Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tính cấp thiết trong việc triển khai áp dụng hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam và một số kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.34 KB, 6 trang )

n trị - Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ë ViƯt Nam
TÍNH CẤP THIẾT TRONG VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG HỆ THỐNG
CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFRS) TẠI VIỆT NAM
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

# NCS. Trịnh Lê Tân - Khoa Đào Tạo Quốc Tế – Đại học Duy Tân
Ths. Đào Thị Đài Trang - Khoa Kế Toán – Đại học Duy Tân
Bối cảnh nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu, rộng với khu vực và
thế giới, để cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển bền vững, hỗ trợ thị trường chứng
khoán, bảo vệ nhà đầu tư và thu hút đầu tư nước ngồi, Chính phủ đã u cầu phải nâng
cao tính minh bạch của thơng tin tài chính. Mặt khác, để có thể tiếp cận các dịng vốn trên
thị trường quốc tế, niêm yết tại thị trường nước ngoài, yêu cầu lập báo cáo tài chính
(BCTC) theo IFRS đang trở thành nhu cầu ngày càng bức thiết và là xu hướng tất yếu của
các tập đồn, các cơng ty đại chúng. Bài viết này, đi vào đánh giá chung những thành quả
và tồn tại trong hệ thống chuẩn mực kế tốn (CMKT) Việt Nam đồng thời chỉ ra tính cấp
thiết của việc triển khai áp dụng hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) từ đó đề xuất
một số kiến nghị liên quan.
Những kết quả và tồn tại trong hệ thống CMKT Việt Nam
Các kết quả đã đạt được
Trên thực tế, hệ thống CMKT Việt Nam đã đạt được những thành quả nhất định:
- Việt Nam đã hình thành một hệ thống các chuẩn mực phản ảnh tương đối đầy đủ các
giao dịch cơ bản của doanh nghiệp (DN). Điều đáng ghi nhận là, các chuẩn mực này được xây
dựng và ban hành khá nhanh chóng.
- Bước đầu giải quyết được mối quan hệ giữa chuẩn mực và hệ thống kế toán thống
nhất. Đây là một thách thức của tất cả các quốc gia hội nhập kế toán, trong điều kiện đang tồn
tại hệ thống kế toán thống nhất.
- Bước đầu tạo dựng được sự nhận thức của xã hội về CMKT. Các bên liên quan đến
BCTC đều ý thức ở mức độ nhất định về vai trò của CMKT trong cơng tác lập và trình bày
BCTC. Đây là một trong những thành quả đáng lưu ý vì Việt Nam hình thành chuẩn mực
trong bối cảnh khái niệm này cịn hoàn toàn mới mẻ.
Các tồn tại


Một là: Sự khác biệt của VAS so với IAS/IFRS, đồng thời chưa có sự bổ sung, chỉnh
sửa kịp thời [1]
Năm 2001, là thời điểm ban hành CMKT đầu tiên từ, trong giai đoạn này kinh tế Việt
Nam nói chung mới phát triển, cơ sở hạ tầng kế tốn đang hồn thiện dần. Vì thế, nhằm tránh
biến động kinh tế cũng như để phù hợp với đặc điểm riêng nên khi xây dựng CMKT, Việt
Nam đã điều chỉnh một số nguyên tắc, phương pháp và những nội dung CMKT không tương
136


n trị - Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ë ViƯt Nam
thích hoặc chưa cần thiết, trong giai đoạn hiện tại. Chính điều này, đã tạo sự khác biệt về nội
dung giữa CMKT Việt Nam so với chuẩn mực BCTC quốc tế. Ngoài ra, trong hơn bảy năm
qua, nhiều chuẩn mực quốc tế đã được ban hành hoặc ban hành lại, nhưng Việt Nam mới chỉ
tiến hành việc cập nhật gần đây. Điều này càng làm tăng thêm khoảng cách giữa hai hệ thống.
Bên cạnh đó, hệ thống CMKT từ khi ban hành lần đầu năm 2001 đến nay, mặc dù đã
có những góp ý sửa đổi nhưng qua nhiều năm, vẫn chưa được cập nhật để bổ sung, hoàn
chỉnh cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu thực tế.
Hai là: Phạm vi chi phối của hệ thống CMKT Việt Nam [1]
Hệ thống CMKT hiện nay được ban hành áp dụng chung cho tất cả các DN thuộc
các ngành, các thành phần kinh tế, không phân biệt DN niêm yết và khơng niêm yết, DN có
quy mơ lớn hay nhỏ và vừa (ngoại trừ trường hợp các DN áp dụng hệ thống kế toán ban
hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC). Nếu CMKT được áp dụng chung sẽ dẫn đến nơi
thiếu, chỗ thừa. Bởi đối với các DN có quy mơ lớn và DN niêm yết ngày càng xuất hiện
nhiều nghiệp vụ phức tạp như thanh toán trên cơ sở cổ phiếu, tài sản dài hạn nắm giữ để bán
và hoạt động không liên tục,… dẫn đến hệ thống hiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu.
Trong khi đó, phần lớn DNNVV khơng niêm yết thì hệ thống CMKT trở nên q tầm, nhiều
nội dung quá phức tạp.
Ba là: Sự bất tương quan giữa các CMKT và Chế độ kế toán DN [1]
Để đi vào thực tiễn, hệ thống CMKT Việt Nam phải thông qua các hướng dẫn hay quy
định của Chế độ kế toán DN. Lý do là, các DN Việt Nam buộc phải sử dụng hệ thống tài

