Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tăng cường vai trò của bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo an toàn hệ thống tài chính quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.83 KB, 12 trang )

TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI NHẰM
BẢO VỆ NGƯỜI GỬI TIỀN VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN
HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC GIA
TS. Trương Thị Hồi Linh1
Viện Ngân hàng Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tóm tắt
Được coi là một định chế tài chính rất quan trọng trong mạng lưới tài chính
quốc gia, song, tại Việt Nam, tổ chức và hoạt động của Công ty Bảo hiểm tiền gửi
Việt Nam (DIV) lại ít được để ý đến và tổ chức này cũng chưa tham gia vào qu trình
t i cơ cấu hệ thống ngân hàng trong thời gian vừa qua. Bài viết phân tích các hạn
chế của DIV về năng lực tài chính, hạn mức chi trả và chức năng gi m s t hệ thống
ngân hàng, qua đó đưa ra một số đề xuất khắc phục các hạn chế này nhằm tăng
cường vai trò của DIV trong bảo vệ người gửi tiền và góp phần đảm bảo an tồn hệ
thống tài chính quốc gia.
Từ khóa: Bảo hiểm tiền gửi, an tồn hệ thống tài chính.

1. Một số vấn đề về bảo hiểm tiền gửi và tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở
Việt Nam
Theo FDIC, bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là một thành phần trong mạng
lưới an tồn hệ thống tài chính quốc gia, bao gồm các quy định và giám sát
thận trọng, đóng vai trị là người cho vay cuối cùng (FDIC, 2013). Mạng lưới
này bao gồm Ngân hàng Trung ương, Bộ Tài chính, các thực thể chịu trách
nhiệm ban hành và giám sát các quy định thận trọng và cơ quan bảo hiểm tiền
gửi. Theo Khan (2009), Niinimäki (2000), bảo hiểm tiền gửi là sự đảm bảo
cho các khoản tiền gửi ngân hàng huy động từ khách hàng, theo đó, một phần
hoặc tồn bộ gốc và/hoặc lãi tiền gửi sẽ được thanh toán cho khách hàng bởi
tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong trường hợp ngân hàng phá sản. Sự đảm bảo
này được thể hiện bằng thỏa thuận giữa ngân hàng và tổ chức bảo hiểm tiền
gửi, theo đó, ngân hàng sẽ mua bảo hiểm cho các khoản tiền gửi mà nó huy
động và tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ trả các khoản bồi thường cho người gửi
1



Email của tác giả:

143


tiền nếu ngân hàng bị phá sản. Thêm nữa, là một thành phần trong mạng lưới
đảm bảo an toàn của hệ thống tài chính quốc gia, tùy quy định của mỗi quốc
gia, các tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ có tác động ở mức độ khác nhau để hạn
chế sự phá sản của các ngân hàng thông qua cơ chế quản lý nhằm tăng cường
sự ổn định và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng này.
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997 đã ảnh hưởng
đáng kể đối với hệ thống tài chính của Việt Nam, dẫn đến sự cần thiết phải xây
dựng niềm tin của dân chúng vào hệ thống ngân hàng. Thêm nữa, sự thất bại
của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam vào đầu năm 1990 ở nông thôn
cũng như ở các vùng sâu vùng xa cũng góp phần thúc đẩy thành lập một tổ chức
tài chính nhằm bảo vệ và góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính.
Trên cơ sở hồn cảnh như vậy, Cơng ty bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) đã
chính thức thành lập vào ngày 7 tháng 7 năm 2000 để bảo vệ các quyền lợi hợp
pháp của người gửi tiền; cung cấp hỗ trợ tài chính cho các tổ chức tài chính
trong thời gian khó khăn; giám sát nhằm ngăn ngừa rủi ro trong lĩnh vực ngân
hàng. Theo báo cáo của DIV (được dẫn bởi Chu Thanh Vân, 2016), tính đến
cuối năm 2016, định chế tài chính này theo dõi hơn 3 triệu tỷ đồng tiền gửi của
người gửi tiền tại 1.252 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, gồm 92 ngân hàng
thương mại, ngân hàng hợp tác xã, 1.156 quỹ tín dụng nhân dân và ba tổ chức
tài chính vi mơ. DIV thực hiện kịp thời, đầy đủ hoạt động cấp và thu hồi
Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi cho các tổ chức tham gia. Tổng nguồn vốn của
DIV đến cuối năm 2016 đạt 30.680 tỷ đồng (trong đó, vốn điều lệ là 5.000 tỷ
đồng). Hơn 99% vốn tạm thời nhàn rỗi được đầu tư vào trái phiếu chính phủ.
Phí bảo hiểm tiền gửi là nguồn thu chủ yếu của DIV, phục vụ Quỹ dự phòng

