Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Trung quốc phát triển nguồn nhân lực trong nền kinh tế một số hàm ý chính sách đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.38 KB, 8 trang )

Trung Quốc phát triển nguồn nhân lực trong nền kinh tế - một số
hàm ý chính sách đối với Việt Nam
Ngày nay, thế giới đang bước vào I4.0 với sự xuất hiện của hàng loạt các công nghệ
đột phá trong các lĩnh vực về số hóa, vật lý và cơng nghệ sinh học, thúc đẩy việc tạo ra
các loại vật liệu mới, thay đổi phương thức tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh. Trên
hết, I4.0 sẽ giúp cải thiện quan trọng về năng suất và hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
Bài viết này giới thiệu tổng quan về chiến lược vốn đầu tư cho nghiên cứu, đổi mới sáng
tạo và phát triển nguồn nhân lực của Trung Quốc và đưa ra một số khuyến nghị chính
sách cho Việt Nam để có thể tận dụng tốt nhất những ưu việt của cuộc cách mạng này
mang lại cho nguồn nhân lực của Việt Nam.
Từ khóa: Nền kinh tế số, nguồn nhân lực
Trung Quốc đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực
Ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc còn khoảng cách dài trong việc làm chủ I4.0, vốn
trông đợi vào hiệu quả của Chiến lược “Made in China 2025” (MIC 2025). Tuy vậy,
Trung Quốc hiện đã khẳng định vị thế của mình là một cường quốc hàng đầu trên thế giới
về kinh tế số và thương mại điện tử. Nền kinh tế số là một thuật ngữ của I4.0, không nhất
thiết bao gồm tồn bộ những cơng nghệ cấu phần của I4.0, tuy nhiên không thể phát triển
4.0 mà không dựa trên nền tảng của nền kinh tế số. Cách tiếp cận I4.0 thơng qua nền kinh
tế số do đó cũng phù hợp hơn đối với các nước đang phát triển vốn không thể phát triển
ngay các công nghệ tiên tiến nhất của I4.0. Khi Trung Quốc chưa làm chủ tất cả các cơng
nghệ cấu phần của I4.0, thì việc trở thành nền kinh tế số hàng đầu trên thế giới là bệ
phóng quan trọng thể hiện sự sẵn sàng về năng lực công nghệ, thị trường và thể chế để
triển khai chiến lược MIC 2025, hướng tới phát triển tồn diện I4.0.
Cơ sở chính sách và nội dung nổi bật của MIC 2025
Xuất phát điểm của chiến lược này không đơn thuần chỉ là lấy cảm hứng từ chiến
lược I4.0 của nước Đức như các nghiên cứu diễn giải (ISDP 2018), mà là sự cụ thể hóa
định hướng dài hạn tái cấu trúc lại nền kinh tế nước này đi vào “chiều sâu”, nâng cao chất
lượng, giá trị gia tăng và vị thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Nhiều quan điểm cho


rằng: các lợi thế về lao động giá rẻ Trung Quốc đang trên xu hướng giảm do bị cạnh tranh


mạnh mẽ từ các nền kinh tế Đông Nam Á và Trung Á, trong khi đó trình độ cơng nghệ
của các sản phẩm xuất khẩu còn thấp so với các nước phát triển. Do đó, cần phải đề ra
chiến lược mới nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm “made in China’; tạo ra thương hiệu
riêng, xây dựng năng lực sản xuất vững mạnh bằng cách nghiên cứu phát triển các công
nghệ tiên tiến, sản xuất nguyên liệu mới, các cấu phần quan trọng của sản phẩm, để biến
nền kinh tế nước này từ “công xưởng của thế giới” trở thành một “thế lực về công nghệ”.
Bảng 1: 10 sản phẩm của Trung Quốc chiếm thị phần lớn trên thế giới
Sản phẩm
của Trung Quốc
1 Máy tính cá nhân
2 Máy điều hồ
3 Đèn tiết kiệm năng lượng
4 Pin mặt trời
5 Điện thoại di động
6 Giày
7 Xi-măng
8 Thịt heo
9 Than đá
10 Tàu

