Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Thực trạng lao động và việc làm tại huyện chư sê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.45 KB, 45 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU TẠI KON TUM

VŨ THỊ ĐỨC HẠNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM TẠI
HUYỆN CHƢ SÊ

Gia lai, tháng 5 năm 2016


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU TẠI KON TUM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM TẠI
HUYỆN CHƢ SÊ

GVHD : THS. NGUYỄN TỐ NHƢ
SVTH : VŨ THỊ ĐỨC HẠNH
LỚP

: K511PTV

MSSV : 7112140723

Gia lai, tháng 5 năm 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tác giả.
Các số liệu, kết quả nêu trong khoá luận là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Vũ Thị Đức Hạnh


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU……………………………………………………….iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1.Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 2
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 4
1.1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN ............................................................................................... 4
1.1.1.Khái niệm nguồn lao động .....................................................................................4
1.1.2. Khái niệm việc làm ................................................................................................ 7
1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM ............................................9
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở HUYỆN
CHƢ SÊ............................................................................................................................. 12
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN CHƢ SÊ .......................................................................12
2.1.1.Đặc điểm tự nhiên.................................................................................................12
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế ............................................................................................. 12
2.1.3. Đặc điểm về xã hội .............................................................................................. 13
2.2. THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG...................................................................14

2.2.1.Quy mô nguồn lao động ....................................................................................... 14
2.2.2. Chất lượng lao động ............................................................................................ 18
2.3. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM Ở HUYỆN CHƢ SÊ ................................................20
CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA LAO ĐỘNG
VÀ VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2015- 2020 ......................................................................27
3.1. DỰ BÁO LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM TRONG THỜI GIAN TỚI ...................27
3.2. CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA LAO ĐỘNG VÀ
VIỆC LÀM ....................................................................................................................... 29
3.2.1 Phương hướng, mục tiêu ...................................................................................... 29
3.2.2. Các giải pháp .......................................................................................................30
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
- NQ: Nghị Quyết
- TU: Tỉnh ủy
- LĐTB& XH: Lao động thương binh và xã hội
- PGS- TS: Phó giáo sư- tiến sĩ
- CHXHCN: cộng hịa xã hội chủ nghĩa
- UBDS-KHHGĐ: ủy ban dân số- kế hoạch hóa gia đình
- NXB: Nhà xuất bản

ii



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 2.4.
Bảng 2.5.
Bảng 2.6.
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.

Tên bảng
Tình hình phát triển dân số của huyện
Biến động nguồn lao động của huyện(Trong 10 năm)
Lao động theo nhóm tuổi và giới tính của huyện
Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động đang làm việc
trong các ngành kinh tế
Trình độ kỹ thuật của lực lượng lao động trong huyện
Trình độ văn hố của dân số trong độ tuổi lao động ở huyện
Chư Sê
Dân số và lao động trong những năm tới.
Lao động phân bổ theo các ngành kinh tế
Trình độ văn hố của người lao động trong những năm tới

iii

Trang
15
16

18
18

19
28
28
29


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Đảng và Nhà nước ta từng khẳng định “Con người là vốn quý nhất”. Chăm lo hạnh
phúc cho con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta. Nói đến phát triển con
người là nói đến dân số, lao động của quốc gia, có nghĩa là nói đến vai trị của con người
trong sự phát triển. Vai trị đó thể hiện hai mặt:
Thứ nhất, con người với tư cách là người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ và kho tàng
văn hóa
Thứ hai, con người với tư cách là người lao động tạo ra tất cả các sản phẩm đó với
sức lực và óc sáng tạo vơ tận.
Vai trị hai mặt của con người được tập hợp trong dân số, nguồn lao động và việc
làm có mối quan hệ biện chứng qua lại và là một nhân tố quyết định đến sự phát triển của
một quốc gia. Đảng và Nhà nước ta luôn đặt vấn đề dân số, lao động, việc làm vào vị trí
hàng đầu, là yếu tố cơ bản quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội.
Dân số là nguồn lực quan trọng tác động đến mọi mặt của đất nước, sự bùng nổ dân
số đang là một thách thức lớn trong sự phát triển của xã hội. Không chỉ riêng đối với
nước ta mà cả thế giới đều nhận định rằng vấn đề dân số đang là mối quan tâm hàng đầu
trong sự phát triển. Con người có thể làm nên sự phát triển của xã hội nhưng rồi con
người cũng lại là nguyên nhân chính của sự nghèo đói, thiếu việc làm, thất nghiệp.
Tại Đại hội đại biểu lần thứ IX chỉ rõ: điều kiện tiên quyết để thúc đẩy kinh tế - xã
hội là ổn định dân số, lao động là yếu tố cơ bản nhằm hồn thành cơng nghiệp hóa – hiện

đại hóa đất nước từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Chư Sê đã đẩy
mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho nhân dân
trong huyện và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên vấn đề tồn tại lớn nhất hiện
nay là dân số khá đơng, quy mơ lao động lớn, trình độ người lao động thấp, mất cân đối
lớn cả về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, tỉ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp quá
đông, việc làm không đáp ứng đủ nhu cầu cho người lao động là một áp lực rất lớn tới
vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Chư Sê.
Huyện Chư Sê hiện nay, hàng năm có khoảng trên 5 nghìn người bước vào độ tuổi
lao động cùng với số học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường phổ thông chuyên nghiệp
dạy nghề và đại học chưa tìm việc làm tồn tại qua nhiều năm, cộng với một số lượng
thanh niên hết nghĩa vụ quân sự xuất ngũ và những người dôi dư do sắp xếp lại cơ quan,
doanh nghiệp đã tạo thành một lực lượng khá đơng những người có nhu cầu làm việc.
Trước một thực tế như trên địi hỏi phải có một giải pháp toàn diện và đồng bộ cho
vấn đề giải quyết việc làm ở huyện Chư Sê. Tuy nhiên do tính chất phức tạp và khó khăn
của nền kinh tế, chúng ta chưa thể giải quyết một cách triệt để tất cả các vấn đề mấu chốt
trong đó lấy chính sách phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm là trọng tâm để từng
bước giải quyết vấn đề việc làm ở huyện Chư Sê trong giai đoạn năm 2015-2020

1


Tôi nhận thấy thực trạng lao động và việc làm đang mang tính thời sự vừa cấp bách
vừa lâu dài có ảnh hưởng sâu sắc tới q trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Vì
thế ban lãnh đạo huyện Chư Sê sớm có sự xem xét, đánh giá một cách trung thực đầy đủ
và khoa học vấn đề nói trên từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm phát huy những
thành tựu đã đạt được và từng bước giải quyết những vấn đề còn tồn tại để tạo điều kiện
phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Chính vì thế tơi chọn đề tài:“Thực trạng lao động, việc làm tại huyện Chư Sê ”làm
đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được nguồn nhân lực trên địa bàn huyện về:
- Thực trạng nguồn nhân lực
- Thực trạng thiếu việc làm, nguyên nhân và cơ cấu lao động thiếu việc làm
- Tác động về chính sách và giải pháp về lao động việc làm
- Những vấn đề cần quan tâm về chính sách và giải pháp nhằm nâng cao hệ số sử
dụng thời gian lao động, tư vấn việc làm, dạy nghề cho người lao động ở địa bàn huyện.
Trên cơ sở đó cung cấp những căn cứ có thực tiễn, đề xuất những giải pháp thích
hợp phục vụ cho cơng việc lãnh đạo, quản lý của cấp uỷ Đảng chính quyền địa phương
về chiến lược phát triển nguồn lao động giải quyết việc làm giai đoạn 2015-2020
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Tham khảo nghiên cứu số liệu về lao động việc làm các năm 2005, 2010, 2015 của
huyện
- Chọn địa bàn điểm, đại diện cho tính đặc thù các vùng về lao động việc làm ở
huyện Chư Sê là:
+ Thị trấn Chư Sê : Đại diện cho vùng trung tâm văn hoá, dịch vụ, thương mại
+ Xã Iapal: đại diện cho những xã ở phía nam của huyện( Ia pal, Hbông, Ia Blang,
Dun)
+ Xã Bngoong: đại diện cho các xã ở phía bắc của huyện( Bngoong, Barmaih, Ia
Tiêm, Chư Pơng)
+ Xã IaHlốp: đại diện cho các xã phía Tây của huyện ( Ia Lốp, IaKo, Ia Glai)
+ Xã Kơng Htok: đại diện cho các xã ở phía đơng của huyện( Kơng Htok, Ia LBá,
Ayun)
Từ đó điều tra khảo sát, thu nhập tình hình lao động việc làm nhằm rút ra các yêu
cầu cần thiết để phục vụ đề tài.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập tài liệu, các nghiên cứu của huyện có liên quan đến đề tài
nghiên cứu
Phương pháp thống kê: đươc điều tra ở một số xã đại diện nhằm minh họa những
nhận xét, đánh giá thực trạng

