Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Tài liệu Huy Động Nguồn Lực Tài Chính Cho Đầu Tư Phát Triển Thành Phố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 112 trang )

tai lieu, document1 of 66.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
---- K ---

TRẦN MINH TÂM

HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH
CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THÀNH
PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2009

luan van, khoa luan 1 of 66.


tai lieu, document2 of 66.

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả luận văn: Học viên Trần Minh Tâm, khóa 15 Cao học, khoa Tài
chính Doanh nghiệp, xin cam đoan luận văn “Huy động nguồn lực tài chính cho
đầu tư phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2020” là cơng trình nghiên cứu
của bản thân. Các số liệu phân tích, đánh giá thực trạng và giải pháp kiến nghị được
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
luận văn nào trước đây./.

Tác giả,


Trần Minh Tâm

luan van, khoa luan 2 of 66.


tai lieu, document3 of 66.

MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng số liệu
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ
Phần mở đầu: _______________________________________________

01

Chương 1: Nguồn lực tài chính – Vai trị của nguồn lực tài chính đối với
q trình phát triển kinh tế - xã hội ___________________

03

1.1- Khái luận chung về tài chính và nguồn lực tài chính_____________

03

1.2- Các nguồn lực tài chính tài trợ cho hoạt động đầu tư phát triển ____

04

1.2.1- Nguồn lực tài chính trong nước __________________________


04

1.2.1.1- Ngân sách Nhà nước _______________________________

04

1.2.1.2- Tín dụng Nhà nước ________________________________

05

1.2.1.3- Các quỹ hỗ trợ tài chính Nhà nước _____________________

05

1.2.1.4- Thị trường tài chính ________________________________

05

1.2.1.5- Các định chế tài chính trung gian ______________________

06

1.2.2- Nguồn lực tài chính nước ngồi __________________________

07

1.2.2.1- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) _____________________

07


1.2.2.2- Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ____________________

08

1.2.2.3- Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO)____________

08

1.2.2.4- Thị trường tài chính quốc tế __________________________

08

1.2.2.5- Vay nợ nước ngồi _________________________________

09

1.2.3- Mối quan hệ giữa các nguồn lực tài chính __________________

09

1.3- Bản chất và vai trị của nguồn lực tài chính đối với đầu tư phát triển

09

1.3.1- Bản chất của nguồn lực tài chính _________________________

10

1.3.2- Vai trị của nguồn lực tài chính đối với đầu tư phát triển _______


11

1.3.2.1- Đối với các đơn vị kinh tế ___________________________

12

1.3.2.2- Đối với nền kinh tế quốc dân _________________________

12

a- Tác động đến cân bằng kinh tế vĩ mô ______________________

12

b- Tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế _________

13

luan van, khoa luan 3 of 66.


tai lieu, document4 of 66.

c- Tác động đến phát triển CSHT và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ___

14

1.4- Những yếu tố ảnh hưởng đến các nguồn lực tài chính ____________


15

1.4.1- Yếu tố về lãi suất _____________________________________

15

1.4.2- Chính sách tỷ giá hối đối ______________________________

16

1.4.3- Chính sách thuế của Nhà nước ___________________________

16

1.4.4- Sự phát triển của thị trường tài chính ______________________

17

1.4.5- Sự phát triển của các định chế tài chính ____________________

18

1.4.6- Các yếu tố về môi trường đầu tư _________________________

18

1.5- Kinh nghiệm huy động nguồn lực tài chính của một số quốc gia
Châu Á và một số địa phương của Việt Nam __________________

19


1.5.1- Kinh nghiệm của Nhật Bản _____________________________

20

1.5.2- Kinh Nghiệm của Trung Quốc ___________________________

21

1.5.3- Kinh nghiệm của Singapore, Đài Loan, Hồng Kông và Hàn Quốc

23

1.5.4- Kinh nghiệm của các nước ASIAN-4: Thái Lan, Indonesia,
Malaysia, Philippines _________________________________

23

1.5.5- Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước thành công về huy
động các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển KT-XH ____

24

1.6- Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Cần Thơ ______________

25

1.6.1- Đối với nguồn vốn trong nước ___________________________

25


1.6.2- Đối với nguồn vốn nước ngoài ___________________________

26

Kết luận chương 1

_________________________________________

26

Chương 2: Thực trạng huy động nguồn lực tài chính tài trợ đầu tư phát
triển KT-XH thành phố Cần Thơ từ năm 2001 đến năm 2008

27

2.1- Tổng quan về tình hình KT-XH trên địa bàn thành phố Cần Thơ từ
năm 2001 đến năm 2008 __________________________________

27

2.1.1- Đặc điểm chung ______________________________________

27

2.1.2- Thành quả phát triển KT-XH Cần Thơ từ năm 2001 đến năm 2008

29

2.2- Thực trạng về huy động nguồn lực tài chính tài trợ cho đầu tư phát triển

KT-XH trên địa bàn thành phố Cần Thơ từ năm 2001 đến năm 2008

luan van, khoa luan 4 of 66.

40


tai lieu, document5 of 66.

2.2.1- Những thành tựu đạt được ______________________________

40

2.2.1.1- Vốn ngân sách nhà nước ____________________________

43

a- Thu NSNN trên địa bàn ________________________________

43

b- Chi ngân sách địa phương ______________________________

45

c- Chi đầu tư từ NSTW ___________________________________

46

2.2.1.2- Huy động vốn từ các doanh nghiệp và tầng lớp dân cư _____


46

a- Huy động vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nhà nước __________

48

b- Huy động vốn từ các doanh nghiệp ngoài nhà nước và các hộ
kinh tế gia đình, tầng lớp dân cư _________________________

48

2.2.1.3- Huy động vốn thơng qua thị trường tài chính trong nước và các
định chế tài chính trung gian _________________________
a- Tín dụng nhà nước

51

___________________________________

51

b- Tín dụng ngân hàng ___________________________________

51

c- Huy động từ thị trường tài chính trong nước ________________

53


2.2.1.4- Huy động nguồn vốn nước ngoài ______________________

53

a- Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI __________________________

54

b- Nguồn vốn vay và viện trợ nước ngoài ____________________

55

2.3- Đánh giá – Nguyên nhân và hạn chế về tình hình phát triển KT-XH và
huy động các nguồn lực tài chính trong thời gian qua của Cần Thơ _

56

2.3.1- Về tình hình phát triển KT-XH của địa phương _____________

56

2.3.1.1- Đánh giá chung ___________________________________

56

2.3.1.2- Những hạn chế ___________________________________

57

2.3.1.3- Nguyên nhân của những hạn chế _____________________


58

2.3.2- Đánh giá – Nguyên nhân và hạn chế của các dòng vốn đầu tư trong
thời gian qua của thành phố Cần Thơ _____________________

