Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tài liệu Đồ án tốt nghiệp Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Công ty dệt kim đông xuân Hà Nội pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.5 KB, 13 trang )


Đồ án tốt nghiệp
Một số biện pháp để nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn cố
định ở Công ty dệt kim đông
xuân Hà Nội
.....................................................................................................................1
ch ng iiiươ ...........................................................................................................11
k t lu nế ậ ..............................................................................................................13
Lời nói đầu
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế song song tồn tại
và cạnh tranh gay gắt như hiện nay bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến
việc tạo lập vốn và sử dụng đồng vốn. Vì chỉ có quản lý và sử dụng hiệu quả vốn doanh
nghiệp mới có thể làm ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, được thị trường
chấp nhận thì doanh nghiệp mới có thể đứng vững và phát triển.
Xuất phát từ sự cần thiết của vấn đề quản lý và sử dụng vốn nói chung. Vốn cố định
trong sản xuất kinh doanh, cùng với thời gian thực tập tại Công ty dệt kim đông xuân Hà
Nội, với sự giúp đỡ của công ty và sự hướng dẫn của thầy giáo Vũ Dương Hoà, tôi đi sâu
tìm hiểu nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
ở Công ty dệt kim đông xuân Hà Nội".
Báo cáo gồm 3 chương:
- Chương I: Tổng quan về Công ty dệt kim đông xuân Hà Nội
- Chương II: Thực trạng quản lý vốn cố định tại Công ty dệt kim đông xuân Hà Nội.
- Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn cố định tại
Công ty dệt kim đông xuân Hà Nội.
Do trình độ lý luận và nhận thức có hạn thời gian tìm hiểu thực tế chưa nhiều vì vậy
chắc chắn baì viết của tôi không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót rất mong sự góp ý
của công ty và các thầy cô trong bộ môn để báo cáo của em đạt kết quả tốt hơn.
Chương II
thực trạng quản lý Vốn cố định
tại công ty dệt kim đông xuân hà Nội


I. Lý luận chung về công tác quản lý Vốn cố định
1. Khái niệm đặc điểm của tài sản cố định trong doanh nghiệp
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải có các yếu tố:
Sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động
Tài sản cố định (TSCĐ) trong doanh nghiệp là những tư liệu lao động có giá trị lớn
tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, còn giá trị của nó thì được chuyển dịch từng phần vào
giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất. Theo chế độ tài chính hiện hành của nước ta
(Thông tư số 10 TC/CĐKT ngày 20 tháng 3 năm 1997) thì những tư liệu được coi là tài sản
cố định phải đủ hai điều kiện sau:
- Có thời gian sử dụng trên một năm
- Có giá trị từ 5 triệu VNĐ trở lên
Những tư liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn quy định được coi là những công cụ
nhỏ, được mua sắm bằng nguồn vố lưu động của doanh nghiệp.
Đặc điểm chung của các loại tài sản cố định trong doanh nghiệp là tham gia vào chu
kỳ sản xuất sản phẩm với vai trò là các công cụ lao động. Trong quá trình đó hình thái vật
chất và đặc tính sử dụng ban đầu của tài sản cố định không thay đổi. Song giá trị của nó lại
được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra. Bộ phận giá trị chuyển
dịch này cấu thành một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được bù đắp
mỗi khi sản phẩm được tiêu thụ.
2. Phân loại tài sản cố định trong doanh nghiệp
Phân loại TSCĐ là việc phân chia toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp theo những tiêu
thức nhất định, nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Thông thường có những
cách phân loại chủ yếu sau:
2.1. Phân loại theo hình thái biểu hiện:
Theo cách phân loại này TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành hai loại:
- TSCĐ có hình thái vật chất (TSCĐ hữu hình)
- TSCĐ không có hình thái vật chất (TSCĐ vô hình)
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu đầu tư của TSCĐ. Hữu
hình và vô hình từ đó lựa chọn các quyết định đầu tư hoặc điều chỉnh cơ cấu sao cho phù
hợp và có hiệu quả nhất.

