Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến lao động, việc làm và quan hệ lao động ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.16 KB, 7 trang )

TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
ĐẾN LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM VÀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
TS. Nguyễn Duy Phúc1
Tóm tắt: Với nền tảng mơ hình tăng trưởng hiện nay thì cuộc Cách mạng cơng nghiệp 4.0 chắc chắn sẽ tác
động mạnh mẽ đến lao động, việc làm ở Việt Nam. Robot thế hệ mới sẽ làm mất cơ hội việc làm trong những
ngành thâm dụng lao động, đồng thời tạo ra áp lực đối với chất lượng nguồn nhân lực. Nền tảng kỹ thuật
số sẽ hình thành nên thị trường lao động phi biên giới và các biên giới ảo trên thị trường lao động. Về quan
hệ lao động, Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm xuất hiện nhiều vấn đề mới, thậm chí là thay đổi cách tiếp
cận truyền thống về quan hệ lao động tại nơi làm việc. Đặc biệt, sự phát triển của Internet và mạng xã hội
trao cho người lao động các cơ hội và công cụ liên kết rộng mở hơn và hình thành nên các tổ chức ảo của
người lao động. Nếu thiếu khung khổ pháp lý phù hợp có thể làm cho các hành động tập thể của người lao
động diễn ra phức tạp và khó kiểm sốt hơn.
Từ khóa: cách mạng cơng nghiệp 4.0, lao động, việc làm, quan hệ lao động, tổ chức ảo
Abstract: With the current growth model, the 4th Industrial Revolution will certainly have a strong impact
on labor and employment in Vietnam. New generation robots will take employment opportunities in laborintensive industries and create pressure on the quality of human resources. The Digital platform will form
the borderless labor market and virtual frontiers in the labor market. In terms of industrial relations, the
4th Industrial Revolution will bring new problems and even change the traditional approach to industrial
relations at the workplace. In particular, the development of the Internet and social media gives workers
more opportunities and tools to associate and form the virtual organizations of workers. Lack of an
appropriate legal framework can make workers’ collective actions more complicated and difficult to control.
Keywords: the 4th Industrial Revolution, labor, employment, industrial relations, virtual organizations

1. BA KỊCH BẢN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Cuộc Cách mạng cơng nghệ lần thứ tư (cịn gọi là Cách mạng công nghiệp 4.0) diễn ra trong
3 lĩnh vực chính là: kỹ thuật số, cơng nghệ sinh học và vật lý. Trong đó, đặc biệt là sự phát triển
trong lĩnh vực kỹ thuật số với 3 yếu tố cốt lõi là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối (IoT) và Dữ
liệu lớn (Big Data).
Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 phụ thuộc vào mức độ chủ động trong cải cách thể
chế và tăng trưởng chung của kinh tế thế giới. Dựa vào đó, các nghiên cứu dự báo tăng trưởng kinh
Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Phát triển QHLĐ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.