nghiệp vụ chi trả cho người gửi tiền khi phát sinh nghĩa vụ chi trả. Đến cuối
năm 2016, Quỹ dự phòng nghiệp vụ đạt mức trên 23.900 tỷ đồng. Đến nay,
DIV đã chi trả cho 1.793 người gửi tiền tại 39 quỹ tín dụng nhân dân bị giải
thể bắt buộc. Sau khi chi trả, DIV tham gia Hội đồng thanh lý tài sản của các
tổ chức bị phá sản để tiếp tục theo dõi thu hồi tài sản.
Hệ thống tài chính của Việt Nam mà cụ thể là hệ thống ngân hàng trong
những năm gần đây đang đối mặt với nhiều bất ổn: mức độ đủ vốn chưa đạt
được mức bình quân của khu vực, đang có xu hướng đi xuống nếu tính tốn
theo chuẩn mực quốc tế; khả năng sinh lời khơng ổn định, tình hình thanh
khoản kém bền vững, danh mục tài sản tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao,… Hệ quả
144


là nhiều ngân hàng đã đủ điều kiện để bị chấm dứt hoạt động hoặc buộc phải
sáp nhập vào các ngân hàng khác. Song, trong toàn bộ thời gian căng thẳng
của hệ thống tài chính, sự tham gia của DIV với chức năng bảo vệ người gửi
tiền và giám sát, ngăn ngừa rủi ro hầu như khơng có. Việc chưa ngân hàng nào
được phép phá sản khơng có nghĩa là BHTG chưa phải bảo vệ người gửi tiền.
Trái lại, việc vẫn duy trì hoạt động của các ngân hàng có năng lực kém kết hợp
với không minh bạch thông tin sẽ làm cho người gửi tiền vẫn tiếp tục gửi tiền
vào những ngân hàng này, hậu quả là rủi ro đạo đức càng trở nên căng thẳng.
Phần tiếp theo của bài viết sẽ phân tích cụ thể những hạn chế trong tổ chức và
hoạt động của DIV.
2. Các hạn chế trong tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm
tiền gửi ở Việt Nam
 DIV không đủ nguồn lực tài chính để hỗ trợ các tổ chức tham gia bảo
hiểm và hoàn trả cho người gửi tiền khi tổ chức được bảo hiểm bị phá sản.
Lấy ví dụ đơn giản về trường hợp Oceanbank – ngân hàng 0 (không)
đồng thứ 2 của Việt Nam trong năm 2015. Trong thời kì 2013-2014, khi các
lãnh đạo cấp cao nhất của ngân hàng này bị bắt vì đã chỉ đạo cho vay doanh

nghiệp không đúng quy định và nhiều khoản vay không có khả năng thu hồi
dẫn đến vốn chủ sở hữu âm, tổng quy mô tiền gửi của ngân hàng này là 51.924
tỷ đồng (theo Việt Dũng, 2015). Trong đó, tính đến cuối năm 2014, quy mô
tổng tài sản của BHTG là 21.062 tỷ đồng và quỹ nghiệp vụ chi trả tiền bảo
hiểm 15.331 tỷ đồng (theo Yến Lam, 2016) thì có thể thấy rõ là con số này
khơng thể đáp ứng được nhu cầu chi trả tiền gửi của một ngân hàng. Do sự
hạn chế về nguồn lực nên mặc dù trước sức ép rất lớn từ các nhà thực tiễn,
nghiên cứu và các tổ chức tài chính quốc tế về việc để các ngân hàng hoạt
động kém phá sản thì NHNN đã mua bắt buộc ba ngân hàng có vốn chủ sở
hữu âm với giá 0 đồng. Đây là biện pháp mà NHNN coi là hợp lý nhất trong
thời điểm hiện nay khi mà năng lực của DIV còn quá hạn chế và cả ba ngân
hàng đều đã lâm vào tình trạng vốn chủ sở hữu âm nên giải pháp tự tái cấu
trúc hoặc sáp nhập, hợp nhất tự nguyện không khả thi (theo Yến Lam, 2016).
Thêm nữa, theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ giữa vốn dự trữ và quy mơ tiền gửi bảo
hiểm thường được duy trì trong khoảng từ 3% đến 20% (theo DIV, 2016).
Tính đến cuối năm 2016, DIV đang quản lý hơn 3 triệu tỷ đồng tiền gửi tại các
145