59

2.3.2.1- Đánh giá chung ___________________________________

59

2.3.2.2- Những mặt hạn chế ________________________________

60

a- Đối với huy động từ NSNN ______________________________

60

b- Nguồn vốn tín dụng và thị trường tài chính _________________

61

c- Nguồn vốn huy động từ trong dân _________________________

62

luan van, khoa luan 5 of 66.



tai lieu, document6 of 66.

d- Huy động từ các doanh nghiệp trong nước __________________

62

e- Vốn huy động từ nước ngoài _____________________________

62

2.3.2.3- Nguyên nhân của những mặt hạn chế __________________

63

Kết luận chương 2

_________________________________________

64

Chương 3: Huy động nguồn lực tài chính tài trợ cho hoạt động đầu tư phát
triển KT-XH thành phố Cần Thơ từ năm 2008 đến năm 2020

65

3.1- Tác động từ bối cảnh phát triển kinh tế của đất nước, vùng ĐBSCL đến
mục tiêu phát triển KT-XH của Cần Thơ từ năm 2008 đến năm 2020

65


3.2- Quan điểm, mục tiêu và chính sách định hướng phát triển KT-XH của
thành phố Cần Thơ từ năm 2008 đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 _

66

3.2.1- Quan điểm – Mục tiêu định hướng ________________________

66

3.2.2- Nhiệm vụ trọng tâm ___________________________________

66

3.2.3- Một số chỉ tiêu phát triển chủ yếu ________________________

67

3.2.4- Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư phát triển KT-XH _____________

68

3.3- Giải pháp huy động nguồn lực tài chính tài trợ đầu tư phát triển KT-XH
của thành phố Cần Thơ từ năm 2008 đến năm 2020 ____________

70

3.3.1- Các giải pháp huy động nguồn lực tài chính trong nước _______

70


3.3.1.1- Nguồn vốn từ NSNN________________________________

71

a- Huy động từ thu NSNN trên địa bàn ______________________

71

b- Đối với chi NSĐP ____________________________________

74

c- Riêng đối với huy động nguồn vốn đầu tư từ Trung ương ______

74

3.3.1.2- Giải pháp huy động từ khu vực dân cư và các doanh nghiệp _

75

3.3.1.3- Giải pháp khai thơng các dịng vốn thơng qua thị trường tài chính 78
3.3.2- Giải pháp huy động nguồn lực tài chính nước ngồi __________

80

3.3.2.1- Nguồn vốn đầu tư FDI ______________________________

80


3.3.2.2- Nguồn vốn viện trợ pháp triển Chính phủ (ODA)__________

81

3.3.2.3- Thu hút nguồn vốn thơng qua thị trường tài chính quốc tế ___

81

3.3.3- Những nhóm giải pháp hỗ trợ ____________________________

81

3.3.3.1- Giải pháp kiến nghị với Trung ương ____________________

81

luan van, khoa luan 6 of 66.


tai lieu, document7 of 66.

3.3.3.2- Giải pháp kiến nghị với thành phố Cần Thơ _____________

82

3.3.3.3- Các giải pháp khác _________________________________

83

Kết luận chương 3


_________________________________________

84

Phần Kết luận

_________________________________________

85

Phụ lục:

________________________________________________________

Phụ lục 1: Hệ số ICOR của Cần Thơ và Việt Nam qua các năm
Phụ lục 2: Bảng thống kê một số chỉ tiêu KT-XH năm 2007
Phụ lục 2a: So sánh một số chỉ tiêu chủ yếu giữa TPCT với các thành phố trực
thuộc Trung ương năm 2008
Phụ lục 3: Giá trị tổng thu NSNN trên địa bàn TPCT qua các năm
Phụ lục 3a: Cơ cấu tổng thu NSNN trên địa bàn TPCT qua các năm
Phụ lục 4: Giá trị tổng chi NSNN trên địa bàn TPCT qua các năm
Phụ lục 4a: Cơ cấu các khoản chi NSNN trên địa bàn TPCT qua các năm
Phụ lục 5: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của TPCT, cả nước qua các năm
Phụ lục 6: Bảng thống kê chỉ tiêu chủ yếu về doanh nghiệp năm 2006
Phụ lục 7: Số dự án đầu tư nước ngồi cịn hiệu lực từ năm 1988 – 2007
Phụ lục 7a: Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 1988-2007 phân theo đối tác đầu tư
chủ yếu trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Phụ lục 8: Một số chỉ tiêu phát triển KT-XH thành phố Cần Thơ đến năm 2010
và tầm nhìn 2020

Phụ lục 9: Nhu cầu vốn đầu tư các chương trình và đề án phát triển KT-XH
thành phố Cần Thơ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tài liệu tham khảo:

luan van, khoa luan 7 of 66.

_______________________________________________


tai lieu, document8 of 66.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - Associate of Southern
Eastern Asia Nations

CNH-HĐH Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CSHT

Cơ sở hạ tầng

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước


ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài – Foreign direct investment

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội – Gross domestic product

ICOR

Hệ số gia tăng của vốn đầu tư toàn xã hội so với tăng trưởng kinh
tế - Incremental capital output ratio

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

MNC

Cơng ty đa quốc gia, cơng ty tồn cầu - Multinational corporration

NGO

Tổ chức phi Chính phủ - Non-governmental organization


NHTM

Ngân hàng thương mại

NSĐP

Ngân sách địa phương

NSNN

Ngân sách nhà nước

NSTW

Ngân sách trung ương

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức – Official development assistance

PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh- Provincial competitiveness index

TCTD

Tổ chức tín dụng

TDNN


Tín dụng nhà nước

TPCT

Thành phố Cần Thơ

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VĐT

Vốn đầu tư

WB

Ngân hàng thế giới – World bank

WTO

Tổ chức thương mại thế giới – World trade organization

luan van, khoa luan 8 of 66.


tai lieu, document9 of 66.