Phương pháp toán học- thống kê: dựa trên các tài liệu thu thập được, sử dụng các
công thức toán học, thống kê cần thiết để nghiên cứu.

2


Phương pháp tổng hợp: thông qua các kết quả phân tích hiện tượng nghiên cứu để
tổng hợp khái quát thành bản chất, xu hướng vận động của vấn đề nghiên cứu.
Xử lý tài liệu thứ cấp, tập hợp, phân tích, thống kê, biểu đồ, dự báo.

3


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1.Khái niệm nguồn lao động
a. Khái niệm về lao động
Theo giáo trình Tổ chức lao động khoa học:
Lao động là hoạt động có mục đích của con người, nhằm thoả mãn những nhu cầu
về đời sống của mình, là điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
b. Khái niệm nguồn lao động
Theo Bộ Luật lao động nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2012:
Nguồn lao động gồm những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người
trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, nhưng đang thất nghiệp, những người đang
đi học đang làm nội trợ trong gia đình mình, hoặc khơng có nhu cầu làm việc và những
người thuộc tình trạng khác (người nghỉ hưu trước tuổi theo quy định của Bộ luật lao
động)
Quy mô về nguồn lao động phụ thuộc vào 3 yếu tố sau đây:
- Quy mô phát triển dân số: Quy mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng cao

thì dẫn đến quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại
- Tỷ lệ nguồn lao động trong dân số
- Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của từng nước
Dân số và nguồn lao động là hai phạm trù có tính tương đối độc lập với nhau. Quy
mô và cơ cấu dân số quyết định đến quy mô và cơ cấu của nguồn lao động, dân số đông
tỷ lệ nguồn lao động trong dân số lớn và ngược lại. Nguồn lao động trong dân số bao
gồm toàn bộ những người nằm trong độ tuổi lao động khơng kể đến tình trạng có việc
làm hoặc khơng có việc làm. Có nghĩa là tất cả những người có khả năng lao động trong
dân số, tính theo tuổi lao động quy định đều thuộc nguồn lao động.
Tuỳ theo đặc điểm dân số từng nước mà tỷ lệ nguồn lao động trong dân số có khác,
nhưng nhìn chung tỷ lệ này thường lớn hơn 50% dân số (xấp xỉ 52%)
Xuất phát từ đặc điểm dân số của từng nước như vậy mà số người trong độ tuổi lao
động của mỗi nước cũng khác. Các nước có nền kinh tế chậm phát triển tỷ lệ nguồn lao
động thấp (khoảng 55 - 57%) so với các nước công nghiệp phát triển (khoảng 64 - 66%)
chính vì thế mà gánh nặng về số người không lao động ở các nước nghèo càng nặng hơn,
sức ép về lao động và việc làm ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển ngày càng nặng
nề. Đối với những người trong độ tuổi lao động theo quy định của nhà nước ta là: 15 - 55
tuổi đối với nữ và 15 - 60 tuổi đối với nam.
Để xác định khả năng lao động của xã hội, người ta quy định ra loại lao động chính
theo tỷ lệ 1: 3 đối người dưới tuổi và 1: 2 đối với người trên tuổi lao động
Tiềm năng nguồn lao động và việc sử dụng hợp lý nguồn lao động ở mỗi quốc gia,
mỗi hình thái kinh tế xã hội khác thì có quan điểm khác về lao động từ đó xây dựng tiềm
năng về nguồn lao động là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động đã được giới hạn

4


độ tuổi trong dân số tuỳ theo từng nước mà nó được bao gồm nguồn lao động đang tham
gia vào hoạt động kinh tế và nguồn lao động có khả năng lao động nhưng vì nhiều lý do
khác nhau chưa tham gia vào hoạt động kinh tế (nguồn lao động dự trữ).

Nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động kinh tế hay còn gọi là dân số hoạt động
kinh tế. Đây là số người có cơng ăn việc làm, đang hoạt động trong các ngành kinh tế và
văn hoá xã hội.
Như vậy, giữa nguồn nhân lực sẵn có trong dân số và nguồn nhân lực tham gia vào
hoạt động kinh tế có sự khác nhau. Sự khác nhau này là do có một bộ phận những người
trong độ tuổi có khả năng lao động, nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau chưa tham
gia vào hoạt động kinh tế (thất nghiệp, có việc làm nhưng khơng muốn làm việc, cịn
đang học tập, có thu nhập khác khơng cần đi làm...)
Nguồn nhân lực dự trữ: Các nguồn nhân lực dự trữ trong nền kinh tế bao gồm
những người nằm trong độ tuổi lao động nhưng vì các lý do khác nhau, họ chưa có cơng
việc làm ngồi xã hội. Số người này đóng vai trị của một nguồn dự trữ về nhân lực gồm
có:
+ Những người làm cơng việc nội trợ trong gia đình: Khi điều kiện kinh tế xã hội
thuận lợi nếu bản thân họ muốn tham gia lao động ngoài xã hội, họ có thể nhanh chóng
rời bỏ hoạt động nội trợ để làm cơng việc thích hợp ngồi xã hội. Đây là nguồn nhân lực
đáng kể, tuyệt đại bộ phận là phụ nữ, hằng ngày vẫn đảm nhiệm những chức năng duy trì
bảo vệ, phát triển gia đình về nhiều mặt. Đó là những hoạt động có ích và cần thiết. Cơng
việc nội trợ gia đình đa dạng, vất vả đối với phụ nữ ở các nước chậm phát triển (do cịn
phải làm bằng chân tay nhiều). Từ đó dẫn đến mức năng suất lao động thấp so với những
công việc tương tự được tổ chức ở quy mô lớn hơn, có trang bị kỹ thuật cao hơn.
+ Những người tốt nghiệp ở các trường phổ thông và các trường chuyên nghiệp
được coi là nguồn nhân lực dự trữ quan trọng và có chất lượng. Đây là nguồn nhân lực ở
độ tuổi thanh niên, có học vấn, có trình độ chuyên môn (nếu độ tuổi này được đào tạo tại
các trường dạy nghề và các trường trung cấp, đại học). Tuy nhiên, khi nghiên cứu nguồn
nhân lực này cần phân chia tỷ mỷ hơn.
- Nguồn nhân lực đã đến tuổi lao động, tốt nghiệp trung học phổ thông, không tiếp
tục học nữa, muốn tìm việc làm.
- Nguồn nhân lực đã đến tuổi lao động, chưa học hết phổ thông, khơng tiếp tục học
nữa, muốn tìm việc làm.
- Nguồn nhân lực đã đến tuổi lao động đã tốt nghiệp ở các trường chuyên nghiệp