1


PHẦN 2 : QUAN HỆ LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

261

tế Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 có thể diễn ra theo 3 kịch bản. Các
kịch bản này sẽ dẫn tới những tác động khác nhau về lao động, việc làm và cả quan hệ lao động.
Kịch bản 1 (Kịch bản thấp): Kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển theo mơ hình hiện nay (tăng
trưởng dựa vào vốn, không hạn chế nhập siêu, luôn hiện hữu rủi ro về tài chính, nợ cơng) và gặp
tác động tiêu cực từ kinh tế thế giới. Khi đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 6%, lạm phát 7%.
Kịch bản này rất ít khả năng xảy ra.
Kịch bản 2 (Kịch bản cao): Tiến trình cải cách thể chế, chuyển đổi nền kinh tế diễn ra mạnh
mẽ, nguy cơ về tài chính và nợ cơng được giải quyết triệt để và tăng trưởng kinh tế thế giới ổn định.
Khi đó, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao 6,7%, lạm phát 6%. Kinh tế phát triển bền vững và
tạo tiền đề cho giai đoạn sau. Kịch bản này không nhiều khả năng xảy ra.
Kịch bản 3 (kịch bản trung bình): Mơ hình kinh tế được chuyển đổi ở mức độ vừa phải, nhưng
giai đoạn đầu kỳ về cơ bản vẫn là nền kinh tế tăng trưởng dựa vào vốn và là nền kinh tế nhập siêu.
Hệ thống tài chính khá ổn định, điều hành tài chính và tiền tệ tương đối linh hoạt. Kinh tế thế giới
tiếp tục ổn định và các hiệp định thương mại có hiệu lực, giúp đầu tư và xuất khẩu Việt Nam cải
thiện hơn. Khi đó, tăng trưởng kinh tế tồn giai đoạn 2018-2025, 2030 có thể đạt mức 6,5%, trong
khi lạm phát duy trì ở mức thấp, khoảng 5%. Kịch bản này có nhiều khả năng xảy ra nhất và được
chọn làm kịch bản cơ sở.
2. TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM
Mơ hình tăng trưởng quyết định và sự ổn định của kinh tế thế giới sẽ quyết định lao động, việc
làm của Việt Nam. Tuy nhiên, với nền tảng mơ hình tăng trưởng hiện nay thì cuộc Cách mạng cơng
nghiệp 4.0 chắc chắn sẽ tác động mạnh mẽ đến lao động, việc làm ở Việt Nam. Sự tác động đó thể
hiện trong một số khía cạnh cụ thể sau:
Thứ nhất, robot thế hệ mới và nền tảng kết nối thông tin mới sẽ làm mất cơ hội việc làm trong

những ngành thâm dụng lao động hiện nay
Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động mạnh mẽ quy mô và cấu trúc việc làm trên thị trường
lao động. Tuy nhiên, không phải tất cả ngành nghề đều bị tác động như nhau. Chỉ những công việc ít
sáng tạo, lặp đi lặp lại hay những cơng việc nguy hiểm mới bị thay thế bởi robot. Chính vì vậy, dự báo
Cách mạng cơng nghiệp 4.0 sẽ tác động mạnh mẽ đến các ngành dệt may, da giày, điện tử, chế biến
nông sản và cả ngành nông nghiệp. Trong đó, tác động mạnh nhất sẽ là lên ngành dệt may, da giày.
Báo cáo của ILO cho thấy có đến 86% lao động trong ngành dệt may (khoảng 2,5 triệu lao động) và
da giày (khoảng 1,7 triệu lao động) đối mặt với nguy cơ mất việc. Trong đó, đa số là lao động nữ, lao
động trẻ, ít qua đào tạo. Ngồi ra, lao động trong lĩnh vực nơng nghiệp cũng chịu tác động mạnh. Dự
báo lao động trong ngành Nông - lâm nghiệp và Thủy sản tiếp tục giảm, cụ thể là đến năm 2020, lao
động trong ngành Nông - lâm nghiệp và Thủy sản là 19,49 triệu người, chiếm 35,24%, giảm xuống
15,30 triệu, chiếm 25,46% vào năm 2025 và xuống còn 9,73 triệu, chiếm 14,92% vào năm 2030.
Thứ hai, sự phát triển của công nghệ mới tạo ra những áp lực mạnh mẽ đối với phát triển chất
lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam
Đến Quý III năm 2018 lực lượng lao động Việt Nam có 55,41 triệu người với tỷ lệ lao động
qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ là 22,24%. Những lao động không qua đào tạo sẽ khó có thể


262

QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP 4.0

tìm kiếm được việc làm trong những năm tới. Nghiên cứu dự báo cho thấy tỷ lệ lao động giản đơn
sẽ giảm nhanh, cụ thể năm 2020 tỷ lệ lao động làm nghề giản đơn là 23,82%, tiếp tục giảm còn
15% vào năm 2025 và còn 8,87% vào năm 2030.
Rõ ràng đây là một thách thức lớn đối với chất lượng nguồn nhân lực dưới tác động của Cách
mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh những kiến thức, kỹ năng chuyên môn kỹ thuật thì người lao
động trong kỷ nguyên mới cần được trang bị nhiều kỹ năng mềm như: khả năng tư duy sáng tạo và
tính chủ động trong cơng việc, kỹ năng sử dụng máy tính, Internet, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng
làm việc nhóm, kỹ năng an tồn và tn thủ kỷ luật lao động, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng

