LAO ĐỘNG NGÀNH DU LỊCH Ở VIỆT NAM VỚI
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư hay Công nghiệp 4.0, là xu hướng
hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm
các hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật và điện toán đám mây.
Cuộc cánh mạng 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các khía cạnh của đời
sống xã hội và các ngành kinh tế, làm thay đổi mô hình hoạt động của các công ty
trong tất cả các lĩnh vực. Du lịch cũng không là ngoại lệ với sự phát triển mạnh mẽ
của kinh doanh du lịch trực tuyến như đặt vé máy bay, phòng khách sạn... Nhờ sự
phát triển của CNTT đã làm thay đổi thị trường du lịch toàn cầu và đã làm thay đổi
thói quen tiêu dùng của du khách, đây là cơ hội để các công ty cung ứng phục vụ
được tốt hơn nhu cầu của du khách và tạo thêm các giá trị gia tăng cho các sản
phẩm dịch vụ của mình. Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, với tốc độ tăng trưởng
7%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020, du lịch là ngành được đánh giá có nhu cầu
nhân sự cao gấp 2 - 3 lần so với một số ngành trọng điểm khác như giáo dục, y tế,
tài chính... Do đó, cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động không nhỏ đến lao động
ngành du lịch tại Việt Nam.
Lực lượng lao động đang và sẽ làm việc trực tiếp trong ngành du lịch, bao
gồm: lao động thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các đơn vị sự
nghiệp trong ngành từ trung ương đến địa phương, lao động trong các doanh
nghiệp du lịch gồm đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh, đội ngũ lao động nghiệp
vụ trong các khách sạn - nhà hàng, công ty lữ hành, vận chuyển du lịch..., lao động
làm công tác đào tạo du lịch trong các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp,
cao đẳng và đại học.
Ngành du lịch được hình dung có rất nhiều khâu. Đối với du khách, đầu tiên
phải tìm địa chỉ, search trên mạng, tìm kiếm hotel, tìm các chỗ đi lại và giá cả hợp
lý nhất. Tiếp theo là mua vé máy bay rồi các chỉ dẫn đường đi. Trong mỗi khâu
này, cách mạng công nghiệp 4.0 đều có tác dụng. Tuy nhiên, với sự phát triển của
CNTT, các yếu tố lịch sử, văn hóa của điểm đến mà du khách hướng tới được chia
sẻ rộng rãi cho cộng đồng; do đó du khách không nhất thiết cần đến những hướng
dẫn viên du lịch trong hành trình của mình. Hơn nữa, nhu cầu du lịch thay đổi,
chuyển từ du lịch thắng cảnh sang du lịch đặc thù, đậm chất văn hóa truyền thống.
Khách du lịch mong muốn tìm hiểu, hướng tới giá trị mới trên cơ sở văn hoá
truyền thống có tính độc đáo, nguyên bản, giá trị tự nhiên tính nguyên sơ, hoang
dã, giá trị sáng tạo và công nghệ cao hiện đại, tiện nghi. Du lịch bền vững, xanh, có
trách nhiệm, cộng đồng gắn hướng về cội nguồn, hướng về thiên nhiên là những xu
hướng nổi trội. Đây là một thách thức đòi hỏi đội ngũ lao động ngành du lịch phải
tích cực thay đổi phương thức làm việc, cách tiếp cận và chăm sóc khách hàng.
Do độ “vênh” giữa đào tạo và hành nghề du lịch, dẫn đến chất lượng dịch vụ
du lịch ở Việt Nam không thật sự đồng đều và ổn định. Mỗi năm ngành du lịch cần
40.000 lao động, tuy nhiên số sinh viên tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du
lịch ra trường chỉ khoảng 15000 người, trong đó hơn 12% trình độ ĐH, CĐ. Không
chỉ thiếu về mặt số lượng, lao động trong lĩnh vực du lịch của của Việt Nam hiện
nay còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ. Lao động ngành du lịch luôn ở trong tình
trạng cầu thì luôn sẵn nhưng cung thì vẫn từ từ.