TCTD (theo Chu Thanh Vân, 2016) thì tỷ lệ vốn dự trữ so với quy mô tiền gửi
của tổ chức này chỉ đạt lần lượt 1,7% và 0,7% nếu coi lần lượt tổng vốn (bao
gồm cả quỹ dự phòng nghiệp vụ với nguồn thu chính từ thu phí BHTG do các
TCTD nộp) và quỹ dự phòng nghiệp vụ của DIV là vốn dự trữ. Nguyên nhân
của tình trạng trên là do nguồn thu của DIV chủ yếu đến từ phí thu bảo hiểm
hàng năm và một phần từ các khoản lãi ít ỏi do đầu tư nguồn vốn tạm thời
nhàn rỗi (mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN). Quy mô vốn của DIV
hạn chế chủ yếu là do cách tính phí BHTG theo tỷ lệ phí bảo hiểm cố
định/đồng hạng (0,15%/năm trên số dư bình quân của các loại tiền gửi được
bảo hiểm). Cách tính phí đồng hạng chỉ phù hợp trong thời gian đầu tổ chức
BHTG mới được thành lập. Cách tính phí này tương đối dễ dàng nhưng không

đảm bảo sự công bằng do là các tổ chức huy động tiền gửi có mức độ rủi ro
thấp lại phải chịu mức tỷ lệ tính phí như các tổ chức có mức độ rủi ro cao.
Điều này dẫn đến các tổ chức có mức rủi ro cao thì được hưởng lợi hơn trong
khi các tổ chức có mức rủi ro thấp phải trợ cấp cho các tổ chức có rủi ro cao
và khơng phản ánh được mức độ rủi ro của các tổ chức tham gia BHTG. Ngoài
vấn đề mức phí thu được thấp, phí BHTG đồng hạng cịn nhược điểm là khơng
khuyến khích các tổ chức tín dụng (TCTD) phấn đấu giảm thiểu rủi ro. Đây là
một quy định thiếu tính thị trường, giảm sự cạnh tranh công bằng trong hệ
thống TCTD cũng như cản trở sự phát triển của hệ thống tài chính quốc gia.
Nguyên nhân sâu xa của tình trạng DIV chưa thể nghiên cứu áp dụng tính phí
theo mức độ rủi ro là theo quy định hiện tại thì NHNN là cơ quan duy nhất
đánh giá mức độ rủi ro của các TCTD và xếp loại các tổ chức này. Còn DIV là
cơ quan chịu trách nhiệm tính phí bảo hiểm và chịu trách nhiệm xử lý hậu quả
của các TCTD có vấn đề. Thực tế này cho thấy DIV khơng có đủ thơng tin và
tài ngun khác để có thể hồn thành cơng việc của mình.
 C c quy định hiện tại phản ánh chức năng bảo vệ quyền lợi của
người gửi tiền của BHTG khi TCTD bị phá sản đã bị lạc hậu rất nhiều so với
tình hình hiện tại của Việt Nam và khuyến nghị từ các tổ chức quốc tế.
Quy mô chi trả hiện nay của Bảo hiểm tiền gửi mới chỉ đáp ứng chi trả
cho các quỹ tín dụng nhân dân hoặc chỉ đủ sức chi trả cho các tổ chức tín dụng
nhỏ bị phá sản (theo Nguyễn Chí Đức (2015), Chu Thanh Vân, (2016)). Quy
định về hạn mức chi trả bồi thường khơng cịn phù hợp với thực trạng phát
triển kinh tế và thu nhập hiện nay. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 3, Điều 1,
146


Nghị định 109/2005/NĐ-CP và sau này Nghị định 68/2013/NĐ-CP đã kế thừa
thì “Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi bao gồm cả gốc và
lãi của một người gửi tiền (một cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp luật) tại
một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thuộc đối tượng quy định tại Điều 3

