Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nghiên cứu giải pháp nền móng hợp lý cho cột ăng ten trạm BTS khu vực đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.6 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

HÀ VĂN HỌC

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NỀN MÓNG HỢP LÝ CHO CỘT
ĂNG TEN TRẠM BTS KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG

CHUYÊN NGÀNH :

ĐỊA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

MÃ SỐ NGÀNH

605860

:

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11/2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ


Họ tên học viên: Hà Văn Học

MSHV: 11864419

Ngày, tháng, năm sinh: 14/3/1976

Nơi sinh : Nam Định

Chuyên ngành: Địa kỹ thuật Xây dựng

Mã số : 605860

I. TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu giải pháp nền móng hợp lý cho cột ăng ten trạm BTS khu
vực đồng bằng sông Cửu Long.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Nghiên cứu giải pháp xử lý nền móng cột ăng ten trạm BTS tại khu vực ĐBSCL. Nội
dung của đề tài như sau:
Mờ đầu.
Chương 1. Tổng quan về nền đất yếu và giải pháp nền móng hợp lý cho móng cột ăng
ten trạm BTS.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết tính xử lý nền móng cơng trình bằng phương pháp Top Base.
Chương 3. Giải pháp móng Top-Base cho cột ăng ten trạm BTS khu vực ĐBSCL.
Kết luận và kiến nghị.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ :

02/7/2012

IV.NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/11/2012
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS. Trần Xuân Thọ


Tp. HCM, ngày 02 tháng 7 năm 2012
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TS. Trần Xuân Thọ

PGS.TS. Võ Phán

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG
(Họ tên và chữ ký)

PGS.TS Bùi Công Thành


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG TP.HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trần Xuân Thọ
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS Võ Phán
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Lê Trọng Nghĩa
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày
24 tháng 01 năm 2013.

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)

1. GS.TSKH Nguyễn Văn Thơ ............... Chủ tịch Hội đồng
2. TS. Bùi Trường Sơn ............................. Thư ký Hội đồng
3. PGS.TS Võ Phán ................................. Ủy viên Hội đồng
4. TS. Lê Trọng Nghĩa ............................. Ủy viên Hội đồng

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành
sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TSKH Nguyễn Văn Thơ

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

PGS.TS Bùi Công Thành


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn thạc sĩ, tác giả đã trải qua khoảng thời gian học tập
và nghiên cứu các tài liệu, sách báo, tạp chí khoa học có liên quan. Tuy nhiên tất cả
sẽ khơng là gì cả nếu khơng có cơng lao rất lớn của Q Thầy, Cô đã giảng dạy
trong nhà trường. Tác giả muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy, Cơ đã
giảng dạy ở các Bộ mơn trong cả khóa học, đặc biệt là Ts. Trần Xuân Thọ người đã
đặt nền tảng ban đầu cho sự nghiên cứu này, người đã hướng dẫn tác giả chu đáo và
nhiệt tình trong thời gian qua. Tác giả cũng bày tỏ lòng cảm ơn đối với gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp... đã có những hỗ trợ rất thiết thực cho cả quá trình học tập và
nghiên cứu cho đến ngày hôm nay.
Xin trân trọng cảm ơn!
HỌC VIÊN: HÀ VĂN HỌC

MSHV: 11864419


TĨM TẮT
Khi xây dựng các trạm thu phát sóng di động (BTS) trong khu vực đất yếu
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thì chi phí xử lý nền móng khá tốn kém. Với
giải pháp móng cọc bê tơng cốt thép (BTCT) hoặc trong điều kiện thi cơng khó
khăn ở vùng sâu, vùng xa thì phải áp dụng móng cừ tràm và đồng thời mở rộng kích
thước móng để đảm bảo khả năng chịu tải và giảm độ lún dẫn đến chi phí xây dựng
cũng khá cao. Để khắc phục những hạn chế của các phương pháp truyền thống nói
trên bằng cách ứng dụng cơng nghệ Top-base xử lý nền móng cho cột ăng ten trạm
BTS là một giải pháp hợp lý nhằm góp phần làm giảm chi phí đầu tư xây dựng cơng
trình. Đây là một cơng nghệ mới có tính đột phá nhờ chi phí thấp bởi thời gian thi
công ngắn cũng như sử dụng những vật liệu thi công tại chỗ, dễ vận chuyển đến
công trường và phương pháp thi công đơn giản.
Trong luận văn này, tác giả tiến hành phân tích bằng phương pháp giải tích
cũng như mô phỏng bằng phương pháp phần tử hữu hạn thông qua phần mềm
Plaxis 2D để xem xét khả năng chịu tải và mức độ giảm độ lún của móng Top-base.
Từ đó rút ra kết luận về khả năng ứng dụng của phương pháp Top-base khi xử lý
nền móng cột ăng ten trạm BTS là rất cao ở khu vực ĐBSCL.


ABSTRACT

When building the base transceiver stations (BTS) in the soft soil area of
Mekong Delta, the constructions of foundation are often expensive due to the high
cost of foundation treatment. Using the reinforced concrete piles or in the difficult
construction conditions in remote areas, the cajuputs used instead and the size of the
foundation widened to ensure the bearing capacity and settlement, the cost of
foundation treatment is usually quite high. To overcome the limitations of

traditional methods mentioned, the application of Top-base foundation for BTS
antenna in soft soils is a very reasonable solution to reduce the cost of construction.
This is a new technology breakthrough thanks to lower costs by short construction
time as well as the use of construction materials on site, easy to transport to the site
and a simple construction method.
In this thesis, the problems have been analyzed by using the analytical method
as well as simulated by finite element method through software PLAXIS 2D to
consider a bearing capacity of soils and the settlement reduction of the Top-base
foundation. This can be concluded the applicability of the Top-base method as
foundation treatment to the BTS antenna pole is very high in the Mekong Delta.