STT

Sản lượng
286.2 triệu máy năm 2014
109 tỉ máy hàng năm
4.3 tỉ đèn
21.8 triệu kw pin hàng năm
1.77 triệu máy hàng năm
12.6 tỉ đôi
1.8 tỉ tấn

1.5 tỉ tấn hàng năm
1.8 tì tấn hàng năm
766 triệu tấn tàu hàng năm

Tỷ lệ so với thế
giới (%)
90.6
80
80
80
71
63
60
49.8
48.2
45.1
Nguồn [3]

Về khung khổ chính sách, MIC 2025 được hoạch định như một chiến lược công
nghiệp 10 năm, bổ sung cho các chiến lược phát triển kinh tế cùng giai đoạn và kế hoạch
hàng năm. Về tầm nhìn, MIC 2025 được cho chỉ là giai đoạn 1 của chiến lược dài hơn,
bao gồm: 2015-2025: trở thành cường quốc chế tạo công nghệ; 2025-2035: gia nhập
nhóm các cường quốc chế tạo cơng nghệ toàn cầu hạng trung; 2035-2045: cường quốc
hàng đầu thế giới về chế tạo công nghệ. Như vậy, MIC 2025 có tính liên tục khi kế thừa
cách vận hành của chính sách cải cách mở cửa đã áp dụng thành công của Trung Quốc,
như việc đặt trong khung khổ các chiến lược phát triển kinh tế nói chung; có tầm nhìn dài
hạn, có trọng tâm thí điểm, kết hợp về khơng gian và lĩnh vực ưu tiên. Ví dụ: Thâm
Quyến - vốn là điểm sáng về thí điểm đặc khu - trước đây là một trung tâm chuyên sản
xuất hàng nhái sản phẩm của các hãng nổi tiếng trên thế giới thì nay đã trở thành trung



tâm sáng tạo đổi mới và đầu tư nghệ mới. Ngồi sự phát triển nối tiếp trên cùng một
khơng gian, có thể thấy rõ tính kết nối liên hồn giữa nền công nghiệp sản xuất truyền
thống và I4.0 khi cảng Ninh Bơ được lựa chọn làm nơi thí điểm ứng dụng I4.0 trong lĩnh
vực logistics (Li 2017, tr.3). Điều này cũng thể hiện nhận thức của giới hoạch định chính
sách về những đặc điểm cơ bản của I4.0, đó là mối quan hệ giữa I4.0 và công nghiệp
truyền thống, cũng như ý nghĩa của việc ứng dụng và I4.0 chính là để nâng cao năng lực
sản xuất và năng suất lao động của công nghiệp truyền thống.
I4.0 cũng không phải là hoàn toàn mới đối với nền sản xuất và chính sách quản lý
nhà nước; vấn đề chỉ là sự thay đổi về nhận thức vốn phụ thuộc vào những thành tựu phát
triển công nghệ trong thực tế. Được biết giai đoạn 2010 - 2020, Trung Quốc đã hoạch
định chiến lược đẩy mạnh các ngành công nghiệp đang nổi lên (strategic emerging
industries), bao gồm: công nghệ tiết kiệm năng lượng thân thiện môi trường, công nghệ
thông tin thế hệ mới, công nghệ sinh học, chế tạo thiết bị hiện đại năng lượng mới,
nguyên liệu mới, phương tiện sử dụng năng lượng mới; với mục tiêu đạt 8% GDP vào
năm 2015 và 15% GDP năm 2020. Chiến lược này nhấn mạnh các ngành năng lượng và
mối quan tâm đối với môi trường, vốn là những thách thức hàng đầu của Trung Quốc
phản ánh cách tiếp cận còn hạn chế như đối với những chính sách phát triển cơng nghệ
nói chung do các công nghệ I4.0 ở thời điểm này chưa phát triển rõ rệt.
Đối với MIC 2025, mục tiêu và tính thương mại rõ ràng hơn rất nhiều. Cụ thể, MIC
2025 nhắm vào 10 lĩnh vực sau: công nghệ thông tin, tự động hóa và máy móc điều khiển
số cao cấp, thiết bị hàng không và vũ trụ, thiết bị cơ khí hàng hải và đóng tàu hiện đại,
thiết bị đường sắt, phương tiện tiết kiệm năng lượng, thiết bị điện, nguyên nhiên liệu mới,
thiết bị y tế hiện đại và dược phẩm sinh học, thiết bị nơng nghiệp có thể thấy, các lĩnh vực
đều gắn với công nghiệp truyền thống và đều có tính thương mại lớn, thể hiện ở các thị
phần mục tiêu được thay đổi. Đóng góp kinh tế của chiến lược cũng được thể hiện cụ thể
hơn khi đặt mục tiêu chủ đạo là nâng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm và nguyên liệu nói
trên lên 40%năm 2020 và 70% năm 2025. Bên cạnh đó, các nhà hoạch định chính sách
hy vọng bằng việc thực hiện chiến lược này, các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ tham gia
đầy đủ vào chuỗi giá trị toàn cầu, hợp tác hiệu quả với các nền kinh tế phát triển và các



