sàng của ung thư đại tràng di căn phúc mạc
Các nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đều đưa ra nhận định rằng
các triệu trứng của ung thư đại tràng di căn phúc mạc là khơng đặc hiệu hiệu vì
thường bị lẫn với các triệu trứng của ung thư đại tràng nguyên phát. Một số triệu
trứng hay gặp như sau :
Triệu chứng cơ năng:Đau bụng âm ỉ, liên tục,tăng dần do sung huyết động
mạch trong quá trình viêm gây ra đau. Hiện tượng chuyện hóa yếm khí trong q
trình viêm sinh ra acid lactic cưng gây ra đau. Khi hình thành dịch rỉ viêm: Dịch rỉ
viêm gồm nhiều thành phần, trong đó có protein ( bao gồm : albumin, globulin và
fibrinogen ). Lúc đầu chúng gây dính các quai ruột gây bán tắc ruột,sau dịch nhiều
gây cổ chướng cũng gây đau.Mệt mỏi, chán ăn, gầy sút, buồn nôn, nôn.
Triệu trứng thực thể :
Cổ chướng: khi di căn đến phúc mạc, tổ chức ung thư tiết dịch gây cổ chướng.
Lúc đầu dịch ổ bụng ít, sau tăng lên nhiều gây cổ chướng,tái lập nhanhsau khi chọc
hút.Cổ chướng do ung thư chứa nhiều protein nên có màu vàng trong, độ pH giảm.
Do đó nếu phẫu thuật viên thấy có dịch màu vàng chanh xuất hiện trong ổ bụng
bệnh nhân ung thư đại tràng thì chắc chắn bệnh nhân có di căn phúc mạc.
Sờ thấy u ổ bụng hoặc ở tiểu khung,có thể sờ thấy mảng khi khám bụng.
10
Có thể thấy hạch nhiều nơi.
Thiếu máu : Thiếu máu nhiều mức độ. Do chảy máu từ khối u, từ các nhân di
căn, người bệnh rối loạn tiêu hóa, thiếu dinh dưỡng kéo dài.
Các dấu hiệu chỉ điểm của ung thư nguyên phát như :rối loạn phân, phân nhày
máu gặp trong ung thư đại tràng …
2.1.4. Biến chứng
Tắc nghẽn đường ruột.Do khối u không ngừng phát triển to lên, dễ dàng khiến
đường ruột nhỏ hẹp, cản trở việc tiêu hóa gây ra tắc nghẽn cơ học
Thủng đường ruột: Những bệnh nhân bị thủng đường ruột thường có biểu hiện
điển hình là dau bụng cấp tính tăng lên thậm chí sốc gây nguy hiểm đến tính mạng
Tắc nghẽn do khối u: Khối u không ngừng phát triển, khi đã to gây nên hẹp
đường ruột dẫn đến sưng ruột, nhiễm trùng hoặc nhiễm độc máu
Bệnh ung thư đại tràng với những biến chứng hết sức nguy hiểm vì vậy cần có
cách phịng và điều trị hiệu quả
2.1.5.Điều trị ung thư đại tràng[3],[1]
Bệnh nhân ung thư đại tràng có di căn phúc mạc được xếp vào giai doạn IVb.
