Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nghiên cứu đánh giá quy hoạch sử dụng đất huyện nhơn trạch, tỉnh đồng nai đến năm 2020” theo định hướng đô thị bền vững và đề xuất một số giải pháp điều chỉnh phù hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.66 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
――――――

TRẦN CAO HOÀNG VIỆT

Nghiên cứu đánh giá “Quy hoạch sử dụng đất
huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm 2020”
theo định hướng Đô thị bền vững và
đề xuất một số giải pháp điều chỉnh phù hợp
Chuyên ngành: Quản lý môi trường
Mã số: 60.85.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
――――――

TRẦN CAO HOÀNG VIỆT

Nghiên cứu đánh giá “Quy hoạch sử dụng đất
huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm 2020”
theo định hướng Đô thị bền vững và
đề xuất một số giải pháp điều chỉnh phù hợp
Chuyên ngành: Quản lý môi trường
Mã số: 60.85.10


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2013


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Hà Dương Xuân Bảo
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS. Phùng Chí Sỹ
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Phan Thu Nga
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG
TP.HCM ngày 27 tháng 08 năm 2013
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
thạc sĩ)
1 - PGS.TS.Võ Việt Kỳ - Chủ tịch Hội đồng. .............................................
2 - TS.Hà Dương Xuân Bảo - Cán bộ hướng dẫn. ......................................
3 - PGS.TS. Phùng Chí Sỹ - Phản biện 1. ...................................................
4 - TS.Phan Thu Nga - Phản biện 2. ............................................................
5 - TS.Lâm Văn Giang - Thư ký Hội đồng. ................................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: TRẦN CAO HOÀNG VIỆT ........................ MSHV: 10260597 ...........
Ngày, tháng, năm sinh: 20/07/1987 ........................................... Nơi sinh: Đồng Nai .........
Chuyên ngành: Quản Lý Môi Trường .................................... Mã số: 60.85.10 ...........
I. TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu đánh giá “Quy hoạch sử dụng đất huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm
2020” theo định hướng Đô thị bền vững và đề xuất một số giải pháp điều chỉnh phù hợp
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1. Nhiệm vụ :
- Đánh giá “Quy hoạch sử dụng đất huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm 2020”
theo các tiêu chí đơ thị bền vững.
- Đề xuất các giải pháp điều chỉnh phù hợp với điều kiện của QHSDĐ huyện Nhơn
Trạch theo định hướng đô thị bền vững.
2. Nội dung :
1) Cơ sở thực tế & pháp lý - Nghiên cứu cơ sở hạ tầng thực tế của huyện Nhơn Trạch; cơ
sở pháp lý và thực trạng QHSDĐ Nhơn Trạch.
2) Xây dựng Bộ tiêu chí Quy hoạch ĐTBV (đề xuất)- Trên cơ sở phân tích các nghiên
cứu trong và ngoài nước về PTBV & ĐTBV, tiến hành xây dựng Bộ tiêu chí Quy hoạch
ĐTBV (đề xuất) để áp dụng cho việc đánh giá các nội dung của QHSDĐ Nhơn Trạch.
3) Đánh giá QHSDĐ Nhơn Trạch theo Bộ tiêu chí Quy hoạch ĐTBV (đề xuất)- Dựa trên

thực trạng cơ sở hạ tầng và Bộ tiêu chí Quy hoạch ĐTBV (đề xuất), đề tài tiến hành đánh
giá “QHSDĐ Nhơn Trạch”
4) Đề xuất giải pháp điều chỉnh phù hợp: Dựa trên những kết quả phân tích, đánh giá...
để đề xuất một số giải pháp điều chỉnh phù hợp trong QHSDĐ Nhơn Trạch, nhằm phát
triển Nhơn Trạch theo hướng ĐTBV trong tương lai.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: (Ghi theo trong QĐ giao đề tài) ………………….....
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: (Ghi theo trong QĐ giao đề tài) .................
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên): TS. Hà Dương Xuân Bảo


TP. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 2013
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA….………
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, ngoại trừ các kết quả tham khảo từ các cơng trình khác
như đã ghi rõ trong luận văn, các nội dung trình bày trong luận văn này là do chính
tơi thực hiện và chưa có phần nội dung nào của luận văn này được nộp để lấy một
bằng cấp ở trường này hoặc trường khác.
Tp. HCM, ngày 19 tháng 09 năm 2013
Học viên


TRẦN CAO HOÀNG VIỆT


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Thầy Hà Dương Xuân
Bảo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp nhiều tài liệu cũng như kinh
nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng gửi lời cám ơn chân thành đến Quý Thầy cô lớp Cao học Quản lý
môi trường – Trường Đại học Bách khoa Tp HCM đã tận tình truyền đạt những kiến
thức chun mơn và kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập tại trường. Đồng thời,
gửi lời cám ơn đến tất các anh chị và các bạn cùng lớp Cao học khóa 2010.
Xin chân thành cám ơn các anh, chị cơng tác tại Phịng Tài nguyên - Môi
trường huyện Nhơn Trạch và Trung tâm Kỹ thuật địa chính huyện Nhơn Trạch đã
trao đổi ý kiến và hỗ trợ cung cấp thông tin trong quá trình điều tra, thu thập số liệu
để hồn thiện luận văn.
Sau cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và ủng hộ
tôi trong suốt q trình học tập cũng như hồn thành luận văn này.
Tp. HCM, ngày 19 tháng 09 năm 2013
Học viên