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Trang

Bảng 1.1- Hệ số ICOR của các nước ___________________________

14

Bảng 1.2- Tổng tiết kiệm và đầu tư của một số nước _______________

20

Bảng 2.1- Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Cần Thơ năm 2007___

28

Bảng 2.2- Vị trí của Cần Thơ qua so sánh các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu
năm 2007 với các thành phố lớn, ĐBSCL và cả nước ______

31

Bảng 2.3- Tổng sản phẩm trên GDP theo giá cố định 1994 __________

32

Bảng 2.4- Tổng sản phẩm GDP theo giá hiện hành ________________

33

Bảng 2.5- Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế giá hiện hành ________

35

Bảng 2.6- Dân số và lao động thành phố Cần Thơ qua các năm_______


37

Bảng 2.7- Giá trị sản xuất của thành phố Cần Thơ theo giá cố định 1994

38

Bảng 2.8- Vốn đầu tư toàn xã hội của thành phố Cần Thơ qua các năm

41

Bảng 2.9- Huy động vốn đầu tư phân theo nguồn vốn 2001-2008 _____

42

Bảng 2.10- Số liệu thu ngân sách của thành phố Cần Thơ qua các năm _

43

Bảng 2.11- Số liệu chi NSĐP của thành phố Cần Thơ qua các năm____

45

Bảng 2.12- Số liệu về doanh nghiệp của Cần Thơ đến ngày 31/12 các năm

47

Bảng 2.13- DNNN trên địa bàn Cần Thơ tính đến ngày 31/12 các năm _

48


Bảng 2.14- DN ngoài Nhà nước trên địa bàn tính đến ngày 31/12 các năm

49

Bảng 2.15- Tiết kiệm và đầu tư trong dân của thành phố Cần Thơ ____

50

Bảng 2.16- Cơ cấu nguồn vốn huy động theo các tiêu thức (%) _______

52

Bảng 2.17- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến 31/12 các năm

54

Bảng 2.18- Tình hình giải ngân thực tế ODA qua các năm __________

55

Bảng 3.1- Dự kiến tăng trưởng GDP bình quân qua các thời kỳ của TPCT

67

Bảng 3.2- Dự báo cơ cấu tổng vốn đầu tư đến năm 2020 ____________

70

luan van, khoa luan 9 of 66.



tai lieu, document10 of 66.

DANH MỤC HÌNH VẼ

Trang
Hình 1.1- Quy trình tài trợ vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế ____

06

Hình 1.2- Tác động của vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế _________

13

Hình 1.3- Hàm cầu đầu tư ___________________________________

16

Hình 2.1- Biểu đồ tăng trưởng GDP qua các năm của thành phố Cần Thơ

33

Hình 2.2- Biểu đồ GDP năm 2007 của các thành phố lớn ___________

34

Hình 2.3- Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm theo giá
hiện hành_________________________________________


34

Hình 2.4- Biểu đồ cơ cấu kinh tế năm 2007 ______________________

35

Hình 2.5- Biểu đồ thu nhập bình quân đầu người __________________

36

Hình 2.6- Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất của Cần Thơ, giá cố định 1994

38

Hình 2.7- Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu của Cần Thơ qua các năm ____

39

Hình 2.8- Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP và vốn đầu tư các năm của
thành phố Cần Thơ ________________________________

42

Hình 2.9- Biểu đồ thu – chi ngân sách của thành phố Cần Thơ qua các năm 45
Hình 2.10- Biểu đồ hoạt động tín dụng của các TCTD qua các năm ___

53

Hình 3.1- Đồ thị tương quang GDP và vốn đầu tư của Cần Thơ ______


69

luan van, khoa luan 10 of 66.


tai lieu, document11 of 66.

PHẦN MỞ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của đề tài:
“Xây dựng và phát triển nhanh, toàn diện thành phố Cần Thơ có ý nghĩa
quan trọng đối với sự phát triển của các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long
và cả nước” là định hướng chiến lược được nêu trong Nghị quyết của Bộ Chính trị
số 45-NQ/TW, ngày 17/02/2005 về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong
thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 45).
Mục tiêu trọng tâm được xác định đến năm 2020 là: “…phấn đấu xây dựng
và phát triển thành phố Cần Thơ trở thành thành phố đồng bằng cấp quốc gia văn
minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ
lưu sông Mê Kông; là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại – dịch vụ, du
lịch, trung tâm giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ, trung tâm y tế và văn
hóa, là đầu mối quan trọng về giao thơng vận tải nội vùng và liên vận quốc tế …”
Trước sứ mệnh là “một cực phát triển, đóng vai trị động lực thúc đẩy mạnh
mẽ sự phát triển của toàn vùng” và trước thực trạng nền KT-XH Cần Thơ hiện nay
và tầm nhìn đến năm 2020; việc xác định các giải pháp nhằm “huy động nguồn lực
tài chính tài trợ cho hoạt động đầu tư phát triển bền vững thành phố Cần Thơ từ
nay đến năm 2020” được xem là khâu then chốt, có tính chất quyết định đối với
Cần Thơ trong công cuộc xây dựng và phát triển KT-XH theo Nghị quyết 45.
2- Mục đích, ý nghĩa và đối tượng nghiên cứu:
Với những kiến thức khoa học về tài chính; dựa vào tình hình phát triển của
các nguồn lực tài chính về quy mơ, cơ cấu, tốc độ tăng trưởng và các xu thế; trên cơ
sở các cơ chế, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư phát triển; kết hợp với

những kinh nghiệm của các địa phương trong nước và nước ngoài; luận văn sẽ đánh
giá thực trạng, nêu lên hạn chế và đưa ra các giải pháp để huy động một cách toàn
diện, hiệu quả các nguồn lực tài chính phù hợp với những lợi thế và tiềm năng của
Cần Thơ theo hướng bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 45. Đối

luan van, khoa luan 11 of 66.


tai lieu, document12 of 66.

tượng nghiên cứu là nguồn lực tài chính, sự tác động đối với q trình đầu tư phát
triển KT-XH của Cần Thơ từ năm 2001 đến nay và tầm nhìn đến năm 2020.
3- Giới hạn đề tài nghiên cứu:
Nguồn lực tài chính, xét về mặt hình thái vật chất bắt nguồn từ tái sản xuất
xã hội và phân phối thu nhập quốc dân, biểu hiện thông qua sự vận động của tiền
vốn. Vốn là toàn bộ những yếu tố vật chất và phi vật chất được đưa vào quá trình
sản xuất như: lao động, tài nguyên, tiền vốn...; đóng vai trị quyết định trong việc
đầu tư để tạo nên cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, công nghệ, tài sản. Đây là một
lĩnh vực rộng lớn, có tính chất bao trùm trong tồn bộ q trình xây dựng và phát
triển nền KT-XH của từng địa phương và cả quốc gia. Trong phạm vi nghiên cứu
của đề tài này, chúng tôi chủ yếu đi vào phân tích các yếu tố vốn bằng tiền của các
nguồn lực tài chính trong và ngồi nước trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
4- Phương pháp nghiên cứu:
Phân tích thống kê là phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng. Nguồn
số liệu được thu thập từ những tư liệu chính thống, tin cậy. Sau đó được tính tốn,
phân tích, đánh giá để đưa ra những kết quả xác thực với tình hình thực tế, kết hợp
với các cơ sở khoa học chuyên ngành tài chính – đầu tư sẽ đưa ra những giải pháp
cơ bản để khai thác, huy động các nguồn lực tài chính một cách tối ưu và hiệu quả.
5- Kết cấu luận văn:
Kết cấu luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương

Chương I : Nguồn lực tài chính - Vai trị của nguồn lực tài chính đối với q
trình phát triển KT-XH .
Chương II : Thực trạng huy động nguồn lực tài chính tài trợ cho đầu tư phát
triển KT-XH thành phố Cần Thơ từ năm 2001 đến năm 2008.
Chương III : Huy động nguồn lực tài chính tài trợ cho hoạt động đầu tư phát
triển KT-XH thành phố Cần Thơ từ năm 2008 đến năm 2020.
Do khả năng và thời gian hạn chế nên luận văn khơng tránh khỏi sai sót. Một
số nội dung trong luận văn nêu ra nhưng chưa được giải quyết thật thấu đáo. Kính
luan van, khoa luan 12 of 66.


tai lieu, document13 of 66.

mong Thầy, Cô, các đồng nghiệp và các bạn quan tâm cho những ý kiến để luận văn
được hoàn thành và mang ý nghĩa thiết thực hơn.
Chương 1:
NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH – VAI TRỊ CỦA NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH
ĐỐI VỚI Q TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.
1.1 - Khái luận chung về tài chính và nguồn lực tài chính
Theo quan điểm của K. Marx: “ Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể
thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi với nhau”. Tức là,
trong nền kinh tế hàng hoá – tiền tệ, sản phẩm được xem là hàng hóa khi thỏa mãn
hai mặt: giá trị sử dụng làm xuất hiện nhu cầu trao đổi và giá trị biến khả năng trao
đổi thành hiện thực.
Tiền tệ đóng vai trò động lực thúc đẩy các hoạt động giao lưu kinh tế; tiền tệ
làm cho quá trình phân phối, trao đổi diễn ra dễ dàng và đặc biệt là tạo nên hình thái
phân phối mới từ hiện vật chuyển sang phân phối bằng giá trị. Khi hàng hóa thể
hiện giá trị luôn gắn kết với sự vận động của tiền tệ và tạo nên các khoản thu nhập
cho người cung cấp hàng hóa, trải qua q trình phân phối sẽ tạo ra nguồn tài chính
hay quỹ tiền tệ cho các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội hay các cá nhân nhằm mục

đích tiêu dùng và đầu tư phát triển. Sự vận động khơng ngừng của q trình sản
xuất hàng hóa ln địi hỏi các quỹ tiền tệ phải được tạo lập, phân phối và sử dụng
cho mục đích đầu tư phát triển KT-XH và từ đó đã làm nảy sinh phạm trù tài chính.
Cũng theo quan điểm của K.Marx: “Tài chính là phạm trù phân phối, phản
ánh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các quỹ tiền tệ nhằm
thỏa mãn các nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế.”
Theo quan điểm hiện đại, tài chính là một phạm trù kinh tế ra đời và phát
triển gắn liền với kinh tế hàng hóa, nó phản ảnh sự vận động các nguồn lực tài chính
thơng qua những hình thức hoạt động phân phối thu nhập, đầu tư, mua bán vốn giữa
các chủ thể trong nền kinh tế. Tài chính được sử dụng bởi những cá nhân gọi là tài
chính cá nhân, Chính phủ sử dụng gọi là tài chính cơng, được sử dụng bởi doanh
nghiệp gọi là tài chính cơng ty và tài chính quốc tế đối với các yếu tố nước ngoài…
luan van, khoa luan 13 of 66.


tai lieu, document14 of 66.

Xét về nguồn gốc thực chất quyết định sự ra đời và phát triển của tài chính
khơng chỉ đơn thuần thuộc về Nhà nước mà chính là do nền tái sản xuất xã hội. Nếu
như không có sản phẩm dư thừa, khơng có thu nhập quốc dân, khơng có của cải vật
chất và các yếu tố tinh thần được tạo ra từ tái sản xuất xã hội thì Nhà nước sẽ khó
đứng vững và tài chính cũng khơng cịn nữa vì đã mất đi chỗ dựa của mình.
Sức mạnh của Nhà nước bao gồm sức mạnh tinh thần và sức mạnh vật chất.
Sức mạnh vật chất gồm sự tổng hợp về nhân lực (sức lao động, sức mạnh về trí tuệ,
sức mạnh về khoa học kỹ thuật và tài năng quản lý), vật lực (đất đai, tài nguyên
thiên nhiên, vật tư hàng hóa và khả năng làm ra sản phẩm xã hội) và nguồn lực tài
chính mà Nhà nước có thể sử dụng tồn bộ trong một thời kỳ lịch sử nhất định.
Nguồn lực tài chính là quá trình tạo lập, luân chuyển và sử dụng tiền vốn
dưới hình thức giá trị, là thành phần quan trọng có tác dụng chủ đạo trong tồn bộ
nguồn sức mạnh của Nhà nước. Nó được hiểu như là khối lượng tiền tệ có tính lỏng

cao mà các chủ thể có được tùy theo đặc điểm hoạt động của mình. Đối với cá nhân,
nguồn lực tài chính được hình thành chủ yếu từ thu nhập lao động, đối với doanh
nghiệp được hình thành từ kết quả kinh doanh, đối với Chính phủ thì hình thành từ
các khoản thuế. Trong trường hợp tài trợ khơng đủ thì các chủ thể này có thể đi vay
trong và ngồi nước hoặc huy động từ thị trường tài chính để đáp ứng nhu cầu tài
trợ cho mục đích đầu tư và tiêu dùng.
1.2- Các nguồn lực tài chính tài trợ cho hoạt động đầu tư phát triển
1.2.1- Nguồn lực tài chính trong nước:
Nguồn lực tài chính trong nước là phần tích lũy của nội bộ nền kinh tế được
huy động vào quá trình tái sản xuất xã hội từ khoản tiết kiệm của dân cư, các tổ
chức kinh tế và tiết kiệm của Nhà nước. Nó thể hiện sức mạnh nội lực của một quốc
gia, với ưu điểm là ổn định, bền vững, chi phí thấp, giảm thiểu được rủi ro và hậu
quả xấu do những tác động từ bên ngoài mang lại, bao gồm các loại nguồn lực sau:
1.2.1.1- Ngân sách Nhà nước
Cùng với quá trình phát triển xã hội, khi Nhà nước ra đời đã thúc đẩy sự phát
triển của hoạt động tài chính, để duy trì hoạt động Nhà nước đã tạo lập quỹ ngân
luan van, khoa luan 14 of 66.


tai lieu, document15 of 66.

