Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Cuộc chiến của Singapore Airlines với các hãng hàng không giá rẻ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.78 KB, 4 trang )

Cuộc chiến của Singapore Airlines với các
hãng hàng không giá rẻ



Một cuộc chiến thương hiệu giữa các hãng hàng không Châu Á đã bắt đầu.

Liệu các hãng hàng không giá rẻ mới khai sinh có thể thắng nổi những đại gia
hàng không đã có thâm niên?

Liệu những thương hiệu được xây dựng trong suốt một thời gian dài có phải đã
mang nghĩa giá cả và dịch vụ tốt nhất chưa?

Từ nhiều năm nay, các hãng hàng không Singapore Airlines (SIA), Malaysia
Airlines (MAS), Thai Airways International (TAI) và Cathay Pacific (CP) là những
nhà vận tải hàng không chính tại khu vực Đông Nam Á và cuộc cạnh tranh giữa các
hãng này chỉ là chất lượng dịch vụ mà thôi.

Nhưng gần đây trên thị trường đã xuất hiện thêm các hãng hàng không giá rẻ
theo hình thức kinh doanh của Southwest Airlines/Ryanair.
Liệu hành khách sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ của các hãng hàng không lớn hay
họ sẽ chuyển sang các hãng hàng không giá vé rẻ để tiết kiệm tiền bạc?

Singapore Airlines (SIA) vẫn quyết tâm duy trì hình thái hàng không truyền
thống, giữ vững uy tín thương hiệu dựa trên chất lượng dịch vụ.

Ra đời năm 1972 trên một đất nước nhỏ bé, ngay từ đầu chiến lược của SIA đã
là đảm bảo chất lượng phục vụ đạt đẳng cấp quốc tế.

Văn hoá phục vụ khách hàng gắn chặt trong chiến lược kinh doanh của hãng.


Ngay từ khi tuyển nhân viên, hãng đã tổ chức 3 vòng phỏng vấn và một buổi
tiệc trà để các nhà quản lý có thể đánh giá được khả năng giao tiếp xã hội và sự tự tin
của người dự tuyển.

Sau đó là chương trình huấn luyện kéo dài bốn tháng kết hợp giữa học tập và
thực hành.

Thậm chí, học viên còn được dạy cách giặt đồng phục sao cho sạch. Mỗi năm,
SIA chi 50 triệu Đô la Australia cho chương trình huấn luyện nhân viên kéo dài hơn
17 ngày.

Thậm chí, cứ 6 tháng, hãng lại tiến hành kiểm tra răng miệng cho tất cả các tiếp
viên của mình.

Hãng xây dựng được một đội ngũ nhân viên thống nhất mặc dù họ đến từ hơn
25 nước khác nhau trên toàn thế giới.

SIA xuất bản rất nhiều bản tin nội bộ đăng tải những nhận xét tích cực và tiêu
cực từ hành khách.

Cứ sáu tháng, hãng lại tổ chức họp đánh giá tình hình kinh doanh, sức cạnh
tranh, lợi nhuận và mức độ phục vụ khách hàng.

SIA không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ của mình. Hành khách hạng
nhất và hạng thương gia có thể đặt ăn theo yêu cầu.

Đây cũng là hãng hàng không đầu tiên trang bị tai nghe nhạc, rượu vang Pháp
và đồ ăn tự chọn cho hành khách hạng kinh tế.

Điều quan trọng nhất là SIA rất chú ý tới tỷ lệ ý kiến khen/chê thu thập trên số

lượng 10.000 hành khách.

Một phương pháp đo lường khác là chỉ số hài lòng của khách hàng xây dựng
dựa trên 98 thông số phục vụ chính, đặc biệt chú trọng số liệu vận chuyển thực tế và
quốc tịch của hành khách.

Kết quả, SIA có số lượng hành khách đông hơn so với các hãng khác mặc dù
giá vé cao hơn bình thường và có mức lợi nhuận lớn.

Tuy nhiên, các hãng hàng không giá vé rẻ đang là đối thủ cạnh tranh đáng gờm
trong ngành hàng không Đông Nam Á.

SIA đã bắt đầu chương trình giảm giá sau khi hãng hàng không Thai Airline
giảm giá. Hãng hàng không Jetstar của Quantas cũng phải giảm giá theo.

Các hãng hàng không truyền thống đang thực hiện chiến lược nếu không đánh
bại được đối thủ thì phải tham gia chiến lược của họ.

Cuộc chiến khốc liệt giữa hai hình thái vận tải hàng không tại Đông Nam Á đã
bắt đầu.

Liệu SIA có tiếp tục duy trì được chất lượng phục vụ đáng khâm phục của mình
và thu được lợi nhuận hay không?

Hãng hàng không giá vé rẻ nào sẽ bị sụp đổ đầu tiên? Đây là cuộc đấu đáng để
tâm theo dõi.

Nhưng thị trường Châu Á lớn và doanh thu của cả các hãng hàng không lâu đời
và mới thành lập đều tăng nhanh chóng nên sẽ không có thay đổi lớn trên thị trường./.

×