TRẦN CAO HOÀNG VIỆT


TĨM TẮT LUẬN VĂN

Phát triển đơ thị bền vững hiện đang là xu hướng của thế giới nhằm mang lại
chất lượng cuộc sống tốt hơn cho con người trên cơ sở cân bằng ba lĩnh vực kinh tế
- xã hội và môi trường. Nhưng trước tiên, chúng ta phải Quy hoạch đô thị theo
hướng bền vững. Để làm được điều này, Quy hoạch sử dụng đất theo tiêu chí Quy

hoạch đơ thị bền vững là bước khởi đầu và đóng vai trò quyết định.
Huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai là một huyện nằm giữa vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam được định hướng trở thành đô thị loại II. Do đó, Quy hoạch sử dụng
đất huyện Nhơn Trạch cần được đánh giá lại cho phù hợp với yêu cầu phát triển đơ
thị bền vững.
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tế, cơ sở pháp lý thực hiện QHSDĐ
huyện Nhơn Trạch và phân tích, chọn lọc các nghiên cứu trong, ngoài nước liên
quan đến PTBV, ĐTBV, cũng như tham khảo ý kiến chuyên gia, tác giả đã xây
dựng bộ tiêu chí quy hoạch đơ thị bền vững dùng trong đánh giá “Quy hoạch sử
dụng đất Huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm 2020” theo định hướng Đô thị
Bền vững. Dựa trên cơ sở pháp lý, các quy chuẩn về QHSDĐ và QHĐT, cũng như
mối quan hệ giữa các nội dung trong QHSDĐ huyện Nhơn Trạch và Bộ tiêu chí
Quy hoạch ĐTBV (đề xuất), tác giả đã tiến hành phân tích, đánh giá lại những mặt
phù hợp và chưa phù hợp của “QHSDĐ Nhơn Trạch” với định hướng phát triển
ĐTBV.
Kết quả đánh giá QHSDĐ huyện Nhơn Trạch cho thấy còn nhiều bất cập,
nhiều điểm chưa phù hợp. Do đó, tác giả đã dựa trên ý kiến chuyên gia để đề xuất
những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung trong Quy trình lập QHSDĐ, trong nội
dung hiện tại và trong Bản đồ QHSDĐ huyện Nhơn Trạch cho phù hợp hơn với
định hướng Phát triển ĐTBV.


ABSTRACT

Sustainable urban development is a trend of the world in order to bring better
quality of life for people on the basis of three areas - economic - social and
environment. But first, we need urban planning towards sustainability. To do this,
Land use planning based on criteria for sustainable urban planning is the first step
and plays a decisive role.
Nhon Trach District, Dong Nai Province is a district located between the

southern key economic area oriented to become a grade II. Therefore, land use
planning of Nhon Trach district should be re-evaluated in accordance with the
requirements of sustainable urban development.
On the basis of study of the actual situation, the legal basis of land use
planning implementation in Nhon Trach district and analyzing, filtering the
domestic and foreign research related to sustainable development,

sustainable

urban, as well as to consult experts, the author has formulated the criteria for
sustainable urban planning used in the reviews "land use planning of Nhon Trach
district-Dong Nai province by 2020 "sustainable urban-oriented. Based on the legal
basis, the regulation of land use planning and urban planning, as well as the
relationship between the contents in land use planning of Nhon Trach district and
The urban planning criteria of sustainability, the authors conducted analysis,
assessing the suitability and not yet suitability of the land use planning of Nhon
Trach with coherence Sustainable municipality.
Assessment of land use planning of Nhon Trach district showed many
shortcomings, many of the points not yet suitability. Therefore, the author has to
rely on expert opinion to propose the content adjusted and supplemented in the
process of land use planning in the current content and in land use planning maps of
Nhon Trach district for more relevant to sustainable urban orientation.


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá “Quy hoạch sử dụng đất huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm
2020” theo định hướng Đô thị bền vững và đề xuất một số giải pháp điều chỉnh phù hợp

MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cám ơn

Abstract
Tóm tắt
Danh mục viết tắt ......................................................................................................... i
Danh mục bảng .......................................................................................................... ii
Danh mục hình ...........................................................................................................iii
Giải thích từ ngữ ........................................................................................................ iv
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 2
4. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 5
7. Ý nghĩa đề tài .................................................................................................... 5
8. Tính mới của đề tài ............................................................................................ 5
CHƯƠNG 1- CƠ SỞ THỰC TẾ & PHÁP LÝ ...................................................... 6
1.1- Đặc điểm tự nhiên, dân số và phát triển kinh tế huyện Nhơn Trạch............ 6
1.1.1 - Vị trí địa lý, Địa hình, khí hậu:............................................................. 6
1.1.2 - Đặc điểm sơng ngịi, thủy văn............................................................... 9
1.1.3 - Đặc điểm về tài nguyên ...................................................................... 10
1.1.4 - Tình hình phát triển kinh tế và gia tăng dân số: ................................ 12
1.1.5 - Tiềm năng đất đai huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai ....................... 14
1.2- Cơ sở pháp lý và tình hình thực hiện QHSDĐ Nhơn Trạch ...................... 18
1.2.1 - Cơ sở pháp lý liên quan đến QHSDĐ Nhơn Trạch ............................ 18
1.2.2 - Quy trình triển khai trong QHSDĐ Nhơn Trạch ................................ 20
1.2.3 - Tình hình thực hiện QHSDĐ huyện Nhơn Trạch trước 2010............. 22
HVTH: Trần Cao Hoàng Việt

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo


a


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá “Quy hoạch sử dụng đất huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm
2020” theo định hướng Đô thị bền vững và đề xuất một số giải pháp điều chỉnh phù hợp