khoản kế toán Việt Nam. Do đó, một khi chuẩn mực được ban hành nhưng chưa có thơng tư
hướng dẫn, các DN chưa thể áp dụng cho đến khi thông tư hướng dẫn được ban hành. Vì vậy,
trên thực tế, khi có những vấn đề chưa nhất quán giữa chuẩn mực và Chế độ kế toán DN, các
DN thường ưu tiên áp dụng theo Chế độ kế toán. Đây là một nguyên nhân giảm vai trị của
CMKT và tạo khó khăn khi áp dụng trong thực tiễn các chuẩn mực. Việc tồn tại song song hệ
thống chuẩn mực kế toán và Chế độ kế tốn, dẫn đến những khó khăn và cản trở cho Việt
Nam trong q trình hịa hợp kế tốn quốc tế. [1]
Bốn là: Khả năng xử lý và mức độ triển khai CMKT trong thực tế chưa đạt hiệu
quả cao[1]
CMKT đã xử lý và giải quyết cơ bản các vấn đề liên quan đến thực tiễn hoạt động
kinh tế. Tuy nhiên, việc triển khai, áp dụng CMKT vào thực tiễn chưa hiệu quả và có sự giảm
dần từ ghi nhận đến trình bày thơng tin và đánh giá. Điều này cho thấy, CMKT chưa thể hiện
hết vai trò trong thực tiễn.
Năm là: Tính tuân thủ của các DN trong việc áp dụng CMKT Việt Nam còn
hạn chế[1]
Việc tuân thủ CMKT trong thực tiễn của các DN nói chung và DN Nhà nước nói
riêng, cịn hạn chế và hiện trạng cho thấy, các DN khi thực thi chính sách kế tốn đã chưa
tuân thủ đúng mức đến các điều kiện ghi nhận, phương pháp đánh giá và đặc biệt là trình bày
137


n trị - Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ë ViƯt Nam
và cơng bố thơng tin theo u cầu CMKT. Đây là một trong những vấn đề đáng lưu tâm, bởi
thực tiễn áp dụng của các DN vẫn còn khoảng cách so với yêu cầu của CMKT.
Từ những nhận định trên cho thấy, việc cập nhật CMKT chưa thể hiện tính chun
nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng thơng tin kế tốn. Việc thiếu một lộ trình cụ thể, thường
dẫn đến sự “chấp vá”, khơng mang tính hệ thống, thiếu sự đồng bộ. Sự thiếu đầu tư để xây
dựng đội ngũ chun mơn, nhằm tập trung tồn thời gian cho việc nghiên cứu hồn chỉnh
CMKT thì khó đảm bảo việc nâng cao chất lượng thơng tin cũng như tính ứng dụng chuẩn
mực trong thực tiễn. Vấn đề công khai thông tin về các góp ý bổ sung, chỉnh sửa của các bên