của nghị định này, tối đa là 50 (năm mươi) triệu đồng”. Hạn mức này hiển
nhiên không đem lại sự an tâm cho người gửi tiền và nó vi phạm tất cả các
nguyên tắc được khuyến nghị bởi IADI (Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế).
Cụ thể, theo IADI (2014), việc tính tốn hạn mức trả tiền bảo hiểm phải tuân
thủ hai mục tiêu cơ bản là bảo vệ những người gửi tiền nhỏ, thiếu thông tin về
hoạt động ngân hàng và góp phần đảm bảo ổn định tài chính. Hạn mức chi trả
phù hợp là hạn mức chi trả khơng q thấp để khuyến khích người gửi tiền yên
tâm gửi tiền vào ngân hàng và không quá cao để kiểm soát rủi ro đạo đức
(người gửi tiền dễ dàng gửi tiền vào những TCTD dùng tiền gửi để đầu tư vào
những khách hàng, lĩnh vực có rủi ro cao và chi trả lãi suất cao cho người gửi
tiền). Các căn cứ để tính tốn hạn mức bao gồm: (1) GDP bình quân đầu người
và các yếu tố liên quan như lạm phát, tỷ giá, lòng tin của người dân vào hệ
thống tài chính; (2) tỷ lệ phần trăm người gửi tiền được bảo vệ tồn bộ tính
trên tổng số người gửi tiền; (3) tỷ lệ phần trăm giá trị tiền gửi được bảo vệ
toàn bộ trên tổng giá trị tiền gửi được bảo hiểm; (4) mức độ rủi ro của hệ
thống ngân hàng và tổng thể nền kinh tế. Chẳng hạn, nếu căn cứ vào GDP
bình quân đầu người thì IADI khuyến nghị tỷ lệ “Hạn mức/GDP bình quân
đầu người” nên tối thiểu bằng 2 và tương đương với mức trung bình của các
quốc gia có cùng trình độ phát triển dịch vụ ngân hàng. Hạn mức chi trả trên
thế giới vào khoảng 3-12 lần GDP bình quân đầu người (theo Lê Việt Nga,
2012; DIV, 2016). GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng liên tục
qua nhiều năm. Tính từ năm 2006 đến nay, GDP bình quân đầu người của Việt
Nam tăng 4 lần từ 11,69 triệu đồng/người lên 45,72 triệu đồng/người vào cuối
năm 2015 (theo Duy Cường, 2016) và ước đạt khoảng 50 triệu đồng trong năm
2016, nghĩa là tỷ lệ “Hạn mức/GDP bình quân đầu người” chỉ đạt 1 lần. Khi so
sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á, hạn mức chi trả BHTG của
Việt Nam đang thấp nhất về số tiền tuyệt đối và tỷ lệ tính trên GDP bình quân
đầu người.

147



Hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi của một số nƣớc trong khu vực Đông Nam Á
Hạn mức chi trả
BHTG (nguyên tệ)

Hạn mức chi
trả BHTG
(USD)

Hạn mức/GDP bình
quân đầu ngƣời
năm 2016

Thái Lan

25.000.000 (THB)

709.220

125,3

Indonesia

2.000.000.000 (IDR)

153.257

42,2


Malaysia

250.000 (MYR)

59.666

6,3

Singapore

50.000 (SGD)

35.971

10,7

Philippines

500.000 (PHP)

10.346

3,5

Việt Nam

50.000.000 (VND)

2.242


1

Tên nƣớc

Nguồn: Phong Hiếu (2016)
Chính vì vậy, nếu TCTD phá sản, thiệt hại cho người gửi tiền sẽ rất lớn
vì chỉ có một tỷ trọng rất nhỏ tiền gửi được bồi thường, kéo theo niềm tin của
người gửi tiền đối với hệ thống tài chính, đối với Nhà nước bị sụt giảm.
 Chức năng gi m s t của DIV là chưa được thực hiện nên về bản chất
mơ hình tổ chức của BHTG Việt Nam chưa thực sự theo mơ hình giảm thiểu
rủi ro, vẫn chỉ là mơ hình chi trả.
Tổ chức BHTG giảm thiểu rủi ro có thể can thiệp vào mọi thời điểm, mọi
giai đoạn trong cả vòng đời của tổ chức tham gia BHTG kể từ lúc được hình
thành, cấp phép và đi vào hoạt động đến từng giai đoạn phát triển của tổ chức
này đều có vai trị đo lường, kiểm sốt và ngăn chặn rủi ro của tổ chức BHTG.
Thậm chí, nếu tổ chức tham gia BHTG suy yếu đến mức buộc phải giải thể
hoặc phá sản thì vai trị của BHTG lúc này khơng chỉ là thay mặt Chính phủ
đứng ra chi trả mà cịn bằng các biện pháp xử lý khác giúp tổ chức tín dụng rút
khỏi thị trường một cách có trật tự, tránh lây lan, ảnh hưởng xấu tới sự an toàn
của thị trường tài chính và nền kinh tế. Mơ hình giảm thiểu rủi ro cho phép tổ
chức BHTG quản lý rủi ro một cách toàn diện nhất, đảm bảo hoạt động an toàn,
lành mạnh của tổ chức tham gia BHTG. Nghiên cứu kinh nghiệm và số liệu của
1.700 ngân hàng tại 57 quốc gia cho thấy, ở những nước mà tổ chức BHTG có
quyền can thiệp và chấm dứt BHTG thì các ngân hàng hoạt động ổn định hơn
và nguy cơ mất khả năng thanh toán thấp hơn (theo Mai Minh Đệ, 2008).
148