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu giải pháp nền móng
hợp lý cho cột ăng ten trạm BTS khu vực đồng bằng sông Cửu Long” là cơng
trình nghiên cứu của cá nhân tơi và không trùng lặp với các đề tài khác, các số liệu
trong Luận văn là các số liệu thực.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2012
NGƯỜI CAM ĐOAN

Hà Văn Học
Học viên cao học khóa 2011
Chuyên ngành: Địa Kỹ thuật Xây dựng
Trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường dịch vụ thông tin di động đang ngày càng cạnh tranh quyết liệt với
7 nhà khai thác đang cung cấp dịch vụ trên tồn quốc. Để tạo chỗ đứng cho mình
trên thị trường, các nhà khai thác dịch vụ thông tin di động đều tập trung đầu tư phát
triển mạng lưới, cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng. Mật độ xây dựng
các trạm thu phát sóng di động (BTS) ngày càng dày để đảm bảo khả năng cung cấp
dịch vụ thoại cũng như nhiều dịch vụ giá trị gia tăng khác.
Đặc điểm của nền đất khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chủ yếu là
đất yếu, đầu tư xây dựng trạm BTS của các nhà mạng trở nên khá tốn kém do chi
phí xử lý nền móng cột ăng ten cao.
Đối với những trạm BTS là nút truyền dẫn quan trọng thì tải trọng treo lắp lên
cột cũng như tải trọng bản thân của cột ăng ten sẽ tương đối lớn. Khi đó, việc xử lý
nền móng cơng trình để đảm bảo khả năng chịu tải và giảm độ lún, lật là rất quan
trọng. Giải pháp xử lý nền móng thường được áp dụng là đóng cừ tràm nếu vị trí
xây dựng có đủ diện tích để đào hố móng hoặc móng cọc bê tơng cốt thép cho
những vị trí xây dựng chật hẹp trong đơ thị. Các giải pháp này đều tốn một khoản
chi phí khá lớn, chiếm tỷ trọng 45% giá trị hạng mục công trình.
Với mong muốn tìm ra giải pháp nền móng hợp lý cho cột ăng ten trạm BTS,
đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nền móng hợp lý cho cột ăng ten trạm BTS khu
vực đồng bằng sông Cửu Long” được chọn cho Luận văn thạc sĩ. Việc tìm ra một
giải pháp hợp lý để áp dụng vào thực tiễn công việc mình đang làm là một sự khích
lệ và cũng là một bước để nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
2. Nội dung nghiên cứu
Từ những kiến thức đã được học và tìm hiểu về các giải pháp xử lý nền móng
cơng trình, đặc biệt là nền móng cho trạm BTS, tác giả xác định nghiên cứu đề tài
này nhằm mục đích ứng dụng vào thực tế công việc của bản thân tại nơi công tác.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu khả năng ứng
dụng của phương pháp Top-base vào việc xử lý nền móng cho các cơng trình trạm
BTS tại khu vực ĐBSCL. Từ đây có thể ứng dụng thay thế dần giải pháp xử lý nền

móng truyền thống như đóng cừ tràm, cọc BTCT cho các cơng trình trạm BTS.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tác giả chú trọng tìm hiểu về các giải pháp
xử lý nền móng cơng trình, đặc biệt là các cơng trình xây dựng sử dụng phương
pháp Top-base. Từ những kết quả tính tốn, phân tích và thu thập các số liệu thực
tế, tác giả phân tích từng giải pháp cụ thể và đối chiếu với thực tiễn để từ đó đánh

1


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu giải pháp nền móng
hợp lý cho cột ăng ten trạm BTS khu vực đồng bằng sông Cửu Long” là cơng
trình nghiên cứu của cá nhân tơi và không trùng lặp với các đề tài khác, các số liệu
trong Luận văn là các số liệu thực.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự gi p đ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2012
NGƯỜI CAM ĐOAN

Hà Văn Học
Học viên cao học khóa 2011
Chuyên ngành: Địa Kỹ thuật Xây dựng
Trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh


giá mức độ ứng dụng của giải pháp xử lý nền móng hợp lý vào thực tiễn. Trong
phạm vi của đề tài, chọn phương pháp tổng hợp các phương pháp để nghiên cứu

như: phương pháp phần tử hữu hạn, thu thập tại hiện trường, thống kê, trích lọc các
bài báo cáo khoa học, phân tích liên quan các giải pháp xử lý nền móng cơng trình trên
nền đất yếu, phương pháp so sánh các giải pháp để từ đó đưa ra giải pháp hợp lý nhất.
4. Tính khoa học và thực tiễn của đề tài
Top-base là một phương pháp xử lý nền đất yếu, làm tăng khả năng tiếp nhận
tải trọng của đất nền, làm giảm độ lún của nền và thời gian cố kết của đất.
Đối với ĐBSCL, trong q trình phát triển mạng lưới thơng tin di động, các
nhà mạng rất tốn kém khi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong đó việc xây dựng
cột ăng ten chiếm chi phí lớn, chi phí phần móng chiếm khoảng 45% giá trị hạng
mục cột ăng ten.
Giải pháp xử lý nền móng bằng cừ tràm vẫn có thể sử dụng được nhưng khơng
áp dụng được cho các cơng trình có tải trọng lớn. Giải pháp xử lý nền móng bằng
cọc BTCT lại không thể sử dụng tại những địa hình mà phương tiện thi cơng cơ giới
khơng đến được khi cơng trình có tải trọng lớn.
Do đó, phương pháp Top-base được xem như là một giải pháp hợp lý hơn cả
khi khắc phục được những hạn chế của hai giải pháp thông thường là cừ tràm hay cọc
BTCT. Phương pháp Top-base sẽ mang lại những ưu việt như sau:
- Có khả năng ứng dụng được cho các loại đất yếu;
- Đảm bảo an toàn cho tải trọng đặt trên nền đất yếu;
- Giảm độ lún tổng thể và lún lệch của cơng trình, đồng thời tăng khả năng
chịu tải của nền ban đầu;
- Có khả năng thi cơng ở nơi điều kiện thi cơng khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa,
hay những nơi chật hẹp;
- Tiến độ thi công nhanh qua đó giảm tiếp được giá thành xây dựng;
- Thân thiện với môi trường.
5. Cấu trúc đề tài
Đề tài “Nghiên cứu giải pháp nền móng hợp lý cho cột ăng ten trạm BTS khu
vực đồng bằng sông Cửu Long” được tác giả tập trung vào những nội dung sau:
+ Chƣơng 1. Tổng quan về nền đất yếu và giải pháp nền móng hợp lý cho
móng cột ăng ten trạm BTS.