quản lý thời gian, kỹ năng tập trung. Trong khi đó, hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam
cịn đang gặp nhiều khó khăn để bắt kịp yêu cầu hiện tại.
Thứ ba, thị trường lao động phi biên giới và biên giới ảo trên thị trường lao động
Thị trường lao động truyền thống thường bị giới hạn bởi sự ngăn cách giữa các quốc gia: di
chuyển qua biên giới, chịu các thủ tục quản lý về con người, các quy định về lao động, điều kiện
lao động… Chính vì vậy, một người lao động khơng dễ dàng di chuyển sang nước khác để tìm
kiếm việc làm. Việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hay di chuyển thể nhân gặp nhiều
rào cản về mặt pháp lý, tốn kém cả về thời gian và tiền bạc.
Trên nền tảng kỹ thuật số sẽ xuất hiện nhiều công việc ảo và người lao động ở quốc gia này
làm việc cho người chủ sử dụng lao động ở quốc gia khác. Người lao động không cần di chuyển
đến nơi làm việc của người chủ sử dụng lao động (như cơng sở, nhà máy). Do đó, người lao động
khơng cần di chuyển qua biên giới, không phải làm các thủ tục xuất nhập cảnh, không phải tuân
thủ pháp luật lao động của nước sở. Mỗi người lao động có thể tìm kiếm việc làm ở bất kỳ nơi nào
trên thế giới và ngược lại mỗi người sử dụng có thể tìm kiếm người lao động ở bất kỳ quốc gia nào.
Khi đó, thị trường lao động phi biên giới chính thức tồn tại.
Tuy nhiên, người lao động cũng khơng hồn tồn tự do trong tìm kiếm việc làm. Thay vì tìm
kiếm việc làm thơng qua các kênh thơng tin truyền thống họ phải tìm kiếm việc làm trên các trang
web hay các cơ sở dữ liệu khác nhau. Mỗi website hay kho cơ dữ liệu đều có những cơng cụ và
biện pháp để chọn lọc, ngăn chặn truy cập một cách có chủ đích, do đó khơng phải ai cũng có thể
tiếp cận và khai thác thơng tin. Chính việc phê duyệt quyền truy cập đã hình thành nên các biên
giới ảo giữa các khu vực của thị trường lao động. Nói cách khác, thị trường lao động bị chia cắt
bởi các biên giới ảo.
3. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI NẢY SINH TRONG LĨNH VỰC QUAN HỆ LAO ĐỘNG
Cách mạng công nghiệp 4.0 làm xuất hiện nhiều vấn đề mới, thậm chí là thay đổi cách tiếp
cận truyền thống về quan hệ lao động.

Việc làm ảo trên nền tảng kỹ thuật số làm thay đổi cách tiếp cận về quan hệ lao động
Cách mạng khoa học công nghệ 4.0 làm xuất hiện các dạng thức việc làm mới dựa trên nền
tảng Internet như tax Grab, Uber hay gia công phần mềm, giảng dạy trên mạng Internet… Điều
này có thể làm thay đổi cách tiếp cận về khái niệm “quan hệ lao động”.



PHẦN 2 : QUAN HỆ LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

263

Trong cách tiếp cận quan hệ lao động truyền thông “quan hệ lao động” được hiểu là quan hệ
giữa người lao động và người sử dụng lao động mà cơ sở để xác định mối quan hệ đó là việc quản
lý, điều hành, trả lương, khen thưởng kỷ luật và đặc biệt là tư liệu sản xuất. Người sử dụng lao
động là người sở hữu tư liệu sản xuất. Chính yếu tố tư liệu sản xuất quyết định một mối quan hệ
là thuê mướn lao động hay mua bán dịch vụ. Hai yếu tố cốt lõi để phân biệt quan hệ lao động với
mua bán dịch vụ là quản lý điều hành và tư liệu sản xuất.
- Mua bán dịch vụ: Bên mua chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm dịch vụ, không quản lý
điều hành và khơng có trách nhiệm cung cấp tư liệu sản xuất.
- Quan hệ lao động: Người lao động làm việc dưới sự điều hành của người chủ sử dụng
lao động: tuân thủ quy định về kỷ luật lao động như: thời gian, không gian làm việc, quy trình kỹ
thuật… Người chủ có trách nhiệm cung ứng tư liệu sản xuất.
Tuy vậy, trên nền tảng kỹ thuật số thì các yếu tố tư liệu sản xuất và quản lý điều hành khó phân
biệt rạch rịi, do đó cũng đặt ra các cach tiếp cận mới về quan hệ lao động với nội hàm rộng hơn.

