Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tổng quan về giá trị sinh học của rong nâu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.35 KB, 8 trang )

TỔNG QUAN VỀ GIÁ TRỊ SINH HỌC CỦA RONG NÂU
Trần Thị Ngọc Mai
Viện Khoa học Ứng dụng, trường Đại học Cơng nghệ TP. HCM

TĨM TẮT
Rong biển nâu cung cấp các hợp chất chống oxy hóa như fucoxanthin, fucosterol, phlorotannin, các
vitamin… mang lại các giá trị chức năng như ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, tiểu đường, chống oxy
hóa, kháng viêm, ngăn ngừa ung thư, kháng virus và kháng khuẩn. Ngồi ra, rong nâu cịn là nguồn thực
phẩm dinh dưỡng cao cung cấp chất xơ, protein, khoáng chất, vitamin và chất béo chưa bão hồ thuộc
nhóm -3 và -6… do đó, nó có thể được tiêu thụ thường xuyên và là một phần của chế độ ăn uống cân
bằng.
Từ khoá: Rong nâu, kháng oxy hố, hoạt tính sinh học.

1. GIỚI THIỆU
Hiện nay, thị trường thực phẩm khá phong phú, trong đó những loại thực phẩm giàu calo và chất béo
khơng bão hòa đã thực sự trở nên quen thuộc như các loại thức ăn nhanh hay "đồ ăn vặt" được quảng cáo
mạnh mẽ và tiêu thụ quá mức. Hậu quả của việc tiêu thụ quá nhiều các thức ăn này dẫn đến thiếu chất
dinh dưỡng thiết yếu, béo phì và các bệnh liên quan đến việc ăn quá nhiều đường (bệnh tiểu đường) và
chất béo (xơ cứng động mạch) ngày càng tăng. Rong biển đóng vai trị hồn tồn ngược lại, đó là một loại
thực phẩm tự nhiên mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhưng ít calo, do có nhiều thành phần như khoáng
chất (đặc biệt sắt, canxi, kali và iode), protein (với tất cả các acid amin thiết yếu), vitamin và chất xơ. Do
đó, rong biển là giải pháp tốt nhất để giải quyết sự thiếu hụt dinh dưỡng của thực phẩm hiện tại.
Rong biển được sử dụng ở nhiều quốc gia ven biển như một nguồn thực phẩm, mỹ phẩm, nguồn chiết xuất
các hợp chất trong công nghiệp và làm phân bón. Trong đó, ứng dụng chủ yếu của rong biển nâu là làm
thực phẩm ở châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, do đó, việc trồng rong biển đã trở
thành một ngành cơng nghiệp chính [19].
Trên tồn thế giới có khoảng 221 lồi rong biển, trong đó 125 lồi thuộc ngành Rhodophyta (rong đỏ), 64
loài thuộc ngành Phaeophyceae (rong nâu) và 32 loài thuộc ngành Chlorophyta (rong lục) được sử dụng.
Trong số này, khoảng 145 loài được sử dụng (chiếm 66%) trực tiếp trong thực phẩm, bao gồm 79 loài
Rhodophyta, 38 loài Phaeophyceae và 28 loài Chlorophyta [20, 27].
Các loài Fucus vesiculosus Linnaeu, Himanthalia elongata Linnaeus, Laminaria digitata Hudson,


Saccharina japonica Areschoug, Saccharina latissima Linnaeus, Sargassum fusiformes Harvey, Undaria
pinnatifida Harvey được đề cập trong bài viết này (Hình 1).

836


Fucus
vesiculosus
Linnaeu

Himanthalia
elongata
Linnaeus

Laminaria
digitata
Hudson

Saccharina
japonica
Areschoug

Saccharina
latissima
Linnaeus

Sargassum
fusiformes
Harvey


Undaria
pinnatifida
Harvey

Hình 1. Một số lồi rong nâu

2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RONG BIỂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Sản lượng rong biển trên thế giới đạt được vào năm
2015 khoảng 30,4 triệu tấn bao gồm 29,4 triệu tấn
thu từ nuôi trồng và 1,1 triệu tấn thu từ tự nhiên
[16]. 12 quốc gia đứng hàng đầu trong sản xuất
rong biển là Trung Quốc, Pháp, Anh, Nhật Bản,
Chile, Philippines, Hàn Quốc, Indonesia, Na Uy,
Mỹ, Canada và Ireland. Việc thu hoạch rong biển
hoang dã không thay đổi nhiều trong 12 năm qua
nhưng nguồn rong biển ni trồng đang gia tăng
khơng ngừng [19].