Tác giả trình bày về những nội dung mang tính khái quát về nền đất yếu, các
giải pháp thông dụng đã được áp dụng để xử lý nền đất yếu, các giải pháp nền móng
hợp lý cho các cơng trình trên nền đất yếu.
2


+ Chƣơng 2. Cơ sở lý thuyết tính xử lý nền móng cơng trình bằng
phƣơng pháp Top-base.
Tác giả tập trung phân tích cơ sở lý thuyết về nguyên lý cơ bản của phương
pháp Top-base để từ đó tính tốn ổn định và biến dạng nền móng cơng trình khi sử
dụng phương pháp Top-base.
+ Chƣơng 3. Giải pháp móng Top-base cho cột ăng ten trạm BTS khu
vực đồng bằng sông Cửu Long
Tại chương này, tác giả đi sâu vào tính tốn, phân tích giải pháp xử lý nền
móng cho cột ăng ten trạm BTS khu vực ĐBSCL bằng phương pháp Top-base.
-

Kết luận và kiến nghị

Tiến hành đánh giá những mặt tích cực cũng như những hạn chế của một số
giải pháp xử lý nền móng cột ăng ten trạm BTS, đồng thời đánh giá hiệu quả của
giải pháp Top-base cho cột ăng ten trạm BTS nhằm ứng dụng vào thực tiễn để giảm
bớt chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của các nhà mạng, góp phần giảm chi phí
đầu tư và tăng thêm hiệu quả đầu tư.
6. Hạn chế của đề tài
Trong đề tài này, tác giả chỉ nghiên cứu đến khả năng chịu tải của móng cột
ăng ten trạm BTS tại khu vực ĐBSCL khi áp dụng phương pháp Top-base để xử lý
nền. Cụ thể là móng cột ăng ten tự đứng cột ăng ten cao 45m tại khu vực đất yếu
(Tp.Cần Thơ) và móng cột ăng ten dây co cột ăng ten cao 100m tại khu vực Vĩnh
Châu – Sóc Trăng. Cả hai cơng trình này điều kiện thi cơng khó khăn, khơng thuận

tiện để đưa các phương tiện cơ giới đến cơng trình để thi cơng giải pháp móng cọc
BTCT.
Đề tài này khơng đi sâu vào tính tốn cốt thép cho móng mà chủ yếu là phân
tích khả năng chịu tải và khả năng ứng dụng của phương pháp Top-base cho những
cơng trình ở vùng sâu, vùng xa hoặc điều kiện thi cơng khó khăn.

3


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NỀN ĐẤT YẾU VÀ GIẢI PHÁP NỀN MÓNG HỢP
LÝ CHO MÓNG CỘT ĂNG TEN TRẠM BTS
1.1. Tổng quan về nền đất yếu tại đồng bằng sông Cửu Long
Trong nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy ĐBSCL là một vùng đất yếu.
ĐBSCL có hệ thống sơng ngịi chằng chịt, một năm có hai mùa: mùa mưa và mùa
nắng. Mùa mưa bắt đầu vào khoảng tháng 4 và kết thúc vào khoảng tháng 11, còn
lại là mùa nắng. Tuy nhiên, ĐBSCL có khoảng 50% diện tích bị ngập lũ từ 1 đến 3
tháng, cuộc sống của người dân ở đây quen gọi là sống chung với lũ.
- Đất sét yếu ở ĐBSCL có các đặc trưng cơ lý cơ bản như sau:
+ Dung trọng thiên nhiên của đất : γ ≈ 14,5 ÷15,5 kN/m³.
+ Độ ẩm thiên nhiên của đất : W ≈ 75% ÷ 65%.
+ Hệ số rỗng thiên nhiên của đất e ≈ 1,5÷2,0.
+ Các đặc trưng cơ học của đất : Góc ma sát trong tiêu chuẩn của đất tc ≈ 4
5o, lực dính tiêu chuẩn Ctc = 0,005 ÷ 0,006 kN/m2.
+ Các đặc trưng biến dạng của đất : Môđun biến dạng tổng quát của đất Eo≈
500 ÷ 600 kN/m2.
- Chiều dầy đất sét yếu ở ĐBSCL có H ≈ 10m ÷ 40m.
1.2. Các vấn đề khi xây dựng cơng trình trên nền đất yếu
Nền móng của các cơng trình xây dựng nhà ở, đường sá, đê điều, đập chắn
nước và một số công trình khác trên nền đất yếu thường đặt ra hàng loạt các vấn đề

phải giải quyết như sức chịu tải của nền thấp, độ lún lớn và độ ổn định của cả diện
tích lớn do nền đất chịu sức ép lớn.
Việt Nam được biết đến là nơi có nhiều đất yếu, đặc biệt lưu vực sông Hồng
và sông Cửu Long. Nhiều thành phố và thị trấn quan trọng được hình thành và phát
triển trên nền đất yếu với những điều kiện hết sức phức tạp của đất nền, dọc theo
các dịng sơng và bờ biển. Thực tế này đã địi hỏi phải hình thành và phát triển các
cơng nghệ thích hợp và tiên tiến để xử lý nền đất yếu.
Các giải pháp móng có độ sâu khơng lớn đều thỏa mãn được sức chịu tải
nhưng không giải quyết được vấn đề lún, chỉ có cọc móng (có độ sâu lớn) mới có
thể đồng thời giải quyết được vấn đề lún và sức chịu tải.
Do đó, các cơng trình có quy mô lớn, tải trọng lớn, cao tầng chủ yếu sử dụng
dạng thiết kế móng cọc vng bê tơng đúc sẵn (250x250)mm, (300x300)mm,

