Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Góp phầnn ghiên cứu thành phần hóa học rễ cây bá bệnh (eurycoma longifolia jack)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.14 MB, 156 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
***********

UÔNG DƯƠNG CẨM TÚ

GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU
THÀNH PHẦN HÓA HỌC RỄ CÂY BÁ BỆNH
(EURYCOMA LONGIFOLIA JACK)

Chuyên ngành:

Kỹ thuật Hóa học

Mã số:

11050158

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2013


LỜI CẢM ƠN
---------Luận văn này được thực hiện tại phòng Hóa Học Các Hợp Chất Thiên Nhiên-Viện Cơng
Nghệ Hóa Học - Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2012 – 2013.
Trước tiên tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS.
NGUYỄN NGỌC HẠNH - Người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên môn và
nhiều kinh nghiệm nghiên cứu quý báu. Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu của
tôi, cô luôn động viên giúp đỡ và quan tâm hết lòng nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất cho tơi hồn thiện luận văn này.


Tơi cũng chân thành biết ơn
ThS. Phùng Văn Trung, ThS. Phan Nhật Minh, Cử nhân Nguyễn Tấn Phát, đã
truyền đạt cho tôi nhiều kinh nghiệm thực nghiệm quý báu, giúp đỡ chân thành và hỗ trợ
nhiệt tình để tơi hồn thành luận văn.
Cử nhân Võ Thị Bé đã cộng tác và giúp đỡ tơi trong q trình tơi thực hiện đề tài.
Tơi xin cảm ơn cha mẹ đã luôn ở bên cạnh động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện từ vật
chất đến tinh thần cho tơi học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Cuối cùng cảm ơn các bạn học viên cùng lớp cao học tại Trường Đại Học Bách Khoa,
niên khóa 2011 - 2013 đã giúp đỡ, hỗ trợ tơi trong suốt q trình học tập.


ABSTRACT
Five compounds including three quassinoids: Eurycomanone (EL02), 13β(18)-epoxy
eurycomanone (EL03), eurycomalactone (EL04); one alkaloid: 9-O-β-D-glucopyranosyl
Canthin-6-one (4) and one sterol: β-sitosterol (ELA) were isolated from the roots of
Eurycoma longifolia Jack. Their structures were elucidated by 1H-NMR,

13

C-NMR,

COSY, DEPT, HSQC, HMBC, ESI-MS and comparision with published data. Besides
study on chemical constituents, we also tested antioxidant of chloroform - methanol
extract and the pure compounds by DPPH method. The results show that the
antioxidation ability of the chlororoform – methanol extract, EL02, EL03, EL04, EL05
are lower than vitamin C in concentration 100 μg/ml.

TÓM TẮT
Từ rễ cây Bá bệnh đã cô lập được 5 chất bao gồm 3 quassinoid là Eurycomanone
(EL02), 13β(18)-epoxy eurycomanone (EL03), eurycomalactone (EL04); 1 alkaloid là 9O-β-D-glucopyranosyl Canthin-6-one (EL05) và 1 sterol là β-sitosterol (ELA). Cấu trúc

của chúng được xác định bằng các phương pháp phổ: 1H-NMR,

13

C-NMR, COSY,

DEPT, HSQC, HMBC, ESI-MS sau đó so sánh với tài liệu tham khảo. Ngồi ra chúng tơi
cũng tiến hành thử hoạt tính kháng oxi hóa các cao chiết cloroform – metanol, chất EL02,
EL03, EL04, EL05 của cây Bá bệnh bằng phương pháp DPPH. Kết quả cho thấy khả
năng kháng oxy hoá của cao và các chất tinh khiết đã phân lập từ rễ ở nồng độ 100 μg/ml
thấp hơn vitamin C.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả trong luận văn này đảm bảo tính chính xác, trung thực và chưa được
cơng bố trong bất kì cơng trình nào.
Tác giả
ng Dương Cẩm Tú


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN ............................................................................................. 1
1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ THỰC VẬT .............................................................................. 1

1.1.1 Đặc điểm cây Bá bệnh ............................................................................................... 1
1.1.2 Tác dụng dược lý........................................................................................................ 2
1.1.3 Thành phần hóa học ................................................................................................... 5

1.2 CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY BÁ BỆNH ................................ 6
1.2.1 Các nghiên cứu trong nước ........................................................................................ 6
1.2.2 Các nghiên cứu ngoài nước ........................................................................................ 7
1.2.2.1 Quassinoid ............................................................................................................. 7
1.2.2.2 Alkaloid ............................................................................................................... 14
1.2.2.3 Triterpenoid ......................................................................................................... 15
1.2.2.4 Biphenylneolignan ............................................................................................... 16