liên quan chưa được quan tâm đúng mức. Điều này làm giảm tính minh bạch về thơng tin,
trong việc ghi nhận lợi ích của các bên liên quan.
Tính cấp thiết trong việc áp dụng IFRS tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Trong 10 năm gần đây, việc áp dụng các Chuẩn mực BCTC Quốc tế (IFRS) đã phát
triển nhanh chóng và được áp dụng phổ biến trên tồn thế giới. Trong số 140 quốc gia được
khảo sát, có 116 nước yêu cầu toàn bộ hoặc hầu hết những DN nội địa áp dụng IFRS. Đa số
những quốc gia còn lại cho phép áp dụng IFRS. Tất cả các tổ chức có tác động quan trọng đến
nền kinh tế thế giới như G20, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Hội đồng
Ổn định Tài chính Quốc tế (FSB) và Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) đều
ủng hộ và hỗ trợ việc áp dụng IFRS trên toàn cầu.[2]
Tại Việt Nam hiện nay, đa phần BCTC của các DN đang được áp dụng theo CMKT
Việt Nam (VAS) được Bộ Tài chính ban hành thành 5 đợt từ năm 2001 đến năm 2005, với 26
Chuẩn mực, chỉ có một số DN có vốn đầu tư nước ngoài hoặc niêm yết trên thị trường quốc tế
lập BCTC theo IFRS.
Về cơ bản, không thể phủ nhận tác dụng tích cực của VAS trong giai đoạn trước đây.
Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi về thể chế kinh tế trong nước cũng như thay đổi trong hệ
thống IFRS trong giai đoạn hiện nay, VAS đã bộc lộ nhiều tồn tại, đặc biệt là những giao dịch
của nền kinh tế thị trường mới phát sinh chưa được VAS giải quyết thấu đáo, như việc ghi
nhận và đánh giá tài sản, nợ phải trả theo giá trị hợp lý, ghi nhận tổn thất tài sản, việc kế tốn
các cơng cụ tài chính phái sinh cho mục đích kinh doanh và phịng ngừa rủi ro,… chưa có
hướng dẫn cụ thể.
Cùng với sự gia tăng của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như phục vụ cho mục tiêu
kêu gọi vốn đầu tư, các DN cần có một bản BCTC lập theo IFRS đầy đủ, minh bạch, chính
xác và có độ tin cậy cao. Trong bối cảnh nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập ngày càng
sâu, rộng với khu vực và thế giới, để cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển bền vững, hỗ
trợ thị trường chứng khoán (TTCK), bảo vệ nhà đầu tư và thu hút đầu tư nước ngồi (ĐTNN),
Chính phủ đã u cầu phải nâng cao tính minh bạch của thơng tin tài chính. Mặt khác, để có
thể tiếp cận các dịng vốn trên thị trường quốc tế, niêm yết tại thị trường nước ngoài, yêu cầu
lập BCTC theo IFRS đang trở thành nhu cầu ngày càng bức thiết và là xu hướng tất yếu của
các tập đồn, các cơng ty đại chúng.

138


n trị - Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ë ViƯt Nam
Một số kiến nghị
Về phía Nhà nước
- Tun truyền nhằm nâng cao nhận thức trong việc áp dụng chuẩn mực BCTC đến
các DN.
- Giám sát việc tuân thủ chuẩn mực đối với các DN trong việc trình bày và cơng bố
thơng tin.
- Hồn thiện hành lang pháp lý về các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn góp
phần lành mạnh hóa mơi trường pháp lý đối với hoạt động kế tốn nói riêng và lĩnh vực kinh
tế nói chung. Do vậy, khi ban hành các Luật, Nghị định hay Thông tư hướng dẫn nghị định
cần lưu ý những vấn đề liên quan, nhằm tránh xung đột về quan điểm với chuẩn mực BCTC
và đặc biệt là đối với nội dung vừa có liên quan các qui định trong chuẩn mực BCTC vừa liên
quan đến qui định của luật pháp.
- Nhà nước cần đảm bảo tính độc lập về lợi ích khi ban hành các CMKT cũng như các
qui định về thuế.
- Hành lang pháp lý còn được biểu hiện, thông qua trật tự ban hành chuẩn mực và
thông tư hướng dẫn chuẩn mực. Chẳng hạn, Việt Nam khơng ban hành CMKT về trình bày
BCTC và thuyết minh thơng tin đối với cơng cụ tài chính nhưng ban hành Thông tư
210/2009/TT-BTC để hướng dẫn áp dụng CMKT quốc tế về trình bày BCTC và thuyết minh
thơng tin đối với cơng cụ tài chính. Điều này khơng những gây cản trở cho việc ban hành
chuẩn mực BCTC sau này mà cịn tạo sự thiếu thống nhất về tính pháp lý trong hệ thống
chuẩn mực.
- Từng bước nâng cao vai trị và vị thế của Ủy ban Chứng khốn Nhà nước. Trước
đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được thành lập là cơ quan độc lập trực thuộc Chính phủ.
Tuy nhiên, theo Nghị định 66/2004/NĐ-CP, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được chuyển về
trực thuộc Bộ Tài chính.Như vậy, bên cạnh những ưu điểm trực thuộc một cơ quan quản lý là
Bộ Tài chính nhưng Ủy ban Chứng khốn Nhà nước sẽ mất dần phạm vi hoạt động, quyền