2.2. Phân loại theo mục đích sử dụng
Theo tiêu thức này toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 3 loại:
- TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh
- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi sự nghiệp an ninh quốc phòng
- Các TSCĐ bảo quản hộ gửi hộ, cất giữ hộ nhà nước
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu TSCĐ của mình theo
mục đích sử dụng của nó. Từ đó có biện pháp quản lý TSCĐ theo mục đích sử dụng sao cho
có hiệu quả nhất.
2.3. Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế
Căn cứ vào công dụng kinh tế của TSCĐ, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp có thể
chia thành các loại sau:
- Nhà cửa, vật kiến trúc
- Máy móc thiết bị
- Phương tiện vận tải
- Thiết bị dụng cụ quản lý
- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm
- Các loại TSCĐ khác
Cách phân loại này cho thấy công dụng cụ thể của từng loại TSCĐ trong doanh
nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sử dụng TSCĐ và tính toán khấu hao TSCĐ
chính xác.
2.4. Phân loại theo tình hình sử dụng
Căn cứ vào tình hình sử dụng người ta chia TSCĐ của doanh nghiệp ra thành các
loại.
- TSCĐ đang sử dụng
- TSCĐ chưa cần dùng
- TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý
Cách phân loại này cho thấy mức độ sử dụng có hiệu quả các TSCĐ của doanh
nghiệp như thế nào, từ đó có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng chung.
3. Khái niệm, đặc điểm chu chuyển của vốn cố định
Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư về TSCĐ mà đặc điểm

của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một
vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng.
Trong nền kinh tế thị trường, việc mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các TSCĐ của
doanh nghiệp đều phải thanh toán, chi trả bằng tiền, số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm,
xây dựng hay lắp đặt các TSCĐ hữu hình hay vô hình được gọi là vốn cố định của doanh
nghiệp.
Là số vốn ứng trước để mua sắm, xây dựng các TSCĐ nên quy mô của vốn cố định
nhiều hay ít quyết định quy mô của TSCĐ, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật
và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Song ngược lại những đặc
điểm kinh tế của TSCĐ trong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc
điểm tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định, có thể khái quát những nét đặc thù về vận
động của vốn cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh như sau:
+ Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, điều này do đặc điểm
TSCĐ được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất quyết định.
+ Vốn cố định được luân chuyển dần dần trong từng phần trong các chu kỳ sản xuất
khi tham gia vào quá trình sản xuất, một bộ phận vốn cố định được luân chuyển và cấu
thành chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng với phần giá
trị hao mòn của TSCĐ.
+ Sau nhiều chu kỳ sản xuất vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển sau
mỗi chu kỳ sản xuất, phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm dần dần tăng lên, song
phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ lại bị giảm dần xuống cho đén khi TSCĐ hết thời gian
sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất thì vốn cố định
mới hoàn thành một vòng luân chuyển.
4. Vai trò của vốn cố định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp
Sản xuất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người "nếu sản xuất chỉ ngừng
một ngày thôi chứ không nói đến một vài tuần, một vài năm thì xã hội sẽ bị tiêu vong" (Mác-
Anghen).
Muốn tiến hành sản xuất phải có đầy đủ 2 điều kiện là TLSX và SLĐ. Chúng được
coi là cơ sở vật chất kinh tế có vai trò cực kì quảntọng trong quá trình hoạt động sản xuất

kinh doanh. Trong lịch sử phát triển nhân loại các cuộc đại cách mạng công nghiệp đều tập
trung vào giải quyết nhũng vấn đề cơ khí hoá, điện khí hoá, tự dộng hoá mà thực chất là đổi
mới về cơ sở vật chất kinh tế của quả trình ản xuất đổi mới hoàn thiện TSCĐ.
Nếu xem xét ở góc độ vi mô chúng ta thấy : trong các Doanh nghiệp của nèn kinh tế
thị trường yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển là uy tín chất lượng sản phâm'r của
mình đưa ra thi trường nhưng đó chỉ biểu hiện ben ngoài còn thực chất bên trong là máy
móc thiết bị quy trình công nghệ. sản xuất chế biến có đáp ứng được yêu cầu sản xuất hay
không? nói cách khác là TSCĐ cơ sở vật chất của quá trình sản xuất có kịp với tiến độ của

×