Hình 2. Sản lượng rong biển (tấn tươi) trên thế giới
năm 2014 (a- ni trồng, b- tự nhiên) [6]

Diện tích trồng rong biển ở Việt Nam khoảng 900
nghìn ha (tương đương với sản lượng 600-700
nghìn tấn khơ/năm). Năm 2015, diện tích trồng
rong biển cả nước ước đạt 25.000 ha, tổng sản
lượng rong tươi đạt 35.000 tấn. Vùng biển Khánh
Hịa có diện tích rong mơ mọc cao nhất (2.000.000
m2), sinh lượng khá cao có thể lên tới hơn 5,5
kg/m2, trữ lượng có thể khai thác ước tính hơn
11.000 tấn rong tươi/năm. Sản lượng rong mơ trung

bình của các tỉnh duyên hải miền Trung là 18.000
tấn rong tươi/vụ. Trữ lượng rong thu hái tự nhiên
của Việt Nam là 100-105 tấn khô/năm [9, 26].

3. GIÁ TRỊ SINH HỌC CỦA RONG NÂU
Rong biển được sử dụng như một loại thực phẩm chủ yếu của chế độ ăn kiêng đã được sử dụng ở Nhật
Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc từ thời tiền sử [19]. Trong những năm gần đây, đã có sự quan tâm ngày
càng tăng đối với các nhóm thực phẩm chức năng, trong đó rong biển đóng vai trị quan trọng vì chúng có
thể mang lại lợi ích sinh lý như bổ sung dinh dưỡng, chống tăng huyết áp, chống oxy hóa hoặc chống viêm
[7, 8], Bảng 1, 2 liệt kê thành phần và tác dụng của các chất chống oxy hố có ở một số loài rong nâu.

837


Bảng 1. Hàm lượng các chất kháng oxy hoá ở một số lồi rong nâu

Chất kháng oxy Lồi rong nâu
hố

Tài liệu tham
khảo

Hàm lượng (g/g chất khô)

Fucoxanthin

Himanthalia elongata

820 [21]


Violaxanthin

Himanthalia elongata

50 [21]

Zeaxanthin

Himanthalia elongata

130 [21]

Polyphenol

Fucus sp.

Vitamin C

41400  400 [5]

Laminaria sp.

7300  100

Undaria sp.

6600  100

Undaria pinnatifida


1847,38 [13]

Ascophyllum nodosum

81,75

Laminaria digitata
Vitamin E

355,25

Ascophyllum nodosum

3,63 [13]

Undaria pinnatifida

145-174

Laminaria digitata
α-tocopherol

34,38

Laminaria ochroleuca
Saccorhiza polychides

8,9  2,1 [22]

Himanthalia elongata


12,0-33,3

5,7  1,3

Bảng 2. Lợi ích sức khoẻ của các thành phần kháng oxy hố ở rong nâu

Chất kháng oxy hố

Lợi ích sức khoẻ

Loài rong nâu

Tài liệu tham khảo

-carotene, lutein

Chống gây đột biến
Ngăn ngừa ung thư vú

Porphyra tenera
Porphyra sp., Undaria
pinnatifida

[17]
[28], [18]

Fucoxanthin

Chống quá trình tạo mạch Undaria pinnatifida

máu trong điều trị ung thư

[25]

Tác dụng bảo vệ chống lại Padina tetrastromatica
thiếu hụt retinol

[23]

Kháng virus HIV

Fucus vesiculosus

[4]

Ngừa ung thư

Undaria pinnatifida

[2]

Fucoidan

Bảo vệ chống rối loạn Laminaria japonica
thoái hóa thần kinh
Galactan sulfate

Kháng virus

Các

hợp
chất Chống tăng sinh
phenolic chức năng
Phlorotannin

Chống viêm
Sát trùng

Fucus vesiculosus,
Agardhiella tenera

[29]

Palmaria palmata

[30]

Ecklonia cava
Ecklonia kurome

Ức chế H2O2 chấtEcklonia
trung cava
gian gây tổn thương DNA
838

[12]

[24]
[15]
[1]



Chất kháng oxy hố

Lợi ích sức khoẻ

Lồi rong nâu

Tài liệu tham khảo

Tăng huyết áp

Brown algae

[10]

Chống tia cực tím
Polyphenol

Eisenia
bicyclis, [11]
Ecklonia
stolonifera,
Ecklonia cava, Ecklonia
kurome,
Hizikia
fusiformis
Ascophyllum nodosum
[3]
Ascophyllum nodosum