CMCN 4.0 làm xuất hiện xu hướng toàn cầu hóa du lịch, du lịch trong thế giới
phẳng. Nhu cầu đi lại gia tăng, việc làm và kết hợp du lịch, gia tăng dòng khách
quốc tế và tăng cường mật độ, quy mô loại hình du lịch - kinh doanh, du lịch - hội
họp. Du lịch thêm điều kiện thuận lợi phát triển và du khách quốc tế làm thủ tục
thuận lợi, nhanh và rẻ hơn. Để đáp ứng nhu cầu khách du lịch, số lượng phòng của
khách sạn hàng năm đều tăng lên. Theo tính toán, mỗi một phòng, cần số lượng
người lao động trung bình gấp 1,5 lần so với hiện tại. Thiếu nhân lực khiến các cơ
sở kinh doanh dịch vụ tìm mọi cách lôi kéo, hút chất xám về đơn vị mình. Việc này
tạo nên mức lương ảo trong ngành du lịch, tạo sức ép chi phí cho hoạt động kinh
doanh. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là, chính sự lôi kéo đó đã khiến người lao
động “đứng núi này trông núi nọ”, không yên tâm gắn bó với doanh nghiệp. Việc
chạy chỗ liên tục này không những vừa mất sức mà chuyên môn cũng “thời vụ”
nên không chuyên sâu, không được nâng cao và đạt độ chuẩn.
Du lịch trong cách mạng công nghiệp 4.0 cũng cần được phát triển một cách
thông minh với hỗ trợ của công nghệ số. Sự thông minh thể hiện ở chỗ phải tính
toán được lợi hại của các dịch vụ, tuyên truyền sâu rộng cho người dân thấy lợi ích
của dịch vụ chất lượng cao cũng như thiệt hại của việc làm ăn “chụp giựt” khiến du
khách không muốn quay trở lại, thậm chí có những bàn tán về các yếu kém của du
lịch Việt Nam trên không gian mạng. Dùng được công nghệ số có thể tạo ra và
cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách du lịch, làm cho du khách thật hài lòng khi
đến Việt Nam. Vì vậy, có được đội ngũ lao động biết tiếp cận và sử dụng công
nghệ số phục vụ cho công việc của mình là một lợi thế trong tương lai.
Một trong những thách thức lớn nhất là khi tự động hóa thay thế con người
trong toàn bộ nền kinh tế, người lao động sẽ bị dư thừa và phân hóa cao. Tự động
hóa ảnh hưởng đến công việc văn phòng, bán hàng, dịch vụ khách hàng, và ngành
hỗ trợ. Tự động hóa, báo cáo tự động và trợ lý ảo sẽ trở nên phổ biến. “Robot tư
vấn” trong du lịch là điện thoại, máy tính bảng... CMCN 4.0 yêu cầu nhân lực có
trình độ cao. Những nhân lực trình độ thấp dần dần được thay thế bởi máy móc, tự
động. Phát triển thị trường lao động có tổ chức, chất lượng cao trở thành đòi hỏi
bức xúc và công cụ đắc lực để hỗ trợ và phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.
Trong CMCN 4.0, ngành du lịch cần được phát triển một cách thông minh với
hỗ trợ của công nghệ số, để tạo ra và cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách du
lịch, làm cho khách thật hài lòng khi đến Việt Nam. Nhân lực du lịch là yếu tố
quyết định đối với sự phát triển của toàn ngành.
Tài liệu tham khảo:
1.
- Ngành Du lịch Việt Nam có “bắt
2.
sóng” được cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
- Phát triển “du lịch thông
3.
minh”
- Bất cập trong đào tạo nguồn nhân
4.
lực du lịch
Cách mạng công nghiệp 4.0 những thách thức, thời cơ ảnh
5.
hưởng đến ngành Du lịch Việt Nam
Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến ngành du lịch thế
nào?