CHƯƠNG 2 - XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ QUY HOẠCH ĐƠ THỊ BỀN
VỮNG (ĐỀ XUẤT) ................................................................................................. 26
2.1 - Phân tích các nghiên cứu trong và ngoài nước về PTBV & ĐTBV .......... 26
2.1.1 – Những khái niệm liên quan đến Quy hoạch đô thị bền vững: ........... 26
2.1.2 – Khảo sát một số Hệ thống tiêu chí liên quan đến Đơ thị bền vững 27
2.2 - Xây dựng Bộ tiêu chí Quy hoạch Đơ thị bền vững (Đề xuất) để áp dụng
cho việc đánh giá các nội dung của QHSDĐ Nhơn Trạch. .............................. 37
2.2.1– Xác định & đề xuất các nhóm tiêu chí, chủ đề liên quan đến Quy
hoạch Đô thị bền vững: .................................................................................. 37
2.2.2 - Xây dựng Bộ tiêu chí Quy hoạch Đơ thị bền vững (đề xuất) ............. 38
CHƯƠNG 3 - ĐÁNH GIÁ “QHSDĐ NHƠN TRẠCH” THEO BỘ TIÊU
CHÍ QUY HOẠCH ĐTBV (đề xuất) & ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐIỀU
CHỈNH PHÙ HỢP ................................................................................................. 57
3.1-Đánh giá QHSDĐ Nhơn Trạch theo Bộ tiêu chí QH ĐTBV (đề xuất)........ 57
3.2 - Đề xuất một số giải pháp điều chỉnh phù hợp trong QHSDĐ Nhơn Trạch81
3.2.1- Đề xuất bổ sung vào trình tự thực hiện QHSDĐ Nhơn Trạch
(2015-2020). ................................................................................................... 82
3.2.2 - Đề xuất cần chỉnh sửa và bổ sung vào nội dung QHSDĐ Nhơn
Trạch (2011 – 2015) ...................................................................................... 89
3.2.3 - Đề xuất điều chỉnh bản đồ QHSDĐ Nhơn Trạch. .............................. 94
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 101
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG


HVTH: Trần Cao Hồng Việt

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo

b


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá “Quy hoạch sử dụng đất huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm
2020” theo định hướng Đô thị bền vững và đề xuất một số giải pháp điều chỉnh phù hợp

DANH MỤC VIẾT TẮT

ASXH

:

An sinh xã hội

BĐKH

:

Biến đổi khí hậu

BĐKH

:

Biến đổi khí hậu


CTR

:

Chất thải rắn

DN

:

Doanh nghiệp

ĐTBV

:

Đô thị bền vững

GTCC

:

Giao thông công cộng

GTDS

:

Gia tăng dân số


HĐKT

:

Hoạt động kinh tế

HQSDĐ

:

Hiệu quả sử dụng đất

KCN

:

Khu công nghiệp

KDC

:

Khu dân cư

KGCC

:

Không gian công cộng


KHCN

:

Khoa học và công nghệ

LHQ

:

Liên Hợp Quốc

NLĐ

:

Người lao động

ONKK

:

Ơ nhiễm khơng khí

ONMT

:

Ơ nhiễm mơi trường


PTBV

:

Phát triển bền vững

HVTH: Trần Cao Hoàng Việt

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo

i


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá “Quy hoạch sử dụng đất huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm
2020” theo định hướng Đô thị bền vững và đề xuất một số giải pháp điều chỉnh phù hợp

QHĐT

:

Quy hoạch đô thị

QHSDĐ

:

Quy hoạch sử dụng đất

QHSDĐ Nhơn Trạch


:

QHSDĐ huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
đến năm 2020

QT

:

Q trình

TNTN

:

Tài ngun thiên nhiên

VĐMT

:

Vấn đề mơi trường

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1- Tình hình gia tăng dân số ở huyện Nhơn Trạch (2006 – 2010) .................. 13
Bảng 2- Cơ sở pháp lý liên quan đến QHSDĐ Nhơn Trạch ..................................... 18
Bảng 3- Kết quả thực hiện QHSDĐ Nhơn Trạch giai đoạn 1997-2010 ................... 22
Bảng 4- Đánh giá việc thực hiện QHSDĐ Nhơn Trạch giai đoạn 1997-2010 ......... 23
Bảng 5- Nội dung một số Hệ thống tiêu chí PTBV, ĐTBV & Quy hoạch ĐTBV ... 28

Bảng 6- Đề xuất các nhóm tiêu chí, chủ đề liên quan đến Quy hoạch ĐTBV ......... 37
Bảng 7- Bộ tiêu chí cho Quy hoạch ĐTBV (đề xuất) ............................................... 52
Bảng 8- Kết quả đánh giá “QHSDĐ Nhơn Trạch” theo Bộ tiêu chí Quy hoạch
ĐTBV ....................................................................................................................... 58
Bảng 9- Đề xuất bổ sung vào trình tự thực hiện QHSDĐ Nhơn Trạch .................... 82
Bảng 10- Đề xuất chỉnh sửa và bổ sung vào nội dung QHSDĐ Nhơn Trạch........... 89

HVTH: Trần Cao Hoàng Việt

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo

ii


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá “Quy hoạch sử dụng đất huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm
2020” theo định hướng Đô thị bền vững và đề xuất một số giải pháp điều chỉnh phù hợp