4


(350x350)mm, (400x400)mm và các cọc này được tập trung sản xuất tại cơng trình
hoặc sử dụng cọc khoan nhồi, cọc bê tông li tâm ứng suất trước (BTLT UST). Đặc
biệt là cọc BTLT UST có nhiều ưu điểm hơn so với cọc bê tông cốt thép (BTCT)
đúc sẵn như: khả năng chịu tải trọng lớn mà các lớp đất tốt nằm ở dưới sâu, giảm độ
lún không đều, giảm chi phí. Cọc khoan nhồi có khả năng chịu tải trọng lớn nhưng
chi phí tốn kém hơn nhiều so với giải pháp cọc BTCT đúc sẵn hay cọc BTLT UST.
1.3. Giải pháp xử lý nền móng hợp lý
Phương pháp xử lí đất yếu gồm nhiều loại, căn cứ vào điều kiện địa chất,
ngun nhân và địi hỏi với cơng nghệ khắc phục.
Kỹ thuật cải tạo đất yếu thuộc lĩnh vực địa kỹ thuật, nhằm đưa ra các cơ sở lý
thuyết và phương pháp thực tế để cải thiện khả năng chịu tải của đất sao cho phù
hợp với yêu cầu của từng loại cơng trình khác nhau.
Với các đặc điểm của đất yếu như trên, muốn đặt móng cơng trình xây dựng
trên nền đất này thì phải có các biện pháp kỹ thuật để cải tạo tính năng chịu lực của

nó. Nền đất sau khi xử lý gọi là nền nhân tạo.
Việc xử lý khi xây dựng cơng trình trên nền đất yếu phụ thuộc vào điều kiện
như: Đặc điểm công trình, đặc điểm của nền đất… Với từng điều kiện cụ thể mà
người thiết kế đưa ra các biện pháp xử lý hợp lý. Có nhiều biện pháp xử lý cụ thể
khi gặp nền đất yếu như:
- Các biện pháp xử lý về kết cấu cơng trình
- Các biện pháp xử lý về móng
- Các biện pháp xử lý nền.
1.3.1. Các giải pháp xử lý kết cấu cơng trình
Kết cấu cơng trình có thể bị phá hỏng cục bộ hoặc hồn tồn do các điều kiện
biến dạng khơng thỏa mãn: lún hoặc lún lệch quá lớn do nền đất yếu, sức chịu tải bé.
Các biện pháp về kết cấu công trình nhằm giảm áp lực tác dụng lên mặt nền
hoặc làm tăng khả năng chịu lực của kết cấu công trình như sau:
- Dùng vật liệu nhẹ và kết cấu nhẹ, thanh mảnh, nhưng phải đảm bảo khả năng
chịu lực của cơng trình nhằm mục đích làm giảm trọng lượng bản thân cơng trình,
tức là giảm được tĩnh tải tác dụng lên móng.
- Làm tăng sự linh hoạt của kết cấu cơng trình kể cả móng bằng cách dùng kết
cấu tĩnh định hoặc phân cắt các bộ phận của công trình bằng các khe lún để khử
được ứng suất phụ phát sinh trong kết cấu khi xảy ra lún lệch hoặc lún không đều.
- Làm tăng khả năng chịu lực cho kết cấu cơng trình để đủ sức chịu các ứng
lực sinh ra do lún lệch và lún không đều bằng các đai bê tông cốt thép để tăng khả

5


năng chịu ứng suất kéo khi chịu uốn, đồng thời có thể gia cố tại các vị trí dự đốn xuất
hiện ứng suất cục bộ lớn.
1.3.2. Các giải pháp xử lý về móng
Khi xây dựng cơng trình trên nền đất yếu, ta có thể sử dụng một số phương
pháp xử lý về móng thường dùng như:

- Thay đổi chiều sâu chơn móng nhằm giải quyết độ lún và khả năng chịu tải
của nền. Khi tăng chiều sâu chơn móng sẽ làm tăng trị số sức chịu tải của nền đồng
thời làm giảm ứng suất gây lún cho móng nên giảm được độ lún của móng, đồng
thời tăng độ sâu chơn móng, có thể đặt móng xuống các tầng đất phía dưới chặt
hơn, ổn định hơn. Tuy nhiên việc tăng chiều sâu chơn móng phải cân nhắc giữa 2
yếu tố kinh tế và kỹ thuật.
- Thay đổi kích thước và hình dáng móng sẽ có tác dụng thay đổi trực tiếp áp
lực tác dụng lên mặt nền và do đó cũng cải thiện được điều kiện chịu tải cũng như
điều kiện biến dạng của nền. Khi tăng diện tích đáy móng thường làm giảm được áp
lực tác dụng lên mặt nền và làm giảm độ lún của cơng trình. Tuy nhiên đất có tính
nén lún tăng dần theo chiều sâu thì biện pháp này khơng hồn tồn phù hợp.
- Thay đổi loại móng và độ cứng của móng cho phù hợp với điều kiện địa chất
cơng trình: Có thể thay móng đơn bằng móng băng, móng băng giao thoa, móng bè
hoặc móng hộp; trường hợp sử dụng móng băng mà biến dạng vẫn lớn thì cần tăng
thêm khả năng chịu lực cho móng. Độ cứng của móng bản, móng băng càng lớn thì
biến dạng bé và độ lún sẽ bé. Có thể sử dụng biện pháp tăng chiều dày móng, tăng
cốt thép dọc chịu lực, tăng độ cứng kết cấu bên trên, bố trí các sườn tăng cường khi
móng bản có kích thước lớn.
1.3.3. Các giải pháp xử lý về nền
a. Phương pháp thay nền. Đây là một phương pháp ít được sử dụng, để khắc
phục vướng mắc do đất yếu có thể thay một phần hoặc tồn bộ nền đất yếu trong
phạm vi chịu lực cơng trình bằng nền đất mới có tính bền cơ học cao, như làm gối
cát, đệm cát. Phương pháp này đòi hỏi kinh tế và thời gian thi công lâu dài, áp dụng
được với mọi điều kiện địa chất. Bên cạnh đó cũng có thể kết hợp cơ học bằng
phương pháp nén thêm đất khô với điều kiện địa chất đất mùn xốp.
b. Các phương pháp cơ học. Là một trong những nhóm phương pháp phổ biến
nhất, bao gồm các phương pháp làm chặt bằng sử dụng tải trọng tĩnh (phương pháp
nén trước), sử dụng tải trọng động (đầm chấn động), sử dụng các cọc không thấm,
sử dụng lưới nền cơ học và sử dụng thuốc nổ sâu, phương pháp làm chặt bằng giếng
cát, các loại cọc (cọc cát, cọc xi măng đất, cọc vôi...), phương pháp vải địa kỹ thuật,