lĩnh vực khác tài chính, y tế, giáo dục đều được hưởng lợi. Để đạt được mục tiêu chủ đạo
nói trên, MIC 2025 đề ra các chỉ tiêu thành phần. Bảng 2 cho thấy các kế hoạch đều có
tính cụ thể, thực tiễn và tích hợp với các mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ mơi trường.
Ví dụ: năng lực sáng tạo bao gồm hai chỉ tiêu: nâng tỷ lệ chi phí R&D trên doanh thu lên
1,68% sau 10 năm từ mức 0,95% (2015); số bằng sáng chế trên 1 tỷ NDT doanh thu từ
0.44 lên 1.10; về chất lượng sản xuất: tốc độ tăng trưởng năng suất lao động hàng năm
đạt 6,5%; công nghiệp xanh: tỷ lệ tiêu thụ năng lượng trên giá trị gia tăng sản xuất công
nghiệp giảm so với năm 2015 là 34%.
Bảng 2: Các chỉ tiêu đổi mới năng lực sản xuất
Đổi mới năng lực sản xuất KPI
Năng lực sáng 1. Chi phí R&D trên doanh thu (%)
tạo
2. Số bằng sáng chế / tỉ NDT doanh thu
3. Mức độ cạnh tranh chất lượng sản xuất
Chất lượng
4. Giá trị gia tăng sản xuất tăng năm 2015 (%)
sản xuất
5. Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động hàng năm
Kết hợp công 6. Mức độ phổ biến băng thông rộng
nghệ thông tin 7. Mức độ phổ biến sử dụng công cụ thiết kế số và
với công
nghiên cứu triển khai số
nghiệp
8. Tỷ lệ kiềm sốt chu trình chủ yếu
9. Mức tiêu thụ năng lượng năm 2015/giá trị gia tăng
sản xuất công nghiệp
10. Mức tiêu thụ CO2 năm 2015/giá trị gia tăng sản
Công nghiệp

xuất công nghiệp
xanh
11. Mức tiêu thụ nước năm 2015/giá trị gia tăng sản
xuất công nghiệp
12. Tỉ lệ tiêu thụ công nghiệp chất thải rắn

2015
0.95
0.44
83.5
50

2025
1.68
1.10
85.5
4
6.5
82

58

84

33

64

-


34

-

40

-

41

65
79
Nguồn: [4]