Vấn đề điều trị còn gặp nhiều khó khăn vì bệnh nhân đến viện thường trong tình
trạng suy kiệt,sức đề kháng thấp, tùy tình trạng bệnh nhân mà có hướng xử trí thích
hợp. Ngày nay xu hướng điều trị đa mô thức ngày càng được quan tâm và cho các
kết quả khả quan
Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp điều trị đặt ra đầu tiên vì khả năng lấy
được hết khối u và các hạch di căn. Chỉ định phẫu thuật cân nhắc trên từng bệnh
nhân, thường dựa trên một số yếu tố:Thời gian xuất hiện di căn; Di căn một hay
nhiều vị trí; Tình trạng sức khỏe bệnh nhân có cho phép hay khơng?Cắt u không
triệt để: Đây là phương pháp cắt u đại tràng loại bỏ các biến chứng trực tiếp của nó
như: Tắc ruột, thủng u, và khơng có khả năng cắt bỏ hồn tồn.Hậu mơn nhân tạo:
Đây là phương pháp làm thốt hơi và phân ra ngồi qua thành bụng, thường xuyên
được áp dụng trong ung thư đại tràng di căn phúc mạc. Nối tắt - By Pass: Là phẫu
thuật lặp lại lưu thơng tiêu hóa bằng cách nối Hồi- đại tràng nhằm tạo lưu thông
ruột theo đường tắt mà không qua đoạn ruột chứa u
Hóa trị liệu: Hóa trị liệu đóng vai trị vơ cùng quan trọng vì nhiều bệnh nhân
khi đến bệnh viện khơng có khả năng điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nên
11
điều trị hóa chất là bước quan trọng trong điều trị ung thư đại tràng
Điều trị triệu chứng: Một số bệnh nhân khi đến viện khơng có khả năng phẫu
thuật cũng như khơng đủ sức khỏe để điều trị hóa chất. Việc điều trịmang tính chất
giảm đau, cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân những ngày cuối của cuộc đời.
2.1.6. Biện pháp dự phòng[2],[5],[12]
Tiêu thụ thịt đỏ(như thịt bò, thịt cừu, thịt trâu, thịt lợn … ) nhiều hơn 160
g/ngày hoặc quá 5 lần trên tuần nguy cơ mắc bệnh cao. Nguyên nhân là do thịt đỏ
nấu quá kĩ hoặc nấu ở nhiệt độ cao (nướng,rán ) sinh ra amin dị vòng HCAsPAHs.
Các amin này phản ứng với creatine, protein,đường ở nhiệt độ cao làm phát sinh các
biểu mô bát thường, hình thành tế bào ung thư.Các món ăn lên men phổ biến như
dưa muối, cà muối, sung muối, kim chi, bắp cải muối …, đặc biệt là dưa khú chứa
nhiều nitri). Nitri kết hợp với amin bậc 2 có trong một số thức ăn sẽ biến đổi thành
nitrozamin. Chất này có khả năng gây ung thư.Ngồi ra,ăn thực phẩm này thường
xuyên sẽ gây viêm đường ruột. Bệnh nhân bị viêm đường ruột kéo dài là gia tăng
nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng.
Tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn là yếu tố nguy cơ ung thư đại tràng:
Các loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt xơng khói, xúc xích, thịt muối, cá muối,
lạp xưởng … có hàm lượng muối nitrits, nitrats cao. Nếu ăn thường xuyên sẽ gây
tác hại như thực phẩm muối lên men.Cho nên người bệnh cần ăn nhiều rau xanh,
chất xơ và chú ý tăng cường vận động thể lực.
Béo phì – tác nhân gây ung thư đại tràng: Béo phì là yếu tố nguy cơ có thể thể
trở thành nguyên nhân ung thư đại tràng ở cả nam giới và nữ giới. Nhưng tỷ lệ nam
giới mắc bệnh cao hơn nữ giới. Nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng ở nam giới béo
phì cao gấp 2 lần người bình thường. Trong khi đó, tỷ lệ này ở nữ giới là 1,5
lần.Phần lớn người béo phì đều có nồng độ cholesterol và insulin trong máu cao.
Điều này khiến lượng cholesterol trong tế bào miễn dịch cũng tăng cao, làm khả
năng diệt tế bào ung thư của hệ miễn dịch bị suy giảm. Bên cạnh đó, lượng insulin
cao sẽ làm ức chế tế bào miễn dịch, thúc đẩy tăng sinh tếbào ung thư
2.1.7. Hoạt động chăm sóc cho người bệnh ung thư đại tràng.
Người bệnh ung thư đại tràng điều trị bằng hóa chất uống là một bước trong
phác đồ điều trị hóa chất giúp người bệnh giảm thiểu tối đa các độc tính do hóa chất
truyền mang lại. Các yếu tố để bác sĩ đánh giá khi xây dựng phác đồ điều trị cho
12
bệnh nhân ung thư: Tuổi, toàn trạng, các bệnh kèm theo để tính liều thuốc cho phù
hợp, kiểm tra tình trạng sinh tủy, chức năng gan thận, tuần hồn, tính diện tích da để
tính liều thuốc chính xác.Mục đích của điều trị ung thư đại tràng bằng hóa chất là
giảm triệu chứng, điều trị phòng ngừa tái phát và di căn, kéo dài thời gian sống.