phương pháp đệm cát...để gia cố nền bằng các tác nhân cơ học. Sử dụng tải trọng
động khá phổ biến với điều kiện địa chất đất cát hoặc đất sỏi như dùng máy đầm
rung, đầm lăn. Cọc không thấm như cọc tre, cọc cừ tràm, cọc gỗ chắc thường được
6


áp dụng với các cơng trình dân dụng. Sử dụng hệ thống lưới nền cơ học chủ yếu áp
dụng để gia cố đất trong các cơng trình xây mới như đường bộ và đường sắt. Sử
dụng thuốc nổ sâu tuy đem lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn, nhưng khơng thích
hợp với đất sét và địi hỏi tính chun nghiệp của nhà xây dựng
1.4. Một số phƣơng án xử lý nền móng cơng trình trạm BTS ở đồng bằng
Sơng Cửu Long hiện nay
1.4.1. Móng trên nền cừ tràm
Cừ tràm là giải pháp cơng nghệ mang tính truyền thống để xử lý nền cho cơng
trình có tải trọng nhỏ trên nền đất yếu, nền đất luôn luôn ở trạng thái ẩm ướt, đặc
biệt là ở vùng đất ĐBSCL. Đối với các trạm BTS xây dựng ở vùng sâu, vùng xa,
điều kiện thi cơng khó khăn đều sử dụng phương pháp xử lý nền móng bằng cách
đóng cừ tràm.

Hình 1.1. Mặt móng cột ăng ten gia cố bằng cừ tràm
Cừ tràm có chiều dài từ 2,5÷ 4,7m được đóng để gia cường nền đất với mục
đích làm tăng khả năng chịu tải và giảm độ lún. Cừ tràm thường được sử dụng có
đường kính gốc từ 8 ÷ 10cm, được đóng với mật độ là 25 cây/m², khoảng cách giữa
các cọc cừ là tương đương với 3 lần đường kính gốc. Để có kết quả tính tốn chính
xác thì cần phải tiến hành các thí nghiệm bàn nén tại hiện trường để xác định khả
năng chịu tải của đất nền. Đa số các cơng trình có quy mơ nhỏ, tải trọng khơng lớn
đã sử dụng giải pháp gia cố nền móng bằng cừ tràm vì khi tính tốn thiết kế các tác
giả thường giả định khả năng chịu tải của đất nền ở mức 0,7 ÷ 0,8 kG/cm². Đối với các

7



cơng trình có tải trọng lớn thì khơng nên áp dụng giải pháp gia cố nền móng bằng cừ
tràm vì khả năng cơng trình bị lún, nghiêng.
Để giảm khả năng bị lún, nghiêng các tác giả thiết kế thường áp dụng giải
pháp mở rộng diện tích đế móng. Với giải pháp này chi phí cho phần móng cũng
khá tốn kém. Nếu cơng trình được xây dựng tại những vùng có địa tầng là cát chảy
thì khơng thể đóng cừ tràm được.
1.4.2. Móng cừ tràm phối hợp với đệm cát hoặc đá dăm
Trường những trường hợp địa chất cơng trình có lớp đất yếu dày nhưng nhỏ hơn
3m bên dưới là lớp đất tốt hơn, có thể áp dụng giải pháp xử lý nền móng là đệm cát.
Lớp đệm cát sử dụng hiệu quả cho các lớp đất yếu ở trạng thái bão hoà nước
(sét nhão, sét pha nhão, cát pha, bùn, than bùn…).

Hình 1.2. Mơ tả móng sử dụng đệm cát
Biện pháp tiến hành: Đào bỏ một phần hoặc toàn bộ lớp đất yếu (trường hợp
lớp đất yếu có chiều dày bé) và thay vào đó bằng cát hạt trung, hạt thô đầm chặt.
Việc thay thế lớp đất yếu bằng tầng đệm cát có những tác dụng chủ yếu sau:
- Lớp đệm cát thay thế lớp đất yếu nằm trực tiếp dưới đáy móng, đệm cát đóng
vai trị như một lớp chịu tải, tiếp thu tải trọng cơng trình và truyền tải trọng đó tới
các lớp đất yếu bên dưới.
- Giảm được độ lún và chênh lệch lún của công trình vì có sự phân bố lại ứng
suất do tải trọng ngoài gây ra trong nền đất dưới tầng đệm cát.
- Giảm được chiều sâu chơn móng nên giảm được khối lượng vật liệu làm móng.