Nếu như ở giai đoạn đầu các tiêu chuẩn được quy định rất mở giúp các doanh
nghiệp khởi nghiệp có điều kiện thử nghiệm các sản phẩm, giai đoạn mới các quy định
trở nên chặt chẽ hơn khi nhận thức về I4.0 rõ ràng hơn lại thúc đẩy các doanh nghiệp nội
địa đổi mới sáng tạo công nghệ, giảm sự cạnh tranh của các đối thủ nước ngoài, trong khi
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tiếp cận với các công nghệ của thế giới, ví dụ như
các ngân hàng phải công bố mã nguồn, và sử dụng IP trong nước vì những mục đích an
tồn và kiểm sốt. Như vậy, MIC 2025 được hoạch định cụ thể, có tính thực tiễn và toàn


diện hướng đến những mục tiêu rõ ràng trong khung khổ chiến lược phát triển kinh tế dài
hạn và giải quyết các thách thức về phát triển trong dài hạn như năng lượng, môi trường,
nâng cao năng suất lao động.
Vai trò của đầu tư cho R&D và phát triển nguồn nhân lực của Trung Quốc
Hai công cụ quan trọng nhất để thực hiện MIC 2025 là đầu tư cho R&D và phát triển
nguồn nhân lực I4.0. Đáng ngạc nhiên là các doanh nghiệp Trung Quốc hiện nay lại là
những nhà đầu tư R&D cho công nghệ số hàng đầu trên thế giới so với Nhật Bản, Mỹ,

Singapore, Canada. Vốn đầu tư cho R&D được triển khai ở cả hai chiều cạnh: nghiên cứu
đổi mới công nghệ trong công ty (in-house) và đầu tư tài chính mạo hiểm cho các start-up
cơng nghệ. Có hai điểm đáng chú ý: (i) các ngân hàng thương mại nhà nước đóng vai trị
quan trọng trong việc cấp vốn trực tiếp cho hoạt động R&D dưới dạng tín dụng, hoặc
thơng qua các quỹ có quy mơ lớn từ 3 - 21 tỷ USD; (ii) thị trường tài chính cơng nghệ,
tức là các giải pháp cơng nghệ mới cho thị trường tài chính (fintech) cũng rất phát triển.
Năm 2016, quy mô vốn đầu tư mạo hiểm cho fintech ở Trung Quốc là hơn 7,1 tỷ USD,
vượt Mỹ (5,4 tỷ USD) và các nền kinh tế cịn lại.
Khơng chỉ đầu tư mạnh để nắm những mảng công nghệ tiên tiến nhất của I4.0 cho thị
trường trong nước, các doanh nghiệp Trung Quốc còn đầu tư vào các doanh nghiệp công
nghệ lớn bản địa để thâm nhập thị trường các nước phát triển; cụ thể, số vốn đầu tư như
vậy vào Đức và Mỹ cho tới năm 2016 tương ứng đã lên tới 13,6 tỷ và 135 tỷ USD. Bên
cạnh vai trò của đầu tư vốn, phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng và trình độ cơng nghệ
đáp ứng I4.0 được nhận thức như trụ cột thứ hai của chiến lược MIC 2025. Riêng nhu cầu
nhân công cho ngành robot đã lên đến 200 nghìn, với tốc độ tăng trưởng dự kiến của
ngành này lên tới 20 - 30%/năm, Năm 2015, Bộ Giáo dục đã chỉ dẫn các trường dạy nghề
trong việc xây dựng chương trình đào tạo các nội dung I4.0, Đến năm 2016, đã có 300
trường dạy nghề có chương trình đào tạo riêng về lĩnh vực robot, phần lớn đều có sự hợp
tác với các doanh nghiệp cơng nghệ lớn trong lĩnh vực này; ngồi ra, theo kế hoạch 10
cụm đào tạo nghề lớn và 90 trường dạy nghề sẽ được thành lập trong vòng 3 năm. Nhu
cầu đào tạo mới và đào tạo lại để nâng cấp tay nghề cho lực lượng lao động là rõ ràng bởi
q trình đơ thị hóa cũng góp phần định hình khả năng và nhu cầu cung ứng nguồn nhân
lực có kỹ năng cho I4.0. Nếu năm 2002, tỷ lệ dân cư ở thành thị là 39%, nông thơn 61%;
thì đến năm 2011 số dân ở thành thị đã bắt đầu vượt nông thôn, năm 2015 là 56%. Cơ cấu