sách Nhà nước. Theo Luật NSNN của Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày
16/12/2002 cho rằng: “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà
nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong
một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.”
NSNN bao gồm: ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. NSNN
được hình thành từ việc huy động các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí, các khoản viện
trợ, vay nợ, các khoản đóng góp của các tổ chức, cá nhân và các khoản thu khác.
Đồng thời NSNN được sử dụng để chi tiêu cho hoạt động của bộ máy Nhà nước,
chi cho an ninh quốc phịng, y tế, văn hóa, giáo dục, chi trả nợ, các khoản khác theo

quy định và quan trọng nhất là khoản chi cho đầu tư phát triển KT-XH của quốc gia
và từng địa phương.
1.2.1.2- Tín dụng Nhà nước
Xét trên góc độ huy động vốn, TDNN là hoạt động đi vay do Nhà nước tiến
hành nhằm bổ sung nguồn tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, trong đó có
lĩnh vực đầu tư phát triển hay sự tiếp cận và sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp
để đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Bao gồm: (i)
Vay nợ trong nước: phát hành các loại chứng khốn của Nhà nước như tín phiếu
ngắn hạn, trái phiếu dài hạn, công trái … (ii) Vay nợ nước ngoài: phát hành trái
phiếu của Nhà nước trên thị trường quốc tế, vay từ nguồn vốn ODA …
1.2.1.3- Các quỹ hỗ trợ tài chính Nhà nước
Để đa dạng hóa sự huy động các nguồn lực tài chính của xã hội đầu tư vào
một số lĩnh vực có tính chất ưu tiên cần khuyến khích nhằm góp phần thúc đẩy sự
phát triển KT-XH, Nhà nước đã thành lập các quỹ hỗ trợ tài chính. Cơ chế huy động
vốn thường là tiếp nhận từ NSNN; từ phát hành chứng khốn; vốn đóng góp tự
nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; và các nguồn vốn khác.
Kinh nghiệm phát triển của nhiều nước cho thấy, trong giai đoạn tạo đà cho
cơng nghiệp hóa, quỹ hỗ trợ tài chính sẽ giúp cho Nhà nước mở rộng khả năng huy

luan van, khoa luan 15 of 66.


tai lieu, document16 of 66.

động nguồn lực tài chính từ xã hội, kết hợp cùng NSNN và các công cụ tài chính
khác sẽ thúc đẩy nhanh sự đầu tư phát triển của nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH.
1.2.1.4- Thị trường tài chính
Thị trường tài chính là tổng hịa các mối quan hệ cung cầu về vốn, diễn ra
dưới hình thức vay mượn, mua bán về vốn, tiền tệ và các chứng từ có giá nhằm
chuyển dịch từ nơi cung cấp đến nơi có nhu cầu về vốn cho các hoạt động kinh tế.

Hình 1.1: Quy trình tài trợ vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế

Vốn
Nguồn cung vốn

ĐỊNH CHẾ
TRUNG GIAN
TÀI CHÍNH

ƒ Cá nhân & Hộ GĐ
ƒ Doanh nghiệp
ƒ Chính phủ
Vốn

Nhu cầu sử dụng vốn

ƒ Cá nhân & Hộ GĐ
ƒ Doanh nghiệp
ƒ Chính phủ
THỊ
TRƯỜNG
TÀI CHÍNH

Tài trợ vốn trực tiếp là việc các chủ thể dư thừa về vốn chuyển vốn trực tiếp
cho các chủ thể thiếu vốn là người chi tiêu cuối cùng bằng cách mua các tài sản tài
chính trực tiếp từ người phát hành, tức là người cần vốn. Bằng cách này lượng tiền
vận động thẳng từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn thông qua thị trường tài chính.Tài
trợ vốn gián tiếp thể hiện ở chổ các chủ thể thừa vốn không trực tiếp cung ứng vốn
cho người thiếu vốn là người sử dụng vốn cuối cùng mà là gián tiếp thông qua các
định chế trung gian tài chính.

1.2.1.5- Các định chế tài chính trung gian
Các định chế tài chính trung gian là một chủ thể tham gia thị trường tài chính
với nhiệm vụ làm cầu nối giữa những người cần vốn và những người cung cấp vốn.
Các tổ chức trung gian tài chính được hình thành hết sức đa dạng nhằm “hút” toàn
bộ các nguồn vốn dự trữ với thời hạn và quy mô rất khác nhau để “bơm” cho nền
luan van, khoa luan 16 of 66.


tai lieu, document17 of 66.

kinh tế hoạt động và phát triển. Các định chế trung gian tài chính gồm các cơng ty
kinh doanh và mơi giới chứng khốn, các cơng ty tài chính, hệ thống ngân hàng
thương mại, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính khác, các cơng ty bảo
hiểm, các quỹ đầu tư, các quỹ trợ cấp và hưu trí …
1.2.2- Nguồn lực tài chính nước ngồi:
1.2.2.1- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign direct investment – FDI)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước
(nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng
với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các
cơng cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà
người đó quản lý ở nước ngồi là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp
đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là
"công ty con" hay "chi nhánh công ty" 1.
Như vậy, FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này,
(thường là các công ty đa quốc gia MNC) vào nước khác để thiết lập các cơ sở sản
xuất, kinh doanh và nắm quyền kiểm soát các hoạt động kinh tế. FDI đã và đang trở
thành hình thức huy động vốn nước ngoài phổ biến của nhiều nước đang phát triển
khi mà các luồng dịch chuyển vốn từ các nước phát triển đi tìm cơ hội đầu tư ở
nước ngồi để gia tăng khai thác về lợi thế so sánh. Vai trò của nguồn vốn FDI
ngồi mục đích chính là thu hút vốn từ nước ngoài để bù đắp sự thiếu hụt nguồn

vốn đầu tư trong nước cịn có các ý nghĩa sau:
- Đối với nước đi đầu tư ra nước ngoài: (1) hưởng lợi thế về chi phí sản xuất
thấp của các nước nhận đầu tư như: giá nhân công rẻ, chi phí khai thác nguyên, vật
liệu tại chổ thấp, giảm chi phí vận chuyển, tìm kiếm tối đa hóa lợi nhuận và giảm
thiểu rủi ro, (2) kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm đã được sản xuất và tiêu thụ
trong nước do mang đi sử dụng ở các nước nhận đầu tư như là một sản phẩm mới,
(3) dễ dàng tiếp cận thị trường và tránh những xung đột thương mại giữa các nước,
(4) khai thác chất xám của đội ngũ chuyên gia và công nghệ ở các nước tiên tiến,
1

Định nghĩa của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO về đầu tư FDI

luan van, khoa luan 17 of 66.


tai lieu, document18 of 66.