Căn cứ theo mơ hình này, chức năng giám sát của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
được quy định tại Khoản 10, Điều 13, Luật Bảo hiểm tiền gửi là việc tổng hợp,

phân tích và xử lý thơng tin về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm phát
hiện và kiến nghị NHNN xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn
hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng. Trong
khi đó, nguyên tắc 13 trong Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển các hệ thống
BHTG hiệu quả của Hiệp hội BHTG quốc tế (IADI) khuyến nghị: “Tổ chức
BHTG cần phải là một bộ phận của hệ thống an toàn tài chính để phát hiện
sớm, can thiệp kịp thời các ngân hàng có vấn đề. Khn khổ này cần cho phép
can thiệp trước thời điểm một ngân hàng phá sản. Việc đảm bảo nguyên tắc
này nhằm bảo vệ người gửi tiền và đóng góp vào sự ổn định tài chính”. Như
vậy, DIV khơng có đủ quyền như được khuyến nghị của IADI, mọi hoạt động
giám sát đều phải tham chiếu và báo cáo với NHNN. Vậy nên, nhìn vào thực
trạng hoạt động của DIV từ khi thành lập đến nay cho thấy chức năng mà tổ
chức này làm tốt nhất chỉ là cấp và thu hồi các chứng nhận tham gia BHTG
của các TCTD, theo dõi và kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về
BHTG của các TCTD. Trong khi đó chức năng giám sát các TCTD thông qua
việc phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm về an toàn hoạt động ngân hàng
chưa được thực hiện. Minh chứng rõ ràng nhất là vai trò mờ nhạt (thực chất là
khơng có vai trị gì) của DIV trong quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM theo
Đề án cơ cấu lại các TCTD2. Khi chức năng giám sát chỉ được đảm nhiệm duy
nhất bởi NHNN thì một mặt khơng phát huy được vai trị của các cơ quan
giám sát khác nói chung trong mạng an tồn tài chính quốc gia và BHTG nói
riêng, mặt khác sự gánh vác quá nhiều trọng trách của NHNN sẽ làm quá tải
và giảm hiệu quả quản lý – điều hành chính sách tiền tệ.
3. Các đề xuất cải thiện tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm ở
Việt Nam nhằm bảo vệ ngƣời gửi tiền và đảm bảo an tồn hệ thống
tài chính quốc gia
Theo IADI (2014) trong bản “Các nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống
bảo hiểm hiệu quả” đã khẳng định điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự hiệu quả
của BHTG ở một quốc gia gồm: chính sách pháp lý đầy đủ, hoạt động độc lập,
quản trị minh bạch, chức năng nhiệm vụ đầy đủ và có cơ chế phối hợp chặt

2

Ngày 01/03/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 254/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ
cấu lại hệ thống các TCTD.

149


chẽ giữa các thành viên tham gia vào mạng an tồn tài chính quốc gia. Trên cơ
sở phân tích các hạn chế trong tổ chức và hoạt động của DIV, phần cuối của
bài viết đưa một số đề xuất nhằm cụ thể hóa một phần của các điều kiện trên.
Cần nghiên cứu để tiến tới tính phí bảo hiểm tiền gửi theo mức độ rủi ro.
Thực tế hoạt động và quản trị rủi ro của hệ thống TCTD ở Việt Nam cho thấy
đã đến lúc cần đẩy nhanh tốc độ tích lũy quỹ BHTG nhằm đảm bảo nguồn lực
ứng phó với sự gia tăng nguy cơ tổn thất của hệ thống ngân hàng; đồng thời
hạn chế tình trạng TCTD có rủi ro thấp phải tài trợ phần phí cho các TCTD có
rủi ro cao. Về bản chất thì BHTG là vòng thứ hai để bảo vệ người gửi tiền sau
khi vòng bảo vệ thứ nhất là năng lực quản trị rủi ro của các TCTD trở nên
không hiệu quả. Do vậy, các TCTD quản trị rủi ro tốt nhất trong hệ thống tài
chính có thể được xem xét để giảm tới mức tối đa, thậm chí là bằng 0 tỷ lệ phí
BHTG. Điều kiện tiên quyết để đạt được mục tiêu này là cho phép DIV tiếp
cận được tới các thông tin về rủi ro của hệ thống TCTD như đã đề cập ở trên.
Sau đó DIV cần tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng cách tính phí
BHTG theo mức độ rủi ro của từng TCTD là cần thiết. Theo cách này, các tổ
chức BHTG sẽ tiến hành xếp hạng các tổ chức tham gia BHTG, tổ chức nào
có mức độ rủi ro cao sẽ phải đóng phí BHTG cao hơn các tổ chức có mức độ
rủi ro thấp hơn. Chẳng hạn tại Malaysia (theo DIV, 2012), tỷ lệ phí BHTG
theo mức độ rủi ro từ thấp đến cao lần lượt là 0,03% - 0,06% - 0,12% - 0,24%.
Cách thức này khắc phục được hạn chế của cách tính theo tỷ lệ phí cố định, nó
cơng bằng hơn đối với các tổ chức tham gia BHTG và có tác dụng khuyến