hạn bị thu hẹp và thực tiễn phải qua nhiều khâu trung gian chồng chéo trong tổ chức quản lý.
Song trong xu hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước cần phải thể hiện rõ vai trò và quyền hạn trong việc giải quyết và xử lý vấn đề cung cấp
thông tin của các công ty niêm yết. Để làm được điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
phải là cơ quan độc lập trực thuộc Chính phủ thay vì Bộ Tài chính như hiện nay.
- Ngồi ra, cần nâng cao vai trị của Hội đồng Kế toán quốc gia. Theo qui định hiện
hành, Hội đồng này là tổ chức nằm trong qui trình soạn thảo CMKT Việt Nam, để đóng góp ý
kiến về nội dung CMKT trước khi trình Bộ Tài chính ban hành. Tuy nhiên, thực trạng Hội
đồng chưa thể hiện vai trò trong quá trình ban hành CMKT. Do vậy, Hội đồng cần đảm trách
vai trò như một tổ chức tư vấn độc lập, đối với việc xây dựng hệ thống chuẩn mực BCTC Việt
Nam cả trong quy định lẫn trong thực tiễn áp dụng.
- Cần có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện hơn nữa để các cơng ty nước ngồi
đầu tư vào dịch vụ kế toán, kiểm toán nhằm nâng cao chất lượngdịch vụ.
139


n trị - Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ë ViƯt Nam
- Nhà nước cần ban hành các chính sách nhằm hồn thiện và nâng cao các mơi trường
kinh doanh, trong đó bao gồm việc phát triển thị trường tài chính, thị trường vốn trung và dài
hạn, cơng cụ phái sinh.
Về phía DN
Đối với DN, theo nhận định của các chuyên gia là các DN cần phải nỗ lực để đáp ứng
yêu cầu đặc biệt các ngân hàng, bảo hiểm cũng như các công ty niêm yết nhằm đáp ứng trong
xu thế hội tụ kế toán quốc tế. Do vậy, các DN cần phải:
- Nhận thức được tầm quan trọng trong việc tuân thủ các qui định.
- Tìm hiểu để nâng cao kiến thức bởi các nhà quản lý là những người trực tiếp quyết
định trong việc thực hiện các qui định trong chuẩn mực.
- Nâng cao năng lực đội ngũ hành nghề kế toán. Đội ngũ hành nghề kế toán là người
trực tiếp vận dụng chuẩn mực BCTC vào thực tiễn trong các DN. Do đó, đội ngũ hành nghề
cần được đào tạo liên tục để nâng cao năng lực, nhằm vận dụng chuẩn mực một cách có

hiệu quả.
- Xây dựng và hồn thiện hệ thống thơng tin và quản trị, để đáp ứng cơ sở hạ tầng kế
tốn cho DN.
Về phía Tổ chức nghề nghiệp
Đối với Tổ chức nghề nghiệp, cần thực hiện cácvấn đề sau:
- Vai trò của Tổ chức nghề nghiệp phải được nâng cao, để trở thành một Tổ chức
nghề nghiệp đủ mạnh có thể đảm trách việc soạn thảo chuẩn mực cũng như giám sát thực thi
chuẩn mực của các DN. Tuy nhiên, quyết định mức độ hội tụ, phương thức hội tụ khơng chỉ
phụ thuộc vào Tổ chức nghề nghiệp mà cịn phụ thuộc các yếu tố khác như mơi trường
chính trị, kinh tế, pháp lý và tổ chức lập quy hiện hành của Việt Nam là cơ quan quảnlý
Nhà nước, mà cụ thể là Bộ Tài chính. Do vậy, Tổ chức nghề nghiệp chỉ có thể đảm trách
các nội dung nêu trên.
- Để có thể thực hiện trọng trách, Tổ chức nghề nghiệp cần tổ chức lại nhân sự, củng
cố đội ngũ bằng việc huy động lực lượng các nhà nghiên cứu,chun gia, các cơng ty kiểm
tốn, nhà làm luật, các kế toán trưởng.
- Tổ chức nghề nghiệp tham gia đào tạo, để nâng cao trình độ chun mơn cho các nhà
quản lý, những người hành nghề để cập nhật kiến thức nâng cao nghiệp vụ.
- Khuyến khích biên soạn các tài liệu hướng dẫn và giải thích về chuẩn mực BCTC
nhằm tạo sự đa dạng và phong phú nguồn tư liệu giúp người sử dụng được hiểu rõ những nội
dung, các vấn đề, nội dung trong chuẩn mực.
- Tăng cường hơn nữa việc kết hợp với các Tổ chức nghề nghiệp nước ngồi để mở
rộng các khóa đào tạo để nâng cao trình độ, chun mơn nghiệp vụ cho người hành nghề.