nhân khẩu học mới cho thấy nguồn cung lao động giá rẻ ngày càng giảm; nếu nhà nước
không chủ động đẩy mạnh việc đào tạo và dạy nghề theo hướng I4.0, thì nguồn nhân lực
sẽ vừa thiếu hụt cả về số và chất lượng, trong khi tỷ lệ thất nghiệp sẽ gia tăng nhanh
chóng do điều chỉnh cơ cấu sản xuất công nghiệp khỏi các lĩnh vực thâm dụng lao động.

Đáng chú ý, ngoài đào tạo dạy nghề, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng tỏ ra rất
năng động trong việc thu hút nguồn nhân lực đã được đào tạo và có kinh nghiệm đang
làm việc tại các tập đồn lớn của nước ngồi. Đây là một chiến lược khơn ngoan bởi đáp
ứng được nhu cầu nhân lực ở trình độ thế giới, trong khi các doanh nghiệp nội địa lại
không tốn chi phí đào tạo. Bên cạnh đó, số lượng du học sinh trở về Trung Quốc cũng
đóng góp nguồn cung nhân lực quan trọng tương tự. Du học sinh trở về ngày càng nhiều
bởi các công ty lớn trong nước có quy mơ và phạm vi hoạt động khơng kém các tập đoàn
lớn trên thế giới; chế độ đãi ngộ và các điều kiện làm việc cũng cạnh tranh theo thị
trường lao động. Ở cả cấp trung ương và địa phương đều có kế hoạch thành lập các trung
tâm nghiên cứu sáng tạo (40 cấp trung ương; 48 cấp tỉnh) đến năm 2025.
Một số khuyến nghị đối với Việt Nam
Việt Nam có quy mơ dân số trên 96 triệu người đứng thứ 14 thế giới, thứ 3 trong khu
vực Đông Nam Á. Theo Điều tra lao động việc làm quý 4/2017 của Tổng cục Thống kê,
lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam khoảng 55.1 triệu người, chiếm 57%
dân số. Như vậy, Việt Nam có nguồn nhân lực tương đối dồi dào và đang trong thời kỳ
dân số vàng. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi của Việt Nam trong thời kỳ I4.0,
tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn khơng ít những khó khăn thách thức với lao động chủ yếu
tay nghề thấp, lao động làm các nghề giản đơn chiếm tỷ lệ cao, chưa có đủ lao động có
trình độ cao đáp ứng yêu cầu tình hình mới.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc về phát triển nguồn nhân lực trong nền
kinh tế số, Việt Nam có thể rút ra những hàm ý chính sách như sau:
Một là, Trung Quốc đã đánh giá rất chính xác tiềm năng của mình nên đề ra các giai
đoạn chính sách phù hợp với điều kiện chủ quan và khách quan. Kinh tế số của Trung
Quốc phát triển rất nhanh, họ có các doanh nghiệp mạnh nhưng vẫn nhận thức được
khoảng cách của họ đối với những nền kinh tế phát triển là rất lớn. Hàm ý chính sách cho
Việt Nam là cần phải thiết kế chính sách riêng, phù hợp với đặc điểm, điều kiện, nhu cầu
của nền kinh tế trong nước. Cần phải nhìn nhận rằng, trình độ phát triển cơng nghệ của


Việt Nam còn khoảng cách rất lớn so với I4.0 của thế giới. Do vậy cần phải lựa chọn