khích các tổ chức này tiến hành quản trị rủi ro chặt chẽ. Việc xác định mức độ
rủi ro của từng tổ chức tham gia BHTG thường dựa vào các tiêu chuẩn như
mức độ đủ vốn (thông qua chỉ tiêu CAR), tình hình thanh khoản (thơng qua tỷ
lệ Cho vay/tiền gửi, Tỷ lệ thanh khoản, Tỷ trọng vốn ngắn hạn dùng để cho
vay trung và dài hạn,…), chất lượng tài sản (thông qua tỷ lệ Nợ xấu, tỷ trọng
Dự phòng rủi ro mất vốn,…), khả năng sinh lời (NIM, ROA, ROE), năng lực
của bộ máy quản trị rủi ro,… Nhìn chung là các nước thường dựa vào hệ
thống chỉ tiêu lành mạnh tài chính FSI của IMF hoặc CAMEL, gắn cho mỗi
chỉ tiêu một điểm số/trọng số nhất định nhờ sự hỗ trợ của các phần mềm, tính
tổng các điểm số/trọng số để xác định mức độ rủi ro của các TCTD. Thêm
nữa, các tỷ lệ phí BHTG phân loại theo rủi ro cũng được xem xét thường
xuyên để có những điều chỉnh khi cần thiết, chẳng hạn khi xảy ra khủng hoảng
150


tài chính, khi quỹ dự trữ của tổ chức BHTG bị thâm hụt nặng nề,… Về lý
thuyết tính tốn là như vậy, song để có thể áp dụng được ở Việt Nam là điều
không đơn giản do hạn chế về năng lực thu thập dữ liệu, phân tích và đánh giá.
Thực tế cho thấy vào năm 2011, CIC (Trung tâm Thơng tin tín dụng) trực
thuộc NHNN đã tiến hành đánh giá để xếp loại các ngân hàng. Tuy nhiên, sau
khi các ngân hàng nhận được kết quả thì đã có sự phản đối kịch liệt vì khơng
đồng tình với kết quả này nên cuối cùng thì chính bản thân NHNN cũng đã
phủ định kết quả. Việc xếp hạng của NHNN là như vậy thì DIV với những hạn
chế hơn nhiều về năng lực phân tích đánh giá thì kết quả đánh giá sẽ khơng
đáng tin cậy và khó nhận được sự đồng tình của các ngân hàng. Biện pháp duy
nhất để khắc phục tình trạng này là DIV nên thuê các tổ chức đánh giá chuyên
nghiệp ở nước ngoài hướng dẫn thực hiện.
Cần bổ sung cơ sở pháp lý quy định cụ thể chức năng gi m s t của DIV
đối với c c TCTD để đảm bảo hoạt động của DIV theo đúng mơ hình giảm
thiểu rủi ro và tuân thủ theo nguyên tắc quốc tế về hoạt động của BHTG. Về

bản chất hoạt động của BHTG thì sau khi TCTD gặp vấn đề thì BHTG phải
tiến hành viện trợ hoặc bồi thường cho người gửi tiền, vì vậy BHTG phải có
quyền giám sát các TCTD. Theo khuyến nghị của Ủy ban Basel về Giám sát
ngân hàng và IADI (IADI, 2014), tổ chức BHTG và tổ chức giám sát an tồn
tài chính khác muốn hoạt động hiệu quả thì nên được tạo điều kiện độc lập
trong hoạt động. Theo đó, trước tiên DIV cần được nâng cao tính chủ động
trong hoạt động giám sát thông qua quy định cụ thể về quyền của tổ chức này
như phê chuẩn/từ chối đơn xin tham gia BHTG, định kì yêu cầu các TCTD
cung cấp báo cáo tài chính và các báo cáo thống kê khác, có quyền kiểm tra
định kì thường xun/khơng thường xuyên các TCTD,… Sau đó, DIV có thể
chủ động chuẩn bị các kịch bản đối phó, bao gồm cả về khả năng tài chính và
nguồn nhân lực khi phát hiện sớm các rủi ro; đồng thời, các cơ quan giám sát
an tồn tài chính sẽ triển khai hiệu quả các biện pháp giảm thiểu tối đa chi phí
xử lý đổ vỡ như: hỗ trợ thanh khoản, hỗ trợ sáp nhập, mua lại hay tái cấp vốn
cho một ngân hàng từ nguồn vốn của tổ chức BHTG, hoặc các cơ quan Chính
phủ có thẩm quyền khác. Để làm được điều này, một mặt DIV cần nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực có chun mơn cao trong phân tích và đánh giá
tình hình các TCD, đầu tư cơng nghệ để thu thập và phân tích được hệ thống
dữ liệu lớn, sau đó phân tích rủi ro và tham gia đánh giá tính ổn định của các
151