1.3 ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP SỪ DỤNG TÁC NHÂN DPPH .............. 17
1.3.1 Tìm hiểu về DPPH ................................................................................................... 17
1.3.2 Kết quả tính tốn ...................................................................................................... 17

Chương 2: THỰC NGHIỆM ...................................................................................... 18
2.1 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP............................................................... 18
2.2.1 Nguyên liệu .............................................................................................................. 18
2.2.2 Phương pháp ............................................................................................................ 18
2.2.3 Hoá chất ................................................................................................................... 18

2.2 CHIẾT XUẤT CAO ............................................................................................. 19
2.3 CÔ LẬP VÀ TINH CHẾ...................................................................................... 20
2.3.1 Sắc ký cột áp suất thường của cao CHCl3 - MeOH ................................................. 22
2.3.2 Sắc ký cột của phân đoạn II cao CHCl3 – MeOH .................................................... 23
2.3.2.1 Sắc ký cột trung áp của phân đoạn II.1 cao CHCl3 – MeOH ............................. 23
2.3.2.2 Sắc ký cột thường của phân đoạn II.2 cao CHCl3 – MeOH ............................... 25

2.4 XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM CỦA CAO CHCl3 – MeOH .............................................. 26

2.5 XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HĨA ................................................ 26
2.5.1 Chuẩn bị mẫu và tiến hành đo .................................................................................. 26


2.5.2 Phương pháp tính tốn ............................................................................................. 27

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................. 28
3.1 XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC HÓA HỌC VÀ NHẬN DANH CÁC HỢP CHẦT
TINH KHIẾT ............................................................................................................... 28
3.1.1 EL02 ......................................................................................................................... 28
3.1.2.1 Các đặc tính của EL02 ......................................................................................... 28
3.1.2.2 Xác định cấu trúc EL02 ....................................................................................... 28
3.1.2 EL03 ......................................................................................................................... 35
3.1.2.1 Các đặc tính của EL03 ......................................................................................... 35
3.1.2.2 Xác định cấu trúc EL03 ....................................................................................... 35
3.1.3 EL04 ......................................................................................................................... 38
3.1.3.1 Các đặc tính của EL04 ......................................................................................... 38
3.1.3.2 Xác định cấu trúc EL04 ....................................................................................... 39
3.1.4 EL05 ......................................................................................................................... 44
3.1.4.1 Các đặc tính của EL05 ......................................................................................... 44
3.1.4.2 Xác định cấu trúc EL05 ....................................................................................... 45
3.1.5 ELA .......................................................................................................................... 50
3.1.5.1 Các đặc tính của ELA .......................................................................................... 50
3.1.5.2 Xác định cấu trúc ELA ........................................................................................ 50

3.2 KẾT QUẢ THỬ HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HÓA ........................................ 52
3.2.1 Chất đối chứng (Vitamin C) ..................................................................................... 52
3.2.2 Cao CHCl3 – MeOH rễ cây Bá bệnh........................................................................ 53
3.2.3 Chất EL02 ................................................................................................................ 54
3.2.4 Chất EL03 ................................................................................................................ 55

3.2.5 Chất EL04 ................................................................................................................ 56
3.2.6 Chất EL05 ................................................................................................................ 57
3.2.7 So sánh % ức chế của các mẫu thử với vitamin C ................................................... 58

Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 59
4.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 59
4.2 KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 60
BÀI BÁO
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Hiệu quả của Diazepam và E.longifolia Jack trên các giai đoạn đối kháng của
chuột

2

Bảng 1.2: Hiệu quả của Eurycoma longifolia Jack and testosterone trên khả năng tăng
cường sinh lý

3

Bảng 1.3: Hoạt tính của các hợp chất có khả năng kháng ký sinh trùng sốt xuất huyết và
kháng tế bào ung thư trong cây Eurycoma longifolia Jack

4

Bảng 1.4: Mối quan hệ giữa những thành phần hóa học và khả năng kháng ký sinh trùng
sốt rét của các dịch chiết từ cây Eurycoma longifolia Jack


4

Bảng 2.1: Kết quả sắc ký cột cao CHCl3 – MeOH

24

Bảng 2.2: Kết quả sắc ký cột phân đoạn II.1 cao CHCl3 – MeOH

25

Bảng 2.3: Kết quả sắc ký cột phân đoạn II.2 cao CHCl3 – MeOH

27

Bảng 2.4: Độ hấp thu theo nồng độ mẫu thử

27

Bảng 3.1: Thông tin từ dữ liệu phổ 1H-NMR, 13C-NMR, HSQC và HMBC của EL02
32
Bảng 3.2: Dữ liệu phổ 13CNMR, DEPT 90 và DEPT 135 của EL02