Chăm sóc bệnh nhân ung thư đại tràng: Ung thư đại tràng là một bệnh ung thư
ác tính, tiến triển ngày càng nặng dần, nếu khơng điều trị và chăm sóc chu đáo sẽ
dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm có thể de dọa tính mạng bệnh nhân. Vì vậy
người điều dưỡng khi tiếp xúc với bệnh nhân cần phải nhẹ nhàng,ân cần và biết
thông cảm, chia sẻ với người bệnh.Qua đánh giá toàn trạng của người bệnh giúp
cho người điều dưỡng có được các chẩn đốn chăm sóc.Người điều dưỡng cần phân
tích, tổng hợp và đúc kết các dữ kiện để xác định nhu cầu cần thiết của bệnh nhân,
đề xuất vấn đề ưu tiên từ đó lập ra kế hoạch chăm sóc cụ thể.Trên người bệnh ung
thư có thể đưa ra các chăm sóc sau:
Ngăn chặn, hạn chế các biến chứng của ung thư đại tràng cho người bệnh
Thực hiện nghiêm túc các thuốc bác sỹ đã chỉ định, theo dõi những tác dụng
phụ gây độc cho cơ thể, theo dõi trước , trong và sau khi dùng thuốc, kịp thời phát
hiện và thơng báo cho bác sỹ nếu người bệnh có các biểu hiện tác dụng phụ của
thuốc
Đối với những NB biểu hiện ở hệ miễn dịch : Phản ứng dị ứng từ mức độ nhẹ,
vừa hoặc nặng, mẩn ngứa, khó thở ….phải khẩn trương thực hiện y lệnh,cấp cứu
sốc phản vệ.Theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn và thông báo ngay cho Bác sỹ để
cùng xử trí kịp thời.
Thường xuyên theo dõi các biểu hiện về lâm sàng : Chán ăn, mệt mỏi, viêm
loét mạc miệng họng, buồn nôn, nôn,ỉa chảy….., rối loạn nhịp tim mụn nước, lở
loét da bàn tay chân, rụng tóc… phát hiện một cách sớm nhất các biến chứng có thể
xảy ra đối với người bệnh.
Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cận lâm sàng và theo dõi chặt chẽ các kết
quả xét nhiệm nhằm phát hiện các bất thường : Giảm số lượng hồng cầu, bạch cầu,
tiểu cầu, giảm chức năng thận, suy tim, ngộ độc cơ tim ...
Cải thiện các thiếu hụt chức năng do hậu quả của hóa chất
Đánh giá đầy đủ và chi tiết các thiếu hụt chức năng, biến chứng dựa trên các
biểu hiện lâm sàng và kết quả cận lâm sàng.Tùy theo thiếu hụt chức năng,các biến
13
chứng (Tổn thương cơ quan đích ), có kế hoach can thiệp, biện pháp hỗ trợ cụ thể
cho người bệnh
Trong q trình điều trị ung thư có thể gặp những người bệnh có những biểu
hiện về tinh thần : Chán nản, bi quan,khơng có niềm tin trong cuộc sống, có những
sang chấn về tinh thần thì cần có các biện pháp hỗ trợ người bệnh trong sinh
hoạt,giúp người bệnh thích nghi với cuộc sống,đảm bảo cho bệnh nhân rằng họ
không bị bỏ rơi và những chăm sóc y tế tốt nhất là dùng thuốc để đẩy lùi bệnh tật.
Điều dưỡng cần biết được tác dụng phụ của thuốc ung thư đại tràng, trên cơ
sở đó giải thích để người bệnh an tâm, bớt lo lắng khi gặp phải các tác dụng
này.Với một số người bệnh uống thuốc hóa chất có biểu hiện phản ứng dị ứng như
nổi mề đay, mẩn ngứa, khó thở ….sốc phản vệ có thể gây tử vong cần phải theo dõi
sát để phát hiện kịp thời.Khi người bệnh sử dụng thuốc cần chủ động phát hiện các
tác dụng phụ, đưa ra biện pháp can thiệp như hướng dẫn người bệnh cách nhận biết
khi có tác dụng phụ xảy ra, cách xử trí các tác dụng phụ này.