ngân hàng để phát hiện sớm được các rủi ro tiềm ẩn của mỗi ngân hàng và sự tác
động của nguy cơ này tới tồn hệ thống tài chính. Mặt khác, để tăng cường vai trò
của DIV trong phát hiện sớm các ngân hàng có vấn đề, cần có quy định cụ thể về
việc DIV được tiếp cận với thông tin về tổ chức tham gia BHTG chính xác và kịp
thời. Nói cách khác, các văn bản dưới luật cần quy định cụ thể về cách thức, biện
pháp tiếp cận thông tin của DIV để đảm bảo hỗ trợ hiệu quả cho việc phát hiện
sớm các ngân hàng có vấn đề, hiệu quả nhất là cho phép DIV thu thập thông tin
trực tiếp từ tổ chức tham gia BHTG. Thêm nữa, nếu hệ thống dữ liệu người gửi

tiền được các ngân hàng cung cấp cho DIV phải phản ánh cụ thể theo tên từng
người gửi tiền, phân biệt rõ khoản tiền gửi được bảo hiểm và không được bảo
hiểm, và quản lý được dữ liệu biến động tiền gửi thì trong trường hợp xảy ra đổ
vỡ ngân hàng, DIV sẽ chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền nhanh chóng, kịp
thời, chính xác. Thực tế tiếp cận thơng tin từ các nguồn khác hiện nay vô cùng
hạn chế về cả số lượng và chất lượng thông tin thu thập được theo yêu cầu do tính
minh bạch trong hệ thống tài chính của Việt Nam cịn rất thấp.
Đề xuất cuối cùng và không kém phần quan trọng, đảm bảo thực hiện
được hai đề xuất trên là cần có quy định về cơ chế phối hợp giữa DIV và các
cơ quan kh c trong mạng an tồn tài chính quốc gia. Theo khuyến nghị tại
Điều 6 trong IADI (2014), “Cần phải xây dựng một khung phối hợp chặt chẽ
và chia sẻ thông tin định kỳ hoặc thông tin liên quan đến các ngân hàng cụ thể
giữa tổ chức bảo hiểm tiền gửi và các thành viên khác trong mạng an toàn tài
chính. Các thơng tin này phải chính xác và kịp thời (cần bảo mật khi cần
thiết). Cơ chế phối hợp và chia sẻ thơng tin phải được chính thức hóa”. Việt
Nam hiện có đầy đủ các thành viên trong mạng an tồn tài chính quốc gia như
khuyến nghị, gồm 5 cơ quan chính là NHNN, Bộ Tài chính (với chức năng
chủ yếu của Ủy ban chứng khoán và Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm), Ủy
ban Giám sát tài chính Quốc gia và DIV. Theo phân tích của Tơ Ngọc Hưng
(2011), Nguyễn Chí Đức (2015), sự phối hợp tổ chức hoạt động giám sát của
các tổ chức trong mạng an tồn tài chính hiện nay cịn q nhiều hạn chế và
được đánh giá là gần như khơng có. Ngun nhân là do khung pháp lý về vấn
đề này chưa đầy đủ và rõ ràng nên các cơ quan trong mạng an tồn tài chính
cũng khơng chủ động trong việc ký kết các văn bản phối hợp và trao đổi thông
tin song phương với các cơ quan giám sát khác. Các thông tin kiểm tra giám
sát thông thường luôn được giữ bí mật và sử dụng cho mục đích riêng của từng
152