(5) tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, xây dựng được nguồn cung
cấp nguyên, vật liệu dồi dào, ổn định với giá rẻ.
- Đối với nước thụ hưởng từ đầu tư nước ngoài: (1) bổ sung nguồn vốn đầu
tư để phát triển KT-XH, (2) tiếp thu cơng nghệ hiện đại và bí quyết quản lý kinh
doanh, (3) có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh
xuất khẩu và kích thích khả năng cạnh tranh trong nội bộ nền kinh tế, (4) tăng số
lượng việc làm, tăng thu nhập cho lao động địa phương và đào tạo nhân công, (5)
tạo thêm nguồn thu cho NSNN từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
1.2.2.2- Hỗ trợ phát triển chính thức ODA- Official development assistance
ODA là nguồn vốn từ các cơ quan chính thức (chính quyền Nhà nước hay
địa phương) của một nước hoặc một tổ chức quốc tế viện trợ cho các nước đang và
kém phát triển hoặc các nước đang gặp khó khăn về tài chính nhằm tạo điều kiện
cho phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội của các quốc gia này. Ngoài các khoản ưu

đãi về lãi suất, thời hạn cho vay dài, khối lượng vốn cho vay lớn, bao giờ trong
ODA cũng có yếu tố khơng hồn lại (gọi là thành tố tài trợ) đạt ít nhất 25%. Thành
tố tài trợ của từng khoản vay được xác định dựa vào các yếu tố lãi suất, thời hạn cho
vay, thời gian ân hạn, số lần trả nợ trong năm và tỷ suất chiết khấu.
Vai trò của ODA đối với các nước đang phát triển được thể hiện qua việc
đầu tư, nâng cấp cải thiện cơ sở hạ tầng KT-XH của nước tiếp nhận và thông qua
các dự án ODA về giáo dục, đào tạo, y tế … giúp cho trình độ dân trí, chất lượng
lao động và đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Do vậy, ODA là nguồn
vốn cực kỳ quan trọng đối với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, các nước tiếp
nhận và sử dụng ODA cần cân nhắc những bất lợi thường gặp như: yêu cầu nước
tiếp nhận dở bỏ dần hàng rào thuế quan, từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho
hàng hóa của nước tài trợ vào, cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào những
lĩnh vực có khả năng sinh lời cao, chịu gánh nặng nợ quốc gia trong tương lai…
1.2.2.3- Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (Non-Government
organization – NGO): là khoản viện trợ khơng hồn lại, chủ yếu là viện trợ vật
chất cho nhu cầu nhân đạo như cung cấp thuốc men, lương thực …
luan van, khoa luan 18 of 66.


tai lieu, document19 of 66.

1.2.2.4- Thị trường tài chính quốc tế:
Do xu thế tồn cầu hóa nên đã nới lỏng kiểm sốt, tháo gỡ rào cản, tự do hóa
thị trường tài chính của các nước nhằm tạo nên mối liên kết ngày càng tăng giữa thị
trường vốn quốc gia với hệ thống tài chính quốc tế, từ đó tạo sự đa dạng nguồn vốn
của quốc gia và làm gia tăng khối lượng vốn chu chuyển trên phạm vi toàn cầu.
Trong thị trường tài chính quốc tế, đặc biệt là thị trường chứng khoán đã trở thành
kênh quan trọng thu hút các dịng vốn đầu tư từ nước ngồi để tạo thêm cơ hội đa
dạng hóa danh mục đầu tư, giảm rủi ro, giảm chi phí vốn và kỳ vọng tỷ suất sinh lợi
cao… Tuy nhiên dòng vốn này phải đối mặt với nhiều rủi ro, đầu cơ lủng đoạn, sự

vào ra nhanh chóng, khó kiểm sốt và rất có thể dẫn đến sự “bay hơi” tài chính mà
khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 là một điển hình.
1.2.2.5 - Vay nợ nước ngồi
Vay nợ nước ngồi hay cịn gọi là tín dụng thương mại là nguồn vốn mà các
nước nhận vay sau một thời gian phải hoàn trả cả vốn lẫn lãi cho nước cho vay. Đối
tượng vay thường là các doanh nghiệp hoặc Chính phủ với nhiều hình thức huy
động vốn như: vay gián tiếp thông qua các ngân hàng, quỹ tín dụng nước ngồi; vay
trực tiếp bằng cách phát hành giấy nợ (trái phiếu) trên thị trường vốn quốc tế.
1.2.3- Mối quan hệ giữa các nguồn lực tài chính:
Các kênh huy động nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển KT-XH thường
có sự liên kết, tác động lẫn nhau trong quá trình “bơm vốn” cho nền kinh tế. Các
nguồn lực tài chính “nội sinh” đóng vai trị căn bản, cịn các nguồn lực tài chính
“ngoại sinh” là hết sức cần thiết. Một quốc gia muốn phát triển nhanh, ổn định và
bền vững cần phải có chính sách huy động và sử dụng các nguồn lực một cách hợp
lý. Nếu chỉ dựa vào nguồn tiết kiệm trong nước hoặc q trơng chờ vào nguồn lực
bên ngồi thì khó có thể đạt được những mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước.
Do đó, để huy động, sử dụng và “ni dưỡng” các nguồn lực tài chính tài trợ
cho đầu tư phát triển, chúng ta cần phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự

luan van, khoa luan 19 of 66.


tai lieu, document20 of 66.

tồn tại và phát triển của chúng nhằm đảm bảo tính lâu dài, liên tục và phục vụ cho
lợi ích căn bản của quốc gia.
1.3- Bản chất và vai trị của nguồn lực tài chính đối với đầu tư phát triển
Như đã đề cập, đầu tư phát triển đòi hỏi rất lớn các loại nguồn lực khác nhau.
Theo nghĩa hẹp, nguồn lực sử dụng cho đầu tư phát triển là nguồn lực tài chính hay
cịn gọi là vốn đầu tư. Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao gồm cả tiền vốn, đất

đai, tài nguyên, lao động, máy móc thiết bị, cơng nghệ, kỹ thuật … Lịch sử phát
triển kinh tế của thế giới đã chứng minh nguồn lực tài chính là yếu tố vật chất có
tính quyết định và là chìa khóa của sự thành công về tăng trưởng và phát triển KTXH. Mức độ dồi dào hay hạn hẹp của nguồn lực tài chính là thước đo thể hiện sự
hưng thịnh hay suy vong của nền KT-XH và sức mạnh của quốc gia.
1.3.1- Bản chất của nguồn lực tài chính:
Xét về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư là phần tiết kiệm hay tích lũy
mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội, bao
gồm: tiết kiệm Chính phủ SG, tiết kiệm dân cư SP và tiết kiệm nước ngoài SF 2.
- Tiết kiệm của Chính phủ được đo bằng chênh lệch giữa tổng thu nhập của
Chính phủ (tổng thu ngân sách T) và tổng chi tiêu thường xuyên CG. Như vậy, tiết
kiệm của Chính phủ được xác định như sau:

SG = T - CG (1)

- Tương tự, tiết kiệm của dân cư được xác định bằng chênh lệch giữa tổng
thu nhập của dân cư và tổng tiêu dùng cuối cùng của dân cư; trong đó, tổng thu
nhập của dân cư bằng tổng thu nhập của toàn xã hội (GDP) trừ đi phần thu nhập của
Chính phủ T, ta có cơng thức xác định tiết kiệm của dân cư như sau:
Sp = (GDP - T) - Cp

(2)

(Cp là tiêu dùng của dân cư)

- Tiết kiệm nước ngồi đóng góp cho đầu tư tại nước ta, xuất phát từ phương
trình cân bằng vĩ mơ cơ bản:
GDP = C + I + E - M
2

(3)


Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 357 – Tháng 2/2008

luan van, khoa luan 20 of 66.


tai lieu, document21 of 66.

Trong đó: I là vốn đầu tư, E và M lần lượt là xuất và nhập khẩu hàng hóa và
dịch vụ trong bảng cân đối cán cân thanh tốn quốc tế, ta có:
GDP - C - I = E - M

(4)

(GDP - C) chính là kết quả cân đối giữa tổng sản phẩm trong nước với tiêu
dùng cuối cùng, còn được gọi là tiết kiệm nội địa SD ; (E - M) chính là cân đối đối
ngoại hay được gọi là tiết kiệm nước ngoài SF. Như vậy, phương trình (4) có thể
viết lại là:

SD - I = E - M

(5)



(6)

I = S D + SF

Từ đó, có thể kết luận rằng tổng đầu tư của nền kinh tế I bằng tổng tiết kiệm,

trong đó tổng tiết kiệm chính là tiết kiệm của Chính phủ, tiết kiệm của dân cư và tiết
kiệm từ nước ngoài.
Điều này cũng đã được các nhà kinh tế chứng minh như sau:
- Adam Smith (1723-1790): “Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng
vốn. Lao động tạo ra sản phẩm để tích lũy cho q trình tiết kiệm. Nhưng dù có tạo
ra bao nhiêu chăng nữa, nhưng khơng có tiết kiệm thì vốn khơng bao giờ tăng lên”.
- Quan điểm của John Maynard Keynes (1884-1946) cũng cho rằng vốn đầu
tư có được từ tiết kiệm trong “ Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ”.
Theo Keynes, đầu tư chính bằng phần thu nhập mà khơng chuyển vào tiêu dùng;
đồng thời tiết kiệm chính là phần dơi ra của thu nhập so với tiêu dùng, ta có:
Thu nhập (Y) = Tiêu dùng (C) + Đầu tư (I)
Tiết kiệm (S)= Thu nhập (Y) – Tiêu dùng (C)
Cho nên: Đầu tư = Tiết kiệm hay ( I ) = ( S )
Trong nền kinh tế mở, đẳng thức đầu tư bằng tiết kiệm khó có thể thiết lập
được bởi lẽ: (1) Nếu phần tích lũy của nền kinh tế lớn hơn nhu cầu đầu tư tại nước
sở tại, khi đó vốn sẽ được chuyển sang đầu tư ở nước khác nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn của nền kinh tế; (2) Ngược lại, nếu vốn tích lũy của nền kinh tế khơng
đáp ứng nhu cầu đầu tư, khi đó nền kinh tế phải huy động tiết kiệm từ nước ngoài.

luan van, khoa luan 21 of 66.


tai lieu, document22 of 66.

Do đó, để vực dậy nền kinh tế và thiết lập sự cân bằng tiết kiệm – đầu tư địi
hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước trong việc khuyến khích đầu tư, sử dụng có
hiệu quả số vốn tiết kiệm trong nội bộ nền kinh tế, đồng thời phải có chính sách hợp
lý để thu hút vốn nước ngoài bổ sung thiếu hụt giữa tiết kiệm và đầu tư trong nước.
1.3.2- Vai trò của nguồn lực tài chính đối với đầu tư phát triển
1.3.2.1- Đối với các đơn vị kinh tế :

Để thành lập một doanh nghiệp thì vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh là
điều kiện khơng thể thiếu. Nó vừa là nhân tố đầu vào đóng vai trị quan trọng tạo
nên các yếu tố sản xuất như cơ sở hạ tầng, các loại tài sản, thiết bị máy móc, cơng
nghệ, nguồn nhân lực … vừa là kết quả phân phối thu nhập đầu ra của quá trình đầu
tư. Trong chu trình tuần hồn đó, nguồn lực tài chính tồn tại với tư cách là một nhân
tố độc lập, không thể thiếu và cũng khơng thể mất đi mà được bảo tồn và phát triển
để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh tiếp theo. Như vậy, nguồn lực tài chính được
xem như là khối lượng giá trị tiền tệ được tạo lập và được đảm bảo bằng một lượng
tài sản có thực, tiền được tích tụ và tập trung đủ để tài trợ cho một dự án đầu tư và
tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh lời.
1.3.2.2- Đối với nền kinh tế quốc dân:
Nguồn lực tài chính được xem như là mạch máu của nền kinh tế, là khâu đột
phá mở đường thúc đẩy sự phát triển nền KT-XH. Với các chức năng của mình
nguồn lực tài chính được Nhà nước sử dụng như là một công cụ kinh tế vĩ mô quan
trọng để tác động vào nền kinh tế, thể hiện qua các nội dung sau:
a- Tác động đến cân bằng kinh tế vĩ mô:
Sự cân bằng kinh tế vĩ mô nhằm đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng và
phát triển đòi hỏi phải giải quyết vấn đề cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư. Trong đó,
giữa tiết kiệm cần phải có sự cân đối để nền kinh tế vừa có đủ vốn cho đầu tư phát
triển, vừa sử dụng số tiền tiết kiệm hiện có một cách hiệu quả.
Vốn chính là kết quả của q trình kết hợp giữa tiết kiệm và đầu tư. Số tiền
tiết kiệm được gọi là vốn khi được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định để
luan van, khoa luan 22 of 66.


tai lieu, document23 of 66.