Tăng cường nhận thức cho người bệnh về bệnh: Xây dựng kế hoach tổ chức
thực hiện GDSK cho người bệnh một cách phù hợp. Những nội dung kiến thức cần
cung cấp cho người bệnh bao gồm : Khái niệm về bệnh, tầm quan trọng của việc
kiểm soát bệnh lâu dài, các yếu tố nguy cơ gây bệnh, những vấn đề cốt lõi trong
kiểm soát cá tác dụng phụ của thuốc hóa chất, tâm lý của người bệnh nhằm thay
đổi lối sống cho phù hợp với tình trạng bệnh và sử dụng thuốc theo liệu trình một
cách đầy đủ, thường xuyên và chính người bệnh có vai trị quan trọng trong điều trị
bệnh ung thư. Cần chú trọng giáo dục cho bệnh nhân kiến thức về bệnh ung thư,
cách phát hiện sớm bệnh ung thư và điều trị sớm để nâng cao chất lượng cuộc sống,
đồng thời giáo dục cho người bệnh các biện pháp dự phịng bệnh, ngồi biện pháp(
như) ăn quá nhiều thịt đỏ, thường xuyên ăn thực phẩm muối lên men, tiêu thụ nhiều
thực phẩm chế biến sẵn, ăn nhiều chất béo động vật,chất đạm, đặc biệt nam giới
uống rượu vừa phải,không hút thuốc, nêu rõ tác hại của thuốc lá
Tập luyện thể dục thường xuyên, liên tục và nâng dần cường độ và thời gian
tập.Khi tập luyện bắt đầu cho ta cảm giác dễ chịu, cần tăng dần thời gian chạy đến
20 – 30 phút / ngày.Khi có dấu hiệu bất thường: Sốt,sốt cao, đau đầu,chóng mặt,
viêm loét niêm mạc miệng, không ăn uống được, hướng dẫn bệnh nhân xúc miệng
bằng nước muối, bôi các thuốc sát khuẩn, xịt Easyef ngày 2-3 lần.
14
Khi ra viện người bệnh thực hiện chế độ chăm sóc và uống thuốc đều đặn theo
chu kỳ, khơng tự ý dừng thuốc,và tái khám theo hẹn hoặc có bất thường theo chỉ
dẫn của bác sĩ), phải có sổ theo dõi sử dụng thuốc,đưa sổ trình sổ cho bác sỹ sau
mỗi lần tái khám.
2.1.8. Tư vấn về giáo dục sức khỏe
Tư vấn giáo dục sức khoẻ là một kiểu truyền thơng trực tiếp đặc biệt, đây là
q trình truyền thơng trực tiếp cho cá nhân, trong đó cán bộ tư vấn giúp đối tượng
đưa ra quyết định và hành động theo những quyết định này, thông qua việc cung
cấp những thơng tin khách quan và chia sẻ về mặt tình cảm.
Quá trình tư vấn giúp cho đối tượng học cách nào để hoàn thiện sự phát triển
nhân cách, cải thiện các mối quan hệ xã hội, giải quyết các vấn đề, đưa ra các quyết
định và thay đổi hành vi.
TVGDSK phịng chống Ung thư là một q trình tác động có mục đích, có kế
hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của người bệnh, nhằm nâng cao hiểu biết - kiến
thức về bệnh ung thư, thay đổi thái độ và thực hành, cách dùng thuốc đúng và đủ,
không bỏ qua thời gian vàng điều trị bệnh, các hành vi lối sống lành mạnh để bảo vệ
và nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
TVGDSK phịng chống Ung thư tác động vào 3 lĩnh vực: kiến thức của con
người về sức khỏe, thái độ của con người đối với sức khỏe, thực hành đúng và đủ
khi sử dụng thuốc hóa chất, hay cách ứng xử của con người đối với bảo vệ và nâng
cao sức khỏe[5],[12].