8


- Giảm được áp lực cơng trình truyền xuống đến trị số mà nền đất yếu có thể
tiếp nhận được.

- Làm tăng khả năng ổn định của cơng trình, kể cả khi có tải trọng ngang tác
dụng, vì cát được nén chặt làm tăng lực ma sát và sức chống trượt.
- Tăng nhanh quá trình cố kết của đất nền, do vậy làm tăng nhanh khả năng
chịu tải của nền và tăng nhanh thời gian ổn định về lún cho cơng trình.
- Về mặt thi cơng đơn giản, khơng địi hỏi thiết bị phức tạp nên được sử dụng
tương đối rộng rãi.
- Phạm vi áp dụng tốt nhất khi lớp đất yếu có chiều dày bé hơn 3m. Khơng nên
sử dụng phương pháp này khi nền đất có mực nước ngầm cao và nước có áp vì sẽ
tốn kém về việc hạ mực nước ngầm và đệm cát sẽ kém ổn định.
Trong trường hợp lớp đất yếu dày, tải trọng cơng trình khơng lớn thì có thể áp
dụng giải pháp móng cừ tràm kết hợp với đệm cát hoặc đá dăm. Khi đó, cừ tràm sẽ
được đóng xuống lớp đất yếu bên dưới và làm tăng khả năng chịu tải của đất nền.
Với khả năng chịu tải của cừ tràm và đệm cát sẽ làm giảm bớt độ lún của móng, làm
tăng sức chịu tải của nền đất.
1.4.3. Móng đơn trên nền gia cố bằng cột đất trộn xi măng (CDM)
Cọc xi măng đất là một trong những
giải pháp xử lý nền đất yếu. Cọc xi măng
đất được áp dụng rộng rãi trong việc xử
lý móng và nền đất yếu cho các cơng trình
xây dựng giao thơng, thuỷ lợi, sân bay, bến
cảng, làm tường hào chống thấm cho đê
đập, sửa chữa thấm mang cống và đáy
cống, gia cố đất xung quanh đường hầm, ổn
định tường chắn, chống trượt đất cho mái Hình 1.3. Cách bố trí cọc trùng nhau
dốc, gia cố nền đường, mố cầu dẫn.
theo khối
So với một số giải pháp xử lý nền hiện có như đã nêu ở các phần trên, cơng
nghệ cọc xi măng đất có ưu điểm là khả năng xử lý sâu (đến 50m), thích hợp với
các loại đất yếu (từ cát thơ cho đến bùn yếu), thi công được cả trong điều kiện nền
ngập sâu trong nước hoặc điều kiện hiện trường chật hẹp, trong nhiều trường hợp đã

đưa lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so với các giải pháp xử lý khác. Nếu sử dụng phương
pháp cọc bê tông ép hoặc cọc khoan nhồi thì rất tốn kém do tầng đất yếu bên trên
dày. Giải pháp này sẽ rất hiệu quả cho các móng cột ăng ten có chiều cao > 100m,
tải trọng lớn.
Ưu điểm nổi bật của cọc xi măng đất là:

9


- Thi công nhanh, kỹ thuật thi công không phức tạp, khơng có yếu tố rủi ro
cao. Tiết kiệm thời gian thi công đến hơn 50% do không phải chờ đúc cọc và đạt đủ
cường độ. Tốc độ thi công cọc rất nhanh.
- Hiệu quả kinh tế cao. Giá thành hạ hơn nhiều so với phương án cọc đóng,
đặc biệt trong tình hình giá vật liệu leo thang như hiện nay.
- Rất thích hợp cho cơng tác xử lý nền, xử lý móng cho các cơng trình ở các
khu vực nền đất yếu như bãi bồi, ven sông, ven biển.
- Thi công được trong điều kiện mặt bằng chật hẹp, mặt bằng ngập nước
- Khả năng xử lý sâu (có thể đến 50m).
- Địa chất nền là cát rất phù hợp với công nghệ gia cố ximăng, độ tin cậy cao.

Hình 1.4. Hình ảnh thi cơng cột đất trộn xi măng.
1.4.4. Móng cọc bê tơng cốt thép
Móng cọc BTCT là một giải pháp tốt để xử lý nền đất yếu vì mang lại hiệu
quả kinh tế và kỹ thuật. Móng cọc BTCT thi công đơn giản, đồng thời truyền tải
trọng cơng trình xuống các lớp đất yếu hơn, giảm độ lún tổng cộng và độ lún lệch
của cơng trình.
Đối với các trạm BTS có cột ăng ten tự đứng, tải trọng tương đối lớn, các nhà
mạng thường dùng phương pháp móng cọc BTCT để xử lý nền móng khi thi cơng
tại những địa hình mà phương tiện thi cơng cơ giới có thể vào được. Cọc được sử
dụng có tiết diện (250x250)mm hoặc (300x300)mm.

Với biện pháp này, chi phí xử lý nền móng cho hạng mục cột ăng ten tự đứng
chiếm khoảng 45% giá trị của tồn hạng mục cơng trình. Nếu vị trí xây dựng khơng
thuận tiện vận chuyển vật tư, máy móc thiết bị, tải trọng thì chi phí xây dựng sẽ phát
sinh thêm, đơi khi phải thay đổi bằng phương pháp thi công khác.
10


