Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Kinh tế số và vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.53 KB, 6 trang )

Kinh tế số và vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế ở Việt
Nam hiện nay
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu Chính sách và phát triển truyền thông cho biết 10
năm qua kinh tế số đã phát triển không ngừng cả về nền tảng hạ tầng và thị trường kinh
doanh. Ở Việt Nam, năm 2017 số người sử dụng Internet là gần 18 triệu người, đến năm
2018 con số này đã tăng lên 64 triệu chiếm khoảng 67% dân số. Xu hướng truy cập
Internet bằng điện thoại thông minh của người Việt chiếm 72% và 50% truy cập bằng
máy tính. Bên cạnh đó, ước tính tổng số thuê bao của cả nước hiện nay khoảng 136 triệu
so với 210 thuê bao di động năm 2005 thì đây là con số kỷ lục về tốc độ phát triển của
công nghệ thông tin trong nền kinh tế số và hiện tại Việt Nam xếp thứ 13 trong top 20
quốc gia có số dân sử dụng mạng Internet.
Trong nền kinh tế số, hai lĩnh vực cốt lõi và là linh hồn quyết định sự phát triển đó là
việc áp dụng cơng nghệ thơng tin trong lĩnh vực hành chính cơng và thương mại.
Với phương châm hiện đại hóa nền hành chính cơng, thực hiện Chính phủ điện tử,
các thủ tục như: cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp, Giấy
phép, các thủ tục hành chính - pháp lý liên quan đến công dân, tổ chức…được thực hiện
bằng phương tiện điện tử vừa hiệu quả, tiết kiệm thời gian chi phí cho xã hội và người
dân.
Với thương mại điện tử, một trong những cấu phần trọng yếu nhất của nền kinh tế số
ở Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc về doanh thu, quy mô thị trường và số lượng người
tham gia. Quy mô thương mại điện tử ở Việt Nam hiện đang ở mức 5,2 tỷ USD. Năm
2017 Việt Nam có 21 doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử nhận
được số vốn đầu tư nước ngoài 83 triệu USD, đây là lĩnh vực nhận được vốn đầu tư cao
nhất trong các lĩnh vực khởi nghiệp.
Là nước có tỷ lệ số dân sử dụng Internet cao đang là cơ hội cho Việt Nam phát triển
nền kinh tế số. Song để tận dụng cơ hội này, Việt Nam cần phải giải quyết nhiều vấn đề
liên quan như hạ tầng công nghệ thông tin, về quản lý, về nguồn nhân lực, về an ninh, về
cơ chế chính sách… trong đó nổi bật là phải hồn thiện một khung khổ pháp lý để điều
chỉnh các quan hệ số về kinh tế - tài chính, văn hóa, xã hội, anh ninh, quốc phịng…
Trong bài viết này, tơi xin được đề cập khái quát thực trạng hệ thống luật kinh tế ở Việt



Nam và từ đó đưa một số vấn đề về tiếp tục hoàn thiện pháp luật kinh tế - một lĩnh vực
pháp luật quan trọng để phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam hiện nay.
+ Thực trạng pháp luật kinh tế Việt Nam hiện nay
- Ưu điểm
Sau hơn 30 năm đổi mới, hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật kinh tế
nói riêng của Việt Nam đã đạt được một số thành tựu cơ bản sau đây:
Thứ nhất, Ghi nhận đầy đủ các loại chủ thể tham gia quan hệ thị trường, bao gồm
doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở
lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh và hợp tác xã với tư cách là những chủ thể chủ
yếu đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Các loại chủ thể này được
quy định chủ yếu trong Luật doanh nghiệp (2014) và Luật hợp tác xã (2012).
Điều chỉnh các quan hệ hàng hóa - tiền tệ (quan hệ hợp đồng) phát sinh trên cơ sở
bình đẳng, tự nguyện và tự chịu trách nhiệm (pháp luật về hợp đồng). Vai trò chính trong
việc điều chỉnh các quan hệ thị trường thuộc về Bộ luật Dân sự (1995 , 2005 và 2015),
Luật thương mại 2005… Ngoài ra, các quan hệ thị trường phát sinh trong các lĩnh vực
kinh doanh chuyên ngành cũng đã được các luật chuyên ngành quy định một cách cụ thể
như: Luật các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi, bổ sung 2017), Luật kinh doanh bất động
sản 2014, Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2012, Luật xây dựng 2014, Luật nhà ở
2014…
Việc phá sản doanh nghiệp cũng đã được điều chỉnh bởi Luật phá sản (1994, 2004 và
2014). Đạo luật này có tác dụng giúp các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ rút khỏi thị trường
một cách trật tự, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình và của các chủ nợ.
Việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đã
được Nhà nước quan tâm, thể hiện ở việc ban hành Bộ luật Tố tụng Dân sự 2014 với tư
cách là cơng cụ pháp lý để Tịa án giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể
kinh doanh, và Luật trọng tài thương mại 2010 với tư cách là công cụ pháp lý để trọng tài
thương mại - tổ chức phi nhà nước - thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp thương
mại trên cơ sở những ngun tắc có nhiều điểm khác biệt với Tịa án để đáp ứng nhu cầu
được tự do lựa chọn các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh của doanh

nghiệp.