(trung cấp, cao đẳng, đại học) thuộc các chun mơn khác nhau tìm việc làm.
+ Những người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự cũng thuộc nguồn nhân lực dự trữ,
có khả năng tham gia vào hoạt động kinh tế. Số người thuộc nguồn nhân lực dự trữ này
cũng cần phân loại để biết rõ có nghề hay khơng có nghề, trình độ văn hố sức khoẻ ... để
từ đó tạo cơng ăn việc làm thích hợp.
+ Những người trong độ tuổi lao động đang bị thất nghiệp (có nghề hoặc khơng có
nghề) muốn tìm việc làm cũng là nguồn nhân lực dự trữ sẵn sàng tham gia vào hoạt động

5


kinh tế. Đây là nguồn lao động dự trữ quan trọng có trình độ văn hố, có chun mơn
khoa học kỹ thuật khi có điều kiện tham gia lao động xã hội họ sẽ góp phần tích cực nâng
cao hiệu quả sản xuất.
Qua nghiên cứu người ta đưa ra kết luận: ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển
tiềm năng về nguồn lao động là hết sức to lớn, nguồn lao động dự trữ có khả năng lao
động, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động kinh tế đòi hỏi các quốc gia phải tạo nhiều
việc làm để đảm bảo mọi người lao động đều có quyền làm việc.
Sử dụng có hiệu quả nguồn lao động thực chất là việc phân bố nguồn lao động một
cách hợp lý sao cho việc sử dụng các nguồn lao động này đạt được mục đích là tăng
trưởng và phát triển nền kinh tế xã hội.
Phân bố nguồn lao động chính là việc phân phối, bố trí hình thành các nguồn lao
động theo quy luật, xu hướng tiến bộ vào các lĩnh vực hoạt động, các ngành kinh tế các
vùng lãnh thổ, xét về bản chất thì đó chính là sự đổi mới tình trạng phân cơng lao động xã
hội ngày càng tiến bộ hơn và đạt trình độ ngày càng cao hơn.
Phân bố nguồn lao động hợp lý phải phối hợp, kết hợp hài hoà nhiều biện pháp:
Phân bố theo từng lĩnh vực sản xuất từng ngành và từ nội bộ ngành kinh tế, từng vùng
lãnh thổ trong phạm vi toàn quốc gia. Một xu hướng có tính quy luật là lực lượng lao
động được phân bổ vào lĩnh vực không sản xuất vật chất ngày một tăng và lực lượng lao
động phân bổ vào lĩnh vực sản xuất vật chất ngày càng giảm. Vì khi nền kinh tế phát triển

thì nhu cầu hưởng thụ về văn hoá và tinh thần ngày một cao đây là nhu cầu vô hạn.
Mặt khác lao động sản xuất trong lĩnh vực không sản xuất vật chất nếu đạt được
hiệu quả cao sẽ có vai trò hết sức to lớn để nâng cao năng suất lao động cho lĩnh vực sản
xuất vật chất. Như đào tạo nâng cao trình độ lành nghề, trình độ chuyên mơn kỹ thuật,
chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo chỉ đạo và tổ
chức sản xuất. Trong lĩnh vực tổ chức sản xuất vật chất trong điều kiện kỹ thuật phát triển
ở trình độ tiên tiến sẽ có điều kiện thuận lợi để nâng cao năng suất lao động, lao động
giảm nhưng sản phẩm sản xuất ra ngày càng tăng. Nhu cầu của con người trong lĩnh vực
này là có hạn. Trong lĩnh vực phi sản xuất vật chất phân bố tỷ trọng lớn lao động vào các
ngành nghiên cứu khoa học, y tế, giáo dục, thể thao văn hoá, giảm lao động hành chính
lao động quản lý. Trong sản xuất vật chất tăng tỷ trọng phân bố lao động vào các ngành
công nghiệp giao thông vận tải, xây dựng giảm lao động trong ngành nơng nghiệp vì điều
kiện tăng năng suất lao động thuận lợi hơn các ngành khác.
Mỗi vùng lãnh thổ đều có những mặt mạnh, mặt yếu khác nhau trong phát triển kinh
tế, phân công sử dụng lao động hợp lý giữa các vùng lãnh thổ là điều kiện để phát huy
các thế mạnh, khắc phục điểm yếu đối với từng vùng lãnh thổ.
Đối với Việt Nam: Trình độ sản xuất còn ở mức thấp khoa học kỹ thuật chưa phát
triển, đời sống của nhân dân còn nghèo nàn, nhu cầu hưởng thụ về vật chất còn đòi hỏi
cao hơn nhu cầu về tinh thần. Do vậy, nguồn lao động được phân bố vào lĩnh vực sản
xuất vật chất phải lớn hơn rất nhiều so với lĩnh vực không sản xuất vật chất (lĩnh vực sản
xuất vật chất phân bổ chủ yếu vào hai ngành là công nghiệp và nơng nghiệp). Vì vậy để

6


đáp ứng được nhu cầu của sản xuất phát triển phải giảm mạnh nguồn lao động ở lĩnh vực
này
1.1.2. Khái niệm việc làm
a.Việc làm
Trước đây trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp người lao động

được coi là có việc làm và được xã hội thừa nhận, trân trọng là người làm việc trong
thành phần kinh tế quốc doanh, khu vực nhà nước và kinh tế tập thể. Trong cơ chế đó
Nhà nước bố trí việc làm cho người lao động từ A đến Z. Do đó trong xã hội khơng thừa
nhận có hiện tượng thất nghiệp, thiếu việc làm, lao động dư thừa, việc làm khơng đầy
đủ... Nay chuyển sang nền kinh tế hàng hố nhiều thành phần, quan niệm về việc làm
thay đổi một cách căn bản. Trên cơ sở vận dụng khái niệm việc làm của ILO và nghiên
cứu điều kiện cụ thể của Việt Nam, chúng ta có thể hiểu được khái niệm việc làm mới
được nhiều người đồng tình: Người có việc làm là người đang làm việc trong lĩnh vực,
ngành nghề, dạng hoạt động có ích, khơng bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để
nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời góp một phần cho xã hội.
Với khái niệm nêu trên sẽ cho nội dung của việc làm được mở rộng và tạo ra khả
năng to lớn giải phóng tiềm năng, giải quyết việc làm cho người lao động. Điều này thể
hiện trên hai góc độ sau:
- Thị trường việc làm đã được mở rộng rất lớn bao gồm tất cả các thành phần kinh
tế (quốc doanh, tập thể, tư nhân... ) trong mọi hình thức và cấp độ của tổ chức sản xuất
kinh doanh (kinh tế hộ gia đình, tổ hợp, hợp tác tự nguyện, doanh nghiệp...) và sự đan
xen giữa chúng. Nó cũng khơng bị hạn chế về mặt không gian (vùng, trong và ngoài
nước, các tầng sinh thái...)
- Người lao động được tự do hành nghề, tự do kinh doanh liên kết, tự do thuê mướn
lao động theo luật pháp và theo sự hướng dẫn của Nhà nước để tự tạo việc làm cho mình
và thu hút thêm lao động xã hội theo quan hệ cung cầu về lao động trên thị trường lao
động.
Chính từ khái niệm trên về việc làm trong cơ chế thị trường, trong bộ luật lao động
của Việt Nam ban hành năm 1994 được Quốc hội phê duyệt, đã khẳng định: “Mọi hoạt
động lao động tạo ra thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc
làm”
(Nguồn: Điều 13 Bộ luật lao động nước CHXHCN Việt Nam trang 11 nhà xuất bản
chính trị quốc gia Hà Nội 1994)
Để hiểu rõ hơn khái niệm việc làm cần làm sáng tỏ khái niệm việc làm đầy đủ và
thiếu việc làm.