Hình 1.1. Chuẩn bị ép cọc móng cột ăng ten tự đứng tại tỉnh Sóc Trăng
1.4.5. Móng cọc khoan nhồi tiết diện nhỏ
Thông thường phương án tối ưu nhất được áp dụng để xử lý nền móng cơng
trình cột ăng ten trạm BTS là phương pháp móng cọc. Cọc được ép để gia cố nền
móng thường sử dụng cọc BTCT tiết diện (250x250)mm hoặc (300x300)mm. Tuy
nhiên, khi thi cơng thì không thể đưa phương tiện thi công cơ giới đến tận cơng trình
để ép cọc nên giải pháp xử lý nền móng bằng cọc khoan nhồi tiết diện nhỏ là rất phù
hợp. Đường kính cọc D=400mm, độ sâu tùy thuộc vào địa tầng nơi xây dựng.
Đối với cọc khoan nhồi tiết diện nhỏ, đường kính D = 400mm, để kiểm sốt
chất lượng cơng trình địi hỏi đơn vị thi cơng phải có kinh nghiệm thi cơng loại cọc
này, đồng thời chủ đầu tư phải quản lý tốt quá trình triển khai thực hiện thông qua
việc giám sát chất lượng tại hiện trường. Việc kiểm sốt q trình thi cơng như kiểm
soát độ nhớt của dung dịch betonite, chiều dài lồng thép, khối lượng bê tông được đổ
vào hố khoan sẽ có cơ sở để đánh giá chất lượng của cọc khoan nhồi đường kính nhỏ.
Tuy nhiên, cọc khoan nhồi D = 400mm khơng có tiêu chuẩn thi cơng và
nghiệm thu.
Theo kết quả thực hiện trong những năm gần đây thì các cột ăng ten tự đứng
có chiều cao cột từ 45 ÷ 60m của mạng MobiFone trên địa bàn các tỉnh Miền Tây
chưa xuất hiện sự cố lún, nghiêng khi móng được thi cơng bằng cọc khoan nhồi
đường kính D = 400mm.
1.5. Hƣớng tiếp cận đề tài
Từ các phương pháp xử lý nền và các giải pháp móng cho các cơng trình nói
chung, các móng cột ăng ten trạm BTS nói riêng, tác giả nhận thấy như sau:

11


- Mỗi phương pháp, giải pháp nền móng phải được áp dụng cho từng loại cơng
trình khác nhau phụ thuộc vào điều kiện địa chất cơng trình cũng như điều kiện thi
công thực tế.
- Để áp dụng các giải pháp nền móng hợp lý, cần phải tính tốn kỹ lưỡng và
đưa ra giải pháp hợp lý nhất để đảm bảo các điều kiện kinh tế và kỹ thuật: phù hợp
với điều kiện địa chất, tải trọng của cơng trình và hiệu quả kinh tế.
Từ những nhận định như trên cho thấy giải pháp xử lý nền móng bằng cừ tràm
hay cọc BTCT là những phương pháp truyền thống, đã được ứng dụng rộng rãi.
Tuy nhiên, xây dựng trạm BTS ở những nơi vùng sâu, vùng xa có điều kiện thi
cơng khó khăn, thì cần phải có giải pháp hợp lý về mặt kỹ thuật cũng như hợp lý về
điều kiện thi công tại chỗ. Tác giả đưa ra định hướng xử lý nền móng cho cột ăng
ten trạm BTS tại ĐBSCL bằng cách sử dụng phương pháp Top-base.
1.6. Nhận xét
Như vậy, để xử lý nền móng cho các cơng trình xây dựng có rất nhiều giải
pháp nền móng. Riêng đối với các cột ăng ten trạm BTS, các nhà thiết kế chỉ có thể
lựa chọn áp dụng một trong các giải pháp nền móng như đã nêu ở trên.
Các giải pháp nói trên đều có những ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng
riêng. Người thiết kế phải xem xét cân nhắc và lựa chọn giải pháp hợp lý nhất để áp
dụng nhằm đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật cũng như hiệu quả về kinh tế.
Trên cơ sở phạm vi áp dụng và khả năng ứng dụng của phương pháp Topbase, tác giả đề ra giải pháp hợp lý cho móng cột ăng ten trạm BTS tại ĐBSCL.
Giải pháp móng Top-Base sẽ khắc phục được một số hạn chế của các giải pháp
truyền thống và làm giảm chi phí đầu tư xây dựng.

12


CHƢƠNG II

CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TỐN XỬ LÝ NỀN MĨNG CƠNG TRÌNH
BẰNG PHƢƠNG PHÁP TOP-BASE
2.1.

Tổng quan về phương pháp Top-base

Top-base là phương pháp gia cố nền đất yếu bằng cách xếp đặt các khối bê
tơng hình phễu (sau đây gọi là Top-block) lên bề mặt của nền đất nguyên dạng và
chèn đầm đá dăm lấp đầy vào khe trống giữa các Top-block này để tạo thành kết
cấu nền cho móng nơng như trong Hình 2.1.

Hình 2.1. Top –block bê tông và Top-base
Phương pháp Top-base được sử dụng rất nhiều trong kết cấu móng nơng trên
nền đất yếu, có tác dụng cải tạo nền đất, nâng cao khả năng chịu tải của nền đất yếu
và giảm độ lún vì thế được coi là một trong các phương pháp cải tạo nền đất có hiệu
quả cao.
Trình tự thực hiện như sau: đặt các thanh cốt thép định vị dạng lưới kết hợp
với định vị các khối bê tông trên bề mặt nền đất cần gia cố, đặt khối bê tông dạng
phễu vào đúng vị trí đã xác định tại lưới thép sao cho các khối bê tông này ghép sát
và song song nhau. Buộc các thanh cốt thép kết nối các móc thép đã có để nối các
khối bê tơng lại tạo thành lưới thép ở phía trên đỉnh các khối bêtông. Khoảng không
gian giữa các khối bê tông được đổ đầy đá dăm và sau đó được đầm chặt.