DANH MỤC HÌNH

Hình 1- Địa giới hành chính huyện Nhơn Trạch ........................................................ 7
Hình 2- Trình tự, nội dung lập QHSDĐ, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp huyện .. 21
Hình 3- Mơ hình Symbio City ................................................................................. 36
Hình 4- Trường cao đẳng trong KDC (dự kiến) ...................................................... 72
Hình 5- Trường Đại học trên đất chuyên trồng lúa nước ((dự kiến)......................... 72
Hình 6- Bệnh viện nằm tại trung tâm đô thị, cách làng đại học 15km (dự kiến)...... 73
Hình 7- Hệ thống hạ tầng giao thơng khơng đồng bộ trong QHSDĐ....................... 75
Hình 8- Vùng chưa bố trí các cơng trình quy hoạch ................................................. 78
Hình 9- Hạ tầng giao thơng chưa hồn chỉnh ........................................................... 94
Hình 10 – Các khu dân cư chưa kết nối .................................................................... 95
Hình 11: Khu dân cư nằm giữa khu cảng tập trung .................................................. 95

Hình 12: Bãi trung chuyển CTR giữa 2 khu dân cư ................................................. 96
Hình 13 – KDC chưa có khoảng cây xanh cách ly với KCN ................................... 96
Hình 14: Đất nghĩa địa nằm trong quy hoạch khu dân cư ........................................ 97
Hình 15: Khu rừng ngập mặn chưa được khoanh vùng bảo vệ ................................ 98

HVTH: Trần Cao Hoàng Việt

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo

iii


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá “Quy hoạch sử dụng đất huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm
2020” theo định hướng Đô thị bền vững và đề xuất một số giải pháp điều chỉnh phù hợp

GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng các khái niệm sau trong việc xây dựng Bộ
tiêu chí Quy hoạch Đơ thị bền vững, có thể được hiểu như sau:
1. Chủ đề:
“Chủ đề” có nghĩa tương đồng với “Chỉ số - Index” trong lý thuyết PTBV
2. Tiêu chí chính
“Tiêu chí chính” có nghĩa tương đồng với “Chỉ thị - Indicator” trong lý thuyết
PTBV
3. Tiêu chí phụ
“Tiêu chí phụ” có nghĩa tương đồng với thông số “Thông số - Parameter”
trong lý thuyết PTBV

HVTH: Trần Cao Hoàng Việt

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo


iv


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá “Quy hoạch sử dụng đất huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm
2020” theo định hướng Đô thị bền vững và đề xuất một số giải pháp điều chỉnh phù hợp

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thập niên 40 của thế kỷ XX, con người bắt đầu cuộc cách mạng khoa học
công nghệ và từ đó con người sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên (TNTN)
nhiều hơn, thải ra môi trường cũng nhiều hơn. Năm 1972, ý thức được sự ô
nhiễm môi trường (ONMT), nhân loại đã có tuyên bố chung về chống ONMT tại
Hội nghị của Liên Hợp Quốc (LHQ) về con người và môi trường được tổ chức
tại Stockhom, Thụy Điển. Tuy nhiên, mãi đến năm 1987, trong báo cáo “Tương
lai của chúng ta” do Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới của Liên Hợp
Quốc xuất bản đã phổ biến rộng hơn khái niệm “Phát triển bền vững (PTBV) là
sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại, mà không ảnh hưởng đến khả năng
đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ mai sau (WCED, 1987).
Cũng từ đó, trên thế giới xuất hiện thêm nhiều khái niệm “bền vững” tương
tự như “Đô thị bền vững (ĐTBV)”, “Quy hoạch đô thị bền vững”, “Quy hoạch
bền vững”, “Quy hoạch sử dụng đất bền vững”, …. Dù có nhiều khái niệm khác
nhau, thì mục đích của quy hoạch là nhằm cung cấp cơ sở vật chất tốt hơn cho xã
hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và thân thiện với môi trường hơn.
Việt Nam là một quốc gia nghèo, đang phát triển và việc đơ thị hóa là
khơng tránh khỏi. Việt Nam cũng bắt đầu quy hoạch với rất nhiều khái niệm như
Quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ), Quy hoạch đô thị, Quy hoạch xây dựng, Quy
hoạch ngành, …. Tuy nhiên, khái niệm PTBV kết hợp với Quy hoạch còn rất mới
ở Việt Nam. Do đó, những vùng được định hướng phát triển thành đô thị cần
phải được đánh giá lại việc đáp ứng các yêu cầu của PTBV.

Huyện Nhơn Trạch thuộc tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam là một trong số đó, định hướng phát triển thành đô thị trong tương lai.
Quy hoạch sử dụng đất huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 (sau

HVTH: Trần Cao Hoàng Việt

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo

1


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá “Quy hoạch sử dụng đất huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm
2020” theo định hướng Đô thị bền vững và đề xuất một số giải pháp điều chỉnh phù hợp

đây gọi tắt là QHSDĐ Nhơn Trạch) là cơ sở pháp lý đầu tiên để phát triển Nhơn
Trạch thành đô thị, đã triển khai với nhiều thuận lợi lẫn khó khăn ban đầu. Vì
thế, quy hoạch này vẫn phải cần nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh… thêm để có
thể phát triển Nhơn Trạch theo hướng ĐTBV, đáp ứng với xu thế PTBV của Việt
Nam và thế giới trong tương lai.
Từ những cơ sở trên, tôi đã chọn đề tài: Nghiên cứu đánh giá “Quy hoạch
sử dụng đất huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm 2020” theo định
hướng Đô thị bền vững và đề xuất một số giải pháp điều chỉnh phù hợp.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá “Quy hoạch sử dụng đất huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm
2020” theo Bộ tiêu chí Quy hoạch Đơ thị bền vững.
- Đề xuất các giải pháp điều chỉnh phù hợp với điều kiện của QHSDĐ huyện
Nhơn Trạch theo định hướng đô thị bền vững.
3. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài giải quyết lần lượt 4 nội dung như sau:
1) Cơ sở thực tế & pháp lý – tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu và phân tích các