đúng lĩnh vực cần thiết để ưu tiên phát triển trước.
Hai là, cần nhìn nhận đúng đắn rằng I4.0 liệu có phải là cho phép đi tắt đón đầu? Liệu
các doanh nghiệp và nguồn nhân lực trong nước của Việt Nam có cho phép chúng ta tiến
thẳng vào các lĩnh vực tiên tiến nhất? Việt Nam có những doanh nghiệp với nguồn nhân
lực chất lượng cao, cơng nghệ có quy mơ lớn, có triển vọng phát triển ngang tầm quốc tế
song dường như chưa đạt được hiệu quả, ví dụ: VNPT, Viettel, FPT. Do vậy: cần chủ
động, tăng cường và ưu tiên đầu tư cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ chất
lượng cao, đào tạo kỹ năng sử dụng công nghệ một cách bài bản trong tất cả các lĩnh vực
công nghệ thông tin, vật lý, vật liệu và công nghệ sinh học; Ưu tiên tập trung đầu tư phát
triển một số cơng nghệ lõi như trí tuệ nhân tạo và robot, phân tích dữ liệu lớn, internet
vạn vật, chuỗi khối, công nghệ vật liệu tiên tiến (vật liệu nano, vật liệu chức năng, vật
liệu có tính năng đặc biệt), công nghệ chế tạo và in 3D, công nghệ thần kinh, sinh học
tổng hợp, công nghệ lưu trữ năng lượng tiên tiến, vệ tinh nhỏ và siêu nhỏ. Đồng thời, đẩy
mạnh công tác bảo mật, bảo hộ sở hữu trí tuệ, an ninh mạng; Tăng cường việc ứng dụng
các cơng nghệ mới vào thay đổi mơ hình sản xuất, thí điểm các mơ hình trình diễn trong
các lĩnh vực là thế mạnh của Việt Nam.
Ba là, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, hình thành và phát triển các vườn ươm
khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong các trường đại học về công nghệ, tạo hệ sinh thái cho
các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Thúc đẩy quá trình hợp tác quốc tế trong
nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ. Tiếp tục đẩy mạnh q trình hoạt động
và phát triển của các khu cơng nghiệp, công nghệ cao, ưu tiên tài trợ cho các tổ chức, cá
nhân có cơng trình khoa học - cơng nghệ xuất sắc.
Bốn là, tập trung khai thác hiệu quả các cam kết thương mại, hiệp định song phương,
đa phương đã và đang ký kết để mở rộng được thị trường, tận dụng được các nguồn lực
về vốn, công nghệ, kỹ năng... từ bên ngồi, từng bước chuyển hóa thành vốn tích lũy của
Việt Nam, nhằm đẩy nhanh q trình chuyển dịch kinh tế, rút ngắn được khoảng cách
giữa Việt Nam và các nước tiên tiến trên thế giới, tạo thêm cơ hội việc làm cho nguồn
nhân lực Việt Nam. Hồn thiện các thể chế, chính sách trong lĩnh vực sản xuất kinh
doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế khu vực tư nhân, tạo “sân chơi”



bình đẳng cho mọi loại hình DN, cần tái cơ cấu các DN nhà nước nhanh chóng để có có
thêm nguồn vốn đầu tư cho nguồn nhân lực.
Tài liệu tham khảo:
1. Ban Kinh tế Trung ương (2017), Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư, Nxb Đại học KTQD
2. Phan Xuân Dũng (2018), Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Cuộc cách mạng của
sự hội tụ và tiết kiệm, Nxb Khoa học và kỹ thuật (2018)
3. Li, L 2017, China’s manufacturing locus in 2015: with a comparison of “Made in
China 2025” and “Industry 4.0”, Technological forecasting and social change, Elsevier
4. Institude for Security and Development Policy (ISDP) 2018, Made in China 2015:
Backgrounder. June 2018,www.isdp.eu



×