Hóa trị mạch máu

Kháng khuẩn
Ức chế α-glucosidase

Thành phần hóa học của rong biển nâu cung cấp giá trị dinh dưỡng cao góp phần vào vai trị dinh dưỡng
của con người như protein có chứa đủ các acid amin thiết yếu, khống chất và vitamin. Lipid trong rong
nâu có hàm lượng thấp nhưng chứa hầu hết là các acid béo chưa bão hồ thuộc nhóm ω-3 và ω-6. Hàm
lượng chất xơ cao trong rong nâu, đặc biệt là chất xơ hịa tan tuy khơng thuộc thành phần dinh dưỡng
nhưng có tác dụng bảo vệ sức khỏe đường ruột con người. Bảng 3, 4, 5 giới thiệu về thành phần dinh
dưỡng của một số loài rong nâu.
Bảng 3. Thành phần dinh dưỡng của một số loài rong nâu (% khối lượng khơ) [19]
Lồi

Protein

Tro

Chất xơ

Carbohydrate

Lipid

Sargassum fusiforme

11,6

19,8


17-69

30,6

1,4

Saccharina japonica

7-8

27-33

10-41

51,9

1,0-1,9

Saccharina latissima

6-26

34,8

30

52-61

0,5-1,1


Undaria pinnatifida

12-23

26-40

16-51

45-51

1,1-4,5

Laminaria digitata

8-15

38

36-37

48

1,0

Fucus vesiculosus

3-14

14-30


45-59

46,8

1,9

Himanthalia elongata

5-15

27-36

33-37

44-61

0,5-1,1

Bảng 4. Thành phần khống của một số lồi rong nâu (mg/100g khối lượng khơ) [19]
Lồi

Na

K

P

Ca


Mg

Fe

Zn

Mn

Cu

I

Sargassum
fusiforme

-

-

-

1860

687

88,6

1,35

-


-

43,6

Saccharina
japonica

25323260

43505951

150300

225910

550757

1,1943

0,891,63

0,130,65

0,250,40

130690

Saccharina
latissima


2620

4330

165

810

715

-

-

-

-

15,9

Undaria
pinnatifida

16007000

55006810

235450


6801380

405680

1,5430

0,944

0,332

0,185

22-30

Laminaria
digitata

3818

11,5-79

-

1005

659

3,29

1,77


<0,5

<0,5

-

Fucus vesiculosus

24505469

25004322

315

725938

670994

4-11

3,71

5,5

<0,5

14,5

Himanthalia

elongata

4100

8250

240

720

435

59

-

-

-

14,7

839


Bảng 5. Thành phần vitamin của một số loài rong nâu (mg/100g phần ăn được) [19]
Loài

A


B1

B2

B3

B5

B6

B8

B12

C

E

Acid folic

Saccharina
japonica

0,48-1

0,20

0,85

1,58


0,09

-

-

-

-

-

Saccharina
latissima

0,04

0,05

0,21

0,0003

0,35

1,6

Undaria
pinnatifida


0,040,22

0,170,30

0,231,40

2,56

-

0,18

-

0,0036

5,29

1,42,5

0,4-79

Laminaria
digitata

-

1,25


0,14

61,2

-

6,41

6,41

0,0005

35,5

3,43

-

Fucus
vesiculosus

0,30-7

0,02

0,035

-

-


-

-

-

14,124

-

-

Himanthalia
elongata

0,07-9

0,02

0,02

-

-

-

-


-

28,6

-

0,176-0,258

Từ các thành phần nổi bật của rong biển, hàm lượng của các khoáng chất có giá trị cao hơn khoảng mười
lần so với các loại rau truyền thống như sắt trong Himanthalia elongata (Sea spaghetti) so với Lens
esculenta (đậu lăng) hoặc canxi có trong Undaria pinnatifida (Wakame) và Chondrus crispus (Irish Moss)
so với sữa; protein trong rong nâu thuộc loại protein hoàn hảo cho con người vì chứa tất cả các acid amin
thiết yếu, có chất lượng tương đương với trứng; vitamin ở rong nâu có hàm lượng cao, đặc biệt là vitamin
B12 (Porphyra spp.), đây là loại vitamin khơng có ở thực vật bậc cao; hai loài Palmaria palmata và
Himanthalia elongata rất giàu kali và cùng với rong thuộc chi Porphyra và Laminaria, có tỷ lệ natri/kali
được coi là tối ưu cho sức khỏe con người [14]. Điều này cho thấy những ưu điểm về mặt dinh dưỡng của
rong biển sử dụng làm thực phẩm cho con người và tiềm năng của chúng trong ngành cơng nghiệp dược
phẩm.