đặc điểm tự nhiên, dân số và phát triển kinh tế huyện Nhơn Trạch cũng như
tiềm năng đất đai, tình hình thực tế và thực trạng QHSDĐ Nhơn Trạch kỳ
trước và cơ sở pháp lý thực hiện QHSDĐ Nhơn Trạch giai đoạn 2011-2020.
2) Xây dựng Bộ tiêu chí Quy hoạch ĐTBV (đề xuất)- Trên cơ sở tham vấn ý
kiến chuyên gia, kết hợp với phân tích vai trị của từng vấn đề trong QHSDĐ
với việc phát triển ĐTBV, tác giả đã chọn lọc từng tiêu chí trong các nghiên
cứu trong và ngoài nước về PTBV & ĐTBV để xây dựng Bộ tiêu chí Quy
hoạch ĐTBV được áp dụng cho việc đánh giá các nội dung của QHSDĐ
Nhơn Trạch.
3) Đánh giá QHSDĐ Nhơn Trạch theo Bộ tiêu chí Quy hoạch ĐTBV (đề xuất) Dựa trên cơ sở pháp lý, các quy chuẩn cũng như mối quan hệ giữa các nội
dung trong QHSDĐ huyện Nhơn Trạch và Bộ tiêu chí Quy hoạch ĐTBV (đề

HVTH: Trần Cao Hoàng Việt

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo

2


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá “Quy hoạch sử dụng đất huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm
2020” theo định hướng Đô thị bền vững và đề xuất một số giải pháp điều chỉnh phù hợp

xuất), tác giả tiến hành đánh giá những mặt phù hợp và chưa phù hợp của
“QHSDĐ Nhơn Trạch” theo hướng phát triển ĐTBV.
4) Đề xuất những giải pháp điều chỉnh phù hợp: Dựa trên những kết quả phân
tích, đánh giá và ý kiến chuyên gia, tác giả tiến hành đề xuất một số nội dung
cần bổ sung, chỉnh sửa, điều chỉnh trong QHSDĐ Nhơn Trạch, nhằm phát
triển Nhơn Trạch theo hướng ĐTBV trong tương lai.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài bao gồm:

 Hệ thống tiêu chí phát triển đô thị bền vững;
 Quy hoạch sử dụng đất huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai, giai đoạn 2011–2020;
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
a/ Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện theo trình tự sau:
 Nghiên cứu phân tích, đánh giá các Bộ tiêu chí về ĐTBV trong và ngồi nước
làm cơ sở cho việc xây dựng Bộ tiêu chí Quy hoạch ĐTBV (đề xuất) do nhóm
tác giả thực hiện;
 Tiến hành xác định & đánh giá những điểm phù hợp cần phát huy và những
điểm bất cập cần phải điều chỉnh, bổ sung, hồn thiện trong q trình thực hiện,
nhằm hồn thiện nội dung QHSDĐ Nhơn Trạch, trên cơ sở phù hợp với Bộ tiêu
chí Quy hoạch ĐTBV (đề xuất), phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành &
phù hợp với điều kiện thực tế của huyện Nhơn Trạch.
b/ Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu
Phương pháp này được sử dụng để đạt được nội dung (1), (2) và làm cơ sở thực
hiện nội dung (3) và (4) thông qua việc thu thập, tổng hợp và phân tích các tài
liệu, cụ thể như sau:
 Nội dung QHSDĐ Nhơn Trạch và các văn bản pháp lý liên quan;
 Các hệ thống tiêu chí PTBV, các bộ tiêu chí về ĐTBV và quy hoạch ĐTBV đã
được xây dựng trong các nghiên cứu trước. Trên cơ sở phân tích các bộ tiêu
chí đó, nghiên cứu sẽ kế thừa, đồng thời xây dựng Bộ tiêu chí Quy hoạch
ĐTBV (đề xuất), dùng để áp dụng đánh giá QHSDĐ Nhơn Trạch.
HVTH: Trần Cao Hoàng Việt

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo

3


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá “Quy hoạch sử dụng đất huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm
2020” theo định hướng Đô thị bền vững và đề xuất một số giải pháp điều chỉnh phù hợp


Phương pháp này giúp thu thập những cơ sở dữ liệu cần thiết, cung cấp kiến thức
nền về lĩnh vực nghiên cứu cụ thể và cịn giúp tác giả kế thừa các thơng tin đã có
từ các tài liệu, kết quả điều tra để phân tích và tổng hợp thơng tin cần thiết.
c/ Phƣơng pháp khảo sát và điều tra thực địa
Phương pháp này được áp dụng để đạt được nội dung (1), (3) và làm cơ sở thực
hiện nội dung (4):
 Nghiên cứu cơ sở hạ tầng thực tế của huyện Nhơn Trạch.
 Tiến hành khảo sát thực tế tại một vị trí thể hiện trên bản đồ QHSDĐ Nhơn
Trạch: các khu dân cư (KDC) hiện hữu, KDC mới xây dựng theo quy hoạch
(Licogi 16), khu công nghiệp (KCN) Nhơn Trạch, một số vị trí quy hoạch
đường giao thơng (cao tốc, liên xã…), khu quy hoạch xây dựng các trường
đại học, cao đằng, dạy nghề…v..v…
 Dựa trên những kết quả phân tích, đánh giá... để đề xuất một số giải pháp
điều chỉnh phù hợp trong QHSDĐ Nhơn Trạch, nhằm phát triển Nhơn Trạch
theo hướng ĐTBV trong tương lai
d/ Phƣơng pháp chuyên gia
Phương pháp này được áp dụng để đạt được nội dung (2), (3) và làm cơ sở để
thực hiện nội dung (4):
 Tham khảo ý kiến tư vấn của một số giảng viên, chuyên gia, nhà nghiên cứu,
cán bộ địa chính, người có kinh nghiệm, kiến thức liên quan đến vấn đề
QHSDĐ và quản lý đô thị .
 Tổ chức thu thập, trao đổi ý kiến với một số cá nhân, tổ chức có liên quan
đến q trình tư vấn, trực tiếp xây dựng nội dung QHSDĐ Nhơn Trạch.
Phương pháp chuyên gia có ưu điểm là tương đối chính xác, mang tính lý luận và
thực tiễn cao, không mất nhiều thời gian. Kinh nghiệm của các chuyên gia trong
lĩnh vực nghiên cứu có thể giúp tác giả xác định khó khăn sẽ xuất hiện trong quá
trình thực hiện cũng như hỗ trợ hồn thiện nội dung nghiên cứu.
e/ Phƣơng pháp phân tích ma trận đa mục tiêu (AHP)
AHP là một phương pháp ra quyết định đa mục tiêu được đề xuất bởi Saaty vào