140


n trị - Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ë ViÖt Nam
- Cần đổi mới việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ đối với người hành nghề (CPA Việt
Nam) trong đó cần đổi mới nội dung đề thi theo hướng mở rộng giải quyết các vấn đề trên cơ
sở nguyên tắc, qui định liên quan đến chuẩn mực hơn là xử lý các nghiệp vụ trên tài khoản, để

nâng cao tính xét đốn trong nghề nghiệp.
- Giữ vai trò hỗ trợ và phản biện trong việc xây dựng và ban hành các CMKT cũng
như các chính sách, chế độ liên quan đến kế tốn.
- Ngồi ra, đổi mới chương trình đào tạo và cải tiến phương pháp giảng dạy là một
trong những vấn đề quan trọng góp phần nâng cao cơ sở hạ tầng về kế toán, trong đó các cơ
sở giáo dục bao gồm trường đại học, cao đẳng, các học viện cần đổi mới chương trình đào
tạo ngành kế toán kiểm toán theo hướng tăng cường giảng dạy các nội dung liên quan đến
chuẩn mực BCTC quốc gia và quốc tế hơn là giảng dạy kỹ năng, xử lý tài khoản kế toán
như hiện nay để đào tạo người hành nghề kế tốn có năng lực cao và có thể vận dụng tốt
chuẩn mực BCTC. Đồng thời, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng giúp người học
xử lý và giải quyết những tình huống thực tế nhằm nâng cao trình độ chun mơn, tính xét
đốn trong nghề nghiệp.
-------------------------Tài liệu tham khảo
[1]. Bộ Tài chính, 2001. CMKT số 2 - Hàng tồn kho,ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC.
[2]. Bộ Tài chính, 2001. CMKT số 3 – Tài sản cố định hữu hình, ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐBTC.
[3]. Bộ Tài chính, 2001. CMKT số 4 – Tài sản cố định vơ hình, ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC.
[4]. Bộ Tài chính, 2002. CMKT số 01 – Chuẩn mực chung, ban hành theo quyết định số 162/2002/QĐ-BTC.
[5]. Bộ Tài chính, 2002. CMKT số 14 –Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, ban hành theo quyết định số 162/2002/QĐBTC.
[6]. Bộ Tài chính, 2002. Chuẩn mực số 27 – BCTC giữa niên độ,ban hành theo quyết định số Số: 12/2005/QĐBTC.
[7]. Bộ Tài chính, 2003. CMKT số 21 – Trình bày BCTC,ban hành theo quyết định số 243/2003/QĐ-BTC.
[8]. Bộ Tài chính, 2005. CMKT số 23 – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm, ban hành theo
Quyết định số12/2005/QĐ-BTC.
[9]. Bộ Tài chính, 2005. CMKT số 28 – Báo cáo bộ phận, ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC.
[10]. Bộ Tài chính, 2005. CMKT số 30 – Lãi trên cổ phiếu, ban hành theo Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC.
[11]. Bộ Tài chính, 2006. Chế độ kế toán DN, ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006.
[12]. Bộ Tài chính, 2006. Chế độ kế tốn DNNVV, ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày
14/09/2006.
[13]. Bộ Tài chính, 2009. Hướng dẫn áp dụng CMKT quốc tế vềtrình bày BCTC và thuyết minh thơng tin đối với
cơng cụ tài chính, ban hành theo thơng tư số 210/2009/TT-BTC ngày 06/11/2009.
[14]. Bộ Tài chính, 2012. Hướng dẫn về việc cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khốn, theo thông tư số

52/2012/TT-BTC ngày 5/04/2012.
[15] [Ngày
truy
cập:
29/11/2016]
[16] [Ngày truy cập: 05/10/2016]
[17]
truy cập: 29/11/2016]

141



×