Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tài liệu Đặng Lê Nguyên Vũ"Người bệnh tưởng" ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.51 KB, 6 trang )

Đặng Lê Nguyên Vũ - “Người bệnh tưởng”
Người bệnh tưởng
Anh dấn chân vào mép nước. Mát mà lại rờn rợn. Một
chớp mắt anh bỗng nghĩ về sự sống và sự chết. Chỉ
chút nữa thôi, làn nước xanh veo của bãi biển này sẽ
nhận chìm nhanh chóng cái thân thể chán chường của
một gã sinh viên năm thứ ba như anh … Nhưng không
đủ can đảm, anh quay lại đối mặt với ” căn bệnh ” của
mình.
Từ bệnh hoang tưởng
Những năm 1994, 1995 bạn bè trong trường ĐH Y
dược Tây Nguyên đã mặc định anh là một người
không tưởng. Mặc anh cứ nói về dự án xây dựng một
hãng như thế này, thương hiệu đi khắp thế giới thế kia,
các bạn anh không thôi nghi hoặc, chọc ghẹo: Một
thằng đi trọ học, đang lo đi làm thêm kiếm tiền ăn
hàng bữa mà bày đặt mơ ước làm ăn lớn, trong khi tài
sản duy nhất là cái xe đạp ( Món đồ chắt chiu của bố
mẹ - những công nhân một xí nghiệp gạch - tặng cho
cậu con trai cả tuổi thơ đã ngày cuốc bbộ 5 km đến
trường ). Họ gọi anh là người hoang tưởng.
Bố ốm nặng, nhà chỉ có mẹ và hai người chị an phận,
gã con trai duy nhất trong nhà là anh chạy ngang dọc
khắp đại gia đình nghèo của mình ở Đắc Lắc này mà
không vay đâu nổi 2 triệu đồng chữa trị cho bố. Một
lần nữa anh cay đắng nhận ra cái giá khi người ta ”
Lực bất tòng tâm “.
Ở ĐH, chỉ nói chuyện được với mấy người, nhiều lúc
cô đơn và stress vì những ý tưởng vượt khả năng hiện
tại của mình lúc nào cũng như muốn bung ra khỏi đầu
óc, anh lao ra cánh đồng đứng la hét như một thằng


khùng . Cảm thấy mình cách biệt với thế giới bên
ngoài. Anh mặc cảm. Những cuộc vui chơi của bạn
bè, trường lớp không phải dành cho anh. Anh vẫn
chưa quên cảm giác thẫn thờ khi bước lên xe đò đi
Nha Trang để bây giờ vẫn xấu hổ khi nghĩ vè chuyến
đi ấy … Song biển rộng lớn đã giúp anh nghĩ tới trách
nhiệm phải làm gì đó để thay đổi cuộc sống cực khổ
của gia đình mình, của những người quanh họ hàng ,
buôn bản. Nhưng làm gì khi không có tiền ? Phải làm
ngay, trước khi những ý tưởng trong đầu bung ra biến
anh thành người điên vì bất đắc chí.
Đến bệnh … ý tưởng
Sau mộtt hời gian làm đủ nghề để kiếm tiền học :
Tưới cà phê, giữ rẫy, chở lương thực, bán xăn, anh
nhận thấy muốn thành công phải tập trung vào mục
tiêu chính của mình và chuyển hướng chiến lược. ”
Ngắm” sẵn một nhà sản xuất cà phê ở Buôn Mê Thuột
mà mình tâm đắc với loại cà phê ở đó, anh xin vào
giúp việc. Đổ mồ hôi khá nhiều mới học được bí
quyết rang xay, pha chế cà phê …Năm thứ năm ĐH
( 1996 ), anh liều cùng bạn đi vay tiền để mở doanh
nghiệp, tự sản xuất những túi cà phê đầu tiên và tự đạp
xe đi bán. Cạy cục vay tiền, mượn hộ khẩu mãi sau đó
mới mua được ” con xe ” magic trả góp dùng trở cà
phê đi bán ( bây giờ vẫn dựng ở nhà như một kỉ niệm
về thủơ lập nghiệp). Đọc truyện kiếm hiệp nhiều thấy
nói ” Ai chiếm được Trung nguyên sẽ làm chủ thiên
hạ ” nên chọn tên Trung Nguyên làm thương hiệu cho
hên, lại đi tiên phong trong việc in bao bì riêng cho
sản phẩm. Chỉ đủ tiền thuê một căn nhà mặt đường