Từ khái niệm việc làm của nước ta thì có thể hiểu người có việc làm là người làm
việc trong lĩnh vực ngành nghề hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, đem lại
thu nhập để ni sống bản thân và gia đình đồng thời đóng góp một phần cho xã hội. Tuy
nhiên, việc xác định người có việc làm theo khái niệm trên chưa phản ánh đầy đủ quá
trình sử dụng lao động xã hội, vì chưa đề cập đến số lượng chất lượng của việc làm. Bởi

7


vì thực tế có nhiều người đang làm việc nhưng chỉ làm việc nửa ngày, làm việc cho năng
suất thấp và mang lại mức thu nhập dưới mức tối thiểu . Ở nước ta nói chung số lượng
việc làm ít hơn nhu cầu làm việc. Để tồn tại nhiều người phải chấp nhận làm đủ mọi công
việc để kiếm sống tạm thời. Do vậy, cần phải chia ra:
Việc làm đầy đủ: Là sự thoả mãn nhu cầu về việc làm bất cứ ai có khả năng lao
động trong nền kinh tế quốc dân. Hay nói cách khác, việc làm đầy đủ là trạng thái mà
mỗi người có khả năng lao động, muốn làm việc thì có thể tìm được việc làm trong thời
gian ngắn.
(Nguồn: Trần Đình Hoan - Lê Mạnh Khoa - Sử dụng nguồn lao động và giải quyết
việc làm ở Việt Nam - NXB sự thật 1991 trang 23)
Đương nhiên, để đạt được mức độ đảm bảo việc làm đầy đủ phải có một q trình
nhất định. Q trình đó là ngắn hay dài là phụ thuộc vào trình độ, hồn cảnh khác nhau
chủ quan của mỗi nước. Một nước có điểm xuất phát càng thấp, trong quá trình phát
triển, vấn đề đảm bảo việc làm đầy đủ cho người lao động càng khó khăn và cấp thiết.
Thiếu việc làm: Được hiểu là việc làm không tạo điều kiện (khơng địi hỏi) cho
người lao động sử dụng hết thời gian lao động theo chế độ và mang lại mức thu nhập
dưới mức tối thiểu, muốn tìm thêm việc làm bổ sung.
Thiếu việc làm có thể được hiểu là trạng thái trung gian giữa có việc làm đầy đủ và
thất nghiệp.
Tình trạng thiếu việc làm được chia thành hai loại:
- Thiếu việc làm hữu hình: Khi thời gian làm việc thấp hơn mức bình thường.

- Thiếu việc làm vơ hình: Khi thời gian sử dụng cho sản xuất kinh doanh khơng có
hiệu quả, dẫn đến thu nhập thấp, khơng đủ sống người lao động muốn tìm thêm việc làm
bổ xung.
Tình trạng thiếu việc làm (vơ hình hay hữu hình) là khá phổ biến ở nước ta hiện
nay. Vì vậy cần từng bước tạo việc làm đầy đủ cho người lao động, góp phần cải thiện
đời sống cho người lao động.
Việc làm đầy đủ chủ yếu nói lên sự có việc làm về mặt số lượng, còn việc làm hợp
lý không những hàm chứa nội dung việc làm đầy đủ mà cịn nói rõ việc làm đó phải phù
hợp với khả năng và nguyện vọng của người lao động. Do vậy việc làm hợp lý có năng
suất lao động và hiệu qủa kinh tế xã hội cao hơn so với việc làm đầy đủ. Tuy nhiên khái
niệm việc làm đầy đủ và việc làm hợp lý cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối. Vì trong nền
kinh tế thị trường có điều tiết thì việc làm đầy đủ và việc làm hợp lý thì khơng có ý nghĩa
là khơng có người thất nghiệp. Đối với những nước kinh tế phát triển, có điều kiện phát
triển sản xuất là có hạn nguồn lao động dồi dào, dẫn đến một bộ phận lao động muốn làm
việc nhưng khơng có việc làm nghĩa là thất nghiệp.
Các hoạt động lao động được xác định là việc làm bao gồm làm các công việc được
trả công dưới dạng bằng tiền hoặc bằng hiện vật.
- Những công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia
đình mình, nhưng khơng được trả công bằng tiền hoặc hiện vật cho công việc đó.

8


b. Khái niệm thất nghiệp
Đối với mọi quốc gia, việc nghiên cứu vấn đề thất nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong thị trường lao động và giải quyết việc làm
Trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, thất nghiệp được hiểu là “Thất
nghiệp là hiện tượng người lao động trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, muốn
làm việc nhưng chưa có việc làm và đang tìm việc làm”.
Nguồn: Cao Minh Châu chủ nhiệm đề tài: Hiện trạng lao động chưa có việc làm tại

Hà Nội 1997
c. Ngƣời thất nghiệp:
Là người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế trong thời điểm
điều tra khơng có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc.
d. Tỷ lệ ngƣời có việc làm:
Là tỷ lệ phần trăm của số người có việc làm so với tổng dân số hoạt động kinh tế .
e. Tỷ lệ ngƣời thất nghiệp:
Là tỷ lệ phần trăm số người thất nghiệp so với tổng dân số hoạt động kinh tế.
Những người này bao gồm: Công nhân viên ở các cơ quan xí nghiệp nhà nước bị
dơi ra trong quá trình sắp xếp sản xuất hiện đang tìm việc làm nhưng chưa có việc làm .
Học sinh tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp và học nghề trong nước, người đi làm việc
ở nước ngồi về đang tìm việc làm. Những người lao động hết hạn hợp đồng lao động
đang liên hệ tìm việc làm mới... những người đến tuổi lao động. Như vậy, khơng phải bất
kỳ ai có sức lao động, chưa có việc làm đều được coi là thất nghiệp. Để biết người lao
động trong độ tuổi lao động có thất nghiệp hay là khơng phải nắm được người ấy có
muốn đi làm hay là khơng? Trên thực tế tồn tại người có sức lao động, trong độ tuổi lao
động, có trình độ tay nghề song khơng có nhu cầu đi làm việc. Họ sống nhờ vào nguồn
thu nhập hợp pháp. Giai đoạn khơng có nhu cầu đi làm việc là có thời gian nhất định. Vì
vậy đối tượng trước hết của vấn đề tạo việc làm là những người chưa có việc làm.
1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
Ta biết rằng giữa lao động và việc làm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Muốn
giải quyết được việc làm cho người lao động thì trước hết phải biết được số lượng người
lao động, chất lượng lao động .
Lao động và việc làm có ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau. Lao động có ảnh
hưởng trực tiếp tới việc bố trí sắp xếp tạo việc làm và ngược lại.
Trước hết phải hiểu lao động là gì và vai trị của lao động. Theo Mác: “Lao động
trước hết là một quá trình trong đó bằng mọi hoạt động của chính mình, con người làm
trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”.
Con người phải vận dụng sức lực và tiềm năng trong cơ thể mình sử dụng công cụ
lao động để tác động vào tự nhiên một cách có mục đích, có ý thức nhằm biến đổi những

vật thể của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình. Vì vậy trong bất cứ nền sản xuất
nào, kể cả nền sản xuất hiện đại, lao động bao giờ cũng là yếu tố cơ bản, điều kiện không

9


thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển đời sống xã hội loài người, là sự tất yếu vĩnh viễn,
một điều kiện chung của sự trao đổi chất giữa con người và tự nhiên.
Trong quá trình lao động diễn ra việc sử dụng lao động. Nói cách khác sử dụng lao
động diễn ra việc sử dụng sức lao động chính là lao động. Vậy sức lao động là gì? Mác
viết “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần
tồi tại trong cùng một cơ thể, trong một con người đang sống và được con người đem ra
vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”.
Như vậy sức lao động là yếu tố tích cực nhất, hoạt động nhất trong q trình lao
động. Nó là yếu tố chi phí của qúa trình sản xuất, đồng thời cũng là yếu tố mang lại lợi
ích cho quá trình lao động sản xuất. Sự phân cơng lao động xã hội phát triển càng sâu
sắc, sự xã hội hoá nền sản xuất càng cao thì tính chất xã hội của sức lao động của mỗi
người càng nhiều hơn.
Vai trò của lao động: lao động là hoạt động cơ bản của con người. Xã hội loài người
đã trải qua 5 phương thức sản xuất xã hội khác nhau, phương thức sản xuất sau ra đời bao
giờ cũng tiến bộ hơn phương thức sản xuất trước nó, phương thức sản xuất là điều kiện
tiên quyết để bảo đảm cho một trật tự xã hội. Trong mỗi phương thức sản xuất thì vai trò
của con người và hoạt động lao động của họ là điều kiện hết sức quan trọng. Lao động là
hoạt động cơ bản của con người, thông qua lao động và cùng với lao động con người cải
tạo tự nhiên và cải tạo chính bản thân mình làm cho con người ngày càng hoàn thiện hơn.
Triết học Mác- Lênin đã chỉ rõ: Ngay từ khi thoát thai khỏi thế giới động vật con người
muốn duy trì sự tồn tại và phát triển thì khơng thể trơng chờ vào tự nhiên, cải tạo yếu tố
của tự nhiên thành những sản phẩm để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình.
Để đáp ứng yêu cầu này con người phải tiến hành lao động để sản xuất ra của cải
vật chất.