33

Bảng 3.3: So sánh dữ liệu phổ 13CNMR của EL02 với tài liệu tham khảo

34

Bảng 3.4: Dữ liệu phổ 1H-NMR, 13C-NMR, HSQC và HMBC của EL03


36

Bảng 3.5: Dữ liệu phổ 13CNMR, DEPT 90 và DEPT 135 của EL03

37

Bảng 3.6: Dữ liệu phổ 1H-NMR, 13C-NMR, HSQC và HMBC của EL04

42

Bảng 3.7: So sánh dữ liệu phổ 13CNMR của EL04 với tài liệu tham khảo

43

Bảng 3.8: Dữ liệu phổ 1H-NMR, 13C-NMR, HSQC và HMBC của EL05

48

Bảng 3.9: So sánh dữ liệu phổ 13C của EL05 với tài liệu tham khảo

49

Bảng 3.10: So sánh dữ liệu phổ 13C của ELA với tài liệu tham khảo

51

Bảng 3.11: Kết quả tính tốn % ức chế gốc tự do DPPH theo nồng độ chất đối chứng
vitamin C


52


Bảng 3.12: Kết quả tính tốn % ức chế gốc tự do DPPH theo nồng độ cao CHCl3 –
MeOH của rễ cây Bá bệnh

53

Bảng 3.13: Kết quả tính tốn % ức chế gốc tự do DPPH theo nồng độ EL02 của rễ cây
Bá bệnh

54

Bảng 3.14: Kết quả tính tốn % ức chế gốc tự do DPPH theo nồng độ EL03 của rễ cây
Bá bệnh

55

Bảng 3.15: Kết quả tính tốn % ức chế gốc tự do DPPH theo nồng độ EL04 của rễ cây
Bá bệnh

56

Bảng 3.16: Kết quả tính tốn % ức chế gốc tự do DPPH theo nồng độ EL05 của rễ cây
Bá bệnh

57

Bảng 3.17: So sánh % ức chế của các mẫu thử với vitamin C


58


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Bá bệnh (Eurycoma longifolia)