đưa vào đầu tư dự án và đầu tư sản xuất kinh doanh. Nền kinh tế có tiết kiệm mới
tạo ra cơ hội tăng thêm số vốn hiện có, qua đó mở rộng qui mơ đầu tư. Tuy nhiên,
vấn đề tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế thị trường do nhiều chủ thể khác nhau

chi phối. Người dân quyết định mức tiết kiệm đối với thu nhập của mình, trong khi
đó doanh nghiệp là người quyết định mở rộng mức độ qui mô đầu tư. Vì lẽ đó, giữa
tiết kiệm và đầu tư khó mà tạo sự cân đối với nhau. Điều này luôn làm cho nền kinh
tế thường rơi vào tình trạng thừa hoặc thiếu vốn, đồng thời kéo theo nền kinh tế vĩ
mô thiếu ổn định, tăng trưởng thấp đi, thất nghiệp gia tăng … sự khủng hoảng kinh
tế thế giới 1929 – 1933 là minh chứng cho sự mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư.
b- Tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế :
Đầu tư là một bộ phận của chi tiêu và hay thay đổi, những thay đổi trong đầu
tư sẽ tác động đến tổng cầu và tác động đến sản lượng và công ăn việc làm. Khi đầu
tư tăng lên, nghĩa là nhu cầu mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật
liệu xây dựng … tăng lên, làm cho tổng cầu AD0 dịch chuyển sang AD1, làm cho
sản lượng tăng từ Y0 đến Y1 và mức giá cũng biến động từ P0 đến P1 theo hình sau:
Hình 1.2: Tác động của vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế
P
AS
E1

P1
P0

E0

AD1

AD0
Y0

Y1

Y


Đầu tư vừa tác động đến tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng tăng
trưởng. Sử dụng và tăng qui mô vốn đầu tư hợp lý là nhân tố quan trọng để nâng
cao hiệu quả đầu tư, tăng năng suất, tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH-HĐH, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

luan van, khoa luan 23 of 66.


tai lieu, document24 of 66.

Hai nhà kinh tế học người Anh là Roy Harrod và người Mỹ là Evsay Domar
đã đưa ra mơ hình giải thích mối quan hệ giữa tăng trưởng và nhu cầu vốn đầu tư
thể hiện qua cơng thức tính hệ số ICOR (Incremental capital Output ratio) như sau:
Vốn đầu tư tăng thêm
ICOR=

Đầu tư trong kỳ
=

GDP tăng thêm

GDP tăng thêm

Chia tử số và mẫu số công thức trên cho GDP, ta có:
Tỷ lệ vốn đầu tư / GDP
ICOR=
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Như vậy, hệ số ICOR có ý nghĩa là để tạo thêm được một đơn vị kết quả sản
xuất thì cần tăng thêm bao nhiêu đơn vị vốn sản xuất. Hệ số ICOR càng lớn chứng

tỏ chi phí cho tăng trưởng càng cao, ở các nước phát triển thường cao hơn các nước
đang phát triển và ở mỗi nước thì hệ số này ln có xu hướng tăng lên do kinh tế
càng phát triển thì để tăng thêm một đơn vị kết quả sản xuất cần nhiều hơn về
nguồn lực sản xuất nói chung và nguồn lực tài chính nói riêng. Nếu hệ số ICOR
khơng đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư; đến lượt mình, tỷ lệ
đầu tư lại bị quyết định bởi tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế. Mơ hình này xem đầu ra
của bất kỳ một đơn vị kinh tế nào dù là một công ty, một ngành cơng nghiệp hay
tồn bộ nền kinh tế phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư.
Bảng 1.1

Hệ số ICOR của các nước
Tăng trưởng GDP

Tổng đầu tư

ICOR

(%/năm)

(% của GDP/năm)

(số lần)

1961-1980

7,9

23,3

3,0


Đài Loan

1961-1980

9,7

26,2

2,7

Indonesia

1981-1995

6,9

25,7

3,7

Malaysia

1981-1995

7,2

32,9

4,6


Thái Lan

1981-1995

8,1

33,3

4,1

Trung Quốc

2001-2006

9,7

38,8

4,0

Việt Nam

2001-2006

7,6

33,5

4,4


Nước

Giai đoạn

Hàn Quốc

luan van, khoa luan 24 of 66.


tai lieu, document25 of 66.

Nguồn: Một số vấn đề kinh tế vĩ mô và lạm phát ở Việt Nam hiện nay: Thách thức
đối với doanh nghiệp của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, 2008.
c- Tác động đến phát triển cơ sở hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Cơ sở hạ tầng có vai trị phục vụ đắc lực và không thể thiếu đối với nền kinh
tế của mỗi quốc gia. CSHT được hiểu là những cơ sở vật chất như đường xá, cầu
cống, sân bay, bến cảng, điện, nước … và những tiện ích phục vụ cho nghiên cứu
khoa học, giáo dục đào tạo, chăm sóc y tế … Theo nhận định của WB, đối với mọi
quốc gia mức tăng 1% tổng sản phẩm thường tương ứng mức tăng 1% của tư bản
kết cấu hạ tầng. Do đó, khi nền kinh tế phát triển ở mức cao thì nhất thiết phải có
lượng vốn tương quan để đầu tư đáp ứng nhu cầu về cơ sở hạ tầng.
Mặt khác, để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững, thì địi
hỏi nền kinh tế phải đạt được sự cân đối hợp lý cả về cơ cấu ngành lẫn cơ cấu vùng
và lãnh thổ. Vốn đầu tư chính là nhân tố quan trọng trong việc khai thác và sử dụng
tổng nguồn lực tiềm năng nhằm đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quốc
gia. Qui mô vốn đầu tư vào từng ngành, từng vùng nhiều hay ít, hiệu quả sử dụng
cao hay thấp đều ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, đến khả năng tăng cường cơ sở
vật chất của từng ngành, từng vùng tạo tiền đề vật chất để phát triển các ngành mới,
giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ.

1.4- Những yếu tố ảnh hưởng đến các nguồn lực tài chính
Bên cạnh những điều kiện cơ bản tác động đến hiệu quả huy động vốn đầu tư
như: năng lực tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ
mơ, ổn định chính trị, cũng như các chính sách về tài chính – tiền tệ, chính sách tài
khóa, thu nhập quốc dân, cán cân xuất nhập khẩu ... quá trình tổ chức khai thác các
nguồn lực tài chính đưa vào phục vụ cho sự đầu tư tăng trưởng và phát triển KT-XH
còn chịu sự tác động bởi các yếu tố sau:
1.4.1- Yếu tố về lãi suất
Lãi suất là một biến số kinh tế cơ bản, có tính quyết định đến tồn bộ q
trình đầu tư phát triển. Các chủ thể trước khi quyết định đầu tư luôn xem xét: liệu

luan van, khoa luan 25 of 66.


×