Tạo việc làm cần:
- Tạo tư liệu sản xuất : Biểu hiện rõ nhất là vốn
- Tạo ra sức lao động: Số lượng phù hợp, chất lượng không ngừng được nâng cao
để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, cách thức làm ăn của các hộ nông dân đồng thời còn
bao gồm yếu tố di chuyển di dân giữa các vùng phù hợp với đòi hỏi phát triển kinh tế của
vùng.
- Tạo điều kiện mơi trường kinh tế chính trị xã hội như hệ thống chính sách, các văn
bản pháp luật, đảm bảo cơ sở hạ tầng... để kết hợp hài hoà giữa sức lao động với tư liệu
sản xuất.
Trong q trình phát triển con người đóng vai trị hai mặt, một mặt là con người
hưởng thụ, mặt khác con người cung cấp đầu vào quan trọng cho quá trình biến đổi và
phát triển sản xuất. Hoạt động lao động ra đời cùng với sự hình thành và phát triển của
lồi người. Đó là một hoạt động thuộc về bản năng sinh tồn, con người chỉ có thể tồn tại,
phát triển và hồn thiện khơng ngừng thơng qua lao động sản xuất. Do vậy, nhu cầu có
việc làm là tất yếu khách quan và chính đáng của mọi người.

10


Bất cứ một quốc gia nào đều có nhu cầu sử dụng hợp lý nguồn lao động của mình
để khai thác hết tài nguyên thiên nhiên phát triển kinh tế đất nước. Người lao động là một
nguồn lực quan trọng, là một trong những yếu tố cơ bản để phát triển đất nước. Mọi chủ
trương đường lối, chính sách đúng đắn trong lĩnh vực kinh tế phải tập trung phát huy cao
độ khả năng của nguồn lực quan trọng đó. Nếu có những sai phạm về chủ trương đường
lối chính sách và biện pháp mà không sử dụng nguồn lao động đó thì nguồn lao động rất
có thể trở thành một gánh nặng thậm chí gây tổn thất cho nền kinh tế.
Mặt khác lao động là nguồn tài sản đặc biệt, khơng thể coi là nguồn vốn ứ đọng,
khơng có đầu ra là giá trị vật chất hay tinh thần cho xã hội, nhưng phải có nguồn đầu vào
như việc chi tiêu hàng hố cơng cộng, sử dụng tài ngun và vấn đề xã hội khác.
Lao động và việc làm có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Nếu cũng số lượng ấy mà giải

quyết được việc làm cho họ thì sẽ đem lại lợi ích kinh tế. Cịn khơng vì chất lượng lao
động ... mà không giải quyết được việc làm cho họ tức là thiếu việc làm sẽ không đủ
trang trải chi phí học hành cho trẻ nhỏ, y tế cho người bệnh, nuôi dưỡng người già, người
mất sức lao động. Sức ép thường trực về việc làm góp vào nguyên nhân gây ra nhiều tiêu
cực xã hội trong bộ máy quản lý hạn chế lịng nhiệt tình, lịng tin của nhân dân gây bất ổn
định về đời sống kinh tề xã hội.
Sự phát triển kinh tế phụ thuộc rất lớn vào vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn tài
nguyên thiên nhiên nguồn lao động và nguồn vốn... Trong đó việc sử dụng nguồn lao
động có vai trị quan trọng và quyết định sự phát triển đó.
Vấn đề việc làm luôn là một vấn đề kinh tế xã hội mà chúng ta cần giải quyết hợp lý
và đúng đắn. Nếu sử dụng tốt và phát huy tốt khả năng lao động của con người thì chúng
ta sẽ tạo ra được khả năng và sức mạnh to lớn để phát triển nền kinh tế. Hơn nữa giải
quyết tốt việc làm cho người lao động, chúng ta cũng góp phần giải quyết tốt các vấn đề
mang tính chất xã hội như nâng cao và cải thiện đời sống về mặt vật chất và tinh thần cho
nhân dân và giảm các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
Để tạo được việc làm cho người lao động và khai thác tốt khả năng của họ cần xem
xét kỹ về chất lượng nguồn lao động. Nguồn nhân lực được xem xét trên các mặt : Trình
độ sức khoẻ, trình độ văn hố, trình độ chuyên môn, năng lực phẩm chất ... Cũng giống
như các nguồn lực khác số lượng và đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trị
hết sức quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Trong tất cả
các ngành nghề đều cần quan tâm đến trình độ của người lao động để sắp xếp công việc
cho hợp lý. Cùng một cơng việc nhưng được bố trí cho người có trình độ, năng lực phẩm
chất tốt sẽ đạt được hiệu quả cao hơn người lao động khơng có chun mơn.
Chẳng hạn như tạo việc làm trong nông nghiệp. Từ xưa đến nay ta thường quan
niệm nông nghiệp là cái túi chứa lao động dư thừa của nền sản xuất xã hội. Mọi người
đến tuổi lao động nếu khơng tìm được việc làm ở ngành nghề khác thì đương nhiên có
việc làm trong nơng nghiệp vì lẽ đó mà năng suất thấp. Điều này chứng tỏ rằng lao động
và việc làm có mối quan hệ mất thiết, nó có tác động qua lại lẫn nhau.

11



CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở HUYỆN CHƢ SÊ
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN CHƢ SÊ
2.1.1.Đặc điểm tự nhiên
Chư Sê là một huyện nằm phía nam của tỉnh Gia Lai, cách thành phố PleiKu 40 km,
có hai trục đường quốc lộ là 14 và 25 thuận tiện trong giao lưu văn hóa, thương mại
khơng chỉ trong tỉnh mà cịn với các tỉnh khác.
Vị trí địa lý:
- Bắc giáp: huyện Đăk Đoa.
- Nam giáp: huyện Chư Pưh.
- Đông giáp: huyện Mang Yang.
- Tây giáp: huyện Chư Prơng.
Diện tích: 642,96 Km2.
Đơn vị hành chính cấp xã, trị trấn: 15 (1 thị trấn, 14 xã).
- Thị trấn: Chư Sê.
- Các xã: Ia Blang, Dun, Ayun, Ia LBá, Bờ Ngoong, Bar Măih, Ia Tiêm, Chư Pơng,
Ia Glai, Ia Hlốp, Ia Ko, Hbơng, Ia Pal và Kơng HTok.
Về khí hậu: Chư Sê là huyện chịu ảnh hưởng của nhiệt đới gió mùa rõ rệt, có hai
mùa mùa mưa và mùa khơ, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau.
Chư Sê có số lượng dân tộc Kinh chiếm khoảng 70% dân số, còn lại là các dân tộc
ít người khác như Ba na, Jrai, Ê Đê, Tày, Mường, Thái…Phần lớn dân số của Chư Sê là
do di cư từ các vùng miền khác đến từ sau năm 1975 đến nay, Chư Sê là địa bàn cư trú
lâu đời của hai dân tộc Bahnar và Jrai
Dân số: 94.389 người (số liệu thống kê năm 2009) đến nay tăng lên 126.464 người,
tỉ lệ sinh giảm từ 3,00% (2003) xuống 2,03% (2012), mật độ dân số 146,81 người/ km2
cao gần gấp đôi mật độ dân số trung bình của tỉnh Gia Lai ( 88 người/ km2), và dân số
tập trung chủ yếu ở những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông, trung tâm thương mại