vỏn vẹn 2,8 m2 vừa làm văn phòng vừa làm kho,
nhưng tư tưởng làm ăn lớn làm lúc đầu đi qua ai cũng
cười.
Việc đang suôn sẻ, anh lại đứng trước một lựa chọn
mới. Tốt nghiệp mấy người bạn trở về với nghề, mình
nên thế nào đây ? Cả nhà náo loạn vì anh quyết định
bỏ nghề.Mẹ khóc như mưa. Nhưng phải sống thật với
mình, nếu không sẽ trở nên vô dụng thôi. Gác lại tấm
bằng bác sĩ đa khoa tốt nghiệp 1997 anh thành thương
nhân.
Vậy là năm 1996 khởi sự. 1998 di chuyển xuống
thành phố HCM. Năm 2000 – 2001 bùng phát. Đến
nay sau hơn tám năm, Trung Nguyên đã có một hệ
thống hơn 400 đại lý dọc Bắc - Nam và đã tạo việc
làm cho khoảng 150 000 người. Sau độc chiêu kinh
doanh đầy sáng tạo ” chuyển nhượng thương hiệu “,
Trung Nguyên đã có mặt tại Singapore, Nhật Bản,
đang chuẩn bị ” áp đặt ” vào Trung Quốc khi thị
trường này chưa chọn cho mình được một “gu” cà phê
ưng ý và đang thách thức cạnh tranh tại Đức, Úc,
Canada … với các tên tuổi cà phê thế giới như
Nescafe, Starburt. Là doanh nghiệp đầu tiên xuất khẩu
được cà phê chế biến vào thị trường Mỹ, trung
Nguyên cũng đang là chủ sở hữu của nhà máy chế
biến cà phê lớn nhất Việt Nam diện tích 30 000 ha đặt
tại Đắc Lắc.
Nhưng anh vẫn bị bệnh. ” Căn bệnh ” này ngày nào
nay lại chuyển hoá thành dạng mới : Không những có
nhu cầu không thể chịu nổi là phải chia sẻ những ý
tưởng mới lúc nào cũng ngập tràn trong đầu với ai đó,

anh còn bị ám ảnh bởi bởi việc gây dựng lòng tin bắt
đầu từ sự ý thức về ” nhãn hiệu “, rồi sau đó là ”
thương hiệu ” và xét cho cùng chính là ” Quốc hiệu “.
Anh cố gắng là một người thủ tín và làm việc không
mệt mỏi. Thậm chí bạn bè gọi điện đi chơi gôn cuối
tuần, vợ gọi điện báo tin hôm nay sinh nhật một trong
2 cậu con trai, thì được biết anh đang lặn lội tận đồng
bằng sông Cửu Long, hay mọt nới nào đó trên Tây
Bắc vì một ý tưởng công việc lôi kéo.
Cũng bởi ” triết lý con rệp”
Tôi trải qua nhiều điều, nên khi đọc quyển sách không
bao giờ thất bại của chủ tịch tập đoàn Hyundai thì
đồng cảm ghê lắm, nhất là ” triết lý con rệp “. Người
Hàn Quốc đang trong giai đoạn khó khăn, cực khổ,
đêm ngủ bị rệp leo lên bàn cắn, bèn lấy 4 bát nước kê
4 chân bàn vào, nhưng chỉ được một đêm. Đêm sau,
mấy con rệp đã tìm cách cắn người. Tôi gút được một
điều : Con người mà chưa làm hết sức đã đầu hàng rồi
thì chẳng được việc gì. Chẳng có việc gì trên đời này
dễ dàng cả, như tôi vẫn nói đùa : Muốn trúng số thì
phải mua vé số chứ, phải trả giá chứ. Bạn hãy nhìn
vào Trung Nguyên ấy, Trung Nguyên chưa hoàn chỉnh
đâu, tôi chia làm 5 bước mà bây giờ mới đi được có 2.
Đã bao giờ Trung Nguyên gặp thất bại chưa ? Nhiều
lắm. Tôi là một ví dụ đây này, mới 33 tuổi thôi, không
rượu bia thuốc lá mà đầu thì vẫn hói dần đây ( Nói đến
đây, anh lấy tay xoa lên cái đầu còn lơ thơ vài sợi tóc
khá … model và cười rất tươi ).
Rồi mắt anh sáng lên, giọng nói hùng hồn khi “bật mí
” về một kế hoạch sắp tiến hành sẽ làm nên một cuộc

” cách mạng ” trong phương thức phân phối lưu thông
hàng hoá của Việt Nam. Anh say sưa và nhiệt tình khi
nói về ý tưởng phối hợp với cùng bạn bè gây dựng
một phong trào tựa như “Đông du ” mới nhằm củng
cố ý chí và tinh thần dân tộc cho thanh niên Việt Nam
đi các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc học tập để về
xây dựng đất nước. Nhưng hỏi anh xem cảm giác thế
nào khi người ta xướng cái tên Đặng Lê Nguyên Vũ
của anh lên để nhận danh hiệu ” Doanh nghiệp trẻ

×