cơ quan. Điều này làm hạn chế khả năng giám sát của toàn hệ thống. Do vậy, để

đạt được mục tiêu là các thành viên trong mạng an toàn tài chính quốc gia góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động và sự ổn định của hệ thống TCTD trong thời kì
thơng thường cũng như thời kì khủng hoảng thì việc quy định và duy trì cơ chế
phối hợp giữa các cơ quan này là cần thiết. Cần xác định rõ ràng trong các văn
bản pháp luật trách nhiệm, quyền hạn, cách thức phối hợp của từng cơ quan trong
mạng an tồn trong thời kì bình thường cũng như trong giai đoạn khủng hoảng.
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia với chức năng tham mưu, tư vấn cho Thủ
tướng Chính phủ trong điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia
(ngân hàng, chứng khốn, bảo hiểm); giúp Thủ tướng Chính phủ giám sát chung
thị trường tài chính quốc gia có thể đứng ra làm đầu mối phối kết hợp giữa các
thành viên trong mạng lưới cũng như xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin chung
giữa các thành viên hoặc thành lập các ủy ban chuyên biệt có sự tham gia của các
thành viên trong mạng lưới để giải quyết các vấn đề liên quan hoạt động và lợi
ích của hai thành viên trở lên trong mạng lưới.
Tóm lại, mơ hình giảm thiểu rủi ro mà DIV lựa chọn trong q trình tái
cấu trúc hồn tồn phù hợp và theo xu thế chung hiện nay trên thế giới. Tuy
nhiên, để tổ chức có thể thực hiện chức năng và mục tiêu của mình thì rất cần
khung pháp lý cho hoạt động của tổ chức BHTG, trong đó, quy định rõ chức
năng, nhiệm vụ của tổ chức, thẩm quyền trong hoạt động của tổ chức như phí
BHTG, hạn mức bồi thường cho người gửi tiền, giám sát và xử lý các tổ chức
tham gia BHTG có vấn đề cũng như cơ chế phối hợp giữa các tổ chức trong
mạng lưới an toàn quốc gia.
Tài liệu tham khảo
1. DIV (2012), Kinh nghiệm một số nước về xây dựng hệ thống thu phí BHTG,
truy cập ngày 5/1/2017 tại
/>2. DIV (2016), X c định tỷ lệ quỹ BHTG mục tiêu: Kinh nghiệm quốc tế và
bài học đối với Việt Nam, truy cập ngày 5/1/2017 tại
/>cleId=6275&CatID=3&PageIndex=1.
3. Duy Cường và Thái Hà (2016), Kinh tế Việt Nam 10 năm dưới thời Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng, truy cập ngày 5/1/2017 tại

/>
153


4. IADI (2014), Core Principles for Effective Deposit Insurance Systems,
truy cập ngày 5/1/2017 tại
/>5. Chu Thanh Vân (2016), Bảo hiểm tiền gửi phải tham gia vào quá trình tái
cơ cấu ngân hàng, truy cập ngày 5/1/2017 tại />6. Federal Deposit Insurance Corporation (2013), Interrelationships among
safety-net participants, truy cập ngày 5/1/2017 tại
/>rrelationships.pdf>.
7. Khan (2009), Essays on banking crises, Research Reports of the
Institution of Economics studies, Finland 2009:116.
8. Lê Việt Nga (2012), Bàn về loại tiền gửi được bảo hiểm và hạn mức chi trả
tiền bảo hiểm, truy cập ngày 5/1/2017 tại
/>9. Nguyễn Chí Đức (2015), Ảnh hưởng của rủi ro đạo đức trong bảo hiểm
tiền gửi đến kỉ luật thị trường: Kinh nghiệm từ Mĩ và gợi ý cho Việt Nam,
truy cập ngày 5/1/2017 tại />10. Niinimäki (2000), Bank Panics, Deposit Insurance and Liquydity,
Research Reports, Finland 2000:25, 2, 69.
11. Mai Minh Đệ (2008), Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tiến đến mơ hình giảm
thiểu rủi ro, truy cập ngày 5/1/2017 tại
/>12. Phong Hiếu (2016), Nâng hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi là cần thiết,
truy cập ngày 5/1/2017 tại />13. Tô Ngọc Hưng (2011), Mối quan hệ phối hợp giữa các thành viên trong
mạng an tồn tài chính quốc gia: Thực trạng và giải pháp, truy cập ngày
5/1/2017 tại
/>aBIDV=200.
14. Việt Dũng và Nguyệt Nguyễn (2015), Câu chuyện những ngân hàng 0
đồng, truy cập ngày 5/1/2017 tại />
15. Yến Lam (2016), Bất cập khung pháp lý bảo hiểm tiền gửi: Nhà băng khó
phá sản, truy cập ngày 5/1/2017 tại />
154




×