Thứ hai, xét về mặt nội dung thì hệ thống pháp luật kinh tế hiện hành của Việt Nam
đã ghi nhận và tạo điều kiện để triển khai thực hiện trên thực tế những nguyên tắc cơ bản
của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đặc biệt trong điều kiện nền
kinh tế đang được số hóa. Cụ thể là:
Ghi nhận và bảo đảm thực hiện quyền tự do kinh doanh thông qua việc xác định
ngành nghề nào bị cấm, ngành nghề nào kinh doanh phải có điều kiện, ngành nghề nào
được tự do kinh doanh mà khơng cần bất kỳ điều kiện gì. Đặc biệt, đã có nhiều quy định
để hạn chế đến mức thấp nhất việc can thiệp của các cơ quan công quyền vào hoạt động
của các doanh nghiệp.
Ghi nhận quyền bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh, khơng phân biệt hình thức sở
hữu, quy mô kinh doanh, lĩnh vực đầu tư. Quyền này đã được ghi nhận trong Hiến pháp
2013, Bộ luật Dân sự 2015, Luật doanh nghiệp 2014, Luật đầu tư 2014 ...
Ghi nhận nguyên tắc tự do sở hữu, theo đó, tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu bất cứ
tài sản nào trừ những trường hợp có sự hạn chế bằng luật: Bộ Luật dân sự 2015, Luật
doanh nghiệp 2014, Luật đầu tư 2014…
Ghi nhận nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền, chống lạm dụng vị trí
thống lĩnh để vi phạm sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh: Luật cạnh
tranh 2004, 2018…
Ghi nhận và điều chỉnh các quan hệ kinh tế mới – các quan hệ kinh tế số như các giao
dịch điện tử: Luật giao dịch điện tử 2005, Nghị định về thương mại điện tử 2018…
- Hạn chế của pháp luật kinh tế
Bên cạnh những thành công rất cơ bản như vừa nêu trên, pháp luật kinh tế hiện hành
của Việt Nam vẫn còn một số hạn chế sau đây:
- Một là, nhiều đạo luật có nội dung cịn chung chung, do đó cần phải ban hành nhiều
văn bản dưới luật để cụ thể hóa và điều này đã làm chậm q trình thực thi luật vào cuộc
sống. Ví dụ, Luật đất đai (2013) đã có hiệu lực từ 01 tháng 07 năm 2014, nhưng cho đến
năm nay vẫn có một số Nghị định hướng dẫn vẫn chưa được ban hành, như Nghị định

quy định bổ sung một số nội dung về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích
sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Nghị định quy định về giao dịch điện
tử trong lĩnh vực đất đai…


- Hai là, Pháp luật kinh tế hiện hành chưa đảm bảo tính đồng bộ, do đó nhiều quy
định mang tính nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến pháp và các đạo luật chưa được
thực thi. Tính khơng đồng bộ giữa luật và các văn bản hướng dẫn luật về những vấn đề
nêu trên đã làm cho nguyên tắc tự do kinh doanh được ghi nhận trong Hiến pháp đã
không được thực hiện một cách dễ dàng, triệt để trong thực tế.
- Ba là, Về mặt nội dung, nhiều quy định của pháp luật không phù hợp với thực tế.
Nguyên nhân là do việc khảo sát, đánh giá thực tiễn về những vấn đề có liên quan chưa
được thực hiện tốt. Ví dụ, vốn pháp định đối với một ngành nghề nhiều khi được xác định
một cách tùy tiện, cao thấp rất khác nhau nhưng khơng có cở sở pháp lý thống nhất và
được lập luận một cách thuyết phục, dẫn đến việc khơng nhận được sự đồng tình của các
doanh nhân. Hoặc quy định về điều kiện kinh doanh, ngoài 243 điều kiện kinh doanh quy
định tại Luật đầu tư 2014 hiện nay vẫn cịn tồn tại hàng nghìn giấy phép con, giấy phép
cháu nhất là trong các lĩnh vực kinh doanh chuyên ngành do nhiều cơ quan cùng quy
định. Điều này đã cản trở hoạt động kinh doanh, cản trở khởi nghiệp, ảnh hưởng đến
quyền tự do kinh doanh của các cá nhân, tổ chức.
- Bốn là, các thiết chế thực thi pháp luật chậm được xây dựng và hồn thiện, do đó
cũng có những ảnh hưởng nhất định đến việc thực thi pháp luật kinh tế ở Việt Nam. Để
bảo vệ quyền của chủ sở hữu tài sản cũng như để tăng cường quản lý nhà nước đối với sự
vận hành của các tài sản ở Việt Nam, đặc biệt là đối với bất động sản, thì một yếu tố rất
quan trọng là phải xây dựng được hệ thống các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và
đăng ký bất động sản. Tuy nhiên cho đến này, các cơ quan này ở Việt Nam đang tồn tại
một cách phân tán, biệt lập, thiếu sự liên thông và cịn yếu kém về nhiều mặt khác. Chính
tình trạng này cũng có ảnh hưởng khơng tốt đến việc thực hiện các mục tiêu mà việc đăng
ký nêu trên phải đảm nhiệm.
+ Phương hướng hoàn thiện