2

Hình 1.2: Rễ cây Bá bệnh

2

Hình 1.3: Hoa, quả, lá của cây Bá bệnh

2

Hình 2.1: TLC cao CHCl3 – MeOH

20

Hình 2.2: Cao CHCl3 – MeOH

20

Hình 2.3: Trộn silicagel và cao CHCl3 – MeOH

22

Hình 2.4: Cột áp suất thường của cao CHCl3 – MeOH


22

Hình 2.5: TLC của phân đoạn II.1

24

Hình 2.6: Cột sắc ký trung áp của phân đoạn II.1

24

Hình 2.7: TLC của phân đoạn II.2

25

Hình 3.1: TLC của EL02

28

Hình 3.2: Tinh thể chất EL02

28

Hình 3.3: TLC của EL03

35

Hình 3.4: Tinh thể chất EL03

35


Hình 3.5: TLC của EL04

38

Hình 3.6: Tinh thể chất EL04

38

Hình 3.7: TLC của EL05

44

Hình 3.8: Tinh thể chất EL05

44

Hình 3.9: TLC của ELA

50

Hình 3.10: Tinh thể chất ELA

50


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ chiết xuất cao CHCl3-MeOH

19


Sơ đồ 2.2: Quy trình phân lập các hợp chất từ cao CHCl3-MeOH

21

Biểu đồ 3.1: Đường biểu diễn % ức chế theo nồng độ của vitamin C

53

Biểu đồ 3.2: Đường biểu diễn % ức chế theo nồng độ của cao CHCl3 – MeOH

54

Biểu đồ 3.3: Đường biểu diễn % ức chế theo nồng độ của EL02

55

Biểu đồ 3.4: Đường biểu diễn % ức chế theo nồng độ của EL03

56

Biểu đồ 3.5: Đường biểu diễn % ức chế theo nồng độ của EL05

57

Biểu đồ 3.6: So sánh % ức chế của các mẫu thử với vitamin C

58


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: CÁC PHỔ CỦA EL02
Phụ lục 1.1: Phổ MS EL02
Phụ lục 1.2: Phổ EL02- DMSO-1H-NMR
Phụ lục 1.2a: Phổ EL02- DMSO-1H-NMR
Phụ lục 1.2b: Phổ EL02- DMSO-1H-NMR
Phụ lục 1.3: Phổ EL02 – DMSO – 13C-NMR
Phụ lục 1.3a: Phổ EL02 – DMSO – 13C-NMR
Phụ lục 1.4: Phổ EL02- DMSO-HMBC
Phụ lục 1.4a: Phổ EL02- DMSO-HMBC
Phụ lục 1.4b: Phổ EL02- DMSO-HMBC
Phụ lục 1.5: Phổ EL02- DMSO-HSQC
Phụ lục 1.5a: Phổ EL02- DMSO-HSQC
Phụ lục 1.5b: Phổ EL02- DMSO-HSQC
Phụ lục 1.6: Phổ DEPT EL02
Phụ lục 1.7: Phổ EL02-DMSO-COSY
Phụ lục 1.7a: Phổ EL02-DMSO-COSY
Phụ lục 1.7b: Phổ EL02-DMSO-COSY
PHỤ LỤC 2: CÁC PHỔ CỦA EL03
Phụ lục 2.1: Phổ MS EL03
Phụ lục 2.2: Phổ EL03- DMSO-1H-NMR
Phụ lục 2.2a: Phổ EL03- DMSO-1H-NMR
Phụ lục 2.2b: Phổ EL03- DMSO-1H-NMR
Phụ lục 2.3: Phổ EL03 – DMSO – 13C-NMR
Phụ lục 2.3a: Phổ EL03 – DMSO – 13C-NMR
Phụ lục 2.4: Phổ EL03- DMSO-HMBC
Phụ lục 2.4a: Phổ EL03- DMSO-HMBC


Phụ lục 2.4b: Phổ EL03- DMSO-HMBC
Phụ lục 2.5: Phổ EL03- DMSO-HSQC

Phụ lục 2.5a: Phổ EL03- DMSO-HSQC
Phụ lục 2.5b: Phổ EL03- DMSO-HSQC
Phụ lục 2.6: Phổ DEPT EL03
Phụ lục 2.7: Phổ EL03-DMSO-COSY
Phụ lục 2.7a: Phổ EL03-DMSO-COSY
Phụ lục 2.7b: Phổ EL03-DMSO-COSY
PHỤ LỤC 3: CÁC PHỔ CỦA EL04
Phụ lục 3.1: Phổ MS EL04
Phụ lục 3.2: Phổ EL04- CDCl3-1H-NMR
Phụ lục 3.2a: Phổ EL04- CDCl3-1H-NMR
Phụ lục 3.2b: Phổ EL04- CDCl3-1H-NMR
Phụ lục 2.3: Phổ EL04 – CDCl3 – 13C-NMR
Phụ lục 3.3a: Phổ EL04 – CDCl3 – 13C-NMR
Phụ lục 3.4: Phổ EL04- CDCl3-HMBC
Phụ lục 3.4a: Phổ EL04- CDCl3-HMBC
Phụ lục 3.4b: Phổ EL04- CDCl3-HMBC
Phụ lục 3.5: Phổ EL04- CDCl3-HSQC
Phụ lục 3.5a: Phổ EL04- CDCl3-HSQC
Phụ lục 3.5b: Phổ EL04- CDCl3-HSQC
PHỤ LỤC 4: CÁC PHỔ CỦA EL05
Phụ lục 4.1: Phổ MS EL05
Phụ lục 4.2: Phổ EL05- DMSO-1H-NMR
Phụ lục 4.2a: Phổ EL05- DMSO-1H-NMR
Phụ lục 4.2b: Phổ EL05- DMSO-1H-NMR
Phụ lục 4.3: Phổ EL05 – DMSO – 13C-NMR


Phụ lục 4.3a: Phổ EL05 – DMSO – 13C-NMR
Phụ lục 4.4: Phổ EL05- DMSO-HMBC
Phụ lục 4.4a: Phổ EL05- DMSO-HMBC

Phụ lục 4.4b: Phổ EL05- DMSO-HMBC
Phụ lục 4.5: Phổ EL05- DMSO-HSQC
Phụ lục 4.5a: Phổ EL05- DMSO-HSQC
Phụ lục 4.5b: Phổ EL05- DMSO-HSQC
PHỤ LỤC 5: CÁC PHỔ CỦA ELA
Phụ lục 5.1: Phổ ELA- CDCl3-1H-NMR
Phụ lục 5.1a: Phổ ELA- CDCl3-1H-NMR
Phụ lục 5.2: Phổ ELA – CDCl3 – 13C-NMR