2.2.Cơ sở thực tiễn
2.2.1.Hoạt động tư vấn sử dụng thuốc tại một số quốc gia trên thế giới
Việc sử dụng thuốc trong điều trị ung thư đã tăng đáng kể trong điều trị hiện
tại và được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai, nó đã đạt được nhiều ghi
nhận về hiệu quả điều trị. Việc hiểu biết của bệnh nhân và người nhà với việc điều
trị bằng thuốc và hóa chất cịn ít. Do đó việc tư vấn của nhân viên y tế về điều trị và
chăm sóc cho bệnh nhân và gia đình là rất quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả điều
trị cũng như phát hiện và dự phịng sớm các tác dụng phụ khơng mong muốn của
thuốc chống ung thư.
Một thử nghiệm ngẫu nhiên mù đơn được thực hiện tại Malaysia: 162 bệnh
nhân ung thư điều trị hóa trị từ tháng 7/ 2013 – 2/ 2014 tại một bệnh viện chính phủ
15
với các cơ sở ung thư tại Malaysia. Được tư vấn vần về 'Quản lý bệnh nhân hóa trị'.
các mẫu thử độc lập, chi tiết và các phép đo lặp lại hai chiều ANOVA được tiến
hành trong quá trình phân tích dữ liệu, kết quả cho thấy có sự cải thiện đáng kể về
tâm lý và chất lượng sống của bệnh nhân khi được quản lý và tư vấn sau điều trị hóa
chất[9].
Năm 2017 Faury S, Koleck M, Foucaud J, M'Bailara K, Quintard B đã có một
đánh giá có hệ thống thực hiện trên sáu cơ sở dữ liệu điện tử bao gồm các tiêu chí
giáo dục bệnh nhân về ung thư đại tràng. Với 13 nghiên cứu đã xác định và được
đưa vào hệ thống đánh giá, kết quả là có 5 nghiên cứu cải thiện về chất lượng cuộc
sống,3 nghiên cứu có cải tiến đáng kể về tư duy điều trị của bệnh nhân. Kết quả là
giáo dục bệnh nhân có tác động tích cực tâm lý và chất lượng sống của người bệnh
trong điều trị ung thư[7].
Truyền thơng tư vấn giáo dục sức khỏe có vai trị quan trọng trong cơng tác
chăm sóc sức khỏe cộng đồng vì thế đã được Tổ chức y tế Thế giới xếp là nội dung
số một trong các nội dung về Chăm sóc sức khỏe ban đầu. Hiện nay trên thế giới
đang triển khai công tác GDSK cho người bệnh dưới nhiều hình thức và nhiều nội
dung đa dạng khác nhau như tư vấn sức khỏe, thảo luận nhóm, tờ rơi, pano, áp
phích, qua truyền hình, Radio, Báo chí, Tạp chí, Internet, Các trang web,
blogger...với các bài viết khoa học đầy đủ chi tiết có tính cách xây dựng, giáo dục.
Một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng tư vấn giáo dục sức khỏe và
nâng cao sức khỏe đã tương đối phát triển ở các nước Tây Âu, Canada và Mỹ
nhưng chưa phát triển ở các nước ở Đông Âu và đặc biệt ở các nước châu Á [10].
Tổ chức hệ thống GDSK ở Mỹ được xem là hợp lý khi bao gồm đa dạng các
đơn vị kỹ thuật, khi các cơ quan GDSK được thành lập ở tất cả các tuyến, khi các
cơ quan GSDK nhà nước và các các chương trình GDSK của các tổ chức phi chính
phủ cùng tồn tại và có các hoạt động phối hợp với nhau. Ở nước này, cơ quan
GDSK bao gồm 7 đơn vị kỹ thuật chính là: Đào tạo, truyền thông, biên tập, giáo
dục sức khỏe, nghiên cứu và đánh giá, thực địa và mô phỏng, đơn vị giáo dục sức khỏe ở
trường học [10].
Nhân lực thực hiện các hoạt động GDSK ở các nước thường đa dạng, gồm
các cán bộ thuộc các chuyên ngành khác nhau như các bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ đa
khoa, các nhà tâm lý học, y tá, bác sĩ gia đình, các nhà dịch tễ học, các nhà quản lý,
16
v.v... Các cán bộ này tùy theo vị trí của mình mà tham gia vào các hoạt động GDSK
ở các mức độ khác nhau, từ việc thực hiện tư vấn trực tiếp cho bệnh nhân về bệnh
của họ đến việc tổ chức các chương trình truyền thơng, thiết kế phương tiện truyền
thông và lập kế hoạch chiến lược cho các hoạt động GDSK [10].