Phải khẳng định rằng, hệ thống pháp luật kinh tế ở Việt Nam hiện nay có tính thống
nhất, tồn diện và có chất lượng tốt. Song để hệ thống pháp luật kinh tế đáp ứng và điều
chỉnh tốt các quan hệ kinh tế trong điều kiện mới, điều kiện của nền kinh tế số cần phải
tiếp tục rà sốt, sửa đổi bổ sung và hồn thiện. Theo quan điểm của mình, tơi xin được
mạnh dạn đưa ra một số vấn đề về hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế sau:


Một là, đề cao vai trò của luật với tư cách là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao
nhất trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, tăng cường việc ban hành luật để thay thế
dần các hình thức văn bản quy phạm pháp luật khác dưới luật. Quán triệt nguyên tắc luật
càng cụ thể, chi tiết càng tốt để trên cơ sở đó, giảm dần và tiến tới xóa bỏ việc ban hành
các văn bản dưới luật, qua đó khắc phục tình trạng cồng kềnh, khơng đồng bộ, tính khó
tiếp cận của hệ thống pháp luật kinh tế nước ta.
Hai là, Có thể khẳng định rằng, sau hơn 30 năm đổi mới hệ thống pháp luật kinh tế ở
Việt Nam ngày càng hồn thiện, có chất lượng tốt đã điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ
kinh tế trong điều kiện mới. Tuy nhiên, nền kinh tế số đã và đang phát sinh nhiều quan hệ
kinh tế mới như: tín dụng điện tử, thương mại điện tử, doanh nghiệp số…Luật doanh
nghiệp 2014 đã có những quy định mới để khuyến khích doanh nghiệp số, áp dụng chữ
ký số, cách thức thông qua Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông bằng phương tiện điện
tử…tuy nhiên các quy định này mới chỉ dừng lại với những quy định sơ sài, mang tính đề
cập. Do vậy, cần phải có những quy định cụ thể, chi tiết để luật khơng chỉ dừng lại ở các
quy định mà cịn được áp dụng phổ biến trong thực tế.
Ba là, Hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế để điều chỉnh các quan hệ kinh tế số
không cần phải ban hành thêm luật mới mà chỉ cần cụ thể hóa thêm các quy định trong
pháp luật hiện hành để bảo về quyền riêng tư, tài sản dữ liệu người dùng, quản lý tiền ảo,
tài sản ảo… của cá nhân, doanh nghiệp (vấn đề này đã được quy định trong Bộ Luật dân
sự 2015), cụ thể là cần chi tiết hóa các quy định có sẵn trong Bộ Luật dân sự 2015 và
Luật doanh nghiệp 2014 về nội dung xử lý thông tin, dữ liệu cá nhân người dùng khi
doanh nghiệp tiến hành mua bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập…
Bốn là, Một vấn đề khá mới mẻ hiện nay là việc giải quyết tranh chấp kinh doanh

giữa doanh nghiệp truyền thống và doanh nghiệp số. Phải khẳng định rằng, doanh nghiệp
số có nhiều lợi thế về cơng nghệ cũng như ít ràng buộc về quản lý hành chính hơn các
doanh nghiệp truyền thống. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cơ chế quản lý và cơ chế giải
quyết tranh chấp giữa doanh nghiệp truyền thống và doanh nghiệp số được thực hiện như
thế nào, tránh tình trạng lúng túng, kéo dài khơng có hồi kết điển hình của vụ kiện
Vinasun và Grab bởi lẽ chưa được luật hóa và cũng chưa có tiền lệ về giải quyết tranh
chấp giữa doanh nghiệp truyền thống và doanh nghiệp số.


Năm là, Về quan hệ hợp đồng thương mại, Luật thương mại 2005 cần được sửa đổi,
bổ sung để điều chỉnh các hợp đồng thương mại số và quy định cơng nhận các văn bản
điện tử có giá trị pháp lý như các văn bản giấy.
Sáu là, Hoàn thiện pháp luật kinh tế, cần xây dựng khung pháp lý để tăng cường hợp
tác, thúc đẩy cả thị trường trong nước và quốc tế. Bảo đảm pháp luật kinh tế không chỉ
phải phù hợp với thực tiễn Việt Nam, mà còn phải đảm bảo sự tương thích với pháp luật
của các nước trên thế giới, vì đây là điều kiện quan trọng để thúc đẩy chủ trương hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam. Bởi lẽ, pháp luật của một quốc gia rất khó để áp đặt các
chính sách quản lý đối với các tập đồn cơng nghệ xun quốc gia như Grab, Google,
Facebook...khi khơng có sự kết hợp với pháp luật của các nước.
Tài liệu tham khảo:
1. Luật thương mại 2005;
2. Bộ luật dân sự 2015;
3. Luật quản lý ngoại thương 2017;
4. Luật quản lý thuế...



×