Những vẫn đề thật phát sinh tại nơi làm việc ảo
Môi trường làm việc ảo trên mạng Internet cũng xuất hiện nhiều vấn đề hồn tồn mới, với
những hình thức biểu hiện mới. Những tiêu chuẩn lao động phổ biến như: sử dụng lao động trẻ
em, phân biệt đối xử, lao động cưỡng bức sẽ tồn tại và biểu hiện hoàn toàn khác với cách biểu hiện
truyền thống. Chẳng hạn, vấn đề quấy rối tình dục tại nơi làm việc khi đó sẽ rất khó xác định, rất
khó quy trách nhiệm và xử lý.
Quan hệ lao động truyền thống nơi làm việc được tiếp cận là những không gian vật lý nhất
định ở những vị trí địa lý nhất định. Tuy nhiên, những cơng việc mới trên nền tảng mạng Internet
lại diễn ra trong không gian ảo, không thể xác định được mối quan hệ giữa người lao động và
người sử dụng lao động đang diễn ra ở vị trí địa lý hay khơng gian vật lý nào. Khi đó nơi làm việc

có thể là một khu vực dữ liệu hay một hệ điều hành và không bị giới hạn bởi bất kỳ một khơng gian
vật lý hay địa giới hành chính nào. Do đó, cách tiếp cận về nơi làm việc trong quan hệ lao động sẽ
hoàn toàn khác so với hiện nay.

Quan hệ lao động xuyên quốc gia, quan hệ lao động đa quốc gia và thách thức đối với
pháp luật lao động
Trên không gian làm việc ảo, một người lao động ở nước này có thể làm việc cho người sử
dụng lao động ở nước khác (khi đó hình thành quan hệ lao động xuyên quốc gia). Thậm chí, một
người lao động cùng lúc làm cho nhiều người sử dụng lao động ở các nước khác nhau và ngược
lại một người sử dụng lao động cùng lúc thiết lập quan hệ lao động với nhiều người lao động ở các
nước khác nhau (khi đó hình thành quan hệ lao động đa quốc gia). Điều này đặt ra các thách thức
lớn đối với pháp luật lao động của mỗi quốc gia, nhất là khi xảy ra tranh chấp lao động. Khi xảy ra
tranh chấp lao động thì ai sẽ giải quyết? giải quyết dựa trên khung khổ luật pháp nào?

Sự ràng buộc về kỹ thuật và tính ổn định trong quan hệ lao động
Quan hệ lao động trong các nhà máy thâm dụng lao động hiện nay thường khơng bền vững
vì thiếu sự ràng buộc về kỹ thuật giữa người lao động với doanh nghiệp và ngược lại. Người lao
động có lương thấp nên sẵn sàng bỏ việc và dễ dàng tìm được việc làm khác có thu nhập tương tự.


264

QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Ngược lại, người sử dụng lao động sẵn sàng cho người lao động nghỉ việc vì họ dễ dàng tìm kiếm
lao động thay thế.
Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra nền tảng cơng nghệ mới với những cơng việc địi hỏi
lao động có trình độ cao, chun sâu. Khi đó, nếu bỏ việc người lao động khó có thể tìm được một
việc làm tương tự. Ngược lại, người sử dụng lao động cũng khó tìm được lao động thay thế. Điều
này tạo nên sự ràng buộc về kỹ thuật giữa hai bên. Quan hệ lao động sẽ bền chặt và ổn định hơn.

4. TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN CÁC CƠ CHẾ VÀ THIẾT CHẾ QUAN HỆ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
Cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ làm xuất hiện những vấn đề mới mà còn được dự báo
sẽ tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến các cơ chế, thiết chế quan hệ lao động Việt Nam trong giai
đoạn hiện tại.