Hình 2.2. Cấu tạo của Top-base
13


Mặt cắt ngang và tên của từng bộ phận của Top-base được chỉ dẫn trong Hình 2.2.
Phương pháp Top-base vốn được coi là một bước đột phá về công nghệ xây
dựng, đã được hồn thiện và áp dụng thành cơng trên nền đất yếu hơn 30 năm ở

Nhật Bản, Hàn Quốc. Công nghệ Top-base được phát minh tại Nhật Bản và được
ứng dụng rộng rãi tại Nhật Bản, Hàn Quốc sử dụng cho nền đất yếu để tăng cường
khả năng chịu tải của nền đất và giảm kết cấu móng. Móng Top-base: là một lớp vật
liệu nhân tạo được bố trí bên dưới kết cấu móng (nơng) và bên trên nền đất tự nhiên
nhằm làm tăng khả năng tiếp nhận tải trọng của đất nền và làm giảm độ lún của
móng, giảm thời gian cố kết lún của đất. Thành phần chủ yếu là những chiếc phễu
làm từ nhựa tái chế thay cho cốp pha như trong các phương pháp thi cơng truyền
thống thường áp dụng.
Có 2 loại móng Top-base: loại thứ 1 được đúc sẵn trong nhà máy, loại thứ 2 là
đổ bê tông tại chỗ. Cả 2 loại móng này có đặc tính như nhau, tuy nhiên phương
pháp Top-base đúc tại công trường thi công dễ dàng hơn và chi phí rẻ hơn so với
phương pháp Top-base sản xuất sẵn trong nhà máy.

Hình 2.3. Hình ảnh thực tế của Top-block đúc sẵn
Phương pháp đổ tại chỗ ứng dụng nhiều ở Việt Nam được thực hiện bằng cách
đặt các phễu nhựa được kết nối chặt với nhau tại vị trí thi cơng, sau đó đặt hệ lưới
thép dưới, đổ bêtông hoặc vữa lỏng vào phễu, đầm chặt đá dăm vào các khoảng
không gian giữa các khối Top-block, đặt lưới thép trên,… Trong một Top-block
khối bê tơng hình nón ở trên có góc nghiêng 45o có tác dụng phân phối ứng suất,
khối bê tơng hình trụ đỉnh chóp ở dưới có tác dụng ngăn sự biến dạng ngang.
Đây là một cơng nghệ mới có tính đột phá nhờ chi phí thấp bởi thời gian thi
công rất ngắn cũng như sử dụng những vật liệu thi công rẻ tiền, dễ vận chuyển đến
công trường và phương pháp thi công đơn giản.
2.2.

Nguyên lý cơ bản của phƣơng pháp Top-base

2.2.1. Hình dạng kích thƣớc của Top-block
Top-block có kích thước như Hình 2.4 là loại được sử dụng phổ biến hiện nay
trong xử lý nền cơng trình xây dựng.


14


Theo công nghệ của Hàn Quốc khi sử dụng phương pháp Top-base đổ bê tông
tại chỗ là sử dụng các thanh thép nối các Top-block với nhau tạo thành nhóm các
Top-block (nối tại vị trí giao giữa phần trụ nón và phần cọc), đổ bê tông vào phễu
nhựa, rải đá dăm đầm chặt, lắp dựng cốt thép nối phía trên.

Hình 2.4. Chi tiết hình dạng, kích thước của Top-block
Phần trụ nón nghiêng với phương ngang 450 có tác dụng phân phối lại ứng
suất của tải trọng và phần mũi vát được thiết kế đặc biệt để ngăn cản biến dạng
ngang của Top-block.

Hình 2.5. Mặt cắt của Top-base
Đây là phương pháp thi cơng móng Top-base mới làm giảm chi phí xây dựng
do tiết kiệm được thời gian thi công, đơn giản và giảm chi phí vật liệu.

15


Hình 2.6. Mặt bằng bố trí Top-block
2.2.2. Cơ chế của phƣơng pháp Top-base
Hình 2.7 là biểu đồ đặc tính của Top-base: phần trụ nón của Top-block được
đặt trong lớp vật liệu rời rạc (đá dăm) nằm trên nền đất yếu, phần cọc của Topblock cũng được đặt trong phần địa tầng tương tự và phần cốt thép phía trên và phía
dưới có tác dụng nối các Top-block thành nhóm. Vì vậy, Top-base trở thành hệ kết
cấu móng cứng linh hoạt.

Hình 2.7. Đặc tính của Top-base


Hình 2.8. Bánh xích dạng Top-shape
của máy ủi

Bên cạnh đó, góc giữa phần trụ nón của Top-block và phần đất (vật liệu rời rạc)
16


tiếp xúc là 45o, hình dạng tương tự như bánh
xích của xe ủi đất Hình 2.8, cấu tạo này cho
phép phân tích tải trọng thẳng đứng tác dụng
lên Top-base thành 2 thành phần: ứng suất
thẳng đứng (PV) và ứng suất theo phương
ngang (PH). Điều này dẫn đến biến dạng
ngang bị ngăn cản bởi lực kháng của lớp vật
liệu rời rạc và phần cọc, như trong Hình 2.9.
Tóm lại, phương pháp Top-base là
phương pháp cải thiện nền đất làm tăng khả
năng chịu tải của nền đất và giảm độ lún do sự
phân phối lại ứng suất và ngăn cản biến dạng
ngang thông qua việc thiết lập nên hệ kết cấu
tạo bởi lớp đá dăm và hình dạng bánh xích
của phần trụ nón.
Hình 2.10 thể hiện biểu đồ phân phối
cho các loại móng khác nhau: móng trên nền Hình 2.9. Sự phân phối biến dạng
ngang
đất tự nhiên; móng bê tơng, đá dăm có đường
phân bố ứng suất khơng đều, móng trên nền Top-base cho kết quả đường phân bố
ứng suất đồng đều, có nghĩa là móng trên nền Top-base ổn định hơn. Thực tế, Topbase làm tăng từ 1,5 ÷ 2,5 lần khả năng chịu tải của nền và làm giảm 1/2 ÷ 1/4 lần
độ lún so với nền đất ban đầu.


Hình 2.10. Phân phối cường độ ứng suất của các loại móng khác nhau sau khi lún
dài hạn
17


×