năm 1980 (Trần Thị Mỹ Dung, 2012), thường được áp dụng trong việc xây dựng,
HVTH: Trần Cao Hoàng Việt

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo

4


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá “Quy hoạch sử dụng đất huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm
2020” theo định hướng Đô thị bền vững và đề xuất một số giải pháp điều chỉnh phù hợp

đánh giá và lựa chọn các phương án trong QHSDĐ. Phương pháp này đề ra các
tiêu chí để xây dựng các phương án QHSDĐ. Trên cơ sở đánh giá của các
chuyên gia đối với từng tiêu chí trong từng phương án QHSDĐ theo thang điểm
đặt ra ban đầu, đội lập quy hoạch sử dụng đất sẽ tiến hành xây dựng ma trận
trọng số (được gọi là ma trận AHP). Sau khi xử lý ma trận theo một quy trình
nhất định, Đội lập QHSDĐ sẽ có được kết quả đánh giá của từng phương án
QHSDĐ. Đây là yếu tố giúp nhà lãnh đạo ra quyết định lựa chọn phương án
QHSDĐ phù hợp theo nhiều tiêu chí đặt ra ban đầu.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Tác giả tập trung nghiên cứu trong phạm vi các tiêu chí liên quan đến ĐTBV và
những nội dung của QHSDĐ Nhơn Trạch.
7. Ý nghĩa đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
Đề tài có ý nghĩa khoa học nhất định. Một trong những kết quả cụ thể của đề tài
là Bộ tiêu chí Quy hoạch ĐTBV (đề xuất) được xây dựng dựa vào việc tích hợp
có tính chọn lọc các bộ tiêu chí PTBV đã được đề xuất trên thế giới và Việt Nam.
Trên cơ sở này, tác giả sẽ đề xuất một số điều chỉnh phù hợp cho QHSDĐ Nhơn
Trạch trong giai đoạn tiếp theo một cách khoa học và hiệu quả hơn.
b. Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài có ý nghĩa thực tiễn. Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng vào việc
điều chỉnh QHSDĐ theo hướng PTBV, mang lại lợi ích về 3 mặt: kinh tế - xã hội
và mơi trường cho chính quyền, doanh nghiệp (DN) và nhân dân huyện Nhơn
Trạch nói riêng và có thể làm cơ sở tham khảo để triển khai với quy mô lớn hơn.
8. Tính mới của đề tài
Hiện tại, vẫn chưa có một nghiên cứu nào đánh giá sự phù hợp của QHSDĐ
Nhơn Trạch với phát triển ĐTBV. Và do đó, nghiên cứu này được thực hiện
nhằm giải quyết vấn đề trên theo 2 mục đích và 4 nội dung đã nêu.

HVTH: Trần Cao Hoàng Việt

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo

5


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá “Quy hoạch sử dụng đất huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm
2020” theo định hướng Đô thị bền vững và đề xuất một số giải pháp điều chỉnh phù hợp

CHƢƠNG 1- CƠ SỞ THỰC TẾ & PHÁP LÝ
1.1 – Đặc điểm tự nhiên, dân số và phát triển kinh tế huyện Nhơn Trạch
Trong phần này tác giả tập trung giới thiệu môt số đặc điểm về cơ sở hạ tầng
thực tế của huyện Nhơn Trạch, đồng thời đưa ra những nhận xét ban đầu của tác
giả đối với những chi tiết có liên quan đến vấn đề Quy hoạch ĐTBV.
1.1.1 - Vị trí địa lý, Địa hình, khí hậu:
a/ Vị trí địa lý:
 Huyện Nhơn Trạch nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Đồng Nai với tổng diện tích tự
nhiên của huyện là 41.077,99 ha, chiếm 6,95% diện tích tự nhiên tồn tỉnh. Tổng
dân số năm 2010 là 164.517 người, mật độ dân số 400 người/km2. Xung quanh
huyện được bao quanh bởi các tuyến sông lớn như sông Đồng Nai, sông Nhà Bè,

sông Lịng Tàu, sơng Đồng Tranh. Huyện Nhơn Trạch được thành lập trên cơ sở
tách ra từ huyện Long Thành theo Nghị định số 51/CP ngày 23/6/1994 của Chính
Phủ gồm 12 đơn vị hành chính cấp xã.
 Địa giới hành chính tiếp giáp cụ thể như sau:
o Phía Bắc và Đơng Bắc giáp sơng Đồng Nai và huyện Long Thành.
o Phía Bắc và Tây Bắc giáp Quận 2 và Quận 9 của TP. Hồ Chí Minh.
o Phía Nam và Đơng Nam giáp huyện Mỹ Xuân của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
o Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Cần Giờ của TP. Hồ Chí Minh.
 Huyện Nhơn Trạch có mạng lưới giao thông và cơ sở hạ tầng khá thuận lợi; đang
và sẽ được đầu tư nhiều cơng trình cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc trên địa
bàn hoặc đi qua như: đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây,
đường cao tốc liên vùng phía nam (Long Thành - Bến Lức), cầu, đường Quận 9 Nhơn Trạch, các cơng trình cấp điện, cấp thốt nước và hệ thống cảng sơng
thơng ra biển. Với vị trí tiếp giáp nhiều khu vực kinh tế khác nhau và nằm tại
trung tâm của khu vực tam giác trọng điểm phát triển kinh tế và đơ thị (TP.Hồ
Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu) thuộc vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam
(KTTĐPN), huyện Nhơn Trạch có nhiều lợi thế để phát triển trên mọi lĩnh vực