Internet và mạng xã hội tạo một nền tảng tốt hơn cho sự liên kết và hành động tập thể của
người lao động
Trong nền tảng công nghệ cũ, người lao động chủ yếu trao đổi thông tin, chia sẻ, liên kết thông
qua các kênh giao tiếp truyền thống (lời nói, điện thoại…) trong các giờ nghỉ giải lao, giờ ăn ca hay
tại các khu nhà trọ. Các kênh giao tiếp truyền thống luôn bị hạn chế bởi các yếu tố như: thời gian (do
thời gian làm việc q nhiều, thời gian nghỉ ngơi ít), khơng gian (do làm việc và sinh sống ở những
nơi cách xa nhau), vật lý (tiếng ồn, đeo khẩu trang hay mặt nạ…), kỷ luật lao động ( khơng được nói
chuyện trong giờ làm việc, quy định về việc phát ngôn…),… Tuy nhiên, trên nền tảng Internet và
mạng xã hội, các rào cản trên khơng cịn nhiều ý nghĩa. Người lao động có cơ hội và khả năng liên
kết tốt hơn. Với một chiếc điện thoại thơng minh người lao động có thể tìm kiếm và kết bạn với hàng
nghìn người thuộc nhóm đối tượng mình quan tâm để hình thành nên các tập thể lao động ảo.

Các tổ chức ảo của người lao động tác động thật đến quan hệ lao động
Trong cách tiếp cận hiện nay, mỗi nhà máy, doanh nghiệp chỉ có một tập thể lao động và một
tổ chức đại diện cho tập thể lao động ấy. Đó là cơng đồn cơ sở (hoặc cơng đồn cấp trên trực tiếp
cơ sở ở nơi chưa thành lập cơng đồn cơ sở). Tổ chức ấy đại diện cho tập thể lao động để tham gia
vào các cơ chế đối thoại, thương lượng và tranh chấp lao động.
Dựa trên các nền tảng cơng nghệ mới, người lao động có thể lập nên các nhóm ảo trên mạng
xã hội. Mỗi nhóm đáp ứng một nhu cầu liên kết riêng với mục đích riêng, chuẩn mực riêng và thậm
chí có quy định riêng về điều kiện thành viên và quy chế hoạt động. Do đó, có thể coi đây là các tổ
chức ảo của người lao động. Mặc dù là tổ chức ảo nhưng các nhóm này đáp ứng nhu cầu liên kết
thật của các thành viên và tác động lên quan hệ lao động thơng qua lợi ích, thái độ và hành vi của
người lao động. Thực tế, nhiều cuộc ngừng việc tập thể xảy ra ở các khu công nghiệp đã được tổ
chức dựa trên các nhóm ảo này.


Đối thoại tại nơi làm việc và đối thoại trên không gian làm việc ảo
Đối thoại tại nơi làm việc là một cơ chế quan hệ lao động phổ biến, hiệu quả trong quan hệ
lao động. Đối thoại có thể được tiến hành bằng nhiều cách thức như: họp định kỳ giữa công đoàn
và quản lý doanh nghiệp, họp tránh trước ca làm việc, Hội nghị tồn thể người lao động, hịm thư
góp ý, trao đổi trực tiếp…


PHẦN 2 : QUAN HỆ LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

265

Trên nền tảng phát triển của mạng xã hội, bên cạnh các kênh đối thoại truyền thống sẽ có nhiều
kênh đối thoại mới. Hiện nay, các kênh đối thoại dựa trên nền tảng mạng xã hội đã được nhiều doanh
nghiệp sử dụng hiệu quả. Phổ biến nhất là qua các fanpage và nhóm ảo của người lao động:
- Các fanpage do doanh nghiệp lập ra và quản trị: các fanpage được doanh nghiệp lập ra để
chia sẻ thông tin của doanh nghiệp, nhận các ý kiến phản hồi của phía người lao động. Fanpage có
ý nghĩa trong việc thăm dị phản ứng của cơng nhân trước các quyết định của doanh nghiệp đồng
thời tác động tích cực đến tinh thần, thái độ của người lao động.
- Các nhóm ảo trên mạng do người lao động lập ra và quản trị: Có thể tồn tại nhiều nhóm
cơng nhân khác nhau trong cùng doanh nghiệp, cùng khu cơng nghiệp hoặc có thể bao gồm người
lao động ở nhiều khu vực, ngành nghề khác nhau. Trên các nhóm này người lao động chia sẻ thơng
tin, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau nhưng khi xuất hiện nhu cầu nhóm này có thể được sử dụng vào mục
đích quan hệ lao động. Khi đó, mỗi nhóm ảo có thể trở thành một diễn đàn quan hệ lao động. Trên
đó, mỗi bên có thể chia sẻ quan điểm, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, thái độ của bên kia về các vấn
đề phát sinh trong quan hệ lao động.