Theo thông báo của hội ung thư quốc tế (UICC) tỷ lệ ung thư đại tràng của
nước này là: 77%, ở người trưởng thành: 80%,tỷ lệ nhận biết và được điều trị là:
90%, nhưng sau đó nhờ hoạt động tuyên truyền tư vấn giáo dục sức khoẻ và quan
tâm tích cực của y tế, kết quả tăng thêm 20%
2.2.2. Hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe và tư vấn sử dụng thuốc cho
người bệnh ung thư tại Việt Nam
Theo nghiên cứu của Lê Thị Kim Oanh và cộng sự về đánh giá nhu cầu chăm
sóc bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh năm
2014 kết quả : Hóa chất ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân là 100%, hóa chất ảnh
hưởng đến hệ tiêu hóa là : 12%,giảm bach cầu là :2%, giảm hoặc mất cảm giác ăn
ngon miệng : 50%, có nơn : 4%,, chán ăn > 15%, viêm loét miệng : 10%, gây tiêu
chảy : 11%, hội chứng về bàn tay, bàn chân : 17%, ảnh hưởng đến dạ dày : 20%,
kiến thức về theo dõi và phát hiện tác dụng phụ của thuốc hóa chất : 55%[6]
Một số quy định về Tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh
Thông tư 07/2014 quy định về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức,
người lao động làm việc tại các cơ sở y tế. Thông tư quy định: Tư vấn giáo dục sức
khoẻ và hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh thực
hiện chế độ điều trị và chăm sóc.
Quyết định 4858 QĐ-BYT ngày 3/12/2013 về bộ tiêu chí đánh giá chất lượng
bệnh viện. Trong 83 tiêu chí thì có 13 tiêu chí liên quan đến tư vấn giáo dục sức
khỏe cho người bệnh.
Theo Quyết định số: 1352/QĐ-BYT ngày 21 tháng 4 năm 2012 của Bộ Y tế về
chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam có 25 tiêu chuẩn thì tiêu chuẩn 14
đã chỉ rõ điều dưỡng phải có năng lực xác định nhu cầu và tổ chức hướng dẫn, giáo
dục sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Thơng tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/1/2011 về hướng dẫn cơng tác điều
dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh trong bệnh viện đã xác định nhiệm vụ
chăm sóc người bệnh toàn diện là: “Lấy người bệnh làm trung tâm, đáp ứng các nhu
17
cầu điều trị, sinh hoạt hàng ngày, nhằm đảm bảo an tồn, chất lượng và hài lịng của
người bệnh”. Với 12 nội dung chăm sóc tồn diện được quy định trong thơng tư thì
nội dung đầu tiên là tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe. Chính vì vậy TVGDSK
cho người bệnh là nhiệm vụ mà mỗi cán bộ y tế cần phải rèn luyện để thực hiện tốt
kỹ năng truyền thơng GDSK cho người bệnh và gia đình người bệnh.
Thực trạng các biện pháp giáo dục sức khỏe cho người bệnh ung thư đại tràng
đang được triển khai tại Việt Nam
Ở nước ta nhận thức được vai trò quan trọng của TT-GDSK trong chăm sóc
sức khỏe nhân dân, Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế rất quan tâm đến hoạt động TTGDSK. Nghị quyết số 46- NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trịđã
khẳng định cơng tác thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe là một trong những
nhiệm vụ quan trọng và giải pháp chủ yếu để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân trong tình hình mới. Truyền thơng giáo dục sức khỏe góp phần tích
cực trong tun truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về y
tế, trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng
đồng có thể chủ động phòng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể,
hạn chế những lối sống và thói quen có hại với sức khỏe, phịng chống dịch bệnh và
tham gia hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, góp phần tạo ra sự
bình đẳng trong CSSK.