HVTH: Trần Cao Hoàng Việt

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo

6


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá “Quy hoạch sử dụng đất huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm
2020” theo định hướng Đô thị bền vững và đề xuất một số giải pháp điều chỉnh phù hợp

kinh tế, đặc biệt thuận lợi để mở rộng khu công nghiệp, thương mại - dịch vụ - du
lịch (hình 1).


Hình1- Địa giới hành chính huyện Nhơn Trạch
(Nguồn: UBND tỉnh Đồng Nai, 2013)
 Nhận xét 1: Mặc dù lợi thế rất lớn, nhưng sức ép về mặt đầu tư cơ sở hạ tầng,
phát triển kinh tế quá nhanh từ một huyện nghèo, đời sống người dân chủ yếu từ
nơng nghiệp thì việc phát triển nhanh thành đơ thị sẽ rất khó để bền vững nếu
khơng có một định hướng và QHSDĐ hợp lý. Vì thế, trong tiến trình quy hoạch ở
huyện Nhơn Trạch cần phải được chi tiết, cụ thể và bao quát hết tồn bộ khu vực
của huyện, khơng được rời rạc, riêng lẻ sẽ rất khó để PTBV.

HVTH: Trần Cao Hồng Việt

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo

7


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá “Quy hoạch sử dụng đất huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm
2020” theo định hướng Đô thị bền vững và đề xuất một số giải pháp điều chỉnh phù hợp

b/ Địa hình:
Địa hình của huyện tương đối đơn giản và mang tính chất của vùng đồng bằng
ven biển, thường xuyên chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Diện tích đất
canh tác nông nghiệp tương đối lớn nhưng hiệu quả đem lại không cao do phần lớn
đất bị nhiễn phèn, mặn ở dưới tầng sâu; tầng đất mặt ở khu vực cao hơn phần lớn lại
là đất xám nhưng có lẫn sét và sỏi sạn nên nghèo dinh dưỡng. Tuy nhiên nền địa
chất của huyện tương đối vững chắc, địa hình dạng bằng phẳng nên rất phù hợp cho
việc xây dựng. Địa hình của Nhơn Trạch có thể phân thành 2 dạng chủ yếu:
 Dạng địa hình cao: có độ dốc từ 30 đến lớn hơn 80, phân bố khá tập trung ở
khu vực trung tâm huyện; kiến tạo địa chất là phù sa cổ, tầng đất dày, tỷ lệ cát
cao (>70%), khả năng chịu nén tốt.

o Đối với việc sử dụng đất: dạng địa hình này thuận lợi để bố trí sản xuất đối
với các loại cây trồng lâu năm, cây hàng năm không tưới, đặc biệt rất thuận
lợi cho xây dựng.
o Đối với mơi trường và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH): ở
dạng địa hình này khả năng bào mòn bề mặt canh tác tương đối lớn, khả năng
thấm hút và bồi hoàn nước mưa cho nước ngầm bị hạn chế.
 Dạng địa hình thấp, trũng: nằm bao bọc khu trung tâm theo ranh giới của
huyện, với độ dốc lớn; thường bị chia cắt bởi hệ thống sông, rạch.
o Đối với việc sử dụng đất: dạng địa hình này khó khăn cho việc xây dựng cơ
sở hạ tầng, nhưng thuận lợi để phát triển nông nghiệp như trồng lúa, nuôi
trồng thủy sản; lâm nghiệp kết hợp nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch
sinh thái.
o Đối với mơi trường và khả năng thích ứng với BĐKH: ở dạng địa hình này
khả năng tích tụ và bồi hồn lượng nước mưa cho nước ngầm khơng bị hạn
chế, ít xảy ra việc bào mịn bề mặt canh tác. Tuy nhiên khả năng nhiễm phèn,
nhiễm mặn cao ở khu vực phía Nam và Tây Nam do bị tác động bởi chế độ
thủy văn.
c/ Khí hậu:
HVTH: Trần Cao Hồng Việt

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo

8


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá “Quy hoạch sử dụng đất huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm
2020” theo định hướng Đô thị bền vững và đề xuất một số giải pháp điều chỉnh phù hợp