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
EL

: Eurycoma longifolia

COSY

: Correlation Spectroscopy

DEPT

: Detortionless Enhancement by Polarization Transfer

DMSO

: Dimethyl sulfoxide

HMBC

: Heteronuclear Multiple Bond Correlation


HSQC

: Heteronuclear Single Quantum Correlation

ESI - MS : Electrospray ionization - Mass Spectroscopy
NMR

: Nuclear Magnetic Resonance

s

: Singlet (NMR)

brs

: broad singlet (NMR)

d

: Doublet (NMR)

dd

: Double doublet (NMR)

m

: Multiplet (NMR)


J

: Coupling constant

ppm

: Parts per million

δ

: Chemical shift

Rf

: Retention factor

EtOAc

: Ethyl acetate

EtOH

: Ethanol

MeOH

: Methanol

CHCl3


: Chloroform

MPLC

: Medium pressure liquid chromatography

TLC

: Thin Layer Chromatography

UV

: Ultra Violet



: phân đoạn

RSD

: Relative standard deviation

ED50

: Effective dose 50%


IC50

: Half maximal inhibitory concentration


m/z

: mass-to-charge ratio

DPPH

: 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl

TLTK

: Tài liệu tham khảo

mp

: Melting point

CTPT

: Công thức phân tử


LỜI MỞ ĐẦU
---------Cây bá bệnh hay còn gọi là cây mật nhân (Bá bệnh – Eurycoma Longifolia Jack) hay
còn được gọi là Tongkat Ali tại Malaysia và được biết đến như là nhân sâm ở các nước
Đông Nam Á như Indonesia, Brunei, Thái Lan, Cămpuchia, Lào… Tongkat Ali được dùng
giúp nam giới tăng cường chức năng sinh lý và sức khoẻ tình dục, bổ sung năng lượng cho
cơ thể, giúp giảm stress, mệt mỏi, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa khối u và phịng chống
lão hố. Cây Bá bệnh cũng được các nhà khoa học Trường Đại học Dược Hà Nội tìm thấy
tại Việt Nam và qua các bước nghiên cứu ban đầu cho thấy cây Bá bệnh của Việt Nam có

tác dụng cao hơn so với xuất xứ từ các nước khác. Đây là một tín hiệu khả quan cho nền
Đông dược Việt Nam, với triển vọng to lớn về ứng dụng cây thuốc quý này góp phần bảo
vệ sức khoẻ, đặc biệt là tìm được giải pháp hiệu quả lâu dài giúp nam giới tăng cường sức
khỏe sinh lý và duy trì bền vững hạnh phúc gia đình.
Việc sử dụng các loại thuốc tổng hợp trong điều trị gây ra các tác dụng phụ không mong
muốn. Do vậy xu hướng ngày nay trên thế giới cũng như Việt Nam người ta đi tìm các
hợp chất thiên nhiên đặc biệt là các hợp chất có hoạt tính sinh học để ứng dụng vào dược
phẩm và thực phẩm. Do đó việc nghiên cứu thành phần hóa học cũng như hoạt tính sinh
học của chúng là vấn đề cần thiết và quan trọng, góp phần làm sáng tỏ hoạt tính sinh học
mà dân gian đang áp dụng.


UÔNG DƯƠNG CẨM TÚ

PHẦN TỔNG QUAN

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ THỰC VẬT
1.1.1 Đặc điểm cây Bá bệnh
Tên khoa học: Eurycoma longifolia Jack (Crassula pinnata Lour).
Bộ: Sapindales
Họ: Thanh thất Simaroubaceae [1].
Chi: Eurycoma
Loài: E. longifolia
Tên đồng nghĩa: Euphoria nephelium DC., Dimocarpus crinita Lour.
Tên nước ngoài: Tongkat Ali [2], antongsar (Campuchia) [3].
Tên Việt Nam: cây bá bịnh, mật nhân hay tho nan [1].
Mô tả cây Bá bệnh [1]
Bá bệnh là loại cây nhỏ, cao 2 – 8 m, ít phân cành.

Lá kép lông chim sẻ, mọc so le, gồm 21 -25 lá chét khơng cuống, mọc đối, hình
móc hoặc bầu dục, gốc thn, đầu nhọn, mặt trên xanh sẫm bóng, mặt dưới có lơng
màu trắng xám, cuống lá kép màu nâu đỏ.
Cây Bá bệnh trổ hoa màu đỏ nâu mọc thành chùm kép hoặc chùy rộng ở ngọn,
cuống có lơng mà gỉ sắt, tràng hoa 5 cánh hình thoi cũng có tuyến.
Quả hạnh, hình trứng, nhẵn, có rãnh dọc, khi chín màu vàng đỏ, chứa 1 hạt.
Mùa hoa: tháng 1 – 2, mùa quả: tháng 3 – 4.
Cây phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi thấp (dưới 1000 m) và trung du. Các tỉnh
Tây Nguyên và miền Trung gặp nhiều hơn ở các tỉnh phía Bắc. Cây có thể chịu được
bóng nên thường gặp ở dưới tán rừng cịn tương đối nguyên sinh, rừng thứ sinh và đôi
khi cả ở đồi cây bụi ở vùng trung du. Cây mọc ở vùng đồi thường có chiều cao thấp,
trong khi đó những cây mọc dưới tán rừng ẩm có thể cao tới 5 – 7 m, hoa quả nhiều
nhưng lượng cây con tái sinh từ hạt hạn chế, do quả chín rụng vào mùa mưa bị lũ cuốn
trôi mất.

Trang 1


NG DƯƠNG CẨM TÚ

PHẦN TỔNG QUAN

Hình 1.1: Bá bệnh (Eurycoma longifolia)

Hình 1.2: Rễ cây Bá bệnh

Hình 1.3: Hoa, quả, lá của cây Bá bệnh
1.1.2 Tác dụng dược lý
 Năm 1999, Hooi Hoon Ang and Meng Kwoon Sim nghiên cứu về hoạt tính an
thần từ những phân đoạn dịch chiết của rễ cây Eurycoma longifolia Jack ở chuột làm

giảm đi giai đoạn đối kháng một cách đáng kể khi so sánh với mẫu chuột đối chứng [8].
Bảng 1.1: Hiệu quả của Diazepam và E.longifolia Jack trên các giai đoạn đối kháng
của chuột [8].
Liều lượng

Giai đoạn đối kháng (n)

Tiêu chuẩn (3ml/kg)

18,0 ± 0,4

Diazepam (1 mg/kg)

3,5 ± 0,2

Trang 2


UÔNG DƯƠNG CẨM TÚ

PHẦN TỔNG QUAN

Các phân đoạn của E.longifolia Jack
Chloroform (0,3 g/kg)

6,2 ± 0,1

Methanol (0,3 g/kg)

5,6 ± 0,2


Nước (0,3 g/kg)

5,3 ± 0,4

Butanol (0,3 g/kg)

5,9 ± 0,3

Các giá trị trình bày theo ± S.E.M, số lượng chuột trong mỗi nhóm = 20, được so sánh với mẫu đối
chứng.

 Bá bệnh cũng có tác dụng tăng khả năng sinh lý[1, 9, 10, 11]. Có mối tương quan giữa
hoạt tính kích thích sinh dục nam và lượng nội tiết tố sinh dục nam trong huyết thanh.
Thân và rễ Bá bệnh làm tăng lượng testosterone trong huyết thanh động vật, rễ làm
tăng testosterone nhiều hơn thân cây.
Năm 2000, Hooi Hoon Ang, Hung Seong Cheang and Ahmad Pauzi Md. Yusof đã
nghiên cứu hiệu quả của Eurycoma longifolia Jack trong việc nâng cao khả năng sinh
lý ở chuột đực và rút ra kết luận rằng khơng có sự khác biệt q nhiều giữa việc tiêm
một lượng 800 mg/kg những phân đoạn khác nhau từ Eurycoma longifolia Jack hai lần
một ngày và trong 32 ngày so với việc dùng một lượng 15 mg/kg testosterone [9].
Bảng 1.2: Hiệu quả của Eurycoma longifolia Jack và testosterone trên khả năng tăng
cường sinh lý [9].
Liều lượng

Tuyến tiền liệt

(mg/kg)

(mg)


Butanol

800

350,4 ± 0,3

Methanol

800

360,5 ± 0,4

Nước

800

340,2 ± 0,3

Chloroform

800

370,2 ± 0,1

Testosterone

15

400,9 ± 0,1


 Ngoài ra, cao chiết từ Bá bệnh có tác dụng kháng ký sinh trùng sốt rét trong thử
nghiệm nuôi cấy in vitro[1, 12, 13, 14] :
Năm 1991, Leonardus B.S. Kardong, Cindy K.Angerhofer, Soefjan Tsauri,
Kosasih Padmawinata, John M.Pezzuto và A.Douglas Kinghorn đã thực hiện những
thử nghiệm về hoạt tính kháng ký sinh trùng sốt rét và kháng tế bào ung thư của một
vài hợp chất được phân lập từ rễ của Eurycoma longifolia Jack [13]. Kết quả như sau:

Trang 3


NG DƯƠNG CẨM TÚ

PHẦN TỔNG QUAN

Bảng 1.3: Hoạt tính của các hợp chất có khả năng kháng ký sinh trùng sốt xuất huyết
và kháng tế bào ung thư trong cây Eurycoma longifolia Jack [13]
Kháng tế bào ung thư

Kháng ký sinh

(ED50)a

trùng sốt rét
Plasmodium

E

F


falciparum
(IC50)b

9-methoxy-canthin-6-one

4,0

2,5

9-methoxy-canthin-6-one-N-oxide

5,2

6,0

9-hydroxy-canthin-6-one

3,8

2,6

9-hydroxy-canthin-6-one-N-oxide

5,1

3,5

Eurycomanone

14,3


1,1

7-methoxy-β-carboline-1-propionic acid

47,7
3144

ED50 (μg/ml); bIC50 (ng/ml); E: dòng tế bào ung thư phổi, F: dòng tế bào ung thư vú.

a

Năm 2010, Nongluk Sriwilaijaroen, Sumalee Kondo, Pranee Nanthasri, Saranya
Auparakkitanon, Yasuo Suzuki và Prapon Wilairat đã tiến hành thử nghiệm hiệu quả
kháng vi trùng sốt rét Plasmodium falciparum của những dịch chiết từ cây Eurycoma
longifolia Jack [14].
Bảng 1.4: Mối quan hệ giữa những thành phần hóa học và khả năng kháng ký sinh

Eycoma longifolia Jack

trùng sốt rét của các dịch chiết từ cây Eurycoma longifolia Jack [14]
Extract

IC50

Constituents

(μg/mL)

Alkaloids Antioxidants Coumarins Flavonoids


EE

2,6 ± 0,8

+

+

+

+

EME

2,2 ± 0,9

+

+

+

+

EEtAc

>10

+


+

+

+

EEtOH

>10

+

+

+

+

+ : kháng vi trùng sốt rét; EE: chiết xuất 50% Ethanol; EME: chiết xuất Methanol – Ethanol; EEtAc:
chiết xuất ethyl acetate; EEtOH: chiết xuất Ethanol.

 Một chế phẩm thuốc gồm ba dược liệu: Bá bệnh, Trâm bầu và Xấu hổ có độc tính
cấp diễn và trường diễn rất thấp. Thuốc có tác dụng lợi mật rõ rệt và không làm thay
đổi thành phần của mật ở chuột lang. Thuốc làm tăng thải trừ BSD ở gan thỏ so với
đối chứng[1].
Trang 4


NG DƯƠNG CẨM TÚ


PHẦN TỔNG QUAN

Chế phẩm thuốc này có tác dụng làm chậm quá trình hư biến thuốc ở gan chuột
cống trắng gây nên do carbon tetraclorid. Nó cũng làm tăng sự tái tạo của tế bào gan
chuột nhắt trắng trong mơ hình cây thương tổn gan thực nghiệm[1].
Áp dụng trên bệnh nhân có chỉ định điều trị lợi mật, chế phẩm gồm Bá bệnh, Trâm
bầu và Xấu hổ đã làm giảm Bilirubun – máu một cách có ý nghĩa [1].
 Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ thân Bá bệnh được dùng chữa các trường hợp ăn
uống không tiêu, nơn mửa, đầy bụng tiêu chảy, cịn dùng chữa sốt rét, giải độc[1].
 Ngày nay tại các nước Đông Nam Á như Indonesia, Brunei, Thái Lan,
Campuchia, Lào… Bá bệnh được dùng giúp nam giới tăng cường chức năng sinh lý và
sức khoẻ tình dục, bổ sung năng lượng cho cơ thể, giúp giảm stress, mệt mỏi, tăng
cường miễn dịch, phòng chống lão hóa và ngăn ngừa khối u [1, 14].
Năm 2011, Nowroji Kavitha, Rahmah Noordin, Kit-Lam Chan và Sreenivasan
Sasidharan nghiên cứu khả năng kháng ung thư vú (dòng tế bào MCF-7) của chất
Longilactone được phân lập từ Eurycoma longifolia Jack. Thử nghiệm SRB đã cho
thấy Longilactone có hoạt tính mạnh với IC50 = 0,53 ± 0,19 μg/ml theo con đường hóa
trị [15].
1.1.3 Thành phần hóa học [1]
Trong vỏ và gỗ Bá bệnh người ta đã chiết được các chất sau:
- Các hợp chất quassinoid: eurycomalacton, 6-α-hydroxyeurycomalacton, 5,6dehydro-eurycomalacton... Các quassinoid có tác dụng diệt vi trùng sốt rét
Plasmodium falcifarum đã kháng thuốc.
- Các hợp chất triterpene loại triucalan: niloticin, dihydroniloticin, piscidinol A,
bourjotinolon A, episapelin A, melianon và hyspidron.
- Từ rễ phân lập được ba quassinoid: eurycomanol, eurycomanol 2-O-β-D
glucopyranosid và 13β,18-dihydroeurycomanol.
- Các alkaloid loại cathin-6-on được phân lập từ vỏ và gỗ: 9,10-dimethoxycanthin6-on,

10-hydroxy-9-methoxy-canthin-6-on,


11-hydroxy-10-methoxy-canthin-6-on,

5,9-dimethoxycanthin-6-on và 9-methoxy-3-methyl-canthin-5,6-dion.
- Ngồi ra cịn có các alkaloid carbolin.

Trang 5


NG DƯƠNG CẨM TÚ

PHẦN TỔNG QUAN

1.2 CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY BÁ BỆNH
1.2.1 Các nghiên cứu trong nước
Năm 2007, các tác giả Văn Ngọc Hướng, Nguyễn Việt Hảo, Vũ Thị Minh Thư đã
phân lập và xác định cấu trúc phân tử của ba alkaloid từ vỏ của Eurycoma longifolia
Jack gồm 9-hydroxycanthin-6-on (1), 9-metoxycanthin-6-on (2), 9-metoxycanthin-6on-N-oxit (3) [4].

Năm 2007, các tác giả Trần Anh Tuấn, Trần Thị Thu Hương, Trần Hồng Quang,
Nguyễn Tiến Hùng, Phan Văn Kiệm, Châu Văn Minh đã phân lập và xác định cấu trúc
của

eurycomanon

(1),

13β,18-dihydroeurycomanon

(2),


eurylen

(3),

9-

methoxycanthin-6-one (4), 9-hydroxycanthin-6-on (5) và kaempferol 3-O-α-Lrhamnopyranosid (6) từ lá cây Eurycoma longifolia Jack [5].

Trang 6


NG DƯƠNG CẨM TÚ

PHẦN TỔNG QUAN

1.2.2 Các nghiên cứu ngồi nước
1.2.2.1 Quassinoid
Năm 1968, Lê Văn Thới và Nguyễn Ngọc Sương thực hiện nghiên cứu các hợp
chất của Eurycoma longifolia Jack, kết quả đã phân tách được hai steroid là βsitosterol và campesterol, 2,6-dimethoxybenzoquinone, và eurycomalactone (1). Ngoài
ra, Dihydroeurycomalactone (2) cũng được phân tách từ vỏ của Eurycoma longifolia
có nguồn gốc từ Định Quán[16].

(1)

(2)

Trang 7



PHẦN TỔNG QUAN

UÔNG DƯƠNG CẨM TÚ

Năm 1982, Muchsin Darise, Hiroshi Kohda, Kenji Mizutani và Osamu Tanaka đã
phân lập được eurycomanone và eurycomanol từ rễ Eurycoma longifolia Jack [17].

Năm 1989, K.L.Chan, S.P.Lee, T.W.Sam và B.H.Han phân lập được một
quassinoid glycoside mới là eurycomanol-2-O-β-D-glycopyranoside và eurycomanol
từ rễ của Eurycoma longifolia Jack [18].

Năm 1990, H Tada, F Yasuda, K Otani, M Doteuchi, Y Ishihara, M Shiro phân lập
bốn quassinoid là pasakbumin-A hay eurycomanone, pasakbumin-B (1), pasakbuminC (2) và pasakbumin-D (3) từ Eurycoma longifolia Jack [19].

Trang 8


PHẦN TỔNG QUAN

UÔNG DƯƠNG CẨM TÚ

Năm 1991, K.L.Chan, S.P.Lee, T.W.Sam. S.C.Tan, H.Noguchi và U.Sankawa phân
tách hai quassinoid là 13β,18-dihydroeurycomanol và 14,15β-dihydroxyklaineanone từ
rễ của Eurycoma longifolia Jack [20].

Năm 1992, K.L.Chan, Y.Iitaka, H.Biguchi, H.Sugiyama, I.Saito, U.Sankawa đã
phân tách 6α-hydroxyeurycomalactone, một quassinoid C19 và eurycomalactone từ rễ
của Eurycoma longifolia [21].

Năm 1992, Nguyễn Ngọc Sương, Subodh Bhatnagar, Jdith Polonsky, Marc

Vullhorgne, Thierry Prange và Claudine Pascard đã phân tách hai quassinoid gồm
laurycolactone A và laurycolactone B từ Eurycoma longifolia Jack[22].
Trang 9


×