Truyền thông giáo dục sức khoẻ là hoạt động không thể thiếu được trong cơng
tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Hiện nay ở nước ta hệ thống TT-GDSK
đã được hình thành từ tuyến trung ương đến tuyến cơ sở. Trong những năm qua,
công tác truyền thông giáo dục sức khỏe có nhiều cố gắng trong việc tuyên truyền
bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Truyền thông GDSK cho người bệnh ung thư ở Việt Nam đã đưa vào chương
trình mục tiêu quốc gia về phịng chống ung thư. Tun truyền TVGDSK dưới
nhiều hình thức như truyền thơng gián tiếp được triển khai rộng khắp tại các
tỉnh/thành phố thông qua các kênh truyền thông khá phổ biến như phát thanh,
truyền hình,truyền thanh qua hệ thống loa truyền thanh của xã/phường/cụm dân cư;
đăng tải các thông tin trên báo viết, báo điện tử của Trung ương và địa phương; tư
vấn qua điện thoại, Internet, thư từ; sản xuất các bản tin giáo dục sức khỏe tới cộng
đồng dân cư phản ánh các hoạt động về công tác tuyên truyền chăm sóc và bảo vệ
18
sức khỏe cho người bệnh ung thư đại tràng.
Các hình thức truyền thông trực tiếp được triển khai rộng khắp các tỉnh/thành
phố với nhiều hình thức như thăm hộ gia đình; thảo luận nhóm; tư vấn sức khoẻ, tổ
chức các buổi nói chuyện sức khỏe tại cộng đồng và thực hành trình diễn/làm mẫu,
tại bệnh viện người bệnh ung thư được tư vấn trực tiếp, thảo luận nhóm, họp hội đồng
người bệnh...
Cụ thể: Phối hợp với Đài truyền hình, Đài phát thanh từ Trung Ương tới địa
phương xây dựng và phát sóng các chương trình GDSK phổ biến kiến thức về bệnh
ung thư…nhằm cung cấp thông tin, phổ biến kiến thức về bệnh ung thư đại tràng
đến với đại đa số người dân vì mục tiêu đảm bảo sức khoẻ cho cộng đồng. Chương
trình được xây dựng một cách ngắn gọn và sinh động thơng qua các bài phỏng vấn,
nói chuyện với chuyên gia, các tiểu phẩm - tình huống… Ngoài định hướng tuyên
truyền nâng cao hiểu biết về bệnh, các chương trình được phát sóng cịn phải mang
ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mọi người hiểu được bệnh ung thư đại tràng.
Chương trình mục tiêu Quốc gia phịng chống ung thư nhận thức đúng đắn về lối
sống, quan điểm chưa đúng, tiến tới từ bỏ những thói quen xấu và thực hiện lối sống
lành mạnh để phòng chống ung thư
Tại cộng đồng, tổ chức các buổi nói chuyện và tư vấn về ung thư đại tràng với
sự hợp tác của các cơ quan, đoàn thể và các tổ chức xã hộị như Hội người cao tuổi,
Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, trường học … Các buổi nói chuyện
và tư vấn được tổ chức với sự hợp tác chặt chẽ của Ngành Y tế và các Bộ, Ban,
nghành khác…Tổ chức giao lưu nói chuyện 2 lần/1 năm hưởng ứng các ngày ung
thư thế giới (4/2 hàng năm). Tại các địa phương, tổ chức các buổi nói chuyện, sinh
hoạt định kỳ câu lạc bộ người ung thư, giúp người dân trao đổi với các chuyên gia về
bệnh ung thư.
TT- GDSK kết hợp với các cơ quan truyền thơng báo chí: Các bài GDSK phổ
biến kiến thức vềung thư, tìm hiểu về bệnh ung thư…Các báo có số lượng độc giả
lớn, cả trên báo viết và báo mạng. Đặt các bảng tuyên truyền Pano, áp phích về ung
thư tại các vị trí cơng cộng như: Tại các điểm công cộng đông người qua lại,
tại các bệnh việntỉnh/thành phố; tại các bệnh viện và trung tâm y tế quận/huyện;
tại các các trạm y tế xã/phường…Phân phát các tờ rơi tuyên truyền về bệnh ung thư
cho các hộ gia đình, tờ rơi có nội dung dễ hiểu như: Ung thư là gì? yếu tố nguy cơ