4. KẾT LUẬN
Ngồi tầm quan trọng sinh thái, rong biển còn thể hiện các đặc tính dinh dưỡng cao và đặc biệt là các
thành phần kháng oxy hoá như fucoxanthin, fucosterol, phlorotannin. Tiềm năng thương mại hóa các hợp
chất chống oxy hóa từ rong biển như các chất bổ sung thực phẩm hoặc dược phẩm đang được nghiên cứu
triển khai nhằm mang lại lợi ích sức khỏe dinh dưỡng cho con người. Tính linh hoạt của rong biển như
thực phẩm cho phép tiêu thụ ở dạng tươi, khơ, ngâm hoặc nấu chín và là một thành phần trong hàng loạt
các sản phẩm khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]


Gin-Nae Ahn, Kim Kil-Nam, Cha Seon-Heui, Song Choon-Bok, Lee Jehee, Heo Moon-Soo, Yeo
In-Kyu, Lee Nam-Ho, Jee Young-Heun, Kim Jin-Soo, Heu Min-Soo, and Jeon You-Jin (2007)
Antioxidant activities of phlorotannins purified from Ecklonia cava on free radical scavenging using
ESR and H2O2-mediated DNA damage. 226:71-79.

[2]

Y. Aisa, Miyakawa Y., Nakazato T., Shibata H., Saito K., Ikeda Y., and Kizaki M. (2005) Fucoidan
induces apoptosis of human HS-sultan cells accompanied by activation of caspase-3 and downregulation of ERK pathways. American Journal of Hematology, 78:7-14.

[3]

E. Apostolidis and Lee C. M. (2010) In vitro potential of Ascophyllum nodosum phenolic
antioxidant-mediated alpha-glucosidase and alpha-amylase inhibition. Journal of Food Science,
75:97-102.

840


[4]

A. Beress, Wassermann O., Tahhan S., Bruhn T., Beress L., Kraiselburd E. N., Gonzalez L. V., De
Motta G. E., and Chavez P. I. (1993) A new procedure for the isolation of anti-HIV compounds
(polysaccharides and polyphenols) from the marine alga Fucus vesiculosus. Journal of Natural
Products, 56:478-488.

[5]

A. Bocanegra, Bastida S., Benedi J., Rodenas S., and Sanchez-Muniz F. J. (2009) Characteristics
and nutritional and cardiovascular-health properties of seaweeds. Journal of Medicinal Food,

12:236-258.

[6]

Alejandro Buschmann, Camus Carolina, Infante Rosselot Javier, Neori Amir, Israel Álvaro,
Hernández-González María, Pereda Sandra, Gomez Pinchetti Juan Luis, Golberg Alexander,
Tadmor Shalev Niva, and Critchley Alan (2017) Seaweed production: overview of the global state
of exploitation, farming and emerging research activity. 391-406.

[7]

Rishi Man Chugh, Chaturvedi Madhusudan, Kumar Rahul, and Singh Manoj (2011) Seaweeds: A
Diet with Nutritional, Medicinal and Industrial Value.

[8]

Israel Goldberg (1994) Functional Foods: Designer Foods, Pharmafoods, Nutraceuticals.

[9]

Phạm Văn Huyên, Titlyanov E. A., and V. Titlyanova T. (2012) Nguồn lợi, sử dụng và nuôi trồng
rong ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ biển, 1: 87-98.

[10] H. Hwang, Chen T., Nines R. G., Shin H. C., and Stoner G. D. (2006) Photochemoprevention of
UVB-induced skin carcinogenesis in SKH-1 mice by brown algae polyphenols. International
Journal of Cancer, 119:2742-2749.
[11] K. Kang, Park Y., Hwang H. J., Kim S. H., Lee J. G., and Shin H. C. (2003) Antioxidative
properties of brown algae polyphenolics and their perspectives as chemopreventive agents against
vascular risk factors. Archives of Pharmacal Research, 26:286-293.
[12] D. Luo, Zhang Q., Wang H., Cui Y., Sun Z., Yang J., Zheng Y., Jia J., Yu F., Wang X., and Wang