dịch vụ ( ở Thị trấn Chư Sê có mật độ dân số 1288 người/km2 cao gần 9 lần so với toàn
huyện). Những vùng xa trung tâm, dân cư tập trung ít hơn, phần lớn những diện tích đất ở
đây chủ yếu trồng cây cà phê, tiêu ,cao su, lúa…sản xuất nơng nghiệp.
Nhìn chung, Chư Sê có vị trí địa lý thuận lợi, đất đai màu mỡ, hệ thống giao thông
thuận tiện… đó là điều kiện tốt để phát triển kinh tế xã hội.
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế
Trong giai đoạn 2010-2015 nền kinh tế của huyện phát triển khá, các tiềm năng lợi
thế được phát huy, kết cấu hạ tầng được đầu tư, đời sống nhân dân được nâng lên. Theo
đó, tốc độ tăng trưởng bình qn giai đoạn 2011-2015 là 14,32%, tăng 0,1% so với Nghị
quyết (NQ); cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, so với đầu nhiệm kỳ tỷ trọng
nông-lâm nghiệp giảm 8%, công nghiệp-xây dựng tăng 2,1%, thương mại-dịch vụ tăng
6,2%.

12


Về sản xuất nông nghiệp, giá trị cây công nghiệp dài ngày tiếp tục giữ vai trò quan
trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ
tiêu, cao su... tiếp tục phát triển nhanh về diện tích. Chăn ni phát triển theo hướng mở
rộng các mơ hình chăn ni trang trại, chăn ni hộ gia đình. Tổng đàn gia súc 67.549
con, chiếm 12% so với giá trị ngành nông nghiệp
Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu
dùng cho nhân dân. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 9,62%. Giá trị sản xuất ngành
thương mại-dịch vụ năm 2015 đạt 779 tỷ đồng, tăng 10,4% so với NQ, gấp 2,4 lần so với
năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 9%. Việc đầu tư kết cấu hạ tầng được
thực hiện theo đúng quy hoạch. Tổng vốn đầu tư của toàn xã hội đến năm 2015 là 2.852
tỷ đồng, vượt 5,6% so với NQ. Qua 9 năm thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển vùng động lực giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến
năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt chỉ tiêu đề ra, kết cấu hạ tầng kinh tếxã hội được tăng cường, bộ mặt đơ thị có nhiều chuyển biến tích cực, đã xây dựng thị
trấn Chư Sê đạt tiêu chẩn đô thị loại 4

Tổng thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2011-2015 đạt 917 tỷ đồng, bình quân đạt
183 tỷ đồng/năm; tổng chi ngân sách đạt 1.928 tỷ đồng, bình quân hàng năm chi ngân
sách 386 tỷ đồng. Nguồn ngân sách đảm bảo cho việc chi thường xuyên và thực hiện các
chương trình kinh tế-xã hội và hoạt động của bộ máy các cơ quan nhà nước.
Bên cạnh những thuận lợi, huyện Chư Sê còn gặp một số hạn chế là: Cơ cấu nơng
nghiệp chuyển đổi cịn chậm, tỷ trọng ngành chăn ni trong nơng nghiệp thấp; tình hình
dịch bệnh trên cây trồng, vật ni cịn nguy cơ tái phát. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển
nông nghiệp, nông dân và nơng thơn cịn dàn trải, cơ giới hóa trong nông nghiệp thấp,
nhất là các xã vùng sâu, vùng xa. Công nghiệp chế biến ở các vùng nông thôn phát triển
chậm, quy mô nhỏ, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch còn hạn chế. Các thành phần kinh
tế phát triển không đều, nhất là hoạt động của hợp tác xã còn nhiều hạn chế, chưa phát
huy được vai trò của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường.
2.1.3. Đặc điểm về xã hội
Chương trình xây dựng nơng thơn mới được cấp ủy, chính quyền và nhân dân tích
cực hưởng ứng. Đến cuối năm 2015, huyện có 4 xã đạt tiêu chuẩn nơng thơn mới, có 8 xã
đạt 10 tiêu chí trở lên.
Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, các lĩnh vực văn hóa-xã hội cũng được chú
trọng đầu tư và bước đầu phát huy hiệu quả. Ngành Giáo dục-Đào tạo phát triển cả về
quy mô và chất lượng. Tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 99,02% (đạt
100% so với NQ), duy trì sĩ số học sinh đạt 99,5%. Trong nhiệm kỳ, huyện đã đào tạo
nghề cho 7.513 lao động nông thôn, nâng số lao động nông thôn qua đào tạo trên địa bàn
huyện lên 25,4%. Cơng tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân được thực hiện
thường xuyên gắn với triển khai có hiệu quả các chương trình giám sát, phịng-chống
dịch bệnh, khơng để dịch bệnh lớn xảy ra.

13


Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được thực
hiện sâu rộng đến từng thôn, làng, tổ dân phố. Hoạt động thông tin và truyền thông được

quan tâm đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ và nhu cầu của nhân
dân. Các hoạt động thể dục-thể thao được tổ chức thường xuyên, nhiều phong trào thể
dục thể thao ở cơ sở được duy trì.
Cơng tác giảm nghèo được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đồn thể nhân dân
quan tâm thực hiện với nhiều nguồn vốn, chương trình khác nhau. Thu nhập bình quân
đầu người đạt 39,7 triệu đồng/năm (gấp 2,4 lần so với năm 2010, tăng 4,7 triệu đồng so
với NQ). Đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo giảm cịn 8,09%, bình qn hàng năm giảm
4.2%.
Nhiệm kỳ qua, Đảng bộ tập trung lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân
sự địa phương ngày càng vững chắc theo Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX), “Về chiến
lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” và Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị
(khóa X), “Về tiếp tục xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới”. Tình
hình an ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững. Hệ thống chính trị
được kiện tồn, đổi mới, vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng được tăng
cường; sự điều hành của chính quyền các cấp được phát huy; chất lượng hoạt động của
Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội có nhiều tiến bộ.
2.2. THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG
2.2.1.Quy mô nguồn lao động
Ta biết rằng dân số là cơ sở hình thành nguồn nhân lực. Quy mô nguồn nhân lực
phụ thuộc vào quy mô dân số và quy mô dân số tại thời kỳ nào đó lại phụ thuộc vào sự
tăng tự nhiên (số sinh trừ đi số chết) và tăng, giảm cơ học. Quy mô dân số lớn, tốc độ
tăng dân số nhanh sẽ báo hiệu quy mô lớn và tốc dộ tăng trưởng nhanh của nguồn nhân
lực trong tương lai. Nhưng sự ảnh hưởng giữa dân số tới nguồn nhân lực phải sau một
thời gian nhất định phụ thuộc vào việc xác định giới hạn của độ tuổi lao động (thời gian
đứa trẻ sinh ra ở thời kỳ này sẽ bước vào độ tuổi lao động của huyện thế nào ta cần phải
xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới số lượng lao động sinh chết, tăng tự nhiên, tăng cơ
học.
Công tác truyền thông dân số được chú trọng với các hình thức đa dạng, phù hợp
với trình độ nhận thức của từng đối tượng. Nhờ vậy, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ
1,86% năm 2011 xuống còn 1,48% năm 2015 và phấn đấu trong giai đoạn 2016-2020

giảm tỷ suất sinh trung bình hằng năm là 0,48 phần ngàn trên năm; tỷ lệ sinh con thứ 3
trở lên còn 20,5%
Tồn huyện Chư Sê có hơn 126 ngàn khẩu, 15 xã, 01 thị trấn đều có cán bộ chuyên
trách và 200 cộng tác viên phụ trách 183 thôn, làng, tổ dân phố.
Trong 2 năm gần đây, mỗi năm huyện có xấp xỉ 2.200 trẻ được sinh ra và gần 600
bé trong số này là con thứ 3 trở lên. Mức sinh có ảnh hưởng lớn đến số lượng lao động
của huyện, mức sinh càng cao thì số lượng lao động trong tương lai sẽ lớn và ngược lại.

