Lời khuyên cho doanh nghiệp trẻ
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi mới khởi sự hoạt động kinh doanh đều
rất hay mắc phải sai lầm. Có những sai lầm là nhỏ có thể vượt qua nhưng cũng có
những sai lầm khá nghiêm trọng khiến doanh nghiệp thất bại ngay khi mới hoạt
động.
Để có một sự nghiệp kinh doanh phát triển bền vững thì bước khởi đầu thành
công là rất quan trọng. Những doanh nghiệp trẻ nên học hỏi kinh nghiệm từ những gì
mà “các bậc tiền bối” đã trải qua. Sau đây là 10 lời khuyên dành cho những doanh
nghiệp bắt đầu khởi sự kinh doanh
1. Khởi sự dần dần
Thôi làm một công việc đang tiến triển tốt để khởi sự một doanh nghiệp luôn
làm cho mọi người lo sợ. Vì thế nên có sự chuyển tiếp dần bằng việc khởi đầu một
doanh nghiệp như là một công việc ngoài giờ. Nhiều người đã bắt đầu công việc kinh
doanh ngoài giờ hai năm trời trong khi vẫn tiếp tục công việc chính.
Sự chuyển tiếp dần cũng cho người khởi sự có đủ thời gian để suy tính, hoạch
định và cọ sát với những vấn đề tiềm ẩn. Điều đó sẽ giúp giảm đi mối lo âu.
2. Yêu cầu sự trợ giúp
Lo sợ viển vông đã cản ngăn nhiều người trở thành doanh nhân. Không ai có
thể giải đáp được hết mối nghi ngờ của bạn khi khởi sự một doanh nghiệp. Những
chuyên gia hay những người cùng hoàn cảnh có thể làm giảm đi nỗi lo sợ cho bạn.
3. Lập kế hoạch
Chuẩn bị tốt sẽ chế ngự được cảm giác sợ hãi. Một kế hoạch kinh doanh xuất
phát từ ý tưởng tốt có thể làm dịu đi nỗi lo khi khởi nghiệp.
4. Hãy sẵn sàng với điều bất trắc
Trừ khi may mắn có được nguồn vốn dồi dào, khởi sự một doanh nghiệp có
nghĩa là thực hiện một cuộc phiêu lu tài chính vì không thể kiểm soát được tất cả
những biến động ảnh hưởng đến việc đầu tư của bạn . Một cửa hàng lớn hạ giá hàng,
một khách hàng thưa kiện... và những tác động khách quan khác có thể đe dọa bất kỳ
doanh nghiệp nào. Với những yếu tố không kiểm soát được thì có thể phải chấp nhận
rủi ro. Hãy bắt đầu với những ý tuởng "Nếu... thì sao ?". Chẳng hạn nếu việc xây dựng
bị đình lại đột ngột? Khách hàng có sự lo sợ nào đó liên quan đến sản phẩm của bạn...
Hãy phân loại các tác động khách quan ẩn chứa khả năng gây hại cho doanh
nghiệp, và lập kế hoạch để đối phó với những bất ngờ xảy ra. Hãy có những chiến lược
lâu dài đế yên tâm mà tiếp tục công việc của mình.
5. Tạo sự quả quyết và tự tin
Phải thắng được nỗi sợ hãi bằng vũ khí: đó là tự tin.
Thành công tạo niềm tin, vì thế nếu bạn thiếu tự tin, hãy đưa ra mục tiêu. Sau
đó nên công bố lễ kỷ niệm một khi bạn đạt được mục tiêu đó. Ví dụ như gửi những
thông cáo báo chí cho tờ báo địa phương khi lượng hàng hóa bán ra vượt dự định và
khi nó được đăng thì gửi nó cho khách hàng quan tâm.
6. Đặt nỗi lo sợ vào công việc
Nếu lo sợ hãy xác định chính xác là bạn lo sợ điều gì, sau đó xem xét cách đối
phó với nó.
Có thể có sự lựa chọn: không làm gì cả và nhìn thấy công ty bạn sụp đổ; hoặc là
hành động. Nỗi lo sợ sẽ thúc giục bạn phải lao vào cuộc. Hãy xem nỗi lo sợ như là một
công cụ thúc đẩy, nghĩa là phân tích nguyên nhân của nỗi lo sợ, liệt kê và phân loại nó
để có cách đối phó thích hợp.
7. Định hướng lại sự suy nghĩ
Nỗi lo lớn nhất khi khởi nghiệp là không đủ vốn để theo đuổi đến cùng hoặc
thậm chí không còn tiền bạc để trang trải cho cuộc sống.
Hãy nghĩ rằng nếu lúc nào đó chúng ta mất hết mọi thứ, thì đã sao ? Chúng ta sẽ
luôn có những cái khác. Chấp nhận một thực tế là kinh doanh có thể thất bại . Song,
bạn có cảm giác tự do, có quyền dồn hết sinh lực vào công cuộc làm ăn.
8. Lập mạng lưới hỗ trợ
Trao đổi với những doanh nhân đồng nghiệp, những người cùng một hướng đi
giúp bạn làm dịu bớt đi nỗi lo sợ. Tham dự những cuộc hội nghị, tham gia vào những
hiệp hội và trao đổi với những người từng khởi sự như bạn và đã phát triển, đã thành
công.
Nên tham khảo một ban tư vấn gồm ngân hàng, nhân viên kế toán, và một ai đó
trong lĩnh vực tiếp thị hoặc một hội đồng gồm nhũng chủ doanh nghiệp có nhiều kinh
nghiệm có thể giúp bạn định hướng đúng đắn. Gia đình và bạn bè cũng là nguồn hỗ trợ
động viên. Hãy tìm những người lạc quan.
9. Hãy tự chăm sóc mình
Tăng thời gian tập luyện thể dục để xua tan sự căng thẳng, tạo cảm giác được
thư giãn. Thưởng thức món ăn ưa thích, đọc chuyện hài, gọi cho một người bạn ở xa
để tán gẫu, chơi trò chơi điện tử... Mơ về một tương lai xán lạn của doanh nghiệp.
10. Cứ làm thử xem
Chúng ta không thể thoát khỏi sự sợ hãi, chúng ta chỉ có thể biến nó thành bạn
đồng hành trong mọi nỗ lực.
Sợ hãi là một trong những cảm giác cơ bản nhất của xúc cảm con người, song
nó không thể chỉ dẫn cho những doanh nhân mới chớm lập kế hoạch hay làm ngưng
trệ sự phát triển doanh nghiệp của họ. Nếu bạn nhận thấy nơm nớp lo âu về kinh doanh