X. (2009) Fucoidan protects against dopaminergic neuron death in vivo and in vitro. European
Journal of Pharmacology, 617:33-40.
[13] P. Macartain, Gill C. I., Brooks M., Campbell R., and Rowland I. R. (2007) Nutritional value of
edible seaweeds. Nutrition Reviews, 65:535-543.
[14] Dennis Mchugh (2006) World seaweed resources. An authoritative reference system.
[15] K. Nagayama, Iwamura Y., Shibata T., Hirayama I., and Nakamura T. (2002) Bactericidal activity
of phlorotannins from the brown alga Ecklonia kurome. Journal of Antimicrobial Chemotherapy,
50:889-893.
[16] F.A.O.U. Nations (2019) The global status of seaweed production, trade and utilization: FAO
Globefish research programme Vol. 124. Food and Agriculture Organization.
[17] Y. Okai, Higashi-Okai K., Yano Y., and Otani S. (1996) Identification of antimutagenic substances
in an extract of edible red alga, Porphyra tenera (Asakusa-nori). Cancer Letters, 100:235-240.
[18] D. Pádua, Rocha E., Gargiulo D., and Ramos A. A. (2015) Bioactive compounds from brown
seaweeds: Phloroglucinol, fucoxanthin and fucoidan as promising therapeutic agents against breast
cancer. Phytochemistry Letters, 14:91-98.
[19] Leonel Pereira (2011) A review of the nutrient composition of selected edible seaweeds. 15-47.

841


[20] Leonel Pereira, Critchley Alan, Amado Ana Margarida, and Ribeiro Claro Paulo (2009) A
comparative analysis of phycocolloids produced by underutilized versus industrially utilized
carrageenophytes (Gigartinales, Rhodophyta). 599-605.
[21] M. Plaza, Santoyo S., Jaime L., Garcia-Blairsy Reina G., Herrero M., Senorans F. J., and Ibanez E.
(2010) Screening for bioactive compounds from algae. Journal of Pharmaceutical and Biomedical
Analysis, 51:450-455.
[22] D. I. Sanchez-Machado, Lopez-Hernandez J., and Paseiro-Losada P. (2002) High-performance
liquid chromatographic determination of alpha-tocopherol in macroalgae. Journal of
Chromatography A 976:277-284.
[23] R. K. Sangeetha, Bhaskar N., and Baskaran V. (2009) Comparative effects of beta-carotene and

fucoxanthin on retinol deficiency induced oxidative stress in rats. Molecular and Cellular
Biochemistry, 331:59-67.
[24] H. C. Shin, Hwang H. J., Kang K. J., and Lee B. H. (2006) An antioxidative and antiinflammatory
agent for potential treatment of osteoarthritis from Ecklonia cava. Archives of Pharmacal Research,
29:165-171.
[25] T. Sugawara, Matsubara K., Akagi R., Mori M., and Hirata T. (2006) Antiangiogenic activity of
brown algae fucoxanthin and its deacetylated product, fucoxanthinol. Journal of Agricultural and
Food Chemistry, 54:9805-9810.
[26] Trần Đình Toại and Minh Châu Văn (2004) Tiềm năng rong biển Việt Nam. NXB Khoa học va Kỹ
thuật Hà Nội.
[27] W. Lindsey White and Ohno M. (1999) World seaweed utilisation: An end-of-century summary.
369-376.
[28] Y. J. Yang, Nam S. J., Kong G., and Kim M. K. (2010) A case-control study on seaweed
consumption and the risk of breast cancer. British Journal of Nutrition, 103:1345-1353.
[29] J. Yasuhara-Bell and Lu Y. (2010) Marine compounds and their antiviral activities. Antiviral
Research, 86:231-240.
[30] Yvonne V. Yuan, Bone Dawn E., and Carrington Meshell F. (2005) Antioxidant activity of dulse
(Palmaria palmata) extract evaluated in vitro. Food Chemistry, 91:485-494.

842


A REVIEW OF BIOLOGICAL VALUE OF THE BROWN SEAWEED
Tran Thi Ngoc Mai *
*Institute of Applied Sciences, Ho Chi Minh City University of Technology

ABSTRACT
Brown seaweeds are an excellent source of antioxidant compounds such as fucoxanthin, fucosterol,
phlorotannin, vitamins... with biological activity such as prevention of cardio-vascular diseases, diabetes,
cancer, antioxidant, anti-inflammatory, antiviral and resistance bacteria. In addition, brown seaweeds are

also a source of high nutritional food providing fiber, protein, minerals, vitamins and two major classes
(omega-3 and omega-6) of polyunsaturated fatty acids (PUFAs)... so it can be consumed regularly as part
of a balanced diet.
Keywords: Brown algae, antioxidant, biological activity.

843



×