Tiếp cận thông tin thị trường lao động và tác động đến kết quả thương lượng tập thể
Thương lượng tập thể là cơ chế quan hệ lao động cơ bản nhằm xác định các điều kiện lao động
cụ thể tại doanh nghiệp. Để thương lượng được, mỗi bên phải có được thơng tin về thị trường lao
động. Chẳng hạn, khi thương lượng về tiền lương thì các bên phải biết được mức lương trung bình,

mức lương phổ biến ở các doanh nghiệp cùng ngành. Với các cơng cụ tìm kiếm trên mạng Internet,
các bên có thể nhanh chóng tìm kiếm thơng tin về thị trường lao động để có được các thơng tin
tham chiếu hợp lý khi thương lượng.

Đình cơng khơng đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định với sự hỗ trợ của mạng xã hội
Đình cơng khơng đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định là một khuyết tật đặc thù của quan
hệ lao động ở Việt Nam hiện nay. Các cuộc đình cơng như vậy khơng do cơng đồn lãnh đạo và bỏ
qua hầu hết các quy trình, thủ tục do pháp luật quy định. Tuy nhiên, các cuộc đình cơng như vậy
đang được tổ chức tốt về: tập hợp lực lượng, tập hợp thông tin để hình thành yêu sách, thời gian và
cách thức hành động tập thể… Không thể phủ nhận rằng các mạng xã hội đang đóng một vai trị
quan trọng trong q trình chuẩn bị và tổ chức đình cơng.
Trong tương lai gần, ở nước ta vẫn tiếp tục tồn tại các khu công nghiệp tập trung quy mô lớn
với các nhà máy thâm dụng lao động. Nếu khơng có một khung khổ quan hệ lao động mới hiệu quả
hơn thì tình trạng đình cơng như hiện nay khó chấm dứt. Với sự hỗ trợ của mạng xã hội các cuộc
đình cơng như vậy có thể diễn ra nhanh hơn, quy mơ lớn hơn và phức tạp hơn.
5. KẾT LUẬN
Việt Nam có thể là một trong những nước chịu tác động mạnh nhất của Cách mạng công nghiệp 4.0
đối với lĩnh vực lao động, việc làm và quan hệ lao động. Hai tác động lớn nhất là: (i) nguy cơ việc
làm của lao động trong các ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày, điện tử và (ii) những vấn
đề mới xuất hiện từ cơ chế liên kết ảo của người lao động. Điều này đòi hỏi các cơ quan hữu quan
cần chủ động trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng được một khung khổ quan hệ lao
động mới phù hợp hơn với kinh tế thị trường và nền tảng công nghệ hiện đại.


266

QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Tài liệu tham khảo
1.


Báo cáo Điều tra Lao động Việc làm, các số năm 2018. Tổng cục Thống Kê.

2.

Báo cáo quan hệ lao động Việt Nam – 30 năm vận động và phát triển. Trung tâm Hỗ trợ phát triển quan hệ lao động.

3.

Bản tin Thị trường lao động – các số năm 2018. Viện Khoa học Lao động Xã hội.

4.

Mức độ sẵn sàng tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam: So sánh với trường hợp của Trung Quốc.
Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương.

5.

Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển nguồn nhân lực Việt Nam. Viện nghiên cứu quản lý kinh
tế trung ương Về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (2017). Tạp chí Cộng sản.



×