14


Một thị xã đang là đích đến khơng xa của huyện Chư Sê. Tuy nhiên, để đạt được
đích này, việc giảm mức sinh trong các vùng dân cư nhằm cải thiện mức sống người dân,
giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo sẽ là một trong những tiêu chí quan trọng phải kể đến. Và có
lẽ, việc đầu tư hơn nữa cho công tác truyền thông dân số tại địa phương này có lẽ khơng
thể coi là điều nhỏ dễ bỏ qua trong thời điểm hiện nay
Bảng 2.1. Tình hình phát triển dân số của huyện
Năm
2005
2010
2015
Dân số trung bình theo nam nữ
62.548
94.389 126.464
- Nữ
49.189 62.890
- Tỷ lệ (%)
52,11
50
Số sinh trong năm (người)

2.854
2.785
2.200
Tỷ lệ sinh (%)
4,6
2.95
1,74
Số chết trong năm (người)
825
899
723
Tỷ lệ chết (%)
1,3
0,95
0,57
Tỷ lệ tăng tự nhiên (%)
3,3
2
1,17
Tăng giảm cơ học (người)
-102
906
1459
Tỷ lệ (%)
-0,16
0,96
1,16
Tăng (+)
1752
2632

3562
Tỷ lệ (%)
2,8
2,8
2,82
Giảm (-)
1854
1726
2103
Tỷ lệ (%)
2,3
1,83
1,67
Nguồn: UBDS - KHHGĐ huyện Chư Sê
Các biện pháp nhằm hạ tỷ lệ tăng dân số mà huyện đã thực hiện mấy năm gần đây
được thực hiện tốt nhờ sự lãnh đạo của các cấp, phối hợp giữa các ngành nên tỷ lệ tăng tự
nhiên giảm rất nhiều, năm 2015 tỷ lệ tăng tự nhiên chỉ còn 1,17%. Mặt khác do vấn đề
nhận thức của nhân dân đã rõ ràng họ đã thấy được mức độ nghiêm trọng của vấn đề sức
ép của dân số đối với mọi mặt đời sống kinh tế xã hội nhất là sức ép về việc làm. Thêm
vào đó là tỷ lệ tăng cơ học về dân số của huyện hàng năm cao. Mặc dù mức độ tăng dân
số của huyện là thấp nhưng hiện tại số lượng lao động của huyện rất lớn bởi lẽ con người
sinh ra phải sau một khoảng thời gian (15 năm) mới tham gia vào lực lượng lao động.
Nên phải có biện pháp giảm tỷ lệ sinh hàng năm, hạn chế tới mức tối đa tỷ lệ tăng cơ học
Việc giảm cơ học chủ yếu do các nguyên nhân học sinh di học ở các trường chuyên
nghiệp, thanh niên đến tuổi đi làm nghĩa vụ quân sự, lao động đi hợp tác lao động ở nước
ngoài và dân di cư đến các tỉnh khác…
-Việc tăng cơ học chủ yếu do học sinh đi học trở về làm việc ở địa phương (giáo
viên và một số ngành khác) bộ đội hết nghĩa vụ quân sự cũng trở về địa phương, một
phần là những người đi lao động trở về, dân từ nơi khác chuyển đến.


15


Dân số năm 2010 tăng so với năm 2005 là 31.841 người trong khi đó giảm cơ học
chỉ có 1854 người bằng 2,3 % dân số, mặt khác tăng cơ học của năm 2010 là 1752 người
bằng 2,8 % dân số.
Dân số năm 2015 tăng so với năm 2010 là 32.075 người trong khi đó giảm cơ học là
2103 người bằng 1,67% dân số, tăng cơ học của 2015 là 3.562 người bằng 2,82% dân số.
Qua so sánh ta thấy tốc độ giảm cơ học của huyện năm sau thấp hơn năm trước,
trong khi đó tỷ lệ tăng cơ học lại tăng hằng năm. Điều này gây khó khăn cho huyện trong
vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.
Ngày nay nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà đời sống nhân dân nói chung và
huyện Chư Sê nói riêng đang được cải thiện, các điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho người
dân ngày càng được tốt hơn nên giảm mức chết dẫn đến giảm mức sinh và nguồn lao
động sau 15 năm sau sẽ giảm.
Qua đây cho ta thấy rằng mức sinh chết, tỷ lệ tăng tự nhiên, tăng cơ học có ảnh
hưởng lớn tới số lượng lao động của toàn huyện.
- Vấn đề nguồn lao động của huyện
Dân số của huyện không ngừng tăng lên qua các năm đã làm cho nguồn lao động
của huyện cũng tăng theo tỷ lệ thuận và nó tuân theo quy luật chung về dân số lao động.
Dân số huyện Chư Sê năm 2015 có 126.464 người trong đó trong độ tuổi lao động
là 67.536 người chiếm tỷ lệ là 53,4%dân số. Số người trong độ tuổi lao động không còn
khả năng lao động do chiến tranh để lại là thương bệnh binh và người tàn tật do tai nạn,
bẩm sinh là 4520 người.
Như vậy số khả năng lao động là 63.016 người chiếm 49,83% dân số. Trong đó có
400 người là bộ đội đang tại ngũ, 4155 người là học sinh đang học ở các trường đại học,
trung học chuyên nghiệp và phổ thông trung học, 3800 người là học sinh tốt nghiệp các
cấp đang chờ tìm việc làm. Số còn lại đang làm việc ở các thành phần kinh tế là 54.661
người chiếm 43,22% dân số
Bảng 2.2. Biến động nguồn lao động của huyện(Trong 10 năm)

Đơn vị: Người
STT Nội dung

1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
2

2005

2010

Dân số trung bình
62.548
Dân số trong độ tuổi LĐ
38.125
Trong độ tuổi có việc làm
30.021
Đi học
2.215
Nội trợ
1.000
Khơng có nhu cầu làm viêc
1.623
Khơng có khả năng LĐ
2.370

Tình trạng khác
1.106
Tỷ trọng dân số trong độ tuổi 60,95
LĐ trên tổng dân số (%)

94389
55.925
45000
2500
1000
1790
2500
1200
59,25

2015
126.464
67.536
54.661
4.155
1.200
2.563
4.520
1.500
53,40

15/05(lầ
n)
2,02
1,77

1,82
1,88
1,2
1,6
1,9
1,36
0,88

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Chư Sê )

16


Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2005 huyện Chư Sê có 38.125 người trong độ
tuổi lao động chiếm 60,95% dân số.
Năm 2015 có 67.536 người trong độ tuổi lao động chiếm 53,40% dân số toàn
huyện. Tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động trên tổng dân số năm sau tăng khơng đáng
kể so với năm trước.
Ngồi số lượng người trong độ tuổi lao động có việc làm ra phần cịn lại là vì các lý
do khác họ không tham gia vào sản xuất. Qua số liệu ở biểu trên ta thấy một xu hướng có
tính quy luật là dân số trong độ tuổi lao động mỗi năm một tăng. Dân số trong độ tuổi lao
động năm 2015 là 67.536 người nhưng thực chất số người tham gia vào lao động là
54.661 người số cịn lại vì các lý do khác như đi học, làm nội trợ, bộ đội tái ngũ chờ việc.
Chính vì thế mà huyện gặp khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm để đảm bảo đời
sống cho nhân dân.
- Tỉ lệ thất nghiệp hàng năm của huyện Chư Sê tăng dần theo thời gian, năm 2005
có 8104 người khơng có việc làm, năm 2010 là 10925, năm 2015 là 12875. Dân số tăng
nhu cầu việc làm cũng tăng, điều đó là ghánh nặng cho các nghành chức năng và xã hội
trong giải quyết việc làm và giải quyết các nhu cầu khác của người lao động.
- Về cơ cấu nguồn lao động:

Qua số liệu các năm thì số lao động nữ thường chiếm khoảng trên 52% so với tổng
số lao động trong độ tuổi. Năm 2015 lao động nữ là 62.890 người chiếm 50%.
- Về lứa tuổi: Nhóm tuổi từ 15-24 là 22.587 người năm 2010. Nhóm tuổi này phần
lớn đang đi học tại các trường phổ thông, các trường chuyên nghiệp và dạy nghề. Hoặc
có tham gia lao động nhưng chưa thật yên tâm và kinh nghiệm sản xuất, trình độ tay nghề
chưa cao cịn hạn chế.
Nhóm tuổi từ 25-55 năm 2010 có 40.150, năm 2015 có 67.536. Đây là lực lượng lao
động chủ lực trong sản xuất kinh doanh. Vì khơng những có số lượng đơng đảo chiếm tỷ
lệ cao trong lao động, mà quan trọng hơn là lực lượng lao động ở nhóm tuổi này vừa có
sức khoẻ, vừa có trình độ văn hố chun mơn kỹ thuật, nhanh nhạy tiếp thu kinh nghiệm
sản xuất, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời nhóm tuổi này có
nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Nhóm tuổi từ 56 trở lên lực lượng lao động thuộc nhóm tuổi này có nhiều kinh
nghiệm trong sản xuất kinh doanh nhưng sức khoẻ có hạn do đó phải bố trí và sử dụng
hợp lý.

17


Bảng 2.3. Lao động theo nhóm tuổi và giới tính của huyện
Đơn vị: Người
Nhóm
tuổi
15-24
25-55
56-60
Trên 60
Tổng số

2010

Tổng
22587
40150
6730
5427
74894

2015

Nữ
%
10922 48,36
20497 51,05
3577 53,15
3535 65
38531 51,45

Tổng
Nữ
%
28520 13191 46,25
67536 32982 48,84
7102
3634 51,17
6925
4045 58,41
110083 53852 48,92
( Nguồn Phòng Thống kê huyện Chư Sê)

2.2.2. Chất lƣợng lao động

Chất lượng lao động được phản ánh thơng qua hai khía cạnh:
+ Trình độ văn hố của người lao động
+ Trình độ chun mơn kỹ thuật
Lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật của huyện Chư Sê cịn ở mức thấp chỉ
chiếm 12,23% số lao động đang làm việc. Trong đó: trình độ đại học trở lên 1,93%; trình
độ cao đẳng và trung cấp là 4%; công nhân kỹ thuật và sơ cấp là 6,3%.
Bảng 2.4. Trình độ chun mơn của lực lƣợng lao động đang làm việc trong các
ngành kinh tế
Nội dung
2005
2010
2015
Số
%
Số
%
Số lượng %
lượng
lượng
Lao động đang làm việc
Trong đó:
- Đại học
- Cao đẳng trung học
- Sơ cấp công nhân kỹ thuật

30.021
580
1200
1892


42.521
1,93
4
6,3

782
1852
2632

54.661
1,84
4,36
6,2

1000
2002
3271

1,83
3,66
6

(Nguồn: Theo số liệu điều tra lao động - việc làm năm 2015 của huyện)
Bảng 2.5. Trình độ kỹ thuật của lực lƣợng lao động trong huyện
Trình độ chuyên mơn kỹ thuật 2010
2015
Số lượng %
Số lượng %
Khơng có chun mơn kỹ thuật 24755
82,47

48388
88,52
Có chun mơn kỹ thuật
5260
17,53
6273
11,48
Trong đó:
- Sơ cấp CNKT có bằng
2632
8,77
3271
6
- THCN, cao đẳng
1852
6,17
2002
3,66
- Đại học
782
2,6
1000
1,82
Tổng số
30021
100
54661
100
( Nguồn Phòng Thống Kê huyện Chư Sê)


18


Qua biểu số liệu trên ta thấy trình độ chuyên mơn kỹ thuật của lực lượng lao động ở
huyện cịn ở mức thấp. Lực lượng lao động của huyện năm 2010 là 30.021 người thì có
tới 24.755 người khơng có chuyên môn kỹ thuật. Như vậy phần lớn lao động của huyện
là khơng có chun mơn kỹ thuật là chiếm 82,47% trong tổng số lực lượng lao động.
Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế được chuyển đổi từ kế hoạch hoá tập
trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã thúc đẩy nền sản xuất
phát triển nhanh hơn công nghệ sản xuất sẽ thay đổi thì trình độ người lao động như hiện
nay sẽ không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.
Mặt khác khi sức lao động đã trở thành hàng hoá, hàng hoá muốn tiêu thụ chất
lượng cần phải tốt. Vì vậy, đặt ra yêu cầu đối với huyện là phải có biện pháp đào tạo để
nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động để phù hợp với yêu cầu của
sản xuất. Đào tạo phải bằng nhiều biện pháp kết hợp chặt chẽ tổng hợp các biện pháp từ
giáo dục hướng nghiệp phổ thông dạy nghề bằng các trung tâm dạy nghề của huyện, tạo
điều kiện để học sinh đã tốt nghiệp và cán bộ công nhân viên đang làm việc ở các thành
phần kinh tế khác nhau được đi học ở các trường lớp của tỉnh, của trung ương để có cơng
nhân kỹ thuật có tay nghề ngày càng cao cán bộ khoa học kỹ thuật ngày càng nhiều, cán
bộ lãnh đạo quản lý ở mọi lĩnh vực sản xuất, mọi thành phần kinh tế có chun mơn kỹ
thuật giỏi, đáp ứng được u cầu của sản xuất theo cơ chế mới, khắc phụ tình trạng mất
cân đối trong phân bổ sử dụng lao động trong thời gian qua.
Hơn nữa huyện Chư Sê là huyện sản xuất chủ yếu là cây công nghiệp dài ngày nên
từ xưa đến nay ta thường có quan niệm nơng nghiệp là cái túi chứa lao động dư thừa của
nền sản xuất xã hội.
Mọi người khi đến tuổi lao động nếu khơng tìm được việc làm ở ngành nghề khác
thì đương nhiên có việc làm trong nơng nghiệp. Song để nâng cao được năng suất lao
động thì lao động trong nơng nghiệp phải có trình độ hiểu biết nhất định nào đó.
Trình độ văn hố:
Đây là yếu tố thứ hai cũng khơng kém phần quan trọng để góp phần phản ánh chất

lượng nguồn lao động của huyện Chư Sê.
Bảng 2.6. Trình độ văn hố của dân số trong độ tuổi lao động ở huyện Chƣ Sê
Nội dung
2010
2015
Số lượng
%
Số lượng
%
Dân số trong độ tuổi lao động
38125 100
67536 100
Chưa tốt nghiệp cấp I
975 2,58
1000 1,48
Tốt nghiệp cấp I + II
24949 65,44
48719 72,13
Tốt nghiệp cấp III
12201 32
17817 26,39
( Nguồn Phòng Lao động thương binh & xã hội huyện)
Qua số liệu biểu trên ta thấy rằng trình độ văn hố của người lao động chưa tốt
nghiệp cấp I năm 2010 là 2,58%; tốt nghiệp cấp 1 và cấp 2 là 65.44%; tốt nghiệp cấp 3 là
32%.
Như vậy hiện nay tỷ lệ chưa tốt nghiệp cấp 1 chiếm trong lực lượng lao động ở
huyện Chư Sê còn 2,58% năm 2010 và đến năm 2015 là 1,48%, tỷ lệ này chủ yếu là
19



×