 Nhơn Trạch thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao
đều quanh năm, ít gió bão, khơng có mùa đơng lạnh, khơng có những cực đoan

lớn về khí hậu, rất thuận lợi cho bố trí sử dụng đất.
 Nhơn Trạch nằm trong vùng có lượng mưa tương đối cao (1.972 mm/năm tại
Biên Hòa; 1352 mm/năm tại Vũng Tàu; 1.805 mm/năm tại Bình Ba), nhưng phân
bố khơng đều nhau hình thành hai mùa trái ngược nhau: Mùa mưa và mùa khơ.
 Mùa khơ kéo dài trong vịng 6 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa
rất thấp chỉ chiếm khoảng 8 - 10% lượng mưa cả năm. Trong khi đó lượng bốc
hơi khá cao, nó chiếm khoảng 64 - 67% tổng lượng bốc hơi cả năm.
 Mùa mưa kéo dài trong 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10, mưa rất tập trung, lượng
mưa trong 06 tháng mùa mưa chiếm 91 - 92% tổng lượng mưa cả năm. Lượng
mưa lớn và tập trung, cùng với dạng địa hình đồi độ dốc lớn đã xãy ra q trình
xói mịn, rửa trơi rất mạnh, lơi kéo sét mùn từ nơi cao xuống nơi thấp.
1.1.2 - Đặc điểm sơng ngịi, thủy văn
 Nhơn Trạch có mạng lưới kênh rạch chằng chịt với nhiều tuyến sông lớn bao
quanh vùng trung tâm của huyện. Phần lớn các sông này đều thông với nhau,
chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều và thường bị nhiễm mặn.
 Chế độ thủy văn của hệ thống sông Đồng Nai chịu sự chi phối của 4 yếu tố: chế
độ mưa nội vùng, thủy triều, chế độ điều tiết nước của các cơng trình đầu nguồn,
khả năng giữ nước và bổ sung của lưu vực. Biên độ triều bình quân 1,86 m, cao
nhất 2,06m, thấp nhất 1,05m, đã có tác dụng rất lớn đến khả năng tưới tiêu ở khu
vực đất bằng ven sông.
 Về xâm nhập mặn: trước đây khi chưa có cơng trình thủy điện Trị An, mặn theo
chiều xâm nhập tới hạ lưu cầu xa lộ Đồng Nai. Sau khi cơng trình hồ Trị An đi
vào hoạt động, mặn đã đẩy lùi tới Nhà Bè, nên khu vực thuộc lưu vực sông Đồng
Nai trên địa bàn huyện có nước ngọt quanh năm. Riêng khu vực thuộc hạ lưu
Sông Thị Vải, do phân bố trên địa hình thấp, gần cửa sơng nên trong năm thường
có 5 - 6 tháng (từ tháng 12 đến tháng 5) mặn xâm nhập trực tiếp vào sâu trong
sông rạch và nội đồng.

HVTH: Trần Cao Hoàng Việt


GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo

9


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá “Quy hoạch sử dụng đất huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm
2020” theo định hướng Đô thị bền vững và đề xuất một số giải pháp điều chỉnh phù hợp

 Về trình trạng ngập: Trước khi có cơng trình Trị An, thường vào thời điểm tháng
8 đến tháng 10, do mưa lớn tập trung làm cho lưu lượng dịng chảy trên các sơng
tăng nhanh, cộng với thủy triều biển Đông dâng cao, đã hạn chế lớn khả năng
tiêu thốt nước của các sơng này gây tình trạng ngập úng cho các khu vực đất
thấp ven sông, gây trở ngại lớn cho sản xuất nơng nghiệp. Sau khi có cơng trình
Trị An, tình trạng trên hầu như được khắc phục.
1.1.3 - Đặc điểm về tài nguyên
a/ Tài nguyên đất: Nhơn Trạch có 4 nhóm đất chính và 10 đơn vị đất như sau:
 Nhóm đất phù sa: 19.729,7 ha, phân bố ở vùng thấp phía Bắc, phía Đơng và Nam
huyện. Trong nhóm đất này có 3.868,3 ha đất phèn tiềm tàng sâu, khơng hoặc ít
bị ảnh hưởng của nước mặn tràn hoặc mạch mặn, là nơi trồng hai vụ lúa chắc.
Đất phèn tiềm tàng sâu mặn 4.194,3 ha, phân bố trong khu vực thủy lợi ơng Kèo;
đất mặn trung bình do nước mạch mặn hoặc do tồn dư muối trong đất chưa bị rửa
trôi hết, hiện cấy một vụ lúa mùa mưa. Phần đất còn lại bị mặn tràn do thủy triều,
hàm lượng muối trong đất rất cao. Đất này dành cho lâm nghiệp trồng rừng ngập
mặn.
 Nhóm đất gley phèn: 1.137,5 ha, phân bố ven chân đồi ở xã Vĩnh Thanh và Hiệp
Phước. Ở xã Vĩnh Thanh các lớp đất mặt là phù sa, các lớp dưới là cát biển, lớp
phủ dày mỏng tùy thuộc gần hay xa chân đồi gò; trong khi đó ở xã Hiệp Phước
thì ngược lại, phần đất mặt là do rửa trơi, xói mịn ở trên đồi gị đưa xuống có
thành phần cơ giới thơ, các phần dưới có nguồn gốc là phù sa phèn, cơ giới trung
bình có lẫn xác thực vật. Đây là vùng sản xuất lúa năng suất cao, hầu hết cấy lúa

2 vụ, một số nơi trồng 3 vụ.
 Nhóm đất cát biển: 613,0 ha; phân bố ở xã Phước An và một phần xã Long Thọ.
Nguồn gốc do cát biển hình thành; phần lớn diện tích này bỏ hoang hoặc khai
thác cát cho xây dựng, một số nơi trồng điều, cây ăn trái, hoa màu.
 Nhóm đất xám: chiếm tồn bộ vùng đồi gị của huyện, diện tích 12.585,2 ha. Đất
được hình thành trên mẫu chất phù sa cổ và có thành phần cơ giới nhẹ đến trung
bình, tỷ lệ cát khoảng 75-80%, tầng đất dày trên 1 m; độ dốc hầu hết dưới 30 trừ
một ít diện tích ven sườn đồi phía Bắc và phía Đơng trên 80. Nhóm đất này thích
HVTH: Trần Cao